Ôn thi CPA 2009 môn Tiền tệ, tín dụngChuyên đề 9 Tiền tệ, tín dụng I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ, TÍN DỤNG 1. Tiền tệ và ổn định tiền tệ 1.1. Định nghĩa tiền tệ Tiền là bất cứ một phương tiện nào được xã hội chấp nhận làm phương tiện trao đổi với mọi hàng hoá, dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế. 1.2. Chức năng của tiền tệ Dù biểu hiện dưới hình thức nào , tiề n tê ̣ cũng có các chức năng : Phương tiê ̣n trao đổ i, đơn vi ̣đánh giá và phương tiê ̣n dự trữ giá tri .̣ a) Phương tiê ̣n trao đổ i - Tiề n tê ̣ đư ợc sử dụng như một vật môi giới trung gian trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là chức năng đầ u tiên của tiề n tê ̣ , nó phản ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiê ̣n và tồ n ta ̣i trong nề n kinh tế
68 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi CPA 2009 môn Tiền tệ, tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ sơ, thẩm định khách hàng, quyết định bảo
lãnh; ký hợp đồng; xử lý nợ quá hạn phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
709
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận
của bên nhận bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh, ngân hàng
tiến hành tất toán bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được
bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền
trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như
trong cho vay…
Bên được bảo lãnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các biện pháp
xử lý của tổ chức tín dụng bảo lãnh, thực hiện bồi hoàn cho tổ chức tín dụng trong
trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo lãnh.
Thẩm định rủi ro bảo lãnh (nếu có)
Phê duyệt bảo lãnh
Ký hợp đồng bảo lãnh, Hợp đồng bảo đảm
Phát hành cam kết bảo lãnh
Sửa đổi, bổ sung cam kết (nếu có)
Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh, thanh lý hợp
đồng bảo lãnh
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
Thẩm định các điều kiện bảo lãnh, lập Tờ
trình thẩm định
Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ được
bảo lãnh
Định kỳ đánh giá tình hình sản xuất kinh
doanh, tài chính của khách hàng
710
4.6. Một số chú ý khi thực hiện dịch vụ bảo lãnh
a) Nghĩa vụ bảo lãnh được giảm trừ
+ Khách hàng cung cấp cho ngân hàng bằng chứng pháp lý rõ ráng về việc đã
thực hiện từng phần nghĩa vụ đối với bên nhận bản lãnh, phù hợp với HĐKT giữa khách
hàng và bên nhạn bảo lãnh.
+ Có văn bản xác nhận giảm trừ nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh
+ Ngân hàng đã trả thay khách hàng một phần giá trị bảo lãnh theo yêu cầu thanh
toán của bên nhận bảo lãnh
+ Các trường hợp giảm trừ khác theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc theo
thoả thuận giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh.
b) Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
+ Bên bảo lãnh trả lại bản cam kết bảo lãnh gốc và có văn bản huỷ hoặc không
chấp nhận cam kết bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh
+ Bên nhận bảo lãnh có văn bản miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho ngân
hàng bảo lãnh.
c) Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt
+Khách hàng cung cấp cho ngân hàng bằng chứng pháp lý rõ ràng về việc khách
hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh
+ Nhân hàng bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết
+ Bên nhận bảo lãnh có văn bản huỷ bỏ và gửi trả ngân hàng bản gốc của cam kết
bảo lãnh
+ Cam kết bảo lãnh được thay thế bằng biện pháp bảo đảm/bảo lãnh khác theo
pháp luật hoặc do các bên liên quan thoả thuận.
+ Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã hết.
+ Bên nhận bảo lãnh đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho ngân hàng
hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật
+ Theo thoả thuận của các bên có liên quan.
5. Giao dịch ngoại tệ
5.1. Tỷ giá hối đoái
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá giao dịch do những người tạo thị trường xác định
và niêm yết. Theo tập quán quốc tế trong việc niêm yết tỷ giá, USD là đồng tiền có vị trí
đặc biệt luôn xuất hiện trong các tỷ giá được niêm yết. Có một vài đồng tiền được yết giá
theo USD và USD được yết giá theo các đồng tiền còn lại. Vì vậy, với những đồng tiền
không được yết giá trực tiếp với nhau, phải dùng phương pháp tính chéo để xác định tỷ
giá.
Ví dụ: Trên một thị trường có các tỷ giá được niêm yết như sau:
GBP/USD = 1,6825/35
AUD/USD = 0,6665/70
USD/HKD = 8,4955/75
USD/JPY = 131,12/22
711
Các tỷ giá chéo được xác định như sau:
5.2. Các phương thức giao dịch ngoại tệ
5.2.1. Giao dịch trao ngay (Spot)
Giao dịch trao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo
tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm
việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
Trong giao dịch trao ngay, hai bên thường thoả thuận một số nội dung như: Tỷ
giá mua bán, số lượng giao dịch, địa điểm chuyển tiền đến, chuyển tiền đi vào ngày
thanh toán.... Sau khi cam kết giao dịch, các bên có thể xác nhận lại bằng văn bản hoặc
ký kết hợp đồng chi tiết. Thông thường việc giao dịch được hoàn tất bằng thoả thuận qua
điện thoại là có đủ tính pháp lý.
Ở Việt Nam, tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định
theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ, nhưng trong giới hạn quy định của NHNN Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng thời kỳ để quy
định giới hạn này cho phù hợp.
Trong giao dịch trao ngay, các bên cần xác định thời gian thực hiện việc chuyển
tiền đến các tài khoản có liên quan, theo thông lệ được gọi là “ngày giá trị”. Tuỳ từng
giao dịch cụ thể, ngày giá trị có thể là “giao tức thì”, sau một ngày làm việc hoặc hai
ngày làm việc. Thông thường ngày giá trị được xác định là sau hai ngày làm việc kể từ
ngày thoả thuận giao dịch.
5.2.2. Giao dịch có kỳ hạn (Forward)
Giao dịch hối đoái có kỳ hạn là một giao dịch trong đó hai bên sẽ cam kết mua,
bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và
việc thanh toán sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày ký kết giao
dịch.
Ở Việt Nam, chỉ có các NHTM đủ điều kiện mới được phép giao dịch có kỳ hạn
với một số khách hàng là các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt
Nam. Các giao dịch phải được ký hợp đồng chi tiết nếu không giao dịch qua mạng vi
tính.
Trong giao dịch có kỳ hạn mọi điều khoản mua bán được ký kết vào ngày giao
dịch, nhưng việc giao nhận tiền chỉ được thực hiện vào ngày giá trị đã thoả thuận trên cơ
sở kỳ hạn mua bán. Do tính chất giao dịch, các nội dung về tỷ giá và ngày giá trị được
xác định khác so với giao dịch trao ngay.
a) Ngày giá trị có kỳ hạn:
Ngày giá trị có kỳ hạn bằng (=) ngày giá trị giao ngay tương ứng có hiệu lực cộng
(+) thời hạn giao dịch. Nếu ngày giá trị có kỳ hạn rơi vào ngày nghỉ thì ngày giá trị có kỳ
hạn có hiệu lực sẽ được gia hạn lùi vào ngày làm việc liền sau.
Ví dụ: Ngày giao dịch là thứ 6 ngày 02/01/2004.
Ngày giá trị giao ngay tương ứng có hiệu lực là thứ 2 ngày 5/1/2004.
Ngày giá trị kỳ hạn 1 tháng sẽ là: Thứ 5 ngày 5/2/2004.
712
Trường hợp, thời hạn của giao dịch là chẵn tháng, nếu việc gia hạn ngày giá trị có
hiệu lực rơi vào tháng sau thì phải tính ngược trở lại cho đến khi xác định được ngày giá
trị có hiệu lực đầu tiên.
b) Tỷ giá có kỳ hạn:
- Phương pháp yết giá: Tỷ giá có kỳ hạn do các ngân hàng niêm yết có thể theo
hai cách: Yết giá trực tiếp (kiểu outright) và yết giá gián tiếp (kiểu swap). Trên thị
trường yết giá kiểu swap được sử dụng phổ biến, theo cách yết giá này, ngân hàng sẽ yết
giá giao ngay và mức swap. Mức swap là phần chênh lệch giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá
giao ngay.
Ví dụ: Yết giá theo kiểu swap
Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 2 tháng 3 tháng
GBP/USD 1,6331/37 99/97 278/275 536/530
USD/CAD 1,4577/82 40/43 105/109 175/181
Về nguyên tắc, mức swap được yết theo điểm gồm mức swap mua và mức swap
bán. Nếu trong mức swap, mức swap mua nhỏ hơn mức swap bán thì:
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Mức swap
Nếu mức swap mua lớn hơn mức swap bán thì:
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay - mức swap
Trong ví dụ trên: Tỷ giá có kỳ hạn 1 tháng được xác định:
USD/CAD = (1,4577 + 0,0040) / (1,4582 + 0,0043) = 1,4617/1,4625
GBP/USD = (1,6331 - 0,0099) / (1,6337 - 0,0097) = 1,6232/1,6240
- Cách xác định mức swap
Về nguyên tắc, mức swap được xác định trên cơ sở chênh lệch lãi suất giữa lãi
suất của đồng tiền định giá và lãi suất của đồng tiền yết giá trong thời hạn mua, bán.
Nếu : Tỷ giá giao ngay giữa 2 đồng tiền A và B là : A/B = E1/E2.
Lãi suất tiền gửi và cho vay của đồng tiền yết giá A là: ia1- ia2
Lãi suất tiền gửi và cho vay của đồng tiền định giá B là: ib1- ib2
Kỳ hạn của nghiệp vụ là: n ngày.
Thì: Chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền được xác định khi tính mức swap mua
là: E1(ib1-ia2)n/(360+ia2n) và mức swap bán là:
E2(ib2-ia1)n/(360+ia1n)
Trên thực tế, mức swap mà các ngân hàng niêm yết ngoài việc được xác định căn
cứ vào chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền như trên, còn phụ thuộc vào quan hệ cung
cầu, các chi phí giao dịch của ngân hàng trong việc mua bán có kỳ hạn…
Do tất cả các điều kiện của giao dịch có kỳ hạn đều được thoả thuận tại thời điểm
ký hợp đồng, nên giao dịch có kỳ hạn được sử dụng phổ biến để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
hối đoái, trên cơ sở cố định các khoản thu nhập hay chi trả trong tương lai theo một tỷ
giá đã biết trước.
713
5.2.3. Giao dịch hoán đổi (swap)
Giao dịch swap ngoại hối là một giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao
dịch: Giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng
tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao
dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch swap ngoại hối là một thoả
thuận đồng thời với cùng chủ thể về các điều kiện mua, bán được thực hiện theo một
trong hai hình thức:
Thứ nhất: Kết hợp giữa một giao dịch trao ngay và một giao dịch có kỳ hạn: Mua
trao ngay + Bán có kỳ hạn hoặc : Bán trao ngay + Mua có kỳ hạn.
Thứ hai: Kết hợp giữa hai giao dịch có kỳ hạn với thời hạn khác biệt: Mua có kỳ
hạn + Bán có kỳ hạn hoặc: Bán có kỳ hạn + Mua có kỳ hạn.
Ngoại lệ cũng có những giao dịch swap có thời hạn rất ngắn như “Spot next” hoặc
“tom next” (tomorrow next).
Ngân hàng Thương mại thực hiện giao dịch swap nhằm cân đối các nghiệp vụ
thực hiện đối với khách hàng, bảo hiểm các rủi ro hối đoái, đảm bảo trạng thái ngoại hối.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch swap để chuyển hạn thanh toán khi không
đảm bảo được kế hoạch thanh toán.
5.2.4. Giao dịch hợp đồng tương lai (future)
Giao dịch hợp đồng tương lai là một giao dịch tiền tệ thực hiện trong tương lai, thể
hiện bằng việc mua, bán hợp đồng với số lượng tiền định sẵn, tỷ giá được ấn định vào thời
điểm ký hợp đồng và ngày giao nhận được ấn định theo quy định của từng sở giao dịch.
Khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng tương lai là hợp đồng được chuẩn hoá về
loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày thanh toán cụ thể trong tương
lai. Các hợp đồng tương lai được mua, bán tại thị trường trung tâm dưới hình thức đặt
mua tự do theo nguyên tắc đấu giá, thương vụ giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các nhà
môi giới với nhau ở sàn giao dịch. Thay vì sử dụng tỷ giá mua, tỷ giá bán như trên thị
trường liên ngân hàng. Ở thị trường này, các nhà giao dịch lại tính tiền hoa hồng trên
từng thương vụ mua bán.
Thị trường tương lai có một trung gian là phòng thanh toán bù trừ - nơi đảm bảo
việc thực thi tất cả các hợp đồng bằng cách can thiệp vào mọi giao dịch và chính thức trở
thành một bên danh nghĩa trong mọi giao dịch. Vì vậy nó giảm thiểu các rủi ro không
thanh toán được trong các hợp đồng tương lai. Hơn nữa, các thị trường tương lai đều có
một hạn mức biến động giá hàng ngày so với giá cuối ngày trước, nên người giao dịch
được bảo vệ trước các rủi ro tín dụng.
5.2.5. Giao dịch hợp đồng quyền chọn (options)
Trên thị trường hối đoái, hợp đồng quyền chọn cho phép người mua nó có quyền
mua hoặc bán (nhưng không bắt buộc) một số lượng ngoại tệ nhất định với giá ấn định
(giá thực hiện) vào hoặc tới một ngày ấn định.
Quyền chọn mua cho phép người mua nó có quyền mua một số lượng ngoại tệ
theo tỷ giá thực hiện vào thời hạn quy định. Người bán quyền chọn mua có trách nhiệm
chuyển giao một khối lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá thực hiện vào ngày giao hàng
theo lệnh của người mua quyền lựa chọn.
714
Quyền chọn bán cho phép người mua nó có quyền bán một lượng ngoại tệ nhất
định theo giá thực hiện vào ngày giao hàng. Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm
mua một khối lượng ngoại tệ nhất định vào ngày giao hàng với giá thực hiện theo yêu
cầu của người mua quyền lựa chọn.
Hợp đồng quyền chọn nhằm mục đích loại trừ các rủi ro về tỷ giá hối đoái với
người mua quyền lựa chọn (nhất là đối với người xuất nhập khẩu) và là nghiệp vụ kinh
doanh đối với người bán quyền chọn.
Nếu một người lo sợ sự tăng giá của ngoại tệ, anh ta có thể mua quyền chọn mua
ngoại tệ. Nếu quyền mua này được thực hiện: Giá thực tế mua ngoại tệ sẽ bằng giá thực
hiện + Lệ phí quyền lựa chọn. Nếu quyền mua ngoại tệ không được thực hiện, anh ta sẽ
phải bỏ chi phí bảo hiểm bằng lệ phí quyền lựa chọn. Ngược lại, người lo sợ sự giảm giá
của ngoại tệ có thể phòng ngừa bằng việc mua hợp đồng quyền chọn bán với một khoản
chi phí là lệ phí quyền lựa chọn.
6. Các dịch vụ ngân hàng khác
Ngoài các quan hệ trên, các tổ chức tín dụng còn cung cấp nhiều các dịch vụ khác
cho doanh nghiệp như: dịch vụ quản lý ngân quỹ, tư vấn và uỷ thác, dịch vụ đại lý...
715
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Lý thuyết tiền tệ Ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống kê 2005;
2. Giáo trình "Lý thuyết tiền tệ" - Nhà xuất bản Tài chính 2005;
3. Giáo trình "Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại" - Nhà xuất bản Tài chính 2005.
4. Quản trị Ngân hàng Thương mại - Nhà xuất bản Thống kê 2007
Văn bản hiện hành
1. Luật Ngân hàng Nhà nước số 6/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật sửa đổi bổ
sung Luật Ngân hàng Nhà nước số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
2. Luật các Tổ chức tín dụng số 7/1997/QHX ngày 25/12/1997 và Luật các Tổ
chức tín dụng sửa đổi năm 2003.
3. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN về Quy chế
cho vay của các TCTD đối với khách hàng, và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về bổ
sung, sửa đổi một số điều của Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định
127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định 1627.
4. Quyết định số 26/2006/QĐ/NHNN ngày 26/6/2006 của NHNN về việc ban
hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
5. Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về thanh toán qua
Ngân hàng và QĐ 226/NHNN ban hành Quy chế thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh toán.
6. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm và Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo
đảm.
7. Thông tư số 01/2002/TT/BTP ngày 9/1/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn trình
tự thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.
8. Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 3/4/2002 về việc ban hành quy chế
đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng; Quyết định số 886/2003/NHNN ngày 11/8/2003
của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đồng tài trợ kèm theo Quyết
định số 286/2002/QĐ-NHNN.
9. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về tổ chức và hoạt động của công
ty cho thuê tài chính, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 v/v sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP.
10. Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ về cung ứng
và sử dụng séc.
11. Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về
thanh toán bằng tiền mặt.
12. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/5/2005 quy định về tỷ lệ an toàn
trong hoạt động của TCTD, Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 và
Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 5/12/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
716
của Quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của TCTD kèm theo Quyết định số
457/2005 ngày 19/5/2005
13. Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 của NHNN VN về cho
vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
14. Nghị định số 09/2009/ NĐ-CP ngày 05/02/2009 ban hành Quy chế quản lý tài
chính của công ty nhà nước và quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác
15. Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 về việc cho vay bằng
ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú.
16. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600);Tập quán ngân
hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP645); Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522, 1996);
Quy tắc thống nhất về việc hoàn tiền giữa các ngân hàng (URR725); Quy tắc thống nhất
đối với bảo lãnh theo yêu cầu (URDG 458); Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc
tế (ISP98); Hối phiếu và luật các nước điều chỉnh hối phiếu.
717
PHỤ LỤC 2: BÀI TẬP VÀ HƢỚNG DẪN CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP
I. BÀI TẬP
Bài 1:
Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6
tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ
thực tế và theo số tiền trả gốc.
Bài 2:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng
(từ 18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào
18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và
ngày 18/6/N
Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42 triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc
và lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?
Bài 3:
Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một số giao
dịch như sau:
Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 trđ
Ngày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 trđ
Ngày 18/3, DN A trả nợ: 230 trđ
Ngày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 trđ
Hãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ bình quân).
Biết dư nợ TK cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay của NH là 0,95%/tháng.
Bài 4:
Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện sau:
718
Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD, 02 tháng sau rút tiếp
50.000 USD. Sau thời gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút vốn lần 2,khách
hàng trả nợ gốc 60.000 USD, số còn lại được trả sau 03 tháng tiếp theo.
- Lãi suất cho vay: 6% năm;
- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;
- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;
- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;
- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;
Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và cho nhận
xét?
Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng, khách hàng đã
trả hết nợ.
Bài 5:
Cho báo cáo tài chính của Doanh nghiệp A ngày 31/12: (triệu đồng)
Bảng cân đối kế toán
Tµi s¶n N-1 N Nguån vèn N-1 N
I. TS g¾ h¹ 9.877 10.751 I. Nî ph¶i tr¶ 12.093 13.759
1. TiÒn 860 1.100 1. Nî ng¾n h¹n 7.948 9.697
2. §TTC ng¾n h¹n 540 243 Vay ng¾n h¹n 4.063 4.652
3. C¸ ck o¶n ph¶i thu 3.714 4.486 Ph¶i tr¶ ng• êi b¸ n 3.650 4.533
Ph¶i t u k ¸ch hµng 3.476 4.245 Ph¶i tr¶ kh¸ c 235 512
Ph¶i thu kh¸ c 238 241 2. Nî dµi h¹n 4.145 4.062
4. Hµn tån kho 4.529 4.688 II. Vèn CSH 5.575 5.887
5. Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸ c 234 234 1. Vèn chñ së h÷u 5.346 5.457
II. Tµi s¶n dµi h¹n 7.791 8.895 2. Nguån kinh phÝ, quü kh¸ c 229 430
1. Tµi s¶n cè ®Þnh 6.456 7.345
2. §T tµi chÝnh dµi h¹n 1.335 1.550
Céng tµi s¶n 17.668 19.646 Céng nguån vèn 17.668 19.646
Báo cáo kết quả kinh doanh
STT ChØ tiªu N¨ m N-1 N¨ m N
1 Doanh t u thuÇn 23.900 26.509
2 Gi¸ vèn hµng b¸ n 19.872 21.750
3 Lî i nhuËn gép vÒb¸ n hµng vµ cung cÊp dÞch
vô
4.028 4.759
4 Doanh thu ho¹ t ®éng tµi chÝnh 357 642
5 Chi phÝ tµi chÝnh 1.02 1.145
6 Chi ph b¸ n h ng 1.4 0 1.750
7 Chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp 1.405 1.350
8 Lî i nhuËn thuÇn tõ ho¹ t ®éng kinh doanh 507 1.156
9 Lî i nhuËn kh¸ c 262 (79)
10 Tæng lî i nhuËn tr• í c thuÕ 769 1.077
11 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 215,3 301,6
12 Lî i nhuËn sau thuÕ 553,7 775,4
719
Yêu cầu:
1. Tính các hệ số tài chính và cho nhận xét về tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
2. Tính nhu cầu và thời hạn vay vốn lưu động năm N+1 của doanh nghiệp
Biết: Kế hoạch hoạt động của DN trong năm N+1 như sau:
- Doanh thu thuần: 30,5 tỷ đồng
- Giá vốn hàng bán: 23,6 tỷ đồng
Bài 6:
Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm
N+1, gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)
1 Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.621
2 Doanh thu dự kiến năm N+1 102.000
3 Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm
4 Chi phí:
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
Chi phí quản lý 2.592
Lãi vay vốn 1.440
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết rằng VLĐ
ròng và vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của NH khác năm N+1 là 40
tỷ đồng.
Bài 7:
Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn mức tín
dụng cho quý IV/N, để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế hoạch kinh doanh quý
IV/N gửi cho ngân hàng có một số nội dung như sau: I Tæg c i p Ý thùc hiÖn kÕ ho¹ch kinh doanh: 20.414 (triÖu ®ång)
1 Chi phÝ nguyªn liÖu, vËt liÖu: 14.896 (triÖu ®ång)
2 Chi phÝ nh©n c«ng: 254 (triÖu ®ång)
3 Chi phÝ khÊu hao tµi s¶n cè ®Þnh: 2.865 (triÖu ®ång)
4 Chi phÝ dÞch vô mua ngoµi: 1.643 (triÖu ®ång)
5 Chi phÝ kh¸ c b»ng tiÒn: 756 (triÖu ®ång)
Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,9%/tháng. Khi
thực hiện hạn mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ tài khoản cho vay là: 4.647 triệu
đồng. Trong tháng 12/N có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1/12:
720
- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N.
- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N.
Ngày 10/12:
- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng
trước: 653 triệu đồng
- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1.
- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 15/12:
- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng
- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 18/12:
- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng
1/N+1.
- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?
2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải trả trong
tháng 12/N?
Biết rằng:
1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.
2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi đến hạn.
3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản vốn khác
được sử dụng trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay vốn lưu động trong năm N
là 6 vòng.
4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán nợ.
Bài 8:
Một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được NH cho vay theo phương thức CV
theo HMTD. Sau khi xem xét kế hoạch vay VLĐ quý 4/N, NH đã thống nhất một số tài
liệu như sau:
- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 14.895,5 trđ
- Chi phí khác của khách hàng trong quý là: 655 trđ
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 13.233,5 trđ
- TSLĐ:
+ Đầu kỳ: 3.720 trđ, trong đó vật t hàng hoá kém phẩm chất chiếm 15%
+ Cuối kỳ: 4.650 trđ, trong đó dự trữ vật liệu xây dựng cơ bản 250 trđ
- VLĐ tự có và các nguồn vốn khác dùng vào kinh doanh: 2.730 trđ
- Giá trị TSĐB: 2.812 trđ
- Từ ngày 1/10/N đến hết ngày 26/12/N trên TK cho vay theo HMTD của DN:
721
+ Doanh số phát sinh nợ: 4.500 trđ
+ Doanh số phát sinh có: 3.820 trđ
Trong 5 ngày cuối quý có phát sinh một số nghiệp vụ:
Ngày 27/12: Vay mua vật tư: 450 trđ
Thu tiền nhận gia công sản phẩm: 70 trđ
Ngày 28/12: vay thanh toán tiền điện khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: 25 trđ
Ngày 29/12: Vay thanh toán sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị: 38 trđ
Thu tiền bán hàng:458 trđ
Ngày 30/12: vay mua vật liệu xây dựng cho công trình mở rộng sản xuất: 65 trđ
Ngày 31/12: Vay mua vật tư: 160 trđ
Vay thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 20 trđ
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý 4/N của doanh nghiệp
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 5 ngày cuối tháng
Biết rằng:
Số dư TK cho vay theo HMTD của doanh nghiệp cuối ngày 30/9/N: 560 trđ
DN không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý là nợ lành mạnh
Bài 9:
Công ty TNHH Tiến Vượng được phép hoạt động: sản xuất kinh doanh hàng thủ
công mỹ nghệ; buôn bán và chế biến hàng nông lâm hải sản; đại lý mua bán ký gửi hàng
hoá.
Ngày 1/11/N công ty Tiến Vượng có đề nghị vay NH A 300 triệu đồng (nợ gốc
trả sau 6 tháng, lãi trả hàng tháng) để bổ sung vốn lưu động cho việc thu mua 200 tấn
hoa hoè tại Thái bình, xuất bán cho công ty TNHH chè Anh Kim.
Theo dự tính của công ty Tiến Vượng, giá mua 1 tấn hoa hoè là 17 triệu đồng.
Các chi phí có liên quan tính bình quân cho việc thu mua và xuất bán 1 tấn gồm có:
- Chi phí vận chuyển: 100.000 đ
- Hoa hồng đặt địa điểm mua: 50.000 đ
- Tiền lương phải trả: 30.000 đ
- Các chi phí hoạt động khác: 10.000 đ
Cũng theo dự tính của công ty này, hàng tháng sẽ mua 40 tấn để bán gối đầu cho
cho công ty Anh Kim với giá 18 triệu đồng/1 tấn (giao hàng từ tháng 12/N), thanh toán
ngay sau khi giao hàng.
Yêu cầu: Xác định số tiền lãi (lỗ) của công ty Tiến Vượng trong hoạt động trên?
Biết rằng:
- Công ty Tiến Vượng đang có một lượng vốn khoảng 420 triệu đồng có thể sử
dụng cho hoạt động kinh doanh này.
- Lãi suất cho vay ngắn hạn của NH A là 0,85%/tháng.
722
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%. Thuế GTGT coi như bằng 0%.
- Công ty phân bổ chi phí quản lý cho hoạt động này là 30 triệu đồng.
Bài 10:
Một doanh nghiệp xin vay ngân hàng để tài trợ vốn cho việc lắp đặt một dây
chuyền sản xuất với tổng chi phí dự toán (chưa bao gồm lãi vay thi công) là 1 tỷ đồng,
trong đó vốn tự có của doanh nghiệp tham gia bằng 40%. Thời gian thi công là 2 tháng,
bắt đầu từ ngày 1/3/N. Doanh nghiệp xin rút tiền vay một lần từ ngày đầu thi công. Biết
rằng:
- Hiệu quả kinh tế hàng năm thu được là 300 triệu đồng, doanh nghiệp dùng 80%
để trả nợ ngân hàng.
- Khấu hao tài sản cố định là 10%/năm.
- Nguồn trả nợ khác là 60 triệu đồng một năm.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng là 0,85%/tháng.
- Kỳ trả nợ là 6 tháng.
Yêu cầu: Giả sử ngân hàng đồng ý cho vay với nhu cầu trên, hãy xác định: thời
hạn cho vay, thời điểm trả nợ cuối cùng; nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp ở kỳ trả nợ
đầu tiên và kỳ cuối cùng trong trường hợp:
a) Lãi vay thi công được doanh nghiệp trả khi thi công xong
b) Lãi vay thi công được nhập vào vốn gốc khi kết thúc thời gian thi công.
c) Lãi vay thi công được phân bổ trả đều trong suốt thời gian trả nợ.
Bài 11:
Doanh nghiệp A lập hồ sơ vay vốn tại NH X để thực hiện dự án đầu tư với nội
dung sau:
1. Tổng vốn đầu tư cố định gồm:
- Chi phí xây dựng nhà xưởng: 7.000 trđ
- Chi phí máy móc thiết bị: 10.000 trđ
- Chi phí khác: 145 trđ
2. Vốn chủ sở hữu tham gia bằng 30% tổng vốn đầu tư. Các nguồn vốn khác tham
gia thực hiện dự án là 1.201,5 trđ, còn lại xin vay ngân hàng.
3. Dự án khởi công ngày 3/5/N, thời gian thi công 5 tháng, thời gian sản xuất thử
2 tháng. Doanh nghiệp được giải ngân ngay từ ngày thi công.
4. Lợi nhuận thu được hàng năm trước khi đầu tư là 4.800 trđ, dự kiến sau khi đầu
tư lợi nhuận tăng thêm 30% so với trước đầu tư.
5. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 15%/năm
6. Giá trị tài sản thế chấp 15.890 trđ (mức cho vay tối đa của NH là 70% giá trị
TSTC)
7. Kỳ hạn trả nợ 1 tháng, nợ gốc trả đều.
8. Toàn bộ lợi nhuận tăng thêm dùng để trả nợ ngân hàng. Nguồn trả nợ khác là
540 trđ/năm.
723
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay của ngân hàng đối với dự án trên?
2. Xác định thời hạn cho vay, thời điểm trả nợ cuối cùng của dự án trên?
3. Tính nghĩa vụ trả nợ của DN ở kỳ trả nợ trước kỳ cuối cùng, với lãi suất cho
vay 1,1%/tháng.
4. Nếu thời hạn cho vay của ngân hàng đối với dự án trên tối đa là 39 tháng thì số
tiền ngân hàng có thể cho vay với dự án này là bao nhiêu?
Bài 12:
Ngày 1/2/N, doanh nghiệp X gửi đến NHTM A hồ sơ xin vay vốn để thực hiện dự
án mở rộng sản xuất. Sau khi thẩm định dự án, NH đã thống nhất với doanh nghiệp về
các số liệu sau:
1. Tổng dự toán chi phí (chưa bao gồm lãi phát sinh trong thời gian ân hạn) là
16.580 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia là 35%, các
nguồn khác tham gia dự án là 1.077 triệu đồng.
2. Lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp trước khi thực hiện dự án là
3.704 triệu đồng, dự tính sau khi dự án đi vào hoạt động thì lợi nhuận của doanh nghiệp
sẽ tăng thêm 15%.
3. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ là 20% năm.
4. Doanh nghiệp cam kết dùng toàn bộ số lợi nhuận tăng thêm để trả nợ NH.
5. Các nguồn trả nợ khác là 407,4 triệu đồng/năm
6. Dự án bắt đầu thi công ngày 15/3/N và đi vào hoạt động từ ngày 15/8/N. Doanh
nghiệp nhận tiền vay từ ngày thi công.
7. Kỳ hạn trả nợ là 3 tháng, lãi suất cho vay của ngân hàng là 1%/tháng.
8. Ngân hàng có đủ nguồn vốn để cho vay và doanh nghiệp phải dùng tài sản thế
chấp để vay vốn.
Yêu cầu:
1. Tính giá trị tối thiểu của tài sản thế chấp theo thông lệ phổ biến hiện nay?
2. Xác định thời hạn cho vay của NH đối với dự án trên?
3. Tính số lãi mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng ở kỳ trả nợ cuối cùng?
Biết rằng:
1. Lãi tiền vay tính theo dư nợ thực tế, lãi tiền vay trong thời gian ân hạn được
tính khi thi công xong.
2. Doanh nghiệp được ngân hàng cho vay trả lãi vay thi công.
Bài 13:
Trong tháng 1/N, một doanh nghiệp gửi đến ngân hàng A hồ sơ xin vay trung dài
hạn để thực hiện dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Trong hồ sơ có một vài các số liệu sau:
- Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 52.580 triệu đồng
- Vốn chủ sở hữu thực hiện dự án bằng 35% tổng mức vốn đầu tư cho dự án và
các nguồn vốn khác tham gia là: 9.630 triệu đồng
724
- Giá trị tài sản thế chấp: 41.200 triệu đồng
Tại thời điểm NH xét duyệt cho vay, tình hình nguồn vốn và tài sản của NH như
sau: (triệu đồng)
ChØ tiªu Sè tiÒn ChØ tiªu Sè tiÒn
1. TiÒn mÆt t¹ i quü 13.274 1. TiÒn göi cña TCTD kh¸ c 11.845
2. TiÒn göi t¹ i NHNN 41.446 2. Vay NHNN vµ TCTD kh¸ c 47.567
3. TiÒn göi t¹ i c¸ c TCTD 28.539 Trong ®ã : Vay NHNN 12.765
4. Cho vay c¸ c TCTD kh¸ c 33.689 3.TiÒn göi cña TCKT, d©n c• 1.194.530
5. Cho vay TCKT, c¸ nh©n 1.460.123 4. Vèn tµi trî , uû th¸ c ®Çu t• -
a.Cho vay ng¾n h¹n 764.743 5. Ph¸ t hµnh giÊy tê cã gi¸ 342.400
b.C o vay trung - dµi h¹n 695.380 Trong ®ã: kú phiÕu NH 282.000
6. C¸ c kho¶n ®Çu t• 138.560 6. Tµi s¶n nî kh¸ c 29.099
Trong ®ã: gãp vèn 54.000 7. Vèn vµ c¸ c quü 176.000
7. Tµi s¶n cè ®Þnh 71.445
8. Tµi s¶n cã kh¸ c 14.365
Tæng Tµi s¶n 1.801.441 Tæng nguån vèn 1.801.441
Yêu cầu: Giả sử khách hàng đủ điều kiện cho vay, hãy xác định số tiền cho vay
theo các số liệu trên? Nêu một vài cách xử lý nếu nhu cầu vay của khách hàng không
được chấp nhận toàn bộ theo các quy định hiện hành?
Biết rằng:
- Các khoản tiền gửi và cho vay giữa các TCTD đều có kỳ hạn ngắn.
- Vốn huy động tiền gửi trung và dài hạn chiếm 35% huy động tiền gửi khách
hàng.
- NH thường cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp.
- Trong thời gian DN xin vay, ngân hàng đã có cam kết giải ngân vốn cố định cho
các khách hàng khác là 122,18 tỷ đồng.
- Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn của ngân
hàng A là 40%.
- Vốn tự có của ngân hàng bằng vốn và quỹ.
Bài 14:
Một doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung dài hạn tại một NHTM, trong bộ hồ
sơ vay vốn có một số tài liệu sau:
a) Tên dự án: mua phương tiện vận tải.
b) Tổng vốn đầu tư: 9.570 triệu đồng
c) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn chủ sở hữu: 570 triệu đồng
- Vốn vay ngân hàng: 9.000 triệu đồng, Nợ vay trả đều trong 5 năm, mỗi năm 1
lần vào cuối năm, lãi suất 12%/năm.
Dự tính khi dự án đi vào hoạt động, Lợi nhuận trước thuế và lãi vay vốn cố định
lần lượt từ năm hoạt động thứ nhất đến năm thứ 5 là: 1067, 1134, 1199, 989, 884 (triệu
đồng).
725
Hãy cho biết doanh nghiệp có khả năng trả nợ như kế hoạch hay không? Nếu
không hãy lập một kế hoạch trả nợ hợp lý.
Biết rằng:
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%, có thể dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế để
trả nợ.
2. Thời gian hoạt động của dự án là 6 năm. áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng.
Bài 15:
Ngày 30/10/N, DN X được ngân hàng cho vay trung hạn 2.000 triệu đồng để mua
thiết bị đầu tư chiều sâu. Thời gian lắp đặt chạy thử là 2 tháng, đầu tháng 1/N+1 đã đi
vào sản xuất đúng tiến độ, tạo ra sản phẩm và có doanh thu.
Trong thẩm định, ngân hàng đã tập hợp được một số tài liệu về dự án này như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm N+1 Năm N+2 Năm N+3 Năm N+4 Năm N+5
Tổng số tiền
được thanh toán
3.000 3.500 5.300 5.300 4.000
Tổng chi phí
(không gồm thuế
GTGT)
2.400 2.500 2.500 2.500 2.000
DN dự kiến tỷ lệ khấu hao TSCĐ là 10%/năm và dành 50% lợi nhuận sau thuế để
trả nợ ngân hàng. Ngân hàng và đơn vị thống nhất 6 tháng trả nợ một lần.
Yêu cầu: Lập kế hoạch trả nợ?
Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT: 10%, thuế TNDN: 28%. Lãi suất cho vay
1%/tháng.
Bài 16:
Công ty may X có nhiệm vụ: xuất khẩu các sản phẩm may sẵn do công ty sản suất,
nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, trang thiết bị và phụ tùng ngành may để phục
vụ sản xuất của công ty. Trong năm N, công ty gửi tới NH bộ hồ sơ vay vốn, trong đó có
một số tài liệu về dự án đầu tư như sau:
1. Tên dự án: Đầu tư đổi mới thiết bị, mở rộng sản xuất, cải tạo nâng cấp nhà
xưởng phục vụ sản xuất, gia công hàng may mặc.
2. Nhu cầu vốn đầu tư cố định mới:
- Xây dựng nhà xưởng: 5.345 triệu đồng (thời gian khấu hao 10 năm),
- Mua sắm thiết bị: 10.260 triệu đồng (thời gian khấu hao 5 năm),
- Trả lãi vay vốn trong thời gian thi công: theo phát sinh thực tế.
3. Nguồn vốn đầu tư:
3.1. Vay ngân hàng 12 tỷ đồng. Lãi suất 10%/năm. Thời gian cho vay: 6,5 năm,
bắt đầu từ tháng 7/N. Kế hoạch rút vốn:
- Tháng 7/N: rút 1.740 triệu đồng, để thanh toán chi phí xây dựng
- Tháng 7/N+1: rút 10.260 triệu đồng, thanh toán tiền mua máy móc thiết bị.
726
Thời gian trả nợ: 5 năm, bắt đầu từ tháng 1/N+2, kỳ hạn trả nợ: 1 năm. Nguồn trả
nợ: Toàn bộ khấu hao của tài sản mới và 50% lợi nhuận sau thuế. Lãi phát sinh thu hàng
tháng (lãi vay trong thời gian thi công được trả ngay hàng năm).
3.2. Nguồn vốn chủ sở hữu: tài trợ các chi phí vốn đầu tư còn lại.
Yêu cầu: Lập kế hoạch trả nợ gốc và lãi.
Cho biết:
- Lợi nhuận trước thuế TNDN và lãi vay vốn cố định trong 5 năm hoạt động của
dự án:
Năm hoạt động 1 2 3 4 5
LN trước thuế và lãi tiền vay 1.765 2.025 2.528 2.803 3.036
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%.
- Lãi vay vốn trong thời gian thi công được vốn hoá theo quy định.
- Phương pháp khấu hao áp dụng: khấu hao đều.
Bài 17:
Căn cứ vào bảng cân đối thu chi dự tính của một dự án đầu tư như sau:
Đơn vị: triệu đồng
ChØ tiªu N¨ m 1 N¨ m 2 N¨ m 3 N¨ m 4 N¨ m 5
1. Doanh thu thuÇn 8.308 8.308 8.308 8.308 8.308
2. Tæng chi phÝ 8.282 7.994 7.706 7.418 7.130
Nhiªn, vËt liÖu 1.839 1.839 1.839 1.839 1.839
L• ¬ng, BHXH, BHYT 437 437 437 437 437
Cp söa ch÷a th• êng xuyªnTSC§ 235 235 235 235 235
KH TSC§ 3.092 3.092 3.092 3.092 3.092
C i p Ý qu¶n lý 840 840 840 840 840
L· i vay VC§ 1.440 1.152 864 576 288
L· i vay VL§ 276 276 276 276 276
Chi phÝ kh¸ c (cp cè ®Þnh) 123 123 123 123 123
3. L· i tr• í c thuÕ 26 314 602 890 1.178
ThuÕ TNDN ph¶i nép 7 88 168 249 330
4. L· i rßng 18 226 433 640 848
Yêu cầu:
1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, vốn đầu tư hàng năm; Thời gian hoàn vốn đầu
tư giản đơn; Hệ số khả năng trả nợ dài hạn (DSCR).
2. Tính thời gian hoàn vốn chiết khấu; Hãy xác định các chỉ tiêu NPV và IRR của
dự án? Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tham gia dự án (ROE theo phơng pháp chiết
khấu)?
3. Doanh thu và công suất hoà vốn.
4. Xác định lãi ròng thu được hàng năm khi:
a. Giá bán giảm 5%.
b. Chi phí biến đổi tăng 5%
c. Sản lượng tiêu thụ giảm 5%
727
Biết rằng:
1. Tổng vốn đầu tư của dự án: 15460 triệu đồng, trong đó: Vốn chủ sở hữu: 3460
triệu đồng. Vay ngân hàng: 12.000 triệu đồng, nợ gốc trả đều trong thời gian 5 năm, kỳ
trả nợ là 1 năm, lãi tính theo dư nợ với lãi suất 12%/năm.
2. Tổng chi phí trong bảng tính trên đã khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
3. Chi phí quản lý là chi phí biến đổi.
4. Thời gian khấu hao TSCĐ: 5 năm, áp dụng phơng pháp khấu hao đều.
5. Thuế GTGT xác định theo phương pháp khấu trừ. Thuế đầu ra 10%, thuế đầu
vào 10% chi phí nguyên liệu, vật liệu, sửa chữa. Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28%.
Bài 18:
Ngân hàng nhận được hồ sơ vay vốn thực hiện dự án đầu tư với nội dung sau:
1. Tổng mức vốn đầu tư cố định: 18 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện bao gồm:
Vốn chủ sở hữu: 35%
Vay ngân hàng: 50%, lãi suất 12%/năm, nợ gốc trả đều trong 5 năm, lãi trả
hàng năm.
Huy động CBCNV: 15%, lãi suất 10%/năm, nợ gốc trả đều trong 5 năm, lãi
trả hàng năm.
2. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm: 20%.
3. Doanh thu dự tính: 20 tỷ đồng/năm
4. Chi phí bất biến: 30% doanh thu, chi phí khả biến: 60% doanh thu.
5. Thuế TNDN: 25%
Yêu cầu: Xác định NPV (theo lãi suất cho vay của NH), thời gian hoàn vốn giản
đơn của dự án?
Bài 19:
Một bộ chứng từ thanh toán do người xuất khẩu xuất trình tại ngân hàng thanh
toán ngày 21/10/N có một số nội dung:
- Hoá đơn thương mại: ký ngày 5/10/N với số tiền: 90.000 USD
- Hối phiếu trả ngay, số tiền 90.000USD, ký phát ngày 4/10/N
- Vận đơn đường biển, ký ngày 5/10/N
Biết rằng:
- Số tiền trong L/C ghi: khoảng 100.000USD
- L/C quy định thời gian xuất trình chứng từ chậm nhất là 15 ngày kể từ sau ngày
giao hàng
- Áp dụng UCP 600
Yêu cầu: Hãy cho biết ngân hàng có chấp nhận thanh toán không?
Bài 20:
Có L/C với nội dung sau:
- Ngày mở L/C: 12/1/N
728
- Ngày hết hiệu lực của L/C: 12/5/N
- Số tiền: khoảng 600.000 USD
- Khối lợng hàng hoá: khoảng 15.000 bộ linh kiện điện tử
- Giao hàng 2 lần, lần đầu: 60%, chậm nhất ngày 20/3/N. Giao hàng lần 2: 40%,
cách lần đầu không quá một tháng.
- Thanh toán: trả ngày theo khối lượng hàng hoá thực giao.
- Áp dụng UCP 600.
Yêu cầu:
1. Ngân hàng có chấp nhận các bộ chứng từ sau đây để thanh toán theo L/C nói
trên hay không:
Bộ chứng từ 1:
- Hoá đơn thơng mại ghi ngày 18/3/N. Số lượng hàng hoá: 8.100 bộ linh kiện điện
tử, Số tiền: 324.000 USD.
- Vận đơn ghi ngày 20/3/N
- Ngày xuất trình chứng từ: 10/4/N
Bộ chứng từ 2:
- Hoá đơn thương mại ghi ngày 19/4/N. Số lượng hàng hoá: 6.500 bộ linh kiện
điện tử, Số tiền : 260.000 USD.
- Vận đơn ghi ngày 20/4/N
- Ngày xuất trình chứng từ: 10/5/N
2. Ngân hàng sẽ xử lý ra sao nếu:
a) Bộ chứng từ 1 có vận đơn ghi ngày 22/3/N
b) Bộ chứng từ 2 có vận đơn ghi ngày 22/4/N
Bài 21: Ngày nào trên vận đơn hàng không sẽ được coi là ngày giao hàng?
Bài 22:
Một ngân hàng niêm yết tỷ giá:
USD/JPY = 107,34/80
GBP/USD = 1,6579/83
USD/HKD = 8,3218/28
AUD/USD = 0,6782/92
Yêu cầu: Xác định tỷ giá ngân hàng áp dụng khi:
- Khách hàng đổi HKD lấy JPY
- Khách hàng mua GBP bằng HKD
- Khách hàng đổi GBP lấy JPY
- Ngân hàng bán AUD lấy HKD
- Ngân hàng mua GBP bằng AUD
729
II. HƢÓNG DẪN CÁCH GIẢI VÀ ĐÁP ÁN MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 2:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
= 42 * 46 * 1%/30 + 58 * 92 * 1%/30 = 2,423 trđ
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc
và lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là :
= (100-42/(1+46*1%/30))*(1+92*1%/30) = 60,432 trđ
Bài 3:
Ngày Nghiệp vụ
Cho
vay Thu nợ Dư nợ
Số ngày
dư nợ
Tích số
DN
Dư nợ đầu kỳ 95 4 380
5/3 vay 198 293 5 1465
10/3 37 330 8 2640
18/3 trả 230 100 7 700
25/3 vay 350 450 7 3150
Dư nợ cuối kỳ 450
Cộng 31 8335
Lãi (DNBQ)
2,554
Lãi (DNTT)
2,639
Bài 4:
Phí suất = ((50*2+100*7)*6%/12+40*3*0,1%+100*0,2%+100*0,1%)/((100-
((50*2+100*7+40*3)*6%/12)-100*0,1%)*((50*2+100*7)/100))*100%
= 0,58%/tháng = 6,96%/năm
Bài 5:
1. Khả năng tài chính
Tính các hệ số tài chính Năm N-1 Năm N
Khả năng thanh toán
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,24 1,11
2 Khả năng thanh toán nhanh 0,64 0,60
Năng lực hoạt động
3 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 1,35 1,35
4 Vòng quay hàng tồn kho bình quân 4,39 4,64
5 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 56 61
Kỳ trả tiền bình quân (ngày) 70 84
Vòng quay vốn lu động 2,42 2,47
730
Cơ cấu nguồn vốn
6 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 68,45% 70,03%
7 Nợ phải trả/Doanh thu 50,60% 51,94%
Kết quả kinh doanh
8 LN sau thuế/DT 2,32% 2,93%
9 LN sau thuế/Tổng TS bình quân 3,13% 3,95%
10 LN sau thuế/VCSH bình quân 9,93% 13,17%
Nhận xét
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn >1: nếu hoạt động DN bình thường, DN có khả
năng thanh toán đươc nợ ngắn hạn
Các hệ số khả năng thanh toán có xu hớng giảm, (thời gian trả nợ lớn hơn nhiều
so với thời gian thu nợ), chứng tỏ DN đang khó khăn về khả năng thanh toán
2. Hiệu quả sử dụng tổng TS năm N không thay đổi so với năm N-1
Vòng quay hàng tồn kho tăng chút ít, nhng kỳ thu tiền năm N cũng cao hơn so
năm N-1, thể hiện: hiệu quả sử dụng tài sản của DN không đợc cải thiện
3. Tỷ lệ nợ cũng tăng lên: rủi ro tài chính đối với NH cao
4. Các tỷ suất lợi nhuận đều tăng lên, kết quả kinh doanh đợc cải thiện
KL: Tình hình tài chính bình thường, chú ý vấn đề về khả năng thanh toán và
kiểm soát nợ
3. Nhu cầu vay
VqVLĐ bq năm N 2,57
Vq CK phải trảbq năm N 4,87
VLĐ ròng cuối năm N 1054
Giả định hiệu quả trong quản lý sử dụng vốn của DN ổn định: VQ năm N+1
bằng năm N
Nhu cầu vay VLĐ năm N+1: 5.968
Bài 7:
Tổng chi phí ngắn hạn 17.549 (triệu đồng)
Nhu cầu vay VLĐ 5.654,33
HMTD 5.654,33
Tính lãi
Ngày Nghiệp vụ Xử lý
Cho
vay
Thu
nợ Dư nợ
Số
ngày
DN
Tích số
DN
DN đầu tháng 4.647,00
1 vay mua men.. đ.ý toàn bộ 564,00 5.211,00 9 46.899,00
vay tb từ chối
10 trả nợ 653,00 4.581,00 5 22.905,00
731
Xin vay chi thưởng... từ chối
Xin vay thanh toán
tiền điện 23,00
15 Nộp séc bảo chi…
Không liên
quan 4.606,00
3 13.818,00
Xin vay thanh toán
tiền chi quảng cáo... 25,00
18
Vay thanh toán tiền
mua ô tô chở hàng... từ chối
4.626,00
7
32.382,00
Xin vay chi lương 20,00
25 trả nợ 564,00 4.062,00 7 28.434,00
Dn cuối tháng 4.062,00
Cộng 31 144.438,00
Tính lãi theo DN thực
tế 43,33
Tính lãi theo DN bq 41,93
Bài 10:
a
Thời gian CV = Thời gian ân hạn + Thời gian
trả nợ
Thời gian ân hạn 2 tháng
DN khi kết thúc tg ân hạn 600
Kỳ trả nợ 6 tháng
Nguồn trả nợ 1 kỳ 180
Giả định: trả theo khả năng
Thời gian trả nợ 3,33 = 4 kỳ = 24 tháng
Thời gian CV = 26 tháng
Thời điểm trả nợ cuối cùng 1/5/N+2
Nghĩa vụ trả nợ kỳ đầu 210,60
Nghĩa vụ trả nợ kỳ cuối 63,060
b
Thời gian CV = Thời gian ân hạn + Thời gian
trả nợ
Thời gian ân hạn 2 tháng
DN khi kết thúc tg ân hạn 610,2
Kỳ trả nợ 6 tháng
Nguồn trả nợ 1 kỳ 180,51
Giả định: trả theo khả năng
Thời gian trả nợ 3,38 = 4 kỳ = 24 tháng
Thời gian CV = 26 tháng
Thời điểm trả nợ cuối cùng 1/5/N+2
Nghĩa vụ trả nợ kỳ đầu 211,630
732
Nghĩa vụ trả nợ kỳ cuối 72,172
c
Thời gian CV = Thời gian ân hạn + Thời gian
trả nợ
Thời gian ân hạn 2 tháng
DN khi kết thúc tg ân hạn 600
Kỳ trả nợ 6 tháng
Nguồn trả nợ 1 kỳ 180
Giả định: trả theo khả năng
Thời gian trả nợ 3,33 = 4 kỳ = 24 tháng
Thời gian CV = 26 tháng
Thời điểm trả nợ cuối cùng 1/5/N+2
Lãi ân hạn 10,2
Nghĩa vụ trả nợ kỳ đầu 213,150
Nghĩa vụ trả nợ kỳ cuối 65,610
Bài 11:
1. Xác định mức cho vay của ngân hàng đối với dự án trên? 10.800,00
2. Xác định thời hạn cho vay, thời điểm trả nợ cuối cùng của dự án trên? 3/12/N+3
3. Tính nghĩa vụ trả nợ của DN ở kỳ trả nợ trước kỳ cuối cùng? 306,60
4. Ngân hàng có thể cho vay với dự án này là bao nhiêu? 8.800
Bài 12:
1. Tính giá trị tối thiểu của tài sản thế chấp theo thông lệ phổ biến hiện
nay? 14.550,00
2. Xác định thời hạn cho vay của NH đối với dự án trên? 47 tháng
3. Tính số lãi mà doanh nghiệp phải trả cho NH ở kỳ trả nợ cuối cùng? 448,05
Bài 17:
Thời gian hoàn vốn giản đơn
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
VĐT ban đầu 15460
Thu nhập hoàn vốn 3.110 3.318 3.525 3.732 3.940
KH TSCĐ 3.092 3.092 3.092 3.092 3.092
LN sau thuế 18 226 433 640 848
Hoàn vốn trong kỳ 3.110 3.318 3.525 3.732 1.774
VĐT còn lại 12.350 9.032 5.507 1.774 -
Thời gian hoàn vốn giản đơn 4,45 năm
Hệ số khả năng trả nợ dài hạn
733
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Hệ số khả năng trả nợ dài hạn 1,18 1,26 1,34 1,45 1,57
(KH TSCĐ+LN sau thuế+Lãi
vay VCĐ)/(Nợ gốc+lãi vay )
NPV
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí VĐT 15460
Thu nhập của dự án 4.550 4.470 4.389 4.308 4.228
KH TSCĐ 3.092 3.092 3.092 3.092 3.092
LN sau thuế 18 226 433 640 848
Lãi vay VCĐ 1.440 1.152 864 576 288
Giá trị hiện tại của TN 4.062,85 3.563,26 3.124,09 2.738,11 2.398,99
NPV 427,30
Doanh thu và công suất hoà vốn
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chí phí cố định 4.655 4.367 4.079 3.791 3.503
KH TSCĐ 3.092 3.092 3.092 3.092 3.092
Lãi vay VCĐ 1.440 1.152 864 576 288
Chi phí khác (cp cố định) 123 123 123 123 123
Chi phí biến đổi 3.627 3.627 3.627 3.627 3.627
Nhiên, vật liệu 1.839 1.839 1.839 1.839 1.839
Lương, BHXH, BHYT 437 437 437 437 437
Cp sửa chữa thường xuyên 235 235 235 235 235
Chi phí quản lý 840 840 840 840 840
Lãi vay VLĐ 276 276 276 276 276
Doanh thu hòa vốn 8.262,65 7.751,45 7.240,25 6.729,04 6.217,84
Công suất hòa vốn 99,45% 93,30% 87,15% 80,99% 74,84%
Bài 21:
Trả lời:
- Nếu L/C yêu cầu vận đơn hàng không ghi ngày gửi hàng thực tế thì vận
đơn phải có mục ghi chú về ngày gửi hàng thực tế và ngày gửi hàng
này được coi là ngày giao hàng.
- Nếu L/C không yêu cầu vận đơn hàng không phải chỉ ra ngày gửi hàng
thực tế thì ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng.
734
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- onthicpa2009montientetindung.pdf