PBXH đòi hỏi giới cầm quyền phải chấp
nhận sự cọ xát, tranh luận, đối thoại với
Nhân dân và nhờ đó rèn luyện thêm khả
năng thích ứng cao trước mọi biến đổi của
hoàn cảnh và tính năng động trong phương
thức quản lý, điều hành, khắc phục tình trạng
né tránh công luận, gây sự trì trệ của hệ
thống. Thực tế cho thấy, ngay cả những việc
hoàn toàn có lợi cho dân nếu được thực hiện
bằng cách ép buộc, máy móc thì vẫn có thể
gặp sự phản ứng, có khi cả sự chống đối từ
phía Nhân dân. Do vậy, dù cho đường lối
chính sách đề ra là vì lợi ích của Nhân dân
vẫn phải thực hiện PBXH để tranh luận, đối
thoại, để hiểu đúng, tìm ra cái đúng. Như
vậy, phản biện sẽ đi tới thống nhất về tư duy,
đồng thuận trong xã hội.
PBXH không chỉ góp phần nâng cao
năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo,
quản lý, mà thông qua đó, còn nâng cao nhận
thức, trình độ hiểu biết của Nhân dân. Đối
với cá nhân, khi tham gia PBXH, thì sự bàn
luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên
trong xã hội sẽ giúp họ đạt tới sự nhận thức
chung, thống nhất trong các nhận xét, đánh
giá. Ban đầu, “chuẩn mực” chung chi phối
quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những
thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật
mà mỗi thành viên có được từ những nguồn
khác nhau. Các ý kiến bước đầu được đưa ra
có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của
mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau. Dần
dần, các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội
dung PBXH thường tập trung vào những vấn
đề trọng tâm, từ đó thể hiện trình độ nhận
thức có tính hệ thống. Qua đó, hiểu biết về
pháp luật của người dân sẽ được nâng lên,
họ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho
phù hợp với quy tắc, yêu cầu của các giá trị,
quy phạm pháp luật chung.
Thông qua PBXH, cũng có thể đo lường
được ý thức pháp luật và sự hiểu biết của
người dân trên mọi lĩnh vực, đo lường được
mức độ quan tâm và ý thức trách nhiệm của
người dân tới hoạt động xây dựng, ban hành
chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý.
Dưới góc độ xã hội, PBXH cũng có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng và phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức. Bằng sự tham
gia chủ động và tích cực này, các chuyên gia,
nhà khoa học có cơ hội thể hiện, chứng minh
sở trường của mình, khai thác vốn kiến thức
đa dạng đã được tích luỹ trong một quá trình
nghiên cứu và cống hiến cho xã hội.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm, đặc điểm phản biện xã hội
Trên thế giới, phản biện xã hội (PBXH)
là một vấn đề hoàn toàn không mới. Được
xem là hình thức thể hiện quyền tự do ngôn
luận của con người, của công dân, PBXH
luôn hiện hữu trong đời sống chính trị - xã
hội của các thể chế dân chủ, được nhà nước
thừa nhận trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu
chuẩn quốc tế và khu vực1. Ở Việt Nam,
PBXH được xem là “sản phẩm” của sự phát
triển nền kinh tế thị trường, sự thúc đẩy của
việc xây dựng nhà nước pháp quyền cũng
như quá trình dân chủ hóa trong đời sống
chính trị - xã hội. Khi đề cập đến PBXH thì
1 Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (UDHR) quy định rằng “ai cũng có quyền giữ
quan điểm mà không can thiệp” và “ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm
kiếm, tiếp in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy
theo sự lựa chọn của họ”. Quyền này cũng nhận và phổ biến thông tin và ý kiến các loại, không kể biên giới
quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay được quy định tại Điều 19 của Công ước quốc tế về các
quyền dân sự và chính trị năm 1966, Điều 10 của Công ước châu Âu về nhân quyền năm 1950, Điều 13
của Công ước châu Mỹ về nhân quyền năm 1969 và Điều 9 của Hiến chương châu Phi về quyền con người
và quyền các dân tộc năm 1981.
PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA PHẢN BIỆN XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Lê Thị Thiều Hoa*
*ThS. Trưởng ban, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp
Thông tin bài viết:
Từ khoá: Phản biện xã hội; thực hành
dân chủ; nhà nước pháp quyền; kiểm
soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 02/6/2020
Biên tập : 12/6/2020
Duyệt bài : 15/6/2020
Article Infomation:
Keywords: Social criticism; practice of
democracy; rule of law; external
control of state power.
Article History:
Received : 02 Jun. 2020
Edited : 12 Jun. 2020
Approved : 15 Jun. 2020
Tóm tắt:
Phản biện xã hội là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu dưới
nhiều giác độ khác nhau (chính trị, pháp lý, báo chí, truyền thông,
xã hội học). Phản biện xã hội có vai trò quan trọng trong thực
hành dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Vì vậy, trong
thời gian tới, nhà nước cần tạo môi trường và các điều kiện cần
thiết để phản biện xã hội phát huy được vai trò tích cực của mình.
Abstract:
Social criticism is a topic in concerns from various perspectives
(politics, law, journalism, media, sociology ...). Social criticism
plays an important role in the practice of democracy and the
development of the rule of law. Therefore, it is necessary to create
a comfortable environment and conditions for social criticism to
promote its strengths in the coming time.
Số 12 (412) - T6/202020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
cũng đã có rất nhiều cách giải thích nội hàm
khái niệm này. PBXH là việc phân tích, đánh
giá, lập luận, tranh luận có tính chất độc lập,
khoa học của các lực lượng xã hội (bao gồm
cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội) nhằm
khẳng định hoặc bác bỏ, hay đề xuất sửa đổi
chính sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm
quyền xem xét, điều chỉnh chính sách phù
hợp hơn với lợi ích chung của cộng đồng.
Như vậy, về bản chất, PBXH là một
hình thức thể hiện quyền tự do được xây
dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận. Theo
đó, PBXH chính là quyền bày tỏ ý kiến một
cách có hệ thống và có cơ sở khoa học nhằm
thực hiện quyền dân chủ của cá nhân đã
được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về
quyền con người. Đó là: “1. Mọi người đều
có quyền giữ quan điểm của mình mà không
bị ai can thiệp; 2. Mọi người có quyền tự do
ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm
kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin,
ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức
tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in,
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua
bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào
tuỳ theo sự lựa chọn của họ”2; “Mọi công
dân đều có quyền và cơ hội để tham gia vào
việc điều hành các công việc xã hội một cách
trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được
họ tự do lựa chọn”3. Như vậy, quyền tự do
ngôn luận được hiểu chính là tiền đề, là điều
kiện cơ bản cần thiết để người dân thực hiện
PBXH và PBXH cũng chính là một trong
những hình thức để người dân phát huy vai
trò của mình trong việc tham gia quản lý nhà
nước và xã hội.
PBXH có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, PBXH phải luôn luôn hướng
tới việc xem xét, lập luận, phân tích để từ đó
lựa chọn hoặc đề xuất phương án thay đổi
một cách chính xác và hợp lý nhất.
PBXH không chỉ cung cấp thông tin, tư
liệu cùng với các ý kiến phân tích, đánh giá
tính khả thi và các kiến nghị liên quan đến
đối tượng phản biện, mà quan trọng hơn,
PBXH phải chỉ ra được những hạn chế,
những sai sót nếu có, nêu lên những cách
nhìn và giải quyết vấn đề theo các phương
án khác nhau mà chủ thể phản biện đưa ra4.
Với ý nghĩa như vậy thì trong PBXH sẽ có
thể bao gồm cả “khen” và “chê”, nhưng chủ
yếu là dành cho “lời chê”. Sự phản ứng
mang tính phủ định này là trên tinh thần xây
dựng, góp ý của xã hội đối với chính sách,
pháp luật của Nhà nước để cơ quan nhà nước
có thể xem xét, nghiên cứu, tiếp thu có chọn
lọc những hạt nhân hợp lý rồi sửa đổi hay bổ
sung cho hợp lý.
Thứ hai, PBXH là hoạt động mang tính
xã hội rõ nét.
PBXH được thực hiện bởi các chủ thể
không mang tính quyền lực nhà nước. Chủ
thể PBXH, hoặc là các thành viên của xã hội,
hoặc là các tổ chức xã hội được vận hành
theo nguyên tắc dân sự mà không mang tính
quyền lực nhà nước. Đặc trưng này thể hiện
rõ sự khác biệt giữa PBXH với phản biện
trong các cơ quan nhà nước. Nếu như sự
phản biện trong hệ thống các cơ quan nhà
nước thể hiện mối quan hệ kiểm soát nội bộ
bên trong của hệ thống quyền lực nhà nước
thì PBXH thể hiện sự kiểm soát của xã hội -
kiểm soát bên ngoài đối với hệ thống quyền
lực đó. “Bất kỳ ai chịu sự tác động của đối
tượng phản biện đều có thể trở thành chủ thể
phản biện, đều có quyền phản biện và quyền
được tôn trọng sự phản biện của mình. Tính
dân chủ, tính quần chúng rộng rãi là điều
kiện để hoàn thiện đối tượng phản biện và
cũng là điều kiện để hoạt động phản biện
phát triển”5. Tất nhiên, cũng vì có tính xã hội
sâu sắc mà không tránh được trong PBXH
2 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
3 Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
4 Xem: Nguyễn Quang Hiền (2010), “Tính tất yếu của phản biện xã hội trong nhà nước dân chủ”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 20(181), tr.9-16.
5 Xem: Hồ Bá Thâm (2009), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, tr.27 và 28.
21Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
có phản ánh nhận thức, quan điểm, lợi ích
của các giai tầng khác nhau, thậm chí là mâu
thuẫn nhau. Chính vì vậy, để đạt được sự
thống nhất (dễ chấp nhận) và đồng thuận xã
hội, từ đó mà có thể ra được các quyết sách
phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi
chủ thể PBXH và chủ thể chịu sự phản biện
phải luôn luôn xuất phát từ mục tiêu cao nhất
là vì lợi ích chung của cộng đồng và tạo ổn
định xã hội.
Thứ ba, PBXH là hoạt động thể hiện
tính độc lập, khách quan, trung thực.
Tính độc lập gắn với vị trí, vị thế độc lập
(tương đối) của chủ thể PBXH. Đây là một
yếu tố rất quan trọng bảo đảm tính khách
quan và chính kiến của chủ thể PBXH, liên
quan trực tiếp đến hiệu quả, giá trị của nội
dung phản biện. Nếu mất đi đặc điểm này thì
tính chất phản biện sẽ giảm hoặc không còn
tính giá trị. Nhờ tính độc lập mà mỗi nhận
xét, đánh giá, lập luận trong PBXH mới thực
sự là tiếng nói của chủ thể phản biện mà
không chịu sự chi phối của bất cứ sức ép
nào. Muốn thể hiện được tính độc lập trong
phản biện, chủ thể phản biện phải có sự tự
chủ, vị thế độc lập nhất định (về mục tiêu,
tôn chỉ hoạt động, tài chính, nhân sự độc
lập) so với chủ thể chịu sự phản biện. Mặt
khác, tính độc lập có thể có tính chủ quan
nhưng cũng phải đảm bảo được những yếu
tố khách quan nhất định. Tính khách quan,
trung thực thể hiện ở chỗ nó không phụ
thuộc vào ý muốn của nhà quản lý, dù nhà
quản lý có tiếp thu hay không và tiếp thu ở
mức độ nào thì ý kiến phản biện vẫn phải
được lập luận trên một cơ sở khoa học nhất
định và các yếu tố quyền lợi chính trị - kinh
tế - xã hội nếu có cũng phải phù hợp với xu
hướng chung, lợi ích chung của cộng đồng,
xã hội.
Thứ tư, PBXH là hoạt động có tính lan
tỏa, tạo hiệu ứng.
Quá trình phản biện là quá trình ứng xử
tích cực, mang tính chuyên nghiệp cao, được
tạo nên từ tâm huyết của chủ thể phản biện.
Xét trên góc độ hiệu quả, một khi PBXH đi
đúng hướng, và chạm tới “chân lý”6 của sự
việc, sẽ nhận được sự ủng hộ, đồng tình của
dư luận, được khuếch tán tự nhiên trong đời
sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của PBXH
đến đâu trong đời sống xã hội cũng chính là
một trong những thước đo cho hiệu quả và
chất lượng của hoạt động PBXH. PBXH có
sức lay động, lan tỏa nhanh đối với xã hội
chỉ khi nó được thực hiện trên cơ sở bảo đảm
khách quan, khoa học, có sức thuyết phục,
đề cập đến các vấn đề mà cộng đồng xã hội
đang quan tâm. Ngược lại, PBXH sẽ thất bại
khi không tạo được tiếng nói chung của cộng
đồng, không hướng tới lợi ích chung của
cộng đồng xã hội.
2. Chủ thể, đối tượng, nội dung và hình
thức phản biện xã hội
2.1. Chủ thể phản biện xã hội
Nếu hiểu PBXH là một trong các hoạt
động thể hiện quyền tự do ngôn luận của con
người, quyền tham gia quản lý nhà nước và
xã hội của công dân thì chủ thể PBXH trước
hết chính là cá nhân, là công dân, hay bất cứ
một thành viên nào trong xã hội. Chủ thể
PBXH có thể là người dân bình thường, hay
là chuyên gia, nhà khoa học - những người
có trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn
nhất định, có quan tâm đến nội dung cũng
như tác động của các chính sách khi được
ban hành. Họ tham gia phản biện do xuất
phát từ ý thức về trách nhiệm cũng như
mong muốn đóng góp vào quá trình hoạch
định chính sách, thúc đẩy sự phát triển xã
hội. Dĩ nhiên, chủ thể PBXH phải có tính
6 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận định: “Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình,
góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư
tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái
với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân
dân tức là phục tùng chân lý”. Xem: Phạm Thị Chúc Liên (2018), Phản biện xã hội, đâu là giới hạn?,
https://giaoducthoidai.vn/goc-nhin/phan-bien-xa-hoi-dau-la-gioi-han-3951148-c.html, ngày 18/9/2018.
Số 12 (412) - T6/202022
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
độc lập và không thuộc “lực lượng Nhà
nước” - được xem là chủ thể chịu sự PBXH.
Chủ thể PBXH phải có tiếng nói độc lập
trong quan hệ với chủ thể chịu sự phản biện,
để phản biện không rơi vào trạng thái “vừa
đá bóng vừa thổi còi”. Đây là điều kiện cần
để PBXH bảo đảm tính khách quan và đa
diện nhất.
Bên cạnh cá nhân công dân, tổ chức với
tư cách là đại diện quyền lợi cho các cá nhân,
nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội cũng
được xem là một chủ thể của PBXH. Ở các
quốc gia, tổ chức xã hội là một thiết chế xã
hội quan trọng đóng vai trò bổ sung cho vai
trò của Nhà nước trong quản lý xã hội. Tổ
chức xã hội tồn tại bên cạnh Nhà nước và
luôn có sự độc lập tương đối của nó. Hoạt
động PBXH của tổ chức xã hội được xem là
một nhu cầu tự nhiên của các nhớm lợi ích
trong xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức xã hội
tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và
cũng có những nét đặc thù nhất định. Nếu
hiểu theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội ở Việt
Nam sẽ bao gồm: tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội.
Các tổ chức này có thể có nhiều tên gọi khác
nhau như hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên
đoàn, hiệp hội Đặc biệt, không thể không
nhắc đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - một
tổ chức chính trị - xã hội có tính chất rộng
rãi và bao trùm lên hoạt động của các tổ
chức xã hội khác.
Nằm trong hệ thống chính trị, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội khác ra đời từ yêu cầu thực hiện chủ
trương của Đảng đoàn kết, tập hợp lực lượng
đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi giành
được chính quyền, các tổ chức này trở thành
thành tố của hệ thống chính trị, là cầu nối
giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Chính
vì vậy, có quan điểm cho rằng, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội,
nằm trong hệ thống chính trị, tham gia hình
thành nên quyền lực chính trị, vì vậy rất khó
có vị thế khách quan trong việc thực hiện
PBXH7. Tuy nhiên, với đặc thù của xã hội
Việt Nam, khi nói đến các thiết chế xã hội
thì cần thấy rõ vai trò tích cực của tổ chức
này trong tiến trình lịch sử và tiếp tục có vai
trò tích cực trong đời sống đương đại. Mặt
khác, trong điều kiện hiện nay, với tính chất
của một tổ chức quần chúng rộng rãi, có vai
trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân, có hệ thống
tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở thì Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam vẫn là tổ chức có
nhiều lợi thế để thực hiện PBXH.
Bên cạnh đó, báo chí - truyền thông
cũng có thể được xem là một chủ thể có đủ
điều kiện và đủ khả năng để thực hiện PBXH
nhờ quyền tự do tìm kiếm thông tin và phản
ánh hiện thực đời sống xã hội. C. Mác đã
nhận xét về vai trò phản biện của báo chí:
“Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí
nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng
loan tin cho mọi người đều biết, báo chí
tuyên bố sự phán xét của mình đối với những
tin tức đó một cách gay gắt, hăng say, phiến
diện như những tình cảm và tư tưởng bị xúc
động thầm bảo nó vào lúc đó”8. Học giả
Nguyễn Trần Bạt cũng nhận xét: “PBXH là
trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo
luận cho nên nó cần có sự tham gia của hai
lực lượng, lực lượng thứ nhất là để nói một
cách chuyên nghiệp và lực lượng thứ hai là
để nghĩ một cách chuyên nghiệp. Trước khi
nói phải nghĩ, nghĩ chuyên nghiệp là giới trí
thức và nói chuyên nghiệp là giới báo chí”9.
Người dân, do các điều kiện khách quan và
sự giới hạn thông tin mà không phải lúc nào
cũng có thể quan sát và phản biện được các
công việc của Nhà nước. Chính vì vậy, báo
7 Xem: Nguyễn Trần Bạt (2014), Phản biện xã hội, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/phan_bien_xa_hoi.html, ngày 12/7/2014.
8 Xem: C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.237.
9 Xem: Nguyễn Trần Bạt, Phản biện xã hội, tlđd.
23Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
chí còn là kênh để kết nối thông tin giúp
người dân khắc phục những rào cản đó. Báo
chí vừa được xem là chủ thể phản biện vừa
là phương tiện có thể chuyển tải những
thông tin phản hồi từ xã hội đến cơ quan nhà
nước để có thể ban hành và điều hành chính
sách phù hợp hơn.
2.2. Đối tượng phản biện xã hội
PBXH thường hướng tới một công đoạn
cụ thể trong toàn bộ quy trình hoạt động của
các thiết chế quyền lực và nhằm vào sản
phẩm của hoạt động đó. Chính vì vậy, đối
tượng PBXH được hiểu chung là các chính
sách do cơ quan công quyền đề xuất ban
hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi
trường, an ninh, quốc phòng Như đã đề
cập ở trên, phản biện chính sách chính là
việc nhận diện, tìm ra điểm đúng, sai, bất
hợp lý của chính sách được đưa ra để giải
quyết vấn đề phát sinh, từ đó có thể kiến
nghị điều chỉnh hay thậm chí là hủy bỏ chính
sách đó, đề xuất chính sách mới, phù hợp
hơn để giải quyết vấn đề.
Vấn đề được đặt ra là PBXH chỉ thực
hiện đối với các chính sách trước khi được
ban hành (cụ thể ở đây là các dự án, dự thảo
văn bản pháp luật, chương trình, đề án...) hay
là cả những chính sách đã được thông qua
và đang tổ chức thực hiện?
Có thể thấy rằng, ở mỗi giai đoạn hoạch
định và tổ chức thực hiện chính sách thì vai
trò của PBXH lại thể hiện khác nhau. Ở khâu
hoạch định chính sách thì PBXH được tiến
hành đối với cả hình thức lẫn nội dung chính
sách, trong đó trọng tâm là nội dung của
chính sách. Lúc này, PBXH sẽ đóng vai trò
nâng cao chất lượng của chính sách khi nó
được ban hành. Còn đối với quá trình tổ
chức thực thi chính sách, PBXH chủ yếu
phát hiện những độ “vênh”, “khoảng trống”
của chính sách khi tác động vào thực tế mà
ở khâu hoạch định chưa dự liệu được. Vì
vậy, sau quá trình theo dõi, giám sát việc
thực thi chính sách, từ những thông tin, số
liệu thu thập được, chủ thể PBXH có thể
phân tích, đánh giá, đưa ra những lập luận,
kiến nghị để kịp thời điều chỉnh, bổ sung,
thậm chí thay thế bằng chính sách mới. Do
đó, PBXH trong khâu thực thi chính sách
cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
việc hoàn thiện chính sách pháp luật.
2.3. Nội dung phản biện xã hội
PBXH là nhắm tới việc đánh giá các nội
dung của chính sách. Để đánh giá được một
chính sách, chủ thể PBXH trước hết cần phải
xem xét nội dung chính sách từ nhiều góc độ
khác nhau để xác định vấn đề cần giải quyết
của chính sách đó là gì, xác định giải pháp
giải quyết vấn đề có phù hợp với mục tiêu
đề ra hay không và hiệu quả tác động (tiêu
cực/tích cực) tới toàn xã hội hay từng nhóm
đối tượng cụ thể trong xã hội như thế nào...
Nội dung cơ bản mà hoạt động PBXH cần
hướng tới chính là đưa ra nhận xét, đánh giá
về sự cần thiết ban hành chính sách (nếu đó
là chính sách chưa được ban hành), tính hợp
pháp, tính khả thi, tính dự báo của chính
sách (dù chưa hoặc đã được ban hành) và đề
xuất giải pháp, kiến nghị cụ thể nếu không
đồng tình với chính sách đã được đề xuất. Dĩ
nhiên, mọi luồng ý kiến, dù ủng hộ hay phản
bác, đều phải được lập luận và phải có tính
thuyết phục.
Trên thực tế, một chính sách khi được
ban hành sẽ có tác động lớn đến xã hội với
nhiều mức độ khác nhau. Nếu nó không
được tính toán kỹ càng sẽ có thể có tác động
tiêu cực đến xã hội và kìm hãm sự phát triển
của đất nước, lãng phí về thời gian, tiền bạc
của Nhà nước và xã hội. Về cơ bản, sự cần
thiết ban hành một chính sách phải dựa trên
các căn cứ như: cơ sở chính trị, cơ sở pháp
lý và cơ sở thực tiễn, yêu cầu của quản lý
nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, bảo đảm quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân và hội nhập quốc tế
Đánh giá về tính hợp pháp của chính
sách trước hết là đánh giá sự phù hợp của
chính sách với các quy định của pháp luật
hiện hành (bao gồm cả Hiến pháp), sự phù
hợp với thể chế chính trị, các nguyên tắc của
nền dân chủ, nguyên tắc pháp quyền. Việc
bảo đảm tính hợp pháp của chính sách chính
là một trong những cơ sở bảo đảm tính thống
nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật.
Bên cạnh việc đánh giá tính hợp pháp,
đánh giá tính khả thi, tính dự báo của nội
dung chính sách cũng được xem là một nội
dung cần ưu tiên của PBXH. Một chính sách
có tính khả thi là một chính sách có khả năng
thực hiện trên thực tế. Nói cách khác, chính
sách đó có khả năng đi vào cuộc sống mà
không chỉ dừng lại trên lý thuyết. Để đánh
giá tính khả thi của chính sách cần phải dựa
vào các tiêu chí cụ thể như: điều kiện kinh
tế - xã hội của đất nước; trình độ phát triển
về dân trí, nguồn lực con người, tài chính,
trình độ quản lý; cơ chế bảo đảm thực thi
hiệu quả chính sách... Chủ thể phản biện
luôn phải đứng ở góc nhìn của xã hội, của
những nhóm đối tượng thiệt thòi, nắm bắt
được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của
người dân với tâm thế khách quan thì mới có
thể dễ dàng để phát hiện được mặt hạn chế,
tính không hợp lý của chính sách (điều mà
có thể bản thân người ban hành chính sách
cũng có thể nhận ra, nhưng cố tình bị che lấp
bởi tư duy áp đặt chủ quan hoặc vấn đề lợi
ích nhóm). Ngoài ra, khi phản biện chính
sách, chủ thể PBXH cũng cần quan tâm đến
tính dự báo của chính sách. Đây chính là một
trong những điều kiện để chính sách khi ban
hành có thể đảm bảo được tính ổn định của
chính sách.
2.4. Hình thức phản biện xã hội
Trong hoạt động PBXH, tùy thuộc vào
chủ thể và đối tượng phản biện mà sẽ có
những hình thức phản biện phù hợp. Nếu
chủ thể phản biện là cá nhân, PBXH có thể
được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp. Hình thức trực tiếp chính là việc phát
biểu ý kiến phản biện có thể thông qua các
buổi hội nghị được tổ chức chính thức để lấy
ý kiến, các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu
dân cử hoặc trực tiếp đăng tải công khai ý
kiến thông qua diễn đàn báo chí, truyền
thông, trang thông tin điện tử của cơ quan
chức năng, mạng xã hội. Cá nhân cũng có
thể sử dụng hình thức phản biện gián tiếp
thông qua các tổ chức xã hội, các hội nghề
nghiệp mà mình tham gia là thành viên hoặc
thông qua đại biểu dân cử.
Nếu chủ thể phản biện là tổ chức, hình
thức PBXH phong phú và đa dạng hơn. Bên
cạnh các hình thức phản biện gián tiếp, chủ
thể này có thể thực hiện PBXH trực tiếp
thông qua việc tự mình tổ chức các buổi hội
nghị đóng góp ý kiến, nghiên cứu văn bản
độc lập và gửi trực tiếp văn bản đóng góp ý
kiến đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
hoặc tham gia các diễn đàn đối thoại với các
chủ thể có văn bản được phản biện.
Như đã nêu trên, báo chí - truyền thông
vừa là chủ thể thực hiện PBXH nhưng cũng
được xem như là một phương tiện để chuyển
tải các ý kiến PBXH. Thực tế cho thấy, xã
hội càng phát triển, báo chí càng được phát
huy quyền dân chủ cởi mở, thông thoáng,
rộng rãi, phát huy càng hiệu quả hoạt động
PBXH. Tổ chức báo chí - truyền thông có
thể dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc mở
các diễn đàn tập hợp các nhà khoa học, các
chuyên gia và các tầng lớp nhân dân đóng
góp ý kiến cho chính sách, pháp luật của
Nhà nước và đăng tải ý kiến một cách công
khai. Đây có thể xem là một hình thức phản
biện dễ thu hút và hiệu quả vì tính công khai,
minh bạch, đại chúng, dễ tìm kiếm nhưng
vẫn tập trung và có tính khoa học.
3. Vai trò của phản biện xã hội
Thứ nhất, PBXH là một hình thức thực
hiện quyền dân chủ trong nhà nước pháp
quyền.
Nói đến một hệ thống chính trị dân chủ,
một thể chế dân chủ thì phải thấy rõ mối
quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với sự
tham gia của người dân thông qua một cơ
chế thực hiện quyền dân chủ là PBXH. Đây
được xem là quyền căn bản nhất của bất kỳ
thiết chế dân chủ nào, là thước đo mức độ
dân chủ của một xã hội. Xét về bản chất
chính trị - pháp lý thì PBXH là một hình
thức thực hiện các quyền dân chủ của cá
nhân đã được Việt Nam cam kết thực hiện
trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự
Số 12 (412) - T6/202024
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
25Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
và chính trị năm 196610. Với tư cách là thành
viên tham gia Công ước, Việt Nam đã cam
kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người
trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp
lý của mình các quyền đã được công nhận
trong Công ước. Thực hiện cam kết đó, Hiến
pháp năm 2013 đã quy định: “Công dân có
quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan
nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa
phương và cả nước” (Điều 28). Một trong
những nội dung của việc “tham gia quản lý
nhà nước” chính là việc công dân tham gia
xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp
luật. PBXH chính là bước phát triển cao của
hình thức công dân chủ động tham gia góp
ý trong quá trình hoạch định và thực thi
chính sách mà Việt Nam đã và đang cam kết
thực hiện.
Xét về mặt bản chất, Nhà nước ta là Nhà
nước do Nhân dân lập ra và có trách nhiệm
phải điều hoà, giải quyết các mâu thuẫn, bảo
đảm cho hoạt động xã hội trong khuôn khổ
pháp luật. Nhân dân - người chủ đích thực
của quyền lực có quyền không thể bị xâm
phạm là tác động và kiểm soát nhà nước thực
thi quyền lực thông qua các chính sách công
và các hành vi điều hành, quản lý xã hội. Từ
đó, hình thành một nhu cầu tất yếu khách
quan - Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì
phải lắng nghe dân nói còn người dân thì
phải dõi theo Nhà nước làm11. Một mặt,
Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông
qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện
vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và
chịu trách nhiệm trước Nhân dân. Mặt khác,
Nhân dân cũng có thể sử dụng quyền lực của
mình một cách trực tiếp thông qua bầu cử,
giám sát hoạt động của các cơ quan nhà
nước, hoặc kiến nghị, đóng góp ý kiến hoặc
trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp
luật và biểu quyết khi được trưng cầu ý dân.
Mặt khác, người dân còn tham gia vào
quá trình PBXH với tư cách là đối tượng
chịu sự quản lý của Nhà nước. Họ là chủ thể
của các quan hệ pháp luật, chịu sự tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp của các quy phạm
pháp luật, nên cảm nhận rõ ràng những tác
động trực tiếp của chính sách, pháp luật đó.
Vì vậy, họ có quyền bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của mình trước những chính
sách, pháp luật chưa đáp ứng đầy đủ hoặc
xâm phạm các quyền lợi đó.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay, việc phát huy quyền tham gia ý kiến,
phản biện của người dân đối với việc thực
thi quyền lực chính trị là sự khẳng định
nguyên lý: Nhân dân đích thực là chủ thể của
quyền lực nhà nước. PBXH chính là hình
thức để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ
của mình, là cách biến nguyên lý “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm
chủ” từ câu chữ và khẩu hiệu chuyển thành
hơi thở hàng ngày của cuộc sống xã hội12.
Thứ hai, PBXH là một phương thức để
Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.
Việc kiểm soát quyền lực là nhu cầu
khách quan của bất kỳ hệ thống quyền lực
nhà nước nào, đặc biệt trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa khi mọi quyền lực
10 Điều 19 Công ước viết rằng: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp”;
“Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi
thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc
dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của
họ”. Điều 25 Công ước này quy định mọi công dân đều có quyền và cơ hội để tham gia vào việc điều
hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được họ tư do lựa chọn.
11 Xem: Nguyễn Chính Tâm (2007), Phản biện xã hội và sự phát triển của Việt Nam, Báo điện tử Vietnamnet,
ngày 09/6/2007.
12 Xem: Tương Lai (2009), Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội, https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/dong_thuan_xa_hoi_va_phan_bien_xa_hoi-f.html, ngày 05/02/2009.
Số 12 (412) - T6/202026
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
đều thuộc về Nhân dân và cơ chế để thực
hiện quyền làm chủ đó chính là cơ chế ủy
quyền. Nhân dân chỉ ủy quyền chứ không
giao trọn quyền hành cho những người được
lựa chọn để ủy quyền. Nhân dân không ủy
toàn quyền mà giữ lại một số quyền như
quyền PBXH để theo dõi và giám sát việc
thực thi quyền được ủy nhiệm. Vì vậy,
PBXH cũng có vai trò như là một công cụ
kiểm soát quyền lực của Nhân dân sau khi
ủy quyền.
Mặt khác, một trong những vấn đề có
tính quy luật của đời sống chính trị ở mọi
thời đại có giai cấp là khi một giai cấp đã
nắm quyền thì giai cấp đó luôn có xu hướng
mở rộng phạm vi quyền lực và dựa vào
quyền lực để mưu cầu lợi ích riêng. Quan
liêu và tham nhũng là một trong những biểu
hiện tiêu cực của quy luật này. Do vậy, bất
cứ một nền dân chủ nào cũng coi trọng việc
kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn
ngừa sự lạm quyền vốn có khả năng hình
thành đã được lý giải trong các học thuyết
về tổ chức quyền lực nhà nước. Lúc này, tính
chất của PBXH sẽ như những liều vắc xin có
tác dụng phòng ngừa, hạn chế sự tha hóa
quyền lực, hoặc sự độc đoán, chuyên quyền
- xu thế mang tính tất yếu của người nắm giữ
quyền lực. Đây chính là một phương thức
nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước.
Thứ ba, PBXH phản ánh và điều hoà
mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích trong xã
hội, phòng ngừa xung đột xã hội, tạo sự
đồng thuận xã hội.
Sự phát triển xã hội thực chất là một quá
trình đấu tranh để tồn tại và phát triển, là quá
trình giải quyết các mâu thuẫn đang phát
sinh trong đời sống xã hội. Khi có mâu
thuẫn, người dân hay cả cộng đồng xã hội
theo lẽ tự nhiên, đều có nhu cầu chính đáng
là lên tiếng để phản ánh quan điểm, thái độ
của mình. Nếu giới cầm quyền không nắm
bắt được hoặc khước từ nguyện vọng, mong
muốn chính đáng, cũng như không nhận
diện được những mâu thuẫn trong Nhân dân
thì rất dễ dẫn đến những phản ứng tiêu cực,
và quá trình tiếp diễn của nó sẽ biểu hiện ra
bằng các xung đột xã hội. PBXH chính là
một cách thức để các mâu thuẫn xã hội được
bộc lộ thành phản ứng ngôn luận, nhờ đó
giúp thể chế cầm quyền nhận biết và tìm
phương hướng điều chỉnh chính sách, phòng
ngừa xung đột xã hội, tạo sự đồng thuận xã
hội. Xét trên phương diện lập pháp thì
PBXH còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị -
pháp lý, đặc biệt là lập pháp trong một nhà
nước dân chủ. “Không có xã hội đồng nhất
về lợi ích của tất cả các chủ thể, đặc biệt là
trong xã hội mà các giao lưu dân sự, kinh tế,
thương mại, hợp tác quốc tế phát triển, nền
kinh tế thị trường sôi động. Trong khi đó,
pháp luật phải là đại lượng mang tính chuẩn
mực, ghi nhận những nguyên tắc chung, tạo
ra một môi trường pháp lý chung mà ở đó
tất cả các chủ thể trong xã hội đều có thể tìm
được đáp án đúng hoặc gần đúng trong việc
bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình”13.
Do vậy, quá trình xây dựng pháp luật là một
quá trình phức tạp, phải giải quyết những
mâu thuẫn, xung đột lợi ích của nhiều nhóm
lợi ích trong xã hội, phản ánh nhiều xu thế,
quan điểm khác nhau, nhất là trong nền kinh
tế thị trường đa sở hữu, đa quan hệ. Chính
vì vậy, ngay trong quá trình lập pháp phải có
sự “cân, đong, đo, đếm”, hài hoà giữa các
nhóm lợi ích, các bộ phận trong xã hội phù
hợp với định hướng phát triển của xã hội.
Điều này chỉ có thể làm được nếu như các
chủ thể trong xã hội được được biết, được
tiếp cận, được tham gia ý kiến, đươc kiến
nghị, được đối thoại, thể hiện thái độ, ý chí,
lợi ích của họ ngay trong quá trình xây dựng
chính sách, pháp luật. Nếu các cá nhân tin
rằng, họ vừa tham gia một cách có ý nghĩa
vào các quyết định ảnh hưởng đến bản thân
13 Xem: Bộ Tư pháp (2005), Chương trình 909, Đề án 5: Xây dựng cơ chế huy động có hiệu quả sự tham gia
của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và nhân dân vào quá trình xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ nhiệm Dương Thị Thanh Mai.
27Số 12 (412) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
mình thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận những
thay đổi đó hơn. “Quá trình tham gia mang
lại cho cá nhân tiếng nói để định hình một
đổi thay, cho nên những thay đổi đó có khả
năng dễ được chấp nhận hơn và ít bị đảo
ngược hơn khi cơ hội đầu tiên xuất hiện”14.
Nói một cách khác, khi người dân trực tiếp
tham gia và bỏ công sức vào phản biện một
chính sách hay một quyết định quản lý thì họ
sẽ đối xử với chính sách đó như một sản
phẩm tự nguyện ràng buộc thi hành.
Thứ tư, PBXH là một nhân tố tích cực
giúp cho người quản lý rèn luyện được kỹ
năng, bản lĩnh lắng nghe, đối thoại và đối
mặt với công luận cũng như rèn luyện cho
người phản biện nâng cao nhận thức, trình
độ hiểu biết, kỹ năng thực hành dân chủ.
PBXH đòi hỏi giới cầm quyền phải chấp
nhận sự cọ xát, tranh luận, đối thoại với
Nhân dân và nhờ đó rèn luyện thêm khả
năng thích ứng cao trước mọi biến đổi của
hoàn cảnh và tính năng động trong phương
thức quản lý, điều hành, khắc phục tình trạng
né tránh công luận, gây sự trì trệ của hệ
thống. Thực tế cho thấy, ngay cả những việc
hoàn toàn có lợi cho dân nếu được thực hiện
bằng cách ép buộc, máy móc thì vẫn có thể
gặp sự phản ứng, có khi cả sự chống đối từ
phía Nhân dân. Do vậy, dù cho đường lối
chính sách đề ra là vì lợi ích của Nhân dân
vẫn phải thực hiện PBXH để tranh luận, đối
thoại, để hiểu đúng, tìm ra cái đúng. Như
vậy, phản biện sẽ đi tới thống nhất về tư duy,
đồng thuận trong xã hội.
PBXH không chỉ góp phần nâng cao
năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo,
quản lý, mà thông qua đó, còn nâng cao nhận
thức, trình độ hiểu biết của Nhân dân. Đối
với cá nhân, khi tham gia PBXH, thì sự bàn
luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên
trong xã hội sẽ giúp họ đạt tới sự nhận thức
chung, thống nhất trong các nhận xét, đánh
giá. Ban đầu, “chuẩn mực” chung chi phối
quá trình thảo luận, bàn bạc giữa họ là những
thông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật
mà mỗi thành viên có được từ những nguồn
khác nhau. Các ý kiến bước đầu được đưa ra
có thể khác nhau vì nhận thức pháp luật của
mỗi thành viên xã hội cũng khác nhau. Dần
dần, các cuộc thảo luận đi vào chiều sâu, nội
dung PBXH thường tập trung vào những vấn
đề trọng tâm, từ đó thể hiện trình độ nhận
thức có tính hệ thống. Qua đó, hiểu biết về
pháp luật của người dân sẽ được nâng lên,
họ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho
phù hợp với quy tắc, yêu cầu của các giá trị,
quy phạm pháp luật chung.
Thông qua PBXH, cũng có thể đo lường
được ý thức pháp luật và sự hiểu biết của
người dân trên mọi lĩnh vực, đo lường được
mức độ quan tâm và ý thức trách nhiệm của
người dân tới hoạt động xây dựng, ban hành
chủ trương, chính sách của cơ quan quản lý.
Dưới góc độ xã hội, PBXH cũng có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng và phát huy
vai trò của đội ngũ trí thức. Bằng sự tham
gia chủ động và tích cực này, các chuyên gia,
nhà khoa học có cơ hội thể hiện, chứng minh
sở trường của mình, khai thác vốn kiến thức
đa dạng đã được tích luỹ trong một quá trình
nghiên cứu và cống hiến cho xã hội.
Tóm lại, PBXH có vai trò quan trọng
trong thực hành dân chủ, góp phần tạo ra sự
năng động và dân chủ trong hoạt động quản
lý, nâng cao chất lượng thể chế, nâng cao ý
thức và năng lực làm chủ của người
dân. Bằng hoạt động PBXH, người dân thấy
rõ hơn quyền và trách nhiệm công dân trong
tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội;
Nhà nước thấy rõ hơn trách nhiệm của mình
trong việc đối thoại, lắng nghe và phản hồi
ý kiến của người dân. Nhận thức đó, thực
chất sẽ góp phần gia tăng tính dân chủ trong
việc quản lý xã hội. Chính vì vậy, PBXH
đang là nhu cầu tất yếu của đời sống dân
chủ, của quá trình xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam n
14 Xem: Joseph Stiglitz (2002), Tham gia và Phát triển: Quan điểm từ mô hình phát triển toàn diện, World
Bank xuất bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_bien_xa_hoi_va_vai_tro_cua_phan_bien_xa_hoi_o_viet_nam.pdf