Phân loại các điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình theo giai đoạn phát triển

1.1.1. Giải pháp cụ thể Đổi với nhóm điểm đến đã đạt đến giai đoạn phát triển Tập trung đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch Quốc gia Tam Cốc - Bích Động trong mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Lư và Tràng An tạo thành một quần thể du lịch có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trong khu vực. Ưu tiên xem xét đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn cao cấp, các công trình vui chơi, giải trí tại các trọng điểm du lịch của tỉnh như Thành phố Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Đổi với nhóm điểm đến ở giai đoạn tham gia và phát hiện Thúc đẩy việc đa dạng hóa và độc đáo hóa các sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với đặc trưng riêng về tự nhiên, vãn hóa, xã hội của mỗi điểm du lịch trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, nhà hàng, khách sạn,., theo hướng kết hợp hài hòa giữa du lịch bình dân và du lịch cao cấp. Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch, xúc tiến đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ du lịch cho người dân cư trú ưong hoặc lận cận các khu vực du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

docx14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại các điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình theo giai đoạn phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN LOẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH THEO GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Lê Văn Trưửng Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức , Nguyễn Thị Loan Trường Trung học phổ thông Chuyên Lương Văn Tụy, tinh Ninh Bình TÓM TẮT Nhóm tác giả vận dụng mô hình Chu kỳ sổng của điểm đến du lịch của Butler (1980), cảc phương pháp đánh giả theo điểm sổ và điều tra sự hài lòng của du khách để phân loại các điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình theo giai đoạn phát triển. Kết quả trong tổng số 12 điểm đển du lịch được phân loại, có 5 điểm còn ở giai đoạn thăm dò, 3 điểm ở giai đoạn tham gia và 4 điểm đạt đển giai đoạn phát triển. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp đế điếm ở giai đoạn thăm dò nhanh chóng chuyến sang giai đoạn tham gia, 3 điểm ở giai đoạn tham gia chuyển nhanh sang giai đoạn phát triển và 4 điểm ở giai đoạn phát triển chưyển sang phát triển bền vững trong vòng 5-10 năm tới. Từ khóa: Điểm đến du lịch, giai đoạn, tỉnh Ninh Bình. ĐẶT VẮN ĐỀ Từ khi R. w Buttler (1980) công bó lý thuyết “Chu kỳ sống của điểm đến du lịch” (Tourist Area Life Cycle - TALC) [8], đến nay đã có nhiều nghiên cứu vận dụng lý thuyết này để đánh giá, phân loại các điếm đến du lịch ở các lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhằm tìm kiếm những giải pháp quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các điểm đến du lịch [7], [9], [12], [14]... Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy ở Việt Nam và Ninh Bình rất ít, chỉ có vài công trình là những luận vãn thạc sĩ [4], [5]... Tháng 12- 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch, nhưng bộ tiêu chí này cũng chỉ áp dụng cho “các khu du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hàng năm đón được từ 500.000 lượt khách du lịch trở lên ...,và các điểm du lịch đã được đầu tư phát triển du lịch, hàng năm đón được từ 50.000 lượt khách du lịch trở lên” [1], Trong khi đó, Tổ chức Du lịch Thế giới (2005) quan niệm “Điểm đến du lịch (Tourism Destination) là một không gian địa lý mà du khách ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Điểm đến du lịch, theo quan niệm này, có thể là một châu lục, một khu vực, quốc gia, một địa phương, một thành phố, thị xã, huyện [15]... Neu so sánh với khái niệm về khu và điểm du lịch của Luật Du lịch (2005 và 2017) thì điểm đến du lịch mang tính lãnh thổ và bao hàm tất cả các lãnh thổ du lịch các cấp. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm phân loại các điểm đến du lịch của tỉnh Ninh Bình theo các giai đoạn phát triển du lịch tạo cơ sở khoa học để chọn lựa những giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh này phát triển. NỘI DUNG Tóm tắt nội dung cơ bản lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của Butler Hình 1. Giả thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của R. w Butler (1980) Theo Butler, điểm đến du lịch thường trải qua các giai đoạn phát triển sau [3], [14], Thăm dò (exploration)'. Ở giai đoạn nảy, điểm đến du lịch chưa được khai thác về mặt du lịch. Những người đen đây chủ yếu là các đoi tượng thích phiêu lưu, mạo hiểm, các nhà thám hiểm. Họ bị hấp dẫn bởi những giá trị tài nguyên du lịch thiên nhiên còn hoang sơ hay những nền văn hóa chưa bị tàn phá. số lượng du khách đến đây rất ít vì khả năng tiếp cận điểm đến còn hạn chế; các tiện nghi, dịch vụ du lịch nghèo nàn, chưa phát triển. Các điểm hấp dẫn du khách chưa bị thay đổi bởi đầu tư du lịch và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với người dân địa phương. Tham gia (involvement)'. Giai đoạn này bắt đầu có sự tham gia của địa phương trong việc cung cấp những tiện nghi và dịch vụ cho du khách sau đó tiến hành quảng bá cho điểm đến. Nhờ thế lượng du khách đến đây thường xuyên và ngày càng tăng lên. Mùa du lịch bắt đầu xuất hiện và chi phối đến hoạt động kinh doanh. Điểm đến cũng bắt đầu tạo áp lực cho các cơ quan địa phương ữong việc đầu tư cơ sở hạ tầng đề phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Phát triển (development)'. Là giai đoạn có du khách đến thăm với số lượng lớn và tăng nhanh, thậm chí quá tải (vượt quá sức chứa của điếm đến) vảo những thời kỳ cao điểm. Hoạt động du lịch có thể vượt xa tầm kiểm soát của địa phương. Điểm đến đã thu hút những nhà đầu tư từ bên ngoài cung cấp những tiện nghi và dịch vụ du lịch hiện đại hơn, làm thay đổi diện mạo của điểm đến. Tuy nhiên, điểm đến cũng bắt đầu nảy sinh những tiêu cực nhất định như: sử dụng quá mức và sự xuống cấp của các tiện nghi do sự tăng nhanh của lượng khách du lịch đến thăm. Khi ấy, vấn đề quy hoạch và kiểm soát hoạt động du lịch ở phạm vi quốc gia, vùng trở nên cần thiết, một phần khắc phục những vấn đề tồn tại, mặt khác có thể khai thác được một số thị trường khách quốc tế mới. Tại những thị trường này, du khách thường đi du lịch thông qua các chuyến đi của các đơn vị kinh doanh lữ hành. Ồn định (consolidation)'. Tại giai đoạn này số lượt khách vẫn tăng và vượt quá sức chứa của điểm đến, nhưng tốc độ tăng chậm lại. Tại điểm đến đã có mặt đầy đủ các hình thức kinh doanh với đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu và có các khu vực kinh doanh thương mại, giải trí riêng biệt, rõ ràng. Ngừng trệ (stagnation)'. Điểm đến đã đạt được số lượng khách đông nhất nhưng nó cũng không còn là mốt đối với khách du lịch nữa. Điểm đến không còn xa lạ với khách du lịch. Khách đến chủ yếu dựa vào những chuyến thăm lặp lại của du khách và kinh doanh trên các cơ sở, tiện nghi có sẵn. Mọi cố gắng của địa phương và doanh nghiệp chủ yếu nhằm đảm bảo duy trì nguồn khách và những chuyến viếng thăm. Điểm đến đã nảy sinh các vấn đề cần giải quyết về môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa. Suy giảm (decline)'. Đặc điểm của giai đoạn này là số lượng khách giảm sút đáng kể do các điểm mới hấp dẫn hơn. Điểm đến dần dần nhàm chán với du khách và có thể trở thành một khu trung chuyển khách mang tính chất địa lý cho các chuyến tham quan trong ngày hoặc là nơi nghỉ cuối tuần. Do ế ẩm nên các tài sản có sự luân chuyển quyền sở hữu cao; một số tiện nghi phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng chuyển sang mục đích sử dụng hoặc kinh doanh lĩnh vực khác. Các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền có thể đánh giá, xem xét giai đoạn này để đưa ra quyết định phục hồi điểm đến. Hồi phục lại (rejuvenation)'. Các chủ thể có liên quan tiến hành thực hiện các quyết định về chuyển mục đích sử dụng mới, các thị trường mới, kênh phân phối mới và thực hiện định vị lại điểm đến du lịch. Hay nói cách khác điểm đến du lịch được làm mới lại để tiếp tục thu hút khách. Chẳng hạn như thay đổi điểm hấp dẫn của điểm đến bằng cách khai thác thêm các tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương; thay đổi các tiện nghi, dịch vụ bổ sung, giải trí mới. Việc thực hiện các hướng phục hồi này thường có sự phối hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp nhằm đầu tư đúng hướng để tìm kiếm thị trường mới hay bắt đầu một chu kỳ mới. Tiêu chí phân loại các điểm đến du lịch giai đoạn phát triển Đổ phản ánh sự phức tạp trong phát triển của các điểm đến du lịch theo mô hình TALC, nghiên cứu này sử dụng 7 nhóm tiêu chí và cụ thể hóa thành 32 tiêu chí. Trong đó, 31 tiêu chí (tổng cộng 85 điểm) do các chuyên gia đánh giá và 1 tiêu chí (15 điểm) thực hiện điều tra sự hài lòng của du khách theo bảng hỏi. So với Bộ tiêu chí do Bộ VH-TT-DL công bố thì chứng tôi bổ sung thêm tiêu chí số lượng du khách đến điểm (30 điểm) gồm cả khách trong nước và khách nước ngoài. Do vậy cũng thay đổi cơ cấu điểm của từng nhóm tiêu chí, tiêu chí (Bảng 1). Riêng tiêu chí sự hài lòng của du khách, chứng tôi sử dụng phiếu hỏi của Tổng cục Du lịch [1] và điều ha mỗi điểm đến du lịch 50-70 du khách. Bảng 1. Tiêu chí đánh giá các điểm đến du lịch tình Ninh Bình Nhóm tiêu chí Tiêu chí đánh giá Mô tả tiêu chí Điểm đạt được /Tổng điểm Tài nguyên du lịch (15 đ) Sự đa dạng và độc đáo của tài nguyên Có các phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích đặc biệt, trong đó có công trình văn hóa, di tích lịch sử được công nhận cấp quốc gia đặc biệt hoặc di sản thế giới, thắng cảnh quốc gia, khu bảo tồn/vườn quốc gia/khu dự trữ sinh quyển/di sản thiên nhiên thế giới; hoặc có thể khai thác phát triển nhiều hoạt động/sản phẩm du lịch. /10 Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên Còn nguyên bản, được bảo vệ tốt, tạo cảnh đẹp, còn giữ được truyền thống văn hóa, có biện pháp bảo vệ, tạo nét hấp dẫn riêng biệt. /2 Sức chứa ít nhất 140 người/ngày /3 Số khách đến (30) Khách trong nước Điểm: 1 2 3 4 5 24 25 Số khách/ngày: 0 5 10 15 20 25 ...... 115 120 125 /25 Khách nước ngoài Điểm: 1 2 3 4 5 Số khách/ngày: 0 3 6 9 12 15 /5 Sản phẩm và dịch vụ (17đ) Cung cấp thông tin cho khách hàng Có DV cung cấp thông tin cho khách qua điện thoại 24/24, qua website hoặc mạng xã hội, website, mạng xã hội đãng tải hình ảnh động, video, hỗ trợ download ấn phẩm điện tử của ĐĐDL, có mục Hỏi - Đáp, trả lời các câu hỏi thường gặp của du khách, có hỗ trợ tư vấn online, địa chỉ email liên hệ trực tuyến, có đường dẫn tới các website liên quan khác như: hãng lữ hành, hãng vận chuyển...; Có ấn phẩm hướng dẫn thông tin phát cho khách, ấn phẩm được thiết kế công phu, hình ảnh ấn tượng, độc đáo, kích cỡ phù hợp để mang theo, thông tin đầy đủ, dễ đọc, sử dụng chất liệu thân thiện với MT; Thông tin trên ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử, website hoặc mạng xã hội được thể hiện bằng ít nhất 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. /1 Chỉ dẫn thông tin trong khu vực du lịch Có bảng nội quy của toàn bộ khu vực du lịch (KVDL) và bảng nội quy chi tiết tại các khu chức năng; Sơ đồ chỉ dẫn toàn bộ KVDL và các khu chức năng được đặt tại nhiều nơi; Có hệ thống biển chỉ dẫn đến các khu chức năng; Biển chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ít nhất 1 ngoại ngữ, được thiết kế với nhiều hình ảnh, ký hiệu thể hiện tính thông tin cao và có sơ đồ thông tin định vị vị trí của du khách. /1 Thuyết minh Có bảng thông tin thuyết minh về các đối tượng tham quan hoặc có thuyết minh viên chuyên trách phục vụ khách; Có bảng thông tin điện tử thuyết minh về các đối tượng tham quan; Thuyết minh viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ để thuyết minh cho khách/Có dịch vụ thuyết minh tự động; Có hỗ trợ khách khiếm thính. /1 Trung tâm thông tin du lịch Có phòng cung cấp thông tin trang bị máy tính kết nối internet cho du khách tìm kiếm thông tin về các KVDL; Có nhân viên chuyên trách trực cung cấp thông tin tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của du khách,...Có thêm các quầy thông tin tại các phân khu chức năng trong KVDL (trưng bày những ấn phẩm quảng cáo về KVDL dành cho du khách, giá để ấn phẩm thông tin được thiết kế gọn nhẹ, thuận tiện cho việc lấy ấn phẩm..). /1 cs VC-KT PV lưu trú Có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. /2 DV cấp cho khách trong các khu lưu trú Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng; Không giới hạn thời gian phục vụ; Nhân viên có kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình; Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng; Công khai giá dịch vụ. /1 Hệ thống nhà hàng phục vụ khách Có các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, có khả năng phục vụ từ 500 khách trở lên, được phân loại thành nhà hàng Âu, Á,...; Hệ thống nhà hàng được phân bố thuận lợi cho khách trong khách sạn và tại các phân khu chức năng. /2 Dịch vụ ăn uống Đảm bảo vệ sinh au toàn thực phẩm; Thực đơn đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng; Thời gian phục vụ linh hoạt; Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình; Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng; Công khai giá dịch vụ /1 Cơ sở PV vui chơi giải trí Có khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại ttò chơi như khu vui chơi ngoài trời, khu vui chơi trong nhà, rạp chiếu phim,... dành cho người lớn và trẻ em; Có chứng nhận khu vui chơi giải trí đẳng cấp quốc te IAAPA. /1 Dịch vụ vui chơi, giải trí Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch; Dịch vụ đa dạng và có chính sách ưu đãi cho khách hàng; Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình; Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng; Trang thiết bị phục vụ hoạt động vui chơi giải trí đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà sản xuất; Công khai giá dịch vụ. /0,5 HĐ biểu diễn nghệ thuật Có các hoạt động trình diễn, biếu diễn nghệ thuật phục vụ khách với tần suất > 1 lần/ngày. /0,5 Dịch vụ tham quan, khám phá, tìm hiểu các giá trịTN, VII Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách du lịch; Nhân viên có kiến thức rộng, sâu về các đối tượng tham quan, khám phá tại điểm du lịch, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình; Chương trình tham quan phong phú, đa dạng và linh hoạt; Có thông tin chính thống về các đối tượng tham quan; Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng; Công khai giá dịch vụ. /3 Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo DV đa dạng và ưu đãi cho khách hàng; Thời gian phục vụ linh hoạt; Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình; Trang thiết bị hiện đại, phong phú phù hợp tính chất của nhiều loại sự kiện khác nhau; Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng; Công khai giá dịch vụ. /1 Dịch vụ mua sắm Có TT thương mại phục vụ nhu cầu mua sắm cho du khách hoặc có khu mua sắm tập trung được cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Có đa dạng các dịch vụ phục vụ nhu cầu phong phú của khách (mua sắm, làm đẹp, tư vấn thời trang, tư vấn sức khỏe, thuê thiết bị cá nhân,...); Thời gian phục vụ linh hoạt; Nhân viên có trình độ, kỹ năng tốt, thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm; Công khai giá dịch vụ; Đối xử bình đẳng với tất cả khách hàng. /1 Quản lý chung Có Ban quản lý với tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; BQL điều hành, xử lý các vấn đề của các KVDL một cách suôn sẻ, có trách nhiệm, đảm bảo tăng trưởng đều hàng năm cho toàn khu; Ban hành và kiểm soát thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử đối với các đối tượng liên quan trong phạm vi khu du lịch. /1 Quản lý (8đ) Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung Không khí hong lành, không bị ô nhiễm; Nguồn nước mặt (hồ, ao, sông, suối, đài phun nước,...) sạch; Rác thải không bị vứt bừa bãi dọc đường giao thông, tại các điểm tham quan và các nguồn nước mặt; Các trang thiết bị trong KVDL như đèn chiếu sáng, biển báo, tượng đài, tiểu cảnh sạch sẽ; Các khu vực bán sản vật, quà lưu niệm, các món ẩm thực phải đảm bảo VSMT chung; Rác thải được thu gom đúng vị trí quy định; Khu vực đang thi công được che chắn. /1 Xử lý rác thải Có phương án đảm bảo VSMT trong KVDL; Có hệ thống thu gom rác thải lẻ, trung bình ít nhất 01 thùng rác có nắp đậy/300m dọc đường giao thông nội bộ; Có nơi tập trung rác thải của cả KVDL; Có hệ thống xử lý rác thải riêng trong KVDL hoặc có phương tiện vận chuyển rác thải tới nơi xử lý rác của địa phương với tần suất 1 lần/ngày; Sử dụng các công cụ hỗ trợ chuyên dụng công nghệ cao (sử dụng hóa chất được cho phép để xử lý ô nhiễm, xử lý rác thải,...) tại những khu vực thích hợp. /1 Vệ sinh công cộng Có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu chức năng và các điểm tham quan chính; Có các buồng vệ sinh lưu động tại các khu công cộng khác. /1 Sự thân thiện của cộng đồng địa phương Cộng đồng địa phương không thực hiện các hành vi quấy nhiễu khách du lịch (đeo bám khách để bán hàng, chào mời dịch vụ...); Giao tiếp, ứng xử thể hiện bản sắc văn hóa và sự văn minh của người dân địa phương; sẵn sàng hỗ hợ khách du lịch (hướng dẫn, chỉ đường,...); Tôn trọng văn hóa, ứng xử của khách du lịch từ các vùng miền đến với địa phương; sẵn sàng giới thiệu và hướng dẫn khách du lịch hòa nhập và trải nghiệm phong cách văn hóa mang tính đặc trưng của địa phương. /1 Tổ chức lực lượng AN, TT Có bộ phận đảm bảo an ninh trật tự, các tổ chuyên hách được bố trí trực tại các điểm và có đội giám sát, tuần ha chuyên trách. /1 Phương án đảm bảo an ninh, ỉm toàn cho khách du lịch Có phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách hong điều kiện bình thường với những sự cố đơn giản, thường gặp; Có đường dây nóng kết nối với ban, ngành chức năng của địa phương để phối /1 hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách (Hỗ trợ khu du lịch trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề vượt quá chức năng của khu du lịch), cử nhân viên trực đường dây nóng 24/7; Có phương án chủ động sơ tán, ứng cứu khách và tài sản khi có thiên tai, hỏa hoạn và những sự cố nghiêm trọng khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách Có điếm trực Em ninh trong KVDL và tại mỗi phân khu chức năng; Lực lượng Em ninh được trang bị đồng phục và những thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đảm bảo AN, AT cho du khách; Có hệ thống camera hiện đại, góc quay rộng, độ phân giải cao để giám sát an ninh ở các điểm tham quan chính và các khu chức năng; Trang bị hệ thống báo cháy nổ tự động trong các khu nhà; Có hệ thống loa phóng thanh để thông báo các sự cố, trường hợp khẩn cấp; Có hệ thống hàng rào cách ly khu vực nguy hiểm; Bố trí vòi nước và các bồn chứa nước phục vụ cứu hỏa tại các khu chức năng; Có xe chuyên dụng phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát an ANTT trong KVDL... và các tTEmg thiết bị để vận chuyển hoặc cứu hộ chuyên dụng như xe đạp, xe mô tô, thEmg dây, xuồng cứu hộ. /1 Cơ sở hạ tầng (5đ) Hệ thống đường giao thông Đường vào khu du lịch có thể được kết nối trực tiếp với hệ thống giao thông quốc gia thông qua ít nhất 2 trong 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (không phải thông qua hệ thống đường giao thông liên huyện hoặc có nhưng khoảng cách ngắn); Có trên 1 cửa ngõ vào khu du lịch; Các cửa ngõ này được phân bố từ nhiều hướng, nhiều địa phương khác nhau giáp rEmh với khu du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông. /1 Biển báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch Có biển báo chỉ dẫn, tiếp cận khu du lịch; Vị trí đặt biển báo phù hợp (trước các ngã ba, ngã tư); số lượng và vị trí đặt các chỉ dẫn phù hợp (có biển báo ở tất cả các ngã ba, ngã tư đường dẫn đến khu du lịch); Biển báo được thiết kế rõ ràng (kích cỡ biển báo, cỡ chữ, hình ảnh thông tin, màu sắc,...), nội dung thông tin đầy đủ; Diễn đạt song ngữ. /1 Đường giao thông nội bộ 100% hệ thống đường giao thông nội bộ phủ bê tông/nhựa và rộng đảm bảo an toàn giao thông cho 2 làn đường (2 chiều). /1 Hệ thống điện Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng với những trang thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng dọc đường giao thông nội bộ, khu lưu trú, các phân khu chức năng và tất cả các điểm tham quan ưong khu du lịch; Có hệ thống điện dự phòng; Có hệ thống chiếu sáng nghệ thuật. Hệ thống cấp, thoát nước Có hệ thống nước sạch đảm bảo nhu cầu nước sạch của khách; hệ thống lọc nước sạch theo TC quốc tế (có thể uống ngay không cần đun sôi) phục vụ nhu cầu của khách; nước và hệ thống đường ống, vòi nước phục vụ công tác chữa cháy; hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống xử lý nước thải đảm bảo an toàn cho môi trường; quy trình xử lý nước thải để tái sử dụng cho các nhu cầu như tưới cây, vệ sinh,... /1 Tham gia của địa phương (10 đ) Lao động là người địa phương ttong KVDL Sử dụng lao động là người dân địa phương (từ 3% tổng lao động toàn khu du lịch trở lên); Có trích doanh thu của khu du lịch hỗ trợ các hoạt động phong trào của địa phương hàng năm; Có trích doanh thu của khu du lịch hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các công trình công cộng của địa phương hàng năm; Tỷ lệ hộ gia đình của địa phương được tham gia kinh doanh trong khu du lịch đạt từ 5% trở lên. /10 Sự hài lòng của khách du lịch (15 đ) (Sử dụng phiếu của Tổng cục Du lịch, 2016) /15 Tổng số điểm đánh giá mỗi điểm đến du lịch nằm trong khoảng từ 1 đến 100 và được phân thành 5 nhóm đặc trưng cho 5 giai đoạn phát triển theo mô hình của Butler. Điểm đến du lịch có 1,0 - 24,9 điểm được coi là điểm đến mới được khám phá (thăm dò); 25,0 - 49,9 điểm thuộc giai đoạn tham gia; 50,0 - 74,9 điểm là giai đoạn phát triển; 75,0 - 100 điểm được xếp vào giai đoạn phát triển ổn định. Kết quả phân loại Khái quát sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình Ninh Bình nằm ở vị trí cực nam của châu thổ sông Hồng, tuy số dân không nhiều (982.487 người - điều tra dân số 01/04/2019) và diện tích không lớn (1.378,1 km2), nhưng là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Tính đến năm 2018, Ninh Bình có 1.500 di tích, trong đó 344 chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, ngoài ra còn 149 nhà xứ, 236 nhà thờ họ. Nổi bật là quần thể danh thắng Tràng An - Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới (di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam), di tích cấp quốc gia đặc biệt quan trọng cố đô Hoa Lư, di tích danh thắng hạng đặc biệt Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng ở Kim Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ ở Vân Long. Như vậy ngành du lịch Ninh Bình có thể phát triển dựa trên một số sản phẩm du lịch đặc thù sau: du lịch dựa vào thiên nhiên (tham quan các danh thắng như Tam Cốc - Bích Động; Tràng An); du lịch văn hóa và tâm linh (Khu di tích cố đô Hoa Lư, hệ thống nhà cổ Việt Nam, nhà thờ đá Phát Diệm); du lịch sinh thái (Khu du lịch Vân Long, Vườn quốc gia Cúc Phương); du lịch làng nghề (thêu ren Vãn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, làm nón me Gia Viễn). Những chương trình du lịch chuyên đề này góp phần quan ttọng khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh so với các điểm đến du lịch khác; đáp ứng được xu thế tiêu dùng mới của khách du lịch khi chú trọng đến những yếu tố văn hoá bản địa, sự tham gia của người dân trong các hoạt động du lịch. Năm 2018, toàn tỉnh đón gần 7,4 triệu lượt khách, tăng 4,6% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó khách nội địa là 6,5 triệu lượt khách, tăng 4,9 % so với năm 2017, khách quốc tế là 876.000 lượt khách, tăng 2,1% so với năm 2017. Doanh thu du lịch đạt trên 3.200 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2017 [2]. Hệ thống các cơ sở lưu trú ở Ninh Bình đã và đang phát triển theo xu hướng chung của thế giới, hướng đến hội nhập quốc tế và cạnh tranh được với các cơ sở lưu trú lớn của các tỉnh, thành phố trong khu vực. Thực tế trong những năm qua, nhiều cơ sở lưu trú trên địa bàn đã khẳng định được thương hiệu khi tham gia phục vụ thành công các sự kiện lớn của Quốc gia và quốc tế như: Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững; Giải bóng chuyền quốc tế VTV cup, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008, 2014...Qua đó, các cơ sở lưu trú du lịch đã góp phần tạo dựng ấn tượng và hình ảnh đẹp về du lịch Ninh Bình trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Tỉnh Ninh Bình xác định: “Đen năm 2020, Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước; đến năm 2030, ngành du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo động lực để thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển” [6]. Kết quả đảnh giả, phân loại các điểm đến du lịch tình Ninh Bình Theo tiêu chí tài nguyên du lịch thì đứng đầu là Tràng An (11/15 điểm), tiếp theo đến là Bái Đính (11/15), rồi đến Tam Cốc - Bích Động (10/15). Theo tiêu chí số lượng khách đến thì đứng đầu là Bái Đính (23/30 điểm), tiếp theo là Tràng An (19/30), Nhà thờ Phát Diệm và Tam Cốc - Bích Động (17/30),... Khu vực Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, Nhà thờ Phát Diệm là những điểm đến du lịch khá đa dạng về sản phẩm du lịch và dịch vụ. Khâu quản lý hoạt động du lịch tại các điểm đến nhìn chung còn những vấn đề phải giải quyết. Một số điểm, khu du lịch công tác quản lý còn mang tính tự phát (do cá nhân hoặc cấp xã quản lý). Đây cũng là những điểm đến mà cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích du lịch còn yếu và sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch khá đơn điệu. Bảng 2. Tổng hợp kết quả tính điểm theo từng nhóm tiêu chỉ và phân loại các điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình theo giai đoạn phát triển du lịch STT của nhóm tiêu chí Các điểm đến du lịch 1 (15) 2 (30) 3 (17) 4 (8) 5 (5) 6 (10) 7 (15) Tổng điểm Giai đoạn 1 Khu du lịch Tràng An 11 19 8 4 3 4 7 56 Phát triển 2 Cố đô Hoa Lư 7 14 5 3 2 4 6 41 Tham gia 3 Chùa Bái Đính 11 23 10 5 2 3 8 62 Phát triển 4 Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình 5 7 5 1 2 2 3 25 Tham gia 5 Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động 10 17 9 4 2 4 6 52 Phát triển 6 Khu du lịch Cúc Phương 7 10 6 3 2 2 6 36 Tham gia 7 Khu du lịch Vân Long 5 2 3 1 0,5 1 2 14,5 Thăm dò 8 Khu du lịch Thung Nham 5 3 4 1 0,5 1 2 16,5 Thăm dò 9 Khu du lịch Cồn Nổi (H. Kim Sơn) 3 1 2 0,5 0,5 0,5 2 9,5 Thăm dò 10 Nhà thờ Phát Diệm 8 17 8 5 2 3 7 50 Phát triển 11 Khu du lịch Yên Thắng + Sân golf Hoàng Gia 4 2 3 2 2 1 2 16 Thăm dò 12 Hồ Đồng Chương và Sân golf Tràng An (H. Nho Quan) 3 2 2 1 2 0,5 2 12,5 Thăm dò Chung cả tỉnh 32,6 Tham gia Ghi chủ: 1: Tài nguyên đu lịch, 2: số lượng khách đển, 3: Sản phẩm và dịch vụ du lịch, 4: Quản lý, 5: Cơ sở hạ tầng, 6: Sự tham gia của địa phương, 7: Sự hài lòng của du khách về cơ bản những điểm đến du lịch có hoạt động du lịch đã phát triển đều có sự hài lòng của du khách ở mức độ khá (Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Bái Đính và Nhà thờ Phát Diệm). Còn đại bộ phận các điểm có mức độ hài lòng thấp mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu các sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng và cơ sở hạ tầng kém. Trong tổng số 12 điểm đến du lịch được phân loại trên đây có 4 điểm đến đã đạt đến giai đoạn phát triển, 3 điểm đến đã bước sang giai đoạn tham gia còn lại 5 điểm đến còn đang ở giai đoạn thăm dò. Từ kết quả đánh giá 12 điểm đến này suy rộng chung cho cả tỉnh, thì du lịch Ninh Bình đã bước sang chặng đầu của giai đoạn tham gia (32,6 điểm). Ket quả này cũng đã vượt nhiều tỉnh trong nước (Thanh Hóa, Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh...) vẫn còn đang ở giai đoạn thăm dò. Đê xuất giải pháp Đe phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng cao hon trong cơ cấu kinh tế của Ninh Bình, qua nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị các cấp quản lý của tỉnh Ninh Bình cần thực hiện các giải pháp sau đây: Giải pháp chung Xác lập và hình thành những nhân tố tích cực trong chuyên môn hóa theo ngành và chuyên môn hóa theo lãnh thổ, tránh sự trùng lặp trong quản lý và khai thác phát triển giữa các ngành kinh tế trên cùng một lãnh thổ, đặc biệt giữa ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển du lịch đứng từ góc độ đảm bảo cảnh quan, tài nguyên và môi trường du lịch. Xây dựng các dự án có khả năng thực thi cao nhằm bảo vệ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của Ninh Bình. Sớm hình thành các trọng điểm (cụm) du lịch và tuyến du lịch với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn, mang bản sắc riêng của Ninh Bình. Tăng cường xúc tiến, quảng bá và liên kết trong phát triển du lịch. Đặc biệt có giải pháp khắc phục tính mùa vụ trong du lịch, nhất là sự phối hợp giữa các điểm du lịch trong tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của các điểm, khu du lịch. Giải pháp cụ thể Đổi với nhóm điểm đến đã đạt đến giai đoạn phát triển Tập trung đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch Quốc gia Tam Cốc - Bích Động trong mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Lư và Tràng An tạo thành một quần thể du lịch có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn trong khu vực. Ưu tiên xem xét đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn cao cấp, các công trình vui chơi, giải trí tại các trọng điểm du lịch của tỉnh như Thành phố Ninh Bình, khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc - Bích Động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Đổi với nhóm điểm đến ở giai đoạn tham gia và phát hiện Thúc đẩy việc đa dạng hóa và độc đáo hóa các sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với đặc trưng riêng về tự nhiên, vãn hóa, xã hội của mỗi điểm du lịch trên địa bàn mỗi huyện, thị xã, thành phố. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, nhà hàng, khách sạn,., theo hướng kết hợp hài hòa giữa du lịch bình dân và du lịch cao cấp. Tăng cường quản lý các hoạt động du lịch, xúc tiến đào tạo ngắn hạn nghiệp vụ du lịch cho người dân cư trú ưong hoặc lận cận các khu vực du lịch, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. 3. KẾT LUẬN Mô hình của Butler không chỉ được áp dụng cho các điểm, khu du lịch làm theo mà có thể vận dụng để đánh giá cho tất cả các lãnh thổ du lịch có quy mô, tính chất và các cấp phân vị khác nhau. Ninh Bình có tài nguyên du lịch đa dạng và đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, do sự khác biệt theo lãnh thổ về nguồn tài nguyên du lịch, lịch sử, công tác quản lý và các chính sách phát triển khác nhau mà sự phát triển du lịch không đều. Trong tổng số 12 điểm đến du lịch có 4 điểm đến đã bước sang giai đoạn phát triển, 3 điểm ở giai đoạn tham gia và tới 5 điểm đến còn ở giai đoạn thăm dò. Đe thúc đẩy 5 điểm đến ở giai đoạn thăm dò chuyển sang giai đoạn tham gia và 3 điểm đến đang ở giai đoạn tham gia chuyển sang giai đoạn phát triển trong vòng 5-10 năm tới thì các cấp quản lý cần tập trung quyết liệt vào các khâu quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến du lịch, đảm bảo môi trường du lịch sạch sẽ, văn hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Văn hóa - Thế thao - Du lịch (2016), Bộ tiêu chí đánh giá điếm đến du lịch. Quyết định số 4640/QĐ-BVHTTDL. Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, Bảo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2015, 2016, 2017, 2018. Lê Văn Trưởng (2017), Tổng quan du lịch, Tài liệu bồi dưỡng thuộc Đe án “Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 27-4-2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Trịnh Thị Thuyết (2018), Phát triển du lịch Thành phổ sầm Son giai đoạn 2010 - 2017, Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Vũ Thị Thủy (2014), Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang dựa trên lỷ thuyết chu kỳ song của điểm đến du lịch, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. UBND tỉnh Ninh Bình, Quyết định số 1124/QĐ-UBND ngày 30-8-2018, Phê duyệt quy hoạch tổng thế phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. L. Alex (1997), Applications of Life- cycle model tourism, Analysis tourism research Butler, R.W. (1980), The concept of a tourism area cycle of evolution: Implication for management of resources, Canadian Geographer. No 24, p.5-12. Butler, R.W. (1985), Evolution of tourism in the Scottish highlands. Annals of tourism research, Canadian Geographer. Cooper, C.& Jackson (1989), Destination life cycle: The isle of Man case study. Annals of tourism research, vol. 16. Gilbert, D. (1990), Strategic marketing planning for national tourism, Tourist Review. Knowles, T. and Curtis, s. (1999), The market viability of European mass tourist destinations. A post-stagnation life-cycle analysis. Tourism Research. More Winston, Peter Whitehall (2005), The tourism area life cycle and regime switching models, 32 (1), 112-126. Rick Lagiewski (2006), The application of the TALC model: a literature survey. Rochester Institute of Technology RIT Scholar Works Articles. UNWTO (2005), A practical guide to tourism destination management. CLASSIFICATION OF TOURISM DESTINATIONS IN NINH BINH PROVINCE ACCORDING TO THE DEVELOPMENT STAGES Le Van Truong, Nguyen Thi Loan ABSTRACT The authors uses the Butler’s Tourism area life cycle model (1980), the method of assessment according to the score and the method of investigattion into the satisfaction of visitors to classify tourism destinations in Ninh Binh province by development stages. As a result of the total of 12 tourism destinations classified, there are 5 tourism destinations at the exploration stage, 3 tourism destinations at the participating stage and 4 at the development stage. The study also proposes a number of solutions to the tourism destinations at the exploration stage that it should quickly move to the stage of participation, 3 tourism destinations at the stage of participation quickly move to the development stage and 4 tourism destinations at the development stage should turn to the consolidation stage in the next 5-10 years. Keywords: Tourism destination, stages, Ninh Binh province. * Ngày nộp bài: 1/7/2019; Ngày gửi phản biện: 15/7/2019; Ngày duyệt đăng: 8/11/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxphan_loai_cac_diem_den_du_lich_tinh_ninh_binh_theo_giai_doan.docx
  • pdf45412_143952_1_pb_4271 (1)_2228773.pdf
Tài liệu liên quan