Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường

Trong thời gian qua, các chính sách phân phối đã được đổi mới về cơ bản và đã đêm lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên hiện nay những chính sách đó vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, vấn đề đặt ra là cần giảI quyết những mặt hạn chế đó trong quá trình cảI cách và hoàn thiện chúng. Chính sách tiền lương là một trong những chính sách phân phối chủ yếu, nhưng hiện nay tiền lương tối thiểu thấp, không đủ chi phí cho nhu cầua thiết yếu của người lao động, tiền lương thực tế có xu hướng giảm, tiền lương còn mang tính bình quân. Vì thế tiền lương hiện nay chưa thực hiện tốt các chức năng của nó. Thu nhập từ lương của những người làm trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ khoảng 30%, thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn, điều đó đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, hệ thống phân phối bị rồi loạn, tiền lương chưa thực sự là giả cả của sức lao động được hình thành trên cở sở thỏa thuận người lao động và người sử dụng lao động, mà phần lớn các thỏa thuận đố chỉ do người sử dụng lao động đưa ra. Do đó, cần phảI tiến hành cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo cho tiền lương thực hiện các chức năng của nó và phù hopự với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

doc14 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở Đầu Thu nhập là vấn đề rất quan trọng trong đời sống con người và của toàn xã hội. Nó góp phần tái sản xuất sức lao động của con người và là nền tảng để con người có thể thực hiện các hoạt động vật chất và tinh thần khác cũng như các nhu cầu trong cuộc sống con người. Vì vậy phân phối thu nhập quốc dân như thế nào để đạt được mục tiêu công bằng xã hội là mục tiêu đặt ra của nhà nước ta trong những năm tới. Phân phối thu nhập có vị trí quan trọng đối với kinh tế và chính trị. Nó là vấn đề rộng lớn liên quan tới các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà nước và nhân dân lao động. Phân phối thu nhập quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là đòn bẩy để tạo ra dộng lực mạnh mẽ góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, phát triển ổn định tình hình kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy trong quá trình học môn Kinh tế chính trị Mác- Lênin em đã chọn đề tài: “Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để viết tiểu luận. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và thời gian tìm hiểu môn học còn hạn chế nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn. Nội Dung Chính Lý luận chung về phân phối Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về phân phối Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vị trí của phân phối Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chát. Trong quá trình tái sản xuất, sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Quy mô, cơ cấu và trình độ phát triển của sản xuất quy định quy mô và cơ cấu của phân phối. Phân phối không thể vượt quá trình độ hiện có của lực lượng sản xuất xã hội. Ngược lại, nếu phân phối phù hợp với sự phát triển của sản xuất, có lợi cho việc động viên tích cực của người lao động, thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, còn nếu không phù hợp thì nó sẽ cản trở sự phát triển của sản xuất. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, phân phối và trao đổi là các khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, vừa phục vụ thúc đẩy sản xuất vừa phục vụ tiêu dùng. Phân phối bao gồm: Phân phối cho tiêu dùng sản xuất, phân phối thu nhập quốc dân. Như vậy, phân phối là phân phối tổng sản phẩm xã hội và phân phối thu nhập quốc dân. Nó được thực hiện dưới các hình thái: phân phối bằng hiện vật và phân phối dưới hình tháI giá trị. Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất Các Mác đã nhiều lần nêu rõ quan hệ phân phối cũng bao hàm trọng phạm vi quan hệ sản xuất: “quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành mặt sau của quan hệ sản xuất ấy”. Xét về quan hệ giữa người với người thì phân phối do quan hệ sản xuất quyết định. Vì vậy, mỗi phương thức sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy. Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau. Sự biến đổi lịch sử của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất kéo theo sự biến dổi của quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ sở hữu và do đó đối với sản xuất: có thể làm tăng hoặc giảm quy mô sở hữu, các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử. Tính đồng nhất thể hiện ở chỗ, trong bất cứ xã hội nào sản phẩm lao động cũng được phân chia thành một bộ phận cho tiêu sản xuất, một bộ phận để dự trữ và một bộ phân cho tiêu dùng chung của xã hội và cho tiêu dùng cá nhân. Tính lịch sử của quan hệ phân phối là mỗi xã hội có quan hệ phân phối riêng phù hợp với tính chất của quan heej sản xuất của xã hội đó, nghĩa là quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất và cũng như quan hệ sản xuất quan hệ phân phối có tính lịch sử. Do đó, mỗi hình tháI phân phối đều biến đI cùng một lúc với phương thức sản xuất nhất định tư2ong ứng với hình tháI phân phối ấy. Chỉ thay đổi được quan hệ phân phối khi đã cách mạng hóa được quan hệ sản xuất đẻ ra quan hệ phân phối ấy. Phân phối có tác động rất lớn đối với quan hệ sản xuất nên nhà nước cách mạng cần sử dụng phân phối như là một công cụ để xây dựng chế độ mới, để phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận phân phối theo lao động của Các Mác Lý luận phân phối theo lao động của C. Mác gồm hai bộ phận: điều kiện tiền đề để phân phối theo lao động; nguyên tắc và phương thức phân phối theo lao động. Tiền đề để thực hiện phân phối theo lao động gồm hai mặt có quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Một là, phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối trong “giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa”. Trong điều kiện như vậy, người ta vẫn còn có lợi ích riêng, chưa coi lao động là nhu cầu bậc nhất của con người. Hai là, phân phối theo lao động được thực hiện trong điều kiện kinh tế dựa trên chế dộ công hữu về tư liệu sản xuất thì những người sản xuất không troa đổi sản phẩm của mình. Như vậy, ở đây không có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Dựa trên những điều kiện tiền đề đó, C. Mác đã vạch ra những nguyên tắc và phương thức phân phối theo lao động. Theo C. Mác chủ thể phân phối là những người lao động, đối tượng bị phân phối là tư liệu tiêu dùng, tức là tổng sản phẩm xã hội sau khi đã trừ đI sáu khoản phảI khấu trừ, căn cứ để phân phối là thời gian lao động, phương thức thực hiện phân phối theo lao động là phiếu lao động. Như vậy, thời gian lao động là thước đo khách quan của phân phối, thực hiện trao dổi lao động ngang nhau, sự khác biệt về lao động dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Chỉ khi nào đến giai đoạn sản xuất cộng sản chủ nghĩa thì mới có thể thực hiện “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Các Mác đã xác định nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội là phân phối theo lao đọng. Nhưng phương thức phân phối đó được thiết kế trên cơ sở giả định kinh tế hàng hóa đã tiêu vong. Do đó, kinh tế sản phẩm là điều kiện kinh tế - xã hội để thực hiện phân phối theo lao động. Nhà nước trực tiếp tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm, vì thế việc áp dụng vào thực tiễn cần giải quyết một số vấn đề cụ thể. Quan điểm của đảng ta về phân phối thu nhập Đảng ta đã xác định phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải dựa trên cơ sở sự đóng góp thực tế của mỗi người về lao động, tài năng, vốn, tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh. Thực hiện phân phối công bằng, bình đẳng. Ngoài ra, xã hội phải điều tiết thu nhập các nhân giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau do đóng góp công sức lao động vào các nguồn lực sản xuất khác nhau, nhằm đảm bảo công bằng xã hội. PhảI thực hiện công bằng cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Với quan điểm này phân phối công bằng trước hết phải được thực hiện ở việc phân phối hợp lý tư liệu sản xuất. Trong phân phối kết quả sản xuất phải: “thực hiện nhiều thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiện quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động”. Quan điểm phân phối trên bắt đầu từ mục đính tối cao của Đảng ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nó thể hiện đặc trưng của quan hệ phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển nền kinh tế thị trường làm phương tiện. Đây là quan điểm mới về phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc thực hiện quan điểm đó sẽ tạo động lực cho việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Các nguyên tắc phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiện quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội”. Sự tồn tại nhiều hình thức phân phối ở nước ta là một vấn đề tất yếu vì nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Mặt khác trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức sản xuất kinh doanh khác nhau. Do đó, kết quả và thu nhập là khác nhau. Hơn nữa, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia vào nền kinh tế đều có sự khác nhau về sở hữu của cảI, tiền vốn, trình độ chuyên môn tay nghề, năng lực sở trường, thậm chí khác nhau cả sự may mắn do đó, khác nhau về thu nhập. Vì vậy, quan điểm, nguyên tắc phân phối thu nhập của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn nhằm đảm bảo cho việc phân phối ngày một công bằng hơn. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau: Phân phối theo lao động Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu công cộng về tư liệu sản suất hoặc hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bằng nhau. Các thành phần kinh tế này dựa trên chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ở các trình độ khác nhau. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất nên tất yếu cũng làm chủ phân phối thu nhập. Vì vậy phân phối phảI vì lợi ích của người lao động. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho xã hội. Theo quy luật này, người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không hưởng; lao động có kỹ thuật cao, lao động trong các ngành nghề độc hại, trong những điều kiện khó khăn điều được hưởng thu nhập thích đáng. Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra. Trình độ thành thạo lao động và chất lượng sản phẩm làm ra. Điều kiện môi trường lao động: lao động nặng nhọc, lao động trong hầm mỏ, lao động ở những vùng có nhiều khó khăn, xa xôi hẻo lánh như miền núi, hải đảo Các ngành nghề cần được khuyến khích. Phân phối theo lao động được thực hiện qua những hình thức cụ thể như: Tiền công trong các đơn vị sản xuất kinh doanh Tiền thưởng Tiền phụ cấp Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp Phân phối theo động còn có những hạn chế nhưng đó là những hạn chế không thể tránh khỏi trong gia đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, có thể nói phân phối theo lao động là công bằng và hợp lý nhất so với các hình thức phân phối trước đó. Cơ sở của sự công bằng xã hội của sự phân phối đó là sự bình đằng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội Sự phân phối thu nhập thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội nhằm nâng cao mức sống và văn hóa của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp nhân dân lao động. Sự phân phối này có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó góp phần nâng cao mức sống toàn dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, làm giảm sự chênh lệch quá đáng giữa các thành viên trong cộng đồng. Quỹ phúc lợi tập thể, xã hội là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình phân phối thu nhập cho các nhân trong cộng đồng. Song quỹ đó chỉ có ý nghĩa tích cực khi được quy định và sử dụng một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu và các điều kiện khách quan. Các hình thức phân phối khác Ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó người hình thức phân phối theo lao động trong thời kỳ quá độ còn có những hình thức phân phối thu nhập khác. Đó là: - Trong các đơn vị kinh tế tập thể bậc thấp có sự kết hợp phân phối theo vốn và phân phối lao động. - Trong thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ thì thu nhập phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, vốn đầu tư sản xuất và tài năng sản xuất kinh doanh của chính những người lao động. - Trong kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước, việc phân phối ở đây dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần, sở hữu sức lao động, sở hữu tư bản Thực trạng phân phối thu nhập Thực trạng chính sách thu nhập Thực trạng chính sách tiền lương Tiền lương là hình thức thực hiện của nguyên tắc phân phối theo lao động- nguyên tắc chủ yếu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tiền lương là cơ sở để thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân người lao động và gia đình họ. Tiền lương là tụ điểm của mọi vấn đề kinh tế chính trị, xã hội, đạo đức, công bằng xã hội Vì thế, chính sách tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trong, việc xây dựng và thực hiện một số chính sách tiền lương hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ đem lại không chỉ hiệu quả trước mắt mà còn có hiệu quả tác động lâu dài. Thực trạng chính sách thuế đối với phân phối thu nhập Đối với thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là thuế nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, nên về nguyên tắc đối tượng đánh thuế là mọi hàng hóa dịch vụ tiêu dùng ở Việt Nam và đối tượng tiêu dùng, đối tượng nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế giá trị gia tăng được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong suốt quá trình từ sản xuất, phân phối, lưu thông đến tiêu dùng nên tránh được tình trạng trùng lặp, đảm bảo tính công bằng cao. Để đảm bảo công bằng đối với tất cả tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, thuế giá trị gia tăng áp dụng hai phương pháp tính thuế: phương pháp tính thuế trực tiếp được áp dụng cho các hộ kinh doanh nhỏ, chưa thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán; phương pháp tính thuế khấu trừ được áp dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh doanh chấp hành tốt công tac hạch toán kết toán và chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 quy định: mọi tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phảI nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất được áp dụng chung nhất cho các doanh nghiệp trong nước là 32% (hiện nay là 28%), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%, đồng thời nếu chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phảI nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 5%, 7% hoặc 10%. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp vân dụng công cụ miễn giảm thuế cho một số đối tượng như: áp dụng miễn thuế hai năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho hai năm tiếp theo; áp dụng miễn thuế hai năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 3 năm tiếp theo đối với cơ sở mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãI; miễn thuế cho các hợp đồng nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ các cơ sở của người tàn tật, người dân tộc thiểu số; miễn thuế cho người kinh doanh có thu nhập thấp. Sau thời gian thực hiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dần qua dác năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số thu về thuế và phí. Năm 1999, tỷ trọng số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu về thuế và phí là 18,3%, năm 2000 là 24%, năm 2001 là 25,4%. Điều đó đã thể hiện vai trò điều tiết thu nhập, dodọng viên nguồn thu tương đối lớn vào ngân sách nhà nước, góp phần bảo đảm công bằng trong phạm vi toàn xã hội. Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao Loại thuế này được áp dụng cho từng đối tượng theo một biểu thuế lũy tiến từng phần với các mức thuế suất 10%, 20%, 30%, 40%, đối với thu nhập thường xuyên. Để thực hiện chính sách điều tiết thu nhập, pháp lệnh này còn quy định: những người có thu nhập không thường xuyên đến mức quy định (trên 15 triêu đồng/lần) phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình vào ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt Là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa cần hạn chế tiêu dùng như: rượu, bia, thuốc lá hoặc những hàng hóa cao cấp như máy điều hòa, ô tô con theo quy định hiện hành biểu thuế tiêu thụ đặc biết có 12 mức thuế suất khác nhau từ 15% đến 100% được phân theo loại hàng hóa dịch vụ. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập thì dodói tượng tiêu dùng phần lớn các loại hàng hóa dịch vụ này là người có thu nhập cao. Vì vậy, mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt là hướng vào điều tiết thu nhập của các tầng lớp có thu nhập khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, thực hiện phân phối thu nhập công bằng, hợp lý. Thực trạng một số chính sách xã hội Chính sách giải quyết việc làm Nước ta là nước có đân số đông và trẻ, nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, vì vậy vấn đề thất nghiệp ở thành thị và thiếu lao động ở nông thôn là hết sức trầm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đặc biết quan tâm đến vấn đề giảI quyết việc làm cho người lao động. Sau một thời gian thực hiện các chương trình quốc gia về giảI quyết việc làm đã thu được những kết quả sau: Năm 1991, msố người có việc làm tăng tư 30,9 triệu người lên 40,6 triệu người. Năm 2001, bình quân hàng năm tăng 2,9%. Theo kết quả điều tra tháng 7/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội, tổng số lượng lao động có việc làm của cả nước là 41179365 người, trong đố lao động việc làm trong các ngành nông lâm- ngư nghiệp chiếm 59%; lao động trong công nghiệp và xây dựng chiếm 16,4% và lao động trong các nhóm ngành dịch vụ chiếm 24,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 10% năm 1991 xuống còn 6,44% năm 2000 và tiếp tục giảm trong các năm sau: năm 2001 là 6,25%, năm 2002 là 6,01% và năm 2003 là 5,78%. Tuy nhiên tỉe lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động lại tăng. Chính sách trợ cấp nhà nước Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cứu trợ xã hội. Ngân sách nhà nước hàng năm luôn dành tỷ lệ cao cho công tác này. Nguồn ngân sách chi cho cứu trợ xã hội hàng năm chiếm từ 3- 5% tổng chi ngân sách của nhà nước. Ngoài ra, nguồn dự phòng ngân sách các địa phương dành cho cứu trợ xã hội cũng tăng từ 300 tỷ đồng năm 1996 lên 1154,4 tỷ đồng năm 1999, các mạng lưới, cơ sở bảo trợ xã hội không ngừng được mở rộng. Hiện nay cả nước có trên 290 cơ sở phục vụ đối tượng xã hội, trong đó có 146 cơ sở bảo trợ xã hội nuôI dường người già, người cô đơn, trẻ em mồ côI, người tàn tật. Thực hiện chủ trương xã hội hóa cứu trợ xã hội, bên cạnh ngân sách của nhà nước, thì sự huy động đóng góp, ủng hộ của nhân dân và các tổ chức xã hội cho công tác cứu trợ xã hội trong 2 năm 1999- 2000 chiếm khoảng 30% tổng quỹ cứu trợ thiên tai. Đánh giá chung về phân phối thu nhập Về thu nhập và mức sống Thu nhập bình quân đầu nguời một tháng năm sau đều cao hơn năm trước. Vì vậy đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cảI thiện rõ rệt. Nhờ chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, thu nhập của các tâng lớp dân cư đều tăng, kể cả các hộ nghèo, hộ chính sách, hộ ở vùng sâu, vùng xa đều được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách xã hội, chương trình xóa đói, giảm nghèo. Sự phân hóa giàu nghèo Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng dãn rộng sẽ lan sang các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và các dịch vụ cơ bản khác Điều đó đưa đến hệ quả không mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, tác động đến tư tưởng, tâm lý, niểm tin về công bằng xã hội. Vì thế, cần tăng cường vai trò của nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm từng bước thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những hạn chế về chính sách phân phối Trong thời gian qua, các chính sách phân phối đã được đổi mới về cơ bản và đã đêm lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên hiện nay những chính sách đó vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, vấn đề đặt ra là cần giảI quyết những mặt hạn chế đó trong quá trình cảI cách và hoàn thiện chúng. Chính sách tiền lương là một trong những chính sách phân phối chủ yếu, nhưng hiện nay tiền lương tối thiểu thấp, không đủ chi phí cho nhu cầua thiết yếu của người lao động, tiền lương thực tế có xu hướng giảm, tiền lương còn mang tính bình quân. Vì thế tiền lương hiện nay chưa thực hiện tốt các chức năng của nó. Thu nhập từ lương của những người làm trong khu vực hành chính sự nghiệp chỉ khoảng 30%, thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn, điều đó đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, hệ thống phân phối bị rồi loạn, tiền lương chưa thực sự là giả cả của sức lao động được hình thành trên cở sở thỏa thuận người lao động và người sử dụng lao động, mà phần lớn các thỏa thuận đố chỉ do người sử dụng lao động đưa ra. Do đó, cần phảI tiến hành cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo cho tiền lương thực hiện các chức năng của nó và phù hopự với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách thuế cũng là chính sách phân phối cơ bản và là công cụ chủ yếu để nhà nước thực hiện tái phân phối. Hiện nay hệ thống thuế chưa bao quát được các nguồn thu, tính công bằng của hệ thống thuế chưa cao, tỷ trọng thuế trực thu nhỏ hơn thuế gián thu cho thấy mức dộ ciông bằng về thuế giữa các tầng lớp dân cư còn hạn chế. Thuế thu nhập mới chỉ điều tiết đối với những cá nhân có thu nhập cao, chưa điều tiết vào đại bộ phận dân cư. Hệ thống thuế hiện nay còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo tính tương thích cần thiết cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Để hệ thống thếu thở thành công cụ phân phối đắc lực của nhà nước cân fphảI itếp tục cảI cách hệ thống thuế nhằm xay dựng hệ thống thuế có tính linh hoạt, ổn định, công bằng và hiệu quả, đảm bảo cho hệ thống thuế thực hiện được các chức năng của nó. Các chính sách xã hội là công cụ của nhà nước để giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về mức sống giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống an sinh xã hội được hoàn thiện, có mạng lưới rộng khắp, nội dung hoạt động đa dạng và đã thực sự đi vào chiều sâu. Tuy nhiên phúc lợi xã hội còn chiếm tỷ trọng thấp trọng tổng thu nhập dân cư. Tỏng việc phân phối phúc lợi xã hội, các tầng lớp trung lưu được hưởng nhiều hơn chứ không phảI nhóm người có thu nhập thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phảI tiếp tục hoàn thiện các chính sách xã hội theo hướng tập trung nguồn lực, tạo việc làm, xây dựng hệ thống anh sinh xã hộ bao gồm bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư đặc biệt là người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản. Giải pháp thực hiện Cải cách chính sách tiền lương Cải cách chính sách tiền lương phải đảm bảo cho tiền lương thực hiện được các chức năng của nó Phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động Kích thích tăng năng suất lao động Góp phần phân phối thu nhập công bằng Trong tiến trình cải cách tiền lương cần quán triệt các quan điểm Cải cách tiền lương phải gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo đảm các nguyên tắc cân đối vĩ mô, giữ vững ổn định chính trị- xã hội. Chính sách tiền lương phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách tiền lương phảI được thực hiện từng bước và đồng bộ với cảI cách hành chính, đổi mới việc trả lương ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội. Xác định mức tiền lương tối thiểu- nội dung cơ bản của chính sách cảI cách tiền lương Mức tiền lương tối thiểu phải thay đổi theo từng thời kỳ cho phù hợp với sự tăng lên của nhu cầu. Tốc độ tăng tiền lương không thể vượt quá tốc độ tăng năng suất lao động xã hội. Việc xác định tiền lương tối thiểu cũng phải tính đến quan hệ cung- cầu về lao động, tính khả năng chỉ trả của các doanh nghiệp. Nhà nước cần ban hành chính sách tiền lương trong đó có lương tối thiểu làm cơ sở pháp lý cho hợp đồng lao động, cho sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về mức tiền công và điều kiện lao động có liên quan. Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương phù hợp với kinh tế thị trường Cần phân biệt đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước với các đối tượng trong khu vực sản xuất kinh doanh. Cần xây dựng cơ chế quản lý tiền lương có hiệu quả hơn nữa, tạo khung pháp lý cho việc điều chỉnh lương theo mức độ trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ có như vậy mới bảo đảm được tiền lương thực tế trong điều kiện kinh tế thị trường. Tiếp tục cải cách chính sách thuế nhằm điều tiết thu nhập hợp lý Hệ thông thuế phảI thực hiện được các chức năng cơ bản của thuế là động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng xã hội. Cơ cấu lại mức huy động của từng sắc thuế, tăng mức dộng viên các loại thuế và phí, nâng tỷ trọng của thuế trực thu trong tổng số thu về thuế vào ngân sách nhà nước không phảI bằng cách nâng thuế suất thuế thu nhập mà bằng cách mở rộng diện chịu thuế thu nhập và thu hẹp diện miễn giảm thuế. Từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, giảm thuế suất, thực hiện mức thuế suất chung đôi với các loại đối tượng, đặc biệt là đối với thuế thu nhập các nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo tỷ lệ động viên công bằng. Thực hiện mở rộng diễn chịu thuế dối với các thuế trực thu và thuế gián thu, đồng thời giảm đến mức thấp nhất các trường hợp ưu đãi miễn giảm thuế. Việc miễn giảm thuế nhằm vào các mục tiêu xã hội cần được thay bằng các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng. Tính phức tạp của hệ thống thuế vẫn còn là vấn đề lớn, do đó, yêu cầu cấp thiết của cải cách hệ thống thuế là làm đơn giản hóa hệ thống thuế. Hoàn thiện các chính sách xã hội Tập trung các nguồn lực tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo Tập trung nguồn lực tạo việc làm bằng một số giảI pháp sau: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân Phát triển toàn diện kinh tế nông thôn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia Tăng quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm và sử dụng có hiệu quả quỹ đó, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giảI quyết việc làm. Thực hiện tốt chủ trưỡng xóa đói giảm nghèo bằng một số giảI pháp cơ bản sau: Tạo môi trường kinh tế- xã hội, cơ chế chinh sách thuận lợi cho các thành phần kinh tế, mọi công dân được quyền tự do sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Phát triển nông nghiệp và nông thôn Tăng cường hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu. Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Thực hiện tốt chính sách cứu trợ và ưu đãI xã hội. Kết Luận Phân phối luôn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Đối với nước ta- một nước đã xác định việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc làm rõ bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và chế dộ phân phối của nó nói riêng là vô cùng cần thiết trong lý luận và thực tiễn. Với điều kiện kinh tế- xã hội ở nước ta còn nhiều khó khăn, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối cùng với sự điều tiết, quản lý của nhà nước để bảo đảm cho sự phân phối hiệu quả và công bằng. Vai trò của nhà nước đối với phân phối thu nhập trong thời gian qua ở nước ta được thể hiện thông qua việc phân tích đánh giá thực trạng cách chính sách phân phối đã nêu trên. Các chính sách này luôn được dổi mới cho phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đề từ đó nâng câo chất lượng đời sống của nhân dân và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Tuy nhiên chính sách phân phối ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tài liệu tham khảo 1. Các mác – Ph.Ănghen – V.I Lênin – J.Stalin. Bàn về quan hệ phân phối. NXB sự thật. 2. Giáo trình chính sách kinh tế chính trị Mác – Lênin. NXB giáo dục. 3. Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay. NXB Chính trị quốc gia, 1993. 4. Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường. NXB Thống kê Hà Nội, 1994. 5. Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập. NXB Khoa học – xã hội, 1993. 6. Tạp chí kinh tế phát triển. 7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, IX. NXB Sự thật Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7387.doc
Tài liệu liên quan