Về khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Tiến hành ngay việc đào tạo chuyên
môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản cho lực lượng lao động
tại các địa phương. Áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Cung cấp giống, vật tư nông nghiệp
đạt chất lượng, bao tiêu sản phẩm đầu ra,
thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật bằng hóa học sang thuốc sinh học
có lợi cho chất lượng sản phẩm nông nghiệp
và môi trường. Hướng tới việc sản xuất nông
nghiệp theo xu hướng nông nghiệp sạch để
xuất khẩu đến các thị trường khó tính như
châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Từ đó tạo tâm lý an tâm
cho người nông dân đặc biệt là lao động trẻ
có thể làm giàu tại quê hương mình, không
cần di chuyển lên các thành phố lớn để làm
công ăn lương trong các khu công nghiệp
khu chế xuất. Qua đại dịch Covid 19, do thực
hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta có thể
thấy tất cả các ngành nghề đều bị trì trệ
nhưng ngành sản xuất nông nghiệp thì
ngược lại, người lao động khu vực nông lâm
thủy sản vẫn làm việc để tạo ra sản phẩm
phục vụ cho xã hội. Vì vậy, việc đào tạo
chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động
trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết
trong thời đại 4.0 hiện nay.
Về khu vực kinh tế công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ
Tiếp tục khẳng định chọn khu vực kinh
tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là ngành
kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong
quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu trong
kỷ nguyên thời đại 4.0. Tuy nhiên, để đạt
được những thành tựu đó, ngoài việc phấn
đấu không ngừng để thúc đẩy kinh tế phát
triển cùng với việc nước ta đang ở thời kỳ cơ
cấu dân số vàng là chưa đủ để vực dậy nền
kinh tế đang trên đà phục hồi sau đại dịch
Covid 19 mà nước ta và các nước trên thế
giới đang phải gánh chịu. Chúng ta cần tập
trung hơn nữa việc đẩy mạnh đào tạo chuyên
môn kỹ thuật, lao động có tay nghề nhằm
đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề trình
độ cao phục vụ nhu cầu lao động của các
doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp
nước ngoài đang đầu tư ở thị trường Việt
Nam. Dự báo sẽ có một làn sóng chuyển dịch
các nhà máy từ các nước khác đến Việt Nam
trong thời gian tới, để đón nhận điều này
một cách hiệu quả và là một trong những
nhân tố thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà
phát triển, chúng ta cần chuẩn bị ngay từ
bây giờ về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,
chính sách thu hút đầu tư, ở các địa
phương. Không nhất thiết phải tập trung lao
động tại các thành phố lớn mới phát triển
kinh tế, mà mỗi địa phương là nòng cốt giải
quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội tại địa
phương đó nhằm giảm áp lực lên các thành
phố lớn ngày càng đang quá tải về các vấn
đề an sinh xã hội và ô nhiễm môi trường.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân bố độ tuổi lao động theo khu vực kinh tế tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
PHÂN BỐ ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG
THEO KHU VỰC KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan*
Tóm tắt:
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, lao động có vai trò quan
trọng, mang tính cấp thiết cho nền kinh tế và phân bố độ tuổi lao động theo khu vực kinh tế
phản ánh bức tranh tổng thể về sự phát triển kinh tế bền vững và lâu dài của mỗi quốc gia.
Cùng với sự phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa, phân bố độ tuổi
lao động theo khu vực kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc phân bố lao động không
đồng đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Do vậy,
việc làm rõ thực trạng và khuyến nghị chính sách về phân bố độ tuổi lao động theo khu vực
kinh tế một cách hợp lý là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Thực trạng phân bố độ tuổi lao
động chia theo khu vực kinh tế tại Việt
Nam trong giai đoạn 2009-2019
Trong giai đoạn 2009-2019, số lao động
có việc làm trên cả nước đã tăng gần 7 triệu
người (từ hơn 47,7 triệu lao động năm 2009
lên gần 54,7 triệu lao động năm 2019), trong
đó: lao động trong khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng gần 6,9 triệu người, khu vực
dịch vụ tăng gần 5,8 triệu người; và khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm gần 5,8
triệu người. Điều này cho thấy xu hướng
chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản sang khu vực công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã và đang diễn
ra trong 10 năm qua.
Bảng 1: Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, 2009-2019
Đơn vị: Nghìn người
Năm Tổng số
Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
2009 47.743,6 24.606,0 9.561,5 13.576,1
2010 49.124,4 23.890,3 10.659,8 14.574,3
2011 50.547,2 24.488,5 10.782,0 15.276,7
2012 51.690,5 24.560,4 10.990,5 16.139,6
2013 52.507,8 24.569,9 11.176,3 16.761,6
2014 53.030,6 24.484,3 11.445,8 17.100,5
2015 53.110,5 23.135,7 12.240,9 17.733,9
2016 53.345,5 22.184,3 13.422,5 17.738,7
2017 53.708,6 21.458,7 14.104,5 18.145,4
2018 54.282,5 20.419,8 14.785,4 19.077,3
2019 54.659,2 18.831,4 16.456,7 19.371,1
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2019
* Vụ Thống kê Dân số và Lao động, TCTK
➢➢➢
44
Như bảng 1 ở trên, mặc dù trong 10
năm qua (2009-2019), lao động trong khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm
nhưng vẫn là khu vực tập trung số lao động
khá lớn, với gần 19 triệu lao động trên cả
nước năm 2019. Điều này chứng tỏ sự phân
bố không đồng đều về lao động giữa các khu
vực kinh tế vẫn đang diễn ra, tuy nhiên
khoảng cách này đã được thu hẹp dần từ
năm 2014 đến 2019.
Số liệu điều tra lao động việc làm năm
2009 và 2019 cho thấy khu vực công nghiệp,
xây dựng và khu vực dịch vụ vẫn tiếp tục thu
hút lao động trẻ. Nhóm tuổi 25-34 là nhóm
tuổi có tỷ trọng lao động lớn nhất trong cả
hai khu vực này, năm 2009: tương ứng là
33,7% và 31,3%; năm 2019: tương ứng là
32,9% và 28,5%, năm 2009 nhóm tuổi 35-44
là lực lượng chủ đạo trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản (23,3%) nhưng đến năm
2019 nhóm 55 tuổi trở lên là nhóm chiếm tỷ
trọng cao nhất trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản (28,7%).
Hình 1: Cơ cấu tuổi của lao động có việc làm theo khu vực kinh tế năm 2019
Đơn vị: %
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu điều tra lao động việc làm năm 2019
Tỷ lệ lao động có việc làm từ 15 tuổi trở
lên đã qua đào tạo8 tăng 7,8 điểm phần trăm
từ 14,8% năm 2009 lên 22,6% năm 2019. Có
sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang
làm việc đã qua đào tạo theo khu vực kinh tế
và nhóm tuổi. Khu vực dịch vụ vẫn luôn dẫn
8 Lao động đã qua đào tạo bao gồm lao động đang
làm việc đã được đào tạo và có bằng cấp từ sơ cấp
trở lên
đầu về tỷ lệ lao động qua đào tạo trong giai
đoạn này, với tỷ lệ đạt 44,7% vào năm 2019.
Năm 2009, lao động thuộc nhóm 25-34 tuổi
trong khu vực dịch vụ đạt tỷ lệ lao động qua
đào tạo cao nhất với 48,3%, trong khi đó
nhóm 35-44 tuổi trong khu vực nông lâm
nghiệp thủy sản có tỷ lệ lao động qua đào
tạo thấp nhấp chỉ đạt 1,5%. Năm 2019 lao
động thuộc nhóm 25-34 tuổi trong khu vực
dịch vụ vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ lao động qua
12,2
25,6 25,1
20,9
16,2
11,3
16,2
19,8
24,0
28,7
15,3
32,9
27,7
17,3
6,8
10,5
28,5 27,9
21,0
12,1
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
15-24 25-34 35-44 45-54 55+
Tổng số Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
45
đào tạo cao nhất với 62,0%, ngược lại nhóm
45-54 tuổi trong khu vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp
nhất chỉ đạt 2,0%.
Hình 2: Tỷ lệ lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo khu vực
kinh tế và nhóm tuổi giai đoạn 2009-2019
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở
và điều tra lao động việc làm
Số liệu thống kê về tỷ lệ lao động có việc
làm đã qua đào tạo theo khu vực kinh tế cho
thấy khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp, thủy
sản tuy là khu vực có lao động chiếm tỷ
trọng tương đối cao nhưng lao động trong
khu vực này có trình độ chuyên môn kỹ thuật
đạt tỷ lệ thấp hơn khá nhiều so với hai khu
vực còn lại, thấp hơn gần 5 lần so với khu
vực công nghiệp và xây dựng và thấp hơn 12
lần so với khu vực dịch vụ năm 2019. Thực
trạng này cho thấy lao động trong khu vực
kinh tế Nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa
được đầu tư thỏa đáng về trình độ chuyên
môn kỹ thuật.
Để tránh sự phân bố lao động không
đồng đều giữa các khu vực kinh tế và nhóm
tuổi trên cả nước, ngoài áp dụng chính
sách phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa thì Nhà nước cũng cần có những
chính sách hợp lý, tạo đà thúc đẩy và phát
triển bền vững khu vực kinh tế Nông, lâm
nghiệp thủy sản theo hướng công nghiệp hóa
- hiện đại hóa.
Khi có những chính sách hợp lý, áp dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật vào ngành nông
nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu
vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản, sẽ làm giảm
đáng kể lực lượng lao động trẻ ở các tỉnh di
chuyển lên các thành phố lớn làm việc cho
các công ty trong khu công nghiệp, khu chế
xuất, dẫn tới việc giảm áp lực dân số lên các
14,8
22,6
11,0
16,8
21,1
35,8
13,3
26,5
14,8 14,7
9,4 10,5
2,6 4,0 2,3 2,5 2,3
6,5
1,5
2,6 2,8 2,0
4,8 5,7
18,2 18,0
14,1
11,9
22,8
25,5
16,0
18,7 20,1
11,2
14,9
10,7
37,9
44,7
32,2
37,8
48,3
62,0
33,1
49,7
36,3
31,2
26,1
21,6
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
2009 2019 2009 2019 2009 2019 2009 2019 2009 2019 2009 2019
Tổng số 15-24 25-34 35-44 45-54 55+
Chung Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
➢➢➢
46
thành phố lớn và các vùng kinh tế, giảm tình
trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, giao thông, y
tế, giáo dục,... góp phẩn ổn định kinh tế -
chính trị - xã hội của đất nước.
Một số khuyến nghị chính sách
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới
ngày càng sâu rộng, việc phân bố hài hòa lao
động phân theo độ tuổi chia theo khu vực
kinh tế là việc làm cần thiết để hướng tới sự
phát triển bền vững của nền kinh tế, để đẩy
nhanh tiến trình này cần tập trung một số
vấn đề sau:
Về khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Tiến hành ngay việc đào tạo chuyên
môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản cho lực lượng lao động
tại các địa phương. Áp dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện
đại hóa. Cung cấp giống, vật tư nông nghiệp
đạt chất lượng, bao tiêu sản phẩm đầu ra,
thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật bằng hóa học sang thuốc sinh học
có lợi cho chất lượng sản phẩm nông nghiệp
và môi trường. Hướng tới việc sản xuất nông
nghiệp theo xu hướng nông nghiệp sạch để
xuất khẩu đến các thị trường khó tính như
châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Từ đó tạo tâm lý an tâm
cho người nông dân đặc biệt là lao động trẻ
có thể làm giàu tại quê hương mình, không
cần di chuyển lên các thành phố lớn để làm
công ăn lương trong các khu công nghiệp
khu chế xuất. Qua đại dịch Covid 19, do thực
hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, chúng ta có thể
thấy tất cả các ngành nghề đều bị trì trệ
nhưng ngành sản xuất nông nghiệp thì
ngược lại, người lao động khu vực nông lâm
thủy sản vẫn làm việc để tạo ra sản phẩm
phục vụ cho xã hội. Vì vậy, việc đào tạo
chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động
trong khu vực nông nghiệp là rất cần thiết
trong thời đại 4.0 hiện nay.
Về khu vực kinh tế công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ
Tiếp tục khẳng định chọn khu vực kinh
tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là ngành
kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong
quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu trong
kỷ nguyên thời đại 4.0. Tuy nhiên, để đạt
được những thành tựu đó, ngoài việc phấn
đấu không ngừng để thúc đẩy kinh tế phát
triển cùng với việc nước ta đang ở thời kỳ cơ
cấu dân số vàng là chưa đủ để vực dậy nền
kinh tế đang trên đà phục hồi sau đại dịch
Covid 19 mà nước ta và các nước trên thế
giới đang phải gánh chịu. Chúng ta cần tập
trung hơn nữa việc đẩy mạnh đào tạo chuyên
môn kỹ thuật, lao động có tay nghề nhằm
đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề trình
độ cao phục vụ nhu cầu lao động của các
doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp
nước ngoài đang đầu tư ở thị trường Việt
Nam. Dự báo sẽ có một làn sóng chuyển dịch
các nhà máy từ các nước khác đến Việt Nam
trong thời gian tới, để đón nhận điều này
một cách hiệu quả và là một trong những
nhân tố thúc đẩy nền kinh tế đang trên đà
phát triển, chúng ta cần chuẩn bị ngay từ
bây giờ về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,
chính sách thu hút đầu tư, ở các địa
phương. Không nhất thiết phải tập trung lao
động tại các thành phố lớn mới phát triển
kinh tế, mà mỗi địa phương là nòng cốt giải
quyết vấn đề việc làm, an sinh xã hội tại địa
phương đó nhằm giảm áp lực lên các thành
phố lớn ngày càng đang quá tải về các vấn
đề an sinh xã hội và ô nhiễm môi trường.
(Xem tiếp trang 42)
➢➢➢
42
địa phương cần gắn với số lượng cư dân thực
tế sinh sống tại địa phương đó, bao gồm cả
những người cư trú tạm thời.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2019 đã cung cấp thêm những bằng
chứng khẳng định các phát hiện trước đây
cho thấy người di cư thường là những người
trẻ tuổi, tập trung ở độ tuổi từ 20-39 tuổi.
Điều đó cho thấy cần có những chính sách
cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và kỹ năng
sống phù hợp cho nhóm đối tượng người di
cư trẻ tuổi ở các vùng nhập cư, đặc biệt là
phụ nữ di cư - đối tượng dễ bị tổn thương do
không được đảm bảo các quyền lợi tại nơi đến
và sự phân biệt giới tính. Các cuộc Tổng điều
tra dân số và nhà ở nói chung và Tổng điều
tra dân số và nhà ở năm 2019 nói riêng chỉ
thu thập thông tin về nơi thực tế thường trú
cách đây 5 năm và đối chiếu với nơi thực tế
thường trú hiện tại để xác định các trường
hợp di cư trong vòng 5 năm kể từ thời điểm
điều tra, không thu thập thông tin về các
nhóm di cư ngắn hạn khác. Chính vì vậy, cần
có cuộc điều tra chuyên đề về di cư nhằm
thu thập đầy đủ thông tin về các nhóm dân
số di cư, qua đó phục vụ công tác hoạch định
và xây dựng chính sách đối với nhóm dân số
này. Ngoài ra, có sự tác động ngược chiều
đối với những địa phương nhập cư và xuất
cư, nơi đến nhận được nhiều lao động trẻ
thông qua di cư trong khi nơi đi phải đối mặt
với già hóa dân số và những hệ quả như tăng
tỷ lệ phụ thuộc, tăng hỗ trợ an sinh xã hội và
chăm sóc sức khỏe cho người già. Chính vì
vậy, việc phân bổ ngân sách quốc gia cho
các địa phương cần tính đến các yếu tố này
nhằm giảm bớt sự cách biệt giữa tỉnh nhập
cư và tỉnh xuất cư.
Tài liệu tham khảo:
1. Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điều
tra dân số và nhà ở qua các năm;
2. Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra
biến động dân số và kế hoạch hóa qua các
năm.
-----------------------------------------------------
Tiếp theo trang 46
Cuối cùng, chúng ta cần phải hài hòa và
cân bằng về phân bố độ tuổi lao động theo
khu vực kinh tế, giữa các vùng kinh tế, giữa
thành thị và nông thôn, giữa các tỉnh và các
thành phố lớn để hướng tới phát triển bền
vững kinh tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Hương Giang (2019), Chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập:
Cơ hội và thách thức, Tạp chí tài chính, ngày
13/3/2019,
cuu-trao-doi/chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-
nam-thoi-ky-hoi-nhap-co-hoi-va-thach-thuc-
304052.html;
2. Tổng cục thống kê (2019), Thông cáo
báo chí về tình hình Lao động việc làm quý I
năm 2019;
3. Tổng cục Thống kê (2020), Niên giám
Thống kê năm 2019, NXB Thống kê;
4. Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019,
NXB Thống kê;
5. Thực trạng lực lượng lao động Việt
Nam và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài
chính, ngày 9/2/2019,
doi/thuc-trang-luc-luong-lao-dong-viet-nam-
va-mot-so-van-de-dat-ra-302133.html.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_bo_do_tuoi_lao_dong_theo_khu_vuc_kinh_te_tai_viet_nam.pdf