Từ các kết quả trình bày trên đây có thể đưa ra
một số nhận xét về sự phân bố của PAHs trong trầm
tích khu vực nghiên cứu như sau:
Hàm lượng tổng 8 PAHs dao động từ 69,56
µg/kg tại trạm Trà Cổ đến 183,88µg/kg tại trạm Cửa
Lò. Hàm lượng tổng PAHs tăng dần từ Bắc vào
Nam (từ Trà Cổ tới Cửa Lò). Mùa khô hàm lượng
PAHs cao hơn mùa mưa 1,1 - 1,9 lần.Phạm Thị Kha
288
Trong số 8 PAHs được khảo sát thì chỉ có
hàm lượng Phenanthrene là vượt giới hạn cho phép
theo ISQG 2002 Canada từ 1,02 - 2,66 lần tại tất cả
các trạm, hàm lượng Benzo (a) anthracene vượt
giới hạn ISQG 2002 Canada 1,5 lần tại trạm Cửa
Lò vào mùa khô.
Phân bố PAHs theo cấu trúc chủ yếu là PAHs
chứa 3 vòng (Phenanthrene) chiếm từ 40,8 - 90,3%.
PAHs trong trầm tích có nguồn gốc từ quá
trình đốt cháy.
Lời cảm ơn: Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ kinh
phí trong chương trình “ Cán bộ trẻ” để tác giả thực
hiện nội dung nghiên cứu này
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân bố hydrocacbon đa vòng thơm (pahs) trong trầm tích vùng biển ven bờ phía bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
284
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 3; 2013: 284-288
ISSN: 1859-3097
PHÂN BỐ HYDROCACBON ĐA VÒNG THƠM (PAHs) TRONG
TRẦM TÍCH VÙNG BIỂN VEN BỜ PHÍA BẮC VIỆT NAM
Phạm Thị Kha
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Email: khapt@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 5-1-2013
TÓM TẮT: Các mẫu trầm tích được thu tại 6 trạm quan trắc ven biển phía Bắc Việt Nam trong mùa khô
(tháng 4) và mùa mưa (tháng 8) năm 2012. Kết quả phân tích hàm lượng của 8 PAHs cho thấy: tổng PAHs trong
trầm tích dao động từ 69,56 - 183,88µg/kg khô, cao nhất tại trạm Cửa Lò và thấp nhất tại trạm Trà Cổ. Các
PAHs đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ hàm lượng Phenanthrene vượt giới hạn cho phép theo ISQG 2002
Canada từ 1,02 - 2,66 lần. Hàm lượng PAHs vào mùa khô cao hơn mùa mưa từ 1,1 - 1,9 lần. Phân bố theo cấu
trúc, chủ yếu là các PAHs chứa 3 vòng (phenanthrene), chiếm từ 40,8 - 90,3% tổng PAHs. Bước đầu đưa ra nhận
định về nguồn gốc các PAHs trong trầm tích khu vực ven biển phía Bắc Việt Nam từ quá trình đốt cháy.
Từ khóa: PAHs, trầm tích, vùng biển ven bờ phía Bắc
MỞ ĐẦU
Các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs -
Polycyclic Aromatic Hyrocarbons) là các hợp chất
hữu cơ chỉ chứa C và H, có hai hay nhiều vòng
thơm gắn với nhau tạo thành các hợp chất hữu cơ
bền. PAHs có nguồn gốc từ tự nhiên và do hoạt
động của con người, bao gồm hơn 100 hợp chất
khác nhau [9]. Theo cục bảo vệ môi trường Mỹ
(USEPA), PAHs được phân loại thành 16 hợp chất
có cấu trúc điển hình và tiến hành quan trắc chúng
môi trường, bao gồm 2 vòng thơm (Naphthalene), 3
vòng thơm (Acenaphthene, Acenaphthylene,
Fluorene, Phenanthrene, Anthracene), 4 vòng thơm
(Fluoranthene, Pyrene, Benzo (a) anthracene,
Chrysene), 5 - 6 vòng thơm Benzo (b) fluoranthene,
Benzo (e) pyrene, Benzo (a) pyrene, Indeno (1,2,3-
c,d) pyrene, Benzo (g,h,i) perylene, Dibenz (a,h)
anthracene [8].
PAHs có nguồn gốc từ tự nhiên và do hoạt động
của con người. Trong tự nhiên, PAHs được hình
thành từ các vụ cháy rừng và hoạt động của núi lửa.
Do hoạt động của con người, PAHs được hình thành
chủ yếu từ các quá trình đốt cháy không hoàn toàn
các vật liệu hữu cơ trong sản xuất công nghiệp: quá
trình chế biến than, dầu thô và khí tự nhiên như
luyện cốc, chuyển hoá than, tinh chế dầu mỏ, nhựa
than đá, nhựa đường ; quá trình nấu, đúc khuôn
nhôm, sắt, thép; quá trình đốt cháy các phế thải hữu
cơ; khí từ động cơ đốt trong chạy bằng dầu diesel và
các loại khí đốt; khói thuốc lá; các hoạt động đun
nấu bằng củi, dầu [8]. Khi phát thải vào môi
trường sẽ tác động tới sinh vật và con người. Một số
các PAHs có khả năng gây ung thư [8]. Do tính độc
hại của các PAHs, việc nghiên cứu về PAHs trong
môi trường là điều rất cần thiết.
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về
hiện trạng phân bố PAHs (Phenanthrene, Fluor-
anthene, Pyrene, Triphenylene, Benzo (a) pyrene,
Benzo (e) pyrene, Benzo (a) anthracene, Pyrene)
trong trầm tích vùng biển ven bờ phía Bắc trong
năm 2012.
Phân bố hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs)
285
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tài liệu nghiên cứu
Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là
kết quả phân tích 8 cấu tử: Phenanthrene (Phe),
Fluoranthene (Flt), Perylene (Pe), Benzo (a)
anthracene (B(a)A), Triphenylene, Benzo (e) pyrene
(B(e)P), Benzo (a) pyrene (B(a)P) và Pyrene (Pyr)
trong các mẫu trầm tích được thu tại 6 trạm quan
trắc ven biển phía Bắc. Đó là các trạm Trà Cổ, Cửa
Lục, Đồ Sơn, Ba Lạt, Sầm Sơn và Cửa Lò (hình1).
Toạ độ và độ sâu các trạm thu mẫu được trình bày
trong bảng 1. Thời gian thu vào mùa khô (tháng 4)
và mùa mưa (tháng 8) năm 2012.
Hình 1. Sơ đồ vị trí các trạm quan trắc
Bảng 1. Toạ độ và độ sâu các trạm thu mẫu
STT Trạm quan trắc Toạ độ Độ sâu
1 Trà Cổ 21
o25’50’’N -
108o01’58’’E 5m
2 Cửa Lục 20
o57’00’’N -
107o03’30’’E 3m
3 Đồ Sơn 20
o43’00’’N -
106o50’00’’E 5m
4 Ba Lạt 20
o15’00’’N -
106o36’00’’E 3m
5 Sầm Sơn 19
o44’18’’ N -
105o54’03’’E 4m
6 Cửa Lò 18
o49’36’’N -
105o43’00’’E 3m
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu và bảo quản mẫu trầm tích
Mẫu trầm tích được thu theo tiêu chuẩn ISO
5667 - 19: 2004 - Hướng dẫn thu mẫu trầm tích biển
[3]. Mẫu được thu bằng cuốc trầm tích tại bề mặt 0 -
5cm, mẫu cho vào các chai thuỷ tinh tối màu. Sau
đó, mẫu được giữ lạnh trong thùng đá ở nhiệt độ 4 -
5oC và vận chuyển về phòng thí nghiệm
Phương pháp xác định PAHs trong mẫu trầm
tích [6]:
Chiết mẫu: Mẫu trầm tích được chiết trong bể
siêu âm 3 lần, mỗi lần 10 phút bằng 150ml dung
môi dichlometan. Sau đó dịch chiết được cô đặc
bằng thiết bị cô quay chân không.
Làm sạch qua cột silicagel: Cột sắc kí thủy tinh
sạch dài 25cm, đường kính trong 6mm được sử
dụng để làm cột tách loại tạp chất khỏi mẫu chiết.
Chất hấp thụ silicagel đã hoạt hoá ở 130oC trong 24
giờ được nhồi vào cột theo phương pháp nhồi ướt.
Phía cuối cột được giữ bằng bông thủy tinh 0,5cm.
Đưa mẫu lên cột và rửa giải cột với 60ml hỗn hợp
hexan: diclometan (tỷ lệ 3:1 theo thể tích. Dịch rửa
giải thu được đem đi cô cất quay chân không đến
thể tích 2ml, sau đó được làm khô bằng dòng khí
N2. Tiếp theo, mẫu được chuyển vào lọ đựng mẫu
2ml, làm khô mẫu bằng khí N2 và định mức 0,1ml
bằng dung môi axetonnitril và bơm 1µl mẫu trên
máy GC/FID.
Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá ô nhiễm
Sử dụng phần mềm Excel để biểu diễn các chất
gây ô nhiễm PAHs trong trầm tích tại các khu vực
nghiên cứu.
Việc đánh giá các chất gây ô nhiễm PAHs được
căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng trầm tích của
Canada 2002 [1].
Nguồn ô nhiễm PAHs được đánh giá dựa theo tỉ
lệ hàm lượng các cấu tử PAHs.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phân bố PAHs theo không gian
Kết quả phân tích PAHs trong các mẫu trầm
tích vùng biển ven bờ phía Bắc cho thấy có 5 trong
số cấu tử 8 PAHs được phát hiện. 3 PAHs không
phát hiện thấy trong các mẫu trầm tích vùng biển
ven bờ phía Bắc gồm: Triphenylene, Benzo (e)
pyrene và Benzo (a) pyrene.
Phạm Thị Kha
286
Phenanthrene
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lò
µg
/k
g
Mùa khô T4 Mù a mưa T8
GHCP
Hình 2. Nồng độ Phenanthrene trong trầm tích
Hàm lượng Phenanthrene trong trầm tích vùng
biển ven bờ phía Bắc dao động từ 42,56 - 111,31
µg/kg, vượt giới hạn cho phép theo ISQG Canada
2002 từ 1,02 - 2,66 lần. Trạm Đồ Sơn có hàm lượng
Phenanthrene thấp nhất, các trạm Ba Lạt và Sầm
Sơn có hàm lượng Phenanthrene cao nhất. Hàm
lượng Phenanthrene vào mùa khô cao hơn mùa mưa,
trừ trạm Sầm Sơn và Đồ Sơn (hình 2).
Flouranthene
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lò
µg
/k
g
Mùa khô T4 Mùa mưa T8
Hình 3. Nồng độ Flouranthene trong trầm tích
Hàm lượng Flouranthene trong trầm tích vùng
biển ven bờ phía Bắc dao động từ 6,27 - 13,41µg/kg,
nằm trong giới hạn cho phép theo ISQG Canada 2002
(111µg/kg) [1]. Hàm lượng Flouranthene có xu
hướng tăng dần từ các trạm phía bắc đến phía Nam:
Trà Cổ, Cửa Lục, Đồ Sơn, Ba Lạt và Sầm Sơn. Hàm
lượng Flouranthene vào mùa mưa cao hơn mùa khô
trừ trạm Cửa Lục và Cửa Lò (hình 3).
Benzo a anthracene
0
10
20
30
40
50
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lò
µg
/k
g
Mùa khô T 4 Mùa mưa T 8
GHCP
Hình 4. Nồng độ Benzo (a) anthracene trong trầm tích
Hàm lượng Benzo (a) anthracene trong trầm
tích vùng biển ven bờ phía Bắc dao động từ lượng
vết đến 46,01µg/kg. So với giới hạn cho phép
(31,7µg/kg) theo tiêu chuẩn ISQG Canada 2002,
nồng độ Benzo (a) anthracene tại trạm Cửa Lò mùa
khô vượt 1,5 lần (hình 4).
Perylene
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
Trà Cổ Cửa
Lục
Đồ Sơn Ba Lạt Sầm
Sơn
Cửa Lò
µg
/k
g
Mùa khô T4 Mùa mưa T8
Hình 5. Nồng độ Perylene trong trầm tích
Hàm lượng Perylene trong trầm tích vùng biển
ven bờ phía Bắc dao động từ lượng vết đến
53,24µg/kg. Hàm lượng vào mùa khô cao hơn mùa
mưa từ 5 - 8,5 lần. Hàm lượng Perylene cao nhất tại
trạm Cửa Lục và thấp nhất tại trạm Ba Lạt (hình 5).
Pyrene
0
5
10
15
20
25
30
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lò
µg
/k
g
Mùa khô T4 Mùa mưa T8
Hình 6. Nồng độ Pyrene trong trầm tích
Hàm lượng Pyrene trong trầm tích vùng biển
ven bờ phía Bắc dao động từ lượng vết đến
25,05µg/kg. Trạm Đồ Sơn vào mùa mưa có hàm
lượng Pyrene cao nhất (hình 6).
Tổng PAHs
0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
Trà Cổ Cửa
Lục
Đồ
Sơn
Ba Lạt Sầm
Sơn
Cửa
Lò
Trung
bình
µg
/k
g
Mùa khô T4 Mùa mưa T8
Hình 7. Hàm lượng tổng PAHs trong trầm tích
Hàm lượng tổng PAHs trong trầm tích vùng
biển ven bờ phía Bắc dao động từ 69,56 -
183,88µg/kg, trung bình 132,31µg/kg vào mùa khô
và 121,52µg/kg vào mùa mưa, cao nhất tại trạm Cửa
Phân bố hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs)
287
Lò và thấp nhất tại trạm Trà Cổ. Hàm lượng tổng
PAHs tăng dần từ trạm Trà Cổ đến Cửa Lò. Mùa
khô hàm lượng PAHs cao hơn mùa mưa từ 1,1 - 1,9
lần (hình 7). So với kết quả nghiên cứu của Dương
Thanh Nghị, hàm lượng tổng PAHs trong trầm tích
vùng biển ven bờ phía Bắc thấp hơn vùng đầm phá
Tam Giang - Cầu Hai (trung bình toàn đầm phá
154,89µg/kg ), vùng biển ven bờ khu vực Vũng Tàu
(trung bình 148,26µg/kg) và vùng biển ven bờ khu
vực tỉnh Kiên Giang (trung bình 159,39µg/kg).
Phân bố PAHs theo cấu trúc
Trong số 8 PAHs được xác định trong các mẫu
trầm tích, PAHs 3 vòng chỉ gồm có Phenanthrene,
PAHs 4 vòng gồm: Fluoranthene, Benzo (a)
anthracene và Triphenylene, PAHs 5 vòng gồm
Perylene, Benzo (e) pyrene và Benzo (a) pyrene.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lò
3v 4v 5v
Hình 8. Thành phần các PAHs 3 vòng, 4 vòng và 5
vòng trong mẫu trầm tích mùa khô (tháng 4)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Trà Cổ Cửa Lục Đồ Sơn Ba Lạt Sầm Sơn Cửa Lò
3v 4v 5v
Hình 9. Thành phần các PAHs 3 vòng, 4 vòng và 5
vòng trong mẫu trầm tích mùa mưa (tháng 8)
Trong mùa khô (hình 8), các PAHs 3 vòng
chiếm từ 51,1 - 75,1%, PAHs chứa 4 vòng chiếm từ
9,3 - 33%, PAHs chứa 5 vòng chiếm từ 10,7 -
31,5%. Trong mùa mưa (hình 9), PAHs chứa 3 vòng
chiếm từ 40,8 - 90,3%, PAHs chứa 4 vòng chiếm từ
9,7 - 53,4%, PAHs chứa 5 vòng chiếm từ 0 - 24,2%.
Trong cả 2 mùa, các PAHs 3 vòng (Phenanthrene)
chiếm ưu thế hơn cả, tiếp đến là PAHs 5 vòng trong
mùa khô, tuy nhiên trong mùa mưa PAHs 4 vòng
chiếm tỉ lệ lơn hơn các PAHs 5 vòng. Phenanthrene
cũng là thành phần chủ yếu của PAHs trong trầm
tích đầm phá miền Trung [5].
Đánh giá nguồn gốc PAHs trong môi trường
Để xác định nguồn gốc các PAHs người ta dựa
vào việc đánh giá các tỉ lệ của từng PAHs khác
nhau. Các PAHs có khối lượng phân tử cao
(Fluoranthene, Pyrene, Benzo (a) anthracene,
Chrysene, Benzo (a) pyrene, Perylene) có nguồn
gốc từ quá trình đốt cháy. Các PAHs có nguồn gốc
từ dầu mỏ chủ yếu là các PAHs có khối lượng phân
tử thấp (2 - 3 vòng) [7].
Ngoài ra, dựa theo tỉ lệ hàm lượng 2 PAHs có
khối lượng phân tử bằng nhau cũng có thể đánh giá
nguồn gốc PAHs. Khi tỉ lệ Fluoranthene/Pyrene
(khối lượng phân tử đều là 202 đvC) lớn hơn 1 chỉ
ra nguồn ô nhiễm PAHs là từ quá trình đốt cháy, khi
tỉ lệ này nhỏ hơn 1 đặc trưng cho nguồn ô nhiễm từ
xăng dầu [4].
Các PAHs tạo thành từ cả quá trình đốt cháy ở
nhiệt độ thấp và quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao.
Phenanthrene và Anthracene đều có khối lượng
phân tử là 178 đvC. Tỉ lệ Phenanthrene/Anthracene
phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu quá trình đốt cháy ở
nhiệt độ càng cao thì tỉ lệ này giảm. Tỉ lệ này có giá
trị từ 4 - 10 đặc trưng cho quá trình đốt cháy ở nhiệt
độ cao từ 800 - 1.000K và ngược lại [2].
Tỉ lệ hàm lượng Fluoranthene/Pyrene tại 6 trạm
thu mẫu trầm tích trong cả 2 mùa dao động từ 1,9 -
22,3 chứng tỏ các PAHs có nguồn gốc từ các quá
trình đốt cháy. Theo một cách đánh giá khác, dựa
vào tỉ lệ các PAHs có khối lượng phân cao/PAHs có
khối lượng phân tử thấp cũng chỉ ra nguồn PAHs tại
6 trạm vùng biển ven bờ phía Bắc từ quá trình đốt
cháy bởi các hợp chất PAHs 3 vòng chiếm ưu thế từ
40,8 - 90,3%. Do vậy, PAHs khu vực ven biển phía
Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ quá trình đốt cháy.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả trình bày trên đây có thể đưa ra
một số nhận xét về sự phân bố của PAHs trong trầm
tích khu vực nghiên cứu như sau:
Hàm lượng tổng 8 PAHs dao động từ 69,56
µg/kg tại trạm Trà Cổ đến 183,88µg/kg tại trạm Cửa
Lò. Hàm lượng tổng PAHs tăng dần từ Bắc vào
Nam (từ Trà Cổ tới Cửa Lò). Mùa khô hàm lượng
PAHs cao hơn mùa mưa 1,1 - 1,9 lần.
Phạm Thị Kha
288
Trong số 8 PAHs được khảo sát thì chỉ có
hàm lượng Phenanthrene là vượt giới hạn cho phép
theo ISQG 2002 Canada từ 1,02 - 2,66 lần tại tất cả
các trạm, hàm lượng Benzo (a) anthracene vượt
giới hạn ISQG 2002 Canada 1,5 lần tại trạm Cửa
Lò vào mùa khô.
Phân bố PAHs theo cấu trúc chủ yếu là PAHs
chứa 3 vòng (Phenanthrene) chiếm từ 40,8 - 90,3%.
PAHs trong trầm tích có nguồn gốc từ quá
trình đốt cháy.
Lời cảm ơn: Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ kinh
phí trong chương trình “ Cán bộ trẻ” để tác giả thực
hiện nội dung nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Canadian Council of Ministers of the
Environment, 2002. Sediment quality guidelines
for the protection of aquatic life. Pulication No.
1299. 34-1.
2. Dahle S., Savinov V., Petrova.V, Klungsyr J.,
Savinov T., Batova G., Kursheva A., 2006.
Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAHs) in
Norvegian and Russian Artic marine
sediments: concentration, geographical
distribution and sources. Norwegian Journal of
Geology, 86. 41-50.
3. ISO 5667 - 19: 2004 - Hướng dẫn thu mẫu trầm
tích biển.
4. Khim J. S., Kannan K., Villeneuve D. L., Koh C.
H., Giesy J. P., 1999. Characterization and
distribution of trace organic contaminants in
sediments from Masan Bay, Korea.
Environmental Sicence and Technology, 33.
4,199-4,205.
5. Mario Sprovieri, Maria Luisa Feo, Silvia
Giuliani, Ennio Marsella, Luca Giorgio
Bellucci, Mauro Frignani, Nguyen Huu Cu,
2007. PAHs in sediments of coastal lagoons in
central VietNam. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ Biển. Tr. 121-131.
6. Phương pháp 6440B trong “Standard method
for examination of water and wastewater” 19th
ed. Wasington, DC 2005
7. Wang Z., Fingas.M, Shu Y. Y., Sigouin L.,
Landriault M., Lambert P., Turpin R.,
Campagna P., Mullin J., 1999. Quantitative
characterization of PAHs in burn residue and
soot samples and differentiation of pyrogenic
PAHs from petrogenic PAHs. Environmental
Science and Technology, 33. 3,100-3,109.
8. World Health Ozganization, 1998. Selected
Non-Heterocyclic Polycyclic Aromatic
Hydrocacbons, Geneva.
9.
imize/factshts/pahs.pdf
POLYCYCLIC AROMATIC HYDROCARBONS (PAHs) IN
COASTAL SEDIMENTS IN THE NORTH OF VIET NAM
Pham Thi Kha
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: Sediment samples were collected at 6 monitoring stations in the coastal area of North Viet
Nam from Tra Co to Cua Lo station and were analysed to determinate PAHs contents. The analysic results
shown that the content of total 8 PAHs were ranged from 69.56 to 183.88µg/kg dry weight. The content of total
8 PAHs was highest in Cua Lo station in the south, is lowest in Tra Co station in the north. Content of PAHs in
dry season were higher than rainy season from 1.1 - 1.9 times. The content of PAHs were under the limitation,
but Phenanthrene was exceeded the limitation from 1.02 - 2.66 times at all stations. Three - ring PAHs
predominated and, occupied from 40.8 - 90.3 percents of total PAHs. The source of PAHs in coastal sediments
in the North of Vietnam was from burning processes.
Key words: PAHs, sediment, coastal in the North of Viet Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3535_11957_1_pb_0258_2079597.pdf