This research aims to identify the factors affecting the effectiveness of accounting information
systems in small and medium enterprises in Ho Chi Minh City. Through collecting secondary
information, questionnaires are built based on a Likert scale of 5 points, use the Cronbach's Alpha
coefficient to test the reliability of the scale, next, exploring factor analysis is used to eliminate the factors
not affected. The research results indicate that there are four groups of factors that affect the effectiveness
of the system, including: (1) Computer hardware, (2) Flexibility of software, (3) Rationality of software
and (4) Output information of the system.
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017)
276
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
Phạm Anh Tuấn
Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Tp. HCM
Email: tuanpa@cntp.edu.vn
Ngày nhận bài: 10/05/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin
kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tp. HCM. Thông qua việc thu thập thông tin thứ
cấp, bảng phỏng vấn được xây dựng dựa trên trên thang đo Likert 5 điểm, sử dụng hệ số Cronbach’s
Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tiếp đến, phân tích nhân tố khám phá được sử dụng nhằm
loại bỏ các nhân tố không ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả của hệ thống, gồm: (1) Phần cứng máy tính, (2) Tính linh hoạt của phần mềm, (3) Tính hợp lý
của phần mềm và (4) Thông tin đầu ra.
Từ khóa: Hệ thống thông tin, Hệ thống thông tin kế toán, Hiệu quả của hệ thống thông tin.
1. MỞ ĐẦU
Một vấn đề thường gặp khi tiến hành tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) hiện nay là nhu cầu tin học hóa công tác kế toán rất lớn, nhưng những người thực hiện không
biết làm sao và làm như thế nào để có được một phần mềm đáp ứng yêu cầu hay để triển khai một hệ
thống kế toán bằng máy tính sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đầu tư trang thiết bị cho hệ thống
cũng không nhỏ, đó là chưa kể đến nhân sự để “vận hành” hệ thống. Do vậy, ít doanh nghiệp (DN) nào có
khả năng hoặc dám đầu tư cho việc này. Vì vậy, giải pháp hiện nay các DN thường dùng là thuê các kế
toán viên có nghiệp vụ giỏi làm ngoài giờ hoặc thuê những người có trình độ thấp với chi phí có thể chấp
nhận được. Hệ quả tất yếu là DN có một hệ thống kế toán manh mún, hoạt động kém hiệu quả và thông
tin cung cấp không kịp thời để ra quyết định. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, việc chậm hoặc không
có thông tin sẽ dẫn đến việc nhà quản trị đưa ra những quyết định thiếu chính xác và sai lầm. Vậy làm thế
nào để đáp ứng thông tin kịp thời và chính xác cho nhà quản trị ra quyết định? Nhiều nghiên cứu trong và
ngoài nước cho rằng cần tổ chức một hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) có hiệu quả cho DN. Khi đã
có được một HTTTKT đạt hiệu quả thì không những giải quyết được vấn đề về xử lý và cung cấp thông
tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác mà còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở
để tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả của các hoạt động và làm cơ sở đưa ra các quyết định để đạt được
các mục tiêu đã đề ra.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích nhận dạng và đo lường tầm quan trọng của các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả của HTTTKT, cụ thể là: các nhân tố liên quan đến phần cứng, các nhân tố liên
quan đến phần mềm và các nhân tố liên quan đến thông tin đầu ra.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trên máy tính
HTTTKT là hệ thống thu thập, ghi chép, phân loại, tổng kết thông tin nhằm giúp các nhà quản lý
hân t ch các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống th ng tin kế toán
277
thực hiện hoạch định, kiểm soát và đánh giá [1]; HTTTKT là một hệ thống được thiết kế trên máy tính để
thực hiện các chức năng của kế toán là cung cấp các thông tin cho người sử dụng. Nó xử lý dữ liệu và các
giao dịch để cung cấp cho người sử dụng với thông tin mà họ cần để lên kế hoạch, kiểm soát và điều hành
hoạt động kinh doanh [2]; Máy tính thực hiện chức năng nhập và lưu trữ các thông tin kế toán, phân loại
và sắp xếp chúng, thực hiện các quá trình tính toán và lập báo cáo từ các thông tin đó một cách nhanh
chóng, thông qua một chương trình phần mềm đã được thiết kế và lập trình sẵn [3].
Tất cả các phần mềm ứng dụng (MS Excel, Visual FoxPro, MS Access, SQL Server, Oracle,
SAP,) đều có thể ứng dụng làm công tác kế toán cho bất kỳ doanh nghiệp nào đang sử dụng các hình
thức sổ kế toán như: chứng từ ghi sổ, nhật ký chung, nhật ký – sổ cái hoặc nhật ký – chứng từ. Do đó,
doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều kiện thực tế về quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ
của nhân viên để quyết định sử dụng phần mềm và hình thức sổ kế toán nào cho phù hợp; Phải thiết lập
hệ thống mã hóa các tài khoản và các đối tượng kế toán chi tiết thống nhất cho toàn doanh nghiệp; Phải
chọn lựa phương pháp để nhập dữ liệu kế toán (nhập liệu khi lập chứng từ gốc, nhập liệu khi chấm dứt
quá trình luân chuyển chứng từ, tức là nhập liệu vào bảng tính. Bất kỳ nhập liệu theo phương pháp nào
cũng phải thiết lập cho được cơ sở dữ liệu – nơi chứa toàn bộ thông tin kế toán của doanh nghiệp; Khi đã
có cơ sở dữ liệu, các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị được truy xuất ra một cách dễ dàng [4].
2.2. Cơ sở lý thuyết
Một HTTTKT có hiệu quả khi nó đạt được bốn mục tiêu sau: (1) Đáp ứng nhu cầu thông tin của DN.
Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất đánh giá sự thành công của một hệ thống kế toán, (2) cung cấp thông
tin kịp thời và chính xác, (3) thời gian phát triển hệ thống phải hợp lý. Thời gian phát triển hệ thống quá
dài sẽ làm cho chi phí quá lớn và không tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và (4) Người sử dụng
hài lòng với hệ thống. Thông thường, người sử dụng đánh giá mức độ hài lòng với hệ thống qua vấn đề về
cung cấp thông tin (sự phù hợp, kịp thời, chính xác của thông tin) và vấn đề về sử dụng, thao tác với hệ
thống để xử lí dữ liệu lấy thông tin [5].
Theo E.M Awad, sử dụng các tiêu chuẩn tổng quát sau đây để đánh giá hiệu quả của một hệ thống
thông tin: (1) Sản phẩm thông tin đầu ra, (2) Thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin, (3) Độ an toàn tin
cậy của thông tin, (4) Khả năng xử lý một khối lượng thông tin và (5) Tài liệu hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
Trong thực tế, người ta thường dùng một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá, gồm: (1) Phần cứng,
(2) Phần mềm và (3) Chất lượng của dịch vụ thông tin trong hệ thống xử lí thông tin kinh tế [6].
Thông qua lược khảo một số nghiên cứu cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một
HTTTKT:
Hiệu quả của HTTTKT là một trong các biến phụ thuộc phổ biến nhất trong lý thuyết về HTTTKT.
Theo Raymond (1990), hiệu quả của HTTTKT là mức độ mà hệ thống thực sự góp phần để đạt được mục
tiêu của tổ chức. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về HTTTKT vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề cấu trúc
của nó có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả của hệ thống giữa định nghĩa, khái niệm và thực tế
nghiên cứu. Sự đo lường hiệu quả của HTTTKT phổ biến bao gồm: (1) Cách sử dụng; (2) Sự hài lòng của
người dùng và (3) Thành công về kế hoạch, thành công về hệ thống dịch vụ và thành công về hiệu quả
kinh tế [7].
Theo J.L. Boockholdt (1995), một HTTTKT đạt hiệu quả phải đáp ứng được các tiêu chí sau: (1)
Mức độ chính xác của thông tin, (2) Thông tin đáp ứng kịp thời, (3) Thời gian phát triển hệ thống hợp lý,
(4) Đáp ứng các nhu cầu về thông tin cả trong hiện tại và tương lai và (5) Sự hài lòng của người sử dụng
hệ thống [8].
H. Sajady và ctv (2008), hiệu quả của HTTTKT phụ thuộc vào bốn nhân tố sau: (1) Giúp cho các
nhà quản lý ra quyết định tốt hơn, (2) Giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn, (3) Nâng cao
chất lượng của các báo cáo tài chính và (4) Tạo thuận lợi cho các hoạt động tài chính [9].
Mahdi Salehi và ctv (2010), hiệu quả của một HTTTKT phục thuộc vào ba nhân tố sau: (1) Giúp cải
thiện tính phức tạp của công tác kế toán, (2) Có khả năng dự báo chính xác và (3) Tính chính xác của báo
cáo tài chính. Cũng thông qua nghiên cứu này, thành công của hệ thống có thể được xem là sự hài lòng
của người sử dụng và cải thiện được chất lượng thực hiện công việc của họ. Trên cơ sở nghiên cứu, các
tác giả đã đi đến kết luận, hiệu quả của HTTTKT có thể được coi là việc sử dụng thành công của hệ thống
hạm nh Tu n
278
là đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra các lợi ích mà hệ thống đem lại
như: tính hợp tác tốt, tính đáp ứng đồng thời của nhiều người sử dụng, tính kiểm soát và tính đáp ứng về
công nghệ [2].
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết trên, giả thuyết cho hướng nghiên cứu là:
H1: Các nhân tố thuộc phần cứng có mối tương quan với hiệu quả của HTTTKT.
H2: Các nhân tố thuộc phần mềm có sự tác động cùng chiều với hiệu quả của HTTTKT.
H3: Các nhân tố thuộc thông tin đầu ra có tác động tích cực với hiệu quả của HTTTKT.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ hiệu quả của HTTTKT. Công cụ
thu thập dữ liệu chính trong nghiên cứu này là bảng câu hỏi tự trả lời, bao gồm 24 mục hỏi thuộc bốn
nhóm yếu tố (1) Phần cứng (2) Phần mềm, (3) Thông tin và (4) Hiệu quả của hệ thống. Thang đo Likert 5
điểm được sử dụng để đo lường giá trị của các biến số. Sau đó, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang
đo. Cuối cùng, phân tích nhân tố khám phá nhằm loại bỏ các nhân tố không ảnh hưởng.
Bảng câu hỏi được phát cho những người làm kế toán ở nhiều DNNVV trên địa bàn Tp. HCM với
250 mẫu phát ra, số mẫu thu về đạt yêu cầu sử dụng 187 (chiếm tỷ lệ 74,8%). Sau khi thu thập, các bảng
phỏng vấn được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó, các biến quan sát sẽ được mã
hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS và tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu đã thu
thập được.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả kiểm định thang đo
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là
tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở
lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hay mới đối với người trả
lời trong bối cảnh nghiên cứu [4].
3 Thang đo “ hần cứng”:
R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)
1. PC3 Hiệu năng phần cứng
2. PC4 Tương thích
3. PC5 Module hóa
4. PC6 Công nghệ
5. PC8 Bảo trì
Trung bình Phương sai Hệ số Alpha
thang đo thang đo tương quan nếu bỏ
nếu loại nếu loại biến đi mục
biến biến tổng hỏi
PC3 12,2567 12,6542 0,4681 0,6638
PC4 12,5027 12,8427 0,5000 0,6505
PC5 12,5241 13,3153 0,4575 0,6677
PC6 12,0695 11,5597 0,5677 0,6187
PC8 12,1872 14,6368 0,3507 0,7059
Số trường hợp phỏng vấn = 187,0 Số mục hỏi = 5
Alpha = 0,7113
hân t ch các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống th ng tin kế toán
279
3 Thang đo “ hần mềm”
R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)
1. PM1 Hiệu năng phần mềm
2. PM2 Tính mềm dẻo
3. PM3 Độ tin cậy
4. PM4 Ngôn ngữ
5. PM5 Tài liệu hướng dẫn
6. PM6 Giá cả phần mềm
Trung bình Phương sai Hệ số Alpha
thang đo thang đo tương quan nếu bỏ
nếu loại nếu loại biến đi mục
biến biến tổng hỏi
PM1 17,2139 12,2443 0,3805 0,5380
PM2 17,4385 11,7744 0,4485 0,5091
PM3 17,3155 12,5074 0,2944 0,5749
PM4 17,5508 12,5176 0,3241 0,5614
PM5 17,3636 12,6950 0,3154 0,5648
PM6 17,3155 13,2709 0,2544 0,5884
Số trường hợp phỏng vấn = 187,0 Số mục hỏi = 6
Alpha = 0,6014
3 3 Thang đo “Th ng tin”
R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)
1. TT1 Năng suất
2. TT2 Thông tin đầy đủ
3. TT3 Thông tin kịp thời
4. TT4 Thông tin chính xác
5. TT5 Bảo mật thông tin
Trung bình Phương sai Hệ số Alpha
thang đo thang đo tương quan nếu bỏ
nếu loại nếu loại biến đi mục
biến biến tổng hỏi
TT1 15,6845 13,2171 0,5395 0,7931
TT2 15,5348 12,8738 0,6280 0,7676
TT3 15,5027 13,1223 0,5690 0,7844
TT4 15,5027 11,6384 0,6570 0,7575
TT5 15,4866 12,7673 0,6106 0,7722
Số trường hợp phỏng vấn = 187,0 Số mục hỏi = 5
Alpha = 0,8119
3 4 Thang đo “ iệu quả của hệ thống”
R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)
1. TC1 Sản phẩm thông tin đầu ra
2. TC2 Thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin
3. TC3 Độ an toàn tin cậy của thông tin
hạm nh Tu n
280
4. TC4 Khả năng xử lý một khối lượng thông tin
Trung bình Phương sai Hệ số Alpha
thang đo thang đo tương quan nếu bỏ
nếu loại nếu loại biến đi mục
biến biến tổng hỏi
TC1 12,0695 5,7747 0,6489 0,6555
TC2 12,2460 5,8531 0,6252 0,6689
TC3 12,1016 6,4144 0,5378 0,7171
TC4 12,3529 6,6597 0,4378 0,7699
Số trường hợp phỏng vấn = 187,0 Số mục hỏi = 4
Alpha = 0,7616
Bảng 1. Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha của các biến.
Tên nhân tố Các biến quan sát trong nhân tố Hệ số Alpha
Nhân tố 1: Phần cứng PC3, PC4, PC5, PC6, PC8 Alpha = 0,7113
Nhân tố 2: Phần mềm PM1, PM2, PM3, PM4, PM5, PM6 Alpha = 0,6014
Nhân tố 3: Thông tin TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 Alpha = 0,8119
Nhân tố 4: Hiệu quả của hệ thống TC1, TC2, TC3, TC4 Alpha = 0,7616
Kết quả kiểm định thang đo của các biến quan sát ở Bảng 1 đều có hệ số Alpha lớn hơn 0,6. Điều
này cho thấy, mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau và chúng có đóng
góp vào việc đo lường hiệu quả của HTTTKT.
3.2. Kết quả phân tích nhân tố
Thực hiện phân tích nhân tố trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc nhận ra một tập hợp gồm một
số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong phân tích hồi quy đa biến. Với 20 biến
quan sát được dùng để đo lường cho 3 nhân tố độc lập là (1) Phần cứng, (2) Phần mềm, (3) Thông tin, và
một biến phụ thuộc: Hiệu quả của hệ thống. Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương pháp rút trích
các thành phần chính - Principal Components, chỉ trích xuất các nhân tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1,
sử dụng phép xoay nguyên góc Varimax của các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại
cùng một nhân tố. Vì vậy, sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố, biến quan sát được chọn là biến
có hệ số tải nhân tố (Loading factor) lớn hơn hoặc bằng 0,45. Đồng thời, dùng chỉ số KMO (Kaiser-
Meyer-Olkin) để kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố với 0,5 < KMO < 1 và mức ý nghĩa 95%.
3 Nhóm biến quan sát về phần cứng
Từ bảng ma trận nhân tố (Component Matrix) cho thấy các biến PC3 (Hiệu năng phần cứng), PC4
(Tương thích), PC5 (Module hóa), PC6 (Công nghệ) và PC8 (Bảo trì) có tương quan với chỉ một nhân tố.
Nhân tố này có tên là “Phần cứng”.
Từ kết quả dưới cho thấy, hệ số KMO = 0,755 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 trong kiểm định
Bartlett’s Test. Như vậy, các nhân tố thuộc phần cứng có mối tương quan với hiệu quả của HTTTKT.
Bảng 2. Kiểm định sự thích hợp của nhân tố phần cứng
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,755
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 157,137
df 10
Sig. 0,000
hân t ch các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống th ng tin kế toán
281
Bảng 3. Ma trận các nhân tố về phần cứng
Component Matrix
a
Component
1
Hiệu năng phần cứng 0,680
Tương thích 0,718
Module hóa 0,675
Công nghệ 0,770
Bảo trì 0,546
a. 1 components extracted.
3 Nhóm biến quan sát về phần mềm
Từ bảng ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) cho thấy các biến PM1 (Hiệu
năng phần mềm), PM2 (Tính mềm dẻo) và PM3 (Độ tin cậy) có tương quan khá chặt với nhân tố 1. Nhân
tố này được đặt tên là “Tính linh hoạt”; Các biến PM4 (Ngôn ngữ), PM5 (Tài liệu hướng dẫn sử dụng) và
PM6 (Giá cả) có tương quan với nhân tố 2. Nhân tố này được đặt tên là “Tính hợp lý”.
Bảng 4. Kiểm định sự thích hợp của nhân tố phần mềm.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,655
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 109,991
df 15
Sig. 0,000
Bảng 5. Ma trận các nhân tố về phần mềm
Rotated Component Matrix a
Component
1 2
Hiệu năng phần mềm 0,727 0,146
Tính mềm dẻo 0,704 0,265
Độ tin cậy 0,718 -0,028
Ngôn ngữ 0,158 0,686
Tài liệu hướng dẫn 0,284 0,490
Giá cả phần mềm -0,062 0,806
Từ kết quả trên cho thấy, hệ số KMO = 0,655 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 trong kiểm định
Bartlett’s Test. Như vậy, các nhân tố thuộc phần mềm có sự tác động cùng chiều với hiệu quả của
HTTTKT.
3 3 Nhóm biến quan sát về th ng tin
Từ bảng ma trận nhân tố cho thấy, tất cả 5 biến đều có tương quan khá chặt với chỉ một nhân tố.
Như vậy, năm biến: TT1 (Năng suất), TT2 (Đầy đủ), TT3 (Kịp thời), TT4 (Chính xác) và TT5 (Bảo mật)
có tên là “Thông tin”.
hạm nh Tu n
282
Bảng 6. Kiểm định sự thích hợp của nhân tố thông tin
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,800
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 287,129
df 10
Sig. 0,000
Bảng 7. Ma trận các nhân tố về thông tin
Component Matrix a
Component
1
Năng suất 0,701
Thông tin đầy đủ 0,778
Thông tin kịp thời 0,732
Thông tin chính xác 0,80
Bảo mật thông tin 0,764
Từ kết quả trên cho thấy, hệ số KMO = 0,800 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 trong kiểm định
Bartlett’s Test. Như vậy, các nhân tố thuộc thông tin đầu ra có tác động tích cực với hiệu quả của
HTTTKT.
3 4 Nhóm biến quan sát về hiệu quả của hệ thống
Từ bảng ma trận nhân tố cho thấy, có 4 biến tương quan chỉ với một nhân tố. Như vậy, tên của 5
biến: TC1 (Sản phẩm thông tin đầu ra), TC2 (Thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin), TC3 (Độ an toàn
tin cậy của thông tin), TC4 (Khả năng xử lý một khối lượng thông tin) và TC5 (Tài liệu hướng dẫn rõ
ràng) là “Hiệu quả của hệ thống”.
Từ kết quả Bảng 8 cho thấy, hệ số KMO = 0,661 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000 trong kiểm định
Bartlett’s Test. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp với các dữ liệu và các biến có tương quan với
nhau trong tổng thể.
Bảng 8. Kiểm định sự thích hợp của nhân tố hiệu quả của thông tin.
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,661
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 214,746
df 6
Sig. 0,000
Bảng 9. Ma trận các nhân tố về thông tin.
Component Matrix
a
Component
1
Sản phẩm thông tin đầu ra 0,842
Thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin 0,819
Độ an toàn tin cậy của thông tin 0,744
Khả năng xử lý một khối lượng thông tin 0,645
a. 1 components extracted.
hân t ch các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống th ng tin kế toán
283
Bảng 10. Kết quả phân tích nhân tố.
Tên nhân tố Các biến quan sát trong nhân tố
Nhân tố 1: Phần cứng PC3, PC4, PC5, PC6, PC8
Nhân tố 2: Tính linh hoạt (của phần mềm) PM1, PM2, PM3
Nhân tố 3: Tính hợp lý (của phần mềm) PM4, PM5, PM6
Nhân tố 4: Thông tin TT1, TT2, TT3, TT4, TT5
Nhân tố 5: Hiệu quả của hệ thống TC1, TC2, TC3, TC4
Phần cứng còn lại 5 biến quan sát: PC3, PC4, PC5, PC6, PC8 sau khi đã loại bớt 3 biến quan sát
PC1, PC2 và PC7. Điều này cho thấy, những người làm kế toán không chú trọng đến công suất của máy
tính (tốc độ xử lý, dung lượng bộ nhớ - ROM, RAM), chi phí mua sắm thiết bị và khả năng kết nối. Thật
vậy, trong thực tế, công suất máy lại phụ thuộc vào phiên bản (Version) phần mềm, nhưng hầu hết các
phần mềm kế toán Việt Nam cho các DNNVV hiện nay (Fast, ACSoft, Misa,) lại không đòi hỏi cấu
hình mạnh; còn về khả năng kết nối thì họ cũng không mấy chú trọng là vì đối với các thế hệ máy tính
hiện nay đều có tích hợp sẵn tính năng này (Onboard). Nhìn chung, trong quá trình khảo sát, hầu hết đều
cho rằng, hệ thống phải có độ tin cậy, có khả năng tương thích cao và có thể nâng cấp được trong tương
lai. Còn về chi phí đầu tư thì tùy vào cấu hình lựa chọn, nhưng phải có điều kiện bảo trì thuận tiện.
Tính linh hoạt của phần mềm gồm 3 biến quan sát là PM1, PM2 và PM3. Điều này chứng tỏ, những
người làm kế toán rất quan tâm đến hiệu năng của phần mềm (phần mềm chạy nhẹ - ít tốn bộ nhớ khi cài
đặt và có tính năng cao); tính mềm dẻo (phần mềm có khả năng xử lý cao trong mọi trường hợp); và độ
tin cậy (phần mềm có các thủ tục kiểm tra và duy trì độ tin cậy cần thiết).
Tính hợp lý của phần mềm gồm 3 biến quan sát PM4, PM5 và PM6 sau khi được tách ra từ nhóm
nhân tố phần mềm. Điều này chứng tỏ, những người làm kế toán cũng rất quan tâm đến ngôn ngữ (PM4)
dùng để lập trình cho phần mềm, phần mềm phải có tài liêu hướng dẫn cho người sử dụng (PM5), cũng
như chi phí để mua phần mềm (PM6). Trong ba biến quan sát trên, ta thấy biến PM6 – giá cả có hệ số tải
nhân tố khá cao và cao nhất trong ba biến. Điều này cho thấy, họ đặc biệt quan tâm đến giá cả của phần
mềm hơn là ngôn ngữ và tài liệu hướng dẫn sử dụng, hay nói cách khác, nói đến tính hợp lý của phần
mềm là chủ yếu nói đến giá cả. Qua đó, ta có thể thấy rằng, chi phí đầu tư cho phần mềm là một trong
những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của HTTTKT, họ cho rằng, chi phí bỏ ra phải tương xứng
với hiệu quả mà phần mềm mang lại.
Thông tin đầu ra còn đầy đủ cả 5 biến quan sát: TT1, TT2, TT3, TT4 và TT5. Điều này nói lên rằng,
hầu hết những người làm kế toán đều rất chú trọng đến thông tin kế toán, nó thể hiện ở các đặc tính như:
Đầy đủ (TT2), kịp thời (TT3) và chính xác (TT4). Tuy nhiên, các đặc tính này lại phụ thuộc vào phần
mềm. Bên cạnh đó, năng suất (TT1) – khả năng xử lý thông tin một cách nhanh chóng lại phụ thuộc
không ít vào phần cứng. Măt khác, do mức độ quan trọng của thông tin kế toán, cho nên phần mềm phải
có cơ chế bảo mật (TT5) – đảm bảo an toàn các dòng thông tin. Kết quả cho thấy, các biến quan sát này
có tương quan chặt chẽ với nhau trong tổng thể. Như vậy, tổng hợp cả 5 đặc tính trên, có thể được dùng
làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một HTTTKT.
Hiệu quả của hệ thống gồm 4 biến quan sát là TC1 (sản phẩm thông tin đầu ra), TC2 (thời gian đáp
ứng yêu cầu về thông tin), TC3 (độ an toàn tin cậy của thông tin) và TC4 (khả năng xử lý một khối lượng
thông tin). Trong bốn biến quan sát trên, biến TC1 có hệ số tải nhân tố cao nhất (0,842), kế đến là TC2
(0,819). Điều này cho thấy, những người làm kế toán rất chú trọng đến thông tin mà hệ thống có thể cung
cấp và thời gian đáp ứng yêu cầu về thông tin. Chính những thông tin này, góp phần đáng kể vào việc cải
thiện các quyết định của nhà quản trị và những người sử dụng nó, nó giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để
đưa ra các quyết định phù hợp, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra và nâng cao khả năng cạnh tranh của
DN.
4. KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả phân tích ở trên, kết luận của nghiên cứu có thể được tóm tắt như sau:
hạm nh Tu n
284
Các nhân tố thuộc phần cứng có mối tương quan với hiệu quả của HTTTKT. Thật vậy, trong quá
trình khảo sát, hầu hết đều cho rằng, hệ thống phải có độ tin cậy, có khả năng tương thích cao và có thể
nâng cấp được trong tương lai. Còn về chi phí đầu tư thì tùy vào cấu hình lựa chọn, nhưng phải có điều
kiện bảo trì thuận tiện.
Bên cạnh đó, các nhân tố thuộc phần mềm có sự tác động cùng chiều với hiệu quả của HTTTKT. So
với mô hình đề xuất ban đầu chỉ gồm 4 nhân tố, nhưng sau khi thực hiện phân tích nhân tố, có 5 nhân tố
được rút trích. Trong đó, nhân tố thứ hai và ba được rút ra từ một nhóm nhân tố phần mềm ban đầu. Kết
quả này cho thấy, những người làm kế toán phân biệt sự khác nhau về tầm quan trọng của “tính linh hoạt”
và “tính hợp lý” của phần mềm, nó thể hiện qua lợi ích mà phần mềm mang lại so với chi phí phải bỏ ra
để đầu tư cho phần mềm.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các nhân tố thuộc thông tin đầu ra có tác động tích
cực đến hiệu quả của HTTTKT. Hầu hết những người làm kế toán đều rất chú trọng đến thông tin kế toán
do hệ thống cung cấp, nó thể hiện ở các đặc tính như: thông tin cung cấp phải đầy đủ, kịp thời và chính
xác nhằm giúp cho nhà quản lý có cơ sở để đưa ra quyết định.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả của một HTTTKT phụ thuộc vào 3 nhân tố: phần cứng,
phần mềm và thông tin đầu ra. Thông qua kết quả này sẽ làm cơ sở khoa học để nghiên cứu sâu hơn về
mức độ tác động của từng nhân tố đến hiệu quả của một HTTTKT.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều phần mềm kế toán khác nhau, phục vụ các
nhu cầu quản lý kế toán đa dạng về quy mô, hình thức sở hữu và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chúng hầu hết được viết bằng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu (Visual FoxPro, Access, SQL Server, Oracle, SAP,
) với một bộ các thủ tục chương trình cơ sở, đảm bảo các chức năng xử lý cơ bản nhất của công tác kế
toán. Về nguyên tắc, các DN có thể lựa chọn giữa hai giải pháp phần mềm sau: (1) Tự viết phần mềm kế
toán; hoặc (2) Mua phần mềm kế toán trọn gói. Dù DN chọn giải pháp nào đi nữa thì về cở bản, một phần
mềm kế toán phải đạt được cả 6 tiêu chí trên.
Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu này hy vọng cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn sâu sắc và toàn
diện hơn về các nhân tố có thể mang lại hiệu quả của một HTTTKT. Từ đó, giúp cho các DN, đặc biệt là
các DNNVV có các định hướng, chính sách phù hợp trong việc đầu tư cho đơn vị mình một hệ thống kế
toán sao cho có hiệu quả, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wathana Yeunyong - Causes and consequences of HTTTKT effectiveness in manufacturing firms:
evidence from Thailand, International Journal of Business Research, Source Volume: 7 Source
Issue: 6, Nov, 2007.
2. Mahdi Salehi, Vahab Rostami, Abdolkarim Mogadam - Usefulness of Accounting Information
System in Emerging Economy: Empirical Evidence of Iran, International Journal of Economics
and Finance Vol. 2, No. 2, 2010, Zanjan - Allamehtababtabi University, Iran.
3. Kermit D.Larson - Kế toán tài ch nh theo hệ thống kế toán ỹ, NXB Thống Kê, 1994.
4. Bộ môn HTTTKT - Khoa Kế toán Kiểm toán - ĐH Kinh tế Tp.HCM - Hệ thống thông tin kế toán -
Tập 3, NXB Phương Đông, Tp. HCM, 2012.
5. Bộ môn HTTTKT - Khoa Kế toán Kiểm toán - ĐH Kinh tế Tp.HCM - Hệ thống thông tin kế toán,
Sửa đổi và bổ sung lần 2, NXB Thống Kê, 2004, tr. 159-161.
6. Hàn Viết Thuận - Giáo trình hệ thống thông tin quản lý dành cho cao học và nghiên cứu sinh, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008, tr. 149-154.
7. Noor Azizi Ismail - Factors influencing ais effectiveness among manufacturing smes: evidence
from Malaysia, The Electronic Journal on Information Systems in Developing Countries, College
of Business, Universiti Utara, Malaysia, Vol 38 (2009), 10, 1-19.
8. Boockholdt J. L. - Accounting Information Systems, Fourth edition, IRWIN, 1995.
hân t ch các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống th ng tin kế toán
285
9. Sajady H., Dastgir M., Hashem Nejad H. - Evaluation of the effectiveness of accounting
information systems, International Journal of Information Science & Technology, Vol 6 (2008),
Number 2 July / December, Shahid Chamran University - Ahvaz, I. R. of Iran.
10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Thống Kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống
Kê, Tp. HCM, 2008, tr. 31.
ABSTRACT
IDENTIFY THE FACTORS AFFECTING THE EFFECTIVENESS OF ACCOUNTING
INFORMATION SYSTEMS
Phạm Anh Tuấn
Ho Chi Minh City University of Food Industry
Email: tuanpa@cntp.edu.vn
This research aims to identify the factors affecting the effectiveness of accounting information
systems in small and medium enterprises in Ho Chi Minh City. Through collecting secondary
information, questionnaires are built based on a Likert scale of 5 points, use the Cronbach's Alpha
coefficient to test the reliability of the scale, next, exploring factor analysis is used to eliminate the factors
not affected. The research results indicate that there are four groups of factors that affect the effectiveness
of the system, including: (1) Computer hardware, (2) Flexibility of software, (3) Rationality of software
and (4) Output information of the system.
Keywords: Information System (IS), Accounting Information System (AIS), Efficiency of Information
System.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_hieu_qua_cua_he_thong_th.pdf