Phán quyết điển hình của tòa trọng tài thường trực La Haye về giải quyết tranh chấp biển đảo và bài học kinh nghiệm

Ý nghĩa của phán quyết đối với quá trình giải quyết tranh chấp biển đảo của Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có biển đảo và cũng đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền biển đảo với các quốc gia khác. Để có cơ sở pháp lý vững chắc nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quẩn đảo đang có tranh chấp chủ quyền, cần chú ý một số vấn đề sau đây được rút ra từ phán quyết PCA: Thứ nhất, những chứng cứ có giá trị lịch sử đã được hình thành trong các giai đoạn lịch sử trước đó có liên quan đến tranh chấp sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để chứng minh yêu sách chủ quyền của Việt Nam. Trong vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, Hà Lan đã thành công trong việc chứng minh chủ quyền của mình bằng các chứng cứ lịch sử mà Hoa Kỳ không thể bác bỏ được. Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo trên biển Đông. Tuy nhiên, để thuyết phục được cộng đồng quốc tế tin và nhận thấy rằng lý lẽ của Việt Nam là có cơ sở chúng ta cần phải chứng minh cho thế giới thấy chúng ta có đầy đủ các bằng chứng lịch sử đối với chủ quyền biển đảo này. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những tranh chấp song phương mà chủ thể tranh chấp với Việt Nam không có đủ lý lẽ nhưng lại có thừa sức mạnh quân sự thì những minh chứng lịch sử này sẽ có giá trị thuyết phục cộng đồng quốc tế đứng về phía Việt Nam, gia tăng sức mạnh cho Việt Nam, để Việt Nam không lẻ loi trong tranh chấp biển Đông, điều mà chủ thể đối diện với Việt Nam luôn mong muốn trong giải quyết tranh chấp song phương với Việt Nam về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam cần có những công trình nghiên cứu một cách tập trung, thống kê, phân tích, đánh giá toàn bộ các chứng cứ lịch sử để làm chứng cứ pháp lý sử dụng trong trường hợp cần thiết. Những chứng cứ lịch sử này cần được sự thừa nhận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam chứ không chỉ là những công trình mang tính chất khoa học hàn lâm, cá nhân và quan trọng hơn, Việt Nam cần thường xuyên, liên tục công bố các chứng cứ lịch sử này trên các phương tiện thông tin trong nước cũng như quốc tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phán quyết điển hình của tòa trọng tài thường trực La Haye về giải quyết tranh chấp biển đảo và bài học kinh nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAÁN QUYÏËT ÀIÏÍN HÒNH CUÃA TOÂA TROÅNG TAÂI THÛÚÂNG TRÛÅC LA HAYE VÏÌ GIAÃI QUYÏËT TRANH CHÊËP BIÏÍN ÀAÃO VAÂ BAÂI HOÅC KINH NGHIÏåM BànH Quốc Tuấn* 1. Yêu sách của các bên tham gia tranh chấp Đảo Palmas (ngày nay còn được biết đến với tên gọi khác là đảo Pula Miangas, là một bộ phận của lãnh thổ nước Cộng hòa Indonesia) là một hòn đảo nhỏ, ít có giá trị về mặt kinh tế hoặc vị trí chiến lược. Hòn đảo có chiều dài khoảng 2 dặm (mile) và chiều rộng khoảng ¾ dặm, với số lượng dân cư khoảng 750 người vào thời điểm phán quyết của PCA được tuyên. Vị trí đảo Pal- mas ở giữa đảo Mindanao của lãnh thổ Phi- lippines và một đảo phía cực Bắc có tên là Nanusa, là một đảo đã được phát hiện bởi Công ty Đông Ấn (East Indies Company) của Hà Lan. Năm 1898, Tây Ban Nha đã nhượng lại đảo Palmas cho Philippines (lúc này là thuộc địa của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) bằng Công ước Paris năm 18981. Từ thời điểm đó, Hoa Kỳ đặt đảo Palmas nằm bên trong đường biên giới của Philippines, thuộc địa của Hoa Kỳ. Đến năm 1906, Hoa Kỳ nhận ra rằng Hà Lan cũng đã thiết lập chủ quyền đối với đảo Palmas, tranh chấp phát sinh và hai bên đã đồng ý đưa vụ việc ra giải quyết tại PCA. Vào ngày 23/01/1925, Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết thỏa thuận để chính thức hóa việc đưa vụ việc ra giải quyết tại PCA (The Special 13 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Ra đời vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Tòa Trọng tài thường trực La Haye (Permanent Court Arbitration - PCA) là một trong những cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế được thành lập sớm nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Từ khi thành lập đến nay, PCA đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển của pháp luật quốc tế. Các phán quyết của PCA đã góp phần giải thích một số nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp về lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp về biển đảo, điển hình là vụ tranh chấp chủ quyền giữa Hà Lan và Hoa Kỳ đối với đảo Palmas. * TS. Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 1 Công ước Paris năm 1898 là Công ước ký giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha để chấm dứt cuộc chiến tranh Hoa Kỳ - Tây Ban Nha. Theo Công ước, Tây Ban Nha phải trao nhượng toàn bộ thuộc địa Philippines cho Hoa Kỳ. Xem Nguyễn Quang Thắng, “Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam nhìn từ Công pháp quốc tế”, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008, tr. 216. 14 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 2 Xem toàn văn văn bản tại Agreement of January 23rd, 19252). Văn bản phê chuẩn việc thỏa thuận được trao đổi tại Washington vào ngày 01/4/1925. Văn bản thỏa thuận được đăng ký trong League of Nations Treaty Series vào ngày 19/5/1925. Hội đồng Trọng tài giải quyết vụ việc chỉ bao gồm một Trọng tài viên duy nhất là ông Max Huber, quốc tịch Thụy Sĩ, ông Michiels van Verduynen là Tổng thư ký. Cả Hoa Kỳ và Hà Lan trong vụ tranh chấp này đều đưa ra yêu sách công nhận chủ quyền của mình đối với đảo Palmas. Đối với Hoa Kỳ, yêu sách chủ quyền đối với đảo Palmas được đưa ra trên cơ sở chủ quyền của Tây Ban Nha là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas. Đối với Hà Lan, yêu sách chủ quyền đối với đảo Palmas được đưa ra dựa trên sự chiếm hữu liên tục cũng như sự thể hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo Palmas. Vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến vụ việc phải trả lời là có hay không việc thiết lập quyền sở hữu đối với một vùng lãnh thổ bởi người phát hiện ra nó đầu tiên, thậm chí ngay cả khi họ không thực hiện chủ quyền thực tế của mình trên vùng lãnh thổ đó hoặc một vùng lãnh thổ có thuộc về chủ quyền của quốc gia chiếm hữu thực tế vùng lãnh thổ đó hay không. Trọng tài viên Max Huber, một luật sư người Thụy Sĩ, đã giải quyết theo hướng có lợi cho Hà Lan và lập luận rằng Hà Lan đã thực hiện chủ quyền thực tế đối với đảo Palmas. Lập luận của ông được đưa ra dựa trên các cơ sở mà các bên tranh chấp đưa ra như sau: - Phải là người phát hiện ra đầu tiên: Trong lần tranh luận đầu tiên giữa hai bên, Hoa Kỳ lập luận rằng, Hoa Kỳ là nước có chủ quyền đối với đảo Palmas bởi lẽ Tây Ban Nha đã nhượng lại chủ quyền đối với lãnh thổ của Philippines cho Hoa Kỳ bằng Hiệp định Paris ngày 10/12/1898 (trong đó có đảo Palmas) vì Tây Ban Nha là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas. Theo Hoa Kỳ, chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ không được thiết lập đơn giản bởi hành vi vẽ bản đồ mà phải thông qua một Công ước và Hoa Kỳ đã viện dẫn Công ước Munster (Treaty of Munster) ngày 30/01/1648 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Công ước Munster năm 1648 có nội dung tuyên bố hòa bình giữa Tây Ban Nha và Hà Lan. Theo Hoa Kỳ, tại Điều V Công ước có quan hệ tới vấn đề lãnh thổ giữa Tây Ban Nha và Công ty Đông Ấn của Hà Lan. Như vậy, đảo Palmas là một phần của lãnh thổ Philippines và Hoa Kỳ đã chiếm giữ Philippines sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1896. Như vậy, Hoa Kỳ đã thực hiện quyền chiếm hữu của người phát hiện đầu tiên thông qua sự chuyển nhượng quyền sở hữu hợp pháp từ Tây Ban Nha. Trọng tài viên cũng đã đồng ý rằng không có quy định nào của pháp luật quốc tế hiện đại không công nhận việc chuyển giao lãnh thổ qua chuyển nhượng. Tuy nhiên, Trọng tài viên đã lưu ý rằng, Tây Ban Nha không thể chuyển giao một cách hợp pháp vùng lãnh thổ mà họ không phải là người sở hữu hợp pháp và như vậy Hiệp định Paris không thể chuyển giao đảo Palmas cho Hoa Kỳ một cách hợp pháp nếu Tây Ban Nha không thực hiện quyền của người chiếm hữu nó trên thực tế. Trọng tài viên đã kết luận rằng, Tây Ban Nha đã là người có quyền sở hữu đối với đảo Palmas ngay khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo. Tuy nhiên, Trọng tài viên cũng lưu ý rằng để duy trì chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ đã phát hiện ra, quốc gia đó phải duy trì liên tục trên thực tế quyền lực của mình đối với vùng lãnh thổ đó, thậm chí chỉ bằng một hành động đơn giản như cắm quốc kỳ trên bãi biển của hòn đảo đó. Trong trường hợp này, Tây Ban Nha đã không thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế đối với đảo Palmas sau khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo. Chính vì vậy, lập luận của Hoa Kỳ đối với vụ kiện về việc Hoa Kỳ có chủ quyền đối với đảo Palmas vì là chủ thể phát hiện ra đầu tiên đã dựa trên một cơ sở pháp lý tương đối yếu. - Phải có sự tiếp giáp: Hoa Kỳ cũng đưa ra lập luận rằng, đảo Palmas là một phần của lãnh thổ tiếp giáp với đất liền của lãnh thổ Philippines là thuộc địa của Hoa Kỳ bởi lẽ nó gần lãnh thổ của Philippines hơn là lãnh thổ của Indonesia, là lãnh thổ thuộc địa của Hà Lan. Trọng tài viên đã lập luận rằng, không có bất kỳ quy định nào của pháp luật quốc tế là cơ sở cho lập luận của Hoa Kỳ bởi lẽ vị trí của đảo không phải là cơ sở quyết định chủ quyền của đảo thuộc về quốc gia nào. Trọng tài viên cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào vị trí thì không đủ cơ sở pháp lý để tiến hành một vụ kiện đòi chủ quyền đối với một vùng đất. Nếu cộng đồng quốc tế đi theo hướng lập luận của Hoa Kỳ nó sẽ dẫn đến những kết quả giải quyết tùy tiện và không có cơ sở pháp lý. - Phải thể hiện chủ quyền một cách liên tục và công khai: Quan điểm đầu tiên mà Hà Lan đưa ra là Hà Lan là chủ thể có chủ quyền đối với đảo Palmas bởi lẽ từ năm 1677 Hà Lan đã thực hiện quyền chiếm hữu trên thực tế đối với đảo Palmas. Theo Hà Lan, đảo Palmas và các đảo Nanusa, đảo Talauer, gọi chung là các đảo Talaud (Talaud Islands) trước đó thuộc về Nhà nước Tabukan. Như vậy, Nhà nước địa phương Tabukan mới là chủ thể chiếm hữu trực tiếp trên thực tế đảo Palmas chứ không phải Tây Ban Nha dù Tây Ban Nha đã phát hiện ra đảo Palmas. Hà Lan cũng cho rằng, dựa vào Công ước Munster năm 1648, năm 1677 Hà Lan đã đạt được thỏa thuận với Nhà nước Tabukan về việc Hà Lan sẽ quản lý, kiểm soát đảo Palmas thông qua một Hiệp định giữa Công ty Đông Ấn với Nhà nước Tabukan, theo một yêu cầu đặt ra đối với những người theo đạo Tin lành và từ chối quyền kiểm soát của các quốc gia khác đối với hòn đảo. Như vậy, Hà Lan đã chứng minh được rằng, Công ty Đông Ấn đã thực hiện quyền kiểm soát đối với đảo Palmas từ thế kỷ XVII. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã không thể đưa ra được các bằng chứng chứng minh rằng Tây Ban Nha đã thực hiện chủ quyền đối với đảo Palmas ngoài trừ những văn bản thể hiện việc Tây Ban Nha đã phát hiện ra hòn đảo. Ngoài ra, cũng không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng đảo Palmas chịu sự quản lý hành chính hoặc là một đơn vị hành chính của chính quyền Tây Ban Nha ở Philippines. Trọng tài viên đã chấp nhận lập luận của Hà Lan và cho rằng, nếu Tây Ban Nha cũng đã thực hiện chủ quyền đối với đảo Palmas thì tất yếu đã phải xảy ra xung đột giữa Hà Lan và Tây Ban Nha về chủ quyền đối với đảo, nhưng thực tế không có bằng chứng nào cho thấy đã có sự xung đột như thế xảy ra. Như vậy, cho đến khi vụ kiện xảy ra, Hà Lan đã thực hiện chủ quyền của mình đối với đảo Palmas một cách liên tục và công khai mà không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào khác, kể cả của Tây Ban Nha. 2. nội dung phán quyết của Hội đồng Trọng tài Trên cơ sở yêu sách của hai bên, các chứng cứ pháp lý mà các bên đưa ra cũng như lập luận của các bên nhằm bảo vệ yêu sách của mình, cũng như căn cứ vào quy định của pháp luật quốc tế, ngày 04/4/1928, Hội đồng Trọng tài đã đưa ra phán quyết với nội dung như sau3: - Một quốc gia không thể chuyển giao 15 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3 Xem Arbitration Agreement between United State of America and The Netherlands, 4th day of April, 1928 (Nguồn: một vùng lãnh thổ cho quốc gia khác khi quốc gia đó không có quyền sở hữu hợp pháp đối với vùng lãnh thổ chuyển giao. Như vậy, Tây Ban Nha không thể chuyển giao một cách hợp pháp đảo Palmas cho Hoa Kỳ nếu Tây Ban Nha không phải là chủ thể sở hữu đảo Palmas thông qua việc thực hiện quyền của người chiếm hữu nó trên thực tế. Tây Ban Nha đã là người có quyền sở hữu đối với đảo Palmas ngay khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã không thực hiện chủ quyền của mình trên thực tế đối với đảo Palmas sau khi Tây Ban Nha phát hiện ra đảo và vì vậy, Tây Ban Nha chưa thiết lập chủ quyền của mình đối với đảo Palmas trên thực tế. Chính vì vậy, lập luận của Hoa Kỳ đối với vụ kiện về việc Hoa Kỳ có chủ quyền đối với đảo Palmas trên cơ sở thừa hưởng quyền của chủ thể phát hiện ra đầu tiên đảo Palmas của Tây Ban Nha là không có cơ sở. - Không có bất kỳ quy định nào của pháp luật quốc tế cho rằng vị trí của một hòn đảo gần với đất liền của quốc gia nào thì hòn đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Như vậy, lập luận của Hoa Kỳ cho rằng đảo Palmas thuộc chủ quyền của Philippines chứ không phải Hà Lan bởi lẽ vị trí của đảo gần lãnh thổ Philippines hơn là lãnh thổ của Hà Lan là không có cơ sở pháp lý. - Một quốc gia dù không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra một vùng lãnh thổ nhưng vẫn có cơ sở tuyên bố và thiết lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó nếu đã thực hiện quyền chiếm hữu vùng lãnh thổ trên thực tế một cách công khai, liên tục mà không gặp phải sự phản đối hoặc tranh chấp của bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào khác. Như vậy, Hà Lan dù không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo Palmas nhưng đã thực hiện quyền kiểm soát đối với đảo Palmas một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối của Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào khác. Trên các cơ sở này, phán quyết của PCA như sau: Hoa Kỳ không có đủ các bằng chứng chứng minh rằng Tây Ban Nha là chủ thể đã thực hiện chủ quyền thực tế đối với đảo Palmas mặc dù Tây Ban Nha là quốc gia phát hiện ra đảo Palmas. Trong khi đó, Hà Lan có đủ các bằng chứng cho thấy Hà Lan là chủ thể đã thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo Palmas và việc thực hiện chủ quyền này đã diễn ra một cách liên tục, công khai mà không có sự phản đối của Tây Ban Nha hay chủ thể nào khác. Vì vậy, Tây Ban Nha không phải là quốc gia có chủ quyền đối với đảo Palmas, do vậy, việc Tây Ban Nha nhượng quyền sở hữu đảo Palmas cho Hoa Kỳ là không đủ cơ sở để Hoa Kỳ thiết lập chủ quyền đối với hòn đảo. Phán quyết của PCA đã tuyên đảo Palmas thuộc chủ quyền của Hà Lan. Sau khi Hà Lan trao trả độc lập cho Indonesia thì chủ quyền đối với đảo Pal- mas cũng chuyển giao cho Indonesia. Vì vậy, 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Bản đồ vị trí của đảo Palmas (Nguồn: www.PCA-CPA.org) ngày nay đảo Palmas là một phần lãnh thổ của nước Cộng hòa Indonesia. 3. Bài học kinh nghiệm 3.1 Những vấn đề về mặt pháp lý của vụ việc Từ phán quyết của PCA đối với vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, chúng ta có thể rút ra mấy vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến tranh chấp biển đảo sau đây: Thứ nhất, vị trí địa lý của đảo hoàn toàn không phải là cơ sở pháp lý theo pháp luật quốc tế để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đối với hòn đảo đó, cho dù đó là quốc gia có vị trị gần nhất với hòn đảo so với các quốc gia khác tham gia tranh chấp. Điều này có nghĩa là có những quốc gia có bờ biển rất xa so với vị trí của đảo nhưng hoàn toàn có chủ quyền đối với đảo nếu như có đầy đủ các cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền của mình. Thứ hai, việc một quốc gia là chủ thể đầu tiên phát hiện ra hòn đảo chỉ có ý nghĩa là cơ sở ban đầu để xem xét chủ quyền của quốc gia đó đối với hòn đảo. Điều này có nghĩa là khi một quốc gia là chủ thể đầu tiên phát hiện ra đảo thì có cơ sở ban đầu cho rằng quốc gia đó có chủ quyền đối với đảo. Tuy nhiên, chủ quyền của quốc gia đối với đảo còn phải được chứng minh bằng các cơ sở pháp lý khác. Thứ ba, nếu một quốc gia không phải là chủ thể đầu tiên phát hiện ra hòn đảo nhưng đã thực hiện chủ quyền trên thực tế đối với đảo và tuyên bố chủ quyền một cách công khai, liên tục mà không có sự phản đối từ quốc gia phát hiện đầu tiên cũng như các chủ thể khác thì có sẽ có cơ sở để kết luận hòn đảo đó thuộc về chủ quyền của quốc gia thực hiện quyền chiếm hữu thực tế hơn là thuộc chủ quyền của quốc gia phát hiện đầu tiên. 3.2 Ý nghĩa của phán quyết đối với quá trình giải quyết tranh chấp biển đảo của Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có biển đảo và cũng đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền biển đảo với các quốc gia khác. Để có cơ sở pháp lý vững chắc nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quẩn đảo đang có tranh chấp chủ quyền, cần chú ý một số vấn đề sau đây được rút ra từ phán quyết PCA: Thứ nhất, những chứng cứ có giá trị lịch sử đã được hình thành trong các giai đoạn lịch sử trước đó có liên quan đến tranh chấp sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để chứng minh yêu sách chủ quyền của Việt Nam. Trong vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Hà Lan và Hoa Kỳ, Hà Lan đã thành công trong việc chứng minh chủ quyền của mình bằng các chứng cứ lịch sử mà Hoa Kỳ không thể bác bỏ được. Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo trên biển Đông. Tuy nhiên, để thuyết phục được cộng đồng quốc tế tin và nhận thấy rằng lý lẽ của Việt Nam là có cơ sở chúng ta cần phải chứng minh cho thế giới thấy chúng ta có đầy đủ các bằng chứng lịch sử đối với chủ quyền biển đảo này. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với những tranh chấp song phương mà chủ thể tranh chấp với Việt Nam không có đủ lý lẽ nhưng lại có thừa sức mạnh quân sự thì những minh chứng lịch sử này sẽ có giá trị thuyết phục cộng đồng quốc tế đứng về phía Việt Nam, gia tăng sức mạnh cho Việt Nam, để Việt Nam không lẻ loi trong tranh chấp biển Đông, điều mà chủ thể đối diện với Việt Nam luôn mong muốn trong giải quyết tranh chấp song phương với Việt Nam về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam cần có những công trình nghiên cứu một cách tập trung, thống kê, phân tích, đánh giá toàn bộ các chứng cứ lịch sử để làm chứng cứ pháp lý sử dụng trong trường hợp cần thiết. Những chứng cứ lịch sử này cần được sự thừa nhận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam chứ không chỉ là những công trình mang tính chất khoa học hàn lâm, cá nhân và quan trọng hơn, Việt Nam cần thường xuyên, liên tục công bố các chứng 17 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT cứ lịch sử này trên các phương tiện thông tin trong nước cũng như quốc tế. Thứ hai, thực hiện việc chiếm hữu có hiệu quả và thể hiện chủ quyền của mình trên thực tế một cách công khai, thường xuyên, liên tục đối với những đảo đang nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam. Để khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển đảo tranh chấp, Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đánh bắt cá, bảo vệ ngư dân trong trường hợp có sự uy hiếp, đe dọa của nước ngoài. Và xa hơn, cần tăng cường cấp phép cho các công ty nước ngoài vào khai thác tài nguyên trên vùng biển của Việt Nam trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi (như Việt Nam hiện đang làm). Những hoạt động này một mặt mang lại lợi ích kinh tế, mặt khác còn là cơ sở khẳng định việc thực hiện chủ quyền trên thực tế của Việt Nam đối với vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam cần kiên quyết phản đối, ngăn chặn các hoạt động khai thác tài nguyên, xây dựng các công trình cũng như tổ chức các hoạt động khác của các nước không có chủ quyền đối với vùng biển đảo của Việt Nam. Thứ ba, thường xuyên, liên tục khẳng định chủ quyền đối với những đảo và vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đang chịu sự kiểm soát của quốc gia khác. Tình hình thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận là trong một thời gian tương đối dài, các quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đang nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của quốc gia khác. Mặc dù về mặt pháp luật quốc tế, hành vi chiếm đóng bằng lực lượng quân sự không đồng nghĩa với việc xác lập chủ quyền cho dù thời gian chiếm đóng kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, trong pháp luật quốc tế tồn tại Thuyết chiếm hữu có hiệu quả. Nội dung của thuyết này theo luật quốc tế hiện đại là đối với các vùng đất (chủ yếu là các hòn đảo) quốc gia nào có đầy đủ chứng cứ thuyết phục nhất về việc mình chứ không phải ai khác là người chiếm hữu có hiệu quả vùng đất đó thì vùng đất đó được coi là vùng lãnh thổ của quốc gia đó. Như vậy, việc các vùng lãnh thổ của Việt Nam nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của quốc gia khác trong một thời gian dài mà Việt Nam không có bất cứ động thái nào thì điều này đồng nghĩa với việc công nhận sự chiếm hữu có hiệu quả của quốc gia kia đối với vùng lãnh thổ của Việt Nam. Thứ tư, thường xuyên, liên tục củng cố và công bố các chứng cứ pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo tranh chấp. Nếu Việt Nam là nước đưa đơn khởi kiện trước thì Việt Nam có nghĩa vụ phải gửi các chứng cứ chứng minh cho yêu sách của mình đến Văn phòng của PCA cũng như đến quốc gia còn lại của tranh chấp. Theo quy định của Quy tắc giải quyết tranh chấp giữa hai bên là quốc gia có hiệu lực ngày 20/10/1992, thì các tài liệu này có thể được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc một ngôn ngữ phổ biến khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Kèm theo các tài liệu, Việt Nam cần có bản tranh luận thể hiện quan điểm của mình cũng như các quan điểm phản bác lại yêu sách của quốc gia có liên quan đã thể hiện trong quá trình diễn ra tranh chấp trước đó. Đối với từng lập luận của Việt Nam cũng như từng lập luận của quốc gia có liên quan tranh chấp, Việt Nam đều phải thể hiện rõ quan điểm của mình là đồng ý hay phản đối và quan trọng nhất, phải có chứng cứ pháp lý, lập luận để bảo vệ quan điểm của mình. Các tài liệu này là một trong những cơ sở rất quan trọng để Hội đồng Trọng tài PCA ban hành quyết định giải quyết vụ tranh chấp. Chính vì vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị các tài liệu này một cách chu đáo. Trong trường hợp cần thiết, cần phải sử dụng cơ chế tư vấn của các chuyên gia để tập hợp, sắp xếp các tài liệu thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh n 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_quyet_dien_hinh_cua_toa_trong_tai_thuong_truc_la_haye_v.pdf
Tài liệu liên quan