Ô nhiễm môi trường đô thị - Một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị

Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước . Do vậy Chính Phủ cần tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng. Vậy nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ môi trường song Chính Phủ không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của mọi công dân. Hợp sức cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết . Bởi vì tất cả chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng nước , lao động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá chủ trương của Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân " làm tốt nhiệm vụ hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để phát triển bền vững từ cộng đồng là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển bền vững môi trường đất nước Thế kỷ 21 . Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Duyên cùng các thầy cô giáo và bạn bè đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này .

doc16 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2210 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường đô thị - Một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển . Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy , bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường , nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững . Nhất là trong những năm gần đây do nền kinh tế phát triển nước ta đang đi lên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm . Do vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học này em xin dựa vào cặp phạm trù triết học nguyên nhân - kết quả để đề cập đến một số vấn đề bức xúc của ô nhiễm môi trường đô thị và một số biện pháp khắc phục sự ô nhiễm môi trường đô thị . Phần I : Lời nói đầu . Phần II : Nội dung . I, Vận dụng lý luận thực tiễn triết học : Cặp phạm trù Nguyên nhân và kết quả : Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả II, Vận dụng vào thực tế : Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị . Hiện trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị . III , Một số mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn Phần III : Kết luận chung. I, VẬN DỤNG LÝ LUẬN TRIẾT HỌC ( cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả ) Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả : Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt hiện tượng quá trình gây ra các biến đổi nhất định. Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt hiện tượng quá trình mà có. Ví dụ : Đô thị hoá là nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hay chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường là kết quả . 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả . Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan, tính khách quan này quy định mối quan hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật . Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể cũng do nhiều nguyên nhân. Ta có thể lấy ví dụ trên thực tế như : nguyên nhân là bầu ôzôn bị thủng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tồn tại của loài người . Nhưng kết quả của sự ô nhiễm môi trường cũng do nhiều nguyên nhân gây nên do con người , do công nghiệp , chất thải độc hại ... và chính những nguyên nhân này lại gây nên nhiều kết quả khác... Nhiều nguyên nhân nhưng chỉ gây ra một kết quả do vậy muốn có được một kết quả tốt thì phải biết phát hiện nhiều nguyên nhân, phải biết hạn chế những tác động của nguyên nhân ngược chiều tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều; phải chú trọng đến nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong . Chẳng hạn như trong quá trình bảo vệ môi trường như hiện nay thì mọi người cùng có ý thức bảo vệ thì sẽ nhân lên thuận lợi để đạt được kết quả tốt hơn . Hoặc trong dự án bảo vệ môi trường của Chính phủ có thuận lợi về vốn đầu tư nước ngoài và kỹ thuật xử lý chất thải ... thì kết quả đạt hiệu quả cao . Nhưng thực tế có không ít nguyên nhân tác động ngược chiều làm hạn chế hoặc triệt tiêu kết quả theo dự định. Có thể lấy ví dụ như trong quá trình thực hiện dự án bảo vệ môi trường, thì có một số cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện lợi dụng tham nhũng của công... Khi xác định một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong một thời gian nào đó nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình mối liên hệ nhân quả thì ta thấy có thể chuyển đổi vị trí cho nhau một cách biện chứng . Ví dụ : bảo vệ môi trường tốt và mọi người có ý thức giữ gìn môi trường tốt thì sẽ đưa đến kết quả môi trường trong sạch và là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế đất nước bền vững, sức khoẻ của mọi người được bảo vệ tốt hơn ; kinh tế đất nước có phát triển bền vững, mọi người khoẻ mạnh thì đưa đến kết quả đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mới được cải thiện . Nói chung , chúng luôn có mối liên hệ phổ biến với nhau tác động qua lại, qui định sự thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau của sự vật hiện tượng, quá trình. II . Vận dụng vào thực tế : Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị : Một kết quả do nhiều nguyên nhân và ngược lại , ô nhiễm môi trường đô thị hiện nay do một số nguyên nhân cơ bản sau đây và từ một nguyên nhân ô nhiễm môi trường cũng sinh ra nhiều kết quả. Trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá và do tác động của cơ chế thị trường giá đất tăng cao nên nhiều ao hồ bị lấp dần để xây nhà và công trình thậm chí có nơi không còn ao và đất trống nữa dẫn đến tình trạng thiếu rãnh thoát nước, nước thải từ các hộ gia đình tràn chảy ra đường vì không có hệ thống thoát nước điều này đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng nhiều chỗ bị ngập ngay cả lúc trời không mưa có thể nói là "thiếu nước sạch thừa nước bẩn". Nhiều nhà máy trước đây nằm ở ngoại thành nay do đô thị hoá đã lọt vào giữa các đô thị với dân cư đông đúc gây ô nhiễm môi trường cho những người sống xung quanh . Hơn nữa việc mở rộng không gian đô thị sẽ dần dần chiếm dụng đất nông nghiệp, tài nguyên đất bị khai thác triệt để tỷ lệ cây xanh và mặt nước trong đô thị bị giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy không khí ngột ngạt, ô nhiễm. Bề mặt đất thấm nước, thoát nước bị suy giảm dẫn đến tình trạng ngập úng ở nội thành cũng như ngoại thành.Thực tế là tháng 8/2001 cả thành phố Hà Nội bị ngập trong nước mưa vì nước không thoát được dẫn đến tình trạng ngập úng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong thành phố . Không thể không kể đến một nguyên nhân đó là sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị vượt quá khả năng chịu tải của hệ thống giao thông gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trầm trọng trong đô thị . Đô thị hoá làm tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị làm tăng sức ép về nhà ở và vệ sinh môi trường đô thị . Một số dân cư không tìm được chỗ ở và việc làm ổn định đã lấn chiếm đất công tạo thành các xóm liều xóm bụi , nhà ổ chuột ... với điều kiện môi trường rất kém mất vệ sinh ... Do quá trình xây dựng phát triển kinh tế hiện nay các nhà máy công nghiệp , các ngành nghề sản xuất phụ phát triển nhanh ngày càng nhiều do đó mức độ ô nhiễm ở những nơi có nhà máysản xuất công nghiệp, sản xuất ngành nghề phụ là rất nghiêm trọng . Do ý thức của không ít cá nhân tổ chức về bảo vệ môi trường còn rất kém , đây chính là tồn tại khó khắc phục bởi đó là do ý thức kém Đó là một số nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị tạo nên một thách thức rất lớn đối với môi trường ở nước ta . Nếu không có giải pháp kịp thời và tương xứng có thể dẫn đến tình trạng môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, không bền vững và khó khắc phục . 2, Thực trạng hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị : a, Hiện trạng môi trường nước : Tỷ lệ dân cư được cấp nước máy còn rất thấp chất lượng nước còn kém. Cấp nước sạch cho đô thị là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sinh môi trường đô thị ,"tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch tính chung là 53% . Nguồn nước cung cấp cho đô thị hiện nay là khoảng 70% là lấy từ nguồn nước mặt, 50% lấy từ nguồn nước ngầm" . Ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm chớm bị ô nhiễm chất hữu cơ. Khai thác nước ngầm quá mức ở một số vùng ven biển làm nước bị mặn hoá . Hiện nay , công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiều lạc hậu chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh . * Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu tối thiểu. Hệ thống thoát nước tại các đô thị hiện nay đều là hệ thống chung cho cả thoát nước mưa , nước thải công nghiệp . Hệ thống thoát nước này có 3 nhược điểm chính là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung tiết diện các đường cống nhỏ và bị bùn cạn lắng đọng làm khả năng thoát nước kém, hệ thống cống rãnh thưa, nhiều nhiều đường phố không có cống thoát nước . Hệ thống cống rãnh thoát nước yếu kém cùng với hồ ao bị san lấp đã gây ra tình trạng úng ngập trầm trọng trong mùa mưa ở rất nhiều nơi, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sản xuất kinh tế . Lấy ví dụ như trận mưa tháng 8 -2001 đã làm cả thủ đô tràn ngập trong nước mưa, cán bộ công nhân viên không thể đi làm được và một số nhà máy cũng bị đóng cửa vì cũng bị ngập dẫn đến sản xuất bị đình đốn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước ta , hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên hiện nay ở Hà Nội đã xây dựng trạm bơm thoát nước Yên Sở bắt đầu nạo vét sông, thoát nước nhằm giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập trong mùa mưa nhưng hệ thống thoát nước ở nội đô vẫn chưa được nâng cấp đáng kể nên tình trạng ngập úng trong thời gian gần đây vẫn xảy ra nghiêm trọng Nước thải bệnh viện : chứa rất nhiều mầm mống gây bệnh truyền nhiễm và các hoá chất độc hại. Mà các nguồn nước thải này chỉ được xử lý sơ bộ lại thải trực tiếp vào nguồn nước mặt đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nước mặt ở đô thị còn các nguyên nhân kia chỉ là nguyên nhân bên trong . Và cho dù nó là nhiều nguyên nhân hay một nguyên nhân thì nó cũng gây nên nhiều kết quả bởi nó có mối liên hệ biện chứng với nhau . * Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước ở đô thị Tình hình chung ở các đô thị là môi trường nước mặt đều là nơi tiếp nhận các nguồn nước chưa được xử lý nên đã bị ô nhiễm có nơi bị ô nhiễm nặng . "Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt thường cao như chất rắn lửng lơ nhu cầu ôxy sinh hoá , nhu cầu oxy hoá học , nitơrit , nitơrat .. gấp từ hai đến 5 lần thậm chí từ 10 đến 15 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP) đối với nguồn nước mặt . Lượng hóa học côli vượt TCCP hàng trăm lần . Ngoài chất ô nhiễm hữu cơ trên môi truờng nước mặt đô thị ở một số nơi còn bị ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại nặng như thuỷ ngân asen ,clo, phenon...” dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng suy thoái số bệnh nhân tại khoa chống độc ở các bệnh viện ngày càng tăng nhanh nhà nước đã phải đầu tư rất nhiều tiền vào chữa trị cho người dân và còn dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác. b, Hiện trạng môi trường không khí : * Ô nhiễm bụi rất trầm trọng Ở hầu hết các đô thị đều bị ô nhiễm rất trầm trọng tới mức báo động "nồng độ bụi trung bình ở các thành phố là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh các nhà máy , xí nghiệp hay gần đường giao thông lớn đều vượt TCCP từ 1,5 đến 3 lần nơi bị ô nhiễm lớn nhất trong các địa điểm là khu dân cư gần các nhà máy xi măng Hải Phòng..." . Ô nhiễm bụi chủ yếu do giao thông vận tải xây dựng sửa chữa nhà cửa và một phần do sản xuất công nghiệp gây ra . . * Ô nhiễm các khí SO2 , CO , NO2 . "Nồng độ khí SO2 , CO , NO2 ở một số khu trung cư gần khu công nghiệp thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần, ở một số nút giao thông lớn trong đô thị nồng độ khí NO2 vượt quá TCCP " . * Ô nhiễm tiếng ồn đô thị : Theo kết quả quan trắc cho thấy mức độ ồn ào ngoài nhà vào buổi tối thì vượt quá TCCP. Tỷ lệ cây xanh thấp cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường đô thị tỷ lệ cây xanh ở các khu công nghiệp , khu đô thị còn quá thấp cho dù trong thời gian gần đây ở khắp các nước ta hầu hết đã quan tâm trồng cây xanh hơn . " ở một số khu công nghiệp khi thẩm duyệt xây dựng thì không thực hiện yêu cầu của Khoa học công nghệ môi trường là phải dành 15% diện tích để trồng cây xanh " 2, Giải quyết mâu thuẫn & Biện pháp khắc phục : Qua đây có lẽ chúng ta cũng thấy được những nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người và đối với phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng thấy được mức độ trầm trọng của sự ô nhiễm môi trường ảnh hưởng như thế nào . Vậy em xin được đưa ra một số đề xuất về biện pháp giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị đó là : + Cần bổ xung chính sách thuế phí, quỹ môi trường chính sách về áp dụng công nghệ sạch hơn , công nghệ ít chất thải , công nghệ xử lý chất thải . + Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý kết hợp các công cụ quản lý có tính mệnh lệnh . Đảm bảo công bằng các lợi ích về môi trường . + Tăng cường các biện pháp cưỡng chế tài chính đối với hành vi không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường . + Cần đẩy mạnh phong trào văn hoá công tác bảo vệ môi trường đó là khôi phục củng cố phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệ sinh phường khu phố như phong trào trồng cây xanh sạch đẹp + Vận động dân cư có ý thức bảo vệ môi trường , mỗi người dân tự mình phải có ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ... Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sinh hoạt đời sốngvà phát triển kinh tế - xã hội không được làm ô nhiễm môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên  thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Có các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xâu do con người và thiên nhiên gây ra. TCCS - Ngày 21-1-2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 29-CT/W về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Chỉ thị của Ban Bí thư đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, nhấn mạnh nhiều quan điểm mới, sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường trong suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thấu suốt mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta khẳng định, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững. Quan điểm đó của Đảng đã được cụ thể hóa sâu sắc trên những điểm sau: Thứ nhất, ô nhiễm, suy thoái môi trường là một trong những vấn đề mà loài người đang phải đối mặt song song với các vấn đề đói nghèo, đại dịch AIDS... Những vấn đề này đang đe dọa sự tồn tại và phát triển của trái đất, vì vậy, bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với bảo vệ môi trường sống, bảo đảm mọi người dân được sống trong môi trường trong lành, sạch đẹp, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, đồng thời là nội dung quan trọng của phát triền bền vững. Thứ hai, để phát triển bền vững đất nước, cần phải có sự kết hợp cân đối, hài hòa giữa ba nội dung là: phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, phải xem bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng, không thể tách rời trong quá trình phát triển kinh tế và không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép yếu tố môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển của các cấp, các ngành phải được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách nghiêm túc. Đầu tư cho bảo vệ môi trường cần phải có những chuyển biến rõ rệt trong quan điểm về đầu tư, mức đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư đối với công tác bảo vệ môi trường. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức quốc tế, cá nhân và xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Thứ ba, bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Điều đó, đòi hỏi mỗi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Công tác bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công và hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Bảo vệ môi trường được xem là nét văn hóa, đạo đức của con người trong xã hội văn minh. Con người phải có hành xử văn hóa đối với môi trường, thiên nhiên, không thực hiện các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường mà phải sống hài hòa và thân thiện với thiên nhiên. Thứ tư, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường là việc làm khó khăn, tốn kém. Phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là biện pháp hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Nếu công tác phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường được thực hiện khoa học, nghiêm túc và hiệu quả thì sẽ tiết kiệm được nguồn lực lớn cho công tác khắc phục, phục hồi môi trường sau này. Phải thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường ở ngay từ khâu lập, thẩm định và phê duyệt các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển nhằm tránh và không để xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm trong tươnglai. Thứ năm, bảo vệ môi trường phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài và đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo và quản lý thống nhất của Chính phủ cũng như sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Đây là nhiệm vụ cấp thiết trong bối cảnh ô nhiễm, suy thoái môi trường đang ngày càng nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe, môi trường sống của nhân dân và phát triển bền vững đất nước. Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường hiệu quả, cần xác định những vấn đề ưu tiên, trọng tâm và cấp bách để xử lý, giải quyết, tránh thực hiện dàn trải. Thứ sáu, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, đại diện cho nhân dân quản lý và bảo vệ môi trường, đem lại môi trường trong lành, sạch đẹp. Tăng cường quản lý nhà nước là cần thiết và là nhiệm vụ cấp bách để đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, kết hợp giữa quản lý tài nguyên với bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực của bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý môi trường. Thứ bảy, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế, chính sách, khuyến khích cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các đoàn thể nhân dân đối với bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Mọi tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, phục hồi, bồi thường thiệt hại. Môi trường là tài sản quốc gia, Nhà nước với tư cách là đại diện có trách nhiệm quản lý và bảo vệ môi trường sống cho nhân dân, có quyền buộc các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường, khắc phục và phục hồi môi trường. Đảng ta cũng chỉ ra mục tiêu bảo vệ môi trường về cơ bản, lâu dài là phải đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường và sống trong môi trường trong lành, sạch, đẹp và thân thiện với thiên nhiên. Mục tiêu này bao trùm lên toàn bộ các hoạt động bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, mục tiêu trước mắt là phải ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra; khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phụchồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái; quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Những hạn chế trong thực hiện và nguyên nhân Thời gian qua, nhờ tập trung thực hiện có hiệu quả trong thực tế các mục tiêu, quan điểm của Đảng, công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt những tiến bộ rõ rệt. Hệ thống các quan điểm, mục tiêu, giải pháp; hệ thống pháp luật, tổ chức và nhân lực cho bảo vệ môi trường được xây dựng, liên tục bổ sung và hoàn thiện đã góp phần hạn chế các tác động tiêu cực lên môi trường. Bên cạnh những thành tựu rất cơ bản, tình trạng môi trường trong mấy năm gần đây vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, nguyên nhân chính là do sự phát triển thiếu bền vững. Có hơn 90% số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Hơn 70% các khu công nghiệp, hơn 90% các khu đô thị, dân cư không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết các làng nghề đang trong tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường. Có hơn 4.000 cơ sở đang hoạt động thuộc diện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Hầu hết các bãi chôn lấp chất thải rắn còn thô sơ, không bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật. Phần lớn chất thải nguy hại còn tồn đọng mà chưa có hướng giải quyết. Hậu quả là nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng, nhiều nơi nguồn nước mặt, nước ngầm bị nhiễm độc. Không khí ở nhiều đô thị không còn bảo đảm chất lượng. Nhiều bệnh tật nguy hiểm xuất hiện. Theo tính toán của các chuyên gia, trong 20 năm qua, mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường tăng khoảng 10 - 15 lần. Điều dễ nhận thấy là, do chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực và giải pháp để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái kinh tế, tụt hậu, trong một thời gian dài môi trường đã không được quan tâm đúng mức. Kết cấu hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp không có các công trình bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường dẫn đến việc tồn tại nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Năng lực tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ở nước ta còn yếu. Cả nước hiện có khoảng 200.000 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp có quy mô lớn, có khả năng tài chính chỉ chiếm khoảng 25%, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (có số vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng, hoặc số lượng lao động trung bình hằng năm dưới 300 người). Khi tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh, thông thường chủ các doanh nghiệp sẽ tập trung cho phát triển sản xuất, kinh doanh, mà không chú trọng những mục tiêu môi trường. Kết quả của đợt khảo sát về công tác bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam của Cục Bảo vệ môi trường vừa qua cho thấy, hầu hết các ban quản lý khu công nghiệp đều không có bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường. Công nghệ sản xuất ở một bộ phận lớn các doanh nghiệp vẫn là công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, năng lượng và sinh ra nhiều chất thải. Theo đánh giá của nhiều tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp có công nghệ cao ở nước ta chỉ khoảng 20%, trong khi đó ở Phi-lip-pin, con số đó là 29%, Ma-lai-xi-a: 51% và Xin-ga-po: 73%. Công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường hiện vẫn là “xa xỉ” đối với phần lớn các doanh nghiệp. Sự ô nhiễm từ làng nghề có nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị, công nghệ sản xuất rất lạc hậu. Tại các làng nghề tái chế thép dân dụng, người ta sử dụng chủ yếu các thiết bị cũ kỹ, lạc hậu nhập từ Trung Quốc; trong chế biến lương thực thì chủ yếu sử dụng máy móc tự tạo, hiệu suất rất thấp. Điều này đã tạo thêm hậu quả xấu về ô nhiễm môi trường lao động cho những người nghèo trong xã hội. Việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường thời gian qua còn yếu kém, một phần do năng lực hạn chế của Nhà nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Quan điểm phát triển bền vững của Đảng chưa được nhận thức, tiếp thu và coi trọng. Nhiều cấp lãnh đạo của các bộ, ngành, các tỉnh và thành phố vẫn coi phát triển kinh tế là ưu tiên số một. Phát triển kinh tế trước, xử lý ô nhiễm môi trường sau, trong khi phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường. Tư tưởng này đã dẫn đến sự thỏa hiệp các mục tiêu môi trường để nhận lấy những lợi ích về kinh tế. Ở nước ta, rừng vẫn đang bị tàn phá, đa dạng sinh học bị đe dọa, môi trường đất, nước ở nông thôn đang xấu đi do sử dụng phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý. Ở khu vực đô thị, rác thải vứt bừa bãi, ô nhiễm không khí do sinh hoạt đang là vấn đề bức xúc. Nguyên nhân của các vấn đề này là do những hạn chế trong năng lực tuân thủ pháp luật về môi trường của cộng đồng dân cư. Một bộ phận người dân vẫn còn nghèo, sống chủ yếu dựa vào môi trường, vì mưu sinh mà phá hoại môi trường. Những người nghèo ở vùng miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên, vì không có đất canh tác nên đã phá rừng để trồng trọt. Phương thức canh tác du canh du cư không bền vững, hủy hoại tài nguyên mà vẫn không thoát được nghèo. Người nghèo ở vùng ven biển, sống chủ yếu dựa vào đánh bắt ven bờ, sử dụng những phương tiện đánh bắt hủy diệt gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, làm cho bản thân họ ngày càng nghèo thêm. Người nghèo ở khu vực đô thị, do không có điều kiện phải sống ở những nơi “ổ chuột”, phải sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sinh hoạt, trốn tránh nộp phí thu gom rác thải bằng việc vứt rác bừa bãi. Nhận thức của cộng đồng về lợi ích bảo vệ môi trường còn hạn chế. Một bộ phận người dân vẫn thích ăn thịt thú rừng, dùng thú rừng để chữa bệnh, mà không biết đã góp phần săn bắt động vật hoang dã trái phép, thích dùng các loại gỗ quý hiếm để làm nhà mà không nghĩ mình đã tiếp tay cho lâm tặc. Nhận thức về vệ sinh môi trường quá thấp, thói quen sinh hoạt bừa bãi ở một số vùng nông thôn cũng là vấn đề lớn gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tác hại đến sức khỏe con người. Theo thống kê từ dịch tả năm 2008 cho thấy, có xã có đến 100% số hộ gia đình không có, hoặc có nhà vệ sinh không hợp vệ sinh, mặc dù đây không phải là những hộ nghèo, xã nghèo. Nhận thức hạn chế về môi trường cũng dẫn đến hành vi gây ô nhiễm, phóng uế nơi công cộng, tại các điểm danh lam thắng cảnh. Trong nông nghiệp do nhận thức và hiểu biết hạn chế đã dẫn đến việc sử dụng không đúng cách các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, môi trường nước. Thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp Để nhanh chóng khắc phục những yếu kém, thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong thực tế các mục tiêu, quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải tập trung thực hiện kiên quyết, đồng bộ các giải pháp sau: Một là, tích cực phòng ngừa ô nhiễm môi trường, lồng ghép yêu cầu môi trường ngay từ khâu xây dựng, phê duyệt chiến lược, quy hoạch và dự án phát triển, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm ở các cấp quốc gia, ngành, địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các công trình xây dựng, các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Hai là, ưu tiên phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng, các hệ sinh thái bị suy thoái nặng như các địa điểm khai thác khoáng sản, biển và ven biển, các thành phố lớn. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư do chất thải trong sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp gây ra. Từng bước khắc phục các khu vực bị nhiễm độc do hậu quả chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh. ứng phó sự cố môi trường và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm môi trường do lũ lụt. Bảo đảm tính hiệu quả, bền vững trong khai thác và sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên trước mắt cũng như lâudài. Ba là, hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, từ bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, thiếu vệ sinh, các hủ tục trong mai táng. Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản, khu phố sạch, đẹp đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường. Thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để bảo vệ môi trường các khu di tich lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Bốn là, xây dựng và hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngăn chặn việc lợi dụng rào cản môi trường trong xuất khẩu hàng hóa làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh. Hình thành các cơ chế công nhận, chứng nhận phù hợp với điều kiện trong nước và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Tăng cường năng lực kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ bên ngoài vào nước ta. Năm là, chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào các sông, kênh, rạch, ao, hồ; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường các lưu vực sông. Thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, nhất là với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời đối với những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có giải phắp khắc phục có hiệu quả. Tăng cường lượng cây xanh dọc các tuyến phố và vành đai xanh xung quanh đô thị. Sáu là, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, rừng ngập mặn; hạn chế đến mức thấp nhất việc mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng; đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập mặn; phát triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất và sa mạc hóa đất đai. Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ; ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản; quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập nước. Bảy là, đưa nội dung môi trường và bảo vệ môi trường vào trường học. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của các tổ chức, xã hội, đoàn thể, các hoạt động, phong trào, diễn đàn về bảo vệ môi trường. Xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường để xem xét, công nhận làng, xã, gia đình văn hóa. Khen thưởng, tuyên dương các hoạt động, điển hình tốt trong bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững./. Năm 2009, trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đã tác động trực tiếp đến báo chí cả nước nói chung và của tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Trước tình hình đó, các cơ quan báo chí địa phương luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng, vừa là diễn đàn của nhân dân. Tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HCM, các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình hành động, văn bản chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng, Nhà nước; góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, biểu dương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, tích cực tuyên truyền các giải pháp của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn suy thoái, góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, báo chí tỉnh nhà còn tuyên truyền có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực xã hội khác, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm sai trái. Việc thông tin báo chí đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Sóc Trăng đến bạn bè trong và ngoài nước. Năm 2009, các cơ quan báo chí Sóc Trăng đã có trên 8.000 tin bài, phóng sự phản ảnh kịp thời và chính xác các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, tuyên truyền về các đề án, dự án trọng điểm của tỉnh,…Đặc biệt đi sâu công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cải cách hành chính,… Qua đó kịp thời biểu dương nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực gắn với dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn và những sự kiện quan trọng của tỉnh đi đôi với việc lên án, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, các tiêu cực xã hội,… tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt, việc tăng từ 2 lên 3 số báo chữ Việt/ tuần đã phục vụ tốt hơn cho việc thông tin nhanh nhạy kịp thời và đầy đủ đến cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Đối với các cơ quan báo chí trung ương, địa phương khác có trên 700 tin, bài viết về tỉnh Sóc Trăng. Nội dung các tin, bài phong phú, đa dạng phản ánh đầy đủ tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Một số bài viết rất sâu sắc về con người, nét văn hóa đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng; nêu nhiều tấm gương tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo lời Bác. Bên cạnh đó các báo trung ương cũng có nhiều tin, bài phản ánh các vấn đề tiêu cực trong tranh chấp đất đai, tài sản, quyền thừa kế,… Công tác quản lý nhà nước về báo chí tiếp tục được tăng cường. Công tác xây dựng các VBQPPL và các Đề án, Dự án được thực hiện có hiệu quả như Quy hoạch hệ thống báo chí in và Quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí của địa phương, QLNN tốt đối với các cơ quan báo chí trung ương và khu vực tại địa phương. Nhìn chung, năm 2009 là năm báo chí TW và địa phương đã thực sự đồng hành cùng chính quyền địa phương vượt qua khó khăn mang lại thành công chung của tỉnh. Báo chí Sóc Trăng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương lớn của tỉnh đến nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về tinh thần, trách nhiệm của nhân dân từ đó tạo chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, hành động của người dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Thưa các đồng chí! Chúng ta đã có những thành tích đáng biểu dương, tự hào và đầy khích lệ trong năm 2009, song chúng ta cũng phải thẳn thắn nhìn nhận những tồn tại chưa giải quyết được như: tính chiến đấu ở một số ít bài chưa cao, nhất là về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng và một số vấn đề tiêu cực khác; việc biên tập, kiểm soát tin, bài, ảnh… từng lúc chưa chặt chẽ, dẫn đến sai sót; công tác xây dựng cơ bản và triển khai Đề án, Dự án còn chậm; trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế… Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về báo chí mặc dù từng bước hoàn thiện nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn công tác quản lý, thực tiễn phát triển của hoạt động thông tin, báo chí trong tình hình mới; một số chương trình sinh hoạt định kỳ của các Chi hội và CLB chưa đạt hiệu quả cao…Vì thế, trong năm 2010, tôi đề nghị các đồng chí làm công tác báo chí cần quan tâm tập trung thực hiện một số nội dung, mục tiêu trọng điểm sau đây: Một là, đối với các cơ quan báo chí: Thứ nhất, đối với Báo Trung ương: Tiếp tục duy trì những tuyến tin chuyên sâu, phản ánh các mặt của địa phương như các hoạt động Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; Công tác xoá đói, giảm nghèo, việc thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương đối với vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững ổn định an ninh chính trị tự tại địa phương; Duy trì mối quan hệ tốt với địa phương, các sở, ban ngành, cộng tác với tạp chí, tạp san và các trang thông tin điện tử trong tỉnh. Thứ hai, đối với Báo Sóc Trăng và Tạp chí Văn nghệ Sóc Trăng: Bám sát định hướng của Tỉnh ủy – UBND tỉnh tiếp tục tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh thành tựu tỉnh nhà đạt được năm 2010, kết quả 5 năm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; tập trung tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; tuyên truyền về các ngày lễ kỷ niệm và các sự kiện trọng đại của tỉnh và của đất nước; tiếp tục tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phát hiện và nêu những tấm gương điển hình tiên tiến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt khi tuyên truyền trên báo chí, tránh lối viết chung chung, mà nên bám sát các điển hình tiên tiến , những tấm gương thật cụ thể trong cuộc sống đời thường xem họ đã học và làm theo tấm gương của Bác như thế nào, từ đó góp phần nhân rộng ra toàn xã hội. Ngoài ra cần quan tâm triển khai đề án phát triển Báo Điện tử tỉnh Sóc Trăng trong thời gian sớm nhất. Thứ ba, đối với Đài Phát thanh Truyền hình Sóc Trăng: thực hiện tốt chức năng thông tin và định hướng dư luận, phải giúp người dân nhận thức đúng đắn về những khó khăn, thách thức phải vượt qua, từ đó tăng cường đoàn kết, phấn đấu toàn diện trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Bám sát các sự kiện xảy ra trong đời sống hàng ngày để thông tin nhanh, đầy đủ và kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu của bạn nghe và xem đài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực; cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội góp phần thực hiện dân chủ hóa xã hội. Không chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận bạn nghe, xem đài, không vì lợi nhuận, vì lợi ích kinh tế cục bộ mà xa rời chức năng, nhiệm vụ, thương mại hóa; không để chương trình chính luận thấp so với các chương trình giải trí. Bên cạnh đó, từng bước nâng cao chất lượng nội dung, hình thức của các tin, bài, phóng sự; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao đạo đức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên; quan tâm triển khai Dự án công trình xây dựng Trạm phát xạ AM, Dự án đầu tư, mua sắm hệ thống thiết bị truyền dẫn tín hiệu truyền hình,… Hai là, đối với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí: Tiếp tục quán triệt sâu sắc các văn bản, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về một số biện pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về báo chí; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện tốt công tác quản lý, cung cấp và định hướng thông tin cho báo chí để phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, quy chế quản lý nhà nước về báo chí; thực hiện tốt quy hoạch truyền dẫn phát sóng PTTH, quy hoạch báo chí in; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm. Ba là, đối với Hội nhà báo tỉnh: Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, hội viên và những người làm báo. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà báo; đề xuất khen thưởng đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích về hoạt động báo chí và có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm khắc những sai phạm của hội viên. Kính thưa Hội nghị! Xu hướng phát triển mới của thời đại đang đặt ra những thuận lợi và khó khăn mới cho công tác báo chí. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sự hỗ trợ, hợp tác của các cấp, các ngành và nhất là sự phấn đấu nỗ lực quyết tâm cao của tất cả đội ngũ những người làm báo, những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, báo chí Sóc Trăng sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Trước thềm năm mới, thay mặt UBND tỉnh Sóc Trăng, tôi kính chúc các nhà báo lão thành, lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên năm mới có nhiều sức khoẻ và hạnh phúc. Năm mới gặt hái nhiều thắng lợi mới, luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó. với tỉnh Sóc Trăng năm 2007 là năm thứ hai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 theo Nghị Quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ XI. Năm 2008 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, đất nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội. Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn dân quan tâm đến sự nghiệp th«ng tin vµ truyÒn th«ng, luôn tạo điều kiện để ngành Thông tin và Truyền thông phát triển ngày càng lớn mạnh xứng đáng là ngành mũi nhọn, tiên phong của đất nước. KẾT LUẬN CHUNG Qua phân tích trên đây chúng ta có thể thấy rõ thực trạng ô nhiễm môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước . Do vậy Chính Phủ cần tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung và môi trường đô thị nói riêng. Vậy nhiệm vụ của Chính Phủ là phải bảo vệ môi trường song Chính Phủ không thể tự mình làm được tất cả. Do vậy để bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của mọi công dân. Hợp sức cùng nhau không còn là điều lựa chọn mà là điều cần thiết . Bởi vì tất cả chúng ta cùng hít thở một bầu không khí , uống một dòng nước , lao động nghỉ ngơi và giải trí trong cùng một môi trường . Do đó nhà nước cần tiếp tục có chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện hoá chủ trương của Đảng "bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân " làm tốt nhiệm vụ hoá bảo vệ môi trường trước mắt cần xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để phát triển bền vững từ cộng đồng là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển bền vững môi trường đất nước Thế kỷ 21 . Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Văn Duyên cùng các thầy cô giáo và bạn bè đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này . TÀI LIỆU THAM KHẢO Tạp chí bảo vệ môi trường số 15,6 và 10 năm 2001 Báo cáo dự án "điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng và định hướng bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam" Cục môi trường .Báo cáo kết quả quan trắc môi trường . Sách giáo khoa triết học Mác -Lênin-2001- ĐHQLKDHN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_moi_truong_3422.doc
Tài liệu liên quan