KẾT LUẬN
Bằng phương pháp multiplex PCR xác định
các týp gen cagA và các týp gen vacA s1/s2; vacA
m1/m2 của vi khuẩn H. pylori và mối liên quan
đến bệnh ung thư dạ dày.
Gen cagA (+) có ở tất cả các trường hợp ung
thư dạ dày, týp gen vacA s1/m1 có thể gặp,
nhưng có sự khác biệt giữa bệnh ung thư dạ dày
và viêm dạ dày; gen cagA (-) chỉ gặp ở nhóm
viêm dạ dày. Týp gen vacA s1/m2 với cagA (+) có
thể gặp, và có sự khác biệt ở 2 nhóm ung thư dạ
dày và viêm dạ dày nhưng gen vacA s1/m2 có
cagA (-) chỉ gặp trong viêm dạ dày. Týp gen vacA
s2/m2 có gen cagA (-), chỉ có ở nhóm viêm dạ
dày. Týp gen vacA s2/m1 không gặp trong
nghiên cứu mặc dù gen vacA s2 có ở nhóm viêm
dạ dày.
Gen cagA (+) kết hợp với kiểu gen vacA m1
của các chủng H. pylori ở bệnh nhân khu vực
Miền Nam Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh
có thể có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày,
đặc biệt khi gen cagA (+) có các gen vacA s1/m1.
Điều đó đặt ra trong thực tế cần phải tầm sóat và
theo dõi những bệnh nhân nhiễm H. pylori với
các týp gen mắc phải có nguy cơ cao của bệnh
ung thư dạ dày khi có gen cagA (+) kết hợp với
các gen vacA s1/m1.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các týp gen Caga và Vaca của Helicobacter Pylori trong ung thư dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
43
PHÂN TÍCH CÁC TÝP GEN CAGA VÀ VACA CỦA HELICOBACTER
PYLORI TRONG UNG THƯ DẠ DÀY
Trần Thiện Trung*, Cao Minh Nga*, Nguyễn Thúy Oanh*, Hứa Thị Ngọc Hà*,
Hồ Huỳnh Thùy Dương**
.TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu định týp gen cagA và các týp gen vacA của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori),
và mối liên quan đến ung thư dạ dày ở bệnh nhân khu vực Miền Nam Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân và phương pháp: Từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2010, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các týp gen
của vi khuẩn H. pylori bằng phương pháp multiplex PCR. Nghiên cứu bệnh chứng gồm 126 bệnh nhân ung thư
được mổ cắt 2/3 dạ dày, nạo hạch R2, trong số này có 96 bệnh nhân ung thư dạ dày; và 93 bệnh nhân viêm dạ
dày có H. pylori-dương tính được chẩn đoán bằng PCR, CLO test và Giải phẫu bệnh.
Kết quả: Trong 162 bệnh nhân (71 ung thư và 91 viêm dạ dày), gen cagA (+) là 95,7% (150/157), ở bệnh
nhân ung thư dạ dày là 100% so với 92,3% (84/91) viêm dạ dày, p = 0,018, tỷ số chênh = 1,845 (KTC 95%,
1,597 – 2,133). Gen vacA s1 là 98,1% (156/159), ở ung thư dạ dày là 100% (68/68) so với 96,7% (88/91) viêm
dạ dày; gen vacA s2 là 3,3% (3/91) và chỉ gặp ở viêm dạ dày, với p= 0,261. Gen vacA m1 là 50,6% (81/160), ở
ung thư dạ dày là 63,8% (44/69) so với 40,7% (37/91) viêm dạ dày; Gen vacA m2 là 49,4% (79/160), ung thư
dạ dày là 36,2% (25/69) so với 59,3% (54/91) viêm dạ dày, p= 0,004, tỷ số chênh = 2,569 (KTC 95%, 1,348 –
4,895). Liên quan giữa gen cagA và vacA trên 157 bệnh nhân (66 ung thư dạ dày, 2 cagA (+) không xác định m,
và 3 cagA (+) không xác định s; và 91 viêm dạ dày) đã được xác định. Ở 66 bệnh nhân ung thư dạ dày, cagA (+)
là 100%, các týp gen vacA s1/m1 ở 63,6%, và vacA s1/m2 là 36,4%. Ở 91 viêm dạ dày, cagA (+) là 92,3% và
cagA (-) là 7,7%. Các týp gen vacA trong nhóm này lần lượt là s1/m1 (42%), s1/m2 (55%) và s2/m2 (3%).
Trong các trường hợp cagA (+), có sự khác biệt của các týp gen vacA s1/m1 và vacA s1/m2 giữa ung thư và
viêm dạ dày, p=0,025, tỷ số chênh = 2,118 (KTC 95%, 1,094 – 4,1).
Kết luận: Gen cagA (+) có ở tất cả các trường hợp ung thư dạ dày, và cagA (-) chỉ gặp ở viêm dạ dày. Gen
cagA (+) kết hợp với kiểu gen vacA m1 của các chủng H. pylori. Đặc biệt, ở chủng H. pylori có gen cagA (+) và
gen vacA s1/m1 cho thấy nguy cơ cao liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.
Từ khóa: Helicobacter pylori, gen cagA và gen vacA, ung thư dạ dày.
ABSTRACT
ANALYSIS OF VACA GENOTYPES AND CAGA GENE OF HELICOBACTER PYLORI IN GASTRIC
CANCERS
Tran Thien Trung, Cao Minh Nga, Nguyen Thuy Oanh, Hua Thi Ngoc Ha, Ho Huynh Thuy Duong
* Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 – No. 1 – 2011: 43 - 51
Aim: The main objective of this study was to determine cagA and vacA genotypes of Helicobacter pylori and
evaluating the relation of these genotypes to gastric cancer in patients in Ho Chi Minh city and the southern area
of Vietnam.
Patients and methods: From December 2008 to May 2010, at University Medical Center and University
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. ** Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Thiện Trung ĐT: 0903645659 Email: drtranthientrung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
44
of Natural Science in Ho Chi Minh city. We underwent a study to investigate cagA gene and vacA genotypes of
Helicobacter pylori in infected patients with gastric cancer by multiplex polymerase chain reaction assay. The
case-control study includes 126 patients with gastric cancer, operated by subtotal gastrestomy, R2 ganglion
curage and 93 patients with gastritis. All patients were diganosed H. pylori infection by PCR, urease test (CLO
test), or pathology.
Results: Of the 162 patients, including 71 gastric cancers and 91 gastritis, the ratio of cagA-positive was
95.7% (150/157). All patients with gastric cancer and 92.3% patients with gastritis were cagA-positive
(p=0.018, OR=1.845, CI=1.597-2.133). The vacA s1 was 98.1%. In gastric cancer group, allele s1 was 100%,
compared to 96.7% in gastritis group; Allele s2 was 3.3% and just identified in gastritis group (p=0.261). The
vacA m1 and m2 were 50.6 (81/160) and 49.4% (79/160). In gastric cancer group, allele m1 was 63.8% and
allele m2 was 36.2%, while in gastritis group allele m1 was 40.7% and m2 was 59.3% (p=0.004, OR=2.569,
CI=1.348-4.895). The relation between cagA gene and vacA genotypes with gastric cancer was identified. 157
patients were studied. Of 66 patients with gastric cancer, cagA-positive was 100% within this group, vacA s1m1
and s1m2 genotypes were 63.6% and 36.4%. Of 91 patients with gastritis, cagA-positive was 92.3% and cagA-
negative was 7.7%. In this group, there were three genotypes for vacA gene: s1m1 (42%), s1m2 (50.5%), s2m2
(3%). In patients with cagA-positive, there was a significant difference between vacA genotype s1/m1 and s1/m2
in two groups (p=0.025, OR=2.118, CI=1.094 - 4.100).
Conclusion: The cagA-positive genotype existed in all gastric cancer patients and cagA-negative just
appeared in gastritis. The cagA-positive genotype always coexisted with vacA m1 genotype. Specially, H. pylori
with cagA-positive and vacA s1m1 genotype showed a significant association with gastric cancer.
Keywords: Helicobacter pylori, cagA and vacA genotypes, gastric cancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi khuẩn H. pylori được tìm ra vào tháng 4
năm 1982, kể từ đó đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về vi khuẩn này gây ra các bệnh ở
dạ dày-tá tràng như viêm, loét và ung thư dạ
dày(15). Năm 1983, Marshall là một trong hai
người tìm ra H. pylori lần đầu tiên đưa ra giả
thuyết về sự kết hợp giữa nhiễm H. pylori và ung
thư dạ dày(7). Năm 1994, Cơ quan Quốc tế
Nghiên cứu về Ung thư (International Agency
for Research on Cancer-IARC) dựa trên các bằng
chứng dịch tễ học đã nêu lên sự liên quan giữa
nhiễm H. pylori với carcinom hay là ung thư dạ
dày, và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công
nhận và xếp H. pylori là tác nhân quan trọng
hàng đầu hay nhóm 1 các tác nhân gây carcinom
dạ dày(8).
Liên quan đến bệnh sinh, ngoài các yếu tố
môi trường, yếu tố ký chủ có các thay đổi về di
truyền như thay đổi về gen... là những tác nhân
có khả năng gây bệnh. Một yếu tố quan trọng
khác đó là độc lực của vi khuẩn H. pylori có thể
nhiều hay ít hoặc là cao hay thấp tùy thuộc vào
các chủng H. pylori liên quan đến các gen cagA
và gen vacA. Gen cagA (cytotoxin-associated
gene) và gen vacA (vacuolating toxin gene) là các
gen được coi là yếu tố độc lực chủ yếu có khả
năng gây bệnh và đặc trưng của vi khuẩn H.
pylori(1, 6). Sự kết hợp giữa các gen cagA và các týp
gen vacA có thể liên quan đến nguy cơ với các
mức độ biểu hiện lâm sàng khác nhau của
bệnh(5). Gen cagA có thể không có ở tất cả các
chủng H. pyori(3). Protein cagA, có kích thước từ
128 đến 140 kDa, có khả năng kích thích phản
ứng phosphoryl hóa tyrosine trong tế bào ký
chủ, dẫn đến sự tăng sinh bất thường của các tế
bào biểu mô dạ dày(11). Gen vacA có chứa ít nhất
hai vùng biến đổi gồm vùng tín hiệu và vùng
giữa. Vùng giữa (middle) của gen vacA có các
týp gen là m1/m2 và vùng tín hiệu (signal) có
thể có các týp gen là s1/s2. Mức độ độc tố cao
hay thấp của gen vacA phụ thuộc vào các týp
gen của hai vùng này. Chủng H. pylori với týp
gen vacA s1/m1 có độc tố trên tế bào mạnh hơn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
45
týp gen vacA s1/m2, trong khi đó chủng H. pylori
với týp gen vacA s2/m2 không gây độc tố(1).
Để hiểu rõ hơn về tính đa dạng và vai trò
của các týp gen vacA của H. pylori liên quan đến
các bệnh dạ dày, Rhead và cs(12) đã nêu lên ngoài
2 vùng giữa của gen vacA có các týp gen là m1
hoặc m2 và vùng tín hiệu có các týp gen là s1
hoặc s2 còn có vùng trung gian (intermediate)
ký hiệu là i. Ở vùng trung gian có 2 cặp alleles
khác nhau gồm i1 (vacuolating) và i2
(nonvacuolating). Tất cả các cặp gen vacA s1/m1
thuộc týp i 1, tất cả các gen vacA s2/m2 thuộc týp
i 2, và vacA s1/m2 có thể thuộc týp i 1 hoặc i 2.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ
nhiễm H. pylori cao, và ung thư dạ dày hiện
đang là một vấn đề lớn, thời sự trong các bệnh
ung thư đường tiêu hóa. Vì vậy việc nghiên cứu
để hiểu rõ hơn về bệnh sinh của ung thư dạ dày
nhằm tìm ra những chiến lược can thiệp có hiệu
quả để điều trị và phòng ngừa là vấn đề hết sức
quan trọng và cấp thiết.
Công trình nghiên cứu này của chúng tôi
dựa trên phương pháp multiplex PCR
(Polymerase Chain Reaction) để xác định các týp
gen cagA và vacA với các týp gen vacA s1/s2;
vacA m1/m2 của H. pylori, và mối liên quan giữa
các týp gen này với ung thư dạ dày ở bệnh nhân
khu vực thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam
Việt Nam. Trên cơ sở đó nhằm mục đích tầm
sóat và theo dõi những bệnh nhân nhiễm H.
pylori với các týp gen mắc phải có nguy cơ cao
của bệnh ung thư dạ dày.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ tháng 12/2008
đến tháng 5/2010, tại Bệnh viện Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu các týp gen của vi khuẩn H. pylori.
Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng gồm 2
nhóm: (1) 126 bệnh nhân ung thư dạ dày (hang
vị) được mổ cắt 2/3 dạ dày, nạo hạch R2, trong
số này có 96 bệnh nhân ung thư dạ dày có H.
pylori-dương tính và 30 H. pylori-âm tính ; và (2)
nhóm chứng 93 viêm dạ dày có H. pylori-dương
tính được đưa vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ
Chọn các bệnh nhân sau mổ cắt bán phần
dưới dạ dày do ung thư biểu mô tuyến
(carcinoma). Loại trừ các trường hợp: bệnh
phẩm không đạt yêu cầu về kích thước và bảo
quản, các thương tổn khác như lymphôm,
sarcôm dạ dày.
Thu thập mẫu
Bệnh nhân sau mổ cắt bán phần dưới dạ dày
do ung thư
Tiến hành lấy 6 mẫu mô : Mẫu mô ung thư
(mô bệnh) được lấy ở ranh giới mô lành và mô
ung thư, mẫu mô lành lấy cách thương tổn ít
nhất 5 cm về phía trên của bờ cắt dạ dày. Hai
mẫu mô (khoảng 0,5 cm) chẩn đoán CLO test.
Bốn mẫu mô kích thước khoảng 1 cm - 1,5 cm
gồm : 1 mô lành và 1 mô bệnh được gửi làm mô
bệnh học tại Bộ môn Giải phẫu bệnh, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh. Hai mẫu mô còn lại
được gửi xác định týp gen tại Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh.
Nhóm chứng bệnh nhân viêm dạ dày có H.
pylori-dương tính được lấy từ 3 mẫu sinh thiết
dạ dày trong lúc nội soi, kích thước các mẫu
khoảng 0,5 cm gồm : 1 chẩn đoán CLO test, 1
chẩn đoán mô bệnh học, và 1 gửi định danh týp
gen của H. pylori.
Chẩn đoán nhiễm H. pylori :
Bệnh nhân trong nghiên cứu ở cả 2 nhóm ung
thư và viêm dạ dày có H. pylori-dương tính được
chẩn đoán đồng thời bằng 3 thử nghiệm : (1) thử
nghiệm urease (CLO test) ; (2) Giải phẫu bệnh ; và
(3) Phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR). H. pylori-
dương tính được định nghĩa khi có ít nhất 2 trong
3, và hoặc cả 3 thử nghiệm dương tính.
Xác định các týp gen của H. pylori
Sử dụng Master mix PCR kết hợp với các
cặp mồi đặc hiệu. Mồi được tổng hợp từ công ty
IDT (Hoa Kỳ). Mồi dùng cho phản ứng PCR xác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
46
định VacA và cagA được lấy từ công trình của
Kumar S, Kumar A, Dixit V K và cs năm 2008(9)
và Chattopadhyay và cs năm 2004(5). Mồi dùng
phát hiện gene urease được chúng tôi thiết kế
dựa trên các phần mềm chuyên dụng. Chúng tôi
cũng khảo sát tính đặc hiệu của mồi đã chọn
trên chứng dương là các chủng H. pylori J99
(s1m1cagA+) ; và chứng âm là trên một số vi
khuẩn khác và trên mẫu không chứa H. pylori.
DNA bộ gen H. pylori sau khi tách chiết được
dùng để tiến hành phản ứng multiplex PCR
trong hệ thống PCR CFX96TM Real-Time
(BioRad). Mẫu DNA H. pylori chứng trong các
phản ứng PCR là các sản phẩm nhân bản có týp
gen cagA (+) vacA s1m1 và cagA (+) vacA s1m2
được xác định bằng phương pháp giải trình tự.
Kết quả điện di các sản phẩm của phản ứng
multiplex PCR (hình 1) tương ứng với các kiểu
gen cagA (+)/(-), vacA s1/s2, vacA m1/m2 và gen
hGSTP từ mẫu sinh thiết chứa H. pylori của 4
bệnh nhân. Kết quả cho thấy các sản phẩm PCR
tạo ra có kích thước phù hợp với kích thước dự
kiến: vacA m1/m2 (567/642 bp), cagA (349 bp),
vacA s1/s2 (259/286 bp) và hGSTP (192 bp). Tín
hiệu thu được mạnh và đặc hiệu, không có sản
phẩm ký sinh. Điều này cho thấy bộ mồi gồm 4
cặp mồi sử dụng trong phản ứng multiplex PCR
hoạt động tốt với nồng độ và chương trình đã
xác định. Các sản phẩm nhân bản được kiểm tra
bằng giải trình tự cho thấy phù hợp với trình tự
gen của H. pylori đã công bố. Phản ứng
multiplex PCR dùng phát hiện và định týp gen
của vi khuẩn H. pylori đạt hiệu quả và độ chính
xác cao, với cường độ tín hiệu đặc trưng cho
từng gen không chênh lệch. Điều này cho thấy
các điều kiện của phản ứng đã được tối ưu hóa
và phù hợp cho sự nhân bản của các gen.
Kết quả áp dụng quy trình trên một số bệnh
phẩm của bệnh nhân viêm và ung thư dạ dày
trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ưu thế
của týp gen cagA (+), vacA s1m1; và cagA (+),
vacA s1m2.
Hình 1: Kết quả multiplex PCR phát hiện và phân týp
gen cagA và vacA của H. pylori Giếng (+), chứng dương
là DNA H. pylori có kiểu gen cagA (+), vacA s1m2; giếng
(-), chứng âm; giếng 1, cagA (-), vacA s1m2; giếng 2, cagA
(+), vacA s1m2; giếng 3, cagA (+), vacA s1m1. Giếng 4,
cagA (-), vacA s2m2; giếng M, thang phân tử 100-bp (Bio-
Rad)
Xử lý và phân tích thống kê
Dữ liệu thu thập được nhập, xử lý và phân
tích bằng phần mềm SPSS 15.0. Các phép kiểm
T-test, Fisher’s exact, chi bình phương (χ2) được
dùng trong nghiên cứu có ý nghĩa thống kê khi
p < 0,05. Xác định các yếu tố nguy cơ bằng tỷ số
chênh (Odds Ratio) với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm bệnh nhân xác định týp gen
96 bệnh nhân ung thư dạ dày có H. pylori-
dương tính được xác định týp gen, trong số này:
- 25 trường hợp PCR không có kết quả cả
vacA và cagA
- 2 trường hợp cagA (+) nhưng không xác
định được m
- 3 trường hợp cagA (+) nhưng không xác
định được s.
Nhóm chứng 93 viêm dạ dày có H. pylori-
dương tính, trong số này 2 trường hợp PCR
không có kết quả cả cagA và vacA.
Tuổi của bệnh nhân
Bảng 1. Tuổi trung bình của bệnh nhân
Nhóm bệnh nhân Số bệnh nhân Tuổi trung bình
Ung thư dạ dày 71 59,54 ± 12,74
Viêm dạ dày 91 46,42 ± 12,75
Nhận xét: Tuổi trung bình của bệnh nhân ở 2
nhóm bệnh nhân ung thư và viêm dạ dày khác
biệt có ý nghĩa với p< 0,001 (T test).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
47
Giới tính
Bảng 2. Giới tính
Nhóm bệnh nhân
Giới tính
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng cộng
Nam 48 (67,6%) 43 (47,3%) 91 (56,2%)
Nữ 23 (32,4%) 48 (52,7%) 71 (43,8%)
Tổng cộng 71 (100%) 91 (100%) 162 (100%)
Nhận xét: Có sự khác biệt về giới ở nhóm
bệnh nhân ung thư dạ dày, với p = 0,01(χ2). Tỷ
số chênh = 2,33 (Khoảng tin cậy 95%: 1,222 –
4,442).
Đặc điểm các thử nghiệm chẩn đoán H. pylori
Tất cả trường hợp trong nghiên cứu ở 2
nhóm ung thư dạ dày (n=71) ; và nhóm viêm dạ
dày (n=91) đều có cùng kết quả H. pylori-dương
tính với cả 2 thử nghiệm : urease (CLO test)
dương tính, và PCR dương tính.
Kết quả giải phẫu bệnh chẩn đoán H. pylori ở
nhóm bệnh nhân ung thư dạ dày là 57,7%
(41/71), và ở nhóm viêm dạ dày là 44% (40/91)
trường hợp. Giải phẫu bệnh chẩn đoán H. pylori
có kết quả thấp hơn so với 2 thử nghiệm CLO
test, và PCR.
Kết quả định týp gen cagA của H. pylori
Bảng 3 : Kết quả định týp gen cagA của H. pylori
Nhóm bệnh nhân
Gen cagA
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng cộng
cagA (+) 71 (100%) 84 (92,3%) 155 (95,7%)
cagA (-) 0 (0%) 7 (7,7%) 7 (4,3%)
Tổng cộng 71 (100%) 91 (100%) 162
Nhận xét: cagA (+) có trong 100% các trường
hợp ung thư dạ dày so với 92,3% trong viêm dạ
dày, với p = 0,018 (Fisher’s exact). Tỉ số chênh =
1,845 (Khoảng tin cậy 95%, 1,597 – 2,133).
Kết quả định týp gen vacA s1 và vacA s2
Bảng 4 : Kết quả định týp gen vacA s1/ vacA s2 của
H. pylori
Nhóm bệnh nhân
Gen vacA
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng cộng
vacA s1 68 (100%) 88 (96,7%) 156 (98,1%)
vacA s2 0 (0%) 3 (3,3%) 3 (1,9%)
Tổng cộng 68 (100%)* 91 (100%) 159
Nhận xét: * 3 trường hợp cagA (+) nhưng
không xác định được s nên không đưa vào
trong phân tích. Không có sự khác biệt týp gen
vacA s1 giữa 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày,
với p= 0,261 (Fisher’s exact). Týp gen vacA s2
chỉ gặp trong nhóm bệnh nhân viêm dạ dày.
Kết quả định týp gen vacA m1 và vacA m2
Bảng 5 : Kết quả định týp gen vacA m1/ vacA m2
của H. pylori
Nhóm bệnh nhân
Gen vacA
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng cộng
vacA m1 44 (63,8%) 37 (40,7%) 81 (50,6%)
vacA m2 25 (36,2%) 54 (59,3%) 79 (49,4%)
Tổng cộng 69 (100%)* 91 (100%) 160
Nhận xét: * 2 trường hợp cagA (+) nhưng
không xác định được m nên không đưa vào
trong phân tích. Có sự khác biệt giữa týp gen
vacA m1 và vacA m2 giữa 2 nhóm ung thư và
viêm dạ dày, với p= 0,004 (χ2). Tỉ số chênh =
2,569 (Khoảng tin cậy 95%, 1,348 – 4,895).
Kết quả định týp gen vacA s1/s2 và vacA
m1/m2
Bảng 6: Kết quả định týp gen vacA s1/m1; vacA
s1/m2; và vacA s2/m2 của H. pylori
Nhóm bệnh nhân
Gen vacA
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng
cộng
vacA s1/m1 42 (63,6%) 38 (41,8%) 80
vacA s1/m2 24 (36,4%) 50 (54,9%) 74
vacA s2/m2 0 (0%) 3 (3,3%) 3
Tổng cộng 66 (100%) 91 (100%) 157*
Nhận xét: * 5 trường hợp cagA (+) nhưng
không xác định được s, hoặc m nên không đưa
vào trong phân tích. Các týp gen vacA giũa 2
nhóm bệnh nhân ung thư và viêm dạ dày khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,014 (χ2). Týp
gen vacA s2/m2 có số liệu nhỏ và chỉ gặp ở
nhóm viêm dạ dày. Khi tính gộp nhóm s1/m2
với nhóm s2/m2, kết quả thu được như sau
(bảng 7):
Bảng 7 : Kết quả định týp gen vacA s1/m1; vacA
s1/m2; và vacA s2/m2 của H. pylori
Nhóm bệnh nhân
Gen vacA
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng
cộng
vacA s1/m1 42 (63,6%) 38 (41,8%) 80
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
48
Nhóm bệnh nhân
Gen vacA
Ung thư dạ dày Viêm dạ dày
Tổng
cộng
vacA s1/m2;
s2/m2 24 (36,4%) 53 (58,2%) 77
Tổng cộng 66 (100%) 91 (100%) 157*
Nhận xét: Các týp gen vacA giũa 2 nhóm
bệnh nhân ung thư và viêm dạ dày khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p= 0,007 (χ2). Tỉ số chênh =
2,441 (Khoảng tin cậy 95%, 1,272 – 4,685).
Liên quan các týp gen vacA khác nhau khi có
gen cagA (+) hoặc cagA (-)
Bảng 8 : Liên quan giữa gen cagA với các týp gen
vacA của H. pylori
Nhóm bệnh nhân
Gen cagA Gen vacA Ung thư dạ
dày
Viêm dạ
dày
Tổng cộng
cagA (+)*
(n=150)
vacA
s1/m1 42 (63,6%) 38 (42%) 80 (51%)
vacA
s1/m2 24 (36,4%)
46
(50,5%) 70 (44,5%)
cagA (-)
(n=7)
vacA
s1/m2 0 (0%) 4 (4,5%) 4 (2,5%)
vacA
s2/m2 0 (0%) 3 (3%) 3 (1,9%)
Tổng cộng 66 (100%) 91 (100%) 157 (100%)
Nhận xét: * 2 trường hợp cagA (+) nhưng
không xác định được m, và 3 cagA (+) không xác
định được s nên không đưa vào phân tích. Các
trường hợp cagA (+), có sự khác biệt các týp gen
vacA s1/m1 và vacA s1/m2 giữa 2 nhóm bệnh
nhân ung thư và viêm dạ dày có ý nghĩa thống
kê với p=0,025 (χ2). Tỉ số chênh = 2,118 (Khoảng
tin cậy 95%, 1,094 – 4,1). Các trường hợp cagA (–)
chỉ gặp ở nhóm bệnh nhân viêm dạ dày, số
lượng bệnh nhân quá nhỏ không phân tích
thống kê.
BÀN LUẬN
Gen cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori
Tỷ lệ gen cagA của các chủng H. pylori được
báo cáo từ các vùng khác nhau trên thế giới từ
50-70% trong dân số ở các nước phương Tây và
có thể chiếm >90% ở các nước phương Đông(4).
H. pylori có thể chia ra hai nhóm: sinh độc tố và
không sinh độc tố là do kiểu gen biểu hiện khác
nhau, nói cách khác do có hoặc không có gen
cagA. Ở cụm gen CagPAI, protein cagA được
chuyển dời vào trong các tế bào đích thông qua
hệ thống cơ cấu bài tiết typ IV, được
phosphoryl-hóa và tác động như một yếu tố
tăng trưởng(15). Vai trò của gen cagA được coi
như là yếu tố chính với độc lực cao gây ung thư
dạ dày. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
mối liên quan giũa nhiễm các chủng H. pylori có
gen cagA (+) thì có nguy cơ cao gây ung thư dạ
dày. Chattopadhyay và cs(5), gen cagA khi kết hợp
với các týp gen vacA có thể gây ra các nguy cơ
với biểu hiện lâm sàng và mức độ nặng nhẹ
khác nhau của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của Kumar và cs năm
2008(9), bằng phương pháp multiplex PCR phát
hiện và phân tích gen cagA và các týp gen vacA
trên 232 trường hợp (gồm cả 56 người khỏe
mạnh), gen cagA chiếm 63,2%. Tỷ lệ gen cagA (+)
trong các nguyên nhân viêm dạ dày, loét, ở
người bình thường lần lượt là 70%, 54,3%, và
17,9% ; nhưng đặc biệt ở bệnh nhân ung thư dạ
dày gen cagA (+) là 100% trường hợp và kết hợp
với gen vacA s1/m1 hoặc là s1/m2.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng bằng
phương pháp multiplex PCR phát hiện và phân
tích gen cagA và các týp gen vacA trên 162 bệnh
nhân (71 ung thư dạ dày và 91 viêm dạ dày), tỷ
lệ cagA (-) chung chiếm 4,3% (7/162), và chỉ gặp
ở nhóm bệnh viêm dạ dày 7,7% (7/91); gen cagA
(+) chiếm 95,7% trường hợp, ở bệnh nhân ung
thư dạ dày là 100% (71/71) so với 92,3% (84/91)
viêm dạ dày với p = 0,018 và tỷ số chênh = 1,845
(Khoảng tin cậy 95%, 1,597 – 2,133), (Bảng 3).
Ở Việt Nam, Tạ Long và cs(13), nghiên cứu mối
liên quan giữa ung thư dạ dày và nhiễm H.
pylori, trong thời gian từ tháng 3/2003 đến tháng
4/2004, tại các bệnh viện Trung ương Quân đội
108, bệnh viện Bưu điện và Việt Đức-Hà nội. Có
208 bệnh nhân, được chia làm 2 nhóm: (1) 104
ung thư dạ dày; và (2) 104 viêm dạ dày mạn tính
xác định bằng mô bệnh học. Ba mươi tám mẫu
(38) được gửi làm PCR tại Đại học Fukui (Nhật
Bản), cho thấy typ cagA (+) Á đông có khả năng
gây bệnh viêm dạ dày chiếm tỷ lệ 82,3%, cao
hơn so với 47,6% trong ung thư dạ dày.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
49
Nghiên cứu của Trần Ngọc Ánh(14) năm 2006,
cho thấy tỷ lệ H. pylori typ I trong ung thư dạ dày
là 78,6% cao hơn trong viêm dạ dày là 33,3%, tỷ lệ
H. pylori có cagA (+) và vacA (+) ở nhóm bệnh
nhân ung thư dạ dày lần lượt là 80,9% và 97,6%,
cao hơn ở nhóm bệnh nhân viêm dạ dày là 47,6%
và 52,3% (p<0,05), nguy cơ ung thư dạ dày cao
gấp 4,86 lần với cagA (+) và gấp 32,27 lần với vacA
(+) so với nhiễm H. pylori cagA (-) và vacA (-).
Nghiên cứu mới đây của Nguyễn Thị Nguyệt
và cs (10), xác định các týp gen cagA và vacA của
các chủng H. pylori từ 90 bệnh nhân viêm, loét và
ung thư dạ dày. Các týp H. pylori được cống bố
gồm : Týp I H. pylori của bệnh nhân viêm, loét dạ
dày và ung thư dạ dày lần lượt là : 52,3%, 55,6%,
và 19% ; Týp II H. pylori : 4,7%, 7,4%, và 19% ; Týp
III H. pylori : 33,3%, 25,9%, và 14,3% ; Týp IV H.
pylori : 9,5%, 11,1%, và 46,6%. Các tác giả kết luận
týp I H. pylori có độc lực cao nhất và gặp hơn một
nửa trong các bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày ; Týp
IV H. pylori có tỷ lệ cao ở bệnh nhân ung thư dạ
dày. Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu của
tác giả Việt Nam trước đây chưa có điều kiện để phân
tích các phân týp của vacA nhằm đánh giá đầy đủ hơn
về vai trò của týp gen của vacA s1/s2 và vacA m1/m2
cũng như mối liên quan giữa các týp gen này với các
trường hợp có gen cagA (+) trong bệnh ung thư dạ
dày.
Mới đây trong nghiên cứu giữa các tác giả
Nhật Bản Uchida và cs cùng các tác giả Việt
Nam năm 2009 (16), phân tích các yếu tố gây
bệnh trên 103 chủng H. pylori ở bệnh nhân Việt
Nam (54 Hà nội và 49 thành phố Hồ Chí Minh).
Tỷ lệ cagA (-) chiếm 5% ; cagA Glu-Pro-Ille-Tyr-
Ala (EPIYA) chiếm 77% (80/103); Týp II cagA
right-end junction chiếm ưu thế 84% (87/103).
Gen vacA s1 là 100% (103/103) có trong tất cả các
trường hợp, trong khi đó gen vacA s2 chỉ là 1%
(1/103). Gen vacA m1 là 43% (44/103), ở bệnh
nhân Hà nội là 54% (29/54) so với thành phố Hồ
Chí Minh là 31% (15/49) với p<0,05. Gen vacA
m2 chiếm 52% (54/103), ở Hà Nội là 41% (22/54)
so với 65% (32/49) bệnh nhân tại thành phố Hồ
Chí Minh. Các tác giả kết luận gen vacA m1 của
các chủng H. pylori được phân lập trên bệnh
nhân Hà nội, nơi có xuất độ ung thư dạ dày cao,
có ý nghĩa hơn so với các chủng H. pylori được
phân lập tại thành phố Hồ Chí Minh; và đưa ra
giả thuyết gen vacA m1 là gen kết hợp với ung
thư dạ dày ở bệnh nhân Việt Nam.
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 162 bệnh
nhân (71 ung thư dạ dày và 91 viêm dạ dày), tỷ
lệ cagA (-) chung chiếm 4,3% và chỉ gặp ở nhóm
viêm dạ dày; gen cagA (+) chiếm 95,7% trường
hợp, ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 100%
(71/71) so với 92,3% (84/91) viêm dạ dày với p =
0,018 và tỷ số chênh = 1,845 (Khoảng tin cậy
95%, 1,597 – 2,133). Gen vacA s1 là 98,1%
(156/159), ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 100%
(68/68) so với 96,7% (88/91) viêm dạ dày ; trong
khi đó gen vacA s2 là 1,9% (3/159) và chỉ gặp ở
viêm dạ dày, và không có sự khác biệt týp gen
vacA s1 giữa 2 nhóm ung thư và viêm dạ dày,
với p= 0,261 (bảng 4). Gen vacA m1 có tỷ lệ
chung là 50,6% (81/160), ở bệnh nhân ung thư dạ
dày là 63,8% (44/69) so với 40,7% (37/91) viêm dạ
dày; Gen vacA m2 có tỷ lệ chung là 49,4%
(79/160), ở bệnh nhân ung thư dạ dày là 36,2%
(25/69) so với 59,3% (54/91) nhóm viêm dạ dày.
Kết quả của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt
của týp gen vacA m1 và vacA m2 giữa 2 nhóm
ung thư và viêm dạ dày, với p= 0,004, tỷ số
chênh = 2,569 (Khoảng tin cậy 95%, 1,348 –
4,895), (Bảng 5).
Tóm lại : Kết quả trong nghiên cứu của
chúng tôi về các týp gen vacA s1, vacA s2 và gen
vacA m1, vacA m2 là phù hợp với Uchida và cs
cùng các tác giả Việt Nam năm 2009(16). Chúng
tôi cũng có chung nhận định khi gen cagA (+) kết
hợp với kiểu gen vacA m1 của các chủng H.
pylori ở bệnh nhân khu vực thành phố Hồ Chí
Minh và phía Nam Việt Nam có thể có liên quan
đến bệnh ung thư dạ dày. Đặc biệt khi gen cagA
(+) có các gen vacA s1/m1 gặp trong 100% trường
hợp ung thư dạ dày. Điều đó đặt ra trong thực
tế cần phải tầm sóat và theo dõi những bệnh
nhân Việt Nam nhiễm H. pylori khi có gen cagA
(+) kết hợp với các gen vacA s1/m1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011
50
Liên quan giữa gen cagA và các týp gen vacA
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 157 bệnh
nhân (66 ung thư dạ dày, 2 trường hợp cagA (+)
không xác định được m, và 3 cagA (+) không xác
định được s nên không đưa vào phân tích ; và 91
viêm dạ dày). Tỷ lệ gen cagA (+) chung là 95,5%
(150/157), trong số này ở nhóm 66 bệnh nhân
ung thư dạ dày cagA (+) trong 100% trường
hợp, và chỉ gặp các týp gen vacA s1/m1 ở 63,6%
(42/66), và hoặc là vacA s1/m2 ở 36,4% (24/66). Ở
nhóm chứng 91 viêm dạ dày, tỷ lệ cagA (+)
chiếm 92,3% (84/91); cagA (-) chung là 4,4%
(7/157), và chỉ gặp ở nhóm viêm dạ dày 7,7%
(7/91) trường hợp. Trong nhóm viêm dạ dày, ở
bệnh nhân có cagA (+), chúng tôi gặp các týp gen
vacA s1/m1 ở 42% (38/91), gen vacA s1/m2 là
50,5% (46/91); ở bệnh nhân cagA (-), có các týp
gen vacA s1/m2 ở 4,5% (4/91), gen vacA s2/m2 là
3% (3/91) (bảng 8). Các trường hợp cagA (+), có
sự khác biệt các týp gen vacA s1/m1 và vacA
s1/m2 giữa 2 nhóm bệnh nhân ung thư và viêm
dạ dày có ý nghĩa thống kê với p=0,025, và tỷ số
chênh = 2,118 (Khoảng tin cậy 95%, 1,094 – 4,1).
Trong nghiên cứu của Kumar và cs, năm
2008 (9), liên quan đến các týp gen vacA, các týp
chiếm ưu thế gồm s1 và m1 là 92,3% và 58,2% ;
tiếp theo là các týp gen m2 là 41,7%, và s2 là
7,7%. Tỷ lệ gen vacA s1 trong các nguyên nhân
viêm dạ dày, loét, ở người bình thường và ung
thư dạ dày lần lượt là 100%, 87,1%, 82,1% và
100%. Tỷ lệ gen vacA m1 ở viêm dạ dày, loét, ở
người bình thường và ung thư dạ dày lần lượt
là 80%, 60%, 25%, và 56,8%. Ở nhóm 44 ung thư
dạ dày, gen cagA (+) trong 100% các trường hợp;
và chỉ gặp các týp gen vacA s1/m1 ở 56,8%
(25/44), và hoặc là s1/m2 ở 43,2% (19/44). Trong
nhóm bệnh lành tính, (1) ở 40 bệnh nhân viêm
dạ dày có gen vacA s1, và có 80% (32/40) gen
vacA s1/m1 nhưng chỉ có 75% (24/32) có gen
cagA (+) ; và (2) Tương tự ở nhóm loét 87,1%
(61/70) gen vacA s1, trong số này 42 (60%) có
gen vacA s1/m1 nhưng chỉ có 28 (66,6%) gen
cagA (+), và gen vacA s2/m2 ở 9 bệnh nhân và
đều có gen cagA (-). Ở 28 người bình thường
nhiễm H. pylori nhưng không có biểu hiện triệu
chứng bệnh tiêu hóa, 7 có gen vacA s1/m1 (5 gen
cagA (+), và 2 cagA (-)); 16 (57,1%) có gen vacA
s1/m2 nhưng gen cagA (-) ; 5 trường hợp còn lại
có gen vacA s2/m2 và gen cagA (-).
Tóm lại : Nghiên cứu của chúng tôi có kết
quả tương tự với các tác giả Kumar và cs, 2008(9).
Chúng tôi tóm tắt một số nhận xét như sau: (1)
Týp gen vacA s1/m1 gặp ở cả 2 nhóm ung thư và
viêm dạ dày nhưng gen cagA (+) gặp 100% các
trường hợp ung thư dạ dày, trong khi đó cagA (-
) chỉ gặp ở nhóm bệnh lành tính ; (2) Týp gen
vacA s1/m2 có cagA (+) có thể gặp ở 2 nhóm bệnh
lành tính và ung thư dạ dày nhưng gen vacA
s1/m2 có cagA (-) chỉ gặp ở nhóm bệnh lành tính;
(3) Týp gen vacA s2/m2 chỉ gặp ở bệnh nhân có
cagA (-),và ở nhóm bệnh lành tính hoặc ở người
bình thường ; (4) Týp gen vacA s2/m1 không gặp
trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù gen vacA
s2 chiếm 3,3% (3/91) ở nhóm viêm dạ dày.
Để hiểu rõ hơn về tính đa dạng và vai trò
của các týp gen vacA của H. pylori liên quan đến
các bệnh dạ dày, Rhead và cs(12) đã chứng minh
ngoài 2 vùng giữa gen vacA có các týp gen là
m1/m2 và vùng tín hiệu có các týp gen là s1/s2,
còn có vùng trung gian (intermediate) ký hiệu
là i. Trong nghiên cứu của Basso và cs(2), trên
203 bệnh nhân nhiễm H. pylori gồm 53 ung thư
dạ dày, 52 loét dạ dày, và 98 viêm dạ dày. Kết
quả chủng H. pylori có cagA (+) có liên quan đến
ung thư dạ dày (p<0.001), và loét dạ dày
(p<0,05). Gen vacA s1 và vacA týp i 1 có liên
quan đến ung thư dạ dày và vacA týp i 1 với
loét dạ dày, tỷ số chênh 2,58 (khoảng tin cậy
95%: 1,19-5,61). Các tác giả kết luận ở các
Phương Tây, nguy cơ bệnh ung thư dạ dày có
liên quan đến chủng H. pylori với gen cagA
EPIYA-C, tỷ số chênh 7,37 (khoảng tin cậy 95%:
1,98-27,48) ; đối với nguy cơ loét dạ dày liên
quan đến vùng trung gian của gen vacA týp I 1.
KẾT LUẬN
Bằng phương pháp multiplex PCR xác định
các týp gen cagA và các týp gen vacA s1/s2; vacA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
51
m1/m2 của vi khuẩn H. pylori và mối liên quan
đến bệnh ung thư dạ dày.
Gen cagA (+) có ở tất cả các trường hợp ung
thư dạ dày, týp gen vacA s1/m1 có thể gặp,
nhưng có sự khác biệt giữa bệnh ung thư dạ dày
và viêm dạ dày; gen cagA (-) chỉ gặp ở nhóm
viêm dạ dày. Týp gen vacA s1/m2 với cagA (+) có
thể gặp, và có sự khác biệt ở 2 nhóm ung thư dạ
dày và viêm dạ dày nhưng gen vacA s1/m2 có
cagA (-) chỉ gặp trong viêm dạ dày. Týp gen vacA
s2/m2 có gen cagA (-), chỉ có ở nhóm viêm dạ
dày. Týp gen vacA s2/m1 không gặp trong
nghiên cứu mặc dù gen vacA s2 có ở nhóm viêm
dạ dày.
Gen cagA (+) kết hợp với kiểu gen vacA m1
của các chủng H. pylori ở bệnh nhân khu vực
Miền Nam Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh
có thể có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày,
đặc biệt khi gen cagA (+) có các gen vacA s1/m1.
Điều đó đặt ra trong thực tế cần phải tầm sóat và
theo dõi những bệnh nhân nhiễm H. pylori với
các týp gen mắc phải có nguy cơ cao của bệnh
ung thư dạ dày khi có gen cagA (+) kết hợp với
các gen vacA s1/m1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atherton, J. C., P. Cao, R. M. Peek, Jr., M. K. Tummuru, M. J.
Blaser, and T. L. Cover (1995). Mosaicism in vacuolating
cytotoxin alleles of Helicobacter pylori. Association of specific
vacA types with cytotoxin production and peptic ulceration. J
Biol Chem, 270:17771-17777.
2. Basso D, Zambon CF, Letley DP, Stranges A, Marcher A,
Rhead JL, et al (2008). Clinical relevance of Helicobacter pylori
cagA and vacA gen polymorphisms. Gastroenterology; 135:
91-99.
3. Blaser MJ, Perez-Perez GI, Kleanthous H, Cover TL, Peek RM,
Chyou PH, Stemmermann GN, Nomura A (1995). Infection
with Helicobacter pylori strains possessing cagA is associated
with an increased risk of developing adenocarcinoma of the
stomach. Cancer Res, 55: 2111-2115.
4. Bolek BK, Salih BA, Sander E (2007). Genotyping of
Helicobacter pylori strains from gastric biopsies by multiplex
multiplex polymerase chain reaction. How advantageous is
it? Diag Microbiol Infect Dis; 58:67-70.
5. Chattopadhyay S, Patra R, Ramamurthy T, Chowdhury A,
Santra A, Dhali GK, Bhattacharya SK, Douglas EB, Nair GB,
Mukhopadhyay AK (2004). Multiplex PCR assay for rapid
detection and genotyping of Helicobacter pylori directly from
biopsy specimens. J Clin Microbiol; 42: 2821-2824.
6. De Martel C, Plummer M, Van Doorn LJ, Vivas J, Lopez G,
Carillo E, Peraza S, Munoz N, Franceschi S (2009).
Comparison of polymerase chain reaction and histopathology
for the detection of Helicobacter pylori in gastric biopsies. Int J
Cancer.
7. Forman D (1996). Helicobacter pylori and gastric cancer. Scand J
Gastroenterol, 31(Suppl 215): 48-51.
8. International Agency for Research on Cancer monographs on
the evaluation of carcinogenic risks to human. Schistosomes,
Liver Fluskes and Helicobacter pylori. (Lyon, France) IARC
1994; 61:177-240.
9. Kumar S. Kumar A, Dixit VK (2008). Direct detection and
analysis of vacA genotypes and cagA gene of Helicobacter pylori
from gastric biopsies by a novel multiplex polymerase chain
reaction assay. Diag Microbiol Infect Dis; 62: 366-373.
10. Nguyễn Thị Nguyệt, Trần Văn Hợp, Nguyễn Thị Hồng
Hạnh. (2010) Xác định týp cagA và vacA của các chủng
Helicobacter pylori phân lập từ các bệnh nhân bị viêm, loét, ung
thư dạ dày. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam; 19: 1265-
1272.
11. Peek RM, Vaezi MF, Falk GW, Goldblum JR, Perez-Perez GI,
Richter JE, Blaser MJ (1999). Role of Helicobacter pylori cagA (+)
strains and specific host immune responses on the
development of premalignant and malignant lesions in the
gastric cardia. Int J Cancer; 82:520-524.
12. Rhead JL, Letley DP, Mohammadi M, Eshagh Hosseini M,
Atherton JC (2007). A new Helicobacter pylori vacuolating
cytotoxin determinant, the intermediate region, is associated
with gastric cancer. Gastroenterology; 133 : 926-936.
13. Tạ Long, Trịnh Tuấn Dũng, Nguyễn Quang Chung, Hoàng
Kim Ngân, Vũ Văn Khiên, Dương Văn Thắng, Lê Văn Don,
Nguyễn Văn Thịnh, Lê Văn Phủng, Đỗ Đức Vân, Azuma T,
Okuda T, Yamazaki S (2006). Nghiên cứu mối liên quan giữa
ung thư dạ dày và nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Tạp chí
Khoa học Tiêu hóa Việt Nam; 1: 10-19.
14. Trần Ngọc Ánh (2006). Nghiên cứu các type của Helicobacter
pylori và sự biểu lộ Protein P53 ở bệnh nhân ung thư dạ dày.
Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Trần Thiện Trung (2008). Bệnh dạ dày-tá tràng và nhiễm
Helicobacter pylori. Nhà xuất bản Y học.
16. Uchida T, Lam Tung Nguyen, Takayama A, Okimoto T,
Kodama M, Murakami K, Matsuhida T, Tuan Dung Trinh,
Long Ta, Dang Quy Dung Ho, Hoa Hai Hoang, Kishida T,
Fujioka T, Moriyama M, and Yamaoka Y (2009). Analysis of
virulence factors of Helicobacter pylori isolate from Vietnamese
population. BMC Microbiology; 9:175.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_cac_typ_gen_caga_va_vaca_cua_helicobacter_pylori_t.pdf