Từ thực trạng này có thể thấy, các
nhà áp dụng pháp luật nên tránh quan điểm
cho rằng chỉ cần căn cứ vào giá thị trường
các sản phẩm được có dấu hiệu giả mạo
nhãn hiệu rẻ hơn rất nhiều so với hàng
thật để đồng nhất tất cả những trường hợp
đó chất lượng sản phẩm có sự giả mạo.
Đặc biệt trong những trường hợp người
sản xuất đầu tư rất nhiều vào chất lượng
sản phẩm nhưng vì thương hiệu của doanh
nghiệp không được đánh giá cao trên thị
trường nên đã sử dụng nhãn hiệu của các
thương hiệu nổi tiếng, giá thành cao cho
sản phẩm của mình và bán ra thị trường
với giá thành rẻ hơn nhiều để thu lời.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt hàng giả trong các tội sản xuất, buôn bán hàng giả với hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trong tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
PHÂN BIỆT HÀNG GIẢ TRONG CÁC TỘI SẢN XUẤT,
BUÔN BÁN HÀNG GIẢ VỚI HÀNG HÓA GIẢ MẠO VỀ
NHÃN HIỆU HOẶC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
TRONG TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
DISTINGUISH COUNTERFEIT GOODS IN MANUFACTURING
AND TRADING GOODS AND FAKE GOODS ON BRANDS OR
GEOGRAPHIC INDICATIONS IN CRIMES OF INDUSTRIAL
PROPERTY RIGHTS
Mai Thị Thanh Nhung*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/11/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/5/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/5/2020
Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ về mặt pháp lý khái niệm “hàng giả” trong các tội
sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192, 193, 194, 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi
năm 2017) và khái niệm “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý” trong tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017).
Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra một số vấn đề liên quan đến phân định các đối tượng này
trong thực tiễn hoạt động định tội danh của các cơ quan xét xử, từ đó có định hướng thống
nhất nhận thức cũng như áp dụng các quy định của pháp luật đối với các tội sản xuất, buôn
bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Từ khóa: hàng giả, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp, Bộ luật Hình sự
năm 2015.
Abstract: The article focuses on the legal clarifi cation of the concept of “counterfeit
goods” in the crimes of manufacturing and trading in fake goods (Articles 192, 193, 194,
195 of Penal Code 2015, amended in 2017) and the concept of “goods with counterfeit
trademarks or geographical indications” in the infringement of industrial property rights
(Article 226 of the Criminal Code 2015, amended in 2017). At the same time, the article also
pointed out some issues related to the delimitation of these objects in practice of identifying
criminals of the judicial authorities, since then, there has been an orientation to unify the
awareness as well as apply the provisions of law to the crimes of manufacturing, trading in
fake goods and crimes of infringing upon industrial property rights.
Keywords: counterfeit goods, trademarks, geographical indications, industrial property rights,
Penal Code 2015.
* Khoa Pháp luật Hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 63-72
64 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Đặt vấn đề
Nghiên cứu các tội phạm nói chung,
các tội phạm thuộc chương các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế của Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 (sau
đây gọi tắt là BLHS năm 2015) nói riêng
cho thấy có những khái niệm pháp lý được
sử dụng nhưng nội hàm chưa rõ. Trong đó
tồn tại những khái niệm có nội hàm bao
trùm hoặc có khoảng giao rất lớn với khái
niệm khác, chẳng hạn: Các tội sản xuất,
buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đều có đối tượng hàng
hóa vi phạm là hàng có dấu hiệu giả mạo
nhất định. Cụ thể hơn, đối tượng hàng hóa
vi phạm trong tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp là “hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý” còn đối tượng hàng
hóa vi phạm trong các tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là “hàng giả”. Việc phân định
đúng các đối tượng này là đòi hỏi cần thiết
để định tội danh thống nhất và chính xác.
Từ nhận thức đó, bài viết tập trung làm rõ
hai vấn đề: thứ nhất, trình bày các quy định
pháp luật giải thích các khái niệm “hàng
giả” và “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc
chỉ dẫn địa lý” và đưa ra quan điểm chung
về lý thuyết phân biệt các đối tượng này;
thứ hai, phân tích, chỉ ra một số vấn đề cần
thống nhất từ thực tiễn định tội danh các
tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan
đến việc phân biệt hai đối tượng trên.
† Thông tư này ban hành vào thời điểm BLHS năm 1999 đang có hiệu lực. BLHS năm 1999 quy định
các tội sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157);
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158). Các tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong BLHS năm
1999 cũng có đối tượng hàng hóa vi phạm là “hàng giả”. Kế thừa quy định BLHS năm 1999, BLHS
năm 2015 tiếp tục quy định các tội sản xuất, buôn bán hàng giả với một số điểm sửa đổi, bổ sung tại
các Điều 192, 193, 194, 195.
1. Định nghĩa “hàng giả” và “hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý”
trong một các quy định của pháp luật
Việt Nam
1.1. Định nghĩa “hàng giả”
Các tội phạm về hàng giả được quy
định tại Điều 192,193,194,195 BLHS năm
2015 có đối tượng hàng hóa vi phạm là
“hàng giả” (có thể là hàng giả nói chung;
hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia
thực phẩm; hàng giả là thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh; hàng giả là thức ăn dùng
để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý, thuốc
bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật
nuôi). BLHS năm 2015 chỉ dừng lại ở sự
phân biệt loại hàng giả khác nhau trong các
tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng không
định nghĩa thế nào là hàng giả. Định nghĩa
hàng giả chỉ xuất hiện trong một số văn bản
hướng dẫn áp dụng pháp luật, cụ thể:
- Theo Thông tư liên tịch số 10/2000/
TTLT-BMT-BTC-BCA-BKHCNMT
ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại - Bộ
Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học
công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực
hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày
27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ
về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả, hàng giả† có thể chia thành:
+ Hàng giả về nội dung: là hàng giả
về chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hóa;
65Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
+ Hàng giả về hình thức: là hàng giả
về kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hóa, tên gọi, xuất xứ hàng hóa;
+ Hàng giả về cả nội dung và hình
thức.
- Theo khoản 8 Điều 3 Văn bản hợp
nhất số 14/VBHN-BCT ngày 15/9/2017
của Bộ Công thương về Nghị định quy
định xử phạt hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng‡, “hàng giả” được liệt kê và có thể
xếp thành 4 nhóm: một là, hàng không có
giá trị sử dụng, công dụng§; hai là, hàng
giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa¶;
ba là, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 (gọi tắt
‡ Văn bản hợp nhất Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phù quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
§ Bao gồm:
+ Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản
chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
+ Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng,
công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã
đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
+ Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với
hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn,
bao bì hàng hóa;
+ Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn
chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất
khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
¶ Bao gồm:
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo
tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thương nhân khác;
+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng
gói, lắp ráp hàng hóa.
** Bao gồm: đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm
màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa
chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu
hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác (khoản 9 Điều 3)
là Luật SHTT năm 2005); và bốn là, các
loại tem, nhãn, bao bì giả.** Trong đó,
khái niệm “hàng hóa giả mạo về sở hữu trí
tuệ” được cụ thể hóa tại Điều 213 Luật
SHTT năm 2005 bao gồm hàng hóa giả
mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý
(sau đây gọi tắt là hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và
hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản
3 Điều này, bao gồm:
+ Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là
hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân
biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang
được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng
đó mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ
dẫn địa lý.
66 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
+ Hàng hóa sao chép lậu là bản sao
được sản xuất mà không được phép của
chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Có thể thấy rằng, trong số các loại
hàng giả được liệt kê tại Văn bản hợp nhất
số 14/VBHN-BCT, loại hàng hóa giả mạo
về sở hữu trí tuệ (nhóm thứ ba) có khoảng
giao lớn loại hàng giả nhãn hàng hóa, bao
bì (nhóm thứ hai). Hai nhóm này đều dùng
để chỉ loại hàng hóa giả về hình thức nếu
so sánh với giải thích tại Thông tư liên tịch
số 10/2000 ngày 27/4/2000.
1.2. Định nghĩa “hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý”
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ
dẫn địa lý là đối tượng hàng hóa vi phạm
trong tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp††. Các văn bản hướng dẫn áp dụng
quy định của BLHS năm 2015 không giải
thích cụ thể hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
hoặc chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, theo tiểu mục
2.1 mục 2 thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày
29/02/2008 của Tòa án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an
và Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả
mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trong tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - Điều
171 BLHS năm 1999 “là hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của
Luật Sở hữu trí tuệ ”.
Đối chiếu với văn bản pháp luật
chuyên ngành là Luật SHTT năm 2005,
hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và chỉ dẫn
†† Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 BLHS năm 2015, theo đó,
đây là trường hợp “cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý
đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý ”
địa lý được hiểu là “hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng
hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng
hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính
mặt hàng đó mà không được phép của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản
lý chỉ dẫn địa lý”.
Theo cách giải thích của các văn bản
trên đây, khái niệm “hàng giả” là một khái
niệm có nội hàm rất rộng (hàng giả nội
dung, hàng giả hình thức hoặc hàng giả cả
về nội dung lẫn hình thức; và thậm chí còn
gồm cả các loại tem, nhãn, bao bì giả mà
không cần gắn lên một loại hàng hóa nào),
bao trùm lên khái niệm “hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý” (hàng giả
về hình thức).
2. Phân biệt “hàng giả” với “hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa
lý” trong thực tiễn định tội danh các tội
sản xuất, buôn bán hàng giả với tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp
Thông thường, một trong những tiêu
chí quan trọng để định tội danh các tội sản
xuất, buôn bán hàng giả với tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp là phân biệt
được đối tượng hàng hóa vi phạm. Như đã
phân tích ở trên, “hàng giả” hay “hàng hóa
giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý” đều
không được cụ thể hóa trong BLHS mà
chỉ được giải thích trong văn bản hướng
dẫn áp dụng hoặc trong văn bản pháp luật
chuyên ngành. Đặc biệt, việc giải thích
khái niệm “hàng giả” nằm trong văn bản
hướng dẫn xử lý các vi phạm hành chính
67Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả
mà không viện dẫn trực tiếp đến quy định
xử lý tội phạm về hàng giả trong BLHS.
Bởi vậy, có thể nói, việc dựa vào khái
niệm hàng giả trong những văn bản hướng
dẫn áp dụng hiện nay để xác định tội phạm
về hàng giả là có thể chấp nhận tuy nhiên,
tính bắt buộc của cách giải thích này khi
áp dụng xử lý các tội phạm trong BLHS là
chưa chính thống.
Trong trường hợp dựa vào hướng
dẫn tại văn bản hợp nhất số 14/VBHN,
khái niệm “hàng giả” hoàn toàn bao trùm
lên khái niệm “hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý”. Điều này dẫn đến
thực tế, các vụ án hình sự có hành vi sản
xuất, buôn bán các loại hàng hóa giả mạo
về nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý thì sẽ
truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về
tội danh nào? Nghiên cứu quan điểm định
tội danh liên quan đến vấn đề này cho thấy
một sự đồng thuận khá lớn như sau:
+ Trường hợp chỉ có dấu hiệu hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý
(hàng giả về hình thức), vấn đề TNHS sẽ
được xem xét, giải quyết theo quy định về
tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
+ Trường hợp có dấu hiệu hàng hóa
giả không có tính chất, chất lượng, giá trị
sử dụng, công dụng, đặc tính kỹ thuật, hàm
lượng hoạt chất đạt yêu cầu tại các điểm
a, b, c, d khoản 8 Điều 3 Văn bản hợp nhất
số 14/VBHN-BCT (hàng giả về nội dung),
vấn đề TNHS sẽ được xem xét, giải quyết
‡‡ Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (quyển
1), Nxb. CAND, Hà Nội, tr.281
§§ TS. Lê Đăng Doanh - PGS.TS. Cao Thị Oanh (chủ biên) (2017), Hệ thống Pháp luật Hình sự Việt Nam -
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - tập 1, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội,
tr.364 - 365
theo quy định về các tội sản xuất, buôn
bán hàng giả.‡‡§§
Ngoài hai trường hợp đã có sự đồng
thuận, phù hợp lớn nêu trên, còn một số
vấn đề đặt ra cần có sự thống nhất:
Thứ nhất, tồn tại thực trạng cùng có
hành vi sản xuất, buôn bán các loại hàng
hóa giả mạo nhãn hiệu nhưng kết quả định
tội danh khác nhau.
- Vụ án thứ nhất: nhận thấy người
tiêu dùng thích dùng sản phẩm giày, dép
có gắn nhãn mác của các thương hiệu
nổi tiếng nên V.P.C quyết định sản xuất
thêm giày, dép có gắn lô gô, nhãn mác giả
của 11 thương hiệu nổi tiếng như Nike,
Adidas, Puma, Converse, Gucci... với
cách thức như sau: C đi mua hoặc sưu tầm
trên mạng internet các sản phẩm giày dép
gắn nhãn hiệu của các thương hiệu nổi
tiếng để lấ y mẫ u thiết kế cho công nhân
sản xuất hàng loạt (trong đó có việc chỉ
đạo công nhân gắn, in các lô gô, nhãn mác
giả lên sản phẩm giày, dép bằng cách may,
khâu, gắn đóng các logo, nhãn mác giả rời
có bán trên thị trường lên sản phẩm hoặc
in cao tần (dập nổi) logo, nhãn mác giả lên
các sản phẩm). Theo kết luận giám định
của cơ quan có thẩm quyền thì mẫu vật
giám định lấy từ 14.395 đôi giày, dép (với
tổng giá trị 146.300.000 đồng) Cơ quan
điều tra thu giữ là hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu Converse, Dolce&Gabbana, Adidas,
Nike, Gucci, Tommy Hilfi ger, Versace,
Hugo boss, Hermes, Puma, Prada. Các
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nhãn hiệu này đều được đăng ký bảo hộ
tại Việt Nam theo các đăng ký quốc tế và
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đang
còn hiệu lực.
Trong bản án nêu rõ: “Theo Điều
213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 3 Nghị
định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013
của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy
định thì hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là
hàng giả.
Đại diện các hãng Dolce&Gabbana,
Adidas, Gucci, Tommy Hilfi ger, Versace,
Hugo boss, Hermes, Puma, Nike khẳng
định sản phẩm giày, dép do Vũ Phúc C sản
xuất là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy
định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ, đồng
thời kiến nghị xử lý hàng hóa và chủ cơ sở
sản xuất theo quy định của pháp luật.”
Kết quả định tội: Hội đồng xét xử
xác định C phạm tội sản xuất hàng giả.¶¶
- Vụ án thứ hai: T.Q. K và vợ là
N.N.L.P góp vốn thà nh lập công ty TNHH
may H.K.P - K là người đại diện theo
pháp luật. Công ty của K có đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu quần jean “Gravali”. Cuối
năm 2018, Công ty có mượn sạp số 58
khu D chợ T.B của bà P1 để là m kho chứa
quần áo. Trong quãng thời gian đó, K
mua của những khách hàng đến chào bán
một số quần jean hiệu “Levi’s” với mục
đích bán lại kiếm lời. Nguồn gốc là do
K mua của những khách mang đến chà o
bán và o khoảng cuối tháng 12/2018. Ngà y
¶¶ Bản án số 70/2017/HSST ngày 18/7/2017 của TAND Thành phố H.P.
*** Bản án số 146/2019/HS-ST ngày 22/11/2019 của TAND Quận T. thành phố H.C.M.
03/01/2019, K giao một số quần trên cho
T là nhân viên là m thuê theo thời vụ chở
ra sạp tại chợ TB để chà o bán cho khách
hà ng, nhưng trên đường T vận chuyển
thì bị Công an phát hiện bắt giữ. K khai
nhận không kê khai kinh doanh quần jean
có nhãn hiệu “Levi’s” và o hoạt động kinh
doanh của công ty.
Xác minh tại Văn phòng đại diện
Cục Sở hữu trí tuệ: Kết quả quần jean nhãn
hiệu “Levi’s” có chủ sở hữu là Công ty
“L”. Đại diện theo ủy quyền của Công ty
“L” hiện nay tại Việt Nam xác đị nh: Toà n
bộ số quần jean nhãn hiệu “Levi’s” thu
giữ của Công ty TNHH may H.K.P đều là
giả mạo nhãn hiệu “Levi’s”, không phải là
hà ng hóa do “L” sản xuất hoặ c ủy quyền
sản xuất. Tổng số hàng vi phạm 3906
quần jean nam dà i giả nhãn hiệu “Levi’s”
và 160 quần jean nam ngắn giả nhãn hiệu
“Levi’s định giá 400.200.000 đồng.
Kết quả định tội: Hội đồng xét xử
xác định K phạm tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp.***
Qua mô tả các tình tiết của hai vụ án
cho thấy, hàng hóa vi phạm trong cả hai
trường hợp phạm tội này đều có dấu hiệu
“giả mạo nhãn hiệu” đang được bảo hộ tại
Việt Nam, tuy nhiên, kết quả định tội lại
khác nhau. Lí do có thể đến từ một trong
hai khả năng cơ bản sau: Một là có nhận
thức và đánh giá chưa đúng dấu hiệu định
tội (chỉ có dấu hiệu giả mạo về nhãn hiệu
hàng hóa nhưng lại truy cứu TNHS về tội
sản xuất, buôn bán hàng giả); hai là, hàng
hóa vừa có dấu hiệu giả về chất lượng vừa
giả mạo cả nhãn hiệu nên hội đồng xét xử
69Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
đã định tội danh sản xuất hàng giả (trường
hợp này sẽ được trình bày trong nội dung
thứ hai dưới đây).
Thứ hai, có những quan điểm khác
biệt trong định tội danh hành vi sản xuất,
buôn bán hàng giả cả về chất lượng và
nhãn hiệu (một loại hàng giả cả về nội
dung lẫn hình thức).
Ví dụ: Với mục đích kiếm tiền tiêu
xài, T.T.T.V tiến hành làm giả các loại nước
mắm của các nhãn hiệu đã được đăng ký
thương hiệu gồm: Nam Ngư siêu tiết kiệm,
Nam Ngư đệ nhị, Nam Ngư ba trong một,
Phú Quốc đầu bếp đại tiết kiệm, Thủy
Khâm, Tám Phú nhằm bán ra thị trường.
Để thực hiện việc này, V lên mạng Internet
tìm kiếm được cách thức pha chế nước
mắm rồi ra chợ, vào các điểm mua bán phế
liệu để mua vỏ chai nhựa đựng mắm chính
hãng, bìa giấy thùng đựng nước mắm còn
nhãn mác, dụng cụ đo độ mặn, dụng cụ hàn
nắp chai, máy sấy, muối, gia vị, phẩm màu,
hóa chất (tạo vị ngọt), nước màu (tạo màu
cho mắm) và một số chai nước mắm thật
của các nhãn hiệu trên rồi đem về nhà pha
chế bằng cách dùng nước muối có độ mặn
phù hợp, pha với một phần nước mắm thật,
thêm nước màu, chất tạo ngọt, gia vị rồi rót
vào các chai, can nhựa, đóng nắp, vỏ thùng
đem đi tiêu thụ.
Khi V cùng P.V.Đ chuyển hàng lên
xe môtô kéo mooc chở đi tiêu thụ bị Công
an thị xã N.H phát hiện lập biên bản thu
††† Bản án số 57/2018/HSST ngày 12/9/2018 của Tòa án nhân dân thị xã N. tỉnh K.H.
‡‡‡ Ls. Lê Văn Sua, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công ng-
hiệp theo BLHS năm 2015, website: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx-
?ItemID=2073, truy cập ngày 3/4/2020.
§§§ Phạm Tài Tuệ (2019), Các tội phạm về hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến
sỹ Luật học, tr 104
giữ. Kết quả giám định đã xác định: Toàn
bộ số chai nước mắm thành phẩm mang
các nhãn hiệu trên do V sản xuất là giả
bởi một phần nước mắm thật của các hãng
pha với nước muối, gia vị, phẩm màu, hóa
chất theo tỷ lệ do V tự ước lượng, sau đó
đóng chai thành phẩm giả nhãn hiệu các
loại mắm rồi đưa ra thị trường bán kiếm
lời. Số lượng nước mắm giả do bị cáo V
bán được ra thị trường đã thu về được số
tiền là 6.390.000 đồng, tương đương với
giá trị nước mắm hàng thật của các hãng
sản xuất bán ra tại thị trường là 20.306.500
đồng. Kết quả định tội: Hội đồng xét xử
xác định V phạm tội sản xuất, buôn bán
hàng giả là thực phẩm.†††
Hành vi phạm tội nêu trên của V là
ví dụ thực tế cho hành vi sản xuất, buôn
bán hàng hóa giả mạo về nội dung và hình
thức. Nước mắm được V sản xuất, buôn
bán không chỉ không có chất lượng đúng
với tiêu chuẩn trên bao bì mà còn sử dụng
trái phép nhãn hiệu đang được bảo hộ để
gắn cho sản phẩm của mình.
Quan điểm của hội đồng xét xử
trong vụ án của V tương đồng với quan
điểm khoa học cho rằng hàng hóa vi phạm
vừa có dấu hiệu giả về chất lượng - lừa gạt
người tiêu dùng, vừa có dấu hiệu giả mạo
nhãn hiệu, hoặc chỉ dẫn địa lý - lợi dụng
uy tín thương mại của chủ sở hữu thì cần
phải coi là “hàng giả”‡‡‡ và bị xử lý về tội
sản xuất, buôn bán hàng giả.§§§
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tuy nhiên, đánh giá một cách khách
quan có thể thấy rằng, nếu so sánh những
hành vi nêu trên với hành vi sản xuất, buôn
bán hàng hóa chỉ giả về nội dung hoặc
chỉ giả về hình thức thì tính chất, mức
độ nguy hiểm của những hành vi này cao
hơn. Bởi lẽ, trong trường hợp này, khách
thể của tội phạm không chỉ là tính trung
thực, hoạt động đúng đắn của các chủ thể
sản xuất kinh doanh, lợi ích của người tiêu
dùng mà còn là quyền sở hữu trí tuệ. Hậu
quả của tội phạm cũng chỉ dừng lại ở vấn
đề thiệt hại nền kinh tế nói chung ở vấn
đề quản lý nhà nước, thiệt hại cho người
tiêu dùng mà còn thiệt hại cho chủ sở hữu
quyền sở hữu trí tuệ (ở góc độ quyền sở
hữu công nghiệp của họ bị thiệt hại). Cần
nhận thấy rằng, không ít trường hợp hành
vi sử dụng trái phép đối với nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam
nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại
của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công
nghiệp này để tăng lợi nhuận kinh doanh
chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng
về chất lượng sản phẩm.¶¶¶ Nói cách khác,
với giả thiết tất cả các tình tiết khác là như
nhau, hành vi của chủ nhãn hiệu sản xuất
hàng chính hãng của mình nhưng chất
lượng không đúng như đã đăng ký hoặc
in trên bao bì sẽ ít nguy hiểm hơn hành
vi của người khác vừa giả nhãn hàng của
công ty chính hãng gắn lên sản phẩm giả
chất lượng so với đăng ký của nhãn hàng
hoặc đã in trên bao bì nhãn hàng đó. Chính
vì vậy, trong sự đánh giá khách quan khi
so sánh với các hành vi chỉ giả về nội
dung, nếu chỉ xử lý những hành vi này về
các tội thuộc nhóm tội sản xuất, buôn bán
¶¶¶ Ls. Lê Văn Sua, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo
BLHS năm 2015, tlđd
hàng giả liệu đã thỏa đáng?
Thứ ba, một số trường hợp việc
giám định hàng hóa vi phạm và kết luận
giám định này chưa được thể hiện đầy đủ
trong bản án.
Một trong những căn cứ thực tế để
xác định hàng hóa vi phạm là đối tượng
của các tội sản xuất, buôn bán hàng giả
hay đối tượng của tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp chính là kết luận giám
định hàng hóa. Theo nguyên tắc, việc
giám định cần phải tiến hành cả về nội
dung (chất lượng, công dụng, tiêu chuẩn
kỹ thuật) lẫn hình thức (nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý) của hàng hóa. Các kết luận này
phải được công bố trong bản án để có đủ
căn cứ định tội. Thực tế, trong một số ít
bản án vẫn còn hiện tượng các kết luận
giám định được công bố chỉ thể hiện yếu
tố giả mạo về hình thức như: không được
in ra trong cùng một chế bản; không giống
bản in trên mẫu so sánh; không cùng bản
in tương ứng in ra mà không đưa ra kết
luận về chất lượng sản phẩm. Với kết luận
như vậy, nhà áp dụng pháp luật chỉ có thể
xác định có việc xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp, tuy nhiên, một số bản án vẫn
xác định hành vi này phạm vào các tội sản
xuất, buôn bán hàng giả.
Ví dụ: Vì mục đích tư lợi, K.V.S
đã có hành vi mua bán phụ tùng xe máy
của đối tượng V và đối tượng Th. Khi có
nhu cầu, S liên lạc với V, Th để đặt vấn đề
mua. Hai bên thỏa thuận, S sẽ thông báo
cho V hoặc Th số lượng, 2 bên thống nhất
giá mua bán. V và Th sẽ cho người chở
phụ tùng xe gắn máy đựng trong túi nilon,
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 65 (3/2020) 58-64
71Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trên túi có in chữ Yamaha hoặc Honda có
dán mác in mã sản phẩm hoặc một số phụ
tùng xe gắn máy không có nhãn mác cùng
vỏ hộp bìa cacton in chữ Yamaha, giao
tại nhà S. S sẽ trả tiền cho V, Th thông
qua người chở hàng. Khi nhận được hàng,
S đem vỏ hộp bằng bìa caton có in nhãn
Yamaha, thuê C dán và làm thành vỏ hộp.
Sau đó S cho số phụ tùng xe gắn máy đã
được đóng vào hộp đem bán. Số hàng bị
thu giữ là 1459 phụ tùng xe máy, trong đó
có 1099 nhãn hiệu Yamaha và 360 nhãn
hiệu Honda, có giá trị tương đương với giá
trị hàng thật là 194.630.061 đồng.
Hành vi phạm tội của S được Hội
đồng xét xử xác định là Tội buôn bán
hàng giả. Tuy nhiên, trong bản án kết tội
đối với S, các kết luận giám định được
nêu đều chỉ khẳng định về mặt hình thức:
chi tiết in trên vỏ nilon bọc hàng hóa vi
phạm “không phải do cùng một bản in in
ra” với mẫu so sánh trên hàng hóa chính
hãng được cung cấp, không đưa ra kết
luận giám định về chất lượng sản phẩm.
Điều này làm giảm tính thuyết phục của
bản án.****
Từ thực trạng này có thể thấy, các
nhà áp dụng pháp luật nên tránh quan điểm
cho rằng chỉ cần căn cứ vào giá thị trường
các sản phẩm được có dấu hiệu giả mạo
nhãn hiệu rẻ hơn rất nhiều so với hàng
thật để đồng nhất tất cả những trường hợp
đó chất lượng sản phẩm có sự giả mạo.
Đặc biệt trong những trường hợp người
sản xuất đầu tư rất nhiều vào chất lượng
sản phẩm nhưng vì thương hiệu của doanh
nghiệp không được đánh giá cao trên thị
trường nên đã sử dụng nhãn hiệu của các
**** Bản án số 300/2017/HSST ngày 18/9/2017 Tòa án nhân dân Thành phố H.N
thương hiệu nổi tiếng, giá thành cao cho
sản phẩm của mình và bán ra thị trường
với giá thành rẻ hơn nhiều để thu lời.
3. Một số kiến nghị
Để hoạt động định tội danh được
thống nhất cũng như trên cơ sở đó xác định
được một mức hình phạt phù hợp với tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, cần có hướng dẫn áp dụng quy định
của BLHS về các tội phạm hàng giả trong
sự phân định với tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp mà điểm mấu chốt là
xác định được đúng đối tượng “hàng giả”,
“hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý”.
Với phạm vi những vấn đề đã trình
bày trên, nên chăng thống nhất về lý luận
khi hướng dẫn áp dụng các quy định của
BLHS hiện hành về các tội sản xuất, buôn
bán hàng giả và tội xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp theo hướng:
- Hành vi phạm tội chỉ có dấu hiệu
giả mạo về hình thức thì xem xét TNHS về
Tội xâm phạm SHCN;
- Hành vi phạm tội chỉ có dấu hiệu
giả về nội dung thì xem xét TNHS về các
tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
- Hành vi phạm tội có cả dấu hiệu
giả về nội dung và hình thức, về nguyên
tắc cần xác định rằng: mức độ TNHS phải
nghiêm khắc hơn so với trường hợp tương
tự nhưng chỉ có dấu hiệu giả nội dung
hoặc chỉ có dấu hiệu giả hình thức. Theo
đó, có một số hướng lựa chọn:
+ Hướng dẫn thống nhất truy cứu
TNHS người phạm tội về hai tội, một là
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tội phạm về hàng giả và hai là tội xâm
phạm quyền SHCN; hoặc
+ Trường hợp sửa đổi, bổ sung quy
định BLHS: nên bổ sung thêm tình tiết định
khung tăng nặng “hàng hóa vi phạm có dấu
hiệu giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa
lý”. Từ đó, người phạm tội chỉ chịu TNHS
về một trong các tội thuộc nhóm tội phạm
về hàng giả với tình tiết tăng nặng định
khung hình phạt là “hàng hóa vi phạm có
dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
địa lý”. Điều này cũng đồng thời yêu cầu
giới hạn cách giải thích khái niệm “hàng
giả” trong cấu thành tội phạm cơ bản của
các tội phạm về hàng giả đơn thuần là
những loại hàng giả về nội dung.
Về thực tiễn, để chứng minh những
nội dung trên, các vụ án đều phải có kết
luận giám định hàng hóa vi phạm cả về
nội dung, hình thức và những kết luận này
cần được công bố trong bản án để đảm bảo
tính rõ ràng và thuyết phục khi định tội.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Bản án số 146/2019/HS-ST ngày
22/11/2019 của TAND Quận T. thành phố Hồ
Chí Minh;
[2]. Bản án số 300/2017/HSST ngày 18/9/2017
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội;
[3]. Bản án số 57/2018/HSST ngày 12/9/2018
của Tòa án nhân dân thị xã N. tỉnh Khánh Hòa;
[4]. Bản án số 70/2017/HSST ngày 18/7/2017
của TAND Thành phố Hải Phòng;
[5]. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung
2017;
[6]. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa
đổi năm 2017;
[7]. TS. Lê Đăng Doanh - PGS.TS. Cao Thị
Oanh (chủ biên) (2017), Hệ thống Pháp luật
Hình sự Việt Nam - Bình luận khoa học Bộ
luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) - tập 1, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
[8]. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung
2019;
[9]. Ls. Lê Văn Sua, Tội sản xuất, buôn bán
hàng giả và tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp theo BLHS năm 2015, website: https://
moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-
trao-doi.aspx?ItemID=2073, truy cập ngày
3/4/2020;
[10]. Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-
BMT-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000
của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công
an - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường
hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-
TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả, hàng giả;
[11]. Thông tư 01/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTC-BTP hướng dẫn truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ;
[12]. Thông tư liên tịch số 10/2000 ngày
27/4/2000 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính
- Bộ Công an - Bộ Khoa học công nghệ và
Môi trường, trong nghệ cứu khoa học;
[13]. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018),
Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các
tội phạm (quyển 1), Nxb. CAND, Hà Nội;
[14]. Phạm Tài Tuệ (2019), Các tội phạm về
hàng giả theo pháp luật hình sự Việt Nam,
Luận án Tiến sỹ Luật học;
[15]. Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT
ngày 15/9/2017 của Bộ Công thương về Nghị
định quy định xử phạt hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng
giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
Địa chỉ: Khoa Pháp luật Hình sự - Trường
Đại học Luật Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_biet_hang_gia_trong_cac_toi_san_xuat_buon_ban_hang_gia.pdf