Phân bố hàm lượng chlorophyll trung bình tháng vùng biển Đông từ tháng 8/2011 đến 7/2012
PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL TRUNG BÌNH THÁNG
VÙNG BIỂN ĐÔNG TỪ THÁNG 8/2011 ĐẾN 7/2012
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân bố hàm lượng chlorophyll trung bình tháng vùng biển Đông từ tháng 8/2011 đến 7/2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 25-31
ISSN: 1859-3097
PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL TRUNG BÌNH THÁNG
VÙNG BIỂN ĐÔNG TỪ THÁNG 8/2011 ĐẾN 7/2012
Vũ Văn Tác
Viện Hải Dương Học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
E-mail: quiet_seavn@yahoo.com
Ngày nhận bài: 25-7-2013
TÓM TẮT: Bài báo trình bày tập sơ đồ mô tả phân bố hàm lượng chlorophyll trung bình tháng
ở tầng mặt vùng Biển Đông, từ tháng 8/2011 đến tháng 7/2012. Mỗi sơ đồ là một bức tranh sinh
động mô tả hàm lượng chlorophyll thông qua các dải màu sắc nét, giúp cho độc giả có một cái nhìn
trực quan về phân bố hàm lượng chlorophyll ở những điểm, những vùng khác nhau trên toàn vùng
Biển Đông. Qua đó, có thể thấy nguồn số liệu chlorophyll được giải đoán từ ảnh viễn thám chụp từ
vệ tinh Aqua của Cục quản trị Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ(US NASA) là đáng tin cậy và có thể
sử dụng trong việc nghiên cứu sức sản xuất sơ cấp cũng như giám sát chất lượng môi trường nước.
Từ khóa: Bản đồ, chlorophyll, Biển Đông.
GIỚI THIỆU
Hiện nay, yếu tố chlorophyll được ứng
dụng rộng rãi và phổ biến trong việc nghiên
cứu sức sản xuất sơ cấp cũng như giám sát chất
lượng môi trường nước. Tuy nhiên, nguồn số
liệu chlorophyll trong Cơ sở dữ liệu biển Quốc
gia (CSDL VNOD) rất ít, chỉ có 1.800 trạm
khảo sát với 4.359 số số liệu đo rải rác trong
khoảng thời gian 40 năm (trong vùng Biển
Đông, từ 1961-2002). Điều này có nghĩa là
CSDL VNOD hoàn toàn không có số liệu
chlorophyll trong hơn 10 năm trở lại đây.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Viện
Hải dương học và khá nhiều cơ quan nghiên
cứu biển trong nước thực hiện nhiều dự án liên
quan đến môi trường biển, trong đó có đo đạc
yếu tố chlorophyll như đề tài KC.09.05/06-1,
KC.09.21/06-10 của Liên đoàn Địa chất Biển,
KC.09.03/06-10 của Viện Hải dương học,
chương trình hợp tác hợp tác “Khảo sát
Nghiên cứu khoa học Biển phối hợp Việt Nam
- Philippin trên Biển Đông” (JOMSRE-SCS),
chương trình hợp tác nghiên cứu biển Việt
Nam - Đức về Tương tác đất liền - đại dương
trong vùng biển ven bờ Nam Việt Nam ... Tuy
nhiên, việc thu thập số liệu từ những đề tài
này để cập nhật cho CSDL VNOD gặp rất
nhiều khó khăn liên quan đến bản quyền và sở
hữu số liệu.
Ngày nay, với tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, việc ứng dụng công nghệ viễn thám đã
xác định được hàm lượng chlorophyll thông
qua các bức ảnh chụp bề mặt nước dựa trên
nguyên lý thu nhận năng lượng phản xạ, bức xạ
từ đối tượng nghiên cứu.
Ở Việt Nam, do chưa có điệu kiện phóng vệ
tinh nên đa số những bức ảnh do vệ tinh chụp
đều phải mua từ nước ngoài để phục vụ nghiên
cứu cho từng ngành cụ thể (chúng ta có 2 vệ
tinh là vinasat-I và vinasat-II, nhưng chỉ là vệ
tinh viễn thông). hiện nay trong không gian vũ
trụ đang tồn tại hàng trăm vệ tinh khác nhau
nhiều quốc gia. Một trong những cơ quan hàng
đầu thế giới về công nghệ viễn thám là US
NASA (Cục quản trị Hàng không và Vũ trụ
Hoa Kỳ). Các ảnh viễn thám do cơ quan này
chụp, xử lý được và công bố, chia sẻ miễn phí
trên website (
Vũ Văn Tác
26
Để lấp khoảng trống dữ liệu chlorophyll
trong CSDL VNOD, năm 2012 phòng Dữ liệu
biển, Viện Hải dương học đã thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở CS2012.11 để
“Khai thác nguồn số liệu chlorophyll vùng Biển
Đông qua ảnh MODIS từ website của US
NASA”. Kết quả, đề tài đã khai thác được một
khối lượng dữ liệu chlorophyll rất lớn và có độ
tin cậy cao từ ảnh MODIS-Level 3 (ảnh đã
được xử lý) của US NASA. Hơn 25 triệu giá trị
trung bình tháng của yếu tố chlorophyll được
giải đoán từ ảnh viễn thám trong thời gian 10
năm (7/2002-7/2012) là nguồn số liệu rất có giá
trị cho việc giám sát chất lượng môi trường
nước cũng như nghiên cứu sức sản xuất sơ cấp
ở vùng Biển Đông. Nguồn số liệu khai thác nói
trên được tập hợp, lưu trữ và quản lý trong cơ
sở dữ liệu riêng (Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Microsoft Access), vì vậy rất thuận tiện cho
việc khai thác và sử dụng (ngoài nguổn ảnh
MODIS, US NASA còn có ảnh SEA-WiFS
nhưng nguồn ảnh này không miễn phí).
Bài báo này sử dụng nguồn số liệu
chlorophyll mà đề tài CS2012.11 đã khai thác
để xây dựng tập sơ đồ mô tả phân bố hàm
lượng chlorophyll trung bình tháng ở tầng mặt
vùng Biển Đông, từ tháng 8/2011 đến tháng
7/2012. Mỗi sơ đồ là một bức tranh sinh động
mô tả hàm lượng chlorophyll thông qua các dải
màu sắc nét, giúp cho độc giả có một cái nhìn
trực quan về phân bố hàm lượng chlorophyll ở
những điểm, những vùng khác nhau trên toàn
vùng Biển Đông. Qua kết quả này, có thể thấy
được nguồn số liệu chlorophyll được giải đoán
từ ảnh viễn thám chụp từ vệ tinh Aqua của US
NASA là đáng tin cậy và có thể sử dụng trong
việc nghiên cứu sức sản xuất sơ cấp cũng như
giám sát chất lượng môi trường nước vùng
Biển Đông nói riêng và trên thế giới nói
chung. Đặc biệt, nguồn số liệu này là hoàn
toàn miễn phí.
PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phạm vi khai thác số liệu
Phạm vi mô tả của các ảnh MODIS giải
đoán chlorophyll ở cấp độ 3 của US NASA là
toàn cầu. Tuy nhiên, phạm vi quản lý số liệu
trong cơ sở dữ liệu VNOD chỉ giới hạn trong
vùng Biển Đông và lân cận, được giới hạn từ
kinh độ 990E đến 1250E và vĩ độ từ 50S đến
250N. Vì vậy, việc khai thác số liệu chlorophyll
cũng giới hạn trong phạm vị trên (hình 1).
Hình 1. Phạm vi quản lý số liệu trong VNOD
Phương pháp nghiên cứu
Các phần mềm được sử dụng để xây dựng bản
đồ
Sử dụng ngôn ngữ Visual Basic 6.0 và trình
ADO để lọc, phân tích và xử lý số liệu.
Sử dụng phần mềm Oean Data View 4 để
xây dựng các sơ đồ màu.
Sử dụng phần mềm SAGA để xây dựng các
biểu đồ mô tả trực quan chuỗi số liệu
chlorophyll.
Kiểm tra chất lượng số liệu chlorophyll trong
các file ảnh
Việc đánh giá chất lượng nguồn số liệu
chlorophyll thu được từ các ảnh viễn thám là
một việc không đơn giản. Kết quả giải đoán
ảnh viễn thám phụ thuộc rất nhiều yếu tố như
thời tiết, thời gian và thiết bị chụp cũng như các
thuật toán sử dụng trong việc giải đoán. Trong
quá trình xây dựng tập bản đồ này, chúng tôi
dựa trên những nghiên cứu về chlorophyll
trong và ngoài nước để đánh giá sơ bộ chất
lượng nguồn số liệu chlorophyll như sau.
Phân bố hàm lượng chlorophyll trung bình
27
Theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Lành
và đồng nghiệp [2], khoảng giới hạn của yếu tố
chlorophyll vùng Biển Đông được xác định là
(0, 20), được xác định dựa trên 1.894 trạm với
3.467 số số liệu, quan trắc trong khoảng thời
gian từ 1961-1998.
Tuy nhiên, theo tài liệu cơ sở dữ liệu biển
thế giới 2009 [1], thì giới hạn của yếu tố
chlorophyll được mô tả như trong bảng 1.
Bảng 1. Giới hạn của yếu tố chlorophyll
(mg/m3) tầng mặt
Ven bờ Vùng khơi
Vùng biển Bắc Thái Bình Dương
Dưới Trên Dưới Trên
0 50 0 1,5
Vùng biển xích đạo Thái Bình Dương
Dưới Trên Dưới Trên
0 50 0 1
Ghi chú: Theo cách phân chia của NODC, vùng
Biển Đông gần như nằm trọn trong vùng biển Bắc
Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có một phần thuộc về
vùng biển xích đạo Thái Bình Dương.
Để đánh giá sơ bộ chất lượng nguồn số liệu
chlorophyll trên, cả 2 khoảng giới hạn trên{(0,
20) và (0, 50)} đã được lần lượt sử dụng để kiểm
tra. Kết quả kiểm tra được mô tả trong bảng 2.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra chất lượng nguồn số
liệu chlorophyll (mg/m3)
Khoảng giới
hạn sử dụng
kiểm tra
Tổng số số
liệu kiểm
tra
Số số liệu nằm
ngoài khoảng
giới hạn
Tỷ lệ
%
(0, 20) 25.401.154 12.330 0,05
(0, 50) 25.401.154 1.080 0,04
Ghi chú: - Giá trị nhỏ nhất trong tập số liệu
chlorophyll là: 0,002021(mg/m3)
- Giá trị lớn nhất trong tập số liệu
chlorophyll là: 99,93376(mg/m3)
Theo kết quả kiểm tra chất lượng nguồn số
liệu chlorophyll (bảng 2), 99,95% số liệu nằm
trong khoảng (0, 20) và 99,996% số liệu nằm
trong khoảng (0, 50). Điều này có nghĩa là
những giá trị chlorophyll lớn hơn 20 mg/m3 là
rất hiếm và các số liệu chlorophyll giải đoán từ
ảnh viễn thám là hợp lý và đáng tin cậy. Vì
vậy, khoảng dữ liệu (0, 20) đã được chọn để lọc
dữ liệu cho việc xây dựng tập bản đồ này.
So sánh tập số liệu chlorophyll đã khai thác với
tập số liệu chlorophyll quan trắc thực tế trong
CSDL VNOD
Hình 2. Biểu đồ phân bố số liệu chlorophyll
(mg/m3) theo các khoảng giá trị (Nguồn từ ảnh
MODIS trung bình của tháng 7/2012 (gồm
216.030 giá trị)
Hình 3. Biểu đồ phân bố số số liệu chlorophyll
(mg/m3) theo các khoảng giá trị. (Nguồn từ
CSDL VNOD (gồm 1594 giá trị, quan trắc
trong 1961 - 2002)
Để so sánh một cách trực quan giữa tập số
liệu chlorophyll đã khai thác với tập số liệu
chlorophyll quan trắc thực tế trong CSDL
VNOD, chúng tôi xây dựng 2 biểu đồ mô tả
khoảng đặc trưng của chuỗi số liệu chlorophyll
tương ứng như mô tả trong hình 2 và hình 3.
Vũ Văn Tác
28
Đối với tập số liệu chlorophyll trong CSDL
VNOD, số liệu đo ở tầng mặt bao gồm 1.594
trạm, quan trắc trong khoảng thời gian từ năm
1961 đến 2002. Đối với tập số liệu chlorophyll
khai thác từ ảnh MODIS, toàn bộ số liệu trung
bình của tháng 7/2012 được chọn để xây dựng
biểu đồ. Đây là file số liệu gần y nhất mà đề tài
CS2012.11 khai thác được.
Dựa vào 2 biểu đồ như mô tả trong hình 2
và hình 3, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
những nét tương đồng về khoảng đặc trưng của
giá trị chlorophyll: Phần lớn các giá trị
chlorophyll tập trung trong khoảng (0,03 - 1,5).
Trong khoảng (1,6 - 10) giá trị chlorophyll rất
ít và giá trị chlorophyll lớn hơn 10 là rất hiếm.
Mặc dù việc so sánh 2 tập dữ liệu chlorophyll ở
2 thời điểm cách nhau hơn 10 năm là khập
khiễng, vì chlorophyll phản ánh chất lượng môi
trường và biến động theo thời gian. Tuy nhiên,
những biến động này luôn nằm trong một
khoảng giới hạn cố định như đã đề cập trong
bảng 1. Chính vì vậy mà sự tương đồng giữa 2
biểu đồ trên một lần nữa phản ánh độ tin cậy
của tập số liệu chlorophyll giải đoán từ ảnh
MODIS.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tập sơ đồ phân bố chlorophyll trung bình
tháng
Hình 4. Phân bố chlorophyll (mg/m3) trung
bình ở tầng mặt vùng Biển Đông và lân cận:
8/2011
Hình 5. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 9/2011
Hình 6. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 10/2011
Hình 7. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông: 11/2011
Phân bố hàm lượng chlorophyll trung bình
29
Hình 8. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 12/2011
Hình 9. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 1/2012
Hình 10. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 2/2012
Hình 11. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 3/2012
Hình 12. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 04/2012
Hình 13. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 5/2012
Vũ Văn Tác
30
Hình 14. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 6/2012
Hình 15. Phân bố chlorophyll trung bình ở tầng
mặt vùng Biển Đông và lân cận: 7/2012
Từ hình 4 đến hình 15 là các sơ đồ phân bố
mật độ các điểm ảnh và giá trị trung bình tháng
của yếu tố chlorophyll ở tầng mặt, tương ứng từ
tháng 8/2011 đến tháng 7/2012.
KẾT LUẬN
Hiện nay, hàm lượng chlorophyll được ứng
dụng phổ biến trong việc giám sát chất lượng
môi trường nước cũng như nghiên cứu sức sản
xuất sơ cấp. Việc sử dụng ảnh viễn thám để
nghiên cứu về phân bố hàm lượng chlorophyll
là một hướng mới và rất hiệu quả. Tuy nhiên,
kinh phí cho việc mua ảnh viễn thám có chất
lượng cao như SPOT5, IKNOS, ASTER v.v.
cũng như bản quyền của những phần mền
chuyên dụng cho việc giải đoán ảnh viễn thám
là rất cao và đỏi hỏi người sử dụng phải đạt một
trình độ chuyên môn nhất định. Vì vậy, việc
chọn ảnh US MODIS của NASA để khai thác
dữ liệu là một hướng nghiên cứu rất thiết thực,
chi phí thấp nhưng hiệu quả cao vì nguồn ảnh
này hoàn toàn miễn phí và có chất lượng rất
đáng tin cậy. Ngoài ra, nguồn ảnh này đã được
phòng Dữ liệu biển, Viện Hải dương học
chuyển đổi, đồng thời tập hợp và lưu trữ trong
một CSDL số, rất thuận tiện trong việc phân
tích, xử lý, khai thác và nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Johnson, D. R., T. P. Boyer, H. E. Garcia,
R. A. Locarnini, O. K. Baranova and M. M.
Zweng, 2009. World Ocean Database 2009
Documentation. Edited by Sydney Levitus.
NODC Internal Report 20, NOAA Printing
Office, Silver Spring, MD, 175 pp.
Available at
_wod09.html.
2. Võ Văn Lành, Phan Quảng, Vũ Văn Tác,
Làu Và Khìn, Ngô Mạnh Tiến, Đặng Ngọc
Thanh, 2000. The oceanographic database
of the South China Sea and adjacent waters.
Collection of Marine Research Works.
Science and Technique Publishing House.
Vol. 10, 254-259.
Phân bố hàm lượng chlorophyll trung bình
31
MONTHLY AVERAGE DISTRIBUTION OF CHLOROPHYLL IN
EASTERN SEA FROM AUGUST 2011 TO JULY 2012
Vu Van Tac
Institute of Oceanography-VAST
ABSTRACT: This paper presents the schematic maps describing the distribution of the monthly
average chlorophyll content at the surface of the Eastern Sea from August 2011 to July 2012. Each
schematic map is a vivid picture describing chlorophyll content through a range of sharp colors,
giving readers a visual look on the distribution of chlorophyll content at different points and areas
around the Eastern Sea. Thereby, the chlorophyll data, which are interpreted from the remote
sensing images of Aqua satellite of National Aeronautics and Space Administration (NASA), are
reliable and can be used in the study of primary productivity as well as environmental water quality
monitoring.
Key words: Maps, chlorophyll, Eastern Sea.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4026_14194_1_pb_6571_2079618.pdf