ôn thi cao học môn triết ( câu hỏi - trả lời)Câu hỏi 1
Trình bày những nội dung của Triết học Nho giáo về thế giới. Phân tích những giá trị và hạn chế của nó.
Trả lời:
Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, dưới thời xuân thu, người sáng lập là Khổng Tử (551-479 trước CN). Đến thời Chiến Quốc, Nho giáo được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau: duy vật và duy tâm, trong đó dòng Nho giáo Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận.
+ Trong quan niệm về thế giới, tư tưởng của Khổng Tử luôn có những mâu thuẫn. Trong học thuyết của Nho giáo, Khổng Tử thường nói đến Trời, đạo trời, mệnh trời. Tư tưởng của ông về các lĩnh vực này, không rõ ràng là duy vật hay duy tâm. Mục đích của ông khi bàn đến các vấn đề trên là làm chỗ dựa cho học thuyết và đạo lý của mình, để ông đi sâu vào các vấn đề chính trị - đạo đức xã hội.
+ Một mặt, khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời, ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn vận động, biến hoá không phụ thuộc vào mệnh lệnh của trời. Trời đối với Khổng Tử có chỗ như là một quy luật, là trật tự của vạn vật.
"Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng", " cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi, ngày đêm không ngừng, không nghỉ".
Đây là tư tưởng biện chứng tự phát của ông.
+ Trong học thuyết của Nho giáo kế thừa tư tưởng thời Chu, khái niệm "trời" có ý nghĩa bậc nhất. Nhưng khi giảng giải đạo lý của mình, Khổng Tử lại không nói rõ ràng và có hệ thống. Sau này quan niệm về trời đất đã lần lượt được các danh Nho đời Hán về sau bổ sung.
+ Tư tưởng của Khổng Tử gộp trời đất muôn vật vào một thể Khổng Tử thường chú ý đến tính chất động nhiều hơn tính chất tĩnh. Quan niệm về vấn đề này biểu hiện đầy đủ, rõ ràng và bao quát bằng từ "Dịch". Dịch là đổi, bao hàm cả ý nghĩa thay đổi, trao đổi, biến đổi. Nguyên lý phép tắc của nó được ghi trong Kinh Dịch.
+ Khổng Tử cho rằng trời có ý chí, có thể chi phối vận mệnh của con người. Đó là quan điểm về "Thiên mệnh". Ông tin vào vũ trụ quan "Dịch", cuộc vận hành biến hoá không ngừng sâu kín, mầu nhiệm của vũ trụ, con người không thể cưỡng nổi. Ông nói: "Than ôi, trời làm mất đạo ta", "mắc tội với trời không thể cầu ở đâu mà thoát được". Ông cho rằng mỗi cá nhân, sự sống - chết, phú quý hay nghèo hèn đều là do "Thiên mệnh" quy định. Phú quý không thể cầu mà có được, do vậy bất tất phải cầu. Tin vào "Thiên mệnh", Khổng Tử coi sợ "mệnh trời", hiểu biết "mệnh trời" là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện là người quân tử.
Đó là yếu tố duy tâm khách quan trong quan điểm của ông.
Tuy nhiên, Khổng Tử lại cho rằng con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể thay đổi được cái "Thiên tính" ban đầu. Ông nói, con người lúc sinh ra, cái "tính" trời phú cho là giống nhau nhưng trong quá trình tiếp xúc, học tập nó làm cho họ khác nhau, có kẻ trí, có người ngu ("Tính tương cận, Tập tương viễn"). Đây là mặt tích cực, chỗ "thêm vào" của Khổng Tử so với quan niệm "mệnh trời" trước đó.
+ Đối với quỷ thần, Khổng Tử tỏ ra có thái độ hoài nghi về sự tồn tại của quỷ thần cho nên một mặt ông chủ trương tôn kính, một mặt lại xa lánh và cảnh giác. Quan niệm quỷ thần của ông có tính chất lễ giáo hơn tôn giáo. Ông cho rằng quỷ thần là do khí thiêng trong trời đất tạo thành. Tuy nhiên, không thể nhìn thấy cũng như không nghe thấy, thể nghiệm mọi vật mà không bỏ sót nhưng mọi người đều cung kính trang nghiêm để tế tự thì quỷ thần cả ở bên tả, bên hữu mình. Mặt khác, ông lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối cuộc sống con người, ông mê tín quỷ thần: "kính nhi viễn chi".
Như vậy mội mặt Khổng Tử tuyên truyền sức mạnh của quỷ thần, nhưng mặt khác ông lại nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động con người trong đời sống. Đây là một bước tiến bộ, một sự đổi mới về nội dung, quyền uy của "ý trời", quỷ thần đã bị hạn chế một phần. Tóm lại, học thuyết Nho giáo nói về tự nhiên không nhiều. Những người sáng lập Nho giáo thừa nhận có "thiên mệnh", nhưng đối với quỷ thần lại xa lánh, kính trọng. Lập trường của họ về vấn đề này rất mâu thuẫn. Điều đó chứng tỏ tâm lý của họ là muốn gạt bỏ quan niệm thần học thời Âu Chu nhưng không gạt nổi. Quan niệm "thiên mệnh" của Khổng Tử được đời Hán Đổng Trọng Thư hệ thống hoá, xây dựng thành nội dung triết học duy tâm trong hệ
26 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi cao học môn triết (Câu hỏi - Trả lời), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m thấy trong tinh thần, trong từ ngữ.
2. Về vấn đề xã hội và đạo đức
a. Xã hội:
+ Ôguýt xtanh cho rằng vương quốc của điều ác là Nhà nước, vương quốc của thượng đée là nhà thờ, ông là người luôn bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội
+ Tômát Đacanh ca ngợi chế độ bất bình đẳng và trật tự đẳng cấp trong xã hội chính quyền của vua chúa là do thượng đế sáng tạo ra. Dân phải phục tùng vua, vua phải phục tùng giáo hoàng La mã
+ Rôgiê Bêcơn: Đã dũng cảm lên án những tội lỗi của bọn giáo sĩ và bọn phong kiến áp bức, bênh vực quyền lợi nhân dân lao động
b. Đạo đức học:
Đạo đức học thời kỳ này được xem là phương tiện để thực hiện những mệnh của tôn giáo, đạo đức học gắn với thần học
+ Ôguýt xtanh: Phân biệt sự khác nhau giữa thực thể thể chất và thực thể tinh thần của con người. Ông coi thực tế thể chất là tội lỗi cho nên ???thể thể chất không thể nảy sinh ra đạo đức. Sự can thiệp của chúa vào mối quan hệ người với người là tiền đề hình thành đạo đức.
+ Tômát Đacanh: Đạo đức chính là phẩm chất linh hồn. Với sự giúp đỡ của nó con người sẽ sống trong trắng và thông qua nó thần linh sẽ tác động vào hạnh phúc, hy vọng, tình yêu niềm tin là những phẩm chất cao cả qua đó quan hệ giữa con người và thần linh được xác định
* Nhân tố hợp lý của đạo đức học trung cổ là có thiên hướng bàn về lý tính tiến lên phía trước trong thái độ thừa nhận những tiêu chuẩn ở bên ngoài cá nhân phân biệt cái thiện và cái ác.
· Nhân tố hợp lý còn thể hiện ở chỗ có xu hướng nghiên cứu đạo đức như là một hệ thống nguyên tắc khách quan, ước định trước và có ý nghĩa chung
· Thượng đế là nguyên tắc tối cao của đạo đức. Ý chí của thượng đế là hiện thân của sự tốt lành, của cái thiện, cội nguồn của hạnh phúc.
Câu 9: Trình bày và đánh giá những nội dung cơ bản của triết học (T) đề cactơ (Đ)
1. Giới thiệu về Đề Cactơ (1956 - 1650)
- Là nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại người Pháp, là cha đẻ của triết học khoa học hiện đại
- Cùng với Bêcơn tạo ra 1 cuộc CM trong lịch sử triết học Tây Âu hiện đại
- Có các tác phẩm nổi tiếng: Các quy tắc chỉ đạo lý tính (1630), thế giới (1633) các nguyên lý triết học (1644), suy diễn về phương pháp (1638)…
2. Nội dung chính:
2.1. Quan niệm của Đề Cactơ về bản chất và vai trò của triết học
- Vai trò: Đề Cactơ đặc biệt đề cao vai trò của triết học đối với đời sống con người. Đề Cactơ nhấn mạnh tính thống nhất hữu cơ của mọi khoa học, thế giới hiện thực và con người như một chỉnh thể thống nhất. Toàn bộ thế giới quan khoa học của con người như 1 cái cây
hoa lá: khoa học khác
Thân: vật lý học
rễ: siêu hình học
Nghĩa hẹp: triết học phục vụ chúng ta thông qua các khâu, khâu sau phụ thuộc khâu trước và ngược lại hay nói cách khác 1 cách gián tiếp, trồng cây để thưởng thức hoa quả, nếu không có bộ rễ tốt, thì không có hoa quả ngon được
Nghĩa rộng: triết học đem lại lợi ích thiết thực cho đời sống
- Nhiệm vụ:
1. Xây dựng những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản làm cơ sở khoa học phát hiện ra chân lý phát triển chúng
2. Giúp con người thống trị và làm chủ được giới tự nhiên trên cơ sở nhận thức quy luật của nó
* Đánh giá:
+ Những quan niệm trên đâu của Đề Cactơ về bản chất, vai trò, nhiệm vụ của triết học mang đầy tính cách mạng. Nó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của sự phát triển khoa học đối với đời sống xã hội, đồng thời là bước tiếp cận ban đầu cho 1 quan niệm duy vật về bản chất và nhiệm vụ của triết học - coi triết học là con người, do con người, vì con người
+ Theo tư tưởng của Đề Cactơ về mối quan hệ giai cấp thống trị - khoa học khác, chúng ta thấy rằng, rõ ràng hiện nay mối quan hệ giữa chúng đã có nhiều biến đổi nhưng xét về phương diện lịch sử tư tưởng trên đây của Đề Cactơ là hợp lý và tất yếu.
2.2. Xuất phát từ quan niệm về bản chất và vai trò của triết học, Đề Cactơ đặt nhiệm vụ phải xây dựng 1 triết học mới
2.2.1. Đề Cactơ bắt đầu từ việc phê phán mạnh mẽ các tư tưởng của giáo hội và kinh viện đặt tất cả mọi tri thức mà con người đã đạt được từ trước tới giờ dưới sự phê phán của lý tính
- Phải coi lý tính, trí tuệ con người là toà án thẩm định và đánh giá mọi tri thức, quan niệm mà nhân loại đã đạt được, nghi ngờ mọi cái mà thường ngày ta vẫn cho là đúng.
- Đề Cactơ nhấn mạnh: Nghi ngờ là để tìm ra chân lý, đó chỉ là tiền đề, chứ không phải là kết luận
· Mệnh đề: "Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại" (Cogito, Ergosum) là mệnh đề đúng đắn đầu tiên mà không ai có thể nghi ngờ là bác bỏ được, là điểm xuất phát của Đề Cactơ. Từ đó Đề Cactơ xây dựng toàn bộ toà nhà thế giới quan của mình như 1 chỉnh thể
* Đánh giá:
+ Đề Cactơ đã sai lầm khi chứng minh sự tồn tại của con người thông qua tư duy Ông đã chứng minh sự tồn tại của mọi SV khác thông qua ý niệm về chúng trong ý thức của con người. Ví dụ như: Lửa là 1 vật có thực vì nếu lửa không có thực thì tại sao ai cũng có 1 ý tưởng nhất định về nó, hay con bò là vật có thực vì…
® Như vậy bằng phương pháp quy nạp không hoàn toàn ông cho rằng tất cả TG hiện thực chỉ là sản phẩm tư duy của ông. Nhưng ông vẫn coi là khẳng định sự tồn tại khách quan của chúng bên ngoài chúng ta.
+ Mặc dù có những hạn chế nhưng "tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại" có nhiều ý nghĩa to lớn trong bối cảnh lịch sử thời đó.
- Thứ 1: Bằng sự hoài nghi của mình, ông đã chống lại mọi tư tưởng giáo điều, mọi giáo lý của nhà thờ hồi đó.
- Thứ 2: Thể hiện sự đề cao vai trò đặc biệt của lí tính, của trí tuệ con người coi đó là chuẩn mực đánh giá mọi suy nghĩ và hành động con người, khẳng định thời đại mới của triết học bắt đầu
- Thứ 3: Thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa con người - quá trình tư duy của họ. Con người vừa là chủ thể vừa là kết quả quá trình tư duy của mình.
KL: "Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại" đề cao vai trò tích cực của con người đối với thế giới, coi con người là trung tâm của các vấn đề xđặc biệt coi trọng trí tuệ con người, đề cao tư duy khoa học lý luận thực sự là 1 quan niệm trong bối cảnh lịch sử: Tư duy trìu tượng (lý tính) là cơ sở của tồn tại và nhận thức
2.2.2. Siêu hình học và phương pháp luận của Đề Cactơ
* Nhiệm vụ của siêu hình học
- Bản thể luận: Là xây dựng 1 bức tranh khái quát về thượng đế, giới tự nhiên và chính bản thân con người tạo tiền đề cho cái khoa học khác hoàn chỉnh và cụ thể hoá bức tranh đó
- Nhận thức luận: Xây dựng những nguyên lý cơ bản của nhận thức, các quy tắc chủ yếu để hoàn thiện và sử dụng các khả năng nhận thức của con người.
® Đề Cactơ đưa đến sự tồn tại của thượng đế, không có thượng đế tại sao con người ở mọi thời đại, mọi dân tộc lại đều có ý tưởng về Ngài. Từ đó, Đề Cactơ khẳng định sự tồn tại các SV, suy ra ý tưởng của con người về chúng: TG khách quan là tồn tại thực sự. Cách chứng minh trên không có nghĩa là ý tưởng của con người về SV có trước bản thân SV. Cũng giống như cách CM sự có thực của con người đang soi gương thông qua hình ảnh của ta trong gương mà thôi
* Đánh giá:
+ Cách chứng minh của Đề Cactơ mang tính chất hợp lý xác định được sự tồn tại và bản chất của SV của TG, con người chỉ có thể dựa trên sự hiểu biết của mình về chúng, mọi tư tưởng ý niệm đều chỉ là hình ảnh các SV khách quan trong tư duy và ý thức của con người
+ Tuy nhiên nếu chỉ hiểu theo cách thông thường thì sai lầm vì tư tưởng con người không phải là sự phản ánh thụ động mà có tính sáng tạo. Sai lầm này dễ đưa người ta tới 1 thái cực khác là thừa nhận có một số ý tưởng, quan niemẹ chỉ thuộc riêng lý tính con người chứ không phản ánh các SV có thật trong thée giới.
* Con đường của nhận thức: Từ trực quan cảm tính ® tư duy trừu tượng ® thực tiễn
- Đề Cactơ khẳng định "Sự khác nhau cơ bản nhất giữa các SV do thượng đế sáng tạo ra là ở chỗ: Một số các SV là những trí tuệ, hay nói cách khác, những thực thể tư duy, một số các vật khác là những vật thể
- Hai sự vật trên thuộc 2 thực thể khác nhau
+ Thứ nhất: Đó là thực thể tư duy bao gồm toàn bộ các ý niệm, tư tưởng, tổng số các ý thức cá nhân của con người, sự tương đồng giữa chúng.
+ Thứ hai: Đó là thực thể quảng tính (hay vật chất) bao gồm những SV mang tính không gian và thời gian. Các giác quan của chúng ta vì thế có thể cảm nhận được chúng
- Theo định nghĩa của Đề Cactơ, là 1 thế giới độc lập hoàn toàn, không cần và không liên quan đến cái khác mà tự nó có thể tồn tại và phát triển được, 2 thực thể này do thượng đế sinh ra ® thuộc vào thượng đế. Ngoài thượng đế ra, tất cả mọi vật đều thuộc về 1 trong thực thể trên.
- Con người là 1 vật đặc biệt thuộc về cả 2 chúng. Từ lập trường nhị nguyên luận trong việc xem xét mối quan hệ giữa 2 thực thể trên, Đề Cactơ với con người như sự liên kết nhờ thượng đế, linh hồn và thể xác như 2 mảnh hoàn toàn tách rời nhau vì "Bản chất của thực thể tinh thần hoàn toàn không phụ thuộc vào cơ thể con người". Thế giới được thể hiện trong tư tưởng của Đề Cactơ là:
Thượng đế
Thực thể quảng tính
Thực thể
- Lập trường nhị nguyên luận của Đề Cactơ có cơ sở trong "Tôi suy nghĩ, vâỵ tôi tồn tại" Đề Cactơ chỉ ra rằng mỗi tư duy và ý thức con người mà không đề cập đến con người cả về thể lực lẫn trí lực như 1 chỉnh thể, là phương pháp tối ưu mà chúng ta có được để nhận thức linh hồn và phân biệt với thể xác.
* Đề Cactơ tìm cách xây dựng 1 hệ thống phương pháp luận mới làm nền tảng cho sự phát triển các khoa học thời đó. Ông nhấn mạnh "cần phải học logic, nó chỉ là 1 dạng phép biện chứng làm phương tiện truyền đạt cho người khác những điều đã rõ… ý nói đến 1 logic dạy cách vận dụng lý tính 1 cách tốt nhất nhằm nhận thức những chân lý mà ta chưa biết…
* Đề Cactơ đặc biệt đề cao vai trò của phương pháp diễn dịch mặc dù không phủ định hoàn toàn vị trí của phương pháp quy nạp và nhận thức cảm tính. Diễn dịch là 1 quá trình suy diễn logic có sự tham gia trực giác dựa/ các tư liệu về SV mà ta chưa lưu lại bằng trí nhớ
Tóm lại:
+ Phương pháp luận của Đề Cactơ, mặc dù có nhiều hạn chế nhưng có nhiều tích cực và cách mạng. Ông đã nhận thấy những hạn chế của của các phương pháp kinh viện truyền thống và tìm cách xây dựng 1 phương pháp luật mới đáp ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học sau trung cổ
+ Đề Cactơ đã hiểu được vai trò đặc biệt của trí tuệ con người, của tư duy lý luận trong việc giải quyết mọi vấn đề. Những tư tưởng phương pháp luận của ông có ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển khoa học và kỹ thuật sau này.
Câu 10: Trình bày và đánh giá nội dung cơ bản của triết học Hêghen
Giác giơ Vinhem Phrictrich Hêghen (1770 - 1831) là nhà triết học tiêu biểu nhất của nền triết học cổ điển Đức. Phép biện chứng là thành quả quan trọng nhất của triết học Hêghen. Hêghen coi triết học là lĩnh vực tối cao của hoạt động tinh thần, là khoa học tạo thành trung tâm của toàn bộ văn hoá tinh thần của mọi khoa học và mọi chân lý
- Trong vấn đề về bản nguyên đầu tiên của thế giới. Quan điemẻ của Hêghen có rất nhiều điểm tương đồng với học thuyết platon. Ông cho rằng nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội là ý niệm tuyệt đối. Và từ điểm xuất phát này ông đã xây dựng một hệ thống triết học duy tâm khách quan.
- Tuy nhiên ông lại là một nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Macxit. Thành tựu quan trọng của triết học Heghen là phương pháp biện chứng mà hạt nhân hợp lý của nó là tư tưởng về sự phát triển, phương pháp biện chứng được thể hiện xuyên suốt toàn bộ triết học của ông từ logic học, triết học tự nhiên đến triết học tinh thần.
+ Trong logic học: Khi trình bày "ý niệm tuyệt đối" vận động và phát triển, Hêghen cho rằng đó là sự tự vận động nội tại của ý niệm tuyệt đối. Tự vận động là sự thay đổi hình thức khác nhau của "ý niệm tuyệt đối" vận động và phát triển, Hêghen cho rằng đó là sự thay đổi hình thức khác nhau của ý niệm tuyệt đối. Tự vận động là sự thay đổi hình thức khác nhau của "ý niệm tuyệt dodói". Lênin đã tìm thấy hạt nhân hợp lý trong phương pháp biện chứng của Hêghen là sự tự vận động và nội dung hợp lý sâu sắc là mối liên hệ tất yếu, là nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau.
Hạt nhân hợp lý trong logic học của Hêghen là phù hợp với quá trình suy nghĩ của con người. Mới nhìn vào sự vật thấy tồn tại, đi sâu vào sự vật thì ra bản chất, khi nắm bản chất ta rút ra khái niệm
Trong logic học ở phần tồn tại, Hêghen đã diễn đạt các phạm trù chất, lượng, độ và tư tưởng biện chứng về sự chuyển hoá từ lượng đến chất và ngược lại. Ở phần bản chất, Hegh đã diễn đạt các phạm trù bản chất, hiện tượng, quy luật, khả năng và hiện thực, nguyên nhân và kết quả và trình bày học thuyết mâu thuẫn nguồn gốc của sự phát triển. Ở phần khái niemẹ Hêghen đã diễn đạt các phạm trù cái chung và cái riêng, quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, đã diễn đạt các nguyên lý sự hoạt động có mục đích của con người. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tổng hợp lại quan niệm phát triển và tư cách là phủ định của phủ định. Khoa học logic phương pháp biện chứng của Hêghen còn được thể hiện ở chỗ ông đặt ra vấn đề sự thống nhất của quá trình logic với quá trình lịch sử, logic học, nhận thức luận đều là sự tổng hợp của quá trình lịch sử. Ông nêu lên tư tưởng thống nhất giữa phép biện chứng, logic học và lý luận nhận thức.
+ Trong triết học tự nhiên, hạt nhân hợp lý của phép biện chứng là tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất với vận động, dự đoán không gian, thời gian và vận động có mâu thuẫn bên trong. Ở đó được thể hiện tính thống nhất giữa tính gián đoạn và tính liên tục, là tư tưởng cho rằng sự khác biệt hoá học về chất bị phụ thuộc vào những thay đổi về lượng về tính biện chứng của quá trình hoá học, về mối liên hệ giữa hoá học và vật lý. Quá trình hoá học là khâu cuối cùng cho đời sống hữu cơ
+ Trong triết học tinh thần, hạt nhân hợp lý của Hêghen ở chỗ coi sự phát triển của lịch sử là hợp quy luật, sự tồn tại của lịch sử không tuần hoàn mà đi lên, mỗi thời đại lịch sử đều có đặc điểm riêng, quá trình phát triển của lịch sử là có kế thừa.
Như vậy Heghen đã có công nêu ra các phạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng nhưng là phép biện chứng duy tâm. Mặc dù vậy ông vẫn là người đầu tiên trình bày toàn bộ thế giới tự nhiên, lịch sử và tinh thần dưới dạng một quá trình vận động, biến đổi phát triển và cố gắng vạch ra mối liên hệ bên trong của sự vận động và phát triển ấy. Hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Heghen là tiền đề cho sự phát triển học thuyết về phép biện chứng của Mác- Anghen sau này.
Câu hỏi 11: Trình bày là đánh giá những nội dung cơ bản của triết học hiện sinh của J.P.Salrtlre.
Trả lời
Sự hình thành của triết học hiện sinh:
- Trong vấn đề con người vá xã hội, giai cấp tư sản không muốn thừa nhận qui luật của sự phát triển nên họ đề cao chủ nghĩa phi duy lý, do đó hình thành trào lưu triết học nhân bản phi duy lý Người sál-lg lập chủ nghĩa phi duy lý là Sôpenhauơ. ông cho rằng thế giới không có lý tính mà chỉ có "ý chí '.ý chí là khí thể lan toả trong cả thế giới tự nhiên và xã hội. Một trong những biểu hiện của trào lưu này là triết học hiện sinh.
- Triết học hiện sinh là biểu hiện rõ ràng nhất sự khủng hoảng tinh thần của xã hội tư bản hiện đại Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. sự sụp đổ của của các giá trị và các khái niệm cũ do sự phát triển của khao học kỹ thuật là cơ sở phát triển của triết học hiện sinh.
- Khởi đầu của triết học hiện sinh là Kiếcơgo , người xây dựng những phạm trù hiện sinh như cái phi lý, lo âu, tuyệt vọng. ông là người đầu tiên dùng thuật ngữ hiện sinh là phương thức tồn tại của cá nhân con người. Đấu thế kỷ XX, Huxeclơ đã đem hiện tượng học làm cơ sở phương pháp luận cho triết học hiện sinh. Xáctơrơ(1905- 1980) đã xây dựng hoàn chỉnh triết học hiện sinh này. Tuy vậy việc đưa ra các khái niệm hiện sinh là khó vì số lượng các vấn đề triết học đó đặt ra quá lớn.
Đặc trưng của triết học hiện sinh là: ý thức thuần tuý về bản thân, là sự tồn tại đích thực của nhân cách con người.
- Triết học hiện sinh coi sự tồn tại của con người là hiện thực tuyệt đối và duy nhất . Những người hiện sinh cho rằng thế giới và các vấn đề của nó chỉ tồn tại khi nó chạm đến tôi, đến sự tồn tại của tôi. Con người là kẻ cô đơn bị vứt bỏ giữa một thế giới xa lạ và thù địch với nó , người hiện sinh gọi đó là cái "không phải tôi". Con người tưởng đã trinh phục được thế giới xa lạ đó bằng khoa học kỹ thuật. Nhưng giờ đây nó kinh hoang nhận ra rằng cái "không phải tôi" đã nổi dậy chống lại cái "tôi". ý thức ngước khốn của con người bị áp lực bên ngoài cảm thấy tuyệt vọng với thế giới bên ngoài, do đó toan ẩn trốn vào bên trong. Nhưng ngay ở đây con người cũng không cảm thấy yên tĩnh và bên trong nó cũng trống rỗng. Con người chìm đám trong đau khổ giữa nó với thế giới của nó, giữa nó và những người khác. . .Do đó con ngươừl tuyệt vọng khủng hoảng trước sự không tồn tại, lo âu trước cái chết.
Triết học hiện sinh coi con người là tự do- một thứ bẩm sinh, tuyệt đối. Để có được cuộc sống đích thực, đeer co tự do, con người phải "dấn thân" vào một thế giới xa lạ với nó, như ở trong ngục tù không có lối ra. Để thử tránh khỏi bản thân mình, con người thích ứng với thế giới, học sử dụng công cụ, sống hào lấn với người khác. Như vảy , ban đầu con người tìm được một sự yên tĩnh giả tạo, tạm thời. Cuối cùng nỗi khổ, sự lại âu vẫn trở lại với con người. Chủ nghĩa hiện sinh tự coi là" triết học của cái phi duy lý".
Câu 12. Trình bày nội dung và mục đích nghiên cứu Lịch sử triết học giai đoạn Mác, Ănghen, Lênin.
Giới thiệu
+ Triết học Mac ra đời để xây dựng học thuyết của mình ngang với tầm cao của trí tuệ nhân loại, C.Mác và Ănghen đã kế thừa nhứng thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Triết học cổ điển Đức với vai trò của hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phơiơbac là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Triết học Mac.
+ Sự hình thành tư tưởng Triết học Mac và Ănghen diễn ra dưới sự tác động lẫn nhau với những tư tưởng lý luận về kinh tế, chính trị, xã hội. Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A.Xmit và Đ.Ricácđô là nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển Triết học Mac. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanhximông, SaclơPhuriê, Rôbớtowen là nguồn gốc lí luận trực tiếp của học thuyết Mac về chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Cùng với nguồn gốc lý luận ở trên những thành tựu khoa học cũng góp phần vào sự hình thành và phát triển Triết học Mac. Sau đây ta cùng tìm hiểu về nội dung và mục đích nghiên cứu Lịch sử triết học giai đoạn Mac, Ănghen, Lênin.
Nội dung chính
.Các Mac, Ph.Ănghen và quá trình chuyển biến tư tưởng của ông từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa.
+C. Mac (5.5.1818 – 14.3.1883) sinh trưởng trong một gia đình tri thức ở thành phố Tơrevơ, tỉnh Ranh, gia đình Mac là gia đình Kitô giáo.
+Phriđơrich Ănghen (28.11.1820 – 5.8.1895) sinh ra trong gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Bacmen, do căm ghét sự chuyên chế và độc đoán của bọn quan lại ông đã kiên trì tự học làm khoa học và cải biến xã hội bằng cách mạng.
Đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Thời gian từ năm 1844 đến 1848 là quá trình Mac - ănghen từng bước xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
+Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, Mac đã trình bày những quan điểm kinh tế và triết học của mình thông qua việc phê phán kinh tế chính trị học cổ điển của Anh và tiếp tich phê phán triêt học duy tâm Hêghen; đồng thời ông vạch ra “mặt tích cực của nó” là phép biện chứng.
+Tác phẩm Gia đình thần thánh do Mác ăngghen viết chung được xuất bản tháng 2 1845. Cùng với việc phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của “Phái Hêghen trẻ”, đứng đầu là anh em nhà Bauơ hai ông đã đề xuất một số nguyên lý cơ bản của triết học Macxit và chủ nghĩa cộng sản khoa học.
+Tác phẩm “Hệ tư tưỏng Đức ”đựoc viết vào cuối năm 1845, đầu năm 1846, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Triết học Mac. Tác phẩm này làm sáng tỏ “thế giới quan mới” của mình và những luận điểm xuất phát đã được Mác soạn thảo trong “Luận cương về Phơibac”.
+Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản tháng 2 – 1848, Mac tiếp tục đề xuất các nguyên lý triết học, chủ nghĩa cộng sản khoa học và “chứa đựng những mầm mống của học thuyết được trình bày trong bộ Tư bản sau hai mươi năm trời lao động”
+Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mac, trong đó cơ sở triết học của chủ nghĩa Mac được trình bày một cách thiên tài, thống nhất hữu cơ các quan điểm kinh tế chính trị xã hội. “Tác phẩm này – Lênin nhận định trình bày một cách sáng sủa và rõ ràng thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật triệt để – chủ nghĩa duy vật nào bao quát cả lĩnh vực sinh hoạt xã hội phép biện chứng với tư cách là học thuyết toàn diện nhất và sâu sắc nhất về sự phát triển lý luận đấu tranh giai cấp và vai trò cách mạng-trong lịch sử toàn thế giới – của giai cấp vô sản, tức là giai cấp sáng tạo một xã hội mới, xã hội cộng sản”.
Mac và Ănghen bổ sung và phát triển lý luận triết học
+ Các tác phẩm chủ yếu của Mac như Đấu tranh giai cấp ở Pháp, Ngày 18 sương mù ở Lui Bônâpctơ, Phê phán cương lĩnh Gota… cho thấy việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào công nhân có vai trò quan trọng trong sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mac nói chung và Triết học Mac nói riêng. Lênin đã nhận xét: “về phương diện triết học , nếu như Mac không để lại cho chúng ta một “logic học với chữ L viết hoa” thì Mac để lại cho chúng ta cái lôgic học của bộ Tư bản”.
+ Trong tác phẩm Ngày 18 sương mù ở Lui Bônâpctơ, Mac đã phát triển nhiều nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử như nguyên lý đấu tranh giai cấp là động lực của xã hội có giai cấp đối kháng, nguyên lý về tính tất yếu của chuyên chính vô sản, tháI độ của giai cấp công nhân đối với nhà nước tư sản trong đấu tranh cách mạng…
+ Tác phẩm Nội chiến ở Pháp nhằm tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của công xã và tiếp tục phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về nhà nước cách mạng, về tính tất yếu của chuyên chính vô sản…
+ Năm 1875, C.Mac viết Phê phán cương lĩnh Gota, là tác phẩm lý luận quan trọng nhất sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và bộ Tư bản. Tác phẩm này C.Mac đã làm sâu sắc và phong phú hơn nữa học thuyết về hình thái kinh tế xã hội, phát triển hơn nữa học thuyết macxit về nhà nước về cách mạng và lần đầu tiên trình bày tư tưởng về hai giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
+ Ănghen phát triển Triết học Mac thông qua việc khái quát các thành tựu khoa học và phê phán các lý luận triết học duy tâm, siêu hình và cả những quan niệm duy vật tầm thường ở những người tự nhận là Macxit nhưng lại không hiểu đúng thực chất của học thuyết Mac. Các tác phẩm chủ yếu: Chống Đuyrinh, Biện chứng của tự nhiên, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,…ănghen đã trình bày học thuyết Mac dưới dạng một hệ thống lý luận. Những ý kiến bổ sung, giải thích của ănghen sau khi Mac qua đời đối với một số luận điểm của các ông trước đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mac.
+ Tác phẩm Chống Đuyrinh (ông Đuyrinh đảo lộn khoa học) của Ph.Ănghen được viết vào mùa thu năm 1876 đến giữa năm 1878 là một trong những tác phẩm quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của triết học Mac nói riêng và chủ nghĩa Mac nói chung.
+ Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên được viết nhằm khái quát về mặt triết học những thành tựu về khoa học tự nhiên đạt được vào giữa thế kỉ XIX nhằm bổ sung và phát triển phép biện chứng duy vật.
Sau khi C.Mac mất (1883), Ph.Ănghen tập trung sức lực và trí tuệ để chuẩn bị cho việc xuất bản tập hai và tập ba bộ Tư bản, Lênin đã đánh giá như việc Ph.Ănghen đã xây dựng cho người bạn của minh một đài kỉ niệm vĩ đại và trên đó Ph.Ănghen không ngờ đã khắc luôn tên tuổi của mình và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
2.4 Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện
Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã ké thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ ngiã duy vật triết học triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình.
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Cố nhiên, trong các học thuyết triết học duy vật trước Mác đã chứa đựng không ít những luận điểm riêng biệt thể hiện tinh thần biện chứng; do sự hạn chế của điều kiện xã hội và của trình độ phát triển khoa học nên tính siêu hình vẫn là một nhược điểm chung của chủ nghĩa duy vật triết học trước Mác. Trong khi đó, phép biện chứng lại được phát triên trong cáI vỏ duy tâm thần bí của một số đại biểu triết học cổ điển Đức đặc biệt là trong triết học Hêghen. Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là sự ‘lắp ghép’ phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc. Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen, Mác viết: phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của Hêghen về căn bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyêt ấy từ chỗ nhận thức thế giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người: “Chủ nghĩa duy vật của Mác là thành tịu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một rong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ănghghen đã thực hiện trong triết học.
Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, một giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và với sự phát triển của xã hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào, từ phát triển tự phát lên tự giác.
Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học duy tâm coi triết học là ‘ khoa học của các khoa học’ đứng trên mọi khoa học. mác và Ănghghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Theo Ănghghen, mỗi lần có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó. Ngược lại, triết học Mác lại trở thnhf thế giới quan kho học và phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học.
2.5 Giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác
Sau C.Mác và Ph. Ăngghen, triết học Mác được Lênin bổ sung và phát triển một cách sáng tạo trong tình hình mới.
V.I.Lênin (1870 - 1924) đã vận dụng sáng tạo học thuyết của của Mác để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản rong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông đã có đóng ghóp to lớn vào sự phát triển của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
Trong những tác phẩm lớn ban đầu của mình, như Những người bạn dân là thế nào và họ đã đấu tranh chống những người dân chủ – xã hội ra sao? và Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruve về nội dung đó, Lênin đã vạch trần bản chất phản cách mạng, giả danh “ người bạn của dân” của phái tuý dân Nga vào những năm 90 của thế kỷ 19. Về triết học ông đã phe phán quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử của những nhà dân tuý. Trong cuộc đấu tranh đó, Lênin không những đã bảo vệ chủ nghĩa Mác khỏi sự xuyên tạc của những người dân tuý mà còn phát triển, làm phong phú thêm quan điểm uy vật lịch sử nhất là lý luận về hình thái kinh tế – xã hội của Mác.
Ở nước Nga, sau thất bại của cuộc cách mạng1905 – 1907, những người theo chủ nghĩa makhơ cũng tăng cường hoạt động lý luận. Họ viện cớ “bảo vệ chủ nghĩa Mác”, nhưng thực chất là đã xuyên tạc triết học Mác. Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán xuất bản năm 1990, lênin không chỉ phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình của những người theo chủ nghĩa Makhơ mà còn bổ sung phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên sự phân tích, khái quát nhưngx thành tựu khoa học mới nhất. Định nghĩa của Lênin về vật chất với tính cách là một phạm rù triết học, nhiều vấn đề căn bản của nhận thức luận Macxit đã được làm sâu sắc thêm, nâng lên một trình độ mới. Phương pháp của Lênin tron việc phân tích cuộc khủng hoảng Vật lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vưói sự phát triển của khoa học.
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin phê phán kịch liệt mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác và những người nhân danh lý luận của Mác trên lời nói nhưng thực tế là chủ nghĩa xét lại. Lênin còn chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng và bổ sung phát riển di sản lý luận của Mác và Ănghen để lại. Chính vì thế mà một giai đoạn mới trong sự phát tiển của chủ nghã Mác đã gắn liền với tên tuổi của V.I. Lênin và được gọi là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ những thành quả mà mà chủ nghĩa xã hội dành được, và công cuộc đấu tranh bảo vệ để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thử thách to lớn hiện nay, đòi hỏi các Đảng Cộng sản phải nắm vững lý luận của chủ nghĩa mác – Lênin. Trước hết cần phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng khoa học của nó. Cả những thành công cũng như thất bại trong quá trình đổi mới, “cải tổ” chủ nghĩa xã hội chứng tỏ sự cần thiết phải kiên quyết đáu tranh chông chủ nghĩa xét lại, đồng thời phải phục bệnh giáo điều trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin.
Câu hỏi 13:
Phơibắc (1804-1872) là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và siêu hình học tại Erlangen.
Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán triết học Hêgen~ qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật. Vân đề cai cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhung nôi bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất của Cơ đốc giáo ( 1 841 ), Sơ thảo luận cương vê cải cách triết học (l 842),
Những nguyên lý cơ bán cua triết học về tương lai ( 1 843 ). Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn dối với Mác thời trẻ bới tính kiên định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng.
Mác đã đánh giả cao vai 'trò của Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật. tác phẩm bản chất đạo cơ đốc của phoiơbắc 11 có tác dụng giải phóng và đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua". Tư tưởng duy vật của phoiơbắc có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới quan triết học của Mác và ăng ghen lúc bấy giờ và " là khâu trung gian" giữa triết học của Hê ghen và triết học của Mác và ăng ghen.
Phoiơbắc vẫn chưa vượt khỏi những hạn chế lịch sử của chủ nghĩa duy Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật đó chủ yếu là có tính chất máy móc.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật đó có đặc trưng siêu hình, có nghĩa là không biện chứng.
Thứ ba, chủ nghĩa duy vật đó không triệt để, duy tâm trong cách hiểu về các hiện tượng xã hội.
Trong lác phẩm về p ta đã thấy được những tư tưởng triết học ccủa mác đó - sự vật, thực tại, cái cảm giác được là hoạt động cảm giác của con người. là thực tiễn . không được nhận thức về mặt chủ quan. M quan niệm ban thân hoạt động cua con người là hoạt động khách quan. M cũng phê phán P đã coi quan điểm lý thuyết là quan điểm đích thực của con người, trong khi đó thực tiễn chỉ được ông xem xét và xác định trong cái hình thải biểu hiện Do Thái ban thiu của nó.từ đó M đề cao tầm quan trọng của hoạt động cách mạng" của hoạt động thực tiễn phê phán".
M cho rằng Vấn đề liệu tư duy của con người có đạt được chân lý khách quan hay không không phải là một vấn đê tý thuyết mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiền con người mới cần phái chứng minh tính chân lý, tức là tính thực tại và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. con người tạo nên sự thay đôi của hoàn cảnh và rằng chính nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Sự thay đôi hoàn cảnh với hoạt động của con người hay sự tự thay đối có thế được quan niệm và được hiểu một cách hợp lý chỉ khi coi đó là thục tiễn cách mạng. P đã hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó. Theo M Chính cơ sở trần tục phải được hiểu trong mối mâu thuẫn của nó là sau đó, bằng việc thu tiêu mâu thuẫn, cách mạng hóa nó Do đó một khi khám phá ra gia đình trần tục là bí mật của gia đình thần thánh, thì chính gia đình trần tục phải được thủ tiêu cá về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, bản chất của con người không phải là sự trừu tượng cố hữu trong mỗi cá nhân đơn lẻ. Trong tính thực tại, nó là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Feuerbach không phê phán cái bản chất thực tại này do đó buộc phải : lĩnh cám tôn giáo" là một sản phẩm xã hội, và rằng cá nhân trừu tượng thuộc về một hình thái xã hội nhất định.
Mọi đời sống xã hội về bản chất đều có tính thực tiễn. Mọi bí ẩn dẫn đường lý luận đi đến chủ nghĩa thần bí đều được giai đáp hợp lý trong thực tiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới là xã hội loài người hay loài người xã hội hóa.
Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới theo nhiều cách khác nhau; song vấn đề là cái tạo nó.
Câu hỏi 14: Một trong những tác phẩm lớn của K. Marx và F. Engels, được viết trong thời kì hình thành lí luận về chủ nghĩa cộng sản khoa học, cấu thành một giai đoạn quan trọng trong sự hình thành những cơ sở triết học và lí luận của chủ nghĩa Mac.
Trong 'IHTTĐ", Mac và Enghen phê phán (L. Feuerbach và các nhà Hê ghen trẻ, từ đó, lần đầu tiên trình bày một cách có hệ thống chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong "HTTĐ", Mac và Enghen phê phán L. Feuerbach và các nhà Hê ghen trẻ, từ đó, lần đầu tiên trình bày một cách có hệ thống chủ ngh~ã duy vật lịch sử. Toàn bộ tác phẩm"HTTĐ" gồm hai tập: tập 1 viết vào tháng 9. 1 845, nhưng chưa hoàn thành, trong đó Mac và Enghen phê phán các quan điểm của Foiơbac và các nhà Hê ghen trẻ như Bang B. và Xuống trình bày những nguyên lí của chủ nghĩa duy vật lịch sử, tập 2 viết vào tháng 5. 1 846, trong đó, Mac và Enghen chủ yêu phê phán quan điểm triết học của các nhà !lxã hội chủ nghĩa chân chính":
Trong tác phẩm "HTTĐ~ khi phê phán quan điểm duy tâm của phái Hê ghen trẻ và những hạn chế của chủ nghĩa duy vật của ~oiơbăc, Mac và Enghen lần đầu tiên vạch ra nội dung cơ bản của quy luật vận động biện chứng của sức sản xuất và quan hệ sản xuất, được gọi là các hình thức giao tiếp, lấy đó làm căn cứ để vạch ra sự kế tục và thay thế nhau của các chế độ sở hữu bộ lạc nguyên thuỷ, chế độ sở hữu nô lệ, chế độ sở hữu phong kiến, chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, coi sự phát triển xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.
- Trong tác phẩm này, Mac và Enghen cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu chính trị và nền sản xuất, nguyên lí về mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ giữa nhà nước với chế độ sở hữu, vạch ra bản chất giai cấp của nhà nước. Lần đầu tiên nghiên cứu về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, Mac và Enghen khẳng định rằng "không phải ý thức quyết định đời sống, mà chính đời sống quyết định ý thức", ý thức chính trị - xã hội là do cơ sở kinh tế quyết định, cho nên "giai cấp nào chi phối tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả tư liệu sản xuất tinh thần", và "trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là tư tưởng thống trị".
Quan điểm về Tôn giáo:
Trong Hệ tư tưởng Đức với quan điểm duy vật lịch sử, C.Mác và Pa.ăng ghen đã đưa ra một quan niệm chín muồi về tôn giáo. Quan niệm này tương đối nhất quán với quan niệm sau này của các ông về tôn giáo ở bốn điểm sau:
Thứ nhất: tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.
Thứ hai, tôn giáo không tồn tại vĩnh viễn, mà là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử khi mà con người còn bị chế ước bởi những điều kiện tự nhiên và xã hội, như thiên tai, chiến tranh, đói nghèo, v.v..
Thử ba, tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng và do vậy, bị quy định bởi các điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng của xã hội.
Thứ tư, tôn giáo mang tính giai cấp, các giai cấp thống trị thường sử dụng tôn giáo để mê hoặc quần chứng đấu tranh chống lại áp bức và bất công xã hội nhằm bảo vệ sự thống trị của chúng và do vậy, vấn đề tôn giáo gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì một chế độ xã hội mới.
Tuy nhiên, trong Hệ tư tưởng Đức nói riêng, trong các tác phẩm viết trước Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói chung, C.Mác và Ph.ăng ghen chưa đề cập tới các biện pháp.mà những người cộng sản cần thực hiện để xoá bỏ tôn giáo. Hai ông mới chỉ đề cập tới những vấn đề mang tính nguyên tắc, không có sự dung hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo.
Tóm lại: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, bị chi phối bởi các cơ sờ kinh tế và điều kiện xã hội. Nhưng, khác với các hình thái ý thức xã hội khác, như khoa học, nghệ thuật, v.v., tôn giáo nói chung mang tính tiêu cực, là sản phẩm của xã hội có giai cấp và do vậy, vấn đề tôn giáo không tách rời cuộc đấu tranh vì xã hội tương lai..Đây là điểm phân biệt các ông với những nhà duy vật trước dây, kể cả L.Phoiơbắc, trong quan niệm về tôn giáo.
- Quan điểm về duy vật xã hội:
Trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.ăng ghen đã đưa ra những quan điểm duy vật vê xã hội mà nhờ đó, lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chủ nghĩa duy tâm đã bị "tống ra khỏi" lĩnh vực xã hội. Đó là:
+ Quan điểm về các hành vi lịch sử đầu tiên của con người;
+ Quan điểm về tiêu chuẩn phân biệt con người với súc vật; quan điểm về vai trò của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của xã hội
+ Quan điểm về hai quan hệ song trùng trong sự sản xuất ra đời sống;
+ Quan điểm về vai trò của quan hệ giữa người và người về vật chất đối với quan hệ giữa người và người về tinh thần.
Năm quan điểm này cũng đã tạo thành nội đung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Quan niệm duy vật lịch sử:
Mác đã nêu lên tu tưởng về quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội sau khi làm rõ vai trò quyết định của lĩnh vực sản xuất vật chất đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và khẳng định vai trò của những quan hệ sản xuất những quan hệ cơ bản và quyết định tất cả những quan hệ xã hội khác. Cơ sở của việc làm rõ vai trò của lĩnh vực sản xuất vật chất, của những quan hệ sản xuất (trong tác phẩm này các ông gọi những quan hệ sản xuất là những hình thức giao tiếp) là một thực tế đơn giản và hiển nhiên mà C. Mác coi là "tiền đề đầu tiên của lịch sử loài người". Đó là trước khi muốn làm khoa học, chính trị hay muốn nghiên cứu triết học, tôn giáo. . . con người ta đều cần phải ăn, phải uống và đều phải có áo mặc, có nhà ở. . . Lấy hoạt động sản xuất tìm kiếm tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống - buột hành động lịch sử đầu tiên" làm điểm xuất phát để nghiên cứu xã hội và lịch sử, C. Mác đã liên hệ những quan hệ mà con người tham gia trong quá trình sản xuất ra đời sống của mình với hoạt động đó và không chỉ đi đến kết luận sản xuất vật chất lả cơ sở quyết định toàn bộ đời sống xã hội mà còn phát hiện cơ cấu nội tại của chinh cái cơ sở đó- các lực lượng sản xuất quyết định các hình thức giao tiếp, tức tất cả các quan hệ giữa người với người, quyết định quá trình phát triển lịch sử qua các hình thái xã hội khác nhau.
Quan niệm duy vật về lịch sử được trình bày trong Hệ tư tưởng Đức đã trở thành cơ sở lý luận trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản khoa học, được các nhà kinh điển sử dụng để luận chứng cho vấn đề sứ mệnh lịch sử thể giới của giai cấp vô sản cũng như những con đường và biện pháp thực hiện nó; sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của một phương thức sản xuất mới với một "hình thức giao tiếp" mới và một cơ cấu xã hội mới không còn giai cấp- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ bằng việc các thế lực phản động và mọi kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác đương thời tìm mọi cách ngăn cản việc xuất bản tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, ngăn cản sự xuất hiện và truyền bá quan niệm duy vật của C. Mác về lịch sử cũng đủ cho thấy ý nghĩa khoa học và cách mạng lớn lao của phát kiến này trong đời sống xã hội lúc bấy giờ.
16) Lý luận nhận thức của CNDV biện chứng trong tác phẩm. Tư bản của Mác Lê nin. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
* Trong thời kỳ xuất hiện và phổ biến khá rộng rãi các khuynh hướng duy tâm chủ nghĩa phản động như: chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng… chủ nghĩa xét lại đội lốt "đổi mới" chủ nghĩa Mác hòng thay thế CNDV biện chứng của Mác bằng chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo.
Với tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và nhiều tác phẩm khác Lênin đã chống lại tất cả các trào lưu thù địch đó, bảo vệ chủ nghĩa Mác đồng thời phát triển một cách toàn diện chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng.
* CNDV và CNKN phê phán xuất bản 5-1909. Đây là tác phẩm kinh điển của giai đoạn Lênin trong sự phát triển triết học Mác, tác hpẩm đã giải đáp được những vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với triết học Mác lúc đó. Khái quát về mặt triết học những thành tựu khoa học tự nhiên, phê phán toàn diện triết học duy tâm và chủ nghĩa xét lại trong triết học. Tác phẩm là kiểu mẫu về tính đảng vô sản trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù của chủ nghĩa Mác; kiểu mẫu về sự kết hợp giữa tính cách mạng nồng nhiệt với tính khoa học của triết học Mác. Tác phẩm đã đặt ra và giải quyết hàng loạt vấn đề triết học quan trọng.
Lênin đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
Như vậy, CNDV biện chứng coi vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập ngoài ý thức của con người và được phản ánh trong cảm giác, do đó có thể nhận thức được.
Lênin đã đấu tranh chống quan niệm của những người theo chủ nghĩa Makhơ đồng nhất cảm giác với sự vật kiểu Beccơli và Hiun, cũng như chống sự tách rời tuyệt đối cảm giác và sự vật kiểu Cantờ đi tới phủ nhận khả năng của con người có thể nhận thức đúng đắn sự vật khách quan (như thuyết tượng trưng của Hêmhônxơ)
Lênin giải quyết vấn đề trung tâm trong lý thuyết về sự phát triển: Vấn đề nguồn gốc, động lực của sự phát triển…
Tóm lại: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng được Lênin trình bày tóm tắt trong 3 kết luận:
+ Có những vật tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta độc lập đối với cảm giác của chúng ta, ở ngoài chúng ta.
+ Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức.
+ Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học cần suy luận một cách biện chứng nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào".
Cõu 16: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác phẩm của Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
1. Bối cảnh lịch sử:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hỡnh thức phỏt triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học và phép biện chứng duy vật với tớnh cỏch là khoa học về sự phỏt triển của thế giới tự nhiờn, lịch sử xó hội loài người và tư duy. Nó chính là cơ sở để hỡnh thành nên hệ thống triết học vĩ đại nhất trong lịch sử triết học Mác. Lênin đó đánh giá về tính chất triệt để của nó như sau: “ Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại.” và để bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác trong hoàn cảnh mới, Lênin đó viết tỏc phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phờ phỏn”( 1909) . Tỏc phẩm là biểu hiện của sự kết hợp sõu sắc giữa tớnh đảng và tính khoa học.
Chỳng ta đều biết sau khi các nước xó hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên xô tan ró, cỏc thế lực cơ hội, phản động đó tưởng rằng, như vậy mô hỡnh chủ nghĩa xó hội đó sụp đổ. Nay có thể chỉ cần đánh đổ nốt chủ thuyết của nó là xong. Họ đó hành động theo kiểu "dậu đổ thỡ bỡm leo" khi dấy lờn cỏi gọi là phong trào chống lại chủ nghĩa Mỏc.
Để “lật nhào" được một chủ nghĩa, người ta thường đi ngay vào những vấn đề có tính chất nền tảng của nó. Đối với chủ nghĩa Mác, các thế lực thù địch tập trung vào các vấn đề: học thuyết về giá trị thặng dư, bóc lột tư bản chủ nghĩa, quan hệ giữa tư bản và lao động…
Những luận điệu mà họ đưa ra, thực chất không có gỡ mới. Dường như lịch sử đang có những nét lặp lại hồi đầu thế kỷ trước, khi những quan điểm cơ hội, xét lại và phản động đại loại như Ma-khơ trỗi dậy dưới nhiều thủ đoạn, chiêu bài xuyên tạc, chống lại chủ nghĩa Mác.
Đấu tranh vạch trần thực chất những luận điệu giả dối của bọn giả danh chủ nghĩa Mác để phản bội chủ nghĩa Mác là một nhiệm vụ cấp bách mà thực tiễn cách mạng lúc đó đặt ra cho những người mác-xít chân chính. V.I. Lê-nin đó viết tỏc phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phờ phỏn (năm 1909) đáp ứng đũi hỏi cấp thiết này của thực tiễn, bảo vệ xuất sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - những cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác, đồng thời phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử lên một tầm cao mới, xứng đáng với vai trũ là những nguyờn tắc lý luận nền tảng của chớnh đảng mác-xít, là cơ sở lý luận của chủ nghĩa cộng sản.
2. Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
2.1. Một một dung cú ý nghĩa rất lớn trong tỏc phẩm là vấn đề nhận thức luận:
Lênin nêu lên những nguyên tắc của nhận thức thông qua ba kết luận cơ bản, biểu hiện quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
vật chất tồn tại độc lập với ý thức: “ Có những vật tồn tại độc lập đối với ý thức của chúng ta, độc lập với cảm giác của chúng ta, ở ngoài chỳng ta”.
Không có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó; mà chỉ có sự khác nhau giữa cái đó nhận thức được và cái chưa nhận thức được.
Trong lý luận nhận thức cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng.
Ở khía cạnh này, Lênin bàn đến vấn đề chân lý và tiờu chuẩn của chõn lý đối với nhận thức. Theo Lờnin, chõn lý là sự phản ỏnh của thế giới khỏch quan vào đầu óc của con người và được kiểm nghiệm qua thực tiễn, là quá trỡnh nhận thức từ thấp đến cao, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ hơn, trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định biểu hiện trong chõn lý tương đối và chân lý tuyệt đối.
Vấn đề thực tiễn cũng được Lênin xem là cơ sở của quá trỡnh nhận thức: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Song, thực tiễn cần được xem trong mối quan hệ vừa tương đối, vừa tuyệt đối với quá trỡnh nhận thức chõn lý, thực tiễn đóng vai trũ là tiờu chuẩn của nhận thức lý luận.
Có thể nói, quan điểm về lý luận nhận thức của Lờnin là sự biểu hiện nguyờn tắc và bản chất của quỏ trỡnh nhận thức trờn nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng.
2.2. Một nội dung được Lênin quan tâm đến trong tác phẩm là vấn đề phạm trù vật chất và các phương thức tồn tại của nó trong mối quan hệ với vật lý học. Đây là nội dung cú ý nghĩa rất cơ bản nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật.
- Công lao của ông được ghi nhận bởi một phát hiện nổi tiếng, khi đưa ra quan niệm về vật chất bằng định nghĩa sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Quan niệm này của V.I.lênin đó được nhiều học giả mácxít bàn luận và về cơ bản, là đúng đắn, chính xác.( phân tích)
- Đồng thời, Lênin cũng chứng minh mối liên hệ thống nhất giữa triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiờn. Lờnin cho rằng vật lý học hiện đại đang “ đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng”, nó là cơ sở để các nhà khoa học tự nhiên không ngừng đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất trên nền tảng thế giới quan duy vật và phép biện chứng mácxít. Đồng thời quan niệm của V.I. Lênin cũng là sự phủ nhận những tư tưởng duy tâm phản tiến bộ, giải thích một cách sai lầm những thành tựu về vật lý học của Makhơ, Avênariút, Badarốp… trong quá trỡnh nhận thức thế giới vật chất. Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, tồn tại độc lập với ý thức của con người, luôn luôn vận động và biến đổi. Tri thức con người phản ánh thế giới thế giới khách quan, vỡ vậy luụn luụn phỏt triển. Cũng vụ cựng tận như thế giới vật chất, tri thức khụng bao giờ cú giới hạn cuối cựng.
2.3. Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán cũng biểu hiện những quan điểm cơ bản của triết học duy vật lịch sử. V.I. Lênin chỉ rừ vai trũ quyết định của tồn tại xó hội đối với ý thức xó hội. Chủ nghĩa duy vật núi chung thừa nhận rằng tồn tại thực tại khỏch quan (vật chất) là khụng phụ thuộc vào ý thức, cảm giỏc, kinh nghiệm… của loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng thừa nhận rằng tồn tại xó hội khụng phụ thuộc vào ý thức của loài người. Trong hai trường hợp đó, ý thức chỉ là phản ỏnh của tồn tại. Trong cỏi triết học ấy của chủ nghĩa Mỏc, đúc bằng một khối thép duy nhất, người ta không thể vứt bỏ một tiền đề cơ bản nào, một phần chủ yếu nào, mà không xa rời chân lý khỏch quan, khụng rơi vào sự dối trá của giai cấp tư sản phản động.
=> Với những nội dung mà V.I.Lênin đó trỡnh bày, tỏc phẩm Chủ nghĩa duy vật và kinh nghiệm phờ phỏn là sự phỏt triển những quan điểm của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trở thành một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong giai đoạn của V.I.Lê nin phát triển triết học Mác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De cuong bai giang Triet hoc Marx Lenin cho sinh vien Cao hoc Khong chuyen.doc