Phân tích bảo hộ của ngành nông nghiệp và thủy sản

- Đối với nhóm ngành đầu ra của nông, lâm, thủy sản (công nghiệp chế biến) đang đứng đầu trong danh sách được bảo hộ, cần có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô mà Việt Nam đang sẵn nguồn cung; - Cần tổ chức ngành nông, lâm, thủy sản theo hướng: quy hoạch lại vùng sản xuất; đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; hỗ trợ đầu tư công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi để liên kết người sản xuất, nhà khoa học, nhà tiêu thụ và chính quyền địa phương một cách bền chặt, tạo ra sản phẩm đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành công nghiệp chế biến; - Dân số Việt Nam chiếm 1,27% dân số thế giới, nhưng từ lâu Việt Nam chỉ ưu tiên xuất khẩu, bỏ quên thị trường nội địa. Hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ, nhất là lương thực, thực phẩm chất lượng kém, của các nước tràn vào Việt Nam, trong khi thị trường Việt Nam không được một hàng rào nào bảo vệ, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy cần có hoạt động xúc tiến để sản phẩm nông, lâm, thủy sản chiếm lĩnh thị trường trong nước./.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích bảo hộ của ngành nông nghiệp và thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY 22Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 * Cán bộ nghiên cứu Viện phát triển Việt Nam. 1. Giớí thiệu Trong những năm gần đây, cùng với tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành ngành nông, lâm, thủy sản giảm nhanh, từ 18,4% năm 2010 xuống 15,3% năm 2017; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhẹ; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng khá (Bảng 1). Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. PHÂN TÍCH BẢO HỘ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TS. Bùi Trinh * Tóm tắt: Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bước vào sân chơi “toàn cầu” và để chính thức được ký kết các hiệp định tự do đa phương và song phương với các đối tác lớn. Để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, Chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ trong phạm vi cho phép để bảo vệ sản xuất trong nước. Nghiên cứu này xem xét sự thay đổi về mức độ ảnh hưởng qua lại của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản đối với các nhóm ngành khác trong nền kinh tế, đồng thời đánh giá chính sách bảo hộ đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản qua hai năm và ước tính mức độ bảo hộ đối với nhóm ngành này theo lộ trình cắt giảm thuế quan đến năm 2020. Từ khóa: Nông nghiệp, thủy sản, tăng trưởng, kinh tế. Abstract: In 2007, Vietnam became a member of the World Trade Organization (WTO), entered the “global” playing field, multilateral and bilateral free trade agreements with major partners were officially signed. In order to increase the competitiveness of domestic goods, the Government needs to have reasonable supporting policies to protect domestic production. This study considers the change in the reciprocal influence of agriculture, forestry and fishery sectors on other economic sectors, and assesses protection policies for agriculture, forestry and seafood over two years and estimate the level of protection for this sector under the tariff reduction roadmap by 2020. Keywords: Agriculture, fisheries, growth, economy. VẤN ĐỀ HÔM NAY 23Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 Để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gian qua, Nhà nước đã tập trung nhiều nguồn lực hơn cho công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Còn khu vực nông, lâm, thủy sản có đầu tư, nhưng ở mức rất hạn chế: năm 2005 chiếm khoảng 8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đến năm 2017 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 6%, trong khi vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tới 47% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Về nguyên tắc, xác định ngành trọng điểm để có định hướng ưu tiên đầu tư là cần thiết, nhằm sử dụng nguồn lực hợp lý và tạo động lực cho ngành được ưu tiên thể hiện vai trò của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng toàn nền kinh tế. Bảng 1. Cơ cấu ba nhóm ngành và thuế sản phẩm trong GDP 1, % Nông, lâm Công nghiệp Thuế sản phẩm Năm Tổng số nghiệp và và Dịch vụ trừ trợ cấp thuỷ sản xây dựng sản phẩm 2010 100,00 18,38 32,13 36,94 12,55 2011 100,00 19,57 32,24 36,73 11,46 2012 100,00 19,22 33,56 37,27 9,95 2013 100,00 17,96 33,19 38,74 10,11 2014 100,00 17,70 33,21 39,04 10,05 2015 100,00 17,00 33,25 39,73 10,02 2016 100,00 16,32 32,72 40,92 10,04 Sơ bộ 2017 100,00 15,30 33,30 41,40 10,00 Nguồn Tổng cục Thống kê Nguồn Tổng cục Thống kê 1 Từ năm 2010 Tổng cục Thống kê thay đổi cách công bố số liệu đưa thuế sản phẩm ra khỏi giá trị gia tăng, để tương thích chỉ có thể so sánh từ năm 2010 trở đi. Hình 1. Tỷ trọng vốn đầu tư của ba nhóm ngành trong tổng đầu tư toàn xã hội, % VẤN ĐỀ HÔM NAY 24Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 Các nghiên cứu về cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của nền kinh tế hoặc của một nhóm ngành trên bảng cân đối liên ngành đã được thực hiện bởi: Kwang M.K., Bui Trinh, Kaneko F., Secretaria T.(2007); Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Vũ Trung Điền (2011); Nguyễn Phương Thảo (2015). Chính vì tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của ngành trọng điểm đối với nền kinh tế mà cần phải có chính sách bảo hộ hiệu quả đối với nhóm ngành này. Khái niệm về bảo vệ hữu hiệu (Effective Rate of Protection - ERP) nhằm đo lường tỷ trọng giá trị gia tăng của sản xuất trong nước khi được bảo vệ bằng thuế quan so với giá trị gia tăng khi không được bảo vệ. Khung lý thuyết được đưa ra năm 1966 bởi Corden dựa trên bảng cân đối liên ngành và tiếp tục được các nhà kinh tế, như: Melzer (1980), Stevens (1995), Bùi Trinh và Kobayashi (2011), Nguyễn Bích Lâm, Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong (2013), nghiên cứu. Các nghiên cứu về bảo hộ trong giai đoạn trước 2012 đều chỉ ra rằng Việt Nam không thực sự bảo hộ ngành nào. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã hội nhập sâu với các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Vấn đề đặt ra với các nhà hoach định chính sách là làm sao để chính sách của Việt Nam vẫn đáp ứng được với quá trình hội nhập mà các ngành quan trọng vẫn được bảo vệ thông qua tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu. Nghiên cứu này xem xét mức độ hiệu quả của chính sách bảo hộ của Việt Nam qua hai kỳ 2012 và 2016 và đưa ra kịch bản theo định hướng hội nhập của Việt Nam, trọng tâm là chính sách bảo hộ đối với ngành nông, lâm, thủy sản. 2. Kết quả nghiên cứu a) Nhóm ngành trọng điểm của Việt Nam Hình 1 cho thấy vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vậy, những ngành thuộc khu vực này có phải là những ngành tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác? Thông qua các hệ số, như hệ số lan tỏa, độ nhạy cao và hệ số nhập khẩu thấp, xác định những ngành có ảnh hưởng tốt đến nền kinh tế. Kết quả tính toán từ bảng I/O năm 2016 có sự tương đồng với kết quả từ bảng I/O năm 2012 (Bảng 1). Bảng I/O 2012 thể hiện cấu trúc giai đoạn 2008-2013 và bảng I/O 2016 thể hiện cấu trúc giai đoạn 2013-2018 cho thấy cấu trúc của nền kinh tế hầu như không thay đổi nhiều trong suốt 10 năm. Những nhóm ngành nhỏ thuộc khu vực nông, lâm, thủy sản có hệ số lan tỏa/độ nhạy > 1 đều có hệ số kích thích nhập khẩu thấp và hệ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm cao. Nhiều ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp có hệ số lan tỏa cao (7/14 nhóm ngành nhỏ thuộc lĩnh vực công nghiệp có hệ số lan tỏa > 1), nhưng các ngành này đều lan tỏa thấp đến giá trị gia tăng và kích thích nhập khẩu cao. Điều này cho thấy đây là nhóm ngành gia công lớn, càng phát triển càng phải nhập khẩu nhiều. Nhóm ngành dịch vụ không có độ lan tỏa và kích thích lớn đối với nền kinh tế, nhưng nhiều ngành nhỏ có hệ số lan tỏa tốt đến giá trị gia tăng. Chỉ 2/11 nhóm ngành nhỏ thuộc khu vực nông, lâm, thủy sản (Bảng 2) có mức độ lan tỏa đến nền kinh tế lớn hơn mức bình quân chung: sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Nhưng chỉ ngành thủy sản nuôi trồng có hệ số lan tỏa đến nhập khẩu nhỏ hơn mức bình quân và mức độ lan tỏa đến giá trị tăng thêm VẤN ĐỀ HÔM NAY 25Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 cao hơn mức bình quân chung. Sản phẩm chăn nuôi có mức độ lan tỏa tốt, nhưng lan tỏa đến nhập khẩu lại cao hơn mức bình quân chung. Một số ngành đầu vào của nông, lâm, thủy sản, như thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; phân bón và hợp chất nitơ; thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp, có chỉ số lan tỏa đến giá trị gia tăng khá thấp (Bảng 1). Điều này có thể do chính sách thuế đối với nhóm ngành này, những ngành đầu vào của nông, lâm, thủy sản trong diện không chịu VAT, tức là những ngành này không được khấu trừ VAT đầu vào, từ đó dẫn đến chi phí trung gian không thể giảm và giá trị tăng thêm ngày càng giảm. Phải chăng đây là nguyên nhân khiến một số ngành tuy lan tỏa cao đến nền kinh tế, nhưng người sản xuất lại gặp khó khăn? Bảng 2. Độ nhạy, hệ số lan tỏa và hệ số lan tỏa đến giá trị gia tăng, hệ số lan tỏa đến nhập khẩu của năm 2012 và năm 2016 2012 2016 TT Tên ngành sản phẩm Độ Hệ số Độ Hệ số nhạy lan tỏa IVA2 IM3 nhạy lan tỏa IVA IM 1 Sản phẩm cây hàng năm 2,252 0,943 1,105 0,747 2,072 0,944 1,097 0,822 2 Sản phẩm cây lâu năm 1,002 0,890 1,106 0,744 0,923 0,909 1,098 0,819 3 Sản phẩm chăn nuôi 1,374 1,522 0,912 1,212 1,241 1,459 0,924 1,140 4 Dịch vụ nông nghiệp 0,834 0,948 1,110 0,736 0,682 0,954 1,093 0,828 5 Các sản phẩm nông nghiệp khác chưa 0,587 0,657 1,123 0,704 0,527 0,633 1,074 0,863 được phân vào đâu 6 Sản phẩm trồng rừng và chăm sóc rừng 0,605 0,802 1,163 0,609 1,301 0,885 1,335 0,381 7 Gỗ khai thác 0,588 0,658 0,609 1,939 0,632 0,713 0,727 1,504 8 Sản phẩm lâm sản khai thác khác; sản 0,629 0,737 1,247 0,405 0,557 0,796 1,295 0,456 phẩm thu nhặt từ rừng 9 Dịch vụ lâm nghiệp 0,669 0,708 1,157 0,622 0,514 0,751 1,212 0,610 10 Sản phẩm thuỷ sản khai thác 0,739 0,934 0,719 1,677 0,668 0,941 0,734 1,491 11 Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng 1,063 1,323 0,985 1,036 1,036 1,312 1,010 0,981 Nguồn: Tính toán từ bảng I/O năm 2012 và năm 2016 2 Hệ số lan tỏa đến giá trị tăng thêm (VA). 3 Hệ số lan tỏa đến nhập khẩu. VẤN ĐỀ HÔM NAY 26Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 Tính toán cũng chỉ ra nhóm ngành nông, lâm, thủy sản kích thích các ngành còn lại hơn là các ngành khác kích thích đến nhóm ngành này (Bảng 4); bình quân chung, nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tăng một đơn vị sản lượng kích thích các ngành khác tăng 0,43 đơn vị; trong khi các ngành khác tăng một đơn vị chỉ kích thích nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tăng 0,16 đơn vị. Nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản có độ kích thích cao nhất đến nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, sản phẩm chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt (ngành 13), thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản chế biến, bảo quản (ngành 14), rau quả chế biến (ngành 15), sản phẩm xay xát và sản xuất bột (ngành 17), thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản (ngành 18), sản phẩm chế biến từ gỗ, tre, nứa (gồm giường, tủ, bàn, ghế), từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (ngành 19) lan tỏa lớn nhất đến nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. Để đáp ứng cho một đơn vị tăng lên về sản lượng của 25 ngành trong nền kinh tế, đòi hỏi sự đáp ứng nhiều nhất từ sản phẩm cây hàng năm, tiếp theo là nhóm ngành chăn nuôi và thứ ba là sản phẩm thủy sản nuôi trồng (Bảng 5). Ở phía ngược lại, để tăng một đơn vị sản lượng của 11 ngành thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản, nhu cầu về sản lượng của 25 ngành cho thấy nhóm ngành thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; phân hóa học, hợp chất nito là hai nhóm đầu vào lớn nhất cho nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. Nhóm ngành sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có mức độ lan tỏa rất lớn (Bảng 6). Khi cầu cuối cùng tăng lên, nhu cầu sản lượng làm đầu vào sản xuất cho các ngành khác của hai ngành này cao nhất trong 11 nhóm ngành nông, lâm, thủy sản được khảo sát trong mô hình. Hơn nữa, hai nhóm ngành này cũng kích thích sản xuất mạnh nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế Việt Nam. Bảng 3. Lan tỏa của cầu cuối cùng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản Tiêu TDCC Tích TLTS TLTS Xuất Xuất Tổng dùng TDCC Chính lũy cố lưu khẩu khẩu xuất cuối hộ phủ tài định động hàng dịch khẩu cùng sản hóa vụ Tỷ trọng lan tỏa từ cầu của NLTS đến 0,091 0,100 0,000 0,046 0,016 0,178 0,053 0,000 0,048 VA chính nó Tỷ trọng lan tỏa từ cầu của NLTS đến 0,047 0,052 0,000 0,027 0,010 0,106 0,021 0,000 0,019 VA các ngành khác Tỷ trọng lan tỏa từ cầu của NLTS đến 0,138 0,152 0,000 0,073 0,026 0,284 0,074 0,000 0,068 GVA cả nước Nguồn: Tính toán từ bảng I/O năm 2016 VẤN ĐỀ HÔM NAY 27Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 Bảng 3 cho thấy tài sản lưu động (đầu tư ngắn hạn và cầu tiêu dùng của hộ gia đình) lan tỏa đến giá trị gia tăng cao nhất trong các nhân tố của cầu, trong khi xuất khẩu lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp nhất. Điều này hàm ý các chính sách về quản lý cầu cần hướng tới nhân tố nào của cầu để lan tỏa đến giá trị gia tăng cao nhất. Sản phẩm nông, lâm, thủy sản bán trong nước có lợi hơn xuất khẩu, nhưng mọi chính sách đều hướng vào xuất khẩu phải chăng là nghịch lý? b) Đánh giá bảo hộ các ngành sản xuất của Việt Nam Gia nhập WTO, hàng hóa của Việt Nam đối diện với sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu. Để tăng tính cạnh tranh, ngoài các yếu tố về chất lượng, giá cả và xây dựng thương hiệu, Việt Nam phải thông qua bảo hộ danh nghĩa để bảo vệ sản xuất trong nước. Bảo hộ sản xuất trong nước không chỉ có thuế quan, mà còn liên quan đến VAT, vì giá hàng hóa cuối cùng tăng lên là do thuế nhập khẩu và VAT. Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả được xác định dựa trên giá trị tăng thêm khi sản xuất trong nước có sử dụng đầu vào là sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, công thức tính toán (32) chỉ ra rằng thuế không phải là yếu tố duy nhất giúp tăng cường bảo hộ trong nước; các yếu tố để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, như: công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn lực,... cũng rất quan trọng. Tính toán (Bảng 2) cho thấy nhóm ngành được bảo hộ mạnh mẽ nhất (có ERP > 1) đều thuộc nhóm ngành đầu ra của nông, lâm, thủy sản (sản phẩm chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản chế biến, bảo quản; rau quả chế biến). Nhóm ngành này đều kích thích nhập khẩu và lan tỏa đến giá trị gia tăng thấp. Như vậy, nhóm ngành này chưa sử dụng hết nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, mà chủ yếu vẫn là gia công. Nhóm ngành có ERP < 0 đều thuộc nhóm ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản và nhóm ngành đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản (thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; phân bón và hợp chất nitơ). Tuy được ưu tiên miễn VAT, trong đó ngành chăn nuôi là ngành được ưu tiên nhiều nhất (miễn VAT và tỷ suất thuế nhập khẩu đối với đầu vào là 0%), nhưng kết quả tính toán trên bảng IO phi cạnh tranh của năm 2012 và năm 2016, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu vẫn < 0. Hình 2. Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu của 11 nhóm ngành thuộc khu vực nông, lâm, thủy sản năm 2012 và năm 2016 Nguồn tính toán từ bảng I/O năm 2012 và năm 2016 VẤN ĐỀ HÔM NAY 28Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 3. Kết luận và kiến nghị a) Kết luận - Trong những năm gần đây, các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản có hệ số lan tỏa tốt đến giá trị gia tăng hầu như không có sự bảo hộ trong sản xuất, mà lại ưu tiên bảo hộ cho các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tuy các nhóm ngành này chỉ sản xuất gia công, tạo ra giá trị gia tăng rất thấp; - Việc thực hiện lộ trình giảm thuế trong các hiệp định thương mại đa phương và song phương đến năm 2020 sẽ khiến tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu của tất cả các ngành nông, lâm, thủy sản và các ngành đầu vào của các ngành này đều âm (Bảng 3). Điều này có thể làm cho những người nông dân và người tiêu dùng cuối cùng bất lợi, dẫn đến cấu trúc kinh tế ngày càng lệch lạc; - Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay chưa hợp lý, chính sách thuế chưa làm tăng hiệu quả của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản cần bảo vệ. Để tăng giá trị gia tăng của nền kinh tế, đòi hỏi một cơ cấu kinh tế hợp lý và một chính sách thuế hài hòa; - Tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam cho thấy khi nhóm ngành phân bón chịu thuế suất VAT 5% và được khấu trừ VAT đầu vào có thể dẫn đến giá sản xuất của nhóm ngành phân bón giảm từ 3% đến 4% và đầu vào của nhóm ngành trồng trọt chỉ giảm được 0,015- 0,02%. Do vậy, Chính phủ có thay đổi chính sách thuế phân bón từ mức không (0) sang mức VAT 5%, thì việc bảo hộ nhóm ngành trồng trọt cũng không thay đổi được nhiều. b) Kiến nghị - Đối với nhóm ngành đầu vào của nông, lâm, thủy sản (thức ăn chăn nuôi, thủy sản; phân bón; thuốc trừ sâu,) cần có chính sách bảo hộ hợp lý làm giảm giá thành; xây dựng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến môi trường; Nguồn tính toán từ bảng I/O năm 2012 và năm 2016 Hình 3. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất của một số ngành thuộc nhóm ngành nông, lâm, thủy sản Ngoài ra, kết quả tính toán cũng cho thấy bảo hộ hữu hiệu đối với nhóm ngành nông, lâm, thủy sản giảm không chỉ do chính sách bảo hộ, mà còn do hàm lượng giá trị gia tăng của nhóm ngành này trong giá trị sản xuất có xu hướng giảm sút (Hình 3). VẤN ĐỀ HÔM NAY 29Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 07/2020 - Đối với nhóm ngành đầu ra của nông, lâm, thủy sản (công nghiệp chế biến) đang đứng đầu trong danh sách được bảo hộ, cần có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô mà Việt Nam đang sẵn nguồn cung; - Cần tổ chức ngành nông, lâm, thủy sản theo hướng: quy hoạch lại vùng sản xuất; đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; hỗ trợ đầu tư công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi để liên kết người sản xuất, nhà khoa học, nhà tiêu thụ và chính quyền địa phương một cách bền chặt, tạo ra sản phẩm đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành công nghiệp chế biến; - Dân số Việt Nam chiếm 1,27% dân số thế giới, nhưng từ lâu Việt Nam chỉ ưu tiên xuất khẩu, bỏ quên thị trường nội địa. Hàng hóa chất lượng thấp, giá rẻ, nhất là lương thực, thực phẩm chất lượng kém, của các nước tràn vào Việt Nam, trong khi thị trường Việt Nam không được một hàng rào nào bảo vệ, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy cần có hoạt động xúc tiến để sản phẩm nông, lâm, thủy sản chiếm lĩnh thị trường trong nước./. Tài liệu tham khảo 1. Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung Dien Vu, “ Economic Integraation and Trade Deficit: A Case of Vietnam”, Journal of Economic and International Finance 3 (2011). 2. Ciobanu, C., Mattas, K. and Psaltopoulos, D., 2004. Structural Changes in Less Developed Areas: An Input–Output Framework. Regional Studies 38 (6), pp. 603–614. 3. Kwang M. K., Bui T., Kaneko F., Secretario T., “Structural Analysis of National Economy in Vietnam: Comparative Time Series Analysis based on 1989-1996-2000’s Vietnam I/O Tables” presented at the 18th conference Pan Pacific Association of input- output studies, Chukyo University, 2007. 4. Nguyen Bich Lam, Bui Trinh, N.V. Phong (2013). Measuring the Effective Rate of Protection in Vietnam’s Economy after Five Years Joining WTO (An Input-Output Analysis Approach). Global Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE Sociology & Culture, Volume 13 Issue 1 Version 1.0. 5. Vietnam GSO (2014). Vietnam input-output table, 2012. Statistics Publisher House. 6. Nguyễn Phương Thảo (2015). Sử dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc lựa chọn ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Ngày nhận bài: 20/06/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_bao_ho_cua_nganh_nong_nghiep_va_thuy_san.pdf
Tài liệu liên quan