Phân nhóm nguy cơ và tỉ lệ tử vong của từng
nhóm (theo thang điểm của Fine và PORT)
Phân nhóm nguy cơ (theo thang điểm của Fine và
PORT)
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nguy cơ II
chiếm tỉ lệ nhiều nhất (32%), kế đến là nhóm nguy
cơ I (29%), nhóm nguy cơ III (21%), nhóm nguy cơ
IV (16%) và ít gặp nhất là nhóm nguy cơ V (2,5%).
Theo bảng đánh giá mức độ nặng của Fine và
PORT(1,8), nhóm nguy cơ I, II và III thuộc nguy cơ
thấp không cần nhập viện, chỉ cần điều trị ngoại
trú; còn nhóm nguy cơ IV và V thuộc nguy cơ trung
bình và cao mới có chỉ định. Như vậy, trong nghiên
cứu của chúng tôi đã cho thấy chỉ định nhập viện
không hợp lý của khá nhiều bệnh nhân VPMPCĐ
(chẳng hạn, có 130 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ
I, II, III (chiếm 81,25%) là không có chỉ định nhập
viện nhưng lại được nhập viện). Chỉ định nhập viện
không hợp lý cũng được ghi nhận trong các nghiên
cứu khác trong y văn, như nghiên cứu của Atlas S.J.
et al(2), có 166 trường hợp VPMPCĐ nhập khoa cấp
cứu được xếp vào nhóm nguy cơ từ I đến III, với áp
dụng tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ của Fine và
PORT, thì có đến 57% trường hợp nguy cơ thấp
được điều trị ngoại trú so với 42% trong một thời
điểm trước đây khi sử dụng đánh giá lâm sàng để
xác định chỉ định nhập viện. Tuy nhiên, có đến 9%
trường hợp thất bại với điều trị ngoại trú cần phải
được nhập viện so với nhóm dùng đánh giá lâm
sàng để quyết định thì không có bệnh nhân nào thất
bại với điều trị ngoại trú. Theo Marrie T.J. et al(12), có
70% trường hợp nguy cơ thấp được điều trị ngoại
trú khi dùng thang điểm Fine và PORT để đánh giá
so với 50% trong một thời điểm trước đây khi sử
dụng đánh giá lâm sàng để xác định chỉ định nhập
viện. Ngoài ra, khi áp dụng thang điểm đánh giá
nguy cơ này thì vẫn còn 30 – 40% trường hợp nguy
cơ thấp phải nhập viện điều trị.
Về tỉ lệ tử vong của từng nhóm nguy cơ
Trong 14 trường hợp tử vong, chủ yếu thường
gặp ở nhóm viêm phổi do nhiễm vi khuẩn gram âm
(12/14 trường hợp). Đồng thời, chúng tôi ghi nhận
có 3/14 trường hợp (21,43%) thuộc nhóm nguy cơ V
(nhóm nguy cơ cao) tử vong, trong khi nhóm nguy
cơ I là nhóm nguy cơ thấp (chỉ cần điều trị ngoại trú
bệnh viện) nhưng lại có tỉ lệ tử vong rất cao (9/14
trường hợp)(64,29%). Như vậy, nếu tính về nguy cơ
tử vong nói chung nguy cơ thấp (nhóm I, II, III) có tỉ
lệ tử vong là 10/14 trường hợp (71,43%) nhiều hơn
nguy cơ trung bình và cao (nhóm IV, V) là 4/14
trường hợp (28,57%). Đây là điều hoàn toàn trái
ngược với bảng đánh giá mức độ nặng và tử vong
của Fine và PORT(1,8), tỉ lệ tử vong của nhóm nguy
cơ IV và V cao hơn nhiều lần so với các nhóm nguy
cơ thấp. Điều này có thể lý giải, trong nghiên cứu
này có thể chúng tôi chủ quan trong vấn đề lựa
chọn và phân loại bệnh nhân trước khi cho bệnh
nhân nhập viện, đánh giá không đúng về các yếu tố
nguy cơ và tình trạng nặng của bệnh. Lẽ ra số
lượng bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ IV và V phải
nhiều hơn các nhóm còn lại. Trong nghiên cứu của
Fine M.J. et al(8), bệnh nhân VPMPCĐ nhập khoa
ICU chiếm đến 10% số trường hợp, và dân số này
có tỉ lệ tử vong tối thiểu là 30%, so với tỉ lệ tử vong
12% của tất cả trường hợp nhập viện và 1 – 5% số
trường hợp tử vong của bệnh nhân ngoại trú.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm và mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mức độ nặng của viêm phổi mắc phải cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
112
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ VỚI MỨC ĐỘ NẶNG CỦA VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
Quang Văn Trí*, Ngô Thanh Bình*
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm và mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mức độ nặng của viêm phổi mắc phải
cộng đồng (VPMPCĐ).
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang phân tích
Kết quả: Từ 01/2007 đến 09/2007tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, có 160 trường hợp VPMPCĐ nhập viện (gồm 50
do nhiễm vi khuẩn Gram âm và 110 do nhiễm vi khuẩn Gram dương). Bệnh xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (56,9% so với
43,2%). Tuổi trung bình là 65,8 (19 – 99 tuổi), thường gặp ở lứa tuổi trên 60 tuổi (66,25%). Phần lớn bệnh nhân có tiền
căn bệnh phổi cơ bản (86,25%); có liên quan đến thói quen hút thuốc lá (43,13%) và nghiện rượu. Ngoài ra, còn có một số
yếu tố nguy cơ khác như tiền căn bệnh lý nội khoa phối hợp (gồm bệnh tim cơ bản, suy tim, suy thận mãn, bệnh lý tổn
thương hệ thần kinh, suy gan mãn, ung thư<); sử dụng kháng sinh; corticoid; thuốc ức chế miễn dịch trước đó và tình
trạng nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Mặc khác, không ghi nhận có mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tác nhân gây
bệnh. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ (như tuổi 65 tuổi; bệnh tim cơ bản, suy tim; bệnh thận mãn; bệnh ung thư) có
liên quan ý nghĩa thống kê với mức độ nặng của viêm phổi và một số yếu tố nguy cơ khác (hít sặc; suy dinh dưỡng; bệnh
thần kinh trung ương; bệnh thận mãn; bệnh gan mãn; và suy hô hấp cấp lúc nhập viện) có liên quan ý nghĩa thống kê với tỉ
lệ tử vong.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được đặc điểm và mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mức độ
nặng và tỉ lệ tử vong của viêm phổi mắc phải cộng đồng.
ABSTRACT
ANALYZING FEATURES AND RELATIONSHIP OF SOME OF RISK FACTORS TO SEVERITY OF
COMMUNITY-ACQURIED PNEUMONIA
Quang Van Tri, Ngo Thanh Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 2 - 2008: 112 – 119
Objective: To analyze features and relationship of some risk factors to severity of community-acquired pneumonia
(CAP).
Method: Analytical crossed sectional study
Result: From January 2007 to September 2007in Pham Ngoc Thach hospital, there were 160 cases of CAP admitted
(included 50 caused by negative Gram bacilli and 110 caused by positive Gram bacilli). CAP took place in men more than
women (56.9% versus 43.2%). The average age was 6.8 (range19 to 99), especial in age over 60 (66.25%). Most of them
had history of underlying lung diseases; related to smoking and drinking a lot. Besides, there were still some of other risk
factors such as history of internal diseases (included underlying cardiac diseases, heart failure; chronic renal failure; chronic
liver failure; diseases of central nervous system (CNS); cancer diseases<); using antibiotics, corticoides, and immune
depression drugs previously; and multi-recurrent infections. On the other hand, risk factors of CAP didn’t relate to
pathogenic agents. However, some risk factors (age >65; underlying cardiac diseases, heart failure; chronic renal failure;
cancer diseases) related to severity of pneumonia and some of others (inhalation of foreign body; malnutrition; diseases of
CNS; chronic renal failure; chronic liver failure; acute respiratory failure at admitting) related to death rate. All of them
were statistical significance.
Conclusion: Results of our study have showed features and relationship of some of factors to severity and death rate of
community-acquired pneumonia.
* Bộ môn Lao và Bệnh Phổi – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
112
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỉ lệ
mắc bệnh và tử vong cao trong số các bệnh nhiễm
trùng trên thế giới. Có nhiều tác nhân gây
VPMPCĐ như vi khuẩn, virus, nấm, và ký sinh
trùng. Khoảng 70% trường hợp VPMPCĐ không rõ
căn nguyên. Ở nhiều nước trên thế giới, cũng như
tại Việt nam, đặc điểm lâm sàng của VPMPCĐ thay
đổi theo từng vùng, từng khu vực địa lý, cũng như
các yếu tố nguy cơ tác động đến mức độ nặng của
bệnh cũng khác nhau làm cho vấn đề chẩn đoán trở
nên khó khăn(1,3,4,5,6,7,9,13,16,Error! Reference source not found.). Chính
vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân tích
đặc điểm và mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ
và mức độ nặng của VPMPCĐ nhập viện tại bệnh
viện Phạm Ngọc Thạch nhằm góp phần đưa ra
hướng chẩn đoán sớm, chính xác và phương pháp
điều trị thích hợp.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang phân tích
Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân trên 16 tuổi, được chẩn
đoán VPMPCĐ đến nhập viện và điều trị tại bệnh
viện Phạm Ngọc Thạch trong thời gian từ 01/2007
đến 09/2007.
* Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (viêm phổi
xuất hiện > 72 giờ sau khi bệnh nhân nhập viện);
nghi ngờ hoặc có bằng chứng lao phổi tiến triển;
hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân VPMPCĐ khi nhập viện:
- Khai thác bệnh sử, thời gian khởi phát bệnh, lý
do nhập viện, diễn tiến các triệu chứng lâm sàng
theo thời gian cho đến lúc nhập viện. Khai thác tiền
sử: bệnh lý cơ bản, bệnh nội khoa đi kèm; tiền căn
nhập viện trước đây; tiền căn về thói quen (hút
thuốc lá, nghiện rượu<); tiền căn sử dụng thuốc,
đặc biệt điều trị bằng corticoid kéo dài, thuốc ức chế
miễn dịch<
- Khám lâm sàng: đo dấu hiệu sinh tồn, khám
phổi (phát hiện các ran bệnh lý ở phổi, hội chứng
đông đặc tràn dịch màng phổi, và khám các cơ
quan khác một cách toàn diện.
- Tiến hành các xét nghiệm lâm sàng như: X-
quang phổi thẳng và nghiêng; soi nhuộm gram
đàm, cấy đàm tìm vi khuẩn gây bệnh, và kháng
sinh đồ; xét nghiệm tầm soát lao (soi AFB/đàm, cấy
đàm tìm BK, IDR); công thức máu; cấy máu tìm vi
khuẩn gây bệnh; đường máu; chức năng gan
(SGOT, SGPT, Bilirubin); chức năng thận (BUN,
Creatinine); ion đồ máu; protid/máu và điện di
protein; Đo khí máu động mạch; CT scan và siêu
âm ngực.
Mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm:
Nhóm 1: bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn
gram dương
Nhóm 2: bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn
gram âm
- Mô tả, phân tích các yếu tố nguy cơ và phân
nhóm nguy cơ giữa hai nhóm, cũng như đánh giá
chỉ định nhập viện của từng nhóm nguy cơ (theo
tiêu chuẩn của Fine và PORT).
- Đánh giá mối liên quan giữa các các yếu tố
nguy cơ với tác nhân gây bệnh; mức độ nặng của
viêm phổi và tỉ lệ tử vong.
- Thiết lập chẩn đoán xác định và điều trị kháng
sinh thích hợp theo từng tác nhân gây bệnh.
- Tiếp tục theo dõi diễn tiến lâm sàng và đáp
ứng với điều trị của từng trường hợp viêm phổi cho
đến khi xuất viện.
Xử lý thống kê
Chúng tôi dùng phần mềm SPSS phiên bản 10.0
để nhập, quản lý số liệu và phân tích số liệu. Các
đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng được phân
tích bằng các test thống kê thích hợp, giá trị P 0,05
được đánh giá là có ý nghĩa thống kê. Các mối liên
quan được xem xét bằng tỉ số nguy cơ tương đối
(RR) và độ tin cậy 95% (95% CI).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 01/2007 – 09/2007, có 160 trường hợp
VPMPCĐ nhập viện điều trị tại bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch, được chia thành hai nhóm:
- Nhóm 1 (do vi khuẩn gram dương) là 50
trường hợp (chiếm 31,25%).
- Nhóm 2 (do vi khuẩn gram âm) là 110 trường
hợp (chiếm 68,75%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
113
Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ:
Bảng 1: Phân bố về giới tính và tuổi.
Số trường hợp
(%)
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Giới
tính
Nam 91 (56,9%) 21 70 0,271
Nữ 69 (43,2%) 29 40
Lứa
tuổi
≤ 30 10 (6,25%) 4 6 0,813
31 –
60
44 (27,5%) 13 31
> 60 106 (66,25%) 33 73
Trong đó, tỉ lệ nam : nữ là 1,32 : 1. Tuổi nhỏ
nhất là 19 tuổi, tuổi lớn nhất là 99 tuổi và tuổi trung
bình là 65,8. Có 95 trường hợp > 65 tuổi (59,38%).
Nơi cư ngụ
Chủ yếu bệnh nhân sống ở thành phố Hồ Chí
Minh (140 trường hợp, 87,5%); trong đó, số bệnh
nhân cư ngụ ở quận 5 là 21 trường hợp (13,1%); và
20 bệnh nhân còn lại sống ở các tỉnh khác. Ngoài ra,
ghi nhận một trường hợp sống ở nhà dưỡng lão ở
quận 5.
Bảng 2: Thói quen và tiền căn bệnh lý (p=0,892)
Số trường hợp
(%)
Nhóm
1
Nhóm
2
Nghiện rượu 17 (10,625%) 5 12
Hút thuốc lá 69 (43,125%) 17 52
Suy dinh dưỡng 29 (18,125 %) 9 20
Bệnh phổi cơ bản 138 (86,25%) 40 98
Bệnh tim cơ bản, suy tim 55 (34,375%) 21 34
Bệnh thận mãn 12 (7,5%) 3 9
Bệnh gan mãn 4 (2,5%) 2 2
Bệnh ung thư 3 (1,875%) 0 3
Bệnh thần kinh trung ương 11 (6,875%) 1 10
Nhiều bệnh phối hợp 78 (48,75%) 21 57
Bảng 3: Tiền căn sử dụng thuốc trước đó
Thuốc Số trường hợp
(%)
Nhóm 1 Nhóm 2
Kháng sinh 58 (36,25%) 17 41
Corticoid 29 (18,125%) 7 22
Ưc chế miễn dịch 1 (0,625%) 0 1
Bảng 4: Tiền căn nhập viện trước đó
Tiền căn nhập
viện
Số trường hợp
(%)
Nhóm 1 Nhóm 2
Có 30 (18,75%) 10 20
Không 130 (81,25%) 40 90
Bảng 5: Các biến chứng nặng và tử vong
Các biến chứng
nặng
Số trường
hợp (%)
Nhóm 1 Nhóm 2 p
Suy hô hấp cấp 24 (15%) 6 18 0,474
Sốc nhiễm trùng 2 (1,25%) 1 1 0,565
Tử vong 14 (8,75%) 2 12 0,161
Phân nhóm nguy cơ và tỉ lệ tử vong của từng
nhóm (theo thang điểm của Fine và PORT)
Bảng 6: Phân nhóm nguy cơ theo thang điểm của Fine
và PORT
Phân nhóm Số trường hợp (%) Nhóm 1 Nhóm 2
Nhóm nguy cơ I 46 (28,75%) 13 33
Nhóm nguy cơ II 51 (31,875%) 19 32
Nhóm nguy cơ III 33 (20,6%) 10 23
Nhóm nguy cơ IV 26 (16,3%) 8 18
Nhóm nguy cơ V 4 (2,5%) 0 4
Nhóm nguy cơ II chiếm tỉ lệ nhiều nhất (32%),
kế đến là nhóm nguy cơ I (29%), III (21%), IV (16%)
và ít gặp nhất là nhóm nguy cơ V (2,5%).
Bảng 7: Tỉ lệ tử vong của từng nhóm nguy cơ
Phân nhóm nguy
cơ
Số trường hợp
(%)
Nhóm 1 Nhóm 2
Nhóm nguy cơ I 9 (5,625%) 2 7
Nhóm nguy cơ II 0 0 0
Nhóm nguy cơ III 1 (0,625%) 0 1
Nhóm nguy cơ IV 1 (0,625%) 0 1
Nhóm nguy cơ V 3 (1,875%) 0 3
Trong 14 trường hợp tử vong, chủ yếu thường
gặp ở nhóm viêm phổi do nhiễm vi khuẩn gram âm
(nhóm 2) (12/14 trường hợp). Ngoài ra, nhóm nguy
cơ I có số trường hợp tử vong nhiều nhất (9/14
trường hợp), và không ghi nhận trường hợp tử
vong nào ở nhóm nguy cơ II.
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với
nhóm tác nhân gây bệnh; mức độ nặng của
viêm phổi; và tỉ lệ tử vong
Bảng 8: Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tác
nhân gây bệnh
Yếu tố nguy cơ Nhóm 1 Nhóm 2
2
p
Tuổi 65 tuổi 29 66 0,057 0,81
Nghiện rượu 5 12 0,03 0,86
Hút thuốc lá 17 52 2,469 0,116
Nguy cơ hít sặc 2 14 2,91 0,12
Suy dinh dưỡng 9 20 0,01 0,978
Sống ở nhà dưỡng lão 0 1 0,457 0,499
Tiền căn nhập viện
trước đó
10 20 0,075 0,785
Dùng kháng sinh
trước đó
17 41 1,59 0,69
Giãn phế quản 19 40 0,04 0,482
Bệnh phổi cơ bản 21 58 1,583 0,208
Bệnh tim cơ bản, suy
tim
21 34 1,874 0,171
Bệnh lý thần kinh
trung ương
1 10 2,710 0,1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
114
Yếu tố nguy cơ Nhóm 1 Nhóm 2
2
p
Bệnh thận mạn 3 9 0,236 0,627
Bệnh gan mạn 2 2 0,671 0,413
Bệnh ung thư 0 3 1,390 0,238
Nhiều bệnh phối hợp 21 57 1,326 0,249
Dùng corticoid uống
trước đó
7 22 0,834 0,361
Dùng thuốc ức chế
miễn dịch
0 1 0,924 0,630
Tử vong 2 12 1,968 0,161
Bảng 9: Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với mức
độ nặng của viêm phổi (VP)
Yếu tố nguy cơ VP không
nặng (nhóm
I,II,III)
VP nặng
(nhóm IV,V)
2
p
Tuổi 65 tuổi 70 (43,75%) 25
(15,625%)
8,79 0,003
Nghiện rượu 13 (8,125%) 4 (2,5%) 0,29 0,59
Hút thuốc lá 55 (34,375%) 14 (8,75%) 0,189 0,664
Nguy cơ hít sặc 18 (11,25%) 5 (3,125%) 0,160 0,69
Suy dinh dưỡng 33 (20,625%) 6 (3,75%) 0,087 0,77
Sống ở nhà
dưỡng lão
0 1 (0,625%) 4,36 0,03
Tiền căn nhập
viện trước đó
23 (14,375%) 7 (4,375%) 0,509 0,476
Dùng kháng sinh
trước đó
45 (28,125%) 13 (8,125%) 0,8 0,37
Giãn phế quản 44 (27,5%) 15 (9,375%) 0,06 0,93
Bệnh phổi cơ
bản
64 (40%) 15 (9,375%) 2,7 0,09
Bệnh tim cơ
bản, suy tim
38 (23,75%) 17
(10,625%)
8,13 0,04
Bệnh lý thần
kinh trung ương
8 (5%) 3 (1,875%) 0,56 0,45
Bệnh thận mạn 7 (4,375%) 5 (3,125%) 4,47 0,03
Bệnh gan mạn 3 (1,875%) 1 (0,625%) 0,105 0,75
Bệnh ung thư 1 (0,625%) 2 (1,25%) 4,6 0,03
Nhiều bệnh phối
hợp
59 (36,875%) 19
(11,875%)
3,14 0,07
Dùng corticoid
uống trước đó
27 (16,875%) 2 (1,25%) 3,26 0,07
Dùng thuốc ức
chế miễn dịch
0 1 (625%) 4,58 0,1
Suy hô hấp cấp
lúc nhập viện
21 (13,125%) 3 (1,875%) 0,72 0,4
Sốc nhiễm trùng
lúc nhập viện
2 (1,25%) 0 4,47 0,49
Rối loạn tri giác 17 (10,625%) 0 4,24 0,04
Bảng 10: Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tỉ lệ
tử vong
Yếu tố nguy cơ Có tử vong Không tử
vong
2
p
Tuổi 65 tuổi 11
(6,875%)
83 (51,875%) 2,4 0,12
Nghiện rượu 3 (1,875%) 14 (8,75%) 1,853 0,173
Yếu tố nguy cơ Có tử vong Không tử
vong
2
p
Hút thuốc lá 7 (4,375%) 62 (38,75%) 0,273 0,6
Nguy cơ hít sặc 6 (3,75%) 17 (10,625%) 10,0 0,002
Suy dinh dưỡng 7 (4,375%) 22 (13,75%) 10,39 0,01
Sống ở nhà
dưỡng lão
0 1 (0,625%) 0,09 0,76
Tiền căn nhập
viện trước đó
4 (2,5%) 25 (15,625%) 1,1 0,29
Dùng kháng sinh
trước đó
6 (3,75%) 51 (31,875%) 0,328 0,56
Giãn phế quản 4 (2,5%) 55 (34,375%) 0,48 0,49
Bệnh phổi cơ bản 5 (3,125%) 73 (45,625%) 1,09 0,29
Bệnh tim cơ bản,
suy tim
7 (4,375%) 48 (30 %) 1,61 0,2
Bệnh lý thần kinh
trung ương
5 (3,125%) 6 (3,75%) 19,8 0,001
Bệnh thận mạn 4 (2,5%) 7 (4,375%) 11,2 0,001
Bệnh gan mạn 2 (1,25%) 2 (1,25%) 8,87 0,003
Bệnh ung thư 0 (1,875%) 0,29 0,59
Nhiều bệnh phối
hợp
10 (6,25%) 67 (41,875%) 3,25 0,07
Dùng corticoid
uống trước đó
1 (0,625%) 28 (17,5%) 1,27 0,26
Dùng thuốc ức
chế miễn dịch
0 1 (0,625%) 0,2 0,9
Suy hô hấp cấp
lúc nhập viện
6 (3,75%) 17 (10,625%) 10,0 0,002
Sốc nhiễm trùng
lúc nhập viện
0 2 (1,25%) 0,2 0,66
BÀN LUẬN
Từ tháng 01/2007 đến 09/2007, có 160 trường
hợp VPMPCĐ nhập viện, trong đó nhóm bệnh
nhân viêm phổi do vi khuẩn gram âm (nhóm 2)
chiếm tỉ lệ nhiều hơn nhóm viêm phổi do vi khuẩn
gram dương (nhóm 1) (68,75% so với 31,25%). Theo
nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện
103, tỉ lệ VPMPCĐ chiếm từ 1/5 đến 1/4 số bệnh
nhân ở khoa phổi(4). Theo các nghiên cứu ở Hoa Kỳ,
Pháp, Đức, Ý và Anh, mỗi năm có khoảng 10 – 51%
trường hợp VPMPCĐ cần nhập viện điều trị (1,7,9,13).
Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ
Về giới tính
Chúng tôi ghi nhận VPMPCĐ xảy ra ở bệnh
nhân nam chiếm nhiều hơn nữ (56,9% so với 43,2%)
với tỉ lệ mắc bệnh nam và nữ là 1,32: 1(1,2,4,5). Điều
này có thể lý giải, nam giới thường có bệnh lý phổi
mãn do thói quen hút thuốc lá nhiều là yếu tố thuận
lợi gây nhiễm trùng phổi; hoặc thói quen nghiện
rượu dễ mắc bệnh viêm phổi do hít sặc< Điều này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
115
cũng phù hợp với y văn(1,4,5,7,11,13,14,16,Error! Reference source not
found.).
Về lứa tuổi mắc bệnh
VPMPCĐ thường gặp nhất ở lứa tuổi trên 60
tuổi (chiếm 66,25%), và ít gặp ở lứa tuổi dưới 30
tuổi (chiếm 6,25%). Tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 65,8 (19 – 99 tuổi). Điều này có thể là
do ở bệnh nhân trên 60 tuổi, sức đề kháng của cơ
thể giảm và thường mắc các bệnh lý nội khoa đi
kèm (như đái tháo đường, suy tim, suy gan mãn,
suy thận mãn<) nên khả năng chống lại vi khuẩn
xâm nhập vào cơ thể giảm, nhất là nhiễm trùng
đường hô hấp. Điều này cũng phù hợp với nhiều
nghiên cứu trong y văn(1,4,5,7,11,13,14,16,Error! Reference source not
found.), VPMPCĐ thường xảy ra ở bệnh nhân dưới 5
tuổi và trên 65 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở bệnh nhân
trên 65 tuổi là 11,6/1.000 dân so với 0,54/1.000 dân ở
bệnh nhân từ 35 – 44 tuổi.
Về thói quen và tiền căn bệnh lý
Có 43,13% trường hợp VPMPCĐ có thói quen
hút thuốc lá và cũng không ít bệnh nhân nghiện
rượu (10,63% trường hợp). Đây là những thói quen
không tốt, chẳng hạn hút thuốc lá gây tổn hại niêm
mạc đường hô hấp làm giảm khả năng thanh thải vi
khuẩn qua đường hô hấp, và nghiện rượu làm suy
giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể, cả hai đều
tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng phát triển.
Mặt khác, phần lớn bệnh nhân có tiền căn bệnh
phổi cơ bản (86,25%), nhất là viêm phế quản mãn,
khí phế thũng, xơ mô kẽ phổi, giãn phế quản<, là
những bệnh lý có tác dụng trực tiếp làm thay đổi
cấu trúc mô học, sinh lý học của niêm mạc đường
hô hấp, gây giảm khả năng đề kháng với nhiễm
trùng của phổi. Đây là những yếu tố nguy cơ tại
chỗ tạo cơ hội cho nhiễm trùng phổi dễ xảy ra nhất.
Ngoài ra, tiền căn bệnh lý nội khoa khác cũng
thường gặp như bệnh tim cơ bản, suy tim (34,38%);
kế đến còn có suy thận mãn (7,5%), bệnh lý tổn
thương hệ thần kinh (6,88%), suy gan mãn (2,5%),
và bệnh lý ung thư (1,88%)<. Đồng thời, cũng có
nhiều trường hợp (48,75%) phối hợp nhiều bệnh lý
nội khoa khác nhau. Đây cũng là những bệnh lý
gây suy giảm từ từ sức đề kháng miễn dịch của cơ
thể, và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng
bùng phát, trong đó có nhiễm trùng phổi. Điều này
cũng phù hợp với y văn (1,4,5,6,13,14,15). Mặt khác, chúng
tôi ghi nhận những trường hợp VPMPCĐ có tiền
căn hút thuốc lá; nghiện rượu; bệnh phổi mãn; hoặc
bệnh tim mãn< có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn
gram âm xảy ra nhiều hơn do vi khuẩn gram
dương. Điều này hoàn toàn phù hợp với trong y
văn (1,4,5,6,13,14,15).
Về tiền căn sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid,
và thuốc ức chế miễn dịch
36,25% trường hợp VPMPCĐ có sử dụng kháng
sinh trước đây sẽ làm cho vấn đề điều trị trở nên
khó khăn vì tình trạng đề kháng kháng sinh rất dễ
xảy ra. Do đó, việc sử dụng kháng sinh lần này phải
là kháng sinh phổ rộng, thế hệ mới và điều trị theo
kháng sinh đồ. Các trường hợp có sử dụng
corticoid (18,13%) và dùng thuốc ức chế miễn dịch
(1 trường hợp ung thư đang điều trị bằng hóa chất)
kéo dài sẽ gây suy giảm sức đề kháng của ký chủ
tạo điều kiện cho nhiễm trùng phát triển. Nhận
định này cũng phù hợp với y văn(1,4,5,6,13,14,15).
Về tiền căn nhập viện trước đó
Trong nghiên cứu có 30 trường hợp (18,75%) có
tiền căn nhập viện trước đó. Hầu hết các trường
hợp xảy ra ở bệnh nhân có bệnh lý cơ bản và tình
trạng nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Đây là yếu tố
tác động rất quan trọng cần được xem xét đến trong
quá trình điều trị lần này, nhất là vấn đề sử dụng
kháng sinh.
Về các biến chứng nặng và tử vong
Chúng tôi ghi nhận có 24 trường hợp suy hô
hấp cấp (15%), 2 trường hợp sốc nhiễm trùng
(1,25%). Tất cả 26 trường hợp này (chiếm 16,25%)
đều được nhập khoa hồi sức cấp cứu để được chăm
sóc tích cực và tỉ lệ tử vong là 14/26 trường hợp
(chiếm 53,85%). So sánh với nghiên cứu của Fine
M.J. et al(8), tỉ lệ VPMPCĐ nhập khoa hồi sức cấp
cứu khoảng 10% và tỉ lệ tử vong trong nhóm bệnh
nhân này là tối thiểu là 30%. Điều này có thể lý giải,
đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là
những bệnh nhân lớn tuổi, mắc nhiều bệnh mãn
tính đi kèm, đặc biệt bệnh phổi mãn, và thường đến
bệnh viện khi bệnh đã tiến triển quá nặng nên tỉ lệ
nhập khoa hồi sức cấp cứu tăng cao và cơ hội để
điều trị cấp cứu kịp thời thấp do đó tỉ lệ tử vong
tăng. Ngoài ra, tỉ lệ biến chứng nặng và tử vong của
nhóm viêm phổi do vi khuẩn gram âm nhiều hơn
so với vi khuẩn gram dương (7/26 biến chứng nặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
116
và 2/14 tử vong so với 19/26 và 12/14). Nghiên cứu
của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của
Gilbert K. et al(10), tỉ lệ tử vong trung bình ở những
bệnh nhân VPMPCĐ gây ra do vi khuẩn gram âm
là 33%.
Phân nhóm nguy cơ và tỉ lệ tử vong của từng
nhóm (theo thang điểm của Fine và PORT)
Phân nhóm nguy cơ (theo thang điểm của Fine và
PORT)
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nguy cơ II
chiếm tỉ lệ nhiều nhất (32%), kế đến là nhóm nguy
cơ I (29%), nhóm nguy cơ III (21%), nhóm nguy cơ
IV (16%) và ít gặp nhất là nhóm nguy cơ V (2,5%).
Theo bảng đánh giá mức độ nặng của Fine và
PORT(1,8), nhóm nguy cơ I, II và III thuộc nguy cơ
thấp không cần nhập viện, chỉ cần điều trị ngoại
trú; còn nhóm nguy cơ IV và V thuộc nguy cơ trung
bình và cao mới có chỉ định. Như vậy, trong nghiên
cứu của chúng tôi đã cho thấy chỉ định nhập viện
không hợp lý của khá nhiều bệnh nhân VPMPCĐ
(chẳng hạn, có 130 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ
I, II, III (chiếm 81,25%) là không có chỉ định nhập
viện nhưng lại được nhập viện). Chỉ định nhập viện
không hợp lý cũng được ghi nhận trong các nghiên
cứu khác trong y văn, như nghiên cứu của Atlas S.J.
et al(2), có 166 trường hợp VPMPCĐ nhập khoa cấp
cứu được xếp vào nhóm nguy cơ từ I đến III, với áp
dụng tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ của Fine và
PORT, thì có đến 57% trường hợp nguy cơ thấp
được điều trị ngoại trú so với 42% trong một thời
điểm trước đây khi sử dụng đánh giá lâm sàng để
xác định chỉ định nhập viện. Tuy nhiên, có đến 9%
trường hợp thất bại với điều trị ngoại trú cần phải
được nhập viện so với nhóm dùng đánh giá lâm
sàng để quyết định thì không có bệnh nhân nào thất
bại với điều trị ngoại trú. Theo Marrie T.J. et al(12), có
70% trường hợp nguy cơ thấp được điều trị ngoại
trú khi dùng thang điểm Fine và PORT để đánh giá
so với 50% trong một thời điểm trước đây khi sử
dụng đánh giá lâm sàng để xác định chỉ định nhập
viện. Ngoài ra, khi áp dụng thang điểm đánh giá
nguy cơ này thì vẫn còn 30 – 40% trường hợp nguy
cơ thấp phải nhập viện điều trị.
Về tỉ lệ tử vong của từng nhóm nguy cơ
Trong 14 trường hợp tử vong, chủ yếu thường
gặp ở nhóm viêm phổi do nhiễm vi khuẩn gram âm
(12/14 trường hợp). Đồng thời, chúng tôi ghi nhận
có 3/14 trường hợp (21,43%) thuộc nhóm nguy cơ V
(nhóm nguy cơ cao) tử vong, trong khi nhóm nguy
cơ I là nhóm nguy cơ thấp (chỉ cần điều trị ngoại trú
bệnh viện) nhưng lại có tỉ lệ tử vong rất cao (9/14
trường hợp)(64,29%). Như vậy, nếu tính về nguy cơ
tử vong nói chung nguy cơ thấp (nhóm I, II, III) có tỉ
lệ tử vong là 10/14 trường hợp (71,43%) nhiều hơn
nguy cơ trung bình và cao (nhóm IV, V) là 4/14
trường hợp (28,57%). Đây là điều hoàn toàn trái
ngược với bảng đánh giá mức độ nặng và tử vong
của Fine và PORT(1,8), tỉ lệ tử vong của nhóm nguy
cơ IV và V cao hơn nhiều lần so với các nhóm nguy
cơ thấp. Điều này có thể lý giải, trong nghiên cứu
này có thể chúng tôi chủ quan trong vấn đề lựa
chọn và phân loại bệnh nhân trước khi cho bệnh
nhân nhập viện, đánh giá không đúng về các yếu tố
nguy cơ và tình trạng nặng của bệnh. Lẽ ra số
lượng bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ IV và V phải
nhiều hơn các nhóm còn lại. Trong nghiên cứu của
Fine M.J. et al(8), bệnh nhân VPMPCĐ nhập khoa
ICU chiếm đến 10% số trường hợp, và dân số này
có tỉ lệ tử vong tối thiểu là 30%, so với tỉ lệ tử vong
12% của tất cả trường hợp nhập viện và 1 – 5% số
trường hợp tử vong của bệnh nhân ngoại trú.
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với
nhóm tác nhân gây bệnh; mức độ nặng của
viêm phổi; và tỉ lệ tử vong:
Về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tác
nhân gây bệnh
Liên quan từng yếu tố nguy cơ với tác nhân gây
bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy
nhiên, nhiều trường hợp viêm phổi do vi khuẩn
gram âm thường gặp trên cơ địa có bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính do hút thuốc lá, nghiện rượu, suy
tim sung huyết, bệnh ung thư, điều trị corticoid kéo
dài< Điều này hoàn toàn phù hợp trong y văn(1,4,
5,6,13,14,15,16).
Về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với
mức độ nặng của viêm phổi
Bệnh nhân 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh
viêm phổi nặng gấp 8,79 lần so với bệnh nhân <
65 tuổi và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê
(p=0,003).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008 Nghiên cứu Y học
117
Bệnh nhân có bệnh tim cơ bản, suy tim dễ có
nguy cơ mắc bệnh viêm phổi nặng gấp 8,13 lần so
với bệnh nhân không có bệnh tim cơ bản, suy tim
và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê
(p=0,04).
Bệnh nhân có bệnh thận mãn dễ có nguy cơ
mắc bệnh viêm phổi nặng gấp 4,47 lần so với bệnh
nhân không có bệnh thận mãn và sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê (p=0,03).
Bệnh nhân có bệnh ung thư dễ có nguy cơ mắc
bệnh viêm phổi nặng gấp 4,6 lần so với bệnh nhân
không có bệnh ung thư và sự khác biệt này là có ý
nghĩa thống kê (p=0,03).
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác có
mối liên quan yếu so với mức độ nặng của viêm
phổi như bệnh phổi cơ bản, mắc nhiều bệnh cùng
lúc, và dùng corticoid kéo dài.
Về mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tỉ lệ
tử vong
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ hít sặc dễ tử vong
gấp 10 lần so với không có yếu tố nguy cơ hít sặc và
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,002).
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng
dễ tử vong gấp 10,39 lần so với không có yếu tố
nguy cơ suy dinh dưỡng và sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p=0,01).
Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung ương dễ
tử vong gấp 19,8 lần so với không có bệnh lý thần
kinh trung ương và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p=0,001).
Bệnh nhân có bệnh thận mãn dễ tử vong gấp
11,2 lần so với không có bệnh thận mãn và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001).
Bệnh nhân có bệnh gan mãn dễ tử vong gấp
8,87 lần so với không có bệnh gan mãn và sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,003).
Bệnh nhân có suy hô hấp cấp lúc nhập viện dễ
tử vong gấp 10 lần so với không có bệnh thận mãn
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,002).
Ngoài ra, yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh cùng
lúc có mối liên quan yếu so với tỉ lệ tử vong
(p=0,07).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đặc
điểm của các yếu tố nguy cơ tác động tạo điều kiện
thuận lợi cho viêm phổi mắc phải cộng đồng xảy ra;
đồng thời đánh giá được các mối liên quan giữa
một số yếu tố nguy cơ với mức độ nặng của viêm
phổi và tỉ lệ tử vong trong VPMPCĐ. Từ đó, giúp
cho thầy thuốc lâm sàng có hướng chẩn đoán đúng
và điều trị thích hợp các trường hợp VPMPCĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Thoracic Society (2001),”Guidelines for the
management of adults with community-acquired pneumonia:
diagnosis, assessment of severity, antimicrobial therapy, and
prevention”, Am. J. Respir. Crit. Care Med., (163), pp.1730-1754.
2. Atlas S.J. et al (1998).”Safely increasing the proportion of patients
with community-acquired pneumonia treated as outpatients: an
interventional trial”, Arch. Intern. Med., (158), pp. 1350-1356.
3. Bartlett J.G., Dowell F., Mandell A. et al. (2000).”Practice
guidelines for the management of community acquired
pneumonia in adults”, Clin. Infect. Dis., (31), pp.347-382.
4. Bùi Xuân Tám (1999).”Viêm phổi cộng đồng”, Bệnh học hô hấp, Nhà
xuất bản Y học, tr. 334-383.
5. Campbell D. (1994).”Overview of community-acquried
pneumonia: prognosis and clinical features”, Med. Clin. North.
Am., (78), pp.1035 – 1048.
6. Ewig S. et al (1998).”Severe community-acquired pneumonia:
assessment of severity criteria”, Am. J. Respir. Crit. Care Med.,
(158), pp.1102-1108.
7. File T.M. (2003).”Overview of community-acquired respiratory
tract infections”, Community-acquired respiratory infections, pp.1-30.
8. Fine M.J. et al. (1997).”A prediction rule identify low-rick patient
with community acquired pneumonia”, N. Eng. J. Med. (336),
pp.243-250.
9. Fraser R.S., Paré P.D. (2005).”Infectious disease of the lung”,
Synopsis of diseases of the chest, 3rd edition, pp.222-235.
10. Gilbert K. et al (1994).”Assessing prognosis and predicting patient
outcomes in community-acquired pneumonia”, Sem. Resp. Infect.,
(9), pp.140-152.
11. Kaplan V. et al (2002).”Hospitalized community-acquried
pneumonia in the elderly: age- and sex-related patterns of care
and outcome in the United States”, Am. J. Respir. Crit. Care Med.,
(165), pp.766-772.
12. Marrie T.J. et al (1989).”Community-acquried pneumonia
requiring hospitalization: a 5-year prospective study”, Rev. Infect.
Dis., (11), pp.586-599.
13. Niederman M.S. (2004).”Pneumonia, including community-
acquried and nosocomial pneumonia”, Baum’s textbook of
pulmonary diseases, 7th edition, pp.425-454.
14. Pachon J. et al (1990).”Severe community-acquired pneumonia:
etiology, prognosis and treatment”, Am. Rev. Respir. Dis., (142),
pp.369-373.
15. Riquelme R. et al (1997).”Community-acquired pneumonia in the
elderly: clinical and nutritional aspacts”, Am. J. Crit. Care Med.,
(156), pp.1908-1914.
16. Thomas J.M. et al (2005).”Pneumonia”, Harrison's Principles of
Internal Medicine, (239), pp.1530.
17. Vallen-Mashikian M.A. et al (1997).”Community-acquried
pneumonia”, A practical approach to pulmonary medicine, pp.85-
120
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_dac_diem_va_moi_lien_quan_giua_mot_so_yeu_to_nguy.pdf