MỤC LỤC
CHưƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm ta i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách các chữ viết tắt .vi
Danh sách các hình .vii
Danh sách các bảng .viii
1. MỞ ĐẦU . 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích 2
1.3. Yêu cầu
1.4. Nội dung thực hiện 2
2. TỔNG QUAN .3
2.1. Nấm trồng 3
2.1.1. Khái niệm về nấm 3
2.1.2. Sinh sản và chu trình sống .5
2.1.3 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lý .7
2.2. Nấm bào ngư 8
2.2.1. Giới thiệu .8
2.2.2. Một số loài nấm bào ngư được nuôi trồng ở VIệt Nam 9
2.2.2.1. Nấm bào ngư Pleurotus florida 10
2.2.2.2. Nấm bào ngư Pleurotus sajor-caju . 10
2.2.2.3. Nấm bào ngư Pleurotus pulmonarius . 11
2.2.2.4. Nấm bào ngư Pleurotus abalonus . 11
2.3. Phương pháp sắc ký . 12
2.3.1. Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký . 12
2.3.2. Cơ sở của phương pháp sắc ký 12
2.4. Một số phương pháp sắc ký trong phân tich amino acid . 13
2.4.1. Sắc ký giấy (Paper chromatography) . 13
2.4.2. Sắc ký lớp mỏng ( Thin layer chromatography _TLC) . 14
2.4.3. High Performance Liquid Chromatography (HPLC) 15
2.4.3.1. Pha tĩnh 15
2.4.3.2. Pha động 16
2.4.3.3. Bộ dụng cụ HPLC . 16
2.5. Các bước phân tích amino acid . 17
2.5.1. Quá trình thủy phân (Hydrolysis) 17
2.5.2. Quá trình tạo dẫn xuất (Derivatisation) 19
2.5.3. Phân tách trên HPLC .20
2.5.4. Phân tích và tính toán dữ liệu 21
2.4.4.1. Định tính 21
2.4.4.2. Định lượng .21
2.6. Phân tích amino acid trên nấm bào ngư 23
3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1.Thời gian và địa điểm thực hiện .23
3.1.1. Thời gian thực hiện .23
3.1.2 .Địa điểm .23
3.1.3.Vật liệu nghiên cứu .23
3.2. Hóa chất và dụng cụ 23
3.2.1. Hóa chất .23
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị .24
3.3. Phương pháp nhân giống và trồng nấm .24
3.3.1. Môi trường .24
3.3.2. Phương pháp 24
3.2.2.1. Chuẩn bị môi trường PGA .24
3.2.2.2. Chuẩn bị môi trường hạt .24
3.3.2.3. Chuẩn bị môi trường giá môi .25
3.2.2.4. Chuẩn bị môi trường nuôi trồng 25
3.2.2.5. Tóm tắt quy trình .26
3.3.3. Phân tích amino acid 26
3.3.3.1.Thủy phân mẫu .26
3.3.3.2. Tạo dẫn xuất: .27
3.3.3.3. Phân tích HPLC .28
3.3.3.4. Phân tích và tính toán kết quả .28
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1. Kết quả .29
4.1.1. Kết quả trồng nấm 29
4.1.1.1. Sự tăng trưởng của hệ sợi trên các môi trường .29
4.1.1.2. Sự hình thành quả thể 30
4.1.2. Kết quả phân tích amino acid 32
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
5.1. Kết luận 35
5.2. Đề nghị .35
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
NUÔI TRỒNG VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẨN AMINO ACID CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus spp.) BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP (High performance liquid chromatography - HPLC) .
51 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2123 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nuôi trồng và xác định thành phẩn amino acid của một số loài nấm bào ngư (pleurotus spp) bằng kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (high performance liquid chromatography - Hplc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NUÔI TRỒNG VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẨN AMINO ACID
CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM BÀO NGƢ (Pleurotus spp.)
BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP
(High performance liquid chromatography - HPLC)
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2001-2005
Sinh viên thực hiện: ĐOÀN BẢO QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NUÔI TRỒNG VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẨN AMINO ACID
CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM BÀO NGƢ (Pleurotus spp.)
BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG CAO ÁP
(High performance liquid chromatography - HPLC)
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN ĐOÀN BẢO QUỐC
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2005
ii
LỜI CẢM TẠ
CHÂN THÀNH CẢM ƠN:
Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ môn Công Nghệ Sinh Học
Bộ môn Bảo vệ Thực vật
Quí thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tại
trƣờng.
TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN
Thầy Lê Đình Đôn đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành khóa luận này.
Thầy Bùi Cách Tuyến, Thầy Bùi Minh Trí đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại
Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh.
Cô Trần Thị Dung, Thầy Lƣu Phúc Lợi, Thầy Nguyễn Văn Cƣờng, Anh Mai
Huy Hoàng đã giúp tôi có trang thiết bị cũng nhƣ phòng thí nghiệm để hoàn thành
khóa luận.
Các anh chị ở Trung Tâm Phân Tích Thí Nghiệm Hóa Sinh, Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hòan thành khóa luận.
Anh Lê Viết Ngọc Viện hạt nhân Đà Lạt, anh Hoàng trƣờng Đại học Khoa Học
Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp giống nấm bào ngƣ cho tôi thực hiện
khóa luận.
Các thành viên lớp Công Nghệ Sinh Học 27 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời
gian thực tập.
iii
TÓM TẮT
Đoàn Bảo Quốc, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích amino
acid trên nấm bào ngƣ Pleurotus spp. bằng sắc ký lỏng cao áp - high performance
liqud chromatography (HPLC) thời gian từ 14/2/2005 đến 18/8/2005.
Hội đồng hƣớng dẫn:
TS. Lê Đình Đôn
Khóa luận đƣợc thực hiện trên đối tƣợng nấm bào ngƣ Pleurotus spp.. Đây là
loại nấm rất phổ biến trên thị trƣờng Việt Nam. Vì thế, thành phần dinh dƣỡng của
chúng, đặc biệt là thành phần amino acid rất đƣợc quan tâm.
Để thực hiện phân tích amino acid trên nấm, chúng tôi tiến hành trồng nấm tại
Trung tâm Công Nghệ Sinh Học và sử dụng thiết bị là sắc ký lỏng cao áp (HPLC) của
Trung tâm Hóa Lý đều thuộc Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Những kết quả đạt đƣợc:
Nuôi trồng đƣợc 4 dòng nấm Pleurotus spp. trên cơ chất là mùn cƣa có
bổ sung thêm cám gạo, và một số chất khác.
Phân tích và định lƣợng đƣợc 17 amino acid trong 2 loài nấm Pleurotus
flabellatus và Pleurotus pulmonarius.
Từ đó chúng tôi tiến hành so sánh thành phần amino acid của chúng với một số
rau quả khác, với một số nấm khác và so sánh giữa chúng.
iv
MỤC LỤC
CHƢƠNG TRANG
Trang tựa
Lời cảm ta ................................................................................................................ i
Tóm tắt .................................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... vi
Danh sách các hình ............................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
1.2. Mục đích ............................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu ................................................................................................
1.4. Nội dung thực hiện ............................................................................ 2
2. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
2.1. Nấm trồng .......................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về nấm ........................................................................ 3
2.1.2. Sinh sản và chu trình sống ........................................................... 5
2.1.3.. Đặc điểm biến dƣỡng và sinh lý ................................................. 7
2.2. Nấm bào ngƣ ...................................................................................... 8
2.2.1. Giới thiệu ..................................................................................... 8
2.2.2. Một số loài nấm bào ngƣ đƣợc nuôi trồng ở VIệt Nam .............. 9
2.2.2.1. Nấm bào ngƣ Pleurotus florida ........................................ 10
2.2.2.2. Nấm bào ngƣ Pleurotus sajor-caju ................................... 10
2.2.2.3. Nấm bào ngƣ Pleurotus pulmonarius ............................... 11
2.2.2.4. Nấm bào ngƣ Pleurotus abalonus ..................................... 11
2.3. Phƣơng pháp sắc ký ......................................................................... 12
2.3.1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp sắc ký ................................. 12
2.3.2. Cơ sở của phƣơng pháp sắc ký .................................................. 12
2.4. Một số phƣơng pháp sắc ký trong phân tich amino acid ................. 13
v
2.4.1. Sắc ký giấy (Paper chromatography) ......................................... 13
2.4.2. Sắc ký lớp mỏng ( Thin layer chromatography _TLC) ............. 14
2.4.3. High Performance Liquid Chromatography (HPLC) ................ 15
2.4.3.1. Pha tĩnh .............................................................................. 15
2.4.3.2. Pha động ............................................................................ 16
2.4.3.3. Bộ dụng cụ HPLC ............................................................. 16
2.5. Các bƣớc phân tích amino acid ....................................................... 17
2.5.1. Quá trình thủy phân (Hydrolysis) .............................................. 17
2.5.2. Quá trình tạo dẫn xuất (Derivatisation) .................................... 19
2.5.3. Phân tách trên HPLC ................................................................. 20
2.5.4. Phân tích và tính toán dữ liệu .................................................... 21
2.4.4.1. Định tính ............................................................................ 21
2.4.4.2. Định lƣợng ......................................................................... 21
2.6. Phân tích amino acid trên nấm bào ngƣ .......................................... 23
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 23
3.1.Thời gian và địa điểm thực hiện ....................................................... 23
3.1.1. Thời gian thực hiện ................................................................... 23
3.1.2 .Địa điểm ..................................................................................... 23
3.1.3.Vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 23
3.2. Hóa chất và dụng cụ ........................................................................ 23
3.2.1. Hóa chất ..................................................................................... 23
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị ..................................................................... 24
3.3. Phƣơng pháp nhân giống và trồng nấm ........................................... 24
3.3.1. Môi trƣờng ................................................................................. 24
3.3.2. Phƣơng pháp .............................................................................. 24
3.2.2.1. Chuẩn bị môi trƣờng PGA ............................................... 24
3.2.2.2. Chuẩn bị môi trƣờng hạt ................................................... 24
3.3.2.3. Chuẩn bị môi trƣờng giá môi ........................................... 25
3.2.2.4. Chuẩn bị môi trƣờng nuôi trồng ........................................ 25
3.2.2.5. Tóm tắt quy trình ............................................................... 26
3.3.3. Phân tích amino acid .................................................................. 26
3.3.3.1.Thủy phân mẫu ................................................................... 26
vi
3.3.3.2. Tạo dẫn xuất: ..................................................................... 27
3.3.3.3. Phân tích HPLC ................................................................. 28
3.3.3.4. Phân tích và tính toán kết quả ........................................... 28
4.. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 29
4.1. Kết quả ............................................................................................. 29
4.1.1. Kết quả trồng nấm ...................................................................... 29
4.1.1.1. Sự tăng trƣởng của hệ sợi trên các môi trƣờng ................. 29
4.1.1.2. Sự hình thành quả thể ........................................................ 30
4.1.2. Kết quả phân tích amino acid .................................................... 32
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 35
5.1. Kết luận ............................................................................................ 35
5.2. Đề nghị............................................................................................. 35
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 36
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACN:Acetonitril
HPLC: High performance liquid chromatography
TLC: Thin layer chromatography
PITC: phenylisothiocyanate
PTC: phenylisocarbamyl
TEA: Triethylamine.
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH .......................................................................................................... TRANG
Hình 2.1. Cấc trúc tế bào nấm ................................................................................ 3
Hình 2.2. Chu kỳ sống của nấm đảm...................................................................... 6
Hình 2.3. Pleurotus pulmonarius ......................................................................... 11
Hình 2.4. Pleurotus abalonus ............................................................................... 11
Hình 2.5 Pleurotus sp .......................................................................................... 11
Hình 2.6. Pleurotus floridanus ............................................................................. 11
Hình 2.7. Mô hình sắc ký giấy ............................................................................. 14
Hình 2.8. Mô hình sắc ký lớp mỏng ..................................................................... 14
Hình 2.9. Bộ dụng cụ HPLC ................................................................................ 16
Hình 2.10. Thủy phân protein bằng HCl .............................................................. 18
Hình 2.11. Tạo dẫn xuất amino acid bằng PITC .................................................. 20
Hình 2.12. Kết quả phân tích amino acid trên Pleurotus sp bởi sắc ký giấy tròn ..... 22
Hình 4.1. Sinh trƣởng trên môi trƣờng hạt của Pleurotus floridanus, Pleurotus
flabellatus, Pleurotus flabellatus .......................................................................... 31
Hình 4.2. Pleurotus abalonus trên giá mô .................................................................. 31
Hình 4.3. Bào tử Pleurotus abalonus ................................................................... 31
Hình 4.4. Bào tử đảm Pleurotus floridanus ...................................................................................... 31
Hình 4 .5. Bào tử đảm Pleurotus abalonus ...................................................................................... 31
Hình 4.6. Quả thể nấm Pleurotus floridanus ........................................................ 32
Hình 4.7. Quả thể nấm Pleurotus abalonus ......................................................... 32
Hình 4.8 Quả thể nấm Pleurotus flabellatus ........................................................ 32
Hình 4.9 Quả thể nấm Pleurotus pulmonarius .................................................... 32
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG ......................................................................................................... TRANG
Bảng 2.1. Nhiệt độ thích hợp đối với một số nấm bào ngƣ .................................. 10
Bảng 2.2. Các dạng sắc ký cơ bản ........................................................................ 13
Bảng 4.1. Thời gian lan tơ đầy thiết bị của các dòng nấm ................................... 29
Bảng 4.2. Đặc tính quả thể của các dòng nấm ..................................................... 30
Bảng 4. 3. Thành phần amino acid trên Pleurotus pulmonaius, Pleurotus flabellatus .. 33
1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nấm bào ngƣ đang dần trở thành một trong những khẩu phần chính
trong bữa ăn của ngƣời dân. Bên cạnh mùi vị thơm ngon, giàu dinh dƣỡng, rất dễ chế
biến, nấm còn đƣợc xem nhƣ là một loại “rau sạch” và có giá trị dƣợc liệu. Sản lƣợng
nấm bào ngƣ tăng lên rất nhanh trong vài thập kỷ qua. Theo thống kê của Chang và ctv
(1999) chỉ trong vòng 36 năm trở lại đây tổng sản lƣợng nấm trồng tăng gấp 21 lần từ
350.000 năm 1965 tăng lên 7,5 triệu tấn, trong đó nấm bào ngƣ Pleurotus spp. tăng từ
169000 tấn năm 1986 lên 876000 tấn năm1997.
Gần đây, Việt Nam cũng đang phát triển công nghệ trồng nấm trong nƣớc. Vì
thế, ngoài việc khai thác nấm hoang dại đem về trồng, nƣớc ta còn nhập khẩu nhiều
loại nấm bào ngƣ khác từ nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Trong số
đó, có một số loài đã đƣợc biết rất rõ về thành phần dinh dƣỡng, một số loài còn lại
thành phần này vẫn chƣa đƣợc công bố chính thức, đặc biệt là thành phần amino acid.
Vì thế, việc xác định thành phần amino acid trên nấm bào ngƣ đối với Việt Nam là
điều cần thiết để có thể đánh giá giá trị sinh học, cũng nhƣ so sánh sự khác nhau giữa
chúng. Từ xƣa đến nay, việc xác định amino acid đã đƣợc thực hiện trên rất nhiều
công cụ khác nhau nhƣ: sắc ký giấy, sắc ký lớp mỏng. Phân tích amino acid trên các
công cụ phân tích truyền thống này thì đòi hỏi nhiều thời gian và rất phức tạp.
Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật phân tích, việc xác định thành phần
amino acid trong mẫu sinh hóa đã đƣợc đơn giản hơn rất nhiều, bởi hầu hết các công
cụ đã đƣợc tự động hóa và đƣợc nối trực tiếp bộ phận xử lý số liệu. Hiện nay, trên thị
trƣờng đang tồn tại rất nhiều kỹ thuật phân tích amino acid nhƣ: sắc ký lỏng cao áp,
HPLC (high performance liquid chromatography), sắc ký trao đổi ion (ion exchange
chromatography), điện di mao quản (capillary electrophoresis).
Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chỉ thực hiện “Phân tích amino acid bằng
sắc ký lỏng cao áp” trên một số loài nấm đang có ở thị trƣờng Việt Nam. Từ đó, với
kết quả thu đƣợc chúng tôi sẽ tiến hành so sánh với các đối tƣợng khác cũng nhƣ sự
khác nhau giữa chúng và dữ liệu về thành phần amino acid của từng loài nấm bào ngƣ
sẽ đƣợc lƣu lại để làm cơ sở cho những nghiên cứu sau này.
2
1.2. Mục đích
So sánh sự thành phần amino acid giữa các loài nấm bào ngƣ đang có trên thị
trƣờng Việt Nam. Khi đó, chúng tôi sẽ chọn ra một loài phù hợp để so sánh thành phần
amino acid khi trồng trên các cơ chất khác nhau
1.3. Yêu cầu
Tạo đựợc mẫu có độ tinh sạch cao.
Tránh hiện tƣợng làm thay đổi tính chất mẫu nhƣ oxy hóa, halogen hóa, hay
làm mẫu bị hủy hoàn toàn trong quá trình thủy phân.
Sử dụng thiết bị HPLC (high performance liquid chromatography) của Trung
tâm Phân Tích Hóa Lý để phân tích thành phần amino acid của các loài nấm kể trên
1.4. Nội dung thực hiện
Thu thập và nhân giống các loài nấm đang có trên thị trƣờng.
Nuôi trồng các loài nấm này trên môi trƣờng mùn cƣa có bổ sung một số vi lƣợng.
Tiến hành thu quả thể
Xác định thành phần amino acid trên các loài nấm bào ngƣ bằng sắc ký lỏng
cao áp (HPLC).
3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nấm trồng
2.1.1. Khái niệm về nấm
Hiện nay, số loài nấm trồng đƣợc chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số nấm ăn
thiên nhiên. Ngoài đặc điểm chung là quả thể hay tai nấm có kích thƣớc lớn (đa số
dạng tán dù), chúng còn ăn ngon và rất giàu dinh dƣỡng [5].
Nấm rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả những loại ăn đƣợc và không ăn
đƣợc, những loài cho quả thể lớn có thể thấy bằng mắt thƣờng và những loài phải sử
dụng kính hiển vi mới quan sát đƣợc [5].
Ban đầu nấm đƣợc xếp vào giới thực vật. Tuy nhiên, quan điểm này ngày nay
không còn thuyết phục nữa và nhiều nhà phân loại học đã đề nghị xếp nấm vào một
giới riêng, gọi là giới nấm. Sở dĩ xếp Nấm thành một giới riêng mà không xếp vào giới
Thực vật vì nấm không có lục lạp, không có sắc tố quang hợp, không có đời sống tự
dƣỡng nhƣ thực vật, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn
không chứa cellulose trong thành tế bào [1].
Lysosome Thành tế bào Màng tế bào chất
Bộ máy golgi Nhân
Ti thể
Mạng lƣới nội chất Ribosome
Hình 2.1. Cấc trúc tế bào nấm (Nguyên Lân Dũng, 2001)
4
Nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm. Các sợi nấm ăn có dạng ống tròn.
Các ống này đều có vách ngăn. Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty (hypha), hệ sợi nấm còn
gọi là khuẩn ty thể (mycelium). Khoảng cách giữa hai vách ngăn gọi là tế bào. Tế bào
nấm có những đặc trƣng riêng, khác biệt với tế bào động vật và thực vật. Trƣớc hết là
thành tế bào. Dƣới kính hiển vi điện tử có thể quan sát thấy thành tế bào cấu tạo bởi
nhiều lớp. Nếu nhƣ thành tế bào của thực vật cấu tạo chủ yếu bởi cellulose thì thành tế
bào của những nhóm nấm khác nhau lại có cấu tạo bởi những thành phần khác nhau.
Hầu hết các loài nấm đảm đều có thành tế bào cấu tạo chủ yếu bởi kitin- glucan. Thông
qua các lỗ trên vách ngăn, chất nguyên sinh có thể di chuyển dễ dàng trong sợi nấm.[1].
Trong tế bào sơi nấm khi quan sát dƣới kính hiển vi quang học phóng đại từ
1000 đến 1500 lần (Hình 2.1) có thể thấy
Màng tế bào
Nhân tế bào
Bộ máy golgi
Ribosome
Lysosome
Ti thể
Mạng lƣới nôi chất.
Sợi nấm có thể phát triển từ bào tử hay tử một đoạn sợi nấm. Bào tử nảy mầm
theo nhiều hƣớng khác nhau, sợi nấm phân nhánh nhiều lần, tạo nên một hệ sợi chằng
chịt và thƣờng có màu trắng.
Riêng ở nấm đảm nói chung thƣờng có tới 3 cấp sợi nấm. Sợi nấm cấp một (sơ
sinh), sợi nấm cấp hai (thứ sinh) và sợi nấm cấp ba (tam sinh). Sợi nấm cấp một lúc
đầu không có vách ngăn và có nhiều nhân, dần sẽ tạo thành vách ngăn và phân thành
nhiều tế bào đơn nhân trong sợi nấm. Sợi nấm cấp hai đƣợc tạo thành do sự phối trộn
của hai sợi nấm cấp một. Khi đó nguyên sinh chất trong hai sợi nấm sẽ phối trộn với
nhau. Hai nhân vẫn đứng riêng rẽ làm cho tế bào có hai nhân. Ngƣời ta còn gọi sợi
nấm loại này là sợi nấm song nhân (dycaryolic hyphae). Sợi nấm cấp ba là do sợi nấm
cấp hai phát tr iển thành. Các sợi nấm này liên kết chặt chẽ với nhau và
tạo thành quả thể [1].
5
2.1.2. Sinh sản và chu trình sống
Khả năng sinh sản là một đặc điểm quan trọng của nấm. Một tai nấm rơm
trƣởng thành có thể phóng hàng tỉ bào tử. Nhờ vậy, nấm phát triển rất nhanh và phân bố rộng.
Bào tử của nấm phổ biến có hai dạng: vô tính và hữu tính. Ở vi nấm, nấm mốc
lan truyền chủ yếu nhờ bào tử vô tính, chúng gây nhiễm khắp nơi dƣới dạng hạt bụi
nhỏ li ti, màu sắc khác nhau tùy loài. Riêng đối với nấm ăn, bào tử sinh ra bên dƣới
cấu trúc đặc bịêt gọi là mũ nấm hay tai nấm. Mũ nấm thƣờng có cuống nâng lên cao để
có thể nhờ gió đƣa bào tử đi xa. Bào tử nẩy mầm cho lại hệ sợi nấm mới [3].
Ngƣời ta quen gọi hệ sợi nấm ở giai đoạn tăng trƣởng (hay dinh dƣỡng) là tản
dinh dƣỡng, phân biệt với quả thể nấm (hay cơ quan sinh bào tử hữu tính của nấm) là
tản sinh sản.
Hầu hết nấm trồng là nấm đảm, cơ quan sinh sản có có cấu tạo đặc biệt là tai
nấm. Tai nấm chủ yếu gồm mũ và cuống nấm. Mũ thƣờng có dạng nón hay phễu, với
cuống đính ở giữa hay bên. Mặt dƣới mũ của nhóm này cấu tạo bởi các phiến mỏng
xếp sát vao nhau nhƣ hình nan quạt. Ở một số trƣờng hợp, phiến nấm còn kéo dài từ
mũ xuống cuống (chân nấm), nhƣ nấm bào ngƣ (Pleurotus) [3].
Bào tử đảm (basidiospore) tạo ra ở bề mặt phiến, trên cấu trúc đặc biệt gọi là
đảm (basidium). Riêng nấm đậu (Coprinus), khi tai nấm trƣởng thành mũ nấm sẽ chảy
thành dịch nƣớc đen mang theo các bào tử đảm; còn các bào tử khác sẽ rụng và bay
theo gió. Đảm đƣợc tạo thành từ các đầu ngọn sợi nấm. Tế bào này phồng to và bên
trong hai nhân đứng riêng lẻ, sẽ nhập lại thành một nhân. Quá trình này gọi là quá
trình thụ tinh [3].
Nhân thụ tinh sẽ phân chia và cuối cùng tạo ra 4 nhân con. Bình thƣờng mỗi
nhân sẽ đƣợc khối sinh chất đẩy vào một cái gai nhỏ (xuất hiện trên đảm) để tạo ra một
đảm bào tử, nhƣng đôi khi một đảm bào tử có thể cùng lúc hai nhân nhƣ nấm rơm (tỉ lệ
chiếm đến 1/4) hoặc đặc biệt ở nấm mỡ (Agaricus bisporus) chỉ sinh ra hai đảm tử,
mỗi bào tử chứa hai nhân.
Các tế bào đảm hợp lại thành lớp trên bề mặt của phiến, đƣợc gọi là lớp thụ
tầng (hymennium) và vì vậy đảm bào tử cũng thành lớp phủ trên trên bề mặt phiến.
Điều này thấy rõ nấm rơm, khi trƣởng thành phiến nấm chuyển sang màu đỏ là do màu
của bào tử.
6
Ngƣời ta phân biệt nấm đồng đảm (homobasidiomycetidae) và nấm dị đảm
(hemibasidiomycetidae) là dựa vào cấu trúc của đảm. Nấm đồng đảm có đảm là một tế
bào đồng nhất, còn nấm dị đảm hay tiền đảm chia làm 4 phần, mỗi phần tạo ra một
đảm bào tử. Đảm bào tử là bào tử hữu tính, khi rụng sẽ bay đi khắp nơi. Khi gặp điều
kiện thuận lợi nẩy mầm và cho lại hệ sợi nấm. Hệ sợi nấm thƣờng chỉ có một nhân nên
đƣợc gọi là sợi nấm sơ cấp (primary mycelium). Đối với nấm dị tản (heterothallic),
phải có sự phối hợp giữa hai sợi nấm sơ cấp phát sinh từ hai bào tử có đặc tính di
truyền khác nhau mới hoàn thành sợi nấm thứ cấp (secondary mycelium).
Trong khi đó nấm đồng tản (homothallic) chỉ cần hệ sợi sơ cấp từ bào tử nẩy
mầm cũng có thể tự phối cho ra hệ sợi nấm thứ cấp. Từ hệ sợi nấm thứ cấp chứa hai
nhân, nấm phát triển thành mạng sợi, lan khắp nơi trên cơ chất để hút chất dinh dƣỡng.
Trong trƣờng hợp bị đứt khúc, các sợi nấm tự làm lành vết thƣơng và tái lập lại hệ sợi,
tƣơng tự nhƣ cây trồng trong giâm hay chiết cành. Ở những điều kiện nhất định, nhƣ
ẩm độ, nhiệt độ thích hợp, hệ sợi nấm sẽ bện lại và tạo thành hạch nấm. Hạch nấm sẽ
tiếp tục phát triển cho quả thể trƣởng thành.[3].
Quả thể Phiến nấm
Giảm phân hình
thành bào tử đảm
Bào tử đảm
Sợi nấm sơ cấp
(đơn nhân)
Hợp tử
Sợi âm
Sợi dƣơng
Quá trình
dung hợp
Sợi nấm thứ cấp
(song nhân)
Hình thành
quả thể
Sợi nấm
song nhân
Hình 2.2. Chu kỳ sống của nấm đảm ( Peter H. Raven
và ctv, 1992)
7
Ở nấm đảm, sự phối hợp nguyên sinh chất giữa hai sợi nấm cấp một xảy ra rất
sớm, sợi nấm song nhân là hình thái chủ yếu của sợi nấm. Quả thể là do các sợi nấm
song nhân liên kết lại tạo thành. Sợi nấm song nhân về mặt di truyền đuợc biểu thị là
(n+n) khác với sợi nấm đơn nhân là n và hợp tử là 2n [1].
Ở một số loài còn có một dạng bào tử khác gọi là hậu bào tử hay bào tử màng
dày (Chlamydospore), thí dụ nhƣ nấm rơm. Hậu bào tử giống nhƣ một bào tử thu nhỏ
với đầy đủ nguyên sinh chất và hai nhân nhƣng cô đặc hơn và có vách tƣơng đối dày
bao bọc. Có thể xem đây là một dạng sống tiềm sinh của nấm vì sau đó bào tử này có
thể nẩy mầm và cho lại hệ sợi nấm thứ cấp [3].
2.1.3. Đặc điểm biến dƣỡng và sinh lý
Nấm chủ yếu sống dị dƣỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ (động vật hoặc
thực vật). Ngoại trừ niêm khuẩn thay đổi hình dạng tế bào để nuốt lấy thức ăn (tƣơng
tự động vật), còn lại hầu hết các loài nấm đều nấm lấy dinh dƣỡng qua màng tế bào hệ
sợi (giống rễ cây thực vật). Nhiều loài nấm có hệ enzym phân giải tƣơng đối mạnh,
giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp, bao gồm các đại phân tử nhƣ
(cellulose, hemicellulose), chất đạm (protein), chất bột (amidon, polysaccharide),
lignin.Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm, rạ, mạt cƣa và nhiều
cơ chất khác) rút lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm (tản dinh dƣỡng hay tản
sinh sản) [3].
Dựa theo cách thức dinh dƣỡng của nấm có thể chia thành 3 nhóm:
Hoại sinh: Đặc tính chung của hầu hết các loài nấm, trong đó có nấm
trồng. Thức ăn của chúng là xác bã động thực vật. Nhóm nấm này có hệ enzym tiêu
hoá tƣơng đối mạnh, phân giải đƣợc nhiều loại cơ chất. Chúng có khả năng biến các
chất này thành những chất có thành phần đơn giản để có thể hấp thụ đƣợc. Tuy nhiên,
cũng có những trƣờng hợp nấm không thể phân giải cơ chất mà phải nhờ vào các vi
sinh vật khác (vi khuẩn, nâm mốc, xạ khuẩn) tiến hành trƣớc một bƣớc[3].
Ký sinh: Bao gồm chủ yếu các loại nấm gây bệnh. Chúng sống bám vào
các loài sinh vật khác (động vật, thực vật, các loài nấm khác). Thức ăn của chúng
chính là các chất lấy từ cơ thể ký chủ, làm suy yếu hoặc làm tổn thƣơng ký chủ. Một
số nấm ăn có thể sống trên cây còn tƣơi nhƣng đời sống thực sự vẫn là hoại sinh, nên
đƣợc xếp vào nhóm trung gian, gọi là nhóm bán ký sinh (trƣờng hợp nấm mèo).
8
Cộng sinh: Đây là nhóm đặc biệt, lấy thức ăn từ cơ thể chủ nhƣng không
làm chết hoặc gây tổn thƣơng ký chủ, ngƣợc lại còn giúp chúng phát triển tốt hơn. Vì
vậy các loài này đối với ký chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc nuôi
trồng trở nên phức tạp hơn, thƣờng giống nấm đƣợc cấy cùng lúc với việc trồng cây
(thí dụ nấm Tuber hoặc Boletus).
2.2. Nấm bào ngƣ
2.2.1. Giới thiệu
Nấm bào ngƣ (còn gọi là nấm sò, nấm bình cô, oyster mushroom) gồm nhiều
loài thuộc:
Chi Pleurotus
Họ Pleurotaceae
Bộ Agaricales
Lớp phụ Hymenomycetidae
Lớp Hymenomycetes
Ngành phụ Basidiomycotina
Ngành nấm thật-Eumycota
Giới nấm Mycota hay Fungi
Nấm bào ngƣ có tới 50 loài khác nhau. Tuy nhiên, số loài đƣợc nuôi trồng đƣợc
không nhiều, khoảng 10 loài [2].
Nấm bào ngƣ đƣợc nuôi trồng rộng rãi trên thế giới. Ở châu Âu nấm bào ngƣ
đƣợc trồng ở Hungary, Đức, Ý, Pháp, Hà Lan. Ở Châu Á nấm bào ngƣ đƣợc trồng ở
Trung Quốc với sản lƣợng rất cao (khoảng 12 nghìn tấn mỗi năm) giá khoảng 2.2 triệu
đồng Việt Nam. Ngoài Trung Quốc, nấm này còn đƣợc trồng ở Nhật Bản, Việt Nam,
Hàn Quốc, Thái Lan Ấn Độ [2].
Nấm bào ngƣ không chỉ ăn ngon mà còn có giá trị dinh dƣỡng cao. Trong nấm
chứa đầy đủ các amino acid.
Ngoài giá trị dinh dƣỡng, nấm bào ngƣ còn có giá trị dƣợc liệu. Nhiều nghiên
cứu cho thấy nấm bào ngƣ cùng một số nấm ăn khác có tác dụng chống ung thƣ. Bằng
phƣơng pháp khuếch tán vào thạch nhóm nghiên cứu của Trƣờng Đại học Khoa Học
Tự Nhiên đã cho thấy nấm bào ngƣ Pleurotus sajor - caju ở dạng bán cầu lệch có tác
dụng ức chế 2 chủng Vi khuẩn Gran dƣơng S. aureus và B. subtilis và 2 chủng Gram
9
âm E. coli và Pseudomonas aeruginosa [5]. Ngoài ra, theo nghiên của nhà khoa học
Trung Quốc – Phó Liên Giang nấm bào ngƣ còn có khả năng làm giảm lƣợng
cholesterol trong máu [3].
Một trong những đặc điểm quan trọng của nấm là hệ enzym. Nhờ enzym
cellulase và một số enzym khác, nấm bào ngƣ khả năng chuyển hoá cellulose thành
nhƣng chất cơ bản góp phần giải quyết nạn ô nhiễm môi trƣờng do chất thải nông
nghiệp tạo ra nhƣ bã mía, rơm rạ. Ngoài ra, nấm còn có khả năng phân hủy thuốc trừ
cỏ Antrazin nhờ vào sự gia tăng các enzym P – 450 của hệ Cytochromeoxxygenase và
peroxydase (Sannia và ctv, 1990) [3] .
Nấm bào ngƣ có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, phiến nấm mang
bào tử kéo dài xuống chân. Cuống nấm gần gốc có lông mịn. Tai nấm còn non có màu
sắc tối, nhƣng khi trƣởng thành trở nên sáng hơn. Quả thể nấm bào ngƣ phát triển qua
nhiều giai đọan, dựa theo hình thái tai nấm mà tên gọi cho từng giai đoạn khác nhau.
Dạng san hô: quả thể mới tạo thành dạng sợi mãnh hình chùm.
Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dƣới dạng khối tròn.
Dạng phễu: mũ mở rộng trong khi cuống còn ở giữa
Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên so với vị trí trung bình.
Dạng lục bình: cuống ngừng tăng trƣởng, nhƣng mũ vẫn phát triển.
Nấm bào ngƣ có chu trình phát triển cũng nhƣ các loài nấm đảm khác, bắt đầu
đảm bào tử hữu tính, nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dƣỡng (sơ cấp và thứ cấp) và “kết
thúc” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai nấm sinh ra đảm bào tử và
chu trình lại tiếp tục [3] .
2.2.2. Một số loài nấm bào ngƣ đƣợc nuôi trồng ở VIệt Nam.
Hiện nay, nấm bào ngƣ đƣợc trồng rộng rãi ở Việt Nam cả miền Bắc lẫn miền
Nam vì khí hậu nƣớc ta rất thuận lợi cho việc phát triển loài nấm này. Hiện nay, nấm
bào ngƣ đƣợc trồng với nhiều chủng loại (khoảng 7 loại) tập trung nhiều ở Đà Lạt và
Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các dòng nấm đƣợc nuôi trồng ở nƣớc ta là các
giống đƣợc nhập từ nƣớc ngoài. Tuy nhiên vẫn có một số ít đƣợc khai thác ngay trên
địa lý của Việt Nam sau đó đêm về nuôi trồng trên điều kiện nhân tạo.
10
Bảng 2.1. Nhiệt độ thích hợp đối với một số nấm bào ngƣ (Lê Duy Thắng, 1999)
Loài nấm
Nhiệt độ thích
hợp cho tơ tăng
trƣởng ( 0C)
Nhiệt độ thích hợp
cho ra nấm ( 0C)
Pleurotus floridanus
Pleurotus sajor - caju
Pleurotus pulmonarius
Pleurotus abalonus
Pleurotus flabellatus
25-30
25-30
22-28
27-32
20-28
25
25
25
25
20-25
2.2.2.1. Nấm bào ngƣ Pleurotus floridanus (Hình 2.6)
Đây là loài thích nghi với nhiệt độ khá rộng từ 8 - 30oC. Quả thể màu trắng
sữa. Có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao. Sợi nấm có họat tính mạnh đối với việc
phân giải cellulose. Sản lƣợng trên đơn vị nguyên liệu tƣơng đối cao. Nấm này có thể
thích nghi với nhiều loại cơ chất khác nhau: bã mía, mùn cƣa, rơm, trấu. Khi trồng
trên trấu, năng suất có thể đạt đƣợc đợt ra quả thể đầu tiên là 114g nấm tƣơi trên 360 g
nguyên liệu khi có bổ sung ure, KH2PO4, cám gạo [4].
2.2.2.2. Nấm bào ngƣ Pleurotus sajor - caju (nấm sò phƣợng vỹ hay nấm sò
dạng phễu)
Quả thể đƣợc hình thành ở nhiệt độ tƣơng đối cao so với các loài nấm khác.
Gần đây, nấm này đang dần chiếm thị trƣờng vì quả thể chắc, ăn ngon và rất thích hợp
đối với khí hậu Việt Nam. Ngoài ra, dịch chiết từ nấm này có thể ức chế một số loài vi
khuẩn: S. aureus và B. subtilis, E. coli và Pseudomonas aeruginosa [5]. Ngoài các cơ
chất thông thƣờng, gần đây nấm này còn đƣợc trồng trên cơ chất là cây mai dƣơng để
chống sự xâm lấn của chúng góp phần giải quyết nạn môi trƣờng. Loài nấm này đƣợc
nhập từ Nhật Bản và đƣợc nuôi trồng thành công trên mùn cƣa đầu tiên ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
11
2.2.2.3. Nấm bào ngư Pleurotus pulmonarius
Phần lớn đƣợc nhập từ nƣớc ngoài (Hình 2.3). Nhƣng gần đây, GS. Lê Xuân
Thám và cộng sự (1999) phát hiện đƣợc một loại khác ở Daklak - Tây Nguyên, sau đó
đƣa về Đà Lạt và đã hoàn thiện quy trình trồng trên mùn cƣa [7] .
2.2.2.4. Nấm bào ngƣ Pleurotus abalonus
Nấm này có nguồn gốc từ Đài Loan. Là một loài nấm ƣa nóng nên rất thuận lợi
để phát triển nuôi trồng trong điều kiện khí hậu của Việt Nam [1]. Nấm này có đặc
điểm là quả thể rất to (Hình 2.4), đƣờng kính mũ nấm có thể đạt đến 35 cm [2].
Ngoài ra còn một loài khác cũng đang đƣợc trồng ở Việt Nam nhƣ Pleurotus
eryngii, Pleurotus flabellatus. Và mới đây (2005) Thạc sĩ Cổ Đức Trọng đã trồng
thành công 2 loài nấm bào ngƣ mới: Pleurotus citrinopileatus Singer Pleurotus (quả
thể màu vàng) và Pleurotus djamor (quả thể có màu hồng)[7].
Hình 2.6. Pleurotus floridanus
Hình 2.3. Pleurotus pulmonarius Hình 2.4. Pleurotus abalonus
Hình 2.5 Pleurotus sp.
12
2.3. Phƣơng pháp sắc ký - Phân tích amino acid
2.3.1. Đặc điểm chung của phƣơng pháp sắc ký
Phƣơng pháp sắc ký đƣợc phát triển vào đầu tiên bởi Mikhail Semyonovich Tsvet
(1901) trong quá trình nghiên cứu về chlorophyll. Đến năm 1952, Archer John Porter
Martin and Richard Laurence Millington Synge đã đoạt giải Nobel hóa học về sắc ký
phân tách. Từ đó kỹ thuật sắc ký ngày vàng đƣợc phát triển cao hơn cho đến ngày nay [24].
Sắc ký là phƣơng pháp phân tách, phân li, phân tích các chất dựa vào sự phân
bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh.
Khi tiếp xúc với pha tĩnh, các cấu tử của hỗn hợp sẽ phân bố giữa pha tĩnh và
pha động tƣơng ứng với tính chất của chúng (tính hấp phụ, tính tan). Trong các hệ
thống sắc ký chỉ có các phân tử pha động mới chuyển động dọc theo hệ sắc ký. Các
chất khác nhau sẽ có ái lực khác nhau với pha tĩnh và pha động. Trong quá trình pha
động chuyển động dọc theo hệ sắc ký hết lớp pha tĩnh này đến lớp pha tĩnh khác, sẽ
lặp đi lặp lại quá trình hấp phụ, phản hấp phụ. Hệ quả là các chất có ái lực lớn với pha
tính sẽ chuyển động chậm hơn qua hệ thống sắc ký so với các chất tƣơng tác yếu hơn
với pha này. Nhờ vậy mà ngƣời ta có thể tách các chất qua quá trình sắc ký [10].
2.3.2. Cơ sở của phƣơng pháp sắc ký
Phƣơng pháp sắc ký dựa vào sự phân bố khác nhau của các chất giữa pha động
và pha tĩnh. Có nhiều nguyên nhân đƣa đến sự phân bố khác nhau giữa nhau của các
chất, nhƣng chính sự lặp đi lặp lại hiện tƣợng hấp phụ - phản hấp phụ của các chất khi
dòng pha động chuyển động qua pha tĩnh là nguyên nhân chủ yếu của việc tách sắc ký.
Hầu hết các phƣơng pháp sắc lý đều đƣợc dựa theo nguyên lý trên, và hiệu quả
của từng phƣơng pháp phụ vào sự chọn lựa giữa pha động pha tĩnh [8].
2.3.3. Phân loại quá trình sắc ký
Trong phƣơng pháp sắc ký pha động phải là các lƣu thể còn pha tĩnh là các chất
ở trạng thái lỏng hoặc rắn. Dựa vào trạng thái tập hợp của pha động, ngƣời ta chia sắc
ký thành hai nhóm sắc ký khí và sắc ký lỏng. Dựa vào cơ chế trao đổi của các chất
giữa pha động và pha tĩnh mà ngƣời ta lại chia các phƣơng pháp sắc ký thành nhóm
nhỏ hơn.
13
Tùy theo trạng thái tập hợp của các pha, loại tƣơng tác và sự hình thành sắc ký
mà ngƣời ta phân biệt các loại sắc ký nhƣ bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các dạng sắc ký cơ bản [9]
Dạng sắc ký
Pha động
Pha tĩnh
Cách bố trí
pha tĩnh
Cơ chế trao
đổi chất
Khí
Khí- hấp phụ
Khí -lỏng
Lỏng
Lỏng - rắn
Lỏng - lỏng
Lỏng - nhựa trao đổi
Lớp mỏng
Rây (sắc ký gel)
Khí
Khí
Lỏng
Lỏng
Lỏng
Lỏng
Lỏng
Rắn
Lỏng
Rắn
Lỏng
Rắn
Rắn
Lỏng
Cột
Cột
Cột
Cột
Cột
Lớp mỏng
Cột
Hấp phụ
Phân bố
Hấp phụ
Phân bố
Trao đổi ion
Hấp phụ
Theo kích thƣớc
phân tử
2.4.. Một số phƣơng pháp sắc ký trong phân tích amino acid
Phân tích amino acid là phƣơng pháp xác định thành phần amino acid cũng nhƣ
định lƣợng chúng trong mẫu protein hay peptide. Phân tích amino acid có thể sử dụng
sắc ký giấy (paper chromatography), sắc ký lớp mỏng (thin layer chomatography-
TLC), sắc ký khí (gas chromatography), sắc ký trao đổi ion (ion exchange
chromatography), sắc ký lỏng cao áp (high performance liquid chromatography), điện
di mao quản (capillary electrophoresis) [15].
2.4.1. Sắc ký giấy (Paper chromatograhhy)
- Quá trình phân tách đƣợc thực hiện trên giấy sắc ký hoặc giấy lọc (Hình 2.7).
- Dùng viết chì, vẽ một đƣờng mảnh trên gốc của giấy (1,5 - 2 cm). đánh
những dấu nhỏ dọc theo đƣờng vừa kẻ.
- Dùng pipett hút lƣợng mẫu với thể tích nhất định cho vào những dấu vừa
mới đánh. Để khô, tiếp tục cho vào mẫu thứ 2 trên đầu tube khác nhau. Làm khô.
- Đặt chúng vào bồn sắc ký (cho dung môi ngập khoảng 1cm giấy sắc ký).
- Để bồn ở nơi mát tránh ánh sáng trực tiếp, khoảng 1 giờ.
14
- Lấy ra, dùng viết chì kẻ đƣờng đánh dấu nơi mà dung môi di chuyển. Làm khô.
- Phun ninhydrin vào toàn bộ mặt giấy. Để khô. Tính giá trị Rf. [24]
- Đối với sắc ký giấy dùng cho phân tích amino acid, các nhà phân tích
còn dùng sắc ký cuộn tròn và sắc ký giấy tròn.
2.4.2. Sắc ký lớp mỏng ( Thin layer chromatography _TLC)
Trong phƣơng pháp này, pha tĩnh là một lớp mỏng chất hấp phụ đƣợc gắn vào
một giá mang thƣờng là bản thủy tinh và pha động đi qua lớp mỏng này bằng lực mao dẫn.
Trong TLC một chiều, các thành phần trong mẫu đƣợc tách rời nhau bằng một
lần chạy sắc ký với một dung môi nào đó, còn TLC hai chiều là một kỹ thuật sắc ký có
khả năng tách mạnh bằng hai lần chạy sắc ký với hai chiều vuông góc nhau và với hai
hệ dung môi khác nhau [7].
Quy trình phân tích amino acid trên TLC [23]
- Lấy tấm TLC, dùng viết chì vẽ một đƣờng mảnh cách mép dƣới của tấm
TLC khoảng 2 cm, đánh „dấu‟ trên đƣờng bút chì vừa đƣợc vẽ. Chú ý đánh dấu từng
vết đều nhau và dán nhãn trƣớc để có thể không nhần lẫn khi phát hiện.
- Nhỏ trên mỗi đánh dấu một giọt dung dịch amino acid mẫu, làm khô tấm TLC.
- Thêm dung môi cho vào một beaker rộng điều chỉnh lƣợng dung môi để có
thể phủ toàn bộ chiều ngang của tấm TLC ( chú ý phủ khoảng 1cm chiều cao của lớp mỏng).
15
- Cho tấm TLC vào beaker, mẫu đƣợc đặt phía dƣới.
- Khi dung môi di chuyển đƣợc khoảng 85 % của tấm mỏng thì lấy tấm
mỏng ra dùng viết chì vẽ một đƣờng mảnh ngang với đƣờng dung môi vừa di chuiyển
đến. Để chúng khô hoàn toàn.
- Cho bảng mỏng vào tủ hút, nhỏ ninhydrin vào để có thể thấy màu. Làm
khô. .Khi đó amino acid sẽ xuất hiện màu trên bảng mỏng. Đánh dấu từng vết bằng bút
chì ngay ở tâm. Tính giá trị Rf ( retardation factor).
- Lƣu giá trị Rf để tính toán những amino acid chƣa biết.
Ngoài ra, amino acid cò đƣợc phân tích trên sắc ký trao đổi ion thông qua phát
hiện sau khi bị tách qua cột, sắc ký khí,, điện di mao quản, HPLC. Tuy nhiên, đối với
phân tích amino acid, sắc ký lỏng cao áp (HPLC) thƣờng đƣợc sử dụng nhất bởi vì nó
có nhiều ƣu điểm hơn nhƣ: thời gian ngắn. độ phân tách cao, dẫn xuất ổn định và có
thể phát hiện thông qua UV (Ultraviolet).
2.4.3. High Performance Liquid Chromatography (HPLC)
HPLC đƣợc ra đời vào đầu những năm1970 là một trong những công cụ phân
tích đầu tay của các nhà phân tích.
HPLC dựa vào pha động (dạng lỏng) để phân tách các thành phần trộn lẫn vào
nhau. Những thành phần này đầu tiên đƣợc hòa tan vào trong dung môi và sau đó dƣới
tác dụng của áp suất cao , chúng sẽ bị lôi kéo di chuyển qua cột sắc ký. Trong cột, hỗn
hợp sẽ đƣợc phân tách thành những cấu tử của chúng.
Sự tƣơng tác giữa chất tan với pha động và pha tĩnh có thể phụ thuộc vào sự
chọn lựa khác nhau cả dung môi và pha tĩnh. Kết quả HPLC sẽ thu đƣợc nhiều cấu tử
khác nhau mà các kỹ thuật sắc ký khác không thực hiện đƣợc và nó dễ dàng phân tách
số lƣợng lớn các chất hoá học trộn lẫn vào nhau.
2.4.3.1. Pha tĩnh
Tùy theo mẫu phân tích mà ta có có mô hình pha tĩnh khác nhau.
Liquid - Solid Dựa trên độ phân cực. Những cấu tử nào có độ phân cực mạnh
sẽ liên kết chặ với pha tĩnh hơn những chất có độ phân cực yếu hơn. Vì thế những chất
ít phân cực sẽ bị lôi cuốn ra khỏi cột nhanh hơn.
16
Size - Exclusion Dựa trên kích thuớc phân tử của thành phần đƣợc phân tích.
Pha tĩnh chứa các hạt xốp bên trong có nhiều lỗ nhỏ. Những thành phần có kích thƣớc
lớn hơn hạt sẽ bị loại ra ngoài và đƣợc tách rửa đầu tiên. Những cấu tử có kích thƣớc
phù hợp sẽ bị hấp thu và lỗ và đƣợc tách rửa sau.
Normal phase (pha bình thƣờng) Pha tĩnh phân cực cao hơn độ phân cực của
dung môi pha động .
Reverse Phase (ngƣợc pha) pha tĩnh có độ phân cực thấp, pha động có độ phân
cực cao hơn.
Ion-Exchange đƣợc tiến hành dựa trên sự thay thế những ion trong mẫu với
những ion trái dấu trong pha tĩnh. Khi đó pha tĩnh sẽ giữ lại mẫu và pha động di
chuyển qua cột sẽ thế chỗ cho ion mẫu và đẩy mẫu ra khỏi cột.
2.4.3.2. Pha động
Tùy thuộc vào mô hình của HPLC mà pha động có thể thay đổi. Đối với pha
bình thƣờng, thì dung môi thƣờng là không phân cực còn đối với mô hình ngƣợc pha
thì thì thƣờng sử dụng có sự pha trộn giữa nƣớc và một vài dung môi hữu cơ phân cực
nhƣ acetonitrile.
Đối với mô hình size - exclusion, yêu cầu đối với pha động là ngăn cản mẫu
gắn kết trên bề mặt của pha tĩnh.
17
2.4.3.3. Bộ dụng cụ HPLC
Bơm: Bơm trong HPLC đuợc xem là một trong những thành phần rất
quan trọng trong hệ thống sắc ký lỏng. Bởi vì hệ thống sắc ký lỏng đòi hỏi phải có tỉ lệ
dòng ổn định liên tục gắn liền với injector, cột và detector. Có hai loại bơm cơ bản
- Bơm áp suất liên tục.
- Bơm dòng liên tục.
Cột: Hiện nay có rất nhiều loại cột đang đƣợc sử dụng. Tuy nhiên tùy
thuộc vào loại mẫu, tính chất của mẫu mà ta có loại cột và kích thƣớc cột khác nhau.
Đối với sắc ký ngƣợc pha thì cột C-18 và Pico-Tag column, 3.9 mm x 15 cm thƣờng
đƣợc sử dụng nhất.
Detector: Một số detector thƣờng đƣợc sử dụng:
- Detector Ultraviolet/visible: thƣờng đƣợc sử dụng để phát hiện các chất hữu cơ.
- Detector chuỗi diode.
- Detector huỳnh quang.
Và một số detector khác nhƣ detector điện hóa học,detector dẫn điện…
Hệ thống dữ liệu. Để chuyển dữ liệu phân tích, detector thƣờng đƣợc nối
trực tiếp với một máy vi tính. Khi đó dữ liệu đƣợc chuyển thành những peak trên sắc
ký đồ và đƣợc tính toán.
2.5. Các bƣớc phân tích amino acid
Phân tích amino acid đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc sau đây [17].
- Chuẩn bị mẫu
- Thủy phân protein thành những amino acid đơn.
- Tạo dẫn xuất.
- Phân tách amino acid trên hệ thống sắc ký
- Phân tích dữ liệu và tính toán.
Trƣớc khi tiến hành phân tích amino acid, quá trình chuẩn bị mẫu cũng đóng vai
trò rất quan trọng vì nếu không chuẩn bị kỹ sẽ rất dễ bị nhiễm trong quá trình phân tích.
- Mẫu đƣợc đặt trong một tube sạch.
- Tất cả mẫu đƣợc làm khô trƣớc khi phân tích.
Trong quá trình tiến hành phải đeo găng tay , tuy nhiên tránh các bụi trên găng
tay bám vào mẫu.
18
2.5.1. Quá trình thủy phân (Hydrolysis)
Để phân tích amino acid trong mẫu protein, mẫu phải đƣợc thủy phân tạo thành
những amino acid đơn.
Thủy phân bằng acid là phƣơng pháp thông thƣờng nhất để thủy phân protein
trƣớc khi tiến hành pnân tích amino acid. Phƣơng pháp thủy phân bằng acid có thể tạo
ra sự phân cắt khác nhau đối với một vài amino acid- phá hủy hoàn toàn hoặc một
phần. Một số khó khăn khi thủy phân bằng acid.
- Trytophan bị phá hủy hoàn toàn
- Serine và threonine bị phá hủy một phần
- Methionine có thể bị oxy hóa
- Cysteine thƣờng đƣợc phát hiện nhƣ là cystine (nhƣng cystine thƣờng
đƣợc phát hiện rất kém bởi vì chúng bị phân hủy một phần).
- Asparagine và glutamine tƣơng ứng bị chuyển thành acid aspartic và
acid glutamic.
Nhƣ vậy, nếu kỹ thuật thủy phân không tốt có thể gây ra nhiều kết quả không chính xác.
Một số phƣơng pháp thủy phân thƣờng đƣợc sử dụng trong HPLC.
Phƣơng pháp 1: Dùng HCl 6N và phenol (từ 0.1- 1 %)
Phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng nhất là dùng HCl có chứa phenol. Thêm
phenol vào để ngăn cản phản ứng halogen hóa tyrosine.Dung dịch thủy phân: HCl 6N
chứa từ 0,1 đến 1 % phenol.
Phƣơng pháp tiến hành:
- Cho mẫu vào tube thủy phân và làm khô (mẫu đƣợc làm khô để nƣớc
không pha loãng acid).
Hình 2.10. Thủy phân protein bằng HCl [17]
19
- Thêm dung dịch thủy phân vào mẫu với tỷ lệ nhất định.
- Làm lạnh tube chứa mẫu.
- Mẫu thƣờng đƣợc thủy phân ở 110oC, trong 24h trong chân không hoặc
trong khí trơ để ngăn cản quá trình oxy hóa. Thời gian thủy phân có thể thay đổi tùy
theo mục đích phân tích.
- Sau khi thủy phân làm khô mẫu trong chân không để loại bỏ acid thừa.
Phƣơng pháp 2: Dùng Mercaptoathanesulfonic (MESA) 2.5M.
- Mẫu đƣợc làm khô trong một tube trƣớc khi thủy phân.
- Tube chứa mẫu này cho vào một tube lớn hơn đã chứa dung dịch thủy phân.
- Tube thủy phân này đƣợc tiến hành trong chân không để làm bay hơi
dung dịch thủy phân. Tube thủy phân đƣợc gia nhiệt từ 170oC đến 185oC khoảng 12 phút.
- Sau khi thủy phân tube đƣợc làm khô trong chân không để loại bỏ acid
dung dịch thừa [17].
2.5.2. Quá trình tạo dẫn xuất (Derivatisation) [17]
Những amino acid sẽ không đƣợc phát hiện nếu chúng không đƣợc tạo dẫn xuất.
Hiện nay có rất nhiều phƣơng pháp tạo dẫn xuất, sự chọn lựa bất kỳ một kỹ
thuật nào phụ thuộc vào độ nhạy, thời gian phân tích và độ chính xác của phƣơng pháp.
Nói chung một nữa trong số kỹ thuật phân tách amino acid là kỹ thuật sắc ký
trao đổi ion kèm theo postcolumn (ninhydrin hay o – phthaladehyde). Kỹ thuật phát
hiện bằng postcolumn chỉ yêu cầu với lƣợng mẫu nhỏ (khoảng 5-10 µg protein trong
một lần phân tích).
Kỹ thuật phân tích amino acid liên quan đến tạo dẫn xuất precolumn cũng đƣợc
ứng dụng rất rộng rãi và yêu cầu là HPLC ngƣợc pha. Kỹ thuật này rất nhạy nên đòi
hỏi lƣợng mẫu phân tích rất nhỏ chỉ khoảng 0.5-1 µg.
Phƣơng pháp phát hiện bằng ninhydrin postcolumn
Phƣơng pháp sắc ký trao đổi ion với ninhydrin postcolumn là một trong những
phƣơng pháp đƣợc ứng dụng nhiều nhất trong kỹ thuật định lƣợng amino acid.
Sau khi amino acid đƣợc phân tách trên sắc ký sẽ đƣợc phát hiện thông qua
phản ứng của chúng với ninhydrin sẽ tạo màu vàng hay màu tím. Những amino acid
thƣờng cho màu tím sẽ đƣợc phát hiện ở bƣớc sóng hấp thụ là 570 nm. Những amino
acid cho màu nhƣ là proline thƣờng đƣợc phát hiện ở bƣớc sóng 440 nm. Ngoài
20
ninhydrin, o – phthalaldehyde (OPA) cũng đƣợc sử dụng trong phân tích postcolumn.
Bƣớc sóng phát hiện của phƣơng pháp này thƣờng vào khoảng 348 - 450 nm.
Đối với phƣơng pháp precolumn thì tác nhân tạo dẫn xuất thƣờng đƣợc sử dụng
là phenylisothiocyanate (PITC). PITC phản ứng với amino acid ở nhiệt độ phòng trong
vòng 5-10 phút (Pierce Chemical company, 1999) tạo thành phenylisocarbamyl (PTC)
và có thể đƣợc phát hiện ở bƣớc sóng 254 nm. Vì thế tạo dẫn xuất amin acid với PITC
thông qua sắc ký ngƣợc pha (reversed-phase HPLC) có thể đƣợc sử dụng để phân tích
định lƣợng amino acid với detector UV.
Với phƣơng pháp này, giới hạn phát hiện cho phần lớn những amino acid là
khoảng 1pmol. Độ tuyến tính tƣơng ứng (response linearity) thu đƣợc từ 20 đến 500
pmol. Để thu đƣợc kết quả tốt, lƣợng mẫu lớn hơn 500 ng trƣớc khi thủy phân là tốt nhất.
Ngoài sử dụng các thành phần phản ứng nêu trên, các hợp chất sau đây cũng đƣợc
sử dụng để phát hiện amino acid trong các mẫu sinh hóa.
o - phthaladehyde (OPA).(dẫn xuất sau khi qua cột)
Hydroxysuccinimidyl carbamate (AQC) (dẫn xuất tiền cột)
Dimethylaminoazobenzenesulfonyl chloride (DABS-Cl) (dẫn xuất tiền cột)
9-Fluornylmethyl choloformate (FMOC-Cl) (dẫn xuất tiền cột)
7-fluoro-4-nitrobenzo-2-oxa-1,3-diazole (NBD-F) (dẫn xuất tiền cột)
2.5.3. Phân tách trên HPLC [17]
Đầu tiên, chuẩn amino acid đƣợc phân tách trƣớc với các nồng độ khác nhau để
làm dữ liệu cho công việc tính toán sau này.
Mẫu thƣờng đƣợc bơm với thể tích nhất định.
Hình 2.11. Tạo dẫn xuất amino acid bằng PITC [10].
21
Tùy theo phƣơng pháp precolumn hay postcolumn mà ta có thể sử dụng pha
động, pha tĩnh, cột cũng nhƣ điều chỉnh bƣớc sóng phát hiện và detector phù hợp. Khi
đó thời gian phát hiện cũng khác nhau.
Nếu là PTC-aa thƣờng đƣợc phân tách trên cột cilica C18, hoặc Pico -Tag của sắc ký
ngƣợc pha; pha động thƣờng là acetonitrile; bƣớc sóng phát hiện ở 254nm và tất cả các
aa thƣờng đƣợc phát hiện khoảng 12 phút.không kể thời gian rửa cột hay thời gian
thêm để tạo cho đƣờng nền trở lại.
2.5.4. Phân tích và tính toán dữ liệu [10]
2.5.4.1. Định tính
Để phát hiện đƣợc các amino acid, phƣơng pháp thông thƣờng là dựa vào thời
gian lƣu của chuẩn đã đƣợc thực hiện chạy sắc ký trƣớc. sau đó, thời gian lƣu của mẫu
đƣợc so sánh với chuẩn này và từ đo xác định từng amino acid tƣơng ứng với từng
diện tích peak để định lƣợng.
2.5.4.2. Định lƣợng
Thành phần của từng amino acid đƣợc thể hiện bằng phần trăm về số mol
(mol%) so với tất cả những phần khác trong mẫu protein hay peptide. Chẳng hạn nhƣ
nếu protein có 5 nmol Ala tổng số tất cả các amino acid trong protein là 200 nmol kể
cả Ala thì phần trăm số mol của Ala là 2.5. Kết quả thu đƣợc sẽ tạo nên một profile
riêng biệt đối với tất cả các amino acid trong một protein hay peptide cụ thể.
2.6. Phân tích amino acid trên nấm bào ngƣ
Thành phần amino acid trên nấm bào ngƣ đã đƣợc tiến hành phân tích từ rất lâu,
nhất là khi kỹ thuật sắc ký ra đời.
.Năm 1962, Zakia Bano và cộng sự, viện nghiên cứu công nghệ thực phẩm
Mysore, Ấn Độ đã tiến hành phân tích trên sắc ký giấy tròn. Và ông đã phát hiện trong
nấm này chứa đến 17 amino acid. Trong đó hiện hiện đầy đủ 10 amino acid cần thiết [15].
22
L: lycine
IL:Isoleucine
Ph Al: Phenylalanine
Glu: Glutamic acid
Thr: Threonine
Ser: Serine
Gly: Glycine
Asp: Aspartic acid
Arg: Agrinine,
Pep: Peptide
Lys:Lysine,
His: Histidine
Cys: Cysteine
Hình 2.12. Kết quả phân tích amino acid trên Pleurotus sp bằng sắc
ký giấy tròn (Zakia Bano, 1962)
23
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Thời gian, địa điểm thực hiện và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Thời gian thực hiện
Khóa luận đƣợc thực hiện từ ngày 14/2/2005 đến ngày18/8/2005.
3.1.2. Địa điểm
Trung tâm Công Nghệ Sinh Học, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng Hóa Lý, Trung tâm Phân Tích Thí nghiệm Hóa Sinh, Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu
Giống nấm
Pleurotus floridanus
Pleurotus sajor – caju
Pleurtus abalonus
Pleurotus pulmonarius
Pleurotus flabellatus
Nguồn cung cấp
Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh
Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh
Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh
Viện hạt nhân Đà Lạt (Lê Viết Ngọc)
Viện hạt nhân Đà Lạt (Lê Viết Ngọc)
3.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHOA LUAN HOAN CHINH.pdf