This paper presents the results of the research on the characteristics of changes and drivers of deforestation,
forest degradation and barriers to improve the quality and area of forest in Ha Tinh province. The study resutls
shows that, in the period of 1995 – 2014, area of deforestation is 38,727.3ha, accounting for 17.6%; area of
degraded natural forest is 81,478.5ha, accounting for 37% of total natural forest area in 1995. However, in this
time, area of natural forest of Ha Tinh province increased 39,809.3ha due to reforestation. Thus, in 20 years,
area of natural forest of Ha Tinh tends to increase (up to 1,082ha). The study also identifies the causes of
deforestation, forest degradation and the main barriers to improve area and quality of forests in Ha Tinh
province which include: transfering of poor natural forest to plantations and rubber forest; transfering and
invading poor natural forests into agricultural area; influence of exploitation of natural forest degradation;
activities of improving area and quality of natural forest did not meet the high efficiency.
11 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đặc điểm và nguyên nhân diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 1995 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
71TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN
TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH HÀ TĨNH, GIAI ĐOẠN 1995 - 2014
Lã Nguyên Khang1, Nguyễn Trung Thông2,
Nguyễn Xuân Giáp3, Nguyễn Xuân Vĩ4, Nguyễn Xuân Hoan5
1Trường Đại học Lâm nghiệp
2,3Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
4BQL Dự án UNREDD, Hà Tĩnh
5BQL Dự án ODA ngành NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh
TÓM TẮT
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và rào
cản trong việc nâng cao diện tích và chất lượng rừng ở tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn
1995-2014, diện tích rừng tự nhiên mất là 38.727,3 ha, chiếm 17,6%; diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái là
81.478,5 ha, chiếm 37% tổng diện tích rừng tự nhiên năm 1995. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này diện tích
rừng tự nhiên của Hà Tĩnh tăng lên 39.809,3 ha do phục hồi rừng. Như vậy, trong vòng 20 năm diện tích rừng tự
nhiên của Hà Tĩnh tăng lên nhiều hơn diện tích rừng tự nhiên bị mất đi nên nhìn chung diện tích rừng tự nhiên của
tỉnh có xu hướng tăng lên (tăng 1.082 ha). Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân mất rừng, suy
thoái rừng và rào cản chính trong việc nâng cao diện tích, chất lượng rừng ở Hà Tĩnh bao gồm: Chuyển rừng tự
nhiên nghèo sang trồng rừng nguyên liệu và Cao su; chuyển và xâm lấn rừng tự nhiên nghèo sang sản xuất nông
nghiệp; Ảnh hưởng của khai thác đến suy thoái rừng tự nhiên; Hoạt động nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự
nhiên có hiệu quả chưa cao.
Từ khóa: Diễn biến rừng, Hà Tĩnh, nguyên nhân, mất rừng, REDD+, suy thoái rừng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 599.731 ha,
chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả Nước. Hà
Tĩnh có tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp,
toàn tỉnh có 364.483 ha đất lâm nghiệp, trong
đó đất có rừng là 314.754 ha, bao gồm:
220.642 ha rừng tự nhiên, chiếm 70,1% tổng
diện tích đất có rừng và 94.112 ha rừng trồng,
chiếm 29,9% và 1.220,5 ha rừng tự nhiên chưa
thuộc quy hoạch ba loại rừng (VB số
1468/UBND-NL, 2015). Diện tích rừng phân bố
chủ yếu ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê,
Vũ Quang, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên. Đây được
xác định là nguồn tài nguyên quí giá, một thế
mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trước bối cảnh BĐKH, lâm nghiệp là một
trong những ngành có vai trò lớn trong việc
ngăn chặn và giảm thiểu những tác động tiêu
cực của BĐKH. Năm hoạt động của Chương
trình REDD+: giảm mất rừng, suy thoái rừng,
quản lý rừng bền vững, bảo tồn và tăng cường
trữ lượng các bon rừng đang được các cấp,
ngành trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Việc theo
dõi diễn biến rừng là cơ sở khoa học quan
trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thực
hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, từ đó
xác định được những nỗ lực mà tỉnh Hà Tĩnh
thực hiện nhằm giảm phát thải từ giảm mất
rừng và suy thoái rừng.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo mốc
thời gian năm 1995 - 2014;
- Các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng
và rào cản trong việc nâng cao diện tích, chất
lượng rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực
hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Nghiên cứu tập trung phân
tích diễn biến rừng từ 1995 – 2014.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp bao gồm: Phương
pháp xây dựng khung logic để xác định vấn đề
cần giải quyết trong quá trình thu thập và xử lý
số liệu nghiên cứu; phương pháp thu thập số
liệu thông tin thứ cấp; phương pháp thu thập
thông tin sơ cấp (phỏng vấn, thảo luận nhóm,
khảo sát thực tế các khu rừng ngoài hiện
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
72 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
trường; phương pháp chuyên gia).
Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn thu thập
thông tin đối với các bên liên quan, bao gồm:
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, UBND và
Kiểm lâm các cấp, cán bộ Phòng NN&PTNT...
các hộ gia đình, các cá nhân, có liên quan của
13 huyện có rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn toàn tỉnh để thu thập các thông tin về lịch
sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ
rừng và các nguyên nhân làm tăng diện tích
rừng và mất rừng ở mỗi địa phương.
Nghiên cứu đã sử dụng các loại bản đồ ở các
mốc thời điểm khác nhau trong quá khứ, bản đồ
quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có liên quan
như: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch giao thông Với sự hỗ trợ của công cụ
ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 để chồng xếp các
lớp bản đồ nhằm xác định diện tích mất rừng
trong quá khứ (từ 1995 - 2014) và những áp lực
đối với tài nguyên rừng ở Hà Tĩnh từ nay đến
2020.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Diễn biến tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Hà
Tĩnh cơ bản ổn định từ năm 1995 đến nay.
Diện tích đất có rừng tăng lên từ 256.905 ha
năm 1995 lên 314.754 ha vào năm 2014
(bảng 01).
Bảng 01. Biến động các loại đất, loại rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1995 – 2014
Đơn vị tính: ha
TT Loại đất, loại rừng
Diện tích loại đất, loại rừng qua các năm
Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014
A Đất lâm nghiệp 368.711 369.510 358.464 359.702 364.483
I Đất có rừng 256.905 242.695 290.983 316.066 314.754
I.1 Rừng tự nhiên 219.560 199.975 214.471 216.165 220.642
1 Rừng giàu 66.852 62.627 52.567 50.057 18.864
2 Rừng trung bình 57.952 57.677 60.530 51.925 101.046
3 Rừng nghèo 65.955 57.596 53.017 60.840 67.749
4 Phục hồi 26.121 20.449 46.718 51.773 25.238
5 Rừng tre nứa 117 83 142 106 234
6 Hỗn giao tre nứa 957 806 744 719 6.871
7 Rừng ngập mặn 1.606 737 753 745 640
I.2 Rừng trồng 37.345 42.720 76.512 99.901 94.112
II Đất trống QHLN 111.806 126.815 67.481 43.636 49.729
B Đất ngoài LN 231.020 230.221 241.267 240.029 235.248
1 Mặt nước 15.328 15.667 15.574 17.087 19.378
2 Dân cư 27.029 29.779 37.587 38.815 40.656
3 Đất SX nông nghiệp 188.663 184.775 188.106 184.127 175.214
Tổng cộng 599.731 599.731 599.731 599.731 599.731
Nguồn: Kết quả phân tích từ bản đồ hiện trạng rừng các năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2014
3.1.1. Diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn
1995 - 20101
1Diễn biến rừng ở Hà Tĩnh được chia thành 2 giai đoạn,
từ 1995 – 2010 và 2010 – 2014 là do trước năm 2010
hiện trạng rừng được phân loại theo QPN6-84; sau năm
2010 hiện trạng rừng được phân loại theo Thông tư
34/2009/TT-BNN.
Giai đoạn từ năm 1995 – 2010, diện tích
rừng giàu, rừng trung bình giảm dần; diện tích
rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng trồng tăng
lên. Đặc biệt diện tích rừng trồng tăng lên hơn
37 nghìn ha vào năm 1995 lên hơn 99 nghìn ha
vào năm 2010. Diện tích rừng ngập mặn trong
giai đoạn này giảm mạnh, đến năm 2010 diện
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
73TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
tích rừng ngập mặn chỉ còn một nửa so với
năm 1995.
3.1.2. Diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn
2010 - 2014
Giai đoạn này cơ cấu diện tích rừng có
nhiều thay đổi, diện tích rừng giàu và rừng
phục hồi giảm so với năm 2010 trong khi đó
diện tích rừng trung bình và rừng nghèo tăng
lên đáng kể. Sự biến động mạnh về diện tích
các trạng thái rừng tự nhiên được giải thích là
do tiêu chí phân loại rừng thay đổi. Từ năm
2010 về trước phân loại rừng được áp dụng
theo QPN 6-84 còn sau năm 2010 phân loại
rừng được áp dụng theo Thông tư số 34/2009.
Diện tích đất có rừng tăng lên từ 256.905 ha
năm 1995 lên 314.754 ha năm 2014, diện tích
rừng tăng lên bởi đóng góp từ diện tích rừng
trồng tăng. Mặc dù diện tích rừng tăng lên
nhưng chất lượng rừng giảm, diện tích rừng giàu
giảm trong giai đoạn 2005 – 2014 trên 31 nghìn
ha. Diện tích rừng ngập mặn giảm từ 1.606 ha
năm 1995 xuống còn 640 ha vào năm 2014.
3.1.3. Diện tích rừng bị mất và suy thoái giai
đoạn 1995 - 2014
Tổng diện tích rừng tự nhiên giảm do
chuyển đổi sang một số loại hình sử dụng đất
khác trong giai đoạn 1995 – 2014 là 38.727,3
ha, chiếm 17,6% tổng diện tích rừng tự nhiên
năm 1995 trong đó tập trung chủ yếu ở các
huyện Hương Sơn (8.808,1 ha); Hương Khê
(7.808,5 ha), Kỳ Anh (7.932,4 ha), Cẩm Xuyên
(3.238,4 ha).
Bảng 2. Diện tích rừng tự nhiên bị mất trong giai đoạn 1995 – 2014
TT Tên Huyện Diện tích (ha) Khu vực rừng bị mất
1 Kỳ Anh 7.932,4 xã Kỳ Trinh, Kỳ Phượng, Kỳ Hoa
2 Thạch Hà 2.618,6 xã Thạch Bàn, Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Điền
3 Hương Sơn 8.808,1 xã Sơn Lệ, Sơn Lĩnh, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng
4 Cẩm Xuyên 3.238,4 xã Cẩm Quan, Cẩm Thịnh, Cẩm Hòa, TT Thiên Cầm
5 Lộc Hà 937,8 xã Hồng Lộc, Tân Lộc, Mai Phụ
6 Hương Khê 7.808,5 xã Hương Thủy, Hương Vĩnh, Phương Mỹ, Hương Trạch
7 Can Lộc 1.454,9 xã Thượng Lộc, Thiên Lộc, Thuần Thiện
8 TX. Hồng Lĩnh 425,3 xã Thạch Hạ, Đậu Liêu
9 Đức Thọ 788,6 xã Đức Hòa, Đức Đồng, Tân Hương
10 Vũ Quang 1.593,2 TT Vũ Quang, Sơn Thọ, Hương Thọ
11 Nghi Xuân 2.796,8 xã Hương Gián, Cổ Đạm
12 TP. Hà Tĩnh 324,7
Tổng cộng 38.727,3
Nguồn: kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2014 và năm 1995
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1995 – 2014
diện tích rừng tự nhiên của Hà Tĩnh tăng lên
39.809,3 ha do phục hồi. Như vậy, trong 20
năm qua diện tích rừng tự nhiên của Hà Tĩnh
tăng lên nhiều hơn diện tích rừng tự nhiên bị
chuyển đổi nên nhìn chung diện tích rừng tự
nhiên của tỉnh có xu hướng tăng lên (tăng
1.082 ha).
Tổng diện tích rừng tự nhiên bị suy thoái
trong giai đoạn 1995 – 2014 là 81.478,5 ha,
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
74 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
chiếm 37% tổng diện tích rừng tự nhiên năm
1995, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện
Hương Sơn (41.698,5 ha), Hương Khê
(16.951,0 ha), Vũ Quang (14.863,8 ha) và Kỳ
Anh (5.984,5 ha).
Bảng 3. Diện tích rừng bị suy thoái trong giai đoạn 1995 - 2014
TT Tên Huyện Diện tích (ha) Khu vực rừng bị suy thoái
1 Kỳ Anh 5.984,5 xã Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Trinh,
2 Cẩm Xuyên 1.980,3 xã Cẩm Lạc, Cẩm Sơn, Cẩm Mỹ, Cẩm Thịnh
3 Vũ Quang 14.863,8 Thị trấn Vũ Quang, xã Hương Minh, Hương Thọ
4 Hương Khê 16.951,0
xã Hương Lâm, Phú Gia, Phúc Trạch, Hương Vĩnh,
Hương Trạch
5 Can Lộc 0,8 xã Phương Mỹ
6 Hương Sơn 41.698,5 xã Sơn Tây, Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Lâm
Tổng cộng 81.478,9
Nguồn: Kết quả chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2014 và năm 1995
3.2. Nguyên nhân gây mất rừng, suy thoái
rừng và những rào cản trong việc nâng cao
diện tích và chất lượng rừng tự nhiên của tỉnh
3.2.1. Nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
(1) Chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng
rừng nguyên liệu và Cao su
Diện tích rừng trồng của tỉnh Hà Tĩnh tính
đến năm 2014 là 94.112 ha (bảng 01). Diện
tích trồng rừng nguyên liệu khoảng trên 70.000
ha, trong đó dân tự bỏ vốn trồng khoảng
37.301 ha, chủ yếu được trồng Keo, Thông và
Bạch đàn. Năng suất rừng trồng Keo ở Hà Tĩnh
thấp, tăng trưởng bình quân chỉ đạt 10-12
m3/ha/năm, trong khi đó một số giống keo như
BV10, BV16 ở vùng Bắc Trung Bộ đạt năng
suất bình quân như BV10 đạt 21,6 m3/ha/năm,
BV15 đạt 23 m3/ha/năm (Trần Duy Rương,
2013). Nguyên nhân dẫn đến năng suất rừng
trồng Keo thấp là do nguồn giống đưa vào
trồng rừng chất lượng thấp, chưa đầu tư trồng
rừng thâm canh, nhất là diện tích rừng trồng
của hộ gia đình, cá nhân.
Tổng diện tích cao su 10.720 ha, trong đó:
9.789 ha cao su đại điền và 931 ha cao su tiểu
điền; diện tích đưa vào khai thác mủ đạt 2.667
ha, năng suất bình quân 1,1 -1,3 tấn/ha.
Năng suất rừng trồng hiện nay thấp, trong
khi đó nhu cầu thị trường gỗ nguyên liệu hiện
nay rất lớn, nguồn gỗ nguyên liệu cung cấp
chủ yếu cho 577 cơ sở chế biến gỗ và 4 nhà
máy chế biến dăm xuất khẩu tại khu kinh tế
Vũng Áng. Trước nhu cầu lớn về gỗ nguyên
liệu nên việc mở rộng diện tích rừng trồng kinh
tế là tất yếu. Hiện tượng chuyển đổi rừng tự
nhiên nghèo sang trồng rừng kinh tế trở thành
một trong những nguyên nhân gây mất rừng tự
nhiên tại Hà Tĩnh, bao gồm cả chuyển đổi theo
quy hoạch và người dân chuyển đổi trái phép.
Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang rừng
trồng kinh tế trong giai đoạn từ 1995 - 2010 là
9.658,4 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện
Hương Sơn (2.220,1 ha), Hương Khê (2.058,9
ha), Kỳ Anh (2.937,0 ha) và Cẩm xuyên
(1.469,2 ha) với loài cây trồng chính là cây Keo.
Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang rừng
trồng kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2014 là
10.370 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện
Hương Sơn (3.532,2 ha), Hương Khê (3.015
ha), Kỳ Anh (2.232,6 ha), Vũ Quang (919,5 ha)
và Cẩm xuyên (503,7 ha) với loài cây trồng
chính là cây Keo. Giai đoạn này do thị trường
gỗ dăm lớn và rừng trồng Keo mang lại lợi
nhuận kinh tế khá cao, chu kỳ ngắn từ 5-6 năm.
Vì vậy, chỉ trong vòng 5 năm diện tích rừng tự
nhiên bị chuyển đổi sang rừng trồng kinh tế là
hơn 10 nghìn ha, bình quân mỗi năm hơn 2
nghìn ha.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
75TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang trồng
cao su giai đoạn 2005-20142 là 4.464,8 ha, tập
trung ở Hương Khê 2.632,4 ha; Hương Sơn
427,5 ha; Vũ Quang 408,9 ha và Thạch Hà
352,6 ha.
Từ số liệu phân tích ở trên nhận thấy, diện
tích rừng tự nhiên chuyển sang trồng rừng kinh
tế là khá lớn. Việc mở rộng chuyển đổi này là
do giá trị của rừng trồng kinh tế (trồng Keo)
cao hơn hẳn so với cây trồng khác.
Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt theo
quy hoạch sang rừng trồng kinh tế được thực
hiện theo các chương trình, dự án phát triển
rừng. Bên cạnh việc chuyển đổi rừng tự nhiên
nghèo kiệt sang rừng trồng kinh tế bằng hình
thức cải tạo rừng, thì tình trạng xâm lấn rừng
tự nhiên để trồng rừng kinh tế của người dân
địa phương hiện là áp lực dẫn đến mất rừng tự
nhiên, dưới áp lực thị trường việc mở rộng
rừng trồng kinh tế (Keo) từ chuyển đổi rừng tự
nhiên hiện đang diễn ra. Vì vậy, từ nay đến
năm 2020 nếu không quy hoạch và quản lý quy
hoạch tốt trong phát triển rừng trồng, quản lý
chặt chẽ việc chuyển đổi rừng tự nhiên; và
quản lý hiệu quả thông qua hiệu lực thực thi pháp
luật thì diện tích rừng tự nhiên hiện có và rừng tự
nhiên đã và đang được giao cho hộ gia đình có thể
bị chuyển đổi sang rừng trồng kinh tế.
Theo Quy hoạch Phát triển cây cao su đến
năm 2020 (Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày
17/3/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh), cho thấy
diện tích rừng tự nhiên sẽ bị chuyển đổi trong
thời gian tới để trồng cây cao su theo quy
hoạch là 4.954 ha, tập trung ở các huyện
Hương Khê 2.295,0 ha; Hương Sơn 1.928,0
ha; Vũ Quang 1.928,0 ha và Thạch Hà 7,0 ha.
Tuy nhiên, với giá mủ cao su thấp trong thời
gian qua thì diện tích xâm lấn và thậm chí cả
diện tích rừng trồng cao su đã được quy hoạch
được dự đoán sẽ không phải áp lực lớn đến
2Năm 2010 không có bản đồ rừng trồng Cao su nên số
liệu Diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển sang trồng
Cao su được lấy trong giai đoạn 2005-2014.
chuyển đổi rừng tự nhiên. Vì vậy, có thể nói
rằng những diện tích đã được quy hoạch trồng
cao su hiện tại có thể được điều chỉnh sang quy
hoạch khác đảm bảo bền vững hơn.
Tóm lại, giai đoạn 1995 – 2014, trên địa bàn
tỉnh đã chuyển đổi 24.493,2 ha đất rừng tự
nhiên nghèo, nghèo kiệt sang rừng trồng các
loài Keo, Thông, Bạch đàn và Cao su. Trước
nhu cầu lớn về diện tích rừng trồng kinh tế như
hiện nay, việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang
trồng rừng kinh tế có thể sẽ tiếp tục diễn ra
trong thời gian tới và đây được đánh giá là một
trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất
rừng tự nhiên.
(2) Chuyển và xâm lấn rừng rừng tự nhiên
nghèo sang sản xuất nông nghiệp
Giai đoạn 1995 - 2010 tổng diện tích rừng
tự nhiên chuyển sang SXNN 3.372,4 ha,
chiếm 1,5% tổng diện tích rừng tự nhiên năm
1995, trong đó tập trung ở các huyện Vũ
Quang (1.472,3 ha), Kỳ Anh (653,2 ha) và
Hương Sơn (996,8 ha). Giai đoạn 2010-2014
tổng diện tích rừng tự nhiên chuyển sang
SXNN 853,9 ha, tập trung ở hai huyện Kỳ Anh
(514,1 ha) và Hương Khê (204,3 ha). Diện tích
rừng tự nhiên bị mất do chuyển đổi sang trồng
Chè, một số diện tích chuyển sang trồng Cam
chanh, Cam bù và Bưởi Phúc Trạch.
Các loài cây nông nghiệp trên đất vườn đồi
như Chè có thị trường xuất khẩu ngày càng
được mở rộng, hiện tại cung chưa đủ cầu.
Công ty Chè Hà Tĩnh liên kết mua hết chè búp
tươi cho người dân với giá 6-7 ngàn đồng/kg
búp tươi, doanh thu người dân trồng chè từ 90-
120 triệu đồng/ha. Các sản phẩm như: Cam,
Bưởi cũng có thị trường tiêu thụ thuận lợi
thông qua thương lái gom bán tại các chợ, đại
lý trong và ngoài tỉnh.
Trong những năm gần đây, nhờ chuyển dịch
cơ cấu cây trồng nên đời sống của người dân
địa phương được nâng lên rõ rệt, phát triển
kinh tế vườn đồi, trang trại đang là hướng đi,
thế mạnh của các hộ gia đình sống ở vùng núi
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
76 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
thuộc các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ
Quang, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Ví dụ huyện
Hương Khê có 1.200 mô hình trang trại, gia
trại với diện tích bình quân gần 6 ha/mô hình,
tổng thu nhập từ kinh tế vườn đồi năm 2012
đạt gần 200 tỷ đồng, trong đó cây ăn quả các
loại đạt 165 tỷ đồng, điển hình là các xã
Hương Trạch, Lộc Yên, Hòa Hải
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ
tốt diện tích rừng hiện có, thực hiện chủ trương
của Nhà nước về giao đất, giao rừng, nhằm tạo
việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân, gióp
phần xã hội hóa nghề rừng, tỉnh Hà Tĩnh đã
thực hiện đề án giao đất gắn với giao rừng, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm
nghiệp (Đề án 3952/UBND năm 2013) cho cá
nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Quá trình giao
đất, giao rừng đã được các cấp chính quyền rà
soát nhằm đảm bảo người thiếu đất được nhận
đất sản xuất. Tuy nhiên, việc giao đất, giao
rừng gặp một số khó khăn, như: tồn tại hồ sơ
giao khoán trước, xử lý tài sản trên đất, kinh
phí đo vẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất nhất là phần người dân đóng góp. Hiện
nay, hầu hết các BQL rừng phòng hộ và Công
ty lâm nghiệp thiếu lực lượng BVR, nhân lực
cho BVR của các chủ rừng này mới chỉ đáp
ứng được khoảng 60-70% so với định mức
theo quy định3. Bên cạnh đó các chủ rừng thiếu
công cụ hỗ trợ và quyền hạn cho công tác
BVR. Cơ chế đặc thù của Nhà nước áp dụng
cho công chức kiểm lâm chưa được áp dụng
đến đơn vị chủ rừng, ví dụ 1) cán bộ của BQL
rừng là viên chức hoặc hợp đồng thời vụ chỉ có
quyền phát hiện vi phạm và lập biên bản cùng
cơ quan chức năng, không có chức năng xử
phạt, tịch thu tang vật, tạm giữ; 2) Cán bộ của
BQL rừng chưa được trang bị công cụ hỗ trợ
và bảo hộ khi tuần tra và BVR, chế độ phụ cấp
theo lương thấp. Vì vậy, công tác BVR cũng
3 Định mức quản lý bảo vệ rừng đối với rừng phòng hộ
là 1000ha/người và rừng đặc dụng là 500ha/người
như đời sống của cán bộ, viên chức, nhân viên
hợp đồng trong các đơn vị chủ rừng còn khó
khăn.
Diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất
được giao cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng
chủ yếu là những diện tích rừng nghèo kiệt
hoặc rừng mới phục hồi nên hầu như chưa có
thu nhập từ rừng. Tuy nhiên, với quy định hiện
nay người dân không nhận được hỗ trợ kinh
phí BVR đối với diện tích rừng tự nhiên là
rừng sản xuất. Trong khi đó hiệu quả kinh tế từ
các mô hình trồng Chè và Bưởi, Cam lại mang
lại lợi nhuận cao, thị trường thuận lợi như
những phân tích ở trên sẽ là áp lực đối với
rừng tự nhiên. Kết quả xác minh hiện trường4
cho thấy nếu không có chính sách hỗ trợ cụ
thể, phù hợp thì diện tích rừng được giao nhỏ
lẻ đến hộ gia đình có thể sẽ bị xâm lấn cho
mục tiêu sinh kế với các loài cây trồng có giá
trị kinh tế hơn là chỉ BVR.
Hiện nay, trong định hướng phát triển
KTXH của tỉnh Hà Tĩnh, kinh tế vườn đồi ở
các huyện miền núi là nhiệm vụ trọng tâm,
diện tích cây ăn quả như: Cam Chanh, Cam
Bù, Bưởi Phúc và cây công nghiệp như Chè sẽ
tiếp tục được tăng lên theo định hướng trong
đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp5, chính
sách khuyến khích sản xuất và chính sách hỗ
trợ vốn vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ sản xuất
theo hướng VietGAP, đào tạo kỹ thuật trồng
thâm canh; hỗ trợ tư thương thành lập doanh
nghiệp gắn bó với vùng nguyên liệu, hướng tới
thị trường đô thị sẽ là động lực cho việc mở
rộng sản xuất các loài cây này. Điều này có thể
sẽ là áp lực đối với những diện tích rừng tự
nhiên được giao cho hộ gia đình, cá nhân.
4 Xác minh hiện trường được thực hiện bởi Viện sinh
thái rừng và Môi trường và PPMU Hà Tĩnh.
5 Theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến năm
2020 diện tích trồng Bưởi Phúc Trạch đạt 2.200 ha; Cam
đạt 4.050 ha; Chè đạt 2000 ha.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
77TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
(3) Ảnh hưởng của khai thác đến suy thoái
rừng tự nhiên
Kết quả nghiên cứu và tham vấn cho thấy có
hai nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rừng đó
là: khai thác theo kế hoạch, khai thác trái phép. Cụ
thể như sau:
Khai thác rừng tự nhiên theo kế hoạch: Sản
lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ được khai thác
từ rừng trong các năm từ 2010 đến 2014 được
thể hiện ở bảng 2. Quy trình khai thác rừng tự
nhiên được tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo đúng
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT. Kể từ
năm 2012 Hà Tĩnh đã dừng việc khai thác gỗ
rừng tự nhiên, gỗ rừng tự nhiên khai thác năm
2013 và 2014 được thể hiện trong bảng 2 là kết
quả khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên từ quy
hoạch, kế hoạch chuyển đổi rừng đã được phê
duyệt trước đó.
Bảng 2. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trong giai đoạn 2010 - 2014
TT Sản phẩm ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2104
1 Gỗ m3 84.760 108.492 163.838 236.235 258.230
- Gỗ rừng tự nhiên6 m3 16.190 9.588 6.490 9.288 19.531
- Gỗ rừng trồng m3 68.570 98.904 157.348 226.947 238.699
2 Củi ste 735.050 762.614 821.557 860.580 906.016
3 Tre 1.000 cây 2.450 2.546 2.576 2.615 2.656
4 Giang 1.000 cây 3.150 3.327 3.435 3.498 3.591
5 Nứa 1.000 cây 25.490 25.936 26.359 26.802 27.096
6 Măng tươi Tấn 1.920 2.030 2.147 2.167 2.451
Nguồn: Niên giám thống kê, 2014
Việc khai thác gỗ rừng tự nhiên tác động
không nhỏ đến tài nguyên rừng cũng như chất
lượng rừng trong thời gian qua. Hiện nay, việc
khai thác rừng tự nhiên theo kế hoạch đã được
dừng lại theo chủ trương đóng cửa rừng nên
nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng trong thời
gian tới ở Hà Tĩnh chủ yếu là do khai khác trái
phép. Theo đánh giá của các cơ quan chức
năng ở Hà Tĩnh, tình trạng khai thác, vận
chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép
thời gian qua một số nơi diễn ra với hình thức
và mức độ khác nhau.
Gỗ khai thác trái phép chủ yếu được cung
cấp cho các đầu nậu, bên cạnh đó nhu cầu sử
dụng gỗ trong sinh hoạt là tập quán của đa số
các hộ gia đình ở Hương Sơn, Vũ Quang,
Hương Khê cũng là nguyên nhân khiến nhiều
người dân địa phương vào rừng khai thác gỗ.
Khai thác gỗ trái phép vẫn còn diễn ra một số nơi
với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần là ý
thức của người dân chưa tốt, thu nhập từ khai
thác gỗ lậu cao, nhu cầu tiêu thụ gỗ từ rừng tự
nhiên ngày càng lớn... Tuy nhiên, vấn đề này sẽ
được giải quyết hoặc hạn chế đến mức thấp nhất
nếu có sự vào cuộc tích cực hơn từ các bên liên
quan, nhất là chủ rừng.
Kết quả đánh giá cho thấy lực lượng BVR
của địa phương hiện đang thiếu so với định
mức theo quy định, đặc biệt là lực lượng BVR
của các chủ rừng lớn và lực lượng tham gia
BVR cấp xã và thôn (ban chỉ huy BVR
PCCCR cấp xã, tổ đội BVR PCCCR cấp thôn).
Đối với nhóm lực lượng BVR của các chủ
rừng thì họ được hưởng lương từ đơn vị, nguồn
chi trả trước đây được trích từ hoạt động kinh
doanh (khai thác rừng theo kế hoạch). Tuy
nhiên, từ khi đóng cửa rừng do thiếu nguồn lực
tài chính nên số hợp đồng bảo vệ rừng ở các
chủ rừng giảm, số lượng cán bộ, người lao
động trực tiếp bảo vệ rừng không đủ so với
quy định của nhà nước xét theo diện tích rừng
hiện tại. Bên cạnh đó họ lại không có quyền
Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khai thác năm 2013, 2014 là
gỗ khai thác tận thu diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi
sang mục địch sử dụng khác đã được phê duyệt từ trước
2012.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
78 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
xử phạt nên khó khăn trong việc quản lý bảo
vệ rừng.
Đối với đối tượng BVR ở cấp xã/thôn chủ
yếu đang kiêm nhiệm, không được hỗ trợ về
kinh phí, hầu như ít được tham gia tập huấn
quản lý BVR, PCCCR. Thiếu về kinh phí, yếu
về chuyên môn nghiệp vụ, do đó hệ thống quản
lý BVR, PCCCR ở cơ sở hầu như phát huy
hiệu quả chưa cao.
Công tác phối hợp trong quản lý BVR giữa
các cơ quan chức năng trong tỉnh, giữa các tỉnh
giáp ranh và các tỉnh nước bạn Lào mặc dù đã
được triển khai và mang lại những hiệu quả
tích cực. Tuy nhiên, do thiếu kinh phí, địa hình
hiểm trở nên các hoạt động tuần tra, truy quét
liên ngành, liên tỉnh, đặc biệt rừng khu vực
biên giới với nước bạn Lào chưa được triển
khai thường xuyên nên hiệu quả trong quản lý
BVR chưa cao.
- Ngoài các nguyên nhân gây mất rừng và suy
thoái rừng được phân tích ở trên, còn có một số
nguyên nhân khác được ghi nhận là gây mất
rừng và suy thoái rừng, như:
Mất rừng do xây dựng thủy điện: Tổng diện
tích rừng bị mất do xây dựng 02 thủy điện
477,3ha, trong đó, Thủy điện Hương Sơn là
93,3ha và Thủy điện Hố Hô 384,0 ha.
Mất rừng do cháy rừng trồng: Tổng hợp
cháy rừng từ năm 2003 đến nay cho thấy, trên
địa bàn tỉnh đã có 334 vụ cháy rừng diễn ra,
làm thiệt hại 662,31 ha rừng. Như vậy, bình
mỗi năm diện tích rừng bị cháy 55 ha/năm, các
loại rừng dễ cháy là rừng trồng Thông và Bạch
đàn tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương
Khê, Kỳ Anh.
Mất rừng tự nhiên do chuyển đổi mục đích
sử dụng đất khác: Theo bản đồ quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020, diện tích rừng tự
nhiên bị chuyển đổi sang đất quốc phòng, bãi
rác, đất ở nông thôn, đất nghĩa trang 1.147,1
ha, trong đó tập trung ở các huyện Hương Sơn
(558,6 ha); Hương Khê (286,9 ha); Kỳ Anh và
Thị xã Kỳ Anh (104,8 ha);
Mất rừng do phát triển hệ thống giao thông:
Tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng do quy
hoạch phát triển hệ thống giao thông đến năm
2020 là 212 ha, tập trung ở các huyện Hương
Khê 52 ha, Hương Sơn 79 ha và Vũ Quang 54
ha do làm đường tuần tra biên giới.
Mất rừng do khai thác khoáng sản: Theo
quy hoạch của tỉnh có 125 điểm khai thác
khoáng sản, trong đó 60 điểm đang khai thác,
65 điểm khoáng sản dự kiến sẽ được khai thác
trong thời gian tới. Hoạt động khai thác
khoáng sản ít nhiều cũng tác động đến tài
nguyên rừng.
Mất rừng do thiên tai: Bão lụt, sạt lở đất
cũng là một trong những nguyên nhân được
xác định làm mất rừng. Ví dụ như trận bão
năm 2007 đã làm mất khoảng 1.200 ha rừng
trồng tại Kỳ Anh, làm gãy đổ nhiều ha rừng
trồng tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà,
Can Lộc.
- Một số nguyên nhân gián tiếp khác gây
mất rừng và suy thoái rừng:
Công tác thực thi pháp luật lâm nghiệp kết
quả còn hạn chế, mặc dù đã được các cấp,
ngành quan tâm, đặc biệt là sự vào cuộc tích
cực của lực lượng kiểm lâm. Tình trạng khai
thác trái phép rừng, xâm lấn đất rừng vẫn diễn
ra. Với nhu cầu sử dụng đất, phát triển kinh tế
ngày càng cao nếu không có biện pháp ngăn
chặn hiệu quả thì tình trạng khai thác trái phép
và lấn chiếm rừng, đất rừng sẽ vẫn xảy ra một
số nơi và có phần nghiêm trọng hơn bởi các
đối tượng vận chuyển gỗ trái pháp luật sẽ sử
dụng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Nhận thức của người dân và cộng đồng địa
phương còn hạn chế: Các vi phạm xảy ra trong
lĩnh vực BV&PTR phần lớn do những đối
tượng có địa chỉ cư trú không rõ ràng gây ra,
có trình độ văn hóa thấp, hiểu biết pháp luật
hạn chế, ý thức, trách nhiệm trong việc chấp
hành pháp luật còn hạn chế. Một số các đối
tượng vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
thiếu việc làm, thu nhập không ổn định... Vì
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
79TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho cộng đồng về pháp luật
BV&PTR.
Tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất
cập, nhiều việc còn chồng chéo không được phân
định rõ nên chưa rõ trách nhiệm của các bên
trong QLBVR.
Các Ban quản lý rừng và Công ty Lâm
nghiệp chưa chủ động thực hiện quyền của
mình theo quy định của pháp luật, chưa quan
tâm tìm biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng rừng, đất rừng được giao quản lý, để
nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức,
người lao động của đơn vị. Trong khi đó, chưa
có chính sách hấp dẫn thu hút các thành phần
kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, nhất
là rừng tự nhiên.
3.2. Rào cản trong việc nâng cao độ che phủ
và chất lượng rừng
Tính đến 2014, Hà Tĩnh có 220.642 ha rừng
tự nhiên chiếm 70% diện tích đất có rừng.
Trong đó: Rừng giàu chiếm 8,5%, rừng trung
bình chiếm 45,8%, phân bố các vùng cao
(trong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ đầu
nguồn giáp biên giới), 45,7% diện tích là rừng
nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi và rừng
hỗn giao gỗ tre nứa. Rừng sản xuất là rừng tự
nhiên khoảng 67.418 ha (rừng giàu, trung bình
chỉ chiếm 9,4%) còn lại rừng nghèo, rừng
nghèo kiệt; nhiều diện tích đã phục hồi nhưng
tổ thành cây mục đích rất thấp, mật độ cây tái
sinh không đảm bảo. Diện tích rừng này chủ
yếu nằm dưới sự quản lý của 07 BQL rừng và
02 Công ty lâm nghiệp, đây là đối tượng rừng
cần được áp dụng các biện pháp làm giàu rừng.
Diện tích rừng tự nhiên ở Hà Tĩnh chủ yếu
được giao cho các chủ rừng lớn, tuy nhiên ranh
giới chủ rừng không ổn định, thường xuyên thay
đổi đặc biệt đối với BQL rừng phòng hộ và Công
ty Lâm nghiệp gây khó khăn cho công tác quản
lý BVR. Lâm phận rừng chưa ổn định vì thường
xuyên cắt chuyển qua các đơn vị cũng là một yếu
tố cản trở thực hiện phương án quản lý rừng bền
vững. Cho đến nay quản lý rừng tự nhiên ở Hà
Tĩnh chủ yếu thực hiện theo phương thức truyền
thống, chưa có mô hình QLBV rừng tự nhiên.
Hà Tĩnh là tỉnh có địa hình rất phức tạp, trên
80% diện tích tự nhiên là đồi núi, trong khi đó
diện tích rừng tự nhiên của tỉnh chủ yếu nằm ở
khu vực này. Với diện tích rừng lớn, địa hình
chia cắt lớn, công tác quản lý, BV&PTR tự
nhiên gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng khai
thác rừng trái phép; lấn chiếm rừng tự nhiên cho
sản xuất nông nghiệp, trồng rừng kinh tế vẫn
còn diễn ra, điển hình như ở các xã Phú Gia,
Hòa Hải, Hương Trạch (Hương Khê), Sơn Kim,
Sơn Hồng, Sơn Tây (Hương Sơn) và một số xã
ở huyện Kỳ Anh. Bên cạnh đó, theo quy định
hiện nay đa phần diện tích rừng tự nhiên là rừng
sản xuất được giao cho các BQL rừng, Công ty
lâm nghiệp và hộ gia đình, cá nhân không được
nhận hỗ trợ kinh phí BVR, trong khi đó giá trị
kinh tế từ rừng mang lại hầu như chưa có vì chủ
yếu rừng nghèo, nghèo kiệt, rừng phục hồi nên
không tạo được động lực, khuyến khích BVR.
Để phát triển rừng tự nhiên, trong những
năm qua Hà Tĩnh đã thực hiện thí điểm các mô
hình khoanh nuôi và làm giàu rừng: khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừng được 155.208 lượt
ha, trong đó khoanh nuôi thành rừng 19.215
ha. Triển khai trồng làm giàu rừng bằng các
loài cây bản địa, như: Mô hình trồng 28 ha
rừng Dó Trầm, Trám Trắng ở huyện Hương
Sơn; 250 ha mô hình trồng bổ sung cây bản địa
dưới tán rừng trồng của các hộ dân xã Sơn
Quang, huyện Hương Sơn; mô hình trồng nâng
cấp rừng phòng hộ bằng các loài cây bản địa ở
BQL KBTN Kẻ Gỗ (770 ha)... Tuy nhiên, theo
đánh giá tại Hội thảo tham vấn và kết quả xác
minh hiện trường thì công tác khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh và làm giàu rừng chưa thực sự hiệu
quả, tỷ lệ thành rừng mới chỉ đạt khoảng 70 –
80%. Hiện nay, công tác khoanh nuôi, làm giàu
rừng được thực hiện theo hợp đồng khoán giữa
chủ rừng và các hộ gia đình, cá nhân theo hình
thức chủ rừng hướng dẫn kỹ thuật, giống; hộ gia
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
80 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
đình được hưởng công trồng, chăm sóc rừng.
Tuy vậy, định mức trồng nâng cấp rừng phòng
hộ, làm giàu rừng hiện nay thấp khoảng 15 triệu
đồng/ha, thiếu quy trình trồng nâng cấp, trồng
làm giàu rừng, trong khi đó địa bàn thực hiện
rất khó khăn, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, độ
dốc lớn nên đa phần người dân không mặn mà
trong thực hiện hoạt động này.
Việc đầu tư BV&PTR tự nhiên mới chỉ
dừng lại ở khâu bảo vệ là chính và tập trung
cho rừng phòng hộ và đặc dụng. Chưa thu hút
được các thành phần kinh tế, nhất là các doanh
nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tổng hợp
theo hướng bền vững, lâu dài, đặc biệt là làm
giàu rừng tự nhiên sản xuất, trồng cây gỗ lớn,
cây lâm sản phi gỗ gắn với chế biến các sản
phẩm đồ gỗ cao cấp.
IV. KẾT LUẬN
Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 1995 – 2014 cơ bản ổn định. Diện tích
đất có rừng tăng lên từ 256.905 ha năm 1995
lên 328.413 ha vào năm 2014. Mặc dù diện
tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng giảm.
Suy thoái rừng vẫn thường xuyên diễn ra, diện
tích rừng suy thoái trong toàn tỉnh giai đoạn
1995 - 2000 là 23.120,6 ha; giai đoạn 2000 –
2005 là 64.910,6 ha; giai đoạn 2005 – 2010 là
46.673,5 ha và giai đoạn 2010 – 2014 là
76.806,0 ha.
Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy
thoái rừng giai đoạn 1995-2014: Chuyển đổi
sang diện tích sản xuất nông nghiệp, giai đoạn
1995-2010 là 3.372,4 ha và giai đoạn 2010-
2014 là 853,9 ha; Chuyển đổi mục đích sang
rừng trồng kinh tế giai đoạn 1995-2010 là
9.658,4ha và giai đoạn 2010 – 2014 là
10.370ha; Chuyển đổi mục đích sang trồng
Cao su là 4464,8ha; Do xây dựng thủy điện,
với Thủy điện Hương Sơn là 93,3ha ở xã Sơn
Kim 1 và Thủy điện Hố Hô là 384ha; Do khai
thác rừng bao gồm: khai thác theo kế hoạch và
khai thác trái phép; Do cháy rừng: Diện tích
rừng bị cháy từ năm 2003 đến 2015 là
662,31ha, bình quân mỗi năm mất rừng do
cháy rừng khoảng trên 50 ha.
Những áp lực đến tài nguyên rừng trong
giai đoạn từ nay đến 2020: Tổng diện tích rừng
sẽ bị mất đi trong thời gian tới do các quy
hoạch như quy hoach sử dụng đất, quy hoạch
phát triển cây cao su, quy hoạch giao thông.
Những rào cản trong nâng cao chất lượng và
diện tích rừng được đánh giá trên các khía
cạnh: Phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự
nhiên; quản lý rừng bền vững; phát triển rừng
trồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NN&PTNT, 2013. Kết quả kiểm kê rừng tỉnh
Hà Tĩnh năm 2013.
2. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/05/2009 của
Ban chấp hành Ðảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng
đến năm 2020.
3. Nghị quyết số 33/2012/NQ-HĐND ngày
19/07/2012 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn
2012 - 2015, định hướng đến năm 2020.
4. Quyết định số 3209/QÐ-UBND ngày 29/12/2006
của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt kết quả quy
hoạch 03 loại rừng; Quyết định số 3360/QÐ-UBND
ngày 25/11/2008 và Quyết định số 1511/QÐ-UBND
ngày 28/05/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều
chỉnh kết quả quy hoạch 03 loại rừng.
5. Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2008-2020.
6. Quyết định số 2311/QĐ-UBND ngày 10/08/2012
của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt đề án quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2012-2015 định hướng đến năm 2020.
7. Trần Duy Rương, 2013. Đánh giá sinh trường và
hiệu quả kinh tế của rừng keo ở Quảng Trị. Tạp chí
Khoa học Lam nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam.
8. Quyết định số 4045/QĐ-SNN ngày 07/10/2014
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch
hành động tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
9. UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2015. Báo cáo công tác thực
hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 ngày 10/11/2013 của
Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 18/02/2014
của Chính phủ về tăng cường công tác quản lý quy
hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình
thủy điện.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
81TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
10. UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2008. Bổ sung điều chỉnh
Quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2020.
11. UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2013. Điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2020.
12. UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2014. Quy hoạch sử dụng
đất tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
13. UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2013. Báo cáo tổng hợp
Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
ANALYZING CHARACTERISTICS AND DRIVERS
OF FOREST CHANGES IN HA TINH PROVINCE, IN PERIOD OF 1995 - 2014
La Nguyen Khang1, Nguyen Trung Thong2,
Nguyen Xuan Giap3, Nguyen Xuan Vy4, Nguyen Xuan Hoan5
1Vietnam National University of Forestry
2,3FAO
4UNREDD, Ha Tinh
5The ODA Project Management Sectors of Agriculture and Rural Development in Ha Tinh Province
SUMMARY
This paper presents the results of the research on the characteristics of changes and drivers of deforestation,
forest degradation and barriers to improve the quality and area of forest in Ha Tinh province. The study resutls
shows that, in the period of 1995 – 2014, area of deforestation is 38,727.3ha, accounting for 17.6%; area of
degraded natural forest is 81,478.5ha, accounting for 37% of total natural forest area in 1995. However, in this
time, area of natural forest of Ha Tinh province increased 39,809.3ha due to reforestation. Thus, in 20 years,
area of natural forest of Ha Tinh tends to increase (up to 1,082ha). The study also identifies the causes of
deforestation, forest degradation and the main barriers to improve area and quality of forests in Ha Tinh
province which include: transfering of poor natural forest to plantations and rubber forest; transfering and
invading poor natural forests into agricultural area; influence of exploitation of natural forest degradation;
activities of improving area and quality of natural forest did not meet the high efficiency.
Keywords: Deforestation, drivers, forest changes, forest degradation, Ha Tinh, REDD+.
Người phản biện : PGS.TS. Trần Văn Con
Ngày nhận bài : 19/10/2016
Ngày phản biện : 15/11/2016
Ngày quyết định đăng : 28/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_dac_diem_va_nguyen_nhan_dien_bien_tai_nguyen_rung.pdf