MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Nội dung nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1. Chi phí và phân loại chi phí 3
2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Phân loại 3
2.2. Vai trò của chi phí và quá trình vận động của chi phí 5
2.2.1. Vai trò của chi phí 5
2.2.2. Quá trình vận động của chi phí 5
2.3. Một số phương pháp phân tích chi phí 6
2.3.1. Phân tích chi phí dựa theo các chỉ tiêu tài chính 6
2.3.1.1. Tỷ suất chi phí 6
2.3.1.2. Tỷ trọng chi phí 6
2.3.2. Sử dụng phương pháp so sánh 7
2.3.2.1. Phân tích chung toàn bộ chi phí 7
2.3.2.2. Phân tích từng khoản mục chi phí 8
2.4. Các nhân tố ảnh huởng đến chi phí và biện pháp khắc phục 9
2.4.1. Ảnh hưởng của nhân tố giá 9
2.4.2. Ảnh hưởng của nhân tố lượng 10
2.4.3. Ảnh hưởng của nhân tố khác (chất lượng quản lý) 10
2.5. Ý nghĩa của phân tích chi phí 10
Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT AN 11
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 11
3.2. Đặc điểm sản phẩm, quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ của công ty TNHH Việt An 11
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm 11
3.2.2. Quy trình sản xuất 12
3.2.3. Thị trường tiêu thụ chủ yếu 12
3.3. Những thuận lợi, khó khăn của công ty TNHH Việt An và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 12
3.3.1 Thuận lợi 12
3.3.2 Khó khăn 13
3.3.3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian sắp tới 13
3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Việt An 14
3.4.1. Sơ đồ tồ chứcquản lý của công ty 14
3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 14
3.5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Việt An 16
3.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 16
3.5.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán 16
3.5.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán 17
3.5.3.1. Hình thức kế toán 17
3.5.3.2. Luân chuyển chứng từ 17
3.5.3.3. Xử lý chứng từ 17
3.5.3.4. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho 18
3.5.4. Chế độ kế toán 18
Chương 4 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT AN 20
4.1. Khái quát về các loại chi phí phát sinh tại công ty 20
4.2. Phân tích chung toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 21
4.2.1. Đối với chi phí sản xuất 21
4.2.2. Đối với chi phí ngoài sản xuất 22
4.3. Phân tích biến động từng khoản mục chi phí có liên hệ với khối lượng hoạt động (quy mô) 24
4.3.1. Đối với chi phí sản xuất 24
4.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25
4.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 26
4.3.1.3. Chi phí sản xuất chung 27
4.3.2. Phân tích biến động chi phí theo khối lượng hoạt động đối với chi phí ngoài sản xuất 28
4.4. Phân tích chi phí trong giá thành sản phẩm 28
4.4.1. Phân tích biến động giá thành bình quân qua hai năm 2005- 2006 29
4.5. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự biến động chi phí 31
4.5.1. Tác động của nhân tố giá 31
4.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố lượng 31
4.5.3. Ảnh hưởng của chất lượng quản lý 32
4.6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty TNHH Việt An 32
4.6.1. Phân tích tỷ suất chi phí đối với chi phí sản xuất 34
4.6.2. Phân tích tỷ suất chi phí đối với chi phí ngoài sản xuất 35
4.6.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận 35
Chương 5 GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH VIỆT AN 38
5.1. Nhận xét 38
5.1.1. Tình hình phát triển của ngành chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu hiện nay 38
5.1.1.1. Thuận lợi 38
5.1.1.2. Khó khăn 39
5.1.2. Tình hình hoạt động của công ty thông qua kết quả phân tích 39
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty TNHH Việt An 40
5.2.1. Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào 40
5.2.2. Giải pháp về hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh 40
5.2.3. Giải pháp cho đầu ra của sản phẩm 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
1. Kết luận 42
2. Kiến nghị 42
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích cuối cùng của các công ty đều là lợi nhuận. Thật vậy, lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự tồn tại và sống còn của một công ty. Lợi nhuận càng cao, công ty sẽ càng vững mạnh về tài chính, có điều kiện mở rộng về quy mô đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Và trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá hiện nay, các công ty ngày càng phải đối mặt với sức ép đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị phải có một tầm nhìn chiến lược cũng như đường lối, chính sách kinh doanh đúng đắn nhằm đảm bảo cho hướng phát triển của công ty.
Riêng đối với ngành chế biến thủy sản của nước ta hiện nay nói chung, Việt Nam đã và đang từng bước tạo được thương hiệu của mình với hai loại sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa đến với nhiều nước trên thế giới mà đặc biệt là ở thị trường Châu Âu và Mỹ. Ở An Giang, một số nhà máy chế biến thủy sản như Agifish, Afiex, Nam Việt, Việt An .cũng đang dần khẳng định thương hiệu của mình. Và hiện nay, sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần diễn ra riêng đối với các nước bên ngoài mà ngay cả trong nước.
Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa của Việt Nam ngày càng mở rộng, các công ty chế biến thủy sản đều có xu hướng mở quy mô sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào có nhiều biến động và có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nhiều công ty và lẽ dĩ nhiên điều này sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận.
Trong lĩnh vực kế toán quản trị, xét về sự liên hệ giữa chi phí và lợi nhuận thì giữa chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Muốn đạt lợi nhuận cao thì đòi hỏi các công ty phải kiểm soát tốt chi phí để hạ giá thành, phải nắm được tình hình biến động của chi phí, ảnh huởng của sự biến động chi phí đến kết quả hoạt động, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đề ra biện pháp khắc phục kịp thời. Cũng chính vì lý do này nên tôi chọn đề tài “ Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt An “ với mục tiêu là giúp công ty kiểm soát tốt hơn về chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí.
- Đưa ra giải pháp khắc phục đối với những biến động xấu về chi phí nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các kỳ sau.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu sự biến động của chi phí qua hai năm hoạt động để thấy ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Việt An.
- Phân tích ảnh hưởng sự biến động chi phí đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đưa ra giải pháp.
44 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3362 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt An (TP Hồ Chí Minh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập báo cáo tài chính.
3.5.3.4. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho
- Công ty áp dụng chế độ hoạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Giá trị thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp đích danh.
3.5.4. Chế độ kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC và các thông tư 20/2006/TT- BTC và thông tư 21/2006/ TT-BTC ban hành 20/3/2006 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều trong chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Sổ quỹ
Bảng cân đối
tài khỏan
Báo cáo
tài chính
- Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Chương 4
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH VIỆT AN
4.1. Khái quát về các loại chi phí phát sinh tại công ty
Do đặc điểm hoạt động của công ty thuộc loại hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, nên chi phí phát sinh tại công ty chủ yếu gồm các loại sau: chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và chi phí ngoài sản xuất (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính).
Sau hơn hai năm đi vào hoạt động, có thể khái quát về tình hình chi tiêu các loại chi phí phát sinh của công ty qua bảng số liệu tổng hợp dưới đây.
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp chi phí phát sinh của công ty TNHH Việt An
năm 2005-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
MCP
Năm
CHI PHÍ SẢN XUẤT
CHI PHÍ NGOÀI SẢN XUẤT
TỔNG CP
NVL
NCTT
SXC
CPBH
CPQL
CPTC
2006
276.873
16.545
31.185
26.192
3.156
13.652
367.605
2005
98.564
6.058
12.203
7.916
2.147
4.663
130.951
Nguồn: số liệu được lấy từ bảng cân đối số phát sinh năm 2005-2006
Để giúp đi sâu hơn các vấn đề trọng tâm trong quá trình phân tích, ta cần nắm được tỷ trọng và mức độ ảnh hưởng của từng loại chi phí trong tổng chi phí phát sinh tại công ty. Từ đó xác định được loại chi phí nào ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, bám sát phân tích tình biến động của chúng, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục để quản lý chi phí tốt hơn. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng từng khoản mục chi phí sau đây sẽ giúp giải quyết các vấn đề này.
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2006
Qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ trọng các loại chi phí giữa hai năm là ít biến động. Và trong cơ cấu chi phí thì chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kế đó là chi phí sản xuất chung. Do vậy các loại chi phí này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong quá trình phân tích.
4.2. Phân tích chung toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
Để thấy được tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty qua hai năm hoạt động 2005-2006, trước hết cần phân tích chung toàn bộ chi phí. Kết quả phân tích này giúp người đọc thấy một cách tổng quát về tình hình chi tiêu chi phí của công ty.
4.2.1. Đối với chi phí sản xuất
- Sử dụng công thức:
+ Chênh lệch tuyệt đối: rtcp = tcp06- tcp05
+ % tăng (giảm):
Bảng 4.2: Bảng so sánh biến động chi phí sản xuất năm 2005-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
KMCP
Năm
NVL
NCTT
SXC
Tổng CPSX
Sản phẩm sản xuất
2006
276.873
16.545
31.185
324.603
7.776.759
2005
98.564
6.058
12.203
116.225
2.830.461
So
Sánh
Tuyệt đối
178.309
10.487
19.582
208.378
4.946.118
Tương đối
180,91%
173,11%
168,77%
178,29%
174,75%
Dựa vào kết quả tính toán số liệu trên ta thấy, tất cả các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh năm 2006 đều tăng rất cao so với năm 2005. Trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao nhất, đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Như đã giới thiệu ở trên, chi phí sản xuất là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh. Vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các loại chi phí lại có sự gia tăng đột biến để từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục kịp thời.
Qua tìm hiểu thực tế, sở dĩ các khoản chi phí sản xuất năm 2006 tăng nguyên nhân chính là do mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, số lượng sản phẩm sản xuất nhiều hơn, thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng hơn. Do đó làm tăng chi phí sản xuất phát sinh. Cụ thể:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu: tăng 180,91% nguyên nhân chính là tăng khối lượng sản xuất, cần tiêu hao nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra còn sự tác động khách quan nữa là giá nguyên liệu đầu vào trong năm 2006 tăng hơn 2005, dao động trung bình khoản 1.762đ/kg. Và không riêng gì công ty Việt An mà kể cả các công ty thủy sản khác đều chịu sự tác động của sự tăng giá này.
- Đối chi phí nhân công trực tiếp: việc tăng quy mô sản xuất cũng dẫn đến thuê thêm nhân công, tăng ca, tiền cơm cho công nhân tăng. Vì vậy làm cho chi phí nhân công tăng.
- Chi phí sản xuất chung: tăng 168,77% cũng do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, cần tiêu hao nhiều vật liệu dùng trong phân xưởng và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài tăng như: chi phí điện, chi phí khấu hao do đầu tư thêm máy móc thiết bị, chi phí bao bì tăng…
Giải thích cho sự gia tăng chi phí sản xuất trên, ta thấy tổng số lượng sản phẩm hoàn thành năm 2006 cũng gia tăng đáng kể đạt 174,75% so với 2005. Vì vậy có thể kết luận sơ bộ chi phí sản xuất tăng cao là do tăng quy mô sản xuất.
4.2.2. Đối với chi phí ngoài sản xuất
Bảng 4.3: Bảng so sánh biến động chi phí ngoài sản xuất năm 2005-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
KMCP
2006
2005
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối
CPBH
26.192
7.916
18.276
230,87%
CPQL
3.156
2.147
1.009
47%
CPTC
13.652
4.663
8.989
192,77%
Tổng
29.348
10.063
19.285
191,64%
- Công thức tính
+ Chi phí bán hàng
Chênh lệch tuyệt đối: 26.192-7.916 = 18.276 triệu đồng
% tăng (giảm) =
+ Chi phí quản lý
Chênh lệch tuyệt đối: 3.156 – 2.147 = 1.009 triệu đồng
% tăng (giảm) =
+ Chi phí tài chính
Chênh lệch tuyệt đối: 13.652 – 4.663 = 8.989 triệu đồng
% tăng (giảm) =
Ta thấy, cùng với sự gia tăng của chi phí sản xuất, thì chi phí ngoài sản xuất cũng tăng theo. Cụ thể:
- Đối với chi phí bán hàng: đây là khoản chi phí tăng cao nhất vượt 230,88% so với 2005. Chi phí bán hàng tăng có nhiều nguyên nhân, có thể do chính sách bán hàng của công ty không hợp lý? Hay do khối lượng hoạt động tiêu thụ hàng hóa năm 2006 tăng cao hơn năm 2005?
Qua tìm hiểu thực tế được biết, nguyên nhân chính là do khối lượng tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm của công ty năm 2006 tăng cao, do vậy mà các khoản chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài phát sinh tăng, chi phí quảng cáo để tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường và đào tạo nhân viên tăng. Ngoài ra, khi so sánh tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong năm 2006 và 2005 ta thấy có sự chênh lệch rất cao, cụ thể doanh thu tăng từ 83.045 triệu lên đến 342.261 triệu, điều này chứng tỏ chi phí bán hàng tăng là do tăng khối lượng giao dịch mua bán cũng như xuất khẩu, hay nói cách khác nó hệ quả của việc tăng khối lượng xuất khẩu.
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: trong tất cả các khoản mục chi phí thì chi quản lý doanh nghiệp tăng thấp nhất, vì đây là loại chi phí chi phí cố định nên ít biến động. Tuy nhiên do mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu quản lý cũng tăng, phải tuyển dụng thêm nhân viên, xây dựng và trang bị thêm thiết bị, dụng cụ quản lý, các dịch vụ mua ngoài tăng dẫn đến chi phí quản lý cũng tăng theo.
- Đối với chi phí hoạt động tài chính: mức gia tăng của chi phí tài chính trong năm 2006 cũng không nằm ngoài nguyên nhân công ty mở rộng quy mô sản xuất, công ty phải huy động thêm vốn vay để đầu tư thêm máy móc thiết bị cũng như là bổ sung nguồn vốn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó thì chi phí chuyển khoản phát sinh trong hoạt động mua bán thanh toán năm 2006 cũng tăng cao do tăng khối lượng giao dịch thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng. Đây là những nguyên nhân làm chi phí tài chính tăng 192,77% trong năm 2006.
4.3. Phân tích biến động từng khoản mục chi phí có liên hệ với khối lượng hoạt động (quy mô)
Xét theo mối quan hệ ứng xử của chi phí, ứng với quy mô hoạt động khác nhau thì mức chi phí thực tế phát sinh cũng khác nhau. Do vậy, phải tiến hành phân tích biến động chi phí dựa trên quy mô thực hiện để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của công ty chính xác hơn.
- Sử dụng công thức
+ Chênh lệch: rtcp = tcp1- tcp0 X
+ % tăng (giảm) =
4.3.1. Đối với chi phí sản xuất
Sử dụng công thức tính trên, ta tính được bảng số liệu sau:
Bảng 4.4: Bảng so sánh chi phí sản xuất năm 2005-2006 có loại trừ yếu tố quy mô hoạt động
Đơn vị tính: Triệu đồng
KMCP
Năm
NVL
NCTT
SXC
Tổng CP sản xuất
Thành
phẩm(kg)
2006
276.873
16.545
31.185
324.603
7.663.682
2005
98.564
6.058
11.603
116.225
2.889.482
2005 (theo QM)
261.418
16.067
30.774
308.260
7.663.682
So sánh
Tuyệt đối
15.455
478
411
16.343
-
Tương đối
5,91%
2,97%
1,33%
5,3%
-
Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy rằng mặc dù chi phí sản xuất năm 2006 xét về số lượng thì tăng rất cao so với 2005. Tuy nhiên nếu liên hệ với khối lượng hoạt động thì sự gia tăng này là không đáng kể. Tổng chi phí sản xuất 2006 chỉ tăng 5,3% so với 2005. Nguyên nhân do chi phí sản xuất tăng nhưng số thành phẩm sản xuất cũng tăng theo. Vì vậy có thể kết luận sơ bộ việc tăng khối lượng sản xuất là nguyên nhân chính làm tăng chi phí sản xuất trong năm 2006. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, ta tiến hành phân tích chi tiết cho từng loại chi phí.
4.3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Xét trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại công ty qua hai năm ta thấy mức gia tăng của chi phí này khi liên hệ với kết quả sản xuất là 5,91%,
thấp hơn nhiều so với kết quả so sánh ban đầu là tăng 180,91%. Căn cứ vào biểu đồ thể hiện tỷ trọng chi phí như đã giới thiệu ngay từ đầu thì chi phí nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn đến 75% trong tổng chi phí. Do vậy dù chỉ tăng ở mức 5,91% nhưng nó đã chiếm đến 95% (15.455 tỷ/ 16.343 tỷ) trong tổng khoản tăng của chi phí sản xuất trong năm 2006. Do vậy cần tìm rõ nguyên nhân đối với sự gia tăng của chi phí này.
Bảng 4.5: Bảng so sánh biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2005-2006 có loại trừ yếu tố quy mô hoạt động
Đơn vị tính: triệu đồng
KMCP
Năm
Vật liệu chính
Vật liệu phụ
Vật liệu khác
Tổng CP NVLTT
Thành
phẩm(kg)
2006
272.836
3.985
52
276.873
7.663.682
2005
97.216
1.330
18
98.564
2.889.482
2005 (theo QM)
257.843
3.528
48
261.418
7.663.682
So sánh
Tuyệt đối
14.993
457
4
15.455
-
Tương đối
5,81%
12,97%
8,92%
5,91%
-
triệu đồng
- Công thức tính:
+ rTCP NVL:
+ % tăng (giảm):
Ta thấy, do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty chế biến thủy sản nên chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh tại công ty chủ yếu là giá trị nguyên liệu cá Tra, cá Ba Sa. Ngoài ra còn có một số vật liệu phụ như hóa chất dùng khử kháng sinh làm sạch cá, nước đá làm lạnh, chất phụ gia làm tăng trọng lượng và một số vật liệu khác nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí vật liệu. Ở đây ta chỉ chú trọng đến chi phí nguyên liệu cá Ba Sa, cá Tra đầu vào.
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp tình hình thu mua nguyên liệu 2005-2006
Đơn vị tính:ngàn đồng
Năm
Mức thu mua
2006
2005
Chênh lệch
Tổng sản lượng (kg)
20.088.668
8.589.237
11.499.431
Tổng giá trị (ngàn đồng)
272.140.000
101.304.000
170.836.000
Giá bình quân (ngàn đồng/kg)
13,547
11,794
1,753
Ta thấy sản lượng cá Tra, cá Ba Sa thu mua của công ty tăng cả về số lượng và giá. Và trong điều kiện thị trường tiêu thụ sản phẩm cá da trơn của Việt Nam ngày được mở rộng, đặc biệt là sau vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ trong năm 2005 làm nhiều nước biết đến sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa nhiều hơn, các công ty chế biến thủy sản của An Giang nói riêng đều có xu hướng tăng khối lượng hoạt động trong năm 2006, dẫn đến tác động khan hiếm cá và sự tăng giá cá đầu vào, làm chi phí nguyên vật liệu chính tăng. Nhưng xét liên hệ với khối lượng hoạt động thì mức gia tăng tổng chi phí này của công ty Việt An là tăng 5,9%. Căn cứ vào tình hình thực tế và theo đánh giá nhận xét từ bộ phận quản lý công ty, mức gia tăng này là không cao, phù hợp với định mức chi phí đề ra và được công ty đánh giá là quản lý hiệu quả. Đạt được kết quả này là do:
Công ty quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cá có tăng nhưng bù lại chất lượng cá cao và đáp ứng yêu cầu sản xuất nên giảm được phần phụ phẩm và nạc vụn, thịt cá đỏ…tỷ lệ nạc cá cao, góp phần đạt năng suất.
Tay nghề của công nhân được nâng lên, điều này cũng giảm đi phần tiêu hao nguyên liệu.
Ngoài ra, công ty cũng có nguồn nguyên liệu tự cấp, nhờ vậy đã hạn chế phần nào lượng cá thiếu hụt khi thị trường khan hiếm và tăng giá, ổn định sản xuất.
Chính các yếu tố trên đã góp phần giúp công ty bù đắp phần tăng giá cá đầu vào, giảm được sự gia tăng chi phí vật liệu trực tiếp năm 2006.
4.3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Triệu đồng
- Công thức:
+ Chênh lệch:
+ % tăng (giảm):
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương công nhân, khen thưởng, các khoản phụ cấp như tiền cơm cho công nhân, trợ cấp ngừng sản xuất và các khoản trích theo quy định. Mặc dù tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất năm 2006 tăng 173,11% so với 2005 nhưng nếu tính theo khối lượng hoạt động thì chi phí này cũng chỉ tăng 2,96 %, nguyên nhân của sự gia tăng này là do:
Thuê thêm nhân công do mở rộng quy mô sản xuất.
Chính sách khen thưởng cho công nhân có năng suất làm việc cao.
Chi phí tăng ca cho công nhân.
Ngoài ra các khoản trợ cấp tiền cơm trưa cho công nhân viên cũng tăng.
Tuy nhiên phần chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nên ảnh hưởng không lớn lắm đến giá thành sản phẩm.
4.3.1.3. Chi phí sản xuất chung
Việc gia tăng quy mô sản xuất cũng đồng nghĩa là công ty phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất. Tuy nhiên so với chi phí nguyên liệu và chi phí nhân công thì chi phí sản xuất chung tăng thấp hơn. Phân tích rõ hơn vấn đề này qua bảng số liệu tổng hợp chi phí sản xuất chung sau:
- Sử dụng công thức
Triệu đồng
+ Chênh lệch:
+ % tăng (giảm):
Bảng 4.7: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung năm 2005-2006 có loại trừ yếu tố quy mô hoạt động
Diễn Giải
2006
2005
Chưa xét yếu tố QM
Có xét yếu tố QM
Chênh lệch
%tăng
(giảm)
Chênh lệch
%tăng
(giảm)
Chi phí sản xuất chung
31.185
11.603
19.582
168,8%
413
1,33%
Chi phí nhân viên PX
897
370
527
142,4%
(84)
(8,6%)
Chi phí vật liệu dùng ở PX
15.257
5.749
9.508
165,4%
9
0,07%
Chi phí dụng cụ sản xuất
2.550
965
1.585
164,25%
(9)
(0,37%)
Chi phí khấu hao
3.870
1.402
2.468
176,03%
152
4,07%
Chi phí dịch vụ mua ngoài
8.338
3.021
5.317
176%
325
4,06%
Chi phí khác bằng tiền
273
98
175
178,57%
13
5,03%
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ta thấy, xét riêng từng loại chi phí trong chi phí sản xuất chung, thì chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác đều tăng nhưng tăng ít. Qua tìm hiểu thông tin từ nhà quản lý, sở dĩ các khoản chi phí này tăng vì trong năm 2006, công ty đầu tư đưa vào sử dụng thêm hai máy lạng da và một số máy móc thiết bị khác. Bên cạnh đó, chi phí điện và giá một số dịch vụ khác mua ngoài tăng. Nhưng bù lại thì chi phí quản lý phân xưởng và công cụ dụng cụ giảm, do công ty có chính sách bảo quản dụng cụ sản xuất tránh hư hỏng và sử dụng hợp lý lượng tiêu hao vật liệu, nên đã góp phần giảm bớt sự gia tăng chi phí sản xuất chung và ổn định với mức gia tăng là 1,33% so với 2005.
4.3.2. Phân tích biến động chi phí theo khối lượng hoạt động đối với chi phí ngoài sản xuất
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính. Trong đó chi phí bán hàng là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, còn chi phí quản lý doanh nghiệp thuộc chi phí cố định liên quan đến các hoạt động quản lý chung toàn doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính liên hoạt đến các vốn vay, chuyển khoản nhưng các chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ, ảnh hưởng không đáng kể trong tổng chi phí. Do vậy, ở đây chỉ chú trọng phân tích chi phí bán hàng. Vì loại chi phí này phát sinh trong hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, do đó để tính được biến động chi phí theo quy mô ta dựa vào doanh thu bán hàng thu được trong kỳ kinh doanh.
Bảng 4.8: Bảng phân tích biến động chi phí bán hàng năm 2005-2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chi phí
2006
2005
Chênh lệch
% tăng
(giảm)
CPBH
26.192
7.916
(6.433)
(19,72%)
Doanh thu
342.262
83.045
Ta có công thức tính sau:
- Chênh lệch: triệu đồng
- % tăng (giảm):
Từ bảng số liệu trên ta thấy, dù tổng chi phí bán hàng năm 2006 tăng 230,87% so với 2005, tuy nhiên cùng với sự gia tăng này thì doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể đạt trên 342 tỷ tăng 312,14% so với 2005, tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tăng của chi phí bán hàng, so sánh chi phí bán hàng ở cùng quy mô hoạt động thì chi phí này trong năm 2006 giảm 19,28%. Đạt được kết quả này là do công ty có chính sách bán hàng hợp lý, tìm kiếm được nhiều thị trường lớn với chi phí vận chuyển thấp, tiết kiệm chi phí cho công ty.
4.4. Phân tích chi phí trong giá thành sản phẩm
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thì ngoài việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng thì giá thành cũng là một yếu tố quan trọng giúp sản phẩm của họ có chổ đứng trên thị trường. Vì vậy, phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được sự tăng (giảm) của từng loại chi phí, tìm hiểu nguyên nhân từ đó có biện pháp quản lý chi phí, ổn định giá thành.
4.4.1. Phân tích biến động giá thành sản phẩm bình quân qua hai năm 2005- 2006
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm bình quân 2005- 2006
Đơn vị tính: ngàn đồng
Khoản mục chi phí
Năm 2006
Năm 2005
So sánh
GT sản phẩm
GT sản phẩm
Tổng GT
GT ĐV
Tổng GT
GT ĐV
GTĐV
Chi phí nguyên liệu
276.872.941
36,128
98.563.585
34,111
2,017
CP vật liệu chính
272.835.856
35,601
97.016.429
33,576
2,026
CP vật liệu phụ
3.984.745
0,520
1.528.049
0,529
(0,009)
CP khác
52.340
0,007
19.107
0,007
-
Chi phí NCTT
16.545.219
2,159
6.058.525
2,097
0,062
CP tiền lương
14.523.951
1,859
5.351.315
1,852
0,043
CP trợ cấp
2.021.268
0,264
707.210
0,245
0,019
Chi phí SXC
31.184.759
4,069
11.603.088
4,016
0,054
CP nhân viên PX
861.336
0,112
380.025
0,132
(0,014)
CP vật liệu dùng trong PX
15.258.629
1,991
5.840.063
2,021
(0,030)
CP dụng cụ sản xuất
2.549.434
0,333
975.000
0,337
(0,005)
CP khấu hao
3.859.860
0,504
1.303.000
0,451
0,053
CP dịch vụ mua ngoài
8.346.260
1,089
3.005.000
1,040
0,049
CP khác bằng tiền
273.176
0,036
100.000
0,035
0,001
Tổng chi phí sx
324.602.920
42,356
116.225.000
40,223
2,133
Thành phẩm
7.663.642
2.889.482
Với việc phân tích sơ bộ các khoản mục chi phí trên đã cho thấy được phần nào tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty. Trong đó đáng chú ý nhất là chi phí sản xuất có chiều hướng tăng trong năm 2006. Vậy sự gia tăng này ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm? Việc phân tích biến động giá thành sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Dựa vào kết quả tính toán giá thành thực tế bình quân trong hai năm vừa qua, rõ ràng thì chi phí sản xuất năm 2006 là cao hơn năm 2005, cụ thể tăng 2.133 đồng/ kg tương đương 5,3%. Sự gia tăng này chủ yếu là do tăng chi phí nguyên liệu, tăng 2.017đ/ kg sản phẩm, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng nhưng không đáng kể.
Đứng dưới góc độ là nhà quản trị, mặc dù giá thành phẩm sản xuất tăng nhưng sự gia tăng này là có thể chấp nhận được. Bởi vì không riêng vì công ty Việt An, nhiều
nhà máy chế biến thủy sản khác AFASCO, AFIEX thì giá sản phẩm cũng tăng dao động trong khoản từ 2.000đ – 2.200đ/kg thành phẩm. Đây là do nguyên nhân khách quan bởi các công ty thủy sản cùng chịu sự tác động của giá nguyên liệu đầu vào, cụ thể trung bình giá cá mua vào năm 2005 là dao động từ 11.000- 12.500đ/kg nhưng năm 2006 là 12.500- 14.000đ/kg và đặc biệt tăng vào những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, mặc dù thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng nhưng kèm theo đó là những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao của khách hàng, đòi hỏi mỗi công ty phải chọn nguyên liệu từ khâu đầu vào đáp đúng tiêu chuẩn và chất lượng, đây cũng là nguyên nhân làm chi phí nguyên liệu năm 2006 tăng so với 2005 và từ đó dẫn đến tăng chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, nếu so sánh với kế hoạch thì với mức gia tăng chi phí sản xuất trên là vẫn thấp hơn với chi phí sản xuất định mức đề ra. Do vậy việc gia tăng chi phí này là hợp lý và có thể không ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Dẫn chứng cho vấn đề này, ta tiến hành so sánh chi phí bình quân thực tế với chi phí định mức cho một kg Fillet thành phẩm loại 1 điển hình của công ty trong năm 2006 để thấy được hiệu quả quản lý chi phí của công ty.
Bảng 4.10: Bảng so sánh giá thành thành phẩm Fillet loại 1 thực tế và giá thành kế hoạch bình quân năm 2006
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Giá thành
Giá thành bình quân (ngàn đồng/kg)
So sánh
(ngàn đồng/kg)
Thực tế
Kế hoạch
Chi phí nguyên liệu trực tiếp
44,600
46,000
(1,400)
Chi phí nhân công trực tiếp
2,800
2,700
0,100
Chi phí sản xuất chung
3,600
3,500
0,100
Tổng chi phí
51,000
52,200
(1,200)
Nguồn: số liệu được lấy từ bảng tính giá thành thực tế và giá thành kế hoạch năm 2006.
Căn cứ vào kết quả so sánh trên, ta thấy chi phí sản xuất thực tế thấp hơn so với định mức, chứng tỏ mức tăng chi phí 5,3% như kết quả tính toán vẫn còn nằm trong kế hoạch kiểm soát chi phí của công ty đề ra. Như vậy có thể kết luận rằng tình hình biến động chi phí sản xuất của công ty tiến triển theo chiều hướng tốt.
Sở dĩ chi phí nguyên liệu chính giảm là do chi phí mua cá thực tế thấp hơn so với kế hoạch (trung bình khoảng 400 đồng/kg). Bên cạnh đó lượng tiêu hao nguyên liệu thực tế giảm, chỉ chiếm 29% trong khi định mức đề ra 30%. Nguyên nhân do công ty mua được cá có chất lượng cao, trọng lượng và size cá đều nhau, tỷ lệ nạc cao, ít thịt cá đỏ làm giảm phần phụ phẩm. Chính các yếu tố này đã góp phần giảm chi phí nguyên liệu trực tiếp cho công ty năm 2006.
Ngược lại với chi phí nguyên liệu thì chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung lại tăng hơn so với kế hoạch.
Nguyên nhân chi phí thực tế nhân công tăng do nhu cầu sản xuất tăng, công ty phải tăng ca cho công nhân, các khoản phụ cấp, khen thưởng, khuyến khích công nhân tăng năng suất làm việc.
Còn đối với chi phí sản suất chung: tăng bởi các chi phí khấu hao tăng (vì vào năm 2006, công ty đầu tư thêm máy lạng da và một số máy móc thiết bị khác), chi phí điện và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng…Nhưng sự gia tăng này không đáng kể so với sự sụt giảm của chi phí nguyên liệu, tổng hợp lại công ty vẫn còn tiết kiệm được 1.200 đồng/ kg thành phẩm cá Fillet loại 1. Tương tự các loại thành phẩm khác thì chi phí thực tế cũng giảm bình quân khoản 1200đồng/kg. Chứng tỏ công ty đã quản lý tốt chi phí sản xuất trong năm 2006.
Tổng hợp lại kết quả phân tích ta thấy, nếu xét theo cùng khối lượng hoạt động, tổng số tăng của chi phí sản xuất năm 2006 so với 2005 là 16.343 triệu, nhưng sụt giảm của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 9.294 triệu góp phần giảm đi sự gia tăng chi phí của năm 2006 so với 2005 xuống còn 7.049 triệu. Một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị là với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế thì sự gia tăng chi phí như vậy thì có hợp lý không? Nguyên nhân của việc gia tăng chi phí này là do đâu? Nó tác động như thế nào đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2006? Vì vậy cần tìm hiểu nguyên và xem xét giải quyết vấn theo nhiều khía cạnh khác nhau.
4.5. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự biến động chi phí
Căn cứ vào kết quả phân tích và qua tìm hiểu thực tế, có thể rút ra được ba nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến biến động chi phí sau đây:
4.5.1. Tác động của nhân tố giá
Ta thấy trong tất cả các khoản chi phí phí thì chi phí nguyên vật liệu là ảnh hưởng lớn nhất và tăng cao nhất trong tổng chi phí, chi phí này chịu tác động bởi hai nhân tố: giá và lượng nguyên liệu tiêu hao. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thông tin từ nhà quản lý và căn cứ vào tình hình thực tế thì sự gia tăng này chủ yếu là ở nhân tố giá. Vì trong 2006, giá cá Ba Sa và cá Tra dao động cao hơn năm 2005 trung bình từ 1.200đ- 2.000đ/kg, điều này đã làm tăng chi phí nguyên vật liệu của công ty và kể cả các công ty khác cùng ngành. Đây là nguyên nhân khách quan.
Ngoài ra, trong khoản mục chi phí sản xuất chung, ta thấy các loại chi phí khác đều giảm ngoại trừ chi phí khấu hao và chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Sở dĩ chi phí dịch vụ mua ngoài tăng cũng chịu sự tác động của nhân tố giá mà cụ thể là giá điện, giá bao bì, giá nguyên liệu hóa phẩm kiểm vi sinh đều tăng.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp thì do đặc thù của công ty chế biến thủy sản là trả lương theo sản phẩm và một số khâu trả theo thời gian nên chi phí này ít chịu tác động của nhân tố giá. Tuy nhiên do nhu cầu sản xuất tăng, việc tăng ca cho công nhân cũng như tăng các khoản trợ cấp đã dẫn đến giá chi phí nhân công thực tế tăng.
4.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố lượng
Nhân tố lượng ở đây được xem là lượng vật liệu tiêu hao hay lượng vật liệu đã sử dụng. Và nếu như giá cả làm tăng chi phí sản xuất thì việc tiết kiệm lượng nguyên liệu tiêu hao lại làm giảm chi phí phát sinh tại công ty.
Qua thông tin phỏng vấn được từ nhà quản lý, mặc dù giá cả của nguyên liệu đầu vào và các phụ liệu có gia tăng, nhưng bù lại chất lượng cá được đảm bảo và kích cỡ cá đều nhau nên tiết kiệm được vấn đề tiêu hao nguyên liệu, tỷ lệ sản phẩm chính chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm hoàn thành, tỷ lệ nạc cá lấy được nhiều nên làm giảm phụ phẩm. Điều này đã bù đắp phần nào sự gia tăng của nhân tố giá.
4.5.3. Ảnh hưởng của chất lượng quản lý
Đây là nhân tố chủ quan và rất quan trọng góp phần đáng kể vào việc cắt giảm chi phí của công ty. Bởi lẽ, nếu như nhân tố giá và lượng có biến động nhưng nếu người quản lý hay người có trách nhiệm quản lý trực tiếp đến bộ phận sản xuất có một phương pháp tổ chức sản xuất tốt để tiết kiệm được sự gia tăng trên thì sẽ góp phần hạn chế phần nào sự gia tăng chi phí. Và công ty TNHH Việt An đã làm được điều này. Cụ thể như:
- Đối với bộ phận quản lý nguyên liệu đầu vào: việc tìm kiếm được nhà cung cấp nguyên liệu có chất lượng và giá cả hợp lý giúp công ty giảm bớt chi phí và tiết kiệm được lượng nguyên liệu tiêu hao, ổn định sản xuất.
- Bộ phận quản lý sản xuất: bao gồm cả quản lý nhân công và tổ chức sản xuất. Việc tổ chức lao động hợp lý với đội ngũ công nhân lành nghề, tổ chức quản lý bảo quản tốt công cụ, dụng cụ, cũng như là sử dụng vật liệu đúng mức và hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí cho công ty. Nếu loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá thì rõ ràng công ty đã quản lý tốt chi phí trong năm 2006.
4.6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty TNHH Việt An
Với sự biến động chi phí theo chiều hướng gia tăng như trên cũng chưa đủ cơ sở đến kết luận gì về tính hiệu quả quản lý chi phí của công ty mà cần phải kết hợp xem xét thêm một vài yếu tố khách quan khác như biến động giá, tình hình cung cầu trên thị trường…Bên cạnh đó thì cũng cần xét đến hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua hai yếu tố doanh thu và lợi nhuận. Bởi vì nếu chi phí tăng nhưng doanh thu và lợi nhuận cũng tăng theo điều này chứng tỏ là chi phí tăng không làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy cần phân tích mối quan hệ giữa chi phí - doanh thu - lợi nhuận qua việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính: tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí và tình hình kinh doanh của công ty.
Trước hết, để thấy một cách tổng quát tình hình kinh doanh của công ty, cần đi từ phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua hai năm hoạt động.
Bảng 4.11: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 – 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
MS
Năm 2006
Năm 2005
1.Doanh thu BH&CCDV
1
342.261
83.045
Trong đó DT xuất khẩu
252.954
65.001
2. Các khoản giảm trừ DT
2
-
19
3. DT thuần về BH&CCDV (10 =1- 2)
10
342.261
83.026
4. Giá vốn hàng bán
11
296.330
69.276
5. Lợi nhuận gộp về BH&CCDV (20=10-11)
20
45.931
13.750
6. DT hoạt động tài chính
21
266
108
7. Chi phí tài chính
22
13.653
4.663
Trong đó lãi vay
12.452
4.525
8. chi phí bán hàng
24
26.192
7.916
Trong đó chi phí vận chuyển xuất khẩu
24.151
6.851
9. Cho phí quản lý doanh nghiệp
25
3.156
2.147
10. Lợi nhuận (30 = 20+(21-22)-(24+25)
30
3.197
(867)
11. Thu nhập khác
31
-
6.050
12. Chi phí khác
32
-
6.050
13. Lợi nhuận khác (40 = 31-32)
40
-
-
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50 = 30+40)
50
3.197
(867)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
-
-
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành hòan lại
52
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 =50-51-52)
60
3.197
(867)
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy lãi hoạt động năm 2006 cao hơn nhiều so với 2005, với số lãi trên 3 tỷ đồng cho phép ta kết luận tình hình hoạt động công ty kinh doanh của công ty có hiệu quả. Như vậy, việc gia tăng chi phí sản xuất như đã phân tích ở trên không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công mà ngược lại lãi hoạt động lại tăng lên trong năm 2006, chi phí tăng nhưng lợi nhuận không giảm mà vẫn tăng thêm, điều này chứng tỏ tốc độ gia tăng của doanh thu cao hơn tốc độ gia tăng của chi phí.
Xét đến doanh thu, khoản mục này chịu tác động với hai yếu tố: giá bán và khối lượng tiêu thụ.
- Về giá bán: do đặc điểm sản phẩm của công ty có nhiều loại và giá bán khác nhau nhau ở từng thị trường và thời điểm nên việc xác định chênh lệch giá của từng loại thành phẩm theo từng kỳ rất phức tạp. Tuy nhiên theo thông tin từ bộ phận kế toán, thì giá bán thành phẩm trung bình năm 2006 là có tăng hơn 2005, tăng trung bình khoảng 1.500 đồng- 2.500 đồng/ kg. Do vậy khoản tăng này bù đắp được phần nào sự gia tăng của chi phí sản xuất.
- Khối lượng tiêu thụ: Căn cứ vào doanh thu bán hàng thu được giữa hai năm ta thấy có sự chênh lệch rất cao. Tổng doanh thu năm 2006 đạt 312% so với 2005 (342.261tỷ/83.045 tỷ). Chứng tỏ sản lượng tiêu thụ tăng lên rất nhiều giữa hai năm.
Từ kết quả phân tích trên, có thể nhận thấy rằng chi phí sản xuất tăng nhưng đồng thời sản lượng và giá bán sản phẩm cũng tăng theo, một vấn đề đặt ra là liệu giá bán và sản lượng tiêu thụ tăng có đủ bù đắp được sự gia tăng của chi phí? Vì vậy cần phân tích tỷ suất chi phí. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường hiệu quả quản lý chi phí của công ty.
4.6.1. Phân tích tỷ suất chi phí đối với chi phí sản xuất
Bảng 4.12: Bảng so sánh tỷ suất chi phí sản xuất 2005- 2006
Năm
Khoản mục chi phí
2006
2005
CP/DT2006(%)
CP/DT2005(%)
So sánh (%)
Doanh thu BH&CCDV
342.261
83.025
Chi phí sản xuất (GVHB)
296.330
96.276
86,58
83,42
3,16
Chi phí NVLTT
252.732
58.649
73,84
70,64
3,10
Chi phí nhân công trực tiếp
16.545
3.811
4,8
4,6
0,2
Chi phí sản xuất chung
28.466
6.816
8,32
8,21
0,11
Đơn vị tính: triệu đồng
- Sử dụng công thức: : Pcp =
+ =
+ =
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ suất chi phí sản xuất có chiều hướng tăng. Nếu như trong năm 2005, để tạo ra 100 đồng doanh thu, công ty chỉ chi ra 83,42 đồng chi phí sản xuất nhưng năm 2006 thì công ty phải mất đến 86,58 đồng, tăng 3,16 đồng. Trong đó tăng cao nhất vẫn là tỷ suất chi phí của nguyên liệu trưc tiếp. Như vậy, mặc dù giá bán năm 2006 tuy có tăng cao hơn năm 2005 nhưng với mức gia tăng của chi phí nguyên liệu 5,91% như kết quả phân tích ở trên là có ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty vì làm tăng tỷ suất chi phí sản xuất. Và nếu chỉ xét riêng chi phí sản xuất thì rõ ràng chi phí này biến động theo chiều hướng bất lợi cho công ty.
4.6.2. Phân tích tỷ suất chi phí đối với chi phí ngoài sản xuất
Bảng 4.13: Bảng so sánh tỷ suất chi phí ngoài sản xuất 2005- 2006
Năm
Khoản mục chi phí
2006
2005
CP/DT2006(%)
CP/DT2005(%)
So sánh (%)
Doanh thu BH&CCDV
342.261
83.025
Chi phí bán hàng
26.192
7.916
7,7
9,5
(1.8)
Chi phí QLDN
3.156
2.147
0,9
2,6
(1,7)
Chi phí hoạt động tài chính
13.652
4.663
4
5,6
(1,6)
Tổng chi phí
43.000
14.726
12,6
17,7
(5,1)
Đơn vị tính: triệu đồng
Ngược lại với chi phí sản xuất thì tình hình chi tiêu chi phí ngoài sản xuất mở ra chiều hướng phát triển tốt hơn với công ty. Bởi vì hầu hết tỷ suất chi phí của các khoản mục này đều giảm. Nếu như so sánh tỷ suất chi phí giữa hai năm, ta thấy trong 100 đồng doanh thu tạo ra thì chi phí sản xuất tăng 3,16 đồng làm giảm lợi nhuận của công ty thì sự bù đắp của chi phí ngoài sản xuất với mức giảm 5,1 đồng góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Với tổng mức giảm của tỷ suất chi phí năm 2006 so với 2005 là 1,94 đồng, nó giải thích cho số lãi tăng trên 3 tỷ đồng trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006.
Nếu xét riêng kết quả hoạt động trong năm 2005, công ty lỗ 867 triệu, điều này cũng chưa đủ cơ sở để kết luận là công ty quản lý chi phí không tốt. Bởi vì trong thời gian này, công ty mới đi vào hoạt động, chưa có nhiều khách hàng cũng như thị trường tiêu thụ, chi phí đầu tư cao nhưng chưa tận dụng hết năng lực sản xuất hiện có, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, đây cũng là một trong những nguyên nhân công ty hoạt động kém hiệu quả trong năm 2005. Nhưng đến năm 2006, các vấn đề trên được công ty khắc phục với kết quả hoạt lãi trên 3 tỷ đồng, công ty đang dần dần xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước, điều này không phải công ty nào cũng làm được như công ty Việt An.
4.6.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của công ty. Phân tích tỷ suất lợi nhuận sẽ thấy được khả năng sinh lời từ doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh, đồng thời liên hệ với kết quả phân tích chi phí, người đọc sẽ đánh giá được tình hình biến động của chi phí tác động như thế nào đến lợi nhuận của công ty.
Bảng 4.14: Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuận 2005- 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Khoản mục
2006
2005
So sánh
Doanh thu
342.261
83.045
259.216
Lợi nhuận
3.197
(867)
4.064
Tỷ suất lợi nhuận
0,93%
(1,04%)
1,97%
Tỷ suất lợi nhuận tăng cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả. Nếu như năm 2005, để tạo ra 100 đồng doanh thu công ty phải chịu lỗ 1,04 đồng nhưng năm 2006 thì lãi được 0,93 đồng. Mặc dù mức lãi này không cao nhưng đã cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang tiến triển theo chiều hướng tốt và theo đánh giá của cán bộ quản lý công ty là đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra với mức lãi 3 tỷ đồng. Đây có thể nói là tiền đề quan trọng giúp cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới.
Và thực tế đã chứng minh được điều này, vì từ đầu năm 2007, theo thống kê của Hiệp Hội Thủy Sản An Giang, sản lượng thu mua nguyên liệu và hoạt động sản xuất của công ty TNHH Việt An vẫn phát triển ổn định và đứng hàng thứ ba trong toàn tỉnh chỉ sau Nam Việt và Agifish, thị trường xuất khẩu ngày được mở rộng. Đây được coi là bước phát triển vượt bật của công ty TNHH Việt An.
Bảng 4.15: Bảng thống kê tình hình thu mua và chế biến cá Tra và Cá Ba Sa của các công ty chế biến thủy sản tỉnh An Giang (từ ngày 09/4 đến 15/4/2007)
Doanh nghiệp
chế biến
Tiến độ
chế biến
(tấn/ngày)
Cá mua
trong tuần (tấn)
Lũy kế từ
đầu năm ( tấn)
Công ty Nam Việt
300
600
23.400
Công ty AGIFISH
180
1.08
12.110
Công ty Việt An
95
570
6.506
Công ty Cửu Long
69
411
5.853
Công ty Tuấn Anh
55
330
3.250
Công ty AFIEX
50
150
3.135
Công ty AFASCO
48
194
1.986
Công ty Thuận An
40
240
1.571
Công ty An Xuyên
16
112
1.220
Nguồn: Trung Dũng. Hiệp Hội Chế Biến Thủy Sản An Giang
Nếu so sánh với một số công ty cùng ngành ở An Giang như AFASCO, quy mô công ty gần tương đương nhau và cùng là những công ty mới đi vào hoạt động vào năm 2005, rõ ràng là công ty Việt An hoạt động hiệu quả hơn, vì lãi hoạt động cao hơn. Nếu căn cứ vào nhịp độ phát triển hiện tại, thì nguồn thông tin trên là bằng chứng thể hiện rõ nhất khả năng sản xuất và phát triển của công ty Việt An. Với đà phát triển này, công ty Việt An có thể hy vọng tiến xa hơn, trở thành một trong những công ty chế biến thủy sản mạnh của tỉnh cùng với Nam Việt, Agifsh, Afiex…trong tương lai.
Tóm lại, với kết quả phân tích trên kết hợp với những yếu tố khách quan có thể kết luận sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Việt An năm 2006 là tương đối hiệu quả. Mặc dù chi phí phát sinh biến động theo chiều hướng tăng nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty bằng chứng là lợi nhuận đạt được vẫn tăng trong năm 2006. Tình hình hoạt động sản xuất của công ty vẫn đang phát triển với quy mô ngày càng rộng hơn. Đây là điều kiện thuận lợi và rất cần thiết đối với một công ty còn non trẻ như Việt An.
Chương 5
GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO
CÔNG TY TNHH VIỆT AN
5.1. Nhận xét
5.1.1. Tình hình phát triển của ngành chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu hiện nay
5.1.1.1. Thuận lợi
Với xu thế và tình hình phát triển trong lĩnh vực chế biến thủy sản như hiện nay, các công ty chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu của An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung hoàn toàn có thể mở rộng quy mô sản xuất và phát triển mạnh hơn nữa. Bởi vì căn cứ vào tình hình hiện tại, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi cả về nội lực và ngoại lực. Chẳng hạn:
- Về nội lực
Nguồn cung cấp nguyên liệu cá Tra, cá Ba Sa dồi dào do nước ta có khí hậu và điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản, diện tích nuôi trồng có điều kiện mở rộng.
Người dân có nhiều kinh nghiệm nuôi cá, biết tận dụng những phụ phẩm từ các nhà máy chế biến lương thực, cá tạp, cua, ốc...chế biến thành thức ăn cho cá....Nhờ vậy giảm được chi phí chăn nuôi. Trần Chế Linh. Thủy sản An Giang giai đoạn 2001-2005. Những thuận lợi và khó khăn tồn tại. Sở Nông Nghiệp An Giang.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tĩnh trong việc nghiên cứu tạo ra con giống có năng suất và chất lượng, hỗ trợ kỹ thuật nuôi cá cho nông dân...
Đội ngũ lao động dồi dào có tay nghề cao và siêng năng trong công việc, giá thuê lại rẻ. Đây có thể nói là ưu thế cho các nhà máy chế biến thủy sản nước ta hạ giá giành, tăng lợi thế cạnh tranh.
- Về ngoại lực
Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, tăng cả về sản lượng cả về giá. Đặc biệt là sau vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ năm 2005 làm nhiều nước đến sản phẩm cá da trơn của việt Nam, các thị trường EU, Nga, Singapore, Hong Kong đều tăng sản lượng nhập khẩu cá Tra, cá Ba Sa của Việt Nam. Nếu như trước vụ kiện, thị trường tiêu thụ thủy sản của nước ta chỉ có 17 nước nhưng sau vụ kiện vượt lên 65 nước. Theo Nông Nghiệp Việt Nam.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ và trong tương lai sẽ không một quốc gia nào có thể cạnh tranh về giá đối với sản phẩm cá da trơn với Việt Nam. Theo Nông Nghiệp Việt Nam.
5.1.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, ngành chế biến thủy sản nước ta cũng tồn tại một số khó khăn sau:
Mặc dù nhu cầu tiêu thụ ngày càng mở rộng, nhưng kèm theo đó là các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng khác nhau ở từng thị trường ngày càng cao. Các công ty thủy sản đang gặp khó khăn trong việc chạy theo quá nhiều tiêu chuẩn.
Phong trào nuôi cá tự phát của người dân làm giá cá luôn có nhiều biến động, diện tích nuôi theo quy trình nuôi cá sạch còn thấp, lượng cá nhiễm kháng sinh cao, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.
Ô nhiễm nguồn nước từ các hộ nuôi cá bè, nước thảy từ các nhà máy chế biển thủy sản ra các dòng sông cũng đang là mối quan tâm của các ngành chức năng.
5.1.2. Tình hình hoạt động của công ty thông qua kết quả phân tích
Qua kết quả phân tích về tình hình biến động chi phí hoạt động kinh doanh qua hai năm đi vào hoạt động 2005 – 2006 tại công ty, chúng ta có thể nhận thấy rằng, tình hình quản lý chi phí phát sinh của công ty Việt An là tương đối hiệu quả. Nếu đánh giá riêng hiệu quả hoạt động từng bộ phận, có thể rút ra những kết luận sau:
Về quản lý chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có tăng trong năm 2006 nhưng đây là nguyên nhân khách quan do tác động của quan hệ cung cầu đẩy giá cá nguyên liệu sản xuất tăng, bù lại thì việc quản lý tốt chất lượng cá đầu vào và giá bán thành phẩm tiêu thụ cũng tăng nên công ty đã bù đắp phần nào sự tăng chi phí, tiếp tục mở rộng quy mô, ổn định sản xuất.
Về quản lý chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động năm 2006 phát sinh tăng cao nhưng do mở rộng quy mô sản xuất, nếu liên hệ với khối lượng hoạt động thì khoản chi phí này phát sinh thấp hơn so với 2005, do công ty có chính sách quản lý tốt và chi tiêu hợp lý.
Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
Lãi hoạt động năm 2006 tăng so với 2005, với quy mô sản xuất tăng, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất.
Đó là kết quả đạt được của công ty TNHH Việt An khi so sánh tình hình kinh doanh qua hai năm hoạt động. Nếu nhìn nhận vấn đề dưới góc độ là nhà quản lý đồng thời kết hợp với tình hình phát triển của thị trường thủy sản hiện tại như đã nói trên thì với kết quả này, có thể đánh giá công ty TNHH Việt An hoạt động tương đối hiệu quả. Tuy nhiên trước những biến động của thị trường thủy sản đông lạnh Việt Nam hiện nay
qua phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn như trên, thiết nghĩ mỗi công ty cần có những chiến lược phát triển riêng nhằm thích ứng với thay đổi của thị trường, phát huy hơn nữa mặt thuận lợi và hạn chế, khắc phục khó khăn giúp công ty tiếp tục phát triển. Riêng đối với công ty Việt An, kiểm soát tốt chi phí, đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản, mở rộng quy mô và tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, ổn định sản xuất là một trong những mục tiêu công ty cần đạt được trong thời gian tới. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty phần nào trong việc kiểm soát tốt chi phí và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty TNHH Việt An
5.2.1. Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào
Như đã phân tích ớ trên, sự biến động của giá nguyên liệu sản xuất và một số dịch vụ mua ngoài là nguyên nhân chính làm tăng chi phí phát sinh năm 2006. Tuy nhiên đây là nhân tố khách quan dưới tác động của cung- cầu. Do vậy chỉ có thể hạn chế phần nào ảnh hưởng của nó với một vài biện pháp sau:
Tổ chức xây dựng vùng nuôi cá sạch riêng cho công ty nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của tăng giá cá trong trường hợp khan hiếm cá và biến động của thị trường.
Hỗ trợ người nuôi từ việc chọn giống đến khâu áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi, tạo cho người dân có thói quen nuôi cá chất lượng và năng suất cao, bán được giá, ổn định đầu ra, yên tâm phát triển nuôi cá trên quy mô rộng, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào đáp ứng sản xuất.
Nghiên cứu thực hiện mô hình liên hợp sản xuất cá sạch với diện rộng trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cũng như của từng thị trường. Chẳng hạn đối với thị trường Mỹ, họ thường yêu cầu các tiêu chuẩn SQF 1000CM và SQF 2000CM, nhưng đối với thị trường EU thì họ đòi hỏi tiêu chuẩn GAP, BAP. Dựa trên việc phân tích, đánh giá thị trường, công ty cần xem xét và lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn nào là phù hợp.
Tích cực chủ động tìm kiếm và quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp nguyên liệu có chất lượng nhằm tránh nhầm lẫn về giá cũng như chất lượng cá gây tiêu hao nguyên liệu, tăng chi phí sản xuất.
Thường xuyên theo dõi biến động về giá cả thị trường đối với các vật liệu, công cụ dụng cụ có liên quan, có thể mua dự trữ nhằm tránh sự biến động giá đối với một số nguyên vật liệu hoặc mua hàng với số lượng lớn để hưởng chiếc khấu... nhằm giảm chi phí.
5.2.2. Giải pháp về hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh
Nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến việc tạo ra sản phẩm với những tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, tăng hiệu quả lao động, tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
Đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng và năng suất cao, đảm bảo hoạt động liên tục trong trường hợp cần tăng khối lượng hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng.
Bảo quản tốt máy móc thiết bị, công cụ dùng trong sản xuất, tránh hư hỏng bằng cách quy trách nhiệm đối với bộ phận trực tiếp quản lý.
Có chính sách khuyến khích năng suất làm việc của đội ngũ công nhân viên, tạo môi trường làm việc và mối quan hệ thân thiện giữa các bộ phận với nhau.
5.2.3. Giải pháp cho đầu ra của sản phẩm
Đầu ra cho sản phẩm là khâu quan trọng đo lường hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của công ty. Do vậy cần chú trọng và có chính sách phát triển hợp lý.
Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thường xuyên tham gia hội chợ triễn lãm thủy sản để học hỏi kinh nghiệm cũng như giới thiệu sản phẩm của công ty với thị trường bên ngoài.
Tìm hiểu đầy đủ đặc tính thương mại của từng thị trường, sở thích, thu nhập của người dân để đưa ra sản phẩm và giá cả phù hợp.
Hiểu rõ những quy định về luật thương mại của các đối tác để đưa ra chính sách bán hàng hợp lý, tránh tranh cãi và xảy ra vụ kiện không đáng có.
Hy vọng rằng với những giải pháp nêu trên cùng với khả năng quản lý và xu hướng phát triển của công ty hiện nay, có thể giúp công ty TNHH Việt An ngày càng phát triển hơn và thích ứng với những với những biến động của thị trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ thực tiễn nghiên cứu và phân tích biến động chi phí kết hợp với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Việt An qua so sánh kết quả hai năm đi vào hoạt động 2005- 2006, cho phép kết luận tình hình quản lý chi phí cũng như là hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Tuy nhiên trước tình hình phát triển của ngành chế biến thủy sản như hiện nay thì tiềm năng và lợi thế phát triển của các công ty chế biến thủy sản nói chung là còn rất lớn. Vì vậy công ty TNHH Việt An cần phát huy thế mạnh này, tiếp tục có những chính sách và chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp với tình hình thị trường. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề sau:
Quản lý tốt nguyên liệu đầu vào cả về chất lượng và giá, giảm bớt tình trạng biến động giá.
Chính sách bán hàng hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm với các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường.
Nghiên cứu xâm nhập và mở rộng cả thị trường trong và ngoài nước với nhiều sản phẩm đa dạng và giá cả hợp lý.
Giải quyết tốt vấn đề trên đồng thời giữ vững kết quả đạt được hiện tại là nhiệm vụ cần thiết đối với công ty TNHH Việt An. Hy vọng với kết quả này, công ty ngày càng tiếp tục khẳng định vị trí và thương hiệu của mình, để trở thành một trong những công ty chế biến thủy sản động lạnh xuất khẩu mạnh trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, nhận thấy công ty Việt An đã tận dụng khá tốt tiềm năng và lợi thế phát triển của ngành chế biến thủy sản sẵn có. Tuy nhiên, để giúp công ty tiếp tục giữ vững những thành quả đạt được và phát huy hơn nữa thế mạnh của ngành, qua đề tài nghiên cứu này, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị cho công ty Việt An nói riêng và các công ty chế biến thủy sản đông lạnh Việt Nam nói chung được rút ra từ thực tiễn nghiên cứu. Các kiến nghị có thể mang tính chất lý thuyết và khó thực hiện nhưng mong rằng các công ty và các cơ quan nên xem xét, cố gắng thực hiện nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản nước ta ở cả hiện tại và trong tương lai.
* Đối với cơ quan thực tập
Thứ nhất, về quản lý chi phí, mặc dù công ty đã kiểm soát tốt chi phí nhưng trên thực tế thì nó vẫn có chiều hướng gia tăng. Vì vậy phía lãnh đạo nên có biện pháp kiểm soát chi phí tốt hơn nữa, tích cực nghiên cứu mở rộng thị trường để phát triển sản xuất, phát huy hết công sức và năng lực sẵn có, tương xứng với quy mô và vốn mà công ty bỏ ra đầu tư.
Thứ hai, về chiến lượt phát triển, công ty có kế hoạch là nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thu nhập của khách hàng trong và ngoài nước
nhưng cũng cần phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm để giữ chữ tín, thương hiệu cho công ty và phát triển lâu dài.
Thứ ba, công ty nên tham gia liên kết và phối hợp với các công ty cùng ngành, thành lập thêm nhiều hiệp hội, tổ chức, liên kết giữa các bên liên quan đến lĩnh vực chế biến thủy sản, nhằm tạo ra tiếng nói và sức mạnh chung cho toàn ngành, đảm bảo sự liên thông giữa các bộ phận từ con giống đến việc tạo ra sản phẩm và xuất khẩu.
* Đối với các cơ quan chức năng
Có biện pháp tích cực hỗ trợ người nuôi cũng như nhà sản xuất trước những rào cản thương mại, thỏa hiệp, thương lượng để thống nhất đưa ra một tiêu chuẩn quốc tế chung cho các mặt hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam, giảm bớt tình trạng chạy theo tiêu chuẩn gây khó khăn cho doanh nghiệp như hiện nay.
Có chính sách ổn định thị trường nguyên liệu đầu vào, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh việc xây dựng dự án vùng nguyên liệu thủy sản trên diện rộng, hạn chế việc đào ao nuôi cá tự phát, gây ảnh hưởng biến động cung cầu.
Có biện pháp xử lý và giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các công ty đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ các nhà máy nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm như hiện nay, đảm bảo phát triển bền vững
Với những kiến nghị trên, thiết nghĩ về phía công ty cũng như các cơ quan lãnh đạo ban ngành cần xem xét thực hiện để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa, đưa ngành chế biến thủy sản nước ta ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT14.doc