Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự trong một số điều ước quốc tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Kiến nghị 1. Về tổng thể, trong pháp luật TTTP Việt Nam, phạm vi TTTP hình sự căn bản tương thích với các quy định trong các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc là thành viên. Tuy nhiên, xem xét các trường hợp cụ thể cho thấy, phạm vi TTTP hình sự của Việt Nam là khá hẹp so với các cam kết trong các ĐƯQT đa phương và song phương. Mặc dù tại khoản 6 Điều 17 quy định “Các yêu cầu TTTP khác về hình sự” là quy định “quét”. Quy định này có ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm của quy định này sẽ giải quyết thỏa đáng các cam kết của Việt Nam đối với các quốc gia hữu quan. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để giải trình các nghĩa vụ hợp tác của mình. Tuy nhiên, đây cũng là quy định bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong quá trình thực thi các nội dung hợp tác quốc tế về TTTP hình sự. Trong thực tiễn thực hiện các yêu cầu TTTP hình sự, Việt Nam đã giải quyết các nội dung yêu cầu TTTP nằm ngoài nội dung của Luật TTTP năm 2017. Tuy nhiên, pháp luật TTTP hình sự Việt Nam chưa có quy định về sự tham gia của người tiến hành tố tụng tại nước được yêu cầu, các quy định hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ, liên kết, phối hợp điều tra; chưa quy định cụ thể trong việc phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có.”10. Do vậy có thể dẫn đến hệ quả là, nếu như đáp ứng các yêu cầu TTTP hình sự của nước ngoài thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thiếu cơ sở để thực hiện; ngược lại, nếu không thực hiện các yêu cầu TTTP hình sự của nước ngoài thì Việt Nam đang đi ngược lại chính các nghĩa vụ mà mình cam kết. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần thiết phải sửa đổi quy định hiện hành về phạm vi TTTP hình sự theo hướng bổ sung các nội dung khác như: xác minh, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm; liên kết điều tra, phối hợp điều tra; quy định cho phép sử dụng các phương tiện kỹ thuật áp dụng công nghệ cao (thư điện tử, fax.) trong việc gửi, tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một số hoạt động TTTP.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự trong một số điều ước quốc tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM VI TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ TRONG MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tóm tắt: Trong việc giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, các quốc gia thường tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ các quốc gia nước ngoài bằng hình thức tương trợ tư pháp hình sự thông qua một yêu cầu tương trợ tư pháp. Yêu cầu tương trợ tư pháp được thực hiện theo cách thức với trình tự, thủ tục mà các bên có thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia. Một trong những nội dung mà các quốc gia quan tâm khi tiếp nhận yêu cầu tương trợ tư pháp từ quốc gia yêu cầu là có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp hay thuộc trường hợp từ chối tương trợ. Dương Đình Công* * ThS. NCS. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Abstract In the process dealing with the criminal cases involving foreign elements, it often seeks an assistance from the foreign nations in the manner of criminal justice assistance through a letter rogatory for mutual judicial assistance. The letter rogatory for mutual judicial assistance shall be made under the procedures agreed upon by the parties and in accordance with the provisions of national law. One of the matters that nations are interested in when they receive the letter rogatory for mutual judicial assistance is whether they are in the scope of mutual legal assistance or out of the assistance. Thông tin bài viết: Từ khóa: tương trợ tư pháp, yêu cầu tương trợ tư pháp Lịch sử bài viết: Nhận bài : 26/11/2018 Biên tập : 09/01/2019 Duyệt bài : 16/01/2019 Article Infomation: Keywords: Mutual judicial assistance in criminal matters; letter rogatory. Article History: Received : 26 Nov. 2018 Edited : 09 Jan. 2019 Approved : 16 Jan. 2019 I. Nhận thức chung về phạm vi tương trợ tư pháp hình sự 1. Phạm vi tương trợ tư pháp (TTTP) hình sự được hiểu là giới hạn mà trong đó các chủ thể có thẩm quyền ở các quốc gia khác nhau thực hiện một hoặc một số hoạt động nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Quy định trong một số điều ước quốc tế (ĐƯQT) và pháp luật Việt Nam về phạm vi TTTP hình sự cho thấy những nội dung đáng chú ý sau: Một là, phạm vi TTTP hình sự là giới hạn của hoạt động hợp tác quốc tế trong giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài và là cơ sở pháp lý để các quốc gia liên quan thực hiện hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ TTTP hình sự. Căn cứ vào phạm vi TTTP được quy định trong pháp luật quốc gia và các ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên, bên được yêu cầu sẽ cân nhắc các khả năng đáp ứng hay từ chối thực hiện TTTP của bên yêu cầu. Hai là, phạm vi TTTP hình sự phải được xác định cụ thể. Phạm vi TTTP hình sự NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 15(391) T8/2019 được xác định theo các phương pháp khác nhau (hay kỹ thuật xây dựng khác nhau). Các ĐƯQT đa phương thường sử dụng kỹ thuật liệt kê các hoạt động TTTP hình sự. Đồng thời, trong các ĐƯQT này sẽ loại trừ các hoạt động không được điều chỉnh. Mặc dù theo cách thức nào thì phạm vi này cũng phải được xác định cụ thể. Ba là, phạm vi TTTP hình sự phụ thuộc vào nhu cầu hợp tác giữa các bên liên quan, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể cũng như sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế về TTTP hình sự để mỗi bên xác định phạm vi tương trợ. Xu hướng chung là phạm vi TTTP hình sự ngày càng mở rộng. 2. Trong thực tiễn hợp tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của các quốc gia trong việc giải quyết vụ án hình sự có thể xảy ra các hoạt động TTTP ở những mức độ khác nhau1. Thông thường, phạm vi TTTP hình sự thường quy định các nội dung sau: hoạt động tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP hình sự; thu thập hoặc cung cấp chứng cứ; yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự; hoạt động trao đổi thông tin hoặc các yêu cầu TTTP khác về hình sự; yêu cầu về cung cấp lời khai qua cầu truyền hình, chuyển giao tạm thời bị can hoặc bị cáo để làm chứng tại phiên tòa hình sự tại nước yêu cầu. II. Quy định về phạm vi tương trợ tư pháp hình sự trong một số điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp hình sự 1. Hiệp ước TTTP hình sự của Liên hiệp quốc Hiệp ước mẫu về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự A/RES/45/117 (thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng 45/117, sau đó được sửa đổi bởi Nghị quyết Đại hội đồng 53/112) bao gồm 22 điều và 01 phụ lục quy định những nội dung căn bản của TTTP hình sự giữa các quốc gia. Điều 1 Hiệp ước xác định rõ phạm vi TTTP hình sự: Các Bên, phù hợp với Hiệp 1 Xem, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật TTTP, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. 2 Xem Hiệp định TTTP hình sự (mẫu) của Liên hiệp quốc theo Nghị quyết A/RES/45/117 tại website: www.un.org. 3 Xem, Luật mẫu về TTTP các vấn đề hình sự của UNODC tại website: www.un.org tham khảo ngày 02/11/2018. ước này, sẽ dành cho nhau các biện pháp TTTP rộng rãi nhất có thể trong các cuộc điều tra hoặc tố tụng tòa án đối với hành vi phạm tội mà hình phạt, tại thời điểm yêu cầu hỗ trợ, thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của nước yêu cầu. TTTP có thể được thực hiện phù hợp với Hiệp ước này có thể bao gồm 07 nội dung2. Hiệp ước cũng quy định các trường hợp không áp dụng đối với việc bắt giữ hoặc giam giữ bất kỳ người nào có liên quan nhằm mục đích dẫn độ (i); Việc thi hành tại Nước yêu cầu các bản án hình sự được áp dụng trong Nhà nước yêu cầu trừ phạm vi được pháp luật nước yêu cầu cho phép và Điều 18 của Hiệp ước (ii); Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù để thụ án (iii) và việc Chuyển giao các thủ tục tố tụng hình sự (iv). Năm 2007, Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc (UNODC) đã xây dựng Luật mẫu về TTTP các vấn đề hình sự bao gồm 4 Chương, 35 Điều. Điều 7 của luật này định ra giới hạn của TTTP hình sự mang tính nguyên tắc: TTTP theo Luật này có thể được cung cấp cho bất kỳ quốc gia nước ngoài nào cho dù có thỏa thuận hay không có thỏa thuận; Luật này quy định việc hỗ trợ cho bất kỳ quốc gia nước ngoài nào, trừ khi có thỏa thuận khác; Các bên có thể thỏa thuận cung cấp một phạm vi TTTP được đề cập tới tại khoản 2 Điều 7 và các điều khoản khác của Luật này cũng sẽ được áp dụng cho một yêu cầu hỗ trợ từ Tòa án hình sự quốc tế hoặc một Tòa án quốc tế được liệt kê trong Luật này3. Như vậy, Hiệp ước TTTP hình sự của Liên hiệp quốc chính là cơ sở quan trọng để từ đó các quốc gia thành viên có thể vận dụng trong việc xây dựng luật pháp và thể chế trong lĩnh vực hỗ trợ lẫn nhau các vấn đề hình sự. Phạm vi của Hiệp ước căn bản phản ánh nhu cầu, thực tiễn hoạt động TTTP trong tình hình hiện nay giữa các quốc gia. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 15(391) T8/2019 2. TTTP hình sự của Liên minh Châu Âu4 Quy định về TTTP hình sự các nước Châu Âu được quy định chủ yếu trong Công ước của Châu Âu về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự được ký tại Strasbourg ngày 20/4/1959; Nghị định thư bổ sung ngày 17/3/1978 cho Công ước châu Âu năm 1959; Các quy định về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự của Công ước ngày 19/6/1990; Công ước về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự giữa các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu năm 2000. Công ước đầu tiên của Châu Âu về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự năm 1959 bao gồm lời nói đầu và 30 điều áp dụng cho các thành viên của Cộng đồng Châu Âu. Công ước không có điều khoản cụ thể quy định về phạm vi TTTP hình sự mà phạm vi này được xác định thông qua các điều khoản liên quan đến thủ tục thực hiện TTTP hình sự. Điều 1 Công ước quy định về nghĩa vụ của các quốc gia thành viên: Các Bên ký kết cam kết hỗ trợ lẫn nhau, phù hợp với các quy định của Công ước này, biện pháp hỗ trợ rộng nhất trong các thủ tục tố tụng đối với hành vi phạm tội tại thời điểm yêu cầu hỗ trợ, thuộc thẩm thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Bên yêu cầu. Công ước này không áp dụng cho các vụ bắt giữ, thi hành bản án hoặc vi phạm theo luật quân sự mà không phải là tội phạm theo luật hình sự thông thường. Các quốc gia thành viên có thể từ chối TTTP nếu yêu cầu liên quan đến hành vi phạm tội mà Bên được yêu cầu xem xét liên quan đến tội phạm chính trị hoặc tội phạm tài chính5. Bên được yêu cầu cũng có thể từ chối TTTP khi cho rằng, việc thực hiện yêu cầu có thể ảnh hưởng đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu 4 Xem, Official Journal of the European Communities, Explanatory Report on the Convention of 29 May 2000 on Mutual Assistance in Criminal Matters between theMember States of the European Union, (2000/C 379/02) tại website: https:// eur-lex.europa.eu (tham khảo ngày 02/11/2018) 5 Thời điểm ký kết Hiệp định này, TTTP liên quan đến vấn đề tài chính chưa được đề cập cho đến Nghị định thư bổ sung năm 1978. khác của quốc gia. Công ước về TTTP hình sự giữa các thành viên của Liên minh Châu Âu năm 2000 được tất cả các quốc gia thành viên ký vào ngày 29/5/2000 là nỗ lực nhằm cải thiện các hình thức TTTP đáp ứng yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực hợp tác tư pháp. Mục đích của Công ước này là khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan tư pháp, cảnh sát và hải quan về các vấn đề hình sự. Công ước là sự bổ sung cần thiết cho Công ước Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự năm 1959 và Nghị định thư 1978. Trong việc xây dựng Công ước mới này, Hội đồng Châu Âu đã không giới hạn một công cụ riêng biệt. Do đó, mục tiêu chính của Công ước là cải thiện hợp tác tư pháp bằng cách phát triển và hiện đại hóa các quy định hiện hành. Sự điều chỉnh trong Công ước này chủ yếu bằng cách mở rộng phạm vi các trường hợp có thể yêu cầu TTTP hình sự thông qua một loạt các biện pháp nhanh, linh hoạt và hiệu quả hơn. Điều 3 Công ước quy định về các thủ tục liên quan đến việc hỗ trợ lẫn nhau vượt ra ngoài phạm vi của Công ước 1959. Yêu cầu TTTP hình sự theo Điều 3 không chỉ cho các cuộc điều tra về các vấn đề hình sự mà còn cho các cuộc điều tra về hành vi chịu sự xử phạt hành chính nhất định. Đồng thời, trong Công ước này có những quy định đáng chú ý như Điều 9 quy định về trường hợp Tạm thời chuyển người bị tạm giữ vì mục đích điều tra; Điều 10 Xét xử thông qua cầu truyền hình. Điều 11 quy định về Phiên điều trần của các nhân chứng và các chuyên gia qua điện thoại; Điều 13. Đội điều tra chung. Điều 14 về Điều tra bí mật; Các Điều 17 đến Điều 22 quy định các vấn đề về ngăn chặn thông tin liên lạc NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 15(391) T8/2019 Có thể thấy EU là tổ chức quốc tế khu vực đạt được sự thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực TTTP hình sự. Phạm vi TTTP hình sự càng ngày càng được mở rộng phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các quốc gia thành viên. EU cũng có những quy định mang tính tiên phong trong việc hỗ trợ lẫn nhau giải quyết các vấn đề hình sự như việc lấy lời khai qua cầu truyền hình; điều tra bí mật; điều tra chung; ngăn chặn thông tin liên lạc 3. Hiệp định TTTP hình sự của ASEAN Sau EU, ASEAN là tổ chức quốc tế khu vực đã xây dựng được cơ chế hợp tác trong đấu tranh phòng chống tội phạm thông qua các thỏa thuận trong Hiệp định TTTP hình sự của ASEAN năm 2004. Khoản 1 Điều 1 Hiệp định quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong TTTP hình sự theo nguyên tắc: Các Quốc gia thành viên, theo quy định của Hiệp định này và phù hợp với pháp luật quốc gia của mình, phải dành cho nhau các biện pháp TTTP rộng rãi nhất có thể được trong việc điều tra, truy tố và thủ tục tố tụng tiếp theo. Tại khoản 2, Hiệp định xác định cụ thể phạm vi TTTP hình sự giữa các quốc gia thành viên bao gồm 10 nội dung cụ thể và một nội dung mang tính kỹ thuật6. Một điểm lưu ý của Hiệp định là chỉ áp dụng đối với việc TTTP giữa các Quốc gia thành viên. Các quy định của Hiệp định này không tạo ra bất cứ quyền nào cho một cá nhân trong việc thu thập, ngăn cản hoặc cản trở việc đưa ra hoặc loại bỏ bất kỳ chứng cứ nào hoặc cản trở việc thực hiện các yêu cầu tương trợ. Công ước quy định 11 trường hợp quốc gia được yêu cầu có quyền từ chối TTTP và 03 trường hợp có thể từ chối nếu xét thấy cần thiết. Hiệp định cũng mở rộng 6 Xem, Hiệp định TTTP hình sự của ASEAN năm 2004. 7 Đỗ Mạnh Hồng, Các vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực TTTP về hình sự của ASEAN, Tạp chí Luật học số 09/2008, tr. 62-64. phạm vi thu thập chứng cứ bằng việc cho phép sử dụng kết nối truyền hình trực tiếp hoặc các công cụ giao tiếp thích hợp khác nhằm thực hiện quá trình thu thập chứng cứ, lời khai7... Nghiên cứu phạm vi TTTP hình sự trên đây có 03 điểm cần lưu ý: Một là, các hiệp định TTTP hình sự đều giới hạn phạm vi TTTP hình sự giữa các quốc gia thành viên một cách cụ thể. Trong đó phạm vi TTTP hình sự của các nước ASEAN được xác định rất rộng. Không có các tài liệu để lý giải cho quy định một phạm vi TTTP hình sự rất rộng này. Tuy nhiên, xét về bối cảnh và thời gian ra đời có thể thấy, Hiệp định TTTP hình sự của các nước ASEAN ra đời muộn hơn cả. Đồng thời, trong nội dung về phạm vi TTTP hình sự của các nước ASEAN dường như có sự tích hợp phạm vi của các Công ước chuyên biệt phổ cập của Liên hiệp quốc như Công ước Phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Công ước Chống tham nhũng. Hai là, các Hiệp định đều quy định rằng Hiệp định không áp dụng đối với trường hợp cho thi hành bản án hình sự; dẫn độ; chuyển giao người bị kết án và chuyển giao vụ án hình sự. Như vậy, điểm thống nhất này trong các hiệp định trên đây cho thấy nhận thức chung của các quốc gia là khá tương đồng. Quy định này cho thấy tính chất khác nhau của TTTP hình sự với dẫn độ, chuyển giao người bị kết án. Về việc cho thi hành bản án hình sự tại quốc gia khác cũng như việc chuyển giao vụ án hình sự liên quan nhiều hơn đến tính chất chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, tính chất chủ quyền không phải là tuyệt đối. Hiệp định cũng thể hiện rằng trong trường hợp pháp luật quốc gia có quy định như vậy thì việc cho thi hành bản án hình sự vẫn có thể được thực hiện. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 21Số 15(391) T8/2019 Ba là, các Hiệp định không chỉ giới hạn phạm vi TTTP cụ thể mà luôn có điều khoản mang tính kỹ thuật - quy định “quét”. Đây là một quy định có độ mở khác nhau. Các thành viên của Hiệp định có thể cung cấp các hình thức hỗ trợ khác nếu như điều đó không trái với mục đích của Hiệp định hoặc pháp luật quốc gia cho phép thực hiện điều đó. Trong dài hạn, các quy định mở này vẫn sẽ được duy trì nhằm đáp ứng sự linh hoạt trong thực tiễn quan hệ giữa các quốc gia thành viên. III. Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự trong các điều ước quốc tế song phương và pháp luật Việt Nam 1. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hơn 20 Hiệp định TTTP với các quốc gia và đang tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định khác8. Phần này chỉ trình bày phạm vi TTTP hình sự trong một số hiệp định nổi bật, cụ thể: - Hiệp định TTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc ký ngày 10/12/1982: Hiện nay, hai nước Cộng hoà Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa Hiệp định này. Hiệp định quy định phạm vi TTTP là tất cả các hành vi tố tụng, trong đó tập trung vào việc lấy lời khai của người làm nhân chứng, của đương sự, của bị can, hoặc của các người khác, trong việc tiến hành giám định, trong việc lập chuyển và tống đạt giấy tờ. - Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hoà Hung-ga-ri, ký ngày 18/01/1985: Tại Điều 4. Phạm vi TTTP bao gồm việc thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt như việc khám nhà, tạm giữ, tịch biên tài sản, việc gửi các chứng cứ, lấy lời khai của những người làm chứng, người giám định và những người khác, xét hỏi bị can, xem xét tại chỗ, yêu cầu tống đạt, gửi các tài 8 Xem, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ 13, Chuyên đề “Thực trạng và giải pháp hoạt động TTTP về hình sự; Một số kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Luật TTTP năm 2007”, (2017), Hà Nội, tr. 10. Việt Nam cũng tham gia khoảng 15 ĐƯQT đa phương có quy định về TTTP hình sự (trong phần này không nghiên cứu các ĐƯQT đa phương này). liệu cũng như lập và gửi các giấy tờ. Điều 17 quy định về các trường hợp từ chối như liên quan đến chủ quyền, an ninh hoặc trái với nguyên tắc pháp luật quốc gia. Trong hiệp định cũng quy định nhiều vấn đề khác như chuyển giao vụ án hình sự, chuyển giao đồ vật Nhìn chung phạm vi TTTP trong hiệp định này khá rộng xét trong bối cảnh ký kết lúc bấy giờ. - Hiệp định TTTP hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Ấn Độ, ký ngày 8/10/2007: Điều 1 của Hiệp định quy định rõ, Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, các Bên sẽ dành cho nhau sự TTTP tối đa trong các vấn đề về hình sự. TTTP hình sự bao gồm các TTTP về điều tra, truy tố hoặc các thủ tục tố tụng khác trong các vấn đề về hình sự do Bên được yêu cầu cung cấp cho Bên yêu cầu, không phụ thuộc vào việc yêu cầu TTTP đó do Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền khác yêu cầu hoặc đề nghị. Đặc biệt Hiệp định cũng quy định yêu cầu TTTP sẽ được thực hiện không phụ thuộc vào việc hành vi là đối tượng của điều tra, truy tố, xét xử của Bên yêu cầu có cấu thành tội phạm theo luật của Bên được yêu cầu hay không. Khoản 4 của Điều này quy định 09 nội dung TTTP hình sự cụ thể và Các bên có thể dành cho nhau các TTTP khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu. Khoản 5 giới hạn TTTP hình sự theo Hiệp định không bao gồm: Dẫn độ, bắt hoặc giam giữ người để dẫn độ; Thực hiện bản án hình sự của Bên yêu cầu ở Bên được yêu cầu, trừ những trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu và Hiệp định này cho phép; Chuyển giao người đang bị giam giữ để thi hành hình phạt; Chuyển giao việc xét xử trong các vấn đề về hình sự. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 Số 15(391) T8/2019 2. Phạm vi TTTP hình sự trong Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 Phạm vi TTTP hình sự theo Luật này được quy định tại Điều 17, bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP về hình sự (i); Triệu tập người làm chứng, người giám định (ii); Thu thập, cung cấp chứng cứ (iii); Truy cứu trách nhiệm hình sự (iv); Trao đổi thông tin (v) và Các yêu cầu TTTP khác về hình sự (vi). Như vậy, theo quy định của Luật TTTP, phạm vi TTTP hình sự hẹp hơn so với phạm vi TTTP được đề cập trong Hiệp ước TTTP pháp lý hình sự (mẫu) của Liên hiệp quốc. 3. Phạm vi TTTP hình sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 có nhiều quy định mới có liên quan đến TTTP hình sự, cụ thể: Xác định phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự gồm TTTP hình sự, dẫn độ, tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và các hoạt động hợp tác quốc tế khác được quy định trong Bộ luật TTHS, pháp luật về TTTP và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 491). Xác định giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Điều 494). Quy định về việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại (Điều 495). Quy định về việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước được đề nghị có mặt ở Việt Nam để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự hoặc có thể cho phép người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có mặt ở nước ngoài 9 Xem, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ 13, Chuyên đề, tlđd, tr. 5-7. để phục vụ việc giải quyết vụ án hình sự (Điều 496). Quy định việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc truy tìm, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu, xử lý tài sản do phạm tội mà có để phục vụ yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự (Điều 507). Quy định biện pháp phong tỏa tài khoản có thể được áp dụng nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội (Điều 129). Quy định việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc phối hợp điều tra hoặc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (Điều 508). Quy định việc đợi kết quả thực hiện yêu cầu TTTP của nước ngoài là một trong những căn cứ để tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tạm đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra; tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố; tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (Điều 148, Điều 229, Điều 247, Điều 281, Điều 443)9. Ngoài ra trong các Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống khủng bố cũng có các quy định cụ thể cho phép xác định phạm vi TTTP hình sự. Những quy định trên đây là cơ sở pháp lý quan trọng có thể bổ sung cho những khuyết thiếu của Luật TTTP 2007. IV. Kiến nghị 1. Về tổng thể, trong pháp luật TTTP Việt Nam, phạm vi TTTP hình sự căn bản tương thích với các quy định trong các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc là thành viên. Tuy nhiên, xem xét các trường hợp cụ thể cho thấy, phạm vi TTTP hình sự của Việt Nam là khá hẹp so với các cam kết trong các ĐƯQT đa phương và song phương. Mặc dù tại khoản 6 Điều 17 quy định “Các yêu cầu TTTP khác về hình sự” là quy định “quét”. Quy định này có ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm của quy định này sẽ giải quyết thỏa NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 23Số 15(391) T8/2019 đáng các cam kết của Việt Nam đối với các quốc gia hữu quan. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để giải trình các nghĩa vụ hợp tác của mình. Tuy nhiên, đây cũng là quy định bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong quá trình thực thi các nội dung hợp tác quốc tế về TTTP hình sự. Trong thực tiễn thực hiện các yêu cầu TTTP hình sự, Việt Nam đã giải quyết các nội dung yêu cầu TTTP nằm ngoài nội dung của Luật TTTP năm 2017. Tuy nhiên, pháp luật TTTP hình sự Việt Nam chưa có quy định về sự tham gia của người tiến hành tố tụng tại nước được yêu cầu, các quy định hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ, liên kết, phối hợp điều tra; chưa quy định cụ thể trong việc phong tỏa, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có...”10. Do vậy có thể dẫn đến hệ quả là, nếu như đáp ứng các yêu cầu TTTP hình sự của nước ngoài thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thiếu cơ sở để thực hiện; ngược lại, nếu không thực hiện các yêu cầu TTTP hình sự của nước ngoài thì Việt Nam đang đi ngược lại chính các nghĩa vụ mà mình cam kết. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần thiết phải sửa đổi quy định hiện hành về phạm vi TTTP hình sự theo hướng bổ sung các nội dung khác như: xác minh, giải 10 Xem, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ 13, Chuyên đề, tlđd, tr. 34. 11 Như trên. quyết tin báo, tố giác tội phạm; liên kết điều tra, phối hợp điều tra; quy định cho phép sử dụng các phương tiện kỹ thuật áp dụng công nghệ cao (thư điện tử, fax...) trong việc gửi, tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một số hoạt động TTTP...11. 2. Bên cạnh phạm vi TTTP hình sự được quy định cụ thể trong các ĐƯQT và pháp luật quốc nội, các quốc gia đều có quy định các trường hợp từ chối thực hiện TTTP. Xét về mặt logic, các quy định từ chối này cho phép các quốc gia xem xét yêu cầu TTTP hình sự nằm ngoài các quy định cụ thể trong phần phạm vi TTTP hình sự. Điều 21 Luật TTTP 2007 quy định 05 trường hợp Việt Nam sẽ từ chối thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài. Tuy nhiên, cách thể hiện quy định này lại làm cho các trường hợp TTTP được quy định tại khoản 6 Điều 17 bị giới hạn so với các cam kết của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, để vừa nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm vừa hài hòa được lợi ích quốc gia, đồng thời phù hợp với các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết, cần phải sửa đổi quy định của Điều 21 theo hướng loại bỏ khoản 2, 3 của Điều này TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước của Châu Âu về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự năm 1959, năm 2000 và Nghị định thư bổ sung năm 1978. 2. Công ước của Châu Âu về hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự năm năm 2000. 3. Luật Hỗ trợ điều tra quốc tế của Nhật Bản. 4. Hiệp đinh TTTP hình sự (mẫu) của Liên hiệp quốc năm 2000. 5. Hiệp định TTTP hình sự của ASEAN năm 2004. 6. Hiệp định TTTP và pháp lý về dân sự và hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa XHCN Tiệp Khắc năm 1982. 7. Hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hoà Hung-ga-ri năm 1985. 8. Hiệp định TTTP hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Ấn Độ năm 2007. 9. Đỗ Mạnh Hồng, Các vấn đề pháp lý cơ bản trong lĩnh vực TTTP về hình sự của ASEAN, Tạp chí Luật học số 09/2008. (Xem tiếp trang 64) NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 24 Số 15(391) T8/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_vi_tuong_tro_tu_phap_hinh_su_trong_mot_so_dieu_uoc_quoc.pdf
Tài liệu liên quan