Trình độ học vấn(X1): biến độc lập này có
tương quan thuận với khả năng tiếp cận TDCT của
nông hộ ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả ước
lượng bằng mô hình Probit cho thấy, trình độ học
vấn của chủ hộ liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu
kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó
có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương
án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Kết quả nghiên
cứu phù hợp với kỳ vọng và cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Mậu Dũng (2011). Tuy nhiên, các hộ có trình độ
học vấn thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn
với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng
tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kin
9 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Duyên hải, tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
10
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH
FACTORS AFFECTINGACCESS TO FARMERS’ FORMAL CREDIT IN RAISING “THE CHAN
TRANG” SHRIMP (LITOPENAEUS VANNAMEI) IN DUYEN HAI DISTRICT, TRA VINH PROVINCE
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Bài viết
ứng dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ và mô hình hồi quy đa biến xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ. Kết quả ước lượng
hai mô hình cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông
hộ là trình độ học vấn, số năm sinh sống tại địa
phương, thu nhập bình quân, kinh nghiệm nuôi
tôm, lãi suất, thủ tục cho vay, có phương án sản
xuất phù hợp, có tài sản thế chấp. Trong khi đó,
giá trị tài sản thế chấp, biến diện tích đất nuôi tôm,
kinh nghiệm nuôi tôm của hộ có ảnh hưởng đến số
tiền tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.
Từ khóa: Tín dụng chính thức, mô hình Probit, mô
hình hồi quy đa biến, nông hộ, tôm thẻ chân trắng.
Abstract
The research objective of this paper is to analyze
the factors affecting access to formal credit by
farmers raising white shrimp in Duyen Hai District,
Tra Vinh Province. Posts applications probit
model is used to to identify factors affecting access
to formal credit by the farmers and Multivariate
Regression model to identify factors affecting
their acecess to the amount of formal credit. The
estimating results from the two models showed
that the factors affecting the farmers’ access to
formal credit were educational level, number
of years living in the locality, average income,
experience shrimp, interest rates, loan procedures,
appropriate production plans and collateral.
Meanwhile, the value of collateral, variable area
of shrimp raising, shrimp experiences affected
thier access to credit the amount of formal credit.
Keywords: formal credit, Probit
models, Multivatiate Regression model,
farmers, litopenaeus vannamei.
1. Đặt vấn đề12
Kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển
mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Trong bối cảnh đó, vấn đề tiếp cận tín dụng
chính thức đang là mối quan tâm thường xuyên của
chính phủ lẫn các nhà nghiên cứu hiện nay. Tại hội
nghị sơ kết 5 năm về “Tam nông”, thu nhập bình
quân của người dân nông thôn ước đạt khoảng gần
20 triệu đồng/năm (theo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, năm 2013). Với mức thu nhập
nêu trên cho thấy, thu nhập của nông hộ ở nước ta
còn rất thấp.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế,
chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tăng
cường khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.
1 Sinh viên, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Trà Vinh
2 Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Trà Vinh
Mới đây nhất là Nghị định số 55/2015/NĐ – CP
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn góp phần xây dựng nông thôn
mới và nâng cao đời sống của nông dân ở nông
thôn. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của
Nhà nước đối với khả năng tiếp cận nguồn tín dụng
chính thức của nông hộ.
Thị trường tín dụng nông thôn ở nước ta nói
chung và ở huyện Duyên Hải nói riêng được hình
thành từ rất lâu. Cho đến nay, nguồn tín dụng chính
thức (TDCT) chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các
nông hộ do vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận TDCT, các tổ chức tín dụng
ngần ngại cho vay vì rủi ro cao (Nguyễn Hồng Hà,
2012), thủ tục rườm rà, thế chấp tài sản,... Với mục
tiêu đánh giá hiện trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn TDCT, đề
Phạm Bảo Quốc1
Nguyễn Thị Búp2
11
11
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận
TDCT để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh ở
khu vực nông nghiệp, nông thôn, đề tài “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng tại huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh” thực
sự cấp thiết để tiến hành nghiên cứu.
2. Lược khảo tài liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Lược khảo tài liệu
Theo tác giả Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Mậu Dũng (2011), nghiên cứu về “Khả năng tiếp
cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông
dân ngoại thành Hà Nội” qua phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp đánh giá nông thôn có
người tham gia (PRA) cho thấy các yếu tố ảnh
hưởng được phân tích từ hai phía người đi vay vốn
và tổ chức cung cấp tín dụng. Về phía người đi
vay là biến điều kiện kinh tế của hộ, trình độ học
vấn và giới tính của chủ hộ. Về phía các tổ chức
tín dụng, các yếu tố được phân tích bao gồm: thủ
tục cho vay, lãi suất, lượng vốn cho vay, trình độ
chuyên môn và thái độ của cán bộ tín dụng.
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Quốc
Nghi (2011) là “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
cầu TDCT của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng bằng
sông Cửu Long” với số liệu thu thập từ 306 nông
hộ sản xuất lúa và sử dụng phương pháp hồi qui
tương quan đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
lượng cầu TDCT có tương quan thuận với trình độ
học vấn, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc
tham gia vào tổ chức đoàn thể địa phương, tổng
diện tích đất của nông hộ và tương quan nghịch
với việc hộ có vay vốn phi chính thức và ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật.
Đề tài nghiên cứu của Lê Khương Ninh và
Phạm Văn Dương (2011), “Phân tích các yếu tố
quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của
hộ nông dân ở An Giang”, được thực hiện bằng
việc sử dụng mô hình Tobit. Kết quả cho thấy các
yếu tố như giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn,
địa vị xã hội của chủ hộ hay thành viên trong hộ,
thu nhập, giá trị tài sản thế chấp, mục đích sử dụng
vốn và số lần vay có ý nghĩa quyết định đối với
lượng vốn vay tín dụng chính thức.
Tương tự, đề tài nghiên cứu của tác giả Bùi Thị
Minh Thơ (2010), “Phân tích khả năng tiếp cận
nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất
nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”,
thông qua mô hình Probit và Tobit kết luận rằng
những hộ có diện tích đất càng lớn thì khả năng
vay được vốn càng cao. Ngoài ra, tác giả chỉ ra
rằng các yếu tố như trình độ học vấn, giới tính, thu
nhập có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Oánh,
Phạm Thị Mỹ Dung (2010), “Các yếu tố ảnh
hưởng tới tiếp cận TDCT của hộ nông dân ở ngoại
thành Hà Nội”, bằng phân tích mô hình Heckman
hai bước, đã có những kết luận quan trọng. Tuổi,
địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng không chính thức
của hộ và thủ tục vay vốn chính thức là những yếu
tố cùng có tác động thuận tới khả năng tiếp cận
TDCT của hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ, diện
tích đất, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp và
mục đích vay là những yếu tố có tác động thuận
đến lượng vốn TDCT.
Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Ái Kết
và Huỳnh Trung Thời (2013), nghiên cứu về “Các
nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận TDCT của nông
hộ trên địa bàn tỉnh An Giang”, kết quả phân tích
hồi qui mô hình logit tác giả cho biết khả năng giới
hạn tín dụng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: trình
độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, diện tích đất,
giá trị tài sản và sử dụng vốn tín dụng. Hơn nữa,
phân tích hồi quy đa biến (OLS) cho biết lượng
vốn TDCT bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: quan hệ
xã hội, mục đích vay vốn, tài sản thế chấp và thu
nhập của chủ hộ.
Guangwen và Lili (2005) trong công trình “Tiếp
cận tín dụng của các nông hộ ở huyện Tongren,
Trung Quốc”, qua phân tích hồi qui Probit nhị
phân, đã kết luận các yếu tố tác động đến khả năng
tiếp cận TDCT là trình độ học vấn của chủ hộ và
mức giàu có của hộ; nguồn thu nhập và chính sách
của địa phương; tuổi của chủ hộ, giá trị tiết kiệm
và số con dưới tuổi lao động trong hộ cũng ảnh
hưởng tới khả năng tiếp cận TDCT của nông hộ.
Các biến sử dụng trong đề tài này được chọn
lọc dựa trên cơ sở của các nghiên cứu trên sao cho
phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, do đặc
thù của địa phương, tác giả bổ sung thêm hai biến:
có phương án sản xuất phù hợp và số năm sinh
sống tại địa phương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng nghiên cứu là số liệu sơ cấp
được thu thập từ cuộc điều tra bằng bảng câu hỏia
12
12
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
được tiến hành vào tháng 8/2015, đối tượng phỏng
vấn là 385 nông hộ có tham gia và không có tham
gia vay vốn TDCT. Trong đó, số nông hộ có tham
gia vay vốn TDCT là 144 hộ (chiếm 37,4%), số
nông hộ không tham gia vay vốn là 241 hộ (chiếm
62,6%). Các nông hộ được chọn theo phương pháp
lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thống kê
mô tả để mô tả thực trạng tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ. Thống kê mô tả là việc mô tả dữ
liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê thông
thường như số trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, độ
lệch chuẩn, bảng tần số.
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc các
nông hộ có nhu cầu vay vốn tín dụng nghiên cứu
sử dụng mô hình Probit. Một cách cụ thể, mô hình
Probit có dạng như sau:
Y
i
= β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ β
5
X
5
+
β
6
X
6
+ β
7
X
7
+β
8
X
8
+β
9
X
9
+ β
10
X
10
+ β
11
X
11
+ε
i
Trong đó:
Y là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
(nhận giá trị 1 nếu hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp
cận được tín dụng chính thức và nhận giá trị 0 nếu
ngược lại).
X
1
, X
2
, X
3
, X
4
, X
5
, X
6
, X
7
, X
8
,X
9
,X
10
,X
11
là các
biến độc lập (biến giải thích). Các biến này được
định nghĩa và diễn giải chi tiết ở bảng sau:
Bảng 2.1. Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi mô hình Probit
TÊN
BIẾN DIỄN GIẢI Ý NGHĨA CỦA BIẾN
KỲ VỌNG
VỀ DẤU THAM KHẢO
X
1
Trình độ học vấn (bậc) + Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011)
X
2
Số năm sinh sống tại địa phương (năm) + Tác giả nghiên cứu tiền trạm (2015)
X
3
Diện tích đất nuôi tôm (ha) + Bùi Thị Minh Thơ (2010)
X
4
Thu nhập bình quân của hộ (triệu đồng/năm) + Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013)
X
5
Kinh nghiệm nuôi tôm của hộ (năm) + Nguyễn Quốc Nghi (2011)
X
6
Tuổi của chủ hộ (tuổi) +/- Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010)
X
7
Lãi suất (%/năm) + Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011)
X
8
Thủ tục cho vay, nhận giá trị 1 nếu thủ tục
đơn giản, nhận giá trị 0 nếu ngược lại -
Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu
Dũng (2011)
X
9
Quan hệ xã hội,nhận giá trị 1 nếu hộ có
người thân hay bạn bè làm việc ở các cơ
quan nhà nước các cấp (xã, huyện, tỉnh hay
trung ương) hay ở các tổ chức tín dụng tại địa
phương, nhận giá trị 0 nếu ngược lại.
+ Trần Văn Kết và Huỳnh Trung Thời (2013)
X
10
Có phương án sản xuất phù hợp, nhận giá trị
1 nếu có, nhận giá trị 0 nếu ngược lại. + Tác giả nghiên cứu tiền trạm (2015)
X
11
Có tài sản thế chấp, nhận giá trị 1 nếu có,
nhận giá trị 0 nếu ngược lại. +
Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ
Dung (2010)
Tiếp theo, nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi
quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
số tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ. Mô
hình hồi quy đa biến là mô hình sử dụng để ước
lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến
phụ thuộc nếu giá trị của biến phụ thuộc bị kiểm
duyệt hay không được phép nhỏ hơn một giá trị
nhất định nào đó. Trong nghiên cứu này, giá trị của
biến phụ thuộc (đó là số tiền hộ nông dân vay được
từ nguồn tín dụng chính thức) chỉ có thể lớn hơn
hoặc bằng không bởi nông hộ có thể vay tiền hay
bị khước từ hoàn toàn.
Mô hình hồi quy đa biến có dạng như sau:
Z
i
= β
0
+ β
1
X
1
+ β
2
X
2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ β
5
X
5
+
β
6
X
6
+ β
7
X
7
+ β
8
X
8
+ β
9
X
9
+β
10
X
10
+ β
11
X
11
+ε
i
Trong đó:
Z là số tiền nông hộ vay được từ nguồn tín dụng
chính thức (triệu đồng).
Các biến X
1
, X
2
, X
3
, X
4
, X
5
, X
6
, X
7
, X
8
,X
9
, X
10,
X
11
là các biến độc lập (biến giải thích). Các biến
này được định nghĩa và diễn giải chi tiết ở bảng sau:
13
13
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
Bảng 2.2. Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mô hình hồi qui đa biến.
TÊN
BIẾN DIỄN GIẢI Ý NGHĨA CỦA BIẾN
KỲ VỌNG
VỀ DẤU THAM KHẢO
X
1
Trình độ học vấn của chủ hộ (bậc) + Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011)
X
2
Thu nhập bình quân của hộ (triệu đồng/năm) + Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013)
X
3
Diện tích đất nuôi tôm (ha) + Bùi Thị Minh Thơ (2010)
X
4
Giá trị tài sản thế chấp (triệu đồng) + Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010)
X
5
Lãi suất (%/năm) + Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011)
X
6
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm) + Nguyễn Quốc Nghi (2011)
X
7
Có phương án sản xuất phù hợp, nhận giá trị
1 nếu có, nhận giá trị 0 nếu ngược lại. + Tác giả nghiên cứu tiền trạm (2015)
X
8
Quan hệ xã hội,nhận giá trị 1 nếu hộ có
người thân hay bạn bè làm việc ở các cơ
quan nhà nước các cấp (xã, huyện, tỉnh hay
trung ương) hay ở các tổ chức tín dụng tại địa
phương, nhận giá trị 0 nếu ngược lại.
+ Trần Văn Kết và Huỳnh Trung Thời (2013)
X
9
Số năm sinh sống tại địa phương (năm) + Tác giả nghiên cứu tiền trạm (2015)
X
10
Số thành viên trong hộ (người) +/- Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dương (2011)
X
11
Thủ tục cho vay, nhận giá trị 1 nếu thủ tục
vay đơn giản, nhận giá trị 0 nếu ngược lại -
Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu
Dũng (2011)
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức
của nông hộ
Trong 385 nông hộ được khảo sát, số nông hộ
không tiếp cận TDCT là 241 hộ (chiếm 62,6%), số
nông hộ tiếp cận TDCTlà 144 hộ (chiếm 37,4%).
Cuộc khảo sát được tiến hành tại địa bàn ba xã:
Hiệp Thạnh, Long Toàn, Long Hữu thuộc huyện
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cho thấy, các nông hộ
khó tiếp cận được nguồn vốn TDCTvì số nông hộ
không tiếp cận TDCT chiếm tới (62,6%) còn nông
hộ tiếp cận TDCT chỉ chiếm (37,4%). Điều này do
tác động của các yếu tố sau đây:
Qua nghiên cứu thực tế, hầu hết chủ hộ đều
biết chữ, trình độ học vấn thấp nhất của chủ hộ
là chưa biết chữ, gồm 12 chủ hộ (chiếm 3,1%) và
cao nhất là Trung học Phổ thông, gồm 3 chủ hộ
(chiếm 0,8%). Về trình độ chuyên môn, có 1 chủ
hộ có trình độ Cao đẳng và 3 chủ hộ (chiếm 0,8%)
có trình độ Đại học. Nhìn chung, trình độ của nông
hộ tương đối thấp nên gây khó khăn trong việc tiếp
thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào
sản xuất.
Bảng 3. 1 Trình độ học vấn của chủ hộ.
Trình dộ học vấn của chủ hộ Số quan sát Tỷ trọng (%)
Chưa biết chữ 12 3,1
Tiểu học 177 46
Trung học Cơ sở 160 41,6
Trung học Phổ thông 32 8,3
Sơ cấp Nghề 0 0
Trung cấp Nghề 0 0
Cao đẳng 1 0,2
Đại học 3 0,8
Tổng cộng 385 100
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015.
14
14
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
Bảng 3.2 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
Chỉ tiêu Số quan sát Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn
Số năm sinh sống tại địa phương (năm) 385 5 44,820 71 10,730
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm) 385 1 6,770 20 2,679
Diện tích đất nuôi tôm (ha) 385 0,1 0,793 8,1 0,851
Thu nhập (triệu đồng) 385 15 56,400 1000 63,200
Tuổi của chủ hộ (tuổi) 385 24 45,920 70 8,708
Lãi suất (%/năm) 144 0,6 8,555 15,12 2,985
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015.
Những nông hộ được khảo sát đa số sống từ
nhỏ tại địa phương, trung bình khoảng 45 năm,
nhỏ nhất là 5 năm, lớn nhất là 71 năm nên có mối
quan hệ hàng xóm khắng khít tạo cơ hội chia sẻ
kinh nghiệm lẫn nhau về phương pháp nuôi tôm.
Nông hộ có kinh nghiệm nuôi tôm trung bình được
khoảng 7 năm, nhiều trường hợp lên đến 20 năm.
Thời gian nuôi tôm của nông hộ khá lâu đã đem lại
hiệu quả cao cho các nông hộ. Chính vì lý do trên
mà mục đích vay vốn tín dụng chính thức của nông
hộ là trang trải các khoản chi phí trong quá trình
sản xuất nuôi tôm. Diện tích đất nuôi tôm trung
bình khoảng 0,8 ha, thấp nhất là 0,1 ha và cao nhất
là 8,1 ha. Qua đó, ta thấy diện tích nuôi tôm của
nông hộ khá lớn và đây cũng là một thuận lợi trong
việc vay vốn TDCT của hộ.
Theo kết quả khảo sát, tuổi chủ hộ cao nhất 70
tuổi, trung bình là 46 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi.
Kết quả này có thể giải thích với lý do là khi chủ
hộ còn trẻ thì có khả năng tham gia vào nhiều hoạt
động tín dụng hơn vì tuổi trẻ năng động hơn, trình
độ được chú trọng hơn, còn khi chủ hộ tuổi đã cao
thì nhu cầu tham gia hoạt động tín dụng sẽ thấp hơn.
Trong 385 hộ, có 144 hộ vay vốn TDCT với các
mức lãi suất khác nhau giữa các nông hộ, thấp nhất
là 0,6%, trung bình là 8,56%, cao nhất là 15,12%,
để vay được vốn TDCT các nông hộ phải có tài
sản thế chấp, thu nhập cũng là một trong những
điều kiện giúp cho nông hộ có thể tiếp cận được
với nguồn vốn tín dụng chính thức, qua khảo sát
các nông hộ có thu nhập thấp nhất là 15 triệu, trung
bình là 56,4 triệu, cao nhất là 1.000 triệu đồng. Bên
cạnh đó, các thủ tục cho vay quá rườm rà làm cho
nông hộ khó tiếp cận được với nguồn vốn TDCT.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức
Như đã trình bày ở phương pháp nghiên cứu,
đề tài sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. Kết quả
phân tích mô hình Probit ở Bảng 4 cho thấy kiểm
định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức
ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000 < 0,05 với độ tin
cậy 95%. Điều này chứng tỏ các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể, hệ số tương
quan Spearman giữa các biến đều <0,6, sẽ không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nên mô hình có ý
nghĩa thống kê và phù hợp.
Bảng 3.3 Kết quả phân tích mô hình Probit.
Biến Số Hệ số Ước lượng
Sai số
chuẩn Giá trị thống kê Z Sig.
Trình độ học vấn của chủ hộ (X
1
)
Số năm sinh sống tại địa phương (X
2
)
Diện tích đất nuôi tôm (X
3
)
Thu nhập bình quân của hộ (X
4
)
Kinh nghiệm nuôi tôm của hộ (X
5
)
Tuổi của chủ hộ (X
6
)
Lãi suất (X
7
)
Thủ tục cho vay (X
8
)
Quan hệ xã hội (X
9
)
Có phương án sản xuất phù hợp (X
10
)
Có tài sản thế chấp (X
11
)
0,217
0,098
-0,030
0,010
0,037
-0,003
0,227
0,836
-0,096
-0,412
-1,975
0,042
0,011
0,044
0,002
0,017
0,014
0,017
0,148
0,101
0,119
0,360
5,178***
9,002***
-0,673
6,181***
2,151**
-0,254
13,685***
5,641***
-0,956
-3,479***
-5,484***
0,000
0,000
0,501
0,000
0,031
0,800
0,000
0,000
0,339
0,001
0,000
Mức ý nghĩa(sig.) của mô hình: 0,000
LR Chi2: 1,714*
Hệ số tương quan giữa các biến đều <0,6
Số quan sát: 385
Ghi chú: **, ***, lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức α là 5%, 1%
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015
15
15
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
Kết quả ước lượng được trình bày ở Bảng 3.2
cho thấy trong số 11 biến đưa vào mô hình thì 8
biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%. Với
giả thuyết các yếu tố khác không đổi, ảnh hưởng
của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
TDCT của nông hộ được diễn giải như sau:
- Trình độ học vấn(X
1
): biến độc lập này có
tương quan thuận với khả năng tiếp cận TDCT của
nông hộ ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả ước
lượng bằng mô hình Probit cho thấy, trình độ học
vấn của chủ hộ liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu
kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó
có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương
án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Kết quả nghiên
cứu phù hợp với kỳ vọng và cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Mậu Dũng (2011). Tuy nhiên, các hộ có trình độ
học vấn thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn
với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng
tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác.
- Số năm sinh sống tại địa phương(X
2
): Biến
này có tương quan thuận với khả năng tiếp cận
TDCT với mức ý nghĩa thống kê 1%. Cụ thể, số
năm sinh sống của các hộ tại địa phương càng lâu
thì khả năng tiếp cận TDCT càng cao. Giống kỳ
vọng ban đầu, số năm sinh sống tại địa phương của
chủ hộ làm tăng khả năng tiếp cận đến tín dụng vì
chỗ ở lâu năm được gắn chặt với trách nhiệm và
cam kết trả nợ. Bên cạnh đó, thời gian sống tại địa
phương của chủ hộ được gắn liền với việc tích lũy
của cải và quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên
của nông hộ.
- Thu nhập bình quân năm của hộ (X4): Có mối
quan hệ thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín
dụng chính thức của hộ nuôi tôm. Thu nhập góp
phần làm cho nông hộ vay dễ dàng tiếp cận tín
dụng hơn từ khu vực chính thức. Những hộ có thu
nhập bình quân hằng năm cao thì dễ tiếp cận vốn
tín dụng chính thức hơn những hộ có thu nhập
thấp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng
và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần
Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013). Đây là một
trong những điều kiện để vay được vốn từ các tổ
chức tín dụng chính thức.
- Kinh nghiệm nuôi tôm của hộ(X
5
): Biến kinh
nghiệm sản xuất có ý nghĩa ở mức 5%. Điều này
cho thấy, kinh nghiệm có tác động đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức. Biến có mối quan
hệ thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
chính thức của hộ nuôi tôm do họ có nhiều năm
trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực này. Những kinh
nghiệm của hộ nuôi tôm có thể tăng năng suất và
hạn chế được rủi ro trong quá trình nuôi.
- Lãi suất (X
7
): Có mối quan hệ thuận với biến
khả năng tiếp cận vốn TDCT của hộ nuôi tôm. Vì
lãi suất thể hiện số tiền lãi mà hộ vay trả cho tổ
chức tín dụng khi sử dụng tiền vay. Lãi suất tín
dụng tác động tới hoạt động sản xuất và đời sống
của hộ. Do đó, lãi suất cũng là điều kiện để hộ
vay vốn xem xét vay hay không vay vốn để phát
triển sản xuất. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn
Mậu Dũng (2011). Điều này cho thấy lãi suất của
các tổ chức tín dụng có tác động đến khả năng tiếp
cận vốn tín dụng của hộ nuôi.
- Thủ tục cho vay (X8): Thủ tục cho vay của
các tổ chức TDCT ảnh hưởng lớn đến khả tiếp cận
nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ ở mức ý
nghĩa 1%. Do thủ tục cho vay còn khá phức tạp
nên nhiều hộ nông dân khó tiếp cận được, đặc biệt
là các hộ nghèo và các hộ mà chủ hộ có trình độ
văn hoá thấp. Thủ tục cho vay phức tạp hơn nhiều
vì các hộ được vay phải có đủ các điều kiện về giấy
tờ, điều kiện đảm bảo, thời gian chờ đợi xét để cho
vay tương đối dài. Vì vậy, biến này làm ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
- Có phương án sản xuất phù hợp (X
10
): Kết
quả mô hình cho thấy có phương án sản xuất phù
hợp ở mức ý nghĩa 1%. Những hộ có phương án
sản xuất phù hợp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả
năng tiếp cận TDCT. Khi làm hồ sơ vay vốn, ngân
hàng luôn đòi người vay phải có phương án vay
vốn, phương án sản xuất, Vì vậy, những hộ có
phương án sản xuất phù hợp có khả năng tiếp cận
được nguồn vốn TDCT hơn những hộ không có
phương án sản xuất.
- Có tài sản thế chấp (X
11
): Những nông hộ có
tài sản thế chấp chắc chắn có ảnh hưởng thuận
tới khả năng tiếp cận TDCT. Kết quả nghiên cứu
phù hợp với kỳ vọng và cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ
Dung (2010).
- Diện tích đất nuôi tôm (X3), Tuổi của chủ hộ
(X
6
), Quan hệ xã hội (X
9
) không có ý nghĩa thống
kê hay nói cách khác là không đủ bằng chứng cho
rằng các biến này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
TDCT của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn nghiên cứu.
16
16
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
Sau khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận TDCT của nông hộ, nghiên cứu
tiếp tục xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền
tiếp cận TDCT.
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mô hình hồi qui đa biến
Biến Số Hệ số beta Hệ số t Sig. VIF
Thu nhập bình quân của hộ (X
1
)
Diện tích đất nuôi tôm (X
2
)
Giá trị tài sản thế chấp (X
3
)
Lãi suất (X
4
)
Kinh nghiệm nuôi tôm của hộ (X
5
)
Có phương án sản xuất phù hợp (X
6
)
Số năm sinh sống tại địa phương (X
7
)
Số thành viên trong gia đình (X
8
)
Thủ tục cho vay (X
9
)
0,069
0,342
0,580
0,047
- 0,092
0,057
-0,066
0,055
0,036
1,214
5,802***
9,923***
0,934
-1,819*
1,148
-1,201
1,010
0,733
0,227
0,000
0,000
0,352
0,071
0,253
0,232
0,314
0,465
1,348
1,444
1,422
1,069
1,068
1,026
1,240
1,253
1,028
Mức ý nghĩa (sig.) của mô hình: 0,000
Hệ số R2 hiệu chỉnh: 0,682
Hệ số Durbin – Watson: 1,651
Số quan sát: 385
Ghi chú: *,*** lần lượt có ý nghĩa thống kê ở mức α là 10%,1%
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2015
Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy mô
hình có mức ý nghĩa cao (1%), các biến đưa vào
mô hình đều có độ phóng đại phương sai (VIF)
nhỏ hơn nhiều so với 10, cho thấy các biến đưa
vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Hệ số Durbin-Waston của mô hình là 1,651 nên
mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Mai
Văn Nam, 2008). Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình
là 68,2% nên các biến độc lập trong mô hình giải
thích được sự thay đổi của số tiền tiếp cận TDCT
của nông hộ là 68,2%.
So với mô hình được trình bày ở phương pháp
nghiên cứu thì các biến giải thích: trình độ học
vấn, quan hệ xã hội bị loại khỏi mô hình do xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến với các biến còn lại.
Kết quả ước lượng ở Bảng 3.3 cho thấy rằng
trong số 9 biến đưa vào mô hình thì 3 biến có ý
nghĩa thống kê ở mức dưới 10%. Trong đó, biến
giá trị tài sản thế chấp có ảnh hưởng mạnh nhất đến
số tiền tiếp cận TDCT của nông hộ, kế đến là trình
độ học vấn của chủ hộ và cuối cùng là kinh nghiệm
nuôi tôm của chủ hộ. Với điều kiện các yếu tố khác
không đổi:
- Giá trị tài sản thế chấp(X3): Giá trị tài sản
thế chấp ở mức ý nghĩa 1%, là nhân tố ảnh hưởng
rất quan trọng đến lượng vốn vay của nông dân
từ các tổ chức TDCT. Quan điểm của người cho
vay bao giờ cũng là “đồng tiền đi liền với khúc
ruột” điều kiện đảm bảo trong cho vay nên các tổ
chức tín dụng đã đưa ra những quyết dịnh về thế
chấp và buộc người vay phải chấp hành. Kết quả
nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng và cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh
và Phạm Thị Mỹ Dung (2010). Đây cũng là điều
kiện dễ hiểu. Vì vậy, những hộ có tài sản thế chấp
vay được nhiều vốn hơn các hộ không có tài sản
thế chấp.
- Diện tích đất nuôi tôm (X
2
): Diện tích đất cũng
là nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến lượng vốn tín
dụng mà hộ vay được từ các tổ chức TDCT. Đối
với các nông hộ, quy mô đất canh tác là một trong
những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho mở rộng
sản xuất. Đây đồng thời là tiền đề tạo ra nhu cầu vốn
tín dụng và cũng là căn cứ để các tổ chức tín dụng
cho nông hộ vay vốn. Đúng như kỳ vọng, những
hộ có diện tích đất lớn hơn thì lượng vốn tín dụng
vay được từ các tổ chức TDCT cũng nhiều hơn.
17
17
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
- Kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ (X
5
): Với
mức ý nghĩa 10%, điều đó cho thấy những nông hộ
có nhiều năm nuôi tôm đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm, hạn chế rủi ro, giúp tăng năng suất. Giống
như ở mô hình probit, nông hộ có kinh nghiệm
nuôi tôm sẽ dễ tiếp cận TDCT với số tiền cao hơn
những hộ khác.
- Thu nhập bình quân của hộ (X
1
), Lãi suất (X4),
Có phương án sản xuất phù hợp (X
6
), Số năm sinh
sống tại địa phương (X
7
), Số thành viên trong gia
đình (X8), Thủ tục cho vay (X9) không có ý nghĩa
thống kê hay nói cách khác là không đủ bằng
chứng cho rằng các biến này ảnh hưởng đến số
tiền tiếp cận TDCT của nông hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng trên địa bàn nghiên cứu.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận TDCT của nông hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Nghiên cứu ứng dụng mô hình Probit để xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDCT
của nông hộ và mô hình hồi qui đa biến xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền tiếp cận TDCT
của nông hộ. Kết quả ước lượng hai mô hình cho
thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
TDCT của nông hộ là trình độ học vấn, số năm
sinh sống tại địa phương, thu nhập bình quân,
kinh nghiệm nuôi tôm, lãi suất, thủ tục cho vay, có
phương án sản xuất phù hợp, có tài sản thế chấp.
Trong khi đó, giá trị tài sản thế chấp, diện tích đất
nuôi tôm, kinh nghiệm nuôi tôm của hộ có ảnh
hưởng đến số tiền tiếp cận TDCT của nông hộ.
4.2. Kiến nghị một số giải pháp
Thứ nhất, hộ nuôi nên tự giác học tập, bồi
dưỡng kiến thức bằng nhiều hình thức như:
Thường xuyên theo dõi các tin tức liên quan đến
các chương trình khuyến nông, khuyến ngư để học
tập kinh nghiệm, bổ sung kiến thức nghề tôm. Mặt
khác, các hộ nuôi phải thường xuyên quan tâm đến
các chính sách tín dụng của nhà nước áp dụng cho
vay ngành nuôi trồng thủy sản, cũng cần tìm hiểu
thêm thông tin về quy trình và thủ tục cho vay, lãi
suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của
mình khi vay vốn.
Thứ hai, hộ nuôi tôm phải quản lý tài chính và
sử dụng vốn hiệu quả, biết tính toán chi phí sản
xuất, phân bổ chí phí và sử dụng vốn hợp lý, xác
định nhu cầu vốn cho phù hợp nhằm bảo đảm an
toàn vốn và có lãi, tăng thu nhập, bảo đảm được
khả năng trả nợ của hộ.
Thứ ba, hộ nuôi tôm phải tự trang bị cho mình
những kiến thức và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để
nắm vững quy trình nuôi và tích lũy kinh nghiệm;
tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật.
Thứ tư, các tổ chức tín dụng nên hoàn thiện
chính sách tín dụng và lãi suất mềm dẻo, cải tiến
thủ tục theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với
trình độ người dân.
Thứ năm, khi làm hồ sơ vay, ngân hàng luôn
đòi hỏi khách hàng phải có phương án sản xuất. Vì
thế, nông hộ phải có phương án sản xuất rõ ràng
để thuyết phục ngân hàng cho vay. Điều này có
thể thực hiện qua hai cách: (1) tự nâng cao trình
độ chuyên môn để xây dựng phương án sản xuất,
(2) thuê hoặc nhờ người khác viết phương án sản
xuất hiệu quả.
Thứ sáu, hộ nuôi tôm có tài sản thế chấp càng
lớn thì khả năng và số tiền tiếp cận TDCT càng
cao. Những nông hộ này nên vay vốn ở Ngân hàng
Nông nghiệp hoặc Ngân hàng Chính sách Xã hội
vì những ngân hàng này có những chính sách ưu
đãi theo Nghị định số 55/2015/NĐ – CP về chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn giúp cho nông hộ nuôi tôm tiếp cận TDCT
một cách hiệu quả nhất.
18
18
Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục
Số 22, tháng 7/2016
Tài liệu tham khảo
Bùi, Thị Minh Thơ. 2010. “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản
xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp Đại học năm 2010, Trường Đại
học Cần Thơ.
Guangwen & Li, Lili. 2005. “Nghiên cứu về nhu cầu tài chính của các hộ nông dân ở Quý Châu, Trung
Quốc”. Hỗ trợ kỹ thuật của ADB. Tham khảo ý kiến của Báo cáo. Số dự án: 35.412, tháng 9 năm 2005.
Hoàng Trọng và Chu, Nguyễn Mộng Ngọc. 2007. Thống kê ứng dụng, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
Lê, Khương Ninh và Phạm, Văn Dương. 2011.“Phân tích các yếu tố quyết định lượng vốn vay chính
thức của hộ nông dân ở tỉnh An Giang”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 60, trang 8-15.
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP Ngày 9 tháng 6 năm 2015. Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn.
Nguyễn, Hồng Hà. 2012. “Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Trà Vinh, số 09, trang 17-22.
Nguyễn, Phượng Lê và Nguyễn, Mậu Dũng. 2011.“Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức
của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội: Nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ”,
Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9, số 5, trang 844 – 852.
Nguyễn, Quốc Nghi. 2011. “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức trong triển khai
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp”. Tạp chí Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, số 4, 2011.
Nguyễn, Quốc Oánh và Phạm, Thị Mỹ Dung. 2010. “Các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng
chính thức của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội”. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: tập 9, số 5:
trang 844 − 852.
Thành Tâm. 2015. Thu nhập của nông dân thấp không thể tin nổi. Xem 01/11/2015 <
daikynguyenvn.com/kinh-te/thu-nhap-cua-nong-dan-thap-khong-tin-noi.html>.
Trần, Ái Kết và Huỳnh ,Trung Thời. 2013. “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức
của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tập 27, trang
17 − 24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_pdf_13_4189_113822 (22).pdf