Các nhận xét về mối liên quan của các
thành phần trên khuôn mặt
Mắt và mũi
Theo Mac-Grawwall bề rộng mũi thường
bằng khoảng cách gian khoé mắt trong. Mark.
A.Milburn cũng ghi nhận ở người châu Âu bề
rộng mũi bằng hoặc lớn hơn 1-2mm so với
khoảng cách này.Kết luận của chúng tôi cũng
tương tự như tác giả trên (ở người Việt Nam,
tỷ lệ rộng mũi / khoảng cách gian khoé mắt
trong là 1,08).
Chiều dài tai so với chiều dài mũi
Phần lớn các tác giả như E.Boyd, Robert.
Duplos, Ph. Boudard, George Brennan. đều cho
rằng chiều dài loa tai bằng chiều dài mũi. Quan
niệm này được xem như kinh điển từ trước đến
nay. Tuy vậy, những nghiên cứu của Leslie
G.Farkas(6) cho thấy 95,1% chiều dài loa tai lớn
hơn chiều dài mũi. Chúng tôi cũng đồng ý với
kết luận này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ
số dài tai/dài mũi là 1,67. Trong lô nghiên cứu
của chúng tôi, 100% có chiều dài tai lớn hơn
chiều dài mũi.
Độ nghiêng loa tai so với độ nghiêng của mũi
Chúng tôi ghi nhận 88,6% trục loa tai không
song song với trục mũi. Theo Farkas, tỷ lệ này là
91,1%. Kết quả này khác với quan điểm của
F.Burian và Ph. Boudard cho rằng trục tai luôn
song song với trục mũi.
Rút ra kết luận về một số qui tắc liên quan
các thành phần trên khuôn mặt:
– Bề rộng mũi bằng khoảng cách gian khóe
mắt trong.
– Chiều dài tai không bằng chiều dài mũi
gấp 1,67 lần so với chiều dài mũi.
– Trục tai và trục mũi không song song
nhau.
So sánh và tìm ra một số khác biệt về cấu
trúc khuôn mặt và mũi ở người Việt Nam so với
người Châu Âu và cả với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác trên người châu Á.
– 1/3 giữa mặt (phần mũi) ở người Việt Nam
ngắn hơn người châu Âu.
– Người Việt Nam có góc mũi trán tù hơn
người châu Âu.
–Hình chiếu đỉnh mũi thấp hơn, chóp mũi to
hơn, trụ mũi thấp, nền mũi rộng hơn so với
người châu Âu.
–Góc mũi môi nhọn hơn (99,690 so với 1050)
–Các chỉ số còn lại trong nghiên cứu của
chúng tôi tương tự các tác giả khác.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm thẫm mỹ mũi người Việt Nam trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 370
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM THẪM MỸ MŨI NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Phan Ngọc Toàn*
TÓM TẮT
Mở đầu: Xác định hình thái và các chỉ số thẩm mỹ mũi trên các mặt phẳng của mặt là phần quan trọng
trong việc nghiên cứu nhân chủng học cũng nhu đánh giá cấu trúc mũi trước và sau khi phẫu thuật.
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hình chiếu đỉnh mũi theo phương
pháp Goode, Xác định các chỉ số thẩm mỹ mũi của người Việt Nam trưởng thành. Xác định các góc thẩm mỹ
khuôn mặt có liên quan đến mũi trên bình diện nghiêng như góc mũi trán (NFA), góc mũi môi (NLA), Góc mũi
mặt (NFcA), góc mũi cằm (NMA).
Phương tiện và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu 862 cấu trúc mũi của khuôn mặt tuổi từ
18 đến 40. Phân tích đăc điểm thẩm mỹ mũi trên mặt phẳng trán và nghiêng, đo đạc các góc thẩm mỹ mặt. Các
đặc điểm thẩm mỹ mặt được thu thập và ghi nhận qua việc xác định các điểm mốc nhân chủng học. thiết kế
nghiên cứu thống kê mô tả dể xác lập các chỉ số mũi, so sánh kết quả với các tác giả khác.
Kết quả: Phân tích mũi bao gồm cả trên mặt phẳng nghiêng với chiều dài mũi là (N-Tp: 4,04cm), trị số hình
chiếu mũi (theo phương pháp Goode: 0,49), độ hếch của mũi (NLA: 99,69o), bề rộng nền mũi (3,78cm), khoảng
cách gian khoé mắt trong (3,47cm). Đo đạc các góc thẩm mỹ trên bình diện nghiêng (NFA: 135o, NfcA: 35,47o,
NMA: 130,4 o, MCA: 84,27o).
Kết luận: Việc hiểu biết thấu đáo phân tích khuôn mặt và mũi giúp phẫu thuật viên tạo hình mặt phát hiện
được các bất thường về tỷ lệ khuôn mặt và mũi. Nắm vững các phương pháp phân tích đặc điểm thẩm mỹ mũi
mặt cho phép các phẫu thuật viên nhận diện các bất thường về các tỷ lệ thành phần trên mũi và mặt. Hy vọng
phương pháp nghiên cứu trên có thể xử dụng để nghiên cứu cấu trúc mũi người Việt Nam trưởng thành giúp
vạch kế hoạch phẫu thuật tái tạo các khiếm khuyết do bẩm sinh hay chấn thương.
Từ khoá: phân tích khuôn mặt, Chỉ số mũi, tỉ lệ mặt trên mặt phẳng trán, góc thẩm mỹ mặt.
ABSTRACT
NASAL ANALYSIS IN YOUNG ALDULT VIETNAMESES
Phan Ngoc Toan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 370 - 377
Background: Determination of the morphology and aesthetic figures of the aldult Vietnamese nose with
respect to the facial plane is a key element of pre-and postoperative assessments of rhinoplasties and
anthropological studies.
Objectives: The aim of this study was to investigate Goode’s index for nasal tip projection assessment, to
undertake critical analysis of the results and to propose a Vietnamese nasal aesthetic figures. Profile analysis
begins with measuring the facial aesthetic angles related to the nose: Nasal frontal angle (NFA), Nasal labial
angle (NLA), Nasal facial angle (NfcA), Nasal mental angle (NMA). Nasal analysis should consider on frontal
and profile plan measuring the facial aesthetic angles.
Materials and Methods: In this study we analyse the eight hundred sixty two Vietnamese faces; their ages
ranging between 18 and 40 years. The facial figures that are acquired by measured and manually annotated with
predefined anthropometric landmarks from which we calculate anthropometric measurements.Being a powerful
descriptive means of the human nose, we use the anthropometric facial indices of the mean nose and the other
* Bộ Môn Giải Phẫu Học Đại Học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Phan Ngọc Toàn ĐT: 0908592123 Email: drtoanphan@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 371
nasal indices nasal to compare our results with those that are mentioned in the relevant literature.
Results: Assesment of vertical facial proportions on frontal uses the rules of facial thirds or the ratio of nasal
height to lower facial height (38% N-Sn, 62% Sn-M). Nasal analysis should include profile of nasal pyramid.
Length (N-Tp: 4.04cm), Tip projection (Goode: 0.49), and rotation (NLA: 99.69o), the width of the nasal base
(3.78 cm), and the comparison to the intercanthal distance (3.47cm). Profile analysis begins with measuring the
facial aesthetic angles (NFA: 1350, NfcA: 35.470, NMA: 130.40, MCA: 84.270).
Conclusion: Thorough nasal and facial analysis allows the facial plastic surgeon to identify and define
specific nasal and facial disproportions. It is hoped that the method can be used to increase quantitative
understanding of the aldult Vietnamese nose that is essential issue in planning surgical corrections of defects
whether congenital or traumatic.
Key words: facial analysis, vertical facial proportion, facial aesthetic angles.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mũi là khối thẩm mỹ nhô ra phía trước trên
bình diện nghiêng. Vì nằm trên đường giữa khi
nhìn thẳng, sự cân đối của mũi dễ nhận thấy.
Hình dáng tổng quát và những tỷ lệ của khuôn
mặt cũng như của cơ thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ
lý tưởng của mũi. Một mũi dài, hẹp trên một
khuôn mặt rộng và ngắn thì không phù hợp,
tương tự một mũi rộng và ngắn không phù hợp
ở người cao, gầy và có khuôn mặt dài. Trên bình
diện thẳng, những đặc điểm của mũi cần xem
xét bao gồm độ rộng của mũi, sự cân đối, các gồ
sống mũi hay là sự lệch của sống mũi. Theo
Mac-Grawwall bề rộng mũi lý tưởng tính từ
rãnh sụn cánh mũi lớn bên này đến bên kia được
mô tả bằng 70% chiều dài mũi từ khớp mũi trán
đến đỉnh mũi thực. Khoảng cách này rộng hơn ở
người Châu Phi và Châu Á. Trên bình diện
nghiêng, những đặc điểm của mũi cần xem xét
bao gồm: Độ hếch của mũi, chiều dài và hình
chiếu đỉnh mũi.
* Độ hếch của mũi (Nasal rotation) là độ dốc
của góc mũi môi (NLA). Góc mũi môi có đỉnh ở
chân trụ mũi và tạo bởi giao điểm đường tiếp
tuyến với trụ mũi (tạo bởi giao điểm đường tiếp
tuyến với trụ mũi đi qua chân trụ mũi) Cm -
Sn.với đường kẻ từ chân trụ mũi đến điểm giữa
đường viền môi trên Sn - Vs.góc này có giá trị từ
90-1050 nam và 100-1200 ở nữ.)
*Chiều dài mũi được đo từ khớp mũi trán
(N) đến đỉnh mũi thực (Tp)
* Hình chiếu đỉnh mũi (Tip nasal
projection): Là phần nhô từ sau ra trước của đỉnh
mũi trên mặt phẳng mặt trước, đặc biệt khi nhìn
bên. Có nhiều phương pháp để đo hình chiếu
đỉnh mũi, phương pháp hiện nay bắt đầu từ
chân trụ mũi (Sn), rãnh sụn cánh mũi mặt (alar-
facial groove), trên một đường kẻ qua khớp mũi
trán (N) hay ụ trán giữa (G). Vì có nhiều tranh
cãi về phương pháp tối ưu để đo hình chiếu
đỉnh mũi một cách trực tiếp, góc mũi mặt
thường được dùng để đánh giá gián tiếp hình
chiếu đỉnh mũi. Brown và Mac-Dowell(3) xác
định góc mũi mặt (NFcA) bằng cách kẻ đường
từ ụ trán giữa (G) đến ụ cằm (Pg) cắt đường tiếp
tuyến với sống mũi. Trị số tối ưu của góc này là
360. Baum liên hệ trực tiếp hình chiếu đỉnh mũi
với bề cao thẳng của mũi (Nasal vertical
height).Ông đề nghị tỷ lệ 2: 1 giữa bề cao thẳng
(được đo từ khớp mũi trán (N) đến chân trụ mũi
(Sn) và hình chiếu đỉnh mũi (được đo bằng cách
kẽ đường vuông góc với đường trên đi qua đỉnh
mũi thực Tp). Powell và Humphries(20) đã không
chấp nhận giá trị của tỷ lệ này vì nhận xét tỷ lệ 2:
1 làm góc mũi mặt sẽ là 420 và hình chiếu đỉnh
mũi tăng quá mức. Họ đề nghị tỷ lệ này nên là
2,8: 1 để duy trì góc mũi mặt thẩm mỹ là 360. Tuy
vậy, phương pháp này không lưu ý đến chiều
dài cánh mũi ảnh hưởng đến hình chiếu đỉnh
mũi. Phương pháp của Goode để đánh giá hình
chiếu mũi là sử dụng khoảng cách từ rãnh cánh
mũi (alar groove) đến đỉnh mũi thực (Tp) và liên
hệ sự đo hình chiếu này với chiều dài sống mũi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 372
Tạo một tam giác vuông bằng cách kẽ một
đường từ khớp mũi trán (N) đến rãnh cánh mũi
mặt,một đường vuông góc thứ hai đi qua đỉnh
mũi thực (Tp) giúp đo hình chiếu đỉnh mũi và
một đường từ khớp mũi trán (N) đến đỉnh mũi
thực (Tp) giúp đo chiều dài mũi. Với phương
pháp này, tỷ lệ lý tưởng giữa hình chiếu đỉnh
mũi với chiều dài mũi thay đổi từ 0.55 - 0.6: 1.
Phương pháp của Simon(22) là phương pháp dễ
nhất để đánh giá hình chiếu đỉnh mũi. Ông liên
hệ hình chiếu đỉnh mũi đo từ đỉnh mũi thực (Tp)
đến chân trụ mũi (Sn), với chiều dài môi trên, do
từ chân trụ mũi (Sn) đến điểm giữa đường viền
môi trên (Vs). Ông đề nghị hai khoảng cách này
nên bằng nhau. Mặc dù phương pháp này giúp
khảo sát hình chiếu đỉnh mũi nhanh chóng,
nhưng nó ít chính xác vì chiều dài môi trên rất
hay thay đổi. Crumley(5) mô tả mũi nhìn nghiêng
như một tam giác vuông với chiều thẳng ở N-Tp
và sụn cánh mũi lớn. Crumley xác định cạnh của
tam giác vuông có tỷ lệ 3: 4: 5. Sử dụng phương
pháp này góc mũi mặt 360 là lý tưởng
Hình 1. Các phương pháp đo hình chiếu mũi
*Nền mũi: Nhìn từ dưới lên trên nền mũi là
một tam giác cân với trụ mũi chia tam giác này
làm hai tam giác vuông. Tỷ lệ trụ mũi / chóp mũi
(nasal lobule) = 2: 1. Bề rộng của chóp mũi = 75%
bề rộng của nền mũi. Khi nhìn từ bên, nền mũi
có tỷ lệ giữa cánh mũi và chóp mũi = 1: 1 và cách
chân trụ mũi từ 2-4mm.
*Lỗ mũi trước gần giống dạng hạt đậu với
phần rộng nhất ở nền mũi. Theo P.Huard và Đỗ
Xuân Hợp. Có sự khác nhau về lỗ mũi trước của
người Châu Âu, Việt Nam và Châu Phi.
*Dạng mũi: Theo Legent và Perlemuter: có
9 dạng mũi ở người Châu Âu.1. Thẳng 2.Hếch
3.Tẹt 4. Quầm (khum lồi) 5. Khoằm 6. Dòm
mồm 7. Gù (vồng) 8. Yên ngựa 9.Chân quỳ
(ống nhòm).
Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các hình thái tháp mũi khuôn
mặt người Việt Nam trưởng thành. Xác định các
số đo các góc thẩm mỹ mặt liên quan mật thiết
với mũi, trị số hình chiếu mũi và nêu mối tương
quan với các khối thẩm mỹ khác của khuôn mặt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Nghiên cứu đươc thực hiện trên 862 sinh
viên trường đại học y dược TP. HCM (432 nam
và 430 nữ) với tiêu chuẩn chọn mẫu là tất cả
người Việt Nam dân tộc Kinh (theo ghi chú phổ
biến ba thế hệ), tuổi từ 18 trở lên, khuôn mặt
cũng như các thành phần của mặt từ trước tới
nay không bị bỏng, chấn thương, hoặc can thiệp
phẫu thuật cũng như không có dị tật bẩm sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra
sẽ được nhập và xử lý bằng vi tính. Các biến số
được tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của
mẫu, tìm tương quan với độ tin cậy tối thiếu là
95%. So sánh với kết quả của các tác giả khác
(các trị số trung bình và các tỷ lệ khi tiến hành so
sánh đều được kiểm chứng bằng phép kiểm
Student với nguồn tin cậy tối thiểu 95%). Cỡ
mẫu chung cho đề tài nghiên cứu với các chỉ số
hình thái và kích thước được tính theo công
thức:
pq
dd
ppz
n .
96,1
)1(.
2
2
2
2
2
1
Để đạt cỡ mẫu lớn nhất chọn p = 0,5; q = 0,5;
d = 0,05. Tính được: n = 384/nhóm. Vì lấy mẫu
nhiều bậc nên chúng tôi sử dụng hiệu ứng thiết
kế là 2. Như vậy, tổng số đối tượng một nhóm
nghiên cứu là 768 người.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 373
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Qua đánh giá hình thái và đo đạc các chỉ tiêu
chúng tôi có kết quả như sau:
*Xác định dạng mũi
Dựa trên Hình dạng sống mũi quan sát trên
bình diện nghiêng, Trị số góc mũi môi, Chiều
cao mũi, Chiều dài mũi so với khuôn mặt.
Chúng tôi thấy có thể phân chia bốn dạng mũi
cơ bản sau: Mũi thẳng (52,7%): Sống mũi thẳng
không có phần nhô cao hoặc góc gãy, trị số góc
mũi môi bình thường (gần 900), chiều dài mũi
cân xứng với chiều dài khuôn mặt, chiều cao
mũi trung bình hoặc lớn (tương ứng với dạng 1
(mũi thẳng) trong 9 dạng mũi của Legent và
Perlemuter) Mũi có ụ sống mũi rõ (0,9%): Sống
mũi có phần nhô cao, góc mũi môi nhỏ (nhọn),
mũi ưu thế về chiều dài, chiều cao mũi trung
bình hoặc lớn (Tương ứng với dạng 4 (khum lồi),
5 (khoằm), 6 (dòm mồm), 7 (gù) theo cách phân
chia của Legent & Perlemuter). Mũi hếch (3%):
Sống mũi thường thẳng hoặc lõm (có góc gãy),
trị số góc mũi môi lớn (tù) mũi ngắn hoặc trung
bình, chiều cao mũi nhỏ hoặc trung bình (Tương
ứng với dạng 2 (hếch) và dạng 8 (yên ngựa) Mũi
tẹt (43,4%): Sống mũi thẳng hoặc hơi lõm, góc
mũi môi bình thường hoặc hơi tù, chiều dài mũi
ngắn rõ rệt so với chiều dài khuôn mặt, bề cao
mũi thấp rõ rệt. Dạng 9 (ống nhòm) trong bảng
phân chia của Legent & Perlemuter) theo chúng
tôi có thể xếp vào dạng mũi hếch do đặc điểm
nổi bật là góc mũi môi lớn, nhưng trong lô
nghiên cứu của chúng tôi không thấy có dạng
mũi này.
Bảng 1: Liên quan các dạng mũi theo giới
Nam Nữ Cộng
n % (1)% (2) n % (1)% (2) Ʃ n Ʃ % (1) Ʃ% (2)
Hếch 22 84,6 5,1 4 15,4 9 26 100 3
Mũi có ụ
sống mũi
8 100 1,9 0 0 0 8 100 0,9
Tẹt 134 35,8 31 240 64,2 55,8 374 100 43,4
Thẳng 268 59 62 186 41 43,3 454 100 52,7
Cộng 432 50,1 100 430 49,9 100 431 100 100
Dùng phép kiểm ʄ2 cho bảng phân bố trên,
chúng tôi thấy có 25% số ô có tần số lý thuyết
dưới 5, vì vậy, để đảm bảo tính chính xác trong
kiểm định, chúng tôi ghép 2 nhóm hếch và mũi
có ụ sống mũi (là 2 nhóm có số lượng ít) làm 1,
chỉ xét 2 dạng mũi thường gặp nhất là thẳng và
tẹt. Trị số 2 tính được là 32,366. So sánh với trị
số chuẩn trong bảng kiểm định chi bình phương
cho phép kết luận có sự khác nhau về dạng mũi
ở 2 giới (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vớ
p < 0,001). Dạng mũi thẳng đa số gặp ở nữ. Mũi
hếch và mũi có ụ sống mũi cũng thường gặp ở
nam hơn nữ.
*Dạng lỗ mũi
Quan sát dạng lỗ mũi trước ở nền mũi, cũng
như P.Huard và Đỗ Xuân Hợp, chúng tôi chia
thành 3 dạng lỗ mũi. Dạng 1: (Tương ứng dạng
lỗ mũi người Châu Âu) lỗ mũi hẹp, dài, trục lỗ
mũi đứng dọc. Dạng 2: Đặt trưng dạng lỗ mũi ở
người Việt Nam): Lỗ mũi tròn, chiều rộng và
chiều dài chênh lệch ít.Dạng 3: (Tương ứng dạng
lỗ mũi người Châu Phi): Ngắn, rộng, trục lỗ mũi
nằm ngang. Trong lô quan sát của chúng tôi, đa
số dạng lỗ mũi thuộc nhóm 2, một số ít gần
giống dạng 1 còn dạng 3 hầu như không thấy.
*Các số đo
Trị số các góc thẩm mỹ
So sánh với tác giả Mac – Grawwall, chúng
tôi nhận thấy trị số góc mũi trán của người Việt
nam lớn hơn so với người Châu Âu (ở người
Châu Âu trị số góc mũi trán từ 120o – 135o, trong
khi ở người Việt Nam theo nghiên cứu của
chúng tôi trị số này từ 133o - 151o). Điều này có
thể giải thích dựa trên đặc điểm của dạng trán và
độ cao của mũi. Ở người Châu âu, với dạng trán
thường gặp là phẳng và nghiêng, mũi cao, nên
góc mũi trán thường sâu hơn. Tương tự chúng
tôi cũng xác định các góc thẩm mỹ khuôn mặt có
liên quan đến mũi trên bình diện nghiêng như
góc mũi môi (trị số trung bình là 99,690 ), Góc
mũi mặt (trị số trung bình là 35,47 0),góc mũi
cằm (trị số trung bình là 130,40).
Các chỉ số về mũi
chỉ số mũi 1 (0,93) = chiều rộng mũi / chiều dài mũi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 374
Bảng 2: Hình chiếu đỉnh mũi (theo phương pháp
Goode)
Hình chiếu đỉnh mũi Ω
Nam 0,52 0,083
Nữ 0,46 0,089
Chung 0,49 0,086
chỉ số mũi 2= chiều rộng mũi/ phần 1/3 giữa
mặt (0,84)
chỉ số chiều cao chóp mũi trung bình= chiều
cao chóp mũi/chiều cao trụ mũi (1,025)
chỉ số chiều rộng chóp mũi= chiều rộng
chóp/chiều rộng nền (0.745)
Nhận xét: Chiều dài mũi trung bình là 4,04
cm - Chiều rộng mũi trung bình là 3,78cm.
– Tỷ lệ chiều rộng mũi so với chiều dài mũi
(chỉ số mũi 1) là 0,93 - Tỷ lệ này thấp nhất ở mũi
thẳng và mũi có ụ sống mũi (0,91 - 0,93)_ cao
nhất ở mũi hếch và mũi tẹt (0,97 - 0,99). Tỷ lệ
chiều rộng mũi so với 1/3 giữa mặt là 0,84. Bề
cao mũi trung bình là 1,53cm, thấp nhất ở mũi
tẹt (1,37cm). Hình chiếu mũi ở người Việt Nam
thấp hơn nhiều so với mũi của người châu
Âu.Hình chiếu mũi theo phương pháp Goode
tính trên người Việt Nam trở thành là 0,49 (0,37 -
0,6), trong khi ở người châu Âu tỷ lệ này là 0,55 -
0,6. Hình chiếu mũi thấp ở mũi tẹt và mũi hếch
(0,44 - 0,46), cao hơn ở mũi thẳng và mũi có ụ
sống mũi (0,52 - 0,55). Chóp mũi của người Việt
Nam to hơn so với người châu Âu. Chỉ số rộng
chóp mũi tương tự như kết quả của Mac-
Grawwall (0,74 so với 0,75), nhưng bề cao chóp
mũi xấp xỉ bằng chiều cao trụ mũi (chỉ số cao
chóp mũi là 1,025), trong khi ở người châu Âu
chóp mũi chỉ cao bằng 1/2 chiều cao trụ mũi.
Góc mũi môi trung bình ở người Việt Nam là
990,69 - phù hợp với kết quả của Mac-Grawwal
là 90-1050. Ở nữ góc mũi môi thường hơi lớn hơn
nam giới (1000 so với 99,320). Góc mũi môi lớn
nhất ở mũi hếch (106,30 - 1210), nhỏ nhất ở mũi
có ụ sống mũi (62 - 860). Góc mũi mặt trung bình
là 35,470 - phù hợp với kết luận của M.A.Milburn
và nhiều tác giả khác là góc mũi mặt ở người
châu Á có trị số hơi thấp hơn người châu Âu (ở
người châu Âu trị số này là 360,theo Brown &
Mac Dowell(3).
Các chỉ số về mối liên quan của bảy khối
thẩm mỹ với nhau
Mắt và mũi
Chỉ số Bề rộng mũi / khoảng cách gian khoé
mắt trong =1,08
Chỉ số Bề rộng mũi / khoảng cách gian con
ngươi =0,6
Mũi và miệng
chỉ số bề rộng nền mũi/bề rộng miệng=0,58
Tai và mũi
Chỉ số chiều dài tai/chiều dài mũi = 1,76
Bảng 3: Chênh lệch trục nghiêng loa tai và góc mũi mặt
Chênh lệch (
0
) Ω
Nam -10,41
0
6,64
0
Nữ -11,15
0
5,54
0
Chung -10,78
0
6,12
0
Bảng 4: Thống kê độ chênh lệch góc mũi mặt và trục
nghiêng loa tai theo từng dạng tai
Dạng tai Chênh lệch <50 Chênh lệch ≥ 50
Bầu dục 11,2% 89,8%
Tròn 25% 75%
Tam giác 20% 80%
Chữ nhật 16,3% 83,7%
Chung 11,4% 88,6%
Bảng 5: Thống kê độ chênh lệch góc mũi mặt và trục
nghiêng loa tai theo giới
Chênh lệch < 50 Chênh lệch ≥ 5
0
Nam 18,5% 81,5%
Nữ 4,2% 95,8%
Chung 11,4% 88,6%
Nhận xét: Qui ước nếu độ chênh lệch góc mũi
mặt và trục nghiêng loa tai < 50 thì trục tai và trục
mũi được coi là song song, chúng tôi nhận thấy ở
người Việt Nam trưởng thành trục tai và trục mũi
hầu như không song song. Chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ trục
tai và trục mũi được xem là song song (11,4%)
trong đó tỷ lệ này gặp ở nam nhiều hơn nữ
(18,5% so với 4,2%). Trong các dạng tai, trục của
tai tròn và tai tam giác thường song song với trục
mũi hơn tai bầu dục và tai chữ nhật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 375
Tương quan hồi qui của chiều dài mũi theo
chiều dài mặt
dài mũi = 0,134 X dài mặt + 0,795 (p < 0,001)
Tương quan hồi qui của chiều dài mũi theo
chiều dài tai
dài mũi = 0,129 X dài tai + 2,538 (p = 0,001)
Tương quan hồi qui của chiều cao mũi theo
chiều dài mũi
chiều cao mũi = 0,112 X dài mũi + 1,165 (p <
0,001)
Tương quan hồi qui của chiều rộng nền mũi
theo bề rộng miệng
rộng nền mũi = 0,301 rộng miệng + 1,225 (p < 0,001)
KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát trên 862 sinh viên trường
đại học y dược TP. HCM theo đúng tiêu chuẩn
chọn mẫu, chúng tôi có vài nhận xét về đặt điểm
thẩm mỹ khuôn mặt như sau: Tác giả Martin(14)
ghi nhận 15 dạng mũi bằng hình vẽ, không đặt
tên, không mô tả và không có tỷ lệ thống kê.Tác
giả Legent và Perlemuter(8) ghi nhận 9 dạng mũi
bằng hình vẽ, có đặt tên, không mô tả và không
có tỷ lệ thống kê. Chúng tôi ghi nhận 4 dạng
mũi chính ở người Việt Nam, đã đặt tên, mô tả
đặc điểm nhận dạng theo từng dạng mũi và
thống kê được tỷ lệ phân bố. Mũi thẳng chiếm tỷ
lệ cao nhất (52,7%). Dạng mũi này đã được
chứng minh là thường gặp ở nam giới. Mũi tẹt
chiếm tỷ lệ cao nhất thứ hai (43,4%), đa số gặp ở
nữ giới. Mũi hếch (3%) và mũi có ụ sống mũi
(0,9%) thường gặp ở nam hơn nữ.
Dạng lỗ mũi
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, tất cả đều
có dạng lỗ mũi đặc trưng của người châu Á
(Theo phân chia dạng lỗ mũi của P.Huard và Đỗ
Xuân Hợp(8)).
Bảng 6: Các chỉ số về mũi
Chúng tôi Matory &
Falces
(15)
Mac-Grawall &
các t/g khác
(13)
Brown &
Mac-Dowell
Lew Cộng
sự
(2)
Mark – A
Milburn
(15)
Lê gia
Vinh
(10)
Chiều dài mũi (cm) 4,04 – – – – – 5,1
Chiều rộng mũi (cm) 3,78 – – – – – 3,8
Chỉ số mũi 1 0,93 – 0,7 – – –
Chỉ số mũi 2 0,84 0,75 – – – –
Hình chiếu mũi 0,49 – 0,55-0,6 (Goode) – – –
Chỉ số cao chóp mũi 1,025 – 0,5 – – –
Chỉ số rộng chóp mũi 0,74 – 0,75 –
Góc mũi môi (
o
) 99,69
0
– 90
o
-120
0
– 95
0
90-110
0
Góc mũi mặt (
o
) 35,47
0
– 36
0
36
0
– –
Góc mũi cằm (
o
) 130,4
0
130
0
120
o
-132
0
– – –
Nhận xét: Tỷ lệ rộng mũi/dài mũi (N-Tp)
(chỉ số mũi 1) ở người Việt Nam lớn hơn so với
tỷ lệ được ghi nhận của Mac-Grawwall và 1 số
tác giả khác (0,93 so với 0,7). Tương tự, tỷ lệ
rộng mũi /một phần ba giữa mặt (còn gọi là bề
cao thẳng của mũi) cũng cao hơn kết quả của
Maltory và Falces (0,84 so với 0,75). Điều này
có nghĩa là mũi người Việt Nam rộng hơn so
với người châu Âu (<0,65)và xấp xỉ tỷ lệ người
Châu Phi (>0,85). Hình chiếu mũi trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn trị số HCM của
Goode (0,49 so với 0,55 - 0,6) Điều này cho
phép kết luận mũi người Việt Nam thấp hơn.
Kết luận của chúng tôi cũng hoàn toàn phù
hợp với nhận xét của Lee và cộng sự. Chóp
mũi ở người Việt Nam trưởng thành lớn hơn,
giống như tác giả Mark-A Milburn(15) đã nhận
xét. Chóp mũi có chiều cao xấp xỉ hoặc cao
hơn trụ mũi (Tỷ lệ cao chóp mũi/cao trụ mũi là
1,205, so với giá trị 0,5 ghi nhận ở người châu
Âu, theo đó chóp mũi chỉ bằng một nửa chiều
cao trụ mũi). Tuy nhiên, chóp mũi ở người
Việt Nam không rộng hơn (chỉ số rộng chóp
mũi /rộng nền mũi là 0,74 xấp xỉ giá trị 0,75
của Mac-Grawwall.) Trị số các góc thẩm mỹ
của mũi trong nghiên cứu của chúng tôi phù
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 376
hợp với các tác giả khác như Maltory và
Falces, Mac-Grawwall(13) Brown -A.Milburn,
Mark L.Cheney v.v...
Các nhận xét về mối liên quan của các
thành phần trên khuôn mặt
Mắt và mũi
Theo Mac-Grawwall bề rộng mũi thường
bằng khoảng cách gian khoé mắt trong. Mark.
A.Milburn cũng ghi nhận ở người châu Âu bề
rộng mũi bằng hoặc lớn hơn 1-2mm so với
khoảng cách này.Kết luận của chúng tôi cũng
tương tự như tác giả trên (ở người Việt Nam,
tỷ lệ rộng mũi / khoảng cách gian khoé mắt
trong là 1,08).
Chiều dài tai so với chiều dài mũi
Phần lớn các tác giả như E.Boyd, Robert.
Duplos, Ph. Boudard, George Brennan... đều cho
rằng chiều dài loa tai bằng chiều dài mũi. Quan
niệm này được xem như kinh điển từ trước đến
nay. Tuy vậy, những nghiên cứu của Leslie
G.Farkas(6) cho thấy 95,1% chiều dài loa tai lớn
hơn chiều dài mũi. Chúng tôi cũng đồng ý với
kết luận này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ
số dài tai/dài mũi là 1,67. Trong lô nghiên cứu
của chúng tôi, 100% có chiều dài tai lớn hơn
chiều dài mũi.
Độ nghiêng loa tai so với độ nghiêng của mũi
Chúng tôi ghi nhận 88,6% trục loa tai không
song song với trục mũi. Theo Farkas, tỷ lệ này là
91,1%. Kết quả này khác với quan điểm của
F.Burian và Ph. Boudard cho rằng trục tai luôn
song song với trục mũi.
Rút ra kết luận về một số qui tắc liên quan
các thành phần trên khuôn mặt:
– Bề rộng mũi bằng khoảng cách gian khóe
mắt trong.
– Chiều dài tai không bằng chiều dài mũi
gấp 1,67 lần so với chiều dài mũi.
– Trục tai và trục mũi không song song
nhau.
So sánh và tìm ra một số khác biệt về cấu
trúc khuôn mặt và mũi ở người Việt Nam so với
người Châu Âu và cả với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác trên người châu Á.
– 1/3 giữa mặt (phần mũi) ở người Việt Nam
ngắn hơn người châu Âu.
– Người Việt Nam có góc mũi trán tù hơn
người châu Âu.
–Hình chiếu đỉnh mũi thấp hơn, chóp mũi to
hơn, trụ mũi thấp, nền mũi rộng hơn so với
người châu Âu.
–Góc mũi môi nhọn hơn (99,690 so với 1050)
–Các chỉ số còn lại trong nghiên cứu của
chúng tôi tương tự các tác giả khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernstein L (1975). Aesthetics in rhinoplasty, Otolaryngology
Clin North Am: 8,705,.
2. Boo Chai Khoo (1996). “Aesthetic facial surgery in Orientals”,
Mosby, New York, p.2060-2077.
3. Brown JB, Mc Dowell F (1951). “Plastic surgery of the nose”,
CV Mosby, St Louis, pp 30.
4. Cheney M (1997). “Facial surgery”, Saunders, p.149-152.
5. Crumley RL, Lancer R (1988). “Quantitative analysis of nasal
tip projection”. Laryngoscope,98-202
6. Farkas LG, TZ Hreczko, JC Kolar, IR Munro (1985). “Vertical
and horizontal proportions of the face in young adult North
American caucasians: Revision of neoclassical canons”. Plastic
and reconstructive surgery,7.-328,.
7. Gonzales-Ulloa M (1962). Quantitative principle in cosmetic
surgery of the face (profile - plasty). Plastic reconstruction
surgery, 29-186.
8. Huard P, Do Xuan Hop (1938). Morphologie Humaine et
anatomie artistique, Tome II,Planche VII,,X-XV, LIV, LIV.
9. Laffont A, Durieux F (1993). Encyclopedie medico-
chirrugicale, EMC,Paris, pp46-100.
10. Lê Gia Vinh (1985). Về kích thước các bộ phận của mặt trên
thanh niên Việt Nam, Y học Việt Nam, nhà xuất bản tổng hội
y học Việt Nam,tập 126, số 1, 40-42.
11. Lê Văn Cường (2005). Hình thái vân môi của 220 sinh viên đại
học y dược TP.Hồ Chí Minh,Y học TP.Hồ Chí Minh, chuyên
đề y học cơ sở, phụ bản số1, tập 9,,1-5.
12. Legan H., Burstone C (1980). Soft tissue cephalometric
analysis for orthognathic surgery, J.oral surgery, 38-744,
13. Mac-Grawwall B & Byron JB (1993) Facial analysis
Otolaryngology - Head and neck surgery, pp2071 – 2082,
Lippincott.
14. Martin R. (1928). Lehrbuch der Anthropologie, Jena
Gustav.Berlin, p190 - 192.
15. Milburn M.A (1999), Asian facial Aesthetics, lecture3,4.
16. Ngô Như Hòa (1993). Thống kê y học, Trung tâm đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố HCM, 83-91,nhà xuất bản Y
học,Hồ chí minh.
17. Nguyễn Quang Quyền (1974). Nhân trắc học và sự ứng dụng
nghiên cứu trên người Việt Nam, pp 52-128, nhà xuất bản Y
học,Hà Nội.
18. Olivier G (1965). Morphologie humaine,pp20-25, Masson,
Paris.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Tạo Hình Thẩm Mỹ 377
19. Powell N, Humphries B (1984). Propartions of the aesthetic
face.: p11 Thieme - Stratton,New York.
20. Powell NB (1986). Aesthetic evaluation of nasal contours
Otolaryngology - Head and neck surgery - pp560, Cumming.
21. Ricketts RM (1982). Divine proportion in facial aesthetics.
Clinical plastic surgery, 9,401.
22. Simons RL (1975). Adjuntive measures in rhinoplastg.
Orolaryngology. Clin North Am, 8: , 717.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 16/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_dac_diem_tham_my_mui_nguoi_viet_nam_truong_thanh.pdf