Action of ground water is process of natural, which reffecting form, change of reserve, nature and composition of ground water with time. Examining and analysing factors affecting action of ground water, which allow they solve reasons are conducive to change, connection, laws of apparition, change to action with time and space, which allow they forecust right condition of hydrogeology, reserve of ground water, construct clay models are strong point use ground water, regulate the downstream with wish of man, erect plan to manage and protect ground water.
Passing examine particular of geology, hydrogeology, particular of natural - economy and document observe ground water in some water - well in coastal plain in Quang Nam province. Author valued set measure effecting of factors to action of ground water in province, which help in examine and use ground water in province have effect.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các nhân tố tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng đến động thái nước ngầm khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 25, 2004
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN TẠO
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG THÁI NƯỚC NGẦM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM
Nguyễn Đình Tiến, Hoàng Ngô Tự Do
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
1. Mở Đầu:
Động thái nước dưới đất là một quá trình tự nhiên phản ánh sự hình thành, thay đổi trữ lượng, tính chất, thành phần của nước dưới đất theo thời gian. Nghiên cứu và phân tích những nhân tố hình thành nên động thái nước ngầm cho phép làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, cơ chế tương tác, quy luật xuất hiện thay đổi của động thái theo thời gian và không gian, từ đó cho phép dự báo đúng đắn đến điều kiện địa chất thuỷ văn, trữ lượng nước dưới đất, xây dựng các mô hình tối ưu sử dụng nước dưới đất, điều tiết dòng thấm theo ý muốn của con người, cũng như lập kế hoạch quản lý và bảo vệ nước dưới đất.
Nước ngầm khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam có diện phân bố rộng khắp và khá phong phú, vả lại đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam là khu vực năng động và đang trong thời kỳ phát triển kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện cần thiết để nâng cao đời sống dân sinh và phát triển kinh tế toàn diện...trong đó việc cung cấp nước đảm bảo chất lượng cho các mục đích khác nhau là một trong những yếu tố không thể thiếu. Chính vì vậy việc nghiên cứu một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến động thái nước ngầm là yêu cầu bức thiết.
2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến động thái nước ngầm:
2.1. Khí hậu:
2.1.1. Lượng mưa:
Mưa là một trong những yếu tố cơ bản nhất của khí hậu, nó có ảnh hưởng đáng kể đến động thái của nước ngầm, trong đó ảnh hưởng đáng kể nhất là chế độ mưa. Chế độ mưa ở khu vực nghiên cứu được phân thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa khô (từ tháng I đến tháng VIII) và mùa mưa (từ tháng IX đến tháng XII). Lượng mưa trung bình hàng năm ở các địa phương Quảng Nam nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng thuộc loại lớn so với trong khu vực cũng như trong toàn quốc, tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng ven biển từ 2000 đến 2500 mm, chúng có sự thay theo thời gian và không gian. Theo kết quả tính toán ở bảng tỷ trọng lượng mưa, cho thấy lượng mưa chênh lệch khá lớn giữa mùa khô và mùa mưa , với tỷ trọng từ 70 - 76 % tập trung trong mùa mưa (4 tháng), chỉ có 24 -30% cho mùa khô (8 tháng). Tỷ trọng lượng mưa trong các tháng mưa ít (tháng II và tháng III) của mùa khô chỉ chiếm 7 - 14% (so với toán mùa khô), còn tỷ trọng mưa các tháng mưa nhiều (tháng X và tháng XI) chiếm đến 66 - 70% (so với toàn mùa mưa). (xem bảng 1).
Bảng 1: Tỷ trọng (%) lượng mưa mùa khô và mùa mưa
Địa điểm
Mùa khô
Mùa mưa
Tháng I-VIII
Tháng II-III
Tháng IX-XII
Tháng X-XI
Lượng
Tỷ trọng (so năm)
Lượng
Tỷ trọng (so mùa)
Lượng
Tỷ trọng (so năm)
Lượng
Tỷ trọng (so mùa)
Giao Thủy
725
30
51
7
1731
70
1207
70
Câu Lâu
531
25
45
8
1556
75
1061
68
Hội An
540
24
56
10
1734
76
1142
66
Tam Kỳ
641
24
87
14
2070
76
1365
66
Giữa lượng mưa và mực nước ngầm trong khu vực nghiên cứu có quan hệ tỷ lệ thuận. Sự tương quan tuyến tính của chúng là vừa phải đến chặt chẽ, tuỳ thuộc vào chiều sâu của mực nước ngầm, điều kiện địa hình và lớp phủ thực vật. Hệ số tương quan biến đổi r = 0,157 - 0,533 (xem bảng 2). Khi lương mưa tăng thì mực nước dưới đất dâng cao và chúng cùng pha. Thường các tháng đầu mới dâng mực nước tương đối thoải và dốc dần ở các tháng gần đạt cực đại, điều này liên quan đến sự tăng lượng mưa và giảm dần bề dày đới thông khí (xem hình 1 & 2).
Bảng 2: Mối quan hệ tương quan giữa cốt cao mực nước ngầm (H) và lượng mưa (X)
của một số giếng và lỗ khoan nghiên cứu trong khu vực.
Số TT
Giếng, lỗ khoan quan trắc
Toạ độ
Hệ số
tương quan r
Phương trình tuyến tính giữa cốt cao mực nước ngầm (H) và lượng mưa (X)
X
Y
1
Giếng 01
51582,78
98772,81
0,21479
H = 11,433 + 0,0021166X
2
Giếng 02
52040,83
02939,80
0,45807
H = 2,3452 + 0,0047053X
3
Giếng 03
49741,10
09311,80
0,15696
H = 2,0651 + 0,00020484X
4
Giếng 04
52230,19
13211,60
0,34473
H = 1,35 + 0,0012205X
5
Giếng 5
47633,72
18279,44
0,35025
H = 2,7622 + 0,0046343X
6
Giếng 11
43744,63
21301,39
0,37101
H = 1,7271 + 0,0031307X
7
Giếng 15
33958,06
15406,63
0,52764
H = 16,571 + 0,0058978X
8
Giếng 16
39130,50
22585,16
0,5327
H = 10,011 + 0,0017656X
9
Giếng 17
31871,55
20207,88
0,45204
H = 10,702 + 0,0041649X
10
LK 807
48285,66
17651,45
0,22691
H = 1,548 + 0,0012147X
11
LK 810
43199,10
20331,29
0,45693
H = 6,8088 + 0,0029021X
12
LK 818
41997,24
24953,69
0,44672
H = 2,3742 + 0,0019598X
13
LK 821
37968,30
26300,00
0,42656
H = 3,0464 + 0,0016847X
Hình 1: Biểu đồ biểu diễn lượng mưa và dao động mực nước ngầm Lỗ khoan 810
(Theo tài liệu quan trắc từ 1/1/1986 - 26/12/1086)
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn lượng mưa và dao động mực nước ngầm Lỗ khoan 818
(Theo tài liệu quan trắc từ 1/1/1986 - 26/12/1086)
2.1.2. Bốc hơi:
Bốc hơi là một trong những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là một thành phần quan trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến động thái của nước ngầm.
Theo số liệu tính toán, lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng ven biển từ 1000 đến 1100 mm. Tổng lượng bốc hơi trong các tháng mùa hè lớn hơn mùa đông. Tổng lượng bốc hơi trong mùa hè từ 300 đến 700 mm, chiếm khoảng 55 đến 65% lượng bốc hơi năm. Mùa đông có tổng lượng bốc hơi từ 300 đến 400 mm, chiếm khoảng 25 đến 35% tổng lượng bốc hơi năm, trong mùa đông lượng bốc hơi thấp và tương đối đồng đều, ít có sự biến đổi theo địa hình như trong các tháng mùa hè. Tổng lượng bốc hơi tháng lớn nhất xuất hiện vào tháng VII, tổng lượng bốc hơn tháng nhỏ nhất xuất hiện vào tháng XII.
Nếu như lượng mưa và biên độ dao động mực nước ngầm trong khu vực có mối tương quan tỷ lệ thuận, thì giữa lượng bốc hơi và biên độ dao động mực nước có mối tương quan tỷ lệ nghịch. Sự tương quan giữa chúng là vừa phải đến chặt chẽ, tuỳ thuộc vào chiều sâu mực nước ngầm, lớp phủ thực vật. Hệ số tương quan biến đổi r = 0,18543 - 0,87215 (xem bảng 3, hình 3).
Bảng 3: Mối quan hệ tương quan giữa cốt cao mực nước ngầm (H) và lượng bốc hơi (Z) trung bình tháng của một số giếng và lỗ khoan nghiên cứu trong khu vực
Số TT
Giếng, lỗ khoan quan trắc
Hệ số tương quan r
Phương trình tuyến tính giữa cốt cao mực nước ngầm (H) và lượng bốc hơi (Z)
1
Giếng 01
0,64868
H = 12,62 - 0,012229Z
2
Giếng 02
0,53711
H =3,3955 - 0,009187Z
3
Giếng 03
0,18543
H =2,2071 - 0,00072906Z
4
Giếng 04
0,68432
H = 1,8699 - 0,0047992Z
5
Giếng 5
0,74945
H = 4,6942 - 0,018745Z
6
Giếng 11
0,50323
H = 2,9184 - 0,009402Z
7
Giếng 15
0,87215
H = 18,408 - 0,017049Z
8
Giếng 16
0,59485
H = 10,536 - 0,0046001Z
9
Giếng 17
0,40230
H = 12,081 - 0,0073048Z
10
LK 807
0,56827
H = 1,9516 - 0,0042088Z
11
LK 810
0,54500
H = 7,328 - 0,0048446Z
12
LK 818
0,48293
H = 2,683 - 0,0021396Z
13
LK 821
0,53387
H = 3,3548 - 0,0025793Z
Hình 3: Biểu đồ biểu diễn lượng bốc hơi và dao động mực nước ngầm
trung bình tháng Lỗ khoan 810. (Theo tài liệu quan trắc từ 1/1/1986 - 26/12/1086)
2.1.3. Độ ẩm:
Trong khu vực nghiên cứu độ ẩm tương đối biến đổi theo thời gian rõ rệt hơn không gian. Cũng như một vài yếu tố khí hậu khác, độ ẩm tương đối biến đổi theo tuần hoàn ngày, tuần hoàn năm và biến đổi từ năm này sang năm khác. Biến trình ngày của độ ẩm có xu hướng ngược lại với nhiệt độ. Ban đêm thường ẩm, ẩm nhất vào sáng sớm, tương đối khô vào trưa chiều, tuần hoàn ngày của độ ẩm tương đối tồn tại phổ biến trên mọi vĩ độ, cả vùng cao lẫn vùng thấp. Biến trình năm của độ ẩm tương đối vừa chịu ảnh hưởng của nền nhiệt độ vừa chịu tác động của mùa mưa.
Qua phân tích số liệu độ ẩm tương đối, cho ta thấy lớp không khí sát mặt đất ở đồng bằng ven biển Quảng Nam khá ẩm. Độ ẩm trung bình năm ở các địa phương từ 77% đến 89%. Có hai mùa khô và ẩm khá rõ rệt, mùa ẩm cao từ tháng IX đến tháng III năm sau với độ ẩm trung bình từ 85% đến 89%, mùa ẩm thấp (tương đối khô) từ tháng IV đến tháng VIII với độ ẩm trung bình từ 77% đến 83 %.
Qua nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa độ ẩm với mực nước ngầm cho thấy độ ẩm có sự tương quan vừa phải đến chặt chẽ với sự dao động của mực nước ngầm, hệ số tương quan r = 0,20498 - 0,83195 (xem bảng 4).
Bảng 4: Mối quan hệ tương quan giữa cốt cao mực nước ngầm (H) và độ ẩm tương đối
của không khí (et) trung bình tháng của một số giếng và lỗ khoan nghiên cứu trong khu vực
Số TT
Giếng, lỗ khoan quan trắc
Hệ số tương quan r
Phương trình tuyến tính giữa cốt cao mực nước ngầm (H) và độ ẩm không khí (et)
1
Giếng 01
0,63663
H = 2,0774 + 0,11221et
2
Giếng 02
0,62362
H = - 5,8272 + 0,09973et
3
Giếng 03
0,20498
H = 1,5073 + 0,0075349et
4
Giếng 04
0,63507
H = - 2,0651 + 0,04164et
5
Giếng 5
0,73606
H = - 11,476 + 0,17213et
6
Giếng 11
0,48979
H = - 5,1266 + 0,085557et
7
Giếng 15
0,83195
H = 4,0811 + 0,15205et
8
Giếng 16
0,69809
H = 5,8726 + 0,050473et
9
Giếng 17
0,49668
H = 4,3239 + 0,084317et
10
LK 807
0,33451
H = - 0,37206 + 0,023164et
11
LK 810
0,76645
H = 1,5268 + 0,0637et
12
LK 818
0,64242
H = 0,24941 + 0,026611et
13
LK 821
0,36565
H = 1,7349 + 0,016516et
2.1.4. Nhiệt độ:
Nằm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, chế độ nhiệt của Quảng Nam thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa, với một nền nhiệt độ cao và phân bố khá đồng đều trong năm. Nhiệt độ hàng năm dao động ít, trung bình năm ở đồng bằng ven biển từ 250C đến 260C, Sự giảm nhiệt độ thay đổi theo mùa, suất giảm nhiệt các tháng mùa hè lớn hơn các tháng mùa đông. Về mùa đông nhiệt độ trung bình tháng từ 210C - 220C, nhiệt độ trung bình tối thấp từ 180C - 190C, khi có không khí lạnh tràn về với cường độ mạnh, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 150C. Về mùa hè là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này từ 280C - 290C.
Giữa nhiệt độ nước ngầm và nhiệt độ không khí có mối quan hệ với nhau khá chặt chẽ do mực nước ngầm nằm khá nông so với mặt đất, hệ số tương quan giữa chúng biến đổi với r = 0,32017 - 0,83564 (xem bảng 5).
Bảng 5: Mối quan hệ tương quan giữa nhiệt độ nước ngầm (T) và nhiệt độ không khí (t)
của một số giếng và lỗ khoan nghiên cứu trong khu vực
Số TT
Giếng, lỗ khoan quan trắc
Hệ số tương quan r
Phương trình tuyến tính giữa nhiệt độ nước ngầm (T) và nhiệt độ không khí (t)
1
Giếng 01
0,45803
T = 21,549 + 0,161t
2
Giếng 02
0,65356
T = 16,804 + 0,35653t
3
Giếng 03
0,4061
T = 20,814 + 0,17185t
4
Giếng 04
0,62946
T = 19,386 + 0,22149t
5
Giếng 5
0,83215
T = 19,038 + 0,27382t
6
Giếng 11
0,67173
T = 19,117 + 0,24716t
7
Giếng 15
0,66308
T = 15,984 + 0,36572t
8
Giếng 16
0,83564
T = 9,5495 + 0,60087t
9
Giếng 17
0,69856
T = 17,22 + 0,32982t
10
LK 807
0,32017
T = 23,705 + 0,096914t
11
LK 810
0,50876
T = 20,64 + 0,2221t
12
LK 818
0,72339
T = 15,942 + 0,45019t
13
LK 821
0,77838
T = 9,9367 + 0,62562t
2.2. Mạng lưới thuỷ văn:
Mạng lưới sông suối trong khu vực khá dày đặc, trong đó mỗi lưu vực của hệ thống sông có những nét đặc trưng riêng về địa hình địa mạo, mật độ phân bố, điều kiện địa chất, điều kiện địa chất thuỷ văn và mối quan hệ với nước ngầm... nên động thái nước ngầm phân bố trong mỗi lưu vực của hệ thống sông cũng có những đặc điểm riêng. Do khí hậu khu vực có 2 mùa riêng biệt và lượng mưa cũng biến đổi theo mùa khá lớn, nên mùa mưa ít mực nước sông nằm thấp hơn mực nước ngầm đã tạo ra miền thoát khá lớn cho các tầng nước ngầm, ngược lại mùa mưa nhiều nước sông dâng cao cung cấp cho nước ngầm nhất là các hệ thống sông có độ chênh cao giữa đáy thung lũng sông và gờ sườn thung lũng sông nhỏ. Chính vì vậy ở những lưu vực khác nhau biên độ dao động của nước ngầm cũng khác nhau (xem bảng 6, hình 4, 5, 6).
Bảng 6: Sự biến đổi động thái của nước ngầm một số giếng và lỗ khoan lưu vực
Lưu vực sông, suối
Biên độ dao động mực nước ngầm TB
Sông Trường Giang
0,80 - 3,30
Sông Bà Rén
2,15 - 2,65
Suối Phú Xuân
2,28 - 2,40
Hình 4: Đồ thị dao động mực nước một số lỗ khoan lưu vực sông Trường Giang
Hình 5: Đồ thị dao động mực nước một số giếng lưu vực sông Bà Rén
Hình 6: Đồ thị dao động mực nước một số giếng và lỗ khoan lưu vực suối Phú Xxuân
2.3. Thành phần thạch học:
Mỗi loại đất đá khác nhau có tính chất thấm và chứa nước khác nhau, với loại đất đá có kích thước lỗ hổng hữu hiệu càng lớn sẽ có khả năng thấm và thoát nước lớn nên biên độ dao động mực nước sẽ lớn và mối tương quan giữa mực nước ngầm với yếu tố khí hậu càng chặt chẽ, do vậy thành phần thạch học của đất đá chứa nước cũng ảnh hưởng khá lớn đến động thái của nước ngầm. Trong khu vực đất đá hình thành nên tầng nước ngầm có tuổi Đệ Tứ và khá đa dạng về nguồn gốc, do đó sự dao động mực nước ở các thành tạo trầm tích khác nhau sẽ khác nhau (nếu có cùng các điều kiện khác), thể hiện qua tài liệu quan trắc mực nước dưới đất tại giếng 02 (nghiên cứu tầng trầm tích aQIV2-3), LK 821 (nghiên cứu tầng trầm tích mQIV1-2 no), giếng 03 (nghiên cứu tầng trầm tích amQIV2-3). Do tính chất thấm, chứa và thoát nước của các trầm tích giảm dần từ nguồn gốc sông (a) đến nguồn gốc biển (m) và sông biển (am), nên biên độ dao động mực nước cũng giảm dần tương ứng, giếng 02 biên độ dao động mực nước DH = 2,65m, Lk 821 với DH = 0.8m, giếng 03 với DH = 0.5m (xem hình 7).
Hình 7: Biểu đồ biểu diễn sự dao động mực nước tại các giếng 02, 03
2.4. Địa hình - địa mạo:
Đồng bằng ven biển Quảng Nam có địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao địa hình không lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước mưa thấm cung cấp cho nước ngầm. Tuy nhiên qua nghiên cứu sự dao mực nước ở một số giếng (bố trí trong cùng một tầng trầm tích) cho thấy động thái nước ngầm liên quan chặt chẽ với yếu tố địa hình, địa mạo bởi vì những nơi địa hình dốc làm cho mực nước ngầm dốc theo, tăng quá trình thoát dẫn đến tăng biên độ dao động mực nước và ngược lại. Tại các giếng 01, 04 bố trí trong tầng trầm tích aQIV2-3 với độ cao địa hình giảm dần từ Tây sang Đông. Giếng 01 nằm ở độ cao 14,26m có biên độ dao động mực nước DH = 2,15m, giếng 04 nằm ở độ cao 2,76m biên độ dao động mực nước DH = 0,80m (xem hình 8).
Hình 8: Biểu đồ biểu diễn sự dao động mực nước tại các giếng 01, 04
2.5. Các nhân tố nhân tạo:
Hoạt động của con người có tác động không những đến chất lượng nước ngầm mà còn tác động mạnh mẽ đến sự hình thành trữ lượng nước dưới đất, vì vậy các nhân tố nhân tạo ảnh hưởng khá lớn đến động thái của nước ngầm.
Hoạt động khai thác nước dưới đất của con người ngày càng tăng, nhất là các khu vực phát triển công nghiệp, các thị trấn và thị xã cho mục đích sản xuất lẫn sinh hoạt, sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp và làm biến đổi động thái của nước. Hiện tại việc khai thác chưa đến mức báo động và chưa ảnh hưởng lớn đến sự hạ thấp mực nước ngầm, tuy nhiên, nếu không quản lý chặt chẽ việc khai thác sẽ dẫn đến hiện tượng cạn kiệt các tầng chứa nước.
Quá trình đô thị hoá ngày càng tăng, đặc biệt là khu vực các khu công nghiệp, thị xã Tam Kỳ, Hội An và một số thị trấn lớn cũng ít nhiều ảnh hưởng đến giá trị cung cấp cho nước dưới đất. Nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm trong khu vực là thấm của nước mưa. Bê tông hoá một phần diện tích của các đơn vị chứa nước ngầm trong quá trình đô thị hoá sẽ làm giảm quá trình thấm của nước mưa cung cấp cho nước ngầm, hay giảm trữ lượng động tự nhiên làm biến đổi động thái của nước ngầm, hạn chế dần trữ lượng khai thác. Mặc khác do sự phát triển của đô thị, nên các chất thải công nghiệp và sinh hoạt ngày càng tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất.
3. Kết luận:
Qua nghiên cứu về các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến động thái nước ngầm khu vực Đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam cho thấy:
- Nhân tố khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cung cấp cho nước ngầm của khu vực nên biến động mạnh đến động thái của nước ngầm, tương quan giữa mực nước và nhiệt độ nước ngầm với các yếu tố khí tượng là vừa phải đến chặt chẽ.
- Nhân tố thuỷ văn đóng vai trò chủ yếu của quá trình thoát của nước ngầm trong mùa mưa ít, còn mùa mưa nhiều chúng cung cấp trở lại cho nước ngầm và ngăn cản quá trình thoát của nước ngầm, nên cũng ảnh hưởng khá lớn đến động thái của nước ngầm.
- Nhân tố thạch học quyết định sự tồn tại, vận động của nước ngầm phần nào cũng làm thay đổi động thái nước ngầm.
- Nhân tố địa hình, địa mạo và nhân tạo có tác động làm thay đổi những đặc điểm địa chất thuỷ văn, đến sự hình thành, trữ lượng và chất lượng nước ngầm, do đó trong một khu vực cục bộ cũng ảnh hưởng khá lớn đến động thái nước ngầm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Phùng Bảo. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn tỉnh Quảng Nam. Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Nam (2001)
Nguyễn Trường Đỉu. Báo cáo Tìm kiếm nước dưới đất vùng Thăng Bình Quảng Nam - Đà Nẵng. Lưu Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Hà Nội (1987)
Nguyễn Trường Đỉu. Báo cáo Lập bản đồ ĐCCT- ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 vùng Bình Sơn - Hải Vân. Lưu Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam Hà Nội (1995)
Vũ Ngọc Trân, Quách Đức Tín, Nguyễn Văn Tiến. Báo cáo tổng hợp tài liệu điều tra địa chất đô thị (hành lang kinh tế trọng điểm Miền Trung từ Liên Chiễu đến Dung Quốc), Các chuyên đề tập 2. Lưu Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam, (1999)
Vũ Văn Vĩnh, Trịnh Nguyên Tính, Đặng Huy Rằm. Báo cáo tổng hợp tài liệu điều tra địa chất đô thị (hành lang kinh tế trọng điểm Miền Trung từ Liên Chiễu đến Dung Quốc), Các chuyên đề tập 1. Lưu Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam (1999).
TÓM TẮT
Động thái nước dưới đất là một quá trình tự nhiên phản ánh sự hình thành, thay đổi trữ lượng, tính chất, thành phần của nước dưới đất theo thời gian. Nghiên cứu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động thái nước ngầm cho phép làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, cơ chế tương tác, quy luật xuất hiện thay đổi của động thái theo thời gian và không gian, từ đó cho phép dự báo đúng đắn đến điều kiện địa chất thuỷ văn, trữ lượng nước dưới đất, xây dựng các mô hình tối ưu sử dụng nước dưới đất, điều tiết dòng thấm theo ý muốn của con người, cũng như lập kế hoạch quản lý và bảo vệ nước dưới đất.
Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn, đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế và tài liệu quan trắc nước ngầm tại một số giếng, lỗ khoan khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cho phép tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bẩn đến động thái nước ngầm trong khu vực, giúp cho việc nghiên cứu và sử dụng nước ngầm trong khu vực có hiệu quả.
ANALYSING THE NATURAL AND ARTIFICAL FACTORS
AFFECTING ACTION OF GROUND WATER IN COASTAL PLAIN
IN QUANG NAM PROVINCE
Nguyen Dinh Tien, Hoang Ngo Tu Do
Colege of Siences, Hue University
SUMMARY
Action of ground water is process of natural, which reffecting form, change of reserve, nature and composition of ground water with time. Examining and analysing factors affecting action of ground water, which allow they solve reasons are conducive to change, connection, laws of apparition, change to action with time and space, which allow they forecust right condition of hydrogeology, reserve of ground water, construct clay models are strong point use ground water, regulate the downstream with wish of man, erect plan to manage and protect ground water.
Passing examine particular of geology, hydrogeology, particular of natural - economy and document observe ground water in some water - well in coastal plain in Quang Nam province. Author valued set measure effecting of factors to action of ground water in province, which help in examine and use ground water in province have effect.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_bai11_9528_2103554.doc