BÀN LUẬN
Không như ba trường hợp khác đã được báo cáo, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có
cha mẹ đồng huyết và chuyển đoạn đồng hợp nhiễm sắc thể thường. Do đó chúng tôi đặt giả thiết
ngược với các tác giả trước là bệnh có thể di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Các trường hợp
chuyển đoạn đồng hợp rất hiếm gặp trong y văn, là cơ hội rất quý giá để phân lập gen dựa trên vị trí.
Ít khả năng gen được tổng hợp thành protein vì chuỗi polypeptid dài nhất có thể được tổng hợp
chỉ đạt 93 axit amin, quá ngắn so với một protein thông thường, cũng như không tìm được cấu trúc
nào tương tự với các protein đã biết. Tuy nhiên, gen RP5-872K7.2 có thể hoạt động như một ARN,
bám vào chuỗi ADN bổ sung theo cơ chế antisense, và bằng các này điều hòa sự sao mã của các gen
lân cận, bằng cách ngăn chận sự bám của các yếu tố sao mã của các gen lân cận(3,11).
Ít được bảo toàn qua tiến hóa cũng là một đặc điểm thường gặp ở các gen hoạt động dưới dạng
ARN (ví dụ gen Xist, gen Air)(8).
Thông qua các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa giả thiết về gen RP5-872K7.2:
- Có thể là một gen hoạt động dưới dạng ARN
- Có thể giữ chức năng điều hòa quan trọng với các gen trong vùng
- Đặc điểm biểu hiện mô tương hợp với các giả thiết bệnh sinh của béo phì
Từ đó, chúng tôi có đủ luận cứ chọn gen RP5-872K7.2 là gen ứng viên cho hội chứng MOMO,
đặc biệt là cho triệu chứng béo phì nổi bật trong hội chứng này. Chúng tôi đề nghị gọi gen này là
BPMS: BreakPoint in the MOMO Syndrome: tìm thấy trên điểm gẫy (NST) trong hội chứng MOMO.
Hội chứng MOMO hiếm gặp và số trường hợp thu nhận được quá ít. Các cuộc nghiên cứu quy
mô lớn hơn, trên mẫu bệnh nhân lớn hơn để có thể tìm thấy đột biến gây bệnh giúp khẳng định vai trò
của gen BPMS trong bệnh sinh của béo phì.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đây là báo cáo đầu tiên về bất thường nhiễm sắc thể quan sát thấy trên hội chứng MOMO, một
hội chứng hiếm gặp với béo phì bệnh lý là triệu chứng nổi bật. Đặc điểm gia hệ và chuyển đoạn đồng
hợp tìm thấy trên bệnh nhân giúp chúng tôi đưa ra giả thiết bệnh là di truyền lặn, nhiễm sắc thể
thường.
Sau khi thực hiện phân lập gen ứng viên dựa trên vị trí, chúng tôi đề nghị chọn gen BPMS là ứng
viên của hội chứng MOMO. Gen này cần được nghiên cứu sâu hơn về chức năng và nghiên cứu tìm
đột biến trên một quần thể bệnh nhân lớn hơn.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân lập và xác định gen bpms trên nst 20p11.23 là gen ứng viên gây béo phì trong hội chứng momo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 195
PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH GEN BPMS TRÊN NST 20p11.23
LÀ GEN ỨNG VIÊN GÂY BÉO PHÌ TRONG HỘI CHỨNG MOMO
Vũ Phi Yên*, Taine Laurence**, Trần Công Toại*, Briault Sylvain***
TÓM TẮT
Đặt vấn ñề: Béo phì là một bệnh lý phức tạp, hiện nay ñã trở thành một ñại dịch mới tầm cỡ toàn cầu. Việc
nghiên cứu xác ñịnh ñầy ñủ các gen liên quan ñến béo phì rất ñược trông ñợi nhằm giúp chúng ta nắm ñược bức
tranh tổng quan về cơ chế bệnh sinh của bệnh lý này, nhằm phát triển các chiến lược dự phòng và ñiều trị hiệu
quả. Nhìn chung, các dạng béo phì hội chứng thường có liên quan ñến bất thường nhiễm sắc thể.
Mục tiêu: Chúng tôi nghiên cứu tìm gen gây béo phì bệnh lý từ một chuyển ñoạn ñồng hợp
t(16;20)(q21;p11.23) trên một bé trai với hội chứng MOMO, một hội chứng hiếm với béo phì là triệu chứng quan
trọng nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Xác ñịnh chính xác hai ñiểm gãy bằng các phương pháp lai FISH, PCR ñoạn
dài, phân tích trình tự. Nghiên cứu gen ứng viên bằng các phương pháp phân tích tin sinh học in silico, RT-PCR,
RACE-PCR trên các mô ñích như não, mô mỡ.
Kết quả: Sau khi xác ñịnh ñược chính xác hai ñiểm gãy và khảo sát các gen trong vòng 1,5 Mb quanh hai
ñiểm gãy, chúng tôi nghiên cứu một gen mới bị cắt ñứt bởi ñiểm gãy NST 20 và ñề nghị gọi tên là BPMS
(BreakPoint in the MOMO Syndrome), có biểu hiện mô tương hợp với bệnh sinh của béo phì, và mất biểu hiện
trên bệnh nhân. Chúng tôi ñề nghị xem ñây là gen ứng viên gây hội chứng MOMO do vị trí và sự mất biểu hiện
của gen này trên bệnh nhân. Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi về cấu trúc hoàn chỉnh của BPMS, ñặc biệt là
các isoform của gen này trong não cung cấp những hiểu biết nền tảng cho việc nghiên cứu các chức năng của gen
này trong tương lai.
Từ khóa: Béo phì bệnh lý, Phân lập từ vị trí, Điều hòa cảm giác thèm ăn, hội chứng MOMO.
ABSTRACT
IDENTIFICATION AND CHARACTERIZATION OF THE BPMS GENE ON CHROMOSOME 20P11.23 AS
CANDIDATE GENE FOR A SYNDROMIC OBESITY: MOMO SYNDROME
Vu Phi Yen, Taine Laurence, Tran Cong Toai, Briault Sylvain
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 195 - 201
Introduction: Obesity is a complex disease which has become a new and dangerous global epidemic. The
identification of genes involved in obesity is expected to increase our understanding of its pathogenesis.
Frequently, syndromic cases of obesity are associated with chromosomal anomalies.
Objective: We report on the clinical, cytogenetic and molecular findings in a boy with MOMO syndrome, a
rare syndrome with morbid obesity, and our positional cloning strategy to identify the candidate genes from his
homozygous translocation t(16;20)(q21;p11.23).
Results: The fine mapping work identified the breakpoint of chromosome 20, which disrupts a new gene:
BPMS (BreakPoint in the MOMO Syndrome). We suggest that BPMS is a candidate gene for this syndromic
obesity in basing on its position and its loss of expression in the patient. The results of our explorations of its
complete structure and its isoforms in the brain laid the groundwork for the further investigation on its functions.
Keywords: Morbid obesity, Positional cloning, Appetite regulation, MOMO syndrome
ĐẶT VẤN ĐỀ
Béo phì là một bệnh lý phức tạp trong ñó yếu tố
di truyền góp phần từ 40 – 70%(1). Các trường hợp
béo phì chiếm ña số trong cộng ñồng thường là kết
quả sự tương tác giữa cơ ñịa di truyền của một cá thể
và các yếu tố môi trường (xã hội, thói quen ăn uống,
lối sống)(10). Những trường hợp béo phì nghiêm trọng
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
** Khoa Di truyền Y học, Bệnh viện Pellegrin, Bordeaux, Pháp.
***INSERM Đơn vị nghiên cứu 619, Trường Đại học François Rabelais, Tours, Pháp.
Địa chỉ liên hệ: TS.BS.Vũ Phi Yên ĐT: 0907.822.538 Email: vuphiyen@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 196
ñược nghiên cứu sâu giúp phát hiện nhiều gen quan
trọng trong ñiều hòa cán cân năng lượng của cơ
thể(2,9). Tổn thương các gen này gây nhiều bệnh lý béo
phì ñơn gen trầm trọng và xuất hiện sớm ở trẻ em(9).
Trong trường hợp bình thường, cán cân năng
lượng của cơ thể ñược ñiều hòa rất chặt chẽ, chủ yếu
thông qua việc ñiều hòa cảm giác no và ñói hay thèm
ăn(4,6). Khi cơ thể cần năng lượng, nội tiết tố Ghrelin
ñược tiết ra từ dạ dày, tác ñộng lên thụ thể ñặc hiệu ở
vùng dưới ñồi, kích thích tổng hợp hai loại
neuropeptid NPY và AgRP gây cảm giác ñói, thèm
ăn(4,6). Các yếu tố gây cảm giác no quan trọng là
Leptin (nội tiết tố từ tế bào mỡ), Serotonin (từ các tế
bào thần kinh tiết serotonin) cũng tác dụng lên thụ thể
ñặc hiệu của chúng ở vùng dưới ñồi, kích thích tổng
hợp Proopiomelanocortin (POMC)(4). POMC ñược xử
lý thành alpha MSH, chất này tác ñộng lên các thụ thể
MC3R và MC4R, gây cảm giác no(4,7). Ngoài ra, các
gen tham gia vào sự hình thành phôi học của các nhân
thần kinh của vùng dưới ñồi (ví dụ như gen SIM1),
một khi bị tổn thương cũng gây béo phì bệnh lý (12).
Phần lớn các gen quan trọng kể trên ñã trở thành tâm
ñiểm của các chiến lược ñiều trị. Nhưng hiện nay,
ñiều trị béo phì bệnh lý vẫn còn ñem lại kết quả khá
hạn chế, gợi ý rằng còn nhiều gen quan trọng trong
bệnh sinh của béo phì chưa ñược khám phá. Cũng vì
lý do này, một chiến lược toàn diện chẩn ñoán nguyên
nhân của béo phì chưa thể ñược hoàn thiện do chưa
hiểu biết ñầy ñủ về bệnh sinh, vì vậy hiện nay việc
chẩn ñoán bệnh lý này vẫn còn chủ yếu dựa trên lâm
sàng. Trong bối cảnh này, chúng ta rất cần nghiên cứu
tìm các gen còn lại, những “mắt xích còn thiếu” trong
bức tranh chung về ñiều hòa cán cân năng lượng của
cơ thể.
Bên cạnh các bệnh lý béo phì ñơn gen, có các
dạng béo phì hội chứng, trong ñó triệu chứng béo phì
là tiêu chuẩn chẩn ñoán quan trọng nhất. Tổn thương
di truyền trong các trường hợp này thường là tổn
thương một gen ñiều hòa, hoặc tổn thương nhiễm sắc
thể. Hội chứng MOMO là một hội chứng hiếm với 3
trường hợp ñược báo cáo trên thế giới (ñến thời ñiểm
chẩn ñoán của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi)(5,13). MOMO là các chữ viết tắt của Macrosomia,
Obesity, Macrocephaly, and Ocular Abnormalities:
chứng khổng lồ, béo phì, ñầu to, và bất thường mắt.
Với các trường hợp ñã ñược báo cáo, các triệu chứng
như chậm phát triển tâm thần vận ñộng, xương ñùi
congcũng ñược ghi nhận, và không có các trường
hợp bệnh khác trong gia ñình, cha mẹ không ñồng
huyết. Do ñó, các tác giả ñầu tiên ñặt giả thiết rằng
ñây là bệnh di truyền trội.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân lập gen ứng viên gây ra hội chứng béo phì
bệnh lý, trên một bệnh nhân có chuyển ñoạn ñồng hợp
giữa các nhiễm sắc thể 16 và 20 và mắc hội chứng
MOMO.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân
Bệnh nhân ñầu tiên ñược khảo sát là một bé trai
người Pháp gốc du mục, con ñầu tiên của cặp cha mẹ
ñồng huyết (mức ñộ 2) (Hình 1). Khi sinh, bệnh nhân
ñủ tháng, ghi nhận chứng khổng lồ (cân nặng 4,85 kg,
+3 ñộ lệch chuẩn). Kể từ 18 tháng, bệnh nhân ăn rất
nhiều và từ 2 tuổi ñược theo dõi do béo phì. Khám
lâm sàng tại khoa Di truyền Y khoa (bệnh viện
Pellegrin, Bordeaux) ghi nhận: bệnh nhân 6 tuổi rưỡi,
cân nặng 74 kg (+ 20 ĐLC), cao 124 cm (+ 1,5 ĐLC),
chu vi vòng ñầu 57 cm (+ 4 ĐLC)
(
Hình 2). Bệnh nhân có triệu chứng bất thường
mắt (cận thị, loạn thị, thiểu sản thần kinh thị), thiểu
sản bộ phận sinh dục, xương ñùi cong, cao huyết áp,
chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, bệnh nhân có một số
dấu hiệu dị dạng nhỏ: mũi tròn hình củ hành, gốc mũi
rộng, mắt xếch hình hạnh nhân, tật ngón ngắn. Tiền
sử gia ñình ghi nhận bệnh nhân có người anh họ, cũng
có cha mẹ ñồng huyết (mức ñộ 2), và biểu hiện lâm
sàng tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi không thu nhận
ñược bệnh nhân này tham gia nghiên cứu (do không
liên lạc ñược với gia ñình) (Hình 1).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 197
Hình 1: Cây gia hê bệnh nhân ñầu tiên nghiên cứu
Tập hợp các triệu chứng lâm sàng trên hướng
chẩn ñoán ñến hội chứng MOMO. Các chẩn ñoán
phân biệt là hội chứng Prader-Willi và hội chứng
nhiễm sắc thể X dễ gãy, lưỡng bội cùng nguồn cha
hoặc mẹ (uniparental disomy) ñều ñược xét nghiệm
và loại trừ. Nhiễm sắc thể ñồ cho thấy cha và mẹ bệnh
nhân cùng có chuyển ñoạn t(16;20)(q21;p11.23), và
bệnh nhân nhận ñược cả hai NST 16 chuyển ñoạn và
cả hai NST 20 chuyển ñoạn, nói cách khác, bệnh nhân
có chuyển ñoạn ñồng hợp t(16;20)(q21;p11.23).
Hướng ñến thu thập nhiều bệnh nhân hơn phục vụ
cho phân lập gen, chúng tôi thực hiện kêu gọi hợp tác
quốc tế nhằm có ñược ADN các bệnh nhân mắc hội
chứng này. Kết quả thu nhận ñược thêm 9 bệnh nhân
từ Pháp, Bỉ, Brasil. Các kết quả thí nghiệm trên bệnh
nhân ñược so sánh với kết quả của một nhóm chứng,
gồm 50 bệnh nhân tại bệnh viện Pellegrin, Bordeaux,
nhập viện vì các lý do khác béo phì, tuổi nhỏ hơn 15
và cân nặng bình thường (BMI trong khoảng 20 - 25).
Hình 2: (2a) Bệnh nhân lúc 6 tuổi rưỡi. (2b) X quang
xương ñùi trái
Phương pháp nghiên cứu
Đối với bệnh nhân ñầu tiên ñược khảo sát, các tế
bào lympho trong máu ngoại vi ñược nuôi cấy, thu
hoạch làm NST ñồ và FISH, chiết tách ADN và ARN
(với các bộ kit Promega và Ambion); một phần các tế
bào lympho ñược bất tử hóa bằng virus Ebstein Barr
và lưu giữ lâu dài, duy trì nguồn tế bào bệnh nhân.
Đối với nhóm chứng, ADN và ARN ñược chiết xuất
từ các tế bào lympho trong máu ngoại vi (với các bộ
kit Promega và Ambion). Đối với 9 bệnh nhân
MOMO ñược thu thập thêm, ADN ñược chiết xuất từ
các tế bào lympho trong máu ngoại vi (với bộ kit
Promega).
(1). Xác ñịnh chính xác hai ñiểm gãy NST 16 và
20 trong chuyển ñoạn t(16;20)(q21;p11.23) bằng các
phương pháp:
- Thực hiện nhiều ñợt FISH tìm các ñoạn mồi
nằm vắt ngang hai ñiểm chuyển ñoạn. Các ñoạn mồi
FISH sử dụng là các BAC (Bacterial artificial
chromosome) (Invitrogen) ñược phóng ñại trong E.
coli nuôi trong môi trường Luria Broth; phân lập và
tinh sạch bằng phương pháp cột ái lực ADN (bộ kit
Qiagen); và ñánh dấu huỳnh quang bằng kỹ thuật tổng
hợp các mạch ñứt gãy (bộ kit Abbott). Các ñợt FISH
này nhằm thu hẹp vùng mục tiêu nghiên cứu.
Phân tích các vùng mục tiêu ñã thu hẹp bằng
nhiều ñoạn PCR ñoạn dài (bộ kit Roche) và tổng hợp
các ñoạn nối 16 – 20 trên các nhiễm sắc thể chuyển
ñoạn.
Giải trình tự các ñoạn nối 16 – 20 trên các nhiễm
sắc thể chuyển ñoạn (bộ kit Applied Biosystems).
(2). Khảo sát các gen quanh hai ñiểm gãy và chọn
gen ứng viên
Các gen trong vòng 1,5 Mb quanh hai ñiểm gãy
ñều ñược khảo sát về sự biểu hiện trong các mô (mô
não và mô mỡ, Clontech), theo từng giai ñoạn phát
triển, các chức năng ñã biết và tương tác. Các thông
tin ñược thu thập từ các ngân hàng dữ liệu di truyền
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 198
lớn như NCBI, Ensembl, UCSC, Aceview.
Các gen này ñược khảo sát tìm biểu hiện trên tế
bào lymphô của người chứng bằng RT-PCR (với các
bộ kit Invitrogen và Applied Biosystems) và so sánh
với biểu hiện trên bệnh nhân.
(3). Nghiên cứu gen ứng viên
Gen ứng viên ñược nghiên cứu in silico (dùng các
ứng dụng BLAST, Pfam); khảo sát các biểu hiện trên
tế bào lympho của người chứng, so sánh với bệnh
nhân, tìm sự biểu hiện trong mô não và mô mỡ bằng
RT-PCR, RT-PCR ñịnh lượng (với các bộ kit
Invitrogen, Applied Biosystems và Stratagene).
Cấu trúc hoàn chỉnh của gen ứng viên ñược tìm
bằng kỹ thuật RACE-PCR (với các bộ kit Invitrogen
và Clontech).
KẾT QUẢ
Xác ñịnh hai ñiểm gãy NST 16 và 20
Hình 3: Giải trình tự hai ñiểm gãy
Hình 4: Kết quả RT-PCR các gen quanh ñiểm gãy
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 199
Hình 5: Quá trình phân lập gen dựa theo vị trí và cấu trúc ñầy ñủ của gen RP5-872K7.2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
200
Hai ñoạn mồi RP5-872K7 và RP11-467O15 vắt ngang trên hai ñiểm gãy NST 16 và 20. Hai ñiểm
gãy ñược khoanh vùng, thu hẹp và giải trình tự, vị trí chính xác ñược xác ñịnh như sau: ñiểm gãy trên
NST 16 ở vị trí 61229260 (mất 3 nucleotide), ñiểm gãy trên NST 20 ở vị trí 21026325 (mất 8
nucleotide) (Hình 3). Điểm gãy nhiễm sắc thể 20 cắt ngang gen RP5-872K7.2.
Khảo sát các gen quanh ñiểm gãy
Các gen trong vòng 1,5 Mb quanh hai ñiểm gãy ñược khảo sát xem có biểu hiện trong
các loại mô quan trọng trong bệnh sinh của béo phì hay không, xem có chức năng nào ñã biết
có thể liên quan ñến ñiều hòa cán cân năng lượng hay không, và xem có thay ñổi biểu hiện
trên bệnh nhân so với người chứng hay không.
Kết quả 6 gen sau ñây ñược chọn ưu tiên nghiên cứu tiếp: RP5-872K7.2 (hay gleeto), C20ORF19,
NKX2-2, NKX2-4, CDH8, FOXA2.
Chọn gen ứng viên
6 gen nói trên ñược khảo sát:
- Biểu hiện trên các mô quan trọng trong bệnh sinh béo phì: mô mỡ, mô não. Hai gen NKX2-4 và
FOXA2 không biểu hiện trong hai mô nói trên
(
Hình 4).
- So sánh biểu hiện giữa bệnh nhân và nhóm chứng (trên tế bào lympho, vì ñây là nguồn tế bào
duy nhất chúng tôi thu ñược của bệnh nhân): gen RP5-872K7.2 biểu hiện trên chứng, mất biểu hiện
trên bệnh nhân (kiểm tra lại bằng RT-PCR ñịnh lượng: gen RP5-872K7.2 hoàn toàn mất biểu hiện
trên bệnh nhân, trong khi mức biểu hiện trên cha mẹ bệnh nhân không khác so với chứng). Gen RP5-
872K7.2 ñược chọn làm ứng viên cho các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu gen ứng viên
Từ các nguồn thông tin tổng hợp ñược từ các ngân hàng dữ liệu NCBI, Ensembl và Aceview và
dựa vào kết quả thực nghiệm, chúng tôi tìm cấu trúc ñầy ñủ của gen bằng RACE-PCR. chúng tôi có
thể tóm tắt về gen RP5-872K7.2 (theo Ensembl) hay gleeto (theo Aceview) như sau:
- Gen gồm 16 exon, ñược giải mã thành nhiều isoform khác nhau tùy loại mô (Hình 5). Chuỗi
polypeptid dài nhất có thể ñược tổng hợp chỉ ñạt 93 axit amin, và không chứa cấu trúc nào tương tự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
201
như các cấu trúc vùng chức năng của các protein ñã biết.
Vùng ADN của gen RP5-872K7.2 rất giàu vị trí bám của các yếu tố sao mã (transcription factors).
Gen ít ñược bảo toàn qua tiến hóa.
Gen ñược biểu hiện trong mô não, mô dạ dày, tế bào lympho.
Trên 9 bệnh nhân khác nghi ngờ hội chứng MOMO, chúng tôi có thực hiện giải trình tự ñể tìm
ñột biến trên gen RP5-872K7.2. Tuy nhiên, trong mẫu bệnh nhân hạn chế này chúng tôi chưa tìm thấy
ñột biến gây thay ñổi axit amin (missense) hoặc làm kết thúc sớm giải mã (nonsense), chỉ tìm thấy vài
ñột biến bảo toàn (conservative).
BÀN LUẬN
Không như ba trường hợp khác ñã ñược báo cáo, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có
cha mẹ ñồng huyết và chuyển ñoạn ñồng hợp nhiễm sắc thể thường. Do ñó chúng tôi ñặt giả thiết
ngược với các tác giả trước là bệnh có thể di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Các trường hợp
chuyển ñoạn ñồng hợp rất hiếm gặp trong y văn, là cơ hội rất quý giá ñể phân lập gen dựa trên vị trí.
Ít khả năng gen ñược tổng hợp thành protein vì chuỗi polypeptid dài nhất có thể ñược tổng hợp
chỉ ñạt 93 axit amin, quá ngắn so với một protein thông thường, cũng như không tìm ñược cấu trúc
nào tương tự với các protein ñã biết. Tuy nhiên, gen RP5-872K7.2 có thể hoạt ñộng như một ARN,
bám vào chuỗi ADN bổ sung theo cơ chế antisense, và bằng các này ñiều hòa sự sao mã của các gen
lân cận, bằng cách ngăn chận sự bám của các yếu tố sao mã của các gen lân cận(3,11).
Ít ñược bảo toàn qua tiến hóa cũng là một ñặc ñiểm thường gặp ở các gen hoạt ñộng dưới dạng
ARN (ví dụ gen Xist, gen Air)(8).
Thông qua các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi ñưa giả thiết về gen RP5-872K7.2:
- Có thể là một gen hoạt ñộng dưới dạng ARN
- Có thể giữ chức năng ñiều hòa quan trọng với các gen trong vùng
- Đặc ñiểm biểu hiện mô tương hợp với các giả thiết bệnh sinh của béo phì
Từ ñó, chúng tôi có ñủ luận cứ chọn gen RP5-872K7.2 là gen ứng viên cho hội chứng MOMO,
ñặc biệt là cho triệu chứng béo phì nổi bật trong hội chứng này. Chúng tôi ñề nghị gọi gen này là
BPMS: BreakPoint in the MOMO Syndrome: tìm thấy trên ñiểm gẫy (NST) trong hội chứng MOMO.
Hội chứng MOMO hiếm gặp và số trường hợp thu nhận ñược quá ít. Các cuộc nghiên cứu quy
mô lớn hơn, trên mẫu bệnh nhân lớn hơn ñể có thể tìm thấy ñột biến gây bệnh giúp khẳng ñịnh vai trò
của gen BPMS trong bệnh sinh của béo phì.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đây là báo cáo ñầu tiên về bất thường nhiễm sắc thể quan sát thấy trên hội chứng MOMO, một
hội chứng hiếm gặp với béo phì bệnh lý là triệu chứng nổi bật. Đặc ñiểm gia hệ và chuyển ñoạn ñồng
hợp tìm thấy trên bệnh nhân giúp chúng tôi ñưa ra giả thiết bệnh là di truyền lặn, nhiễm sắc thể
thường.
Sau khi thực hiện phân lập gen ứng viên dựa trên vị trí, chúng tôi ñề nghị chọn gen BPMS là ứng
viên của hội chứng MOMO. Gen này cần ñược nghiên cứu sâu hơn về chức năng và nghiên cứu tìm
ñột biến trên một quần thể bệnh nhân lớn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allison, D., et al. (1996), the heritability of body mass index among an international sample of monozygotic twins reared apart. Int J
Obes Relat Metab Disord. 20(6): p. 501-506
2. Chen, D. and A. Garg (1999), monogenic disorders of obesity and body fat distribution. J Lipid Res. 40(10): p. 1735-46.
3. Costa, F. (2007), Non-coding RNAs: Lost in translation? Gene. 386: p. 1–10.
4. Klok, M., S. Jakobsdottir, and M. Drent (2007), the role of leptin and ghrelin in the regulation of food intake and body weight in
humans: a review. Obes Rev. 8(1): p. 21-34.
5. Moretti-Ferreira, D., et al. (1993), Macrosomia, obesity, macrocephaly and ocular abnormalities (MOMO syndrome) in two unrelated
patients: delineation of a newly recognized overgrowth syndrome. Am J Med Genet. 46(5): p. 555-558.
6. Morton, G. and M. Schwartz (2001), The NPY/AgRP neuron and energy homeostasis. Int J Obes Relat Metab Disord. 25(Suppl 5).
7. Oswal, A. and G. Yeo (2007), the leptin melanocortin pathway and the control of body weight: lessons from human and murine
genetics. Obes Rev. 8(4): p. 293-306.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
202
8. Pang, K.C., M.C. Frith, and J.S. Mattick (2006), Rapid evolution of noncoding RNAs: lack of conservation does not mean lack of
function. Trends Genet. 22(1).
9. Rankinen, T., et al. (2006), the human obesity gene map: the 2005 update. Obesity (Silver Spring). 14((4)): p. 529-644.
10. Speakman, J. (2004), Obesity: The integrated roles of environment and genetics. J Nutr. 134: p. 2090S–2105S.
11. Szymanski, M. and J. Barciszewski (2006), RNA Regulation in Mammals. Ann NY Acad Sci. 1067: p. 461–468.
12. Varela, M.C., et al. (2006), A new case of interstitial 6q16.2 deletion in a patient with Prader-Willi-like phenotype and investigation of
SIM1 gene deletion in 87 patients with syndromic obesity. Eur J Med Genet. 49(4): p. 298-305.
13. Zannolli, R., et al. (2000), MOMO syndrome: a possible third case. Clin Dysmorphol. 9(4): p. 281-284.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_lap_va_xac_dinh_gen_bpms_tren_nst_20p11_23_la_gen_ung_v.pdf