Phương pháp FTA dễ dàng sử dụng và đạt
kết quả chính xác cao khi người xây dựng
cần phải hiểu rõ hệ thống. Bài báo thông
qua hệ thống phân phối điện điển hình
nhằm giới thiệu việc ứng dụng phương
pháp cây sự cố trạng thái tĩnh để tính toán
độ tin cậy của hệ thống. Sau đó lấy sơ đồ
IEEE RBTS 2 thanh cái với số liệu đầu
vào tương tự tài liệu tham khảo để tính
toán chỉ số độ tin cậy và so sánh với kết
quả của phương pháp tính khác, nghiệm
chứng tính chính xác của phương pháp
phân tích cây sự cố - FTA.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích độ tin cậy lưới điện trung áp sử dụng phương pháp cây sự cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 1
PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY LƢỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÂY SỰ CỐ
DISTRIBUTION GRID RELIABILITY ANALYSIS USING FAULT TREE METHOD
Lê Xuân Sanh
Trường Đại học Điện lực
Ngày nhận bài: 14/11/2017, Ngày chấp nhận đăng: 18/12/2017, Phản biện: TS. Nguyễn Đức Huy
Tóm tắt:
Phương pháp sơ đồ cây sự cố (fault tree analysis - FTA) là một kỹ thuật suy diễn đư c s d ng rộng
r i và phổ bi n trong ph n t ch độ tin cậy c hệ thống FT ph h p để phân tích các hệ thống
phức tạp như hệ thống phân phối điện. Phương pháp đạt hiệu quả khi thành lập cây sự cố (hỏng
hóc) cần phải có quá trình phân tích và nhận dạng rất sâu sắc về hệ thống. Bài báo trình bày cách
xây dựng cây sự cố, vi t hàm cấu trúc ph n t ch định t nh định lư ng, thành lập ma trận và phân
t ch độ tin cậy cho lưới điện phân phối trung áp, s d ng sơ đồ IEEE RBTS 2 th nh cái để tính toán
và đối chi u với k t quả phương pháp khác.
Từ khóa:
Cây sự cố độ tin cậy lưới điện phân phối, nguyên nhân hỏng hóc.
Abstract:
The fault tree analysis (FTA) method is a constructive technology, widely and popularly used for
analyzing the reliability of power system. FTA is suitable for analyzing complex systems such as
power distribution system. The effectiveness method with fault tree (failure) establishment need a
deep analysis and identification process in the power systems. This paper presents step by step in
fault tree contruction, structural function constitute, quantitative and qualitative analyzis, in order to
establish the matrix and to calculate reliability for the medium voltage distribution grid using the
IEEE RBTS two bars scheme in comparison with other method results.
Keywords:
Distribution system, fault tree, failure cause, reliability.
1. GIỚI THIỆU
Độ tin cậy của lưới điện phân phối ảnh
hưởng trực tiếp đến việc cung cấp điện
cho khách hàng. Hiện nay đã có một số
phương pháp để đánh giá độ tin cậy lưới
điện phân phối như phương pháp đồ thị
giải tích, phương pháp không gian trạng
thái, phương pháp Monte-Carlo, tuy nhiên
mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm
và phù hợp với từng đối tượng riêng [1].
Lưới điện phân phối là một lưới có cấu
trúc phức tạp, nhiều phần tử, một phần tử
sự cố thì ảnh hưởng đến các phần tử khác,
nên FTA là một phương pháp phù hợp để
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
2 Số 15 tháng 2-2018
phân tích độ tin cậy cho lưới điện phân
phối. Nội dung bài báo thể hiện chỉ sử
dụng phương pháp FTA để xây dựng và
tính toán cho lưới phân phối và đó cũng là
điểm mới so với các bài viết khác.
Phương pháp cây sự cố được phát triển từ
những năm 60 thế kỉ XX, FTA lấy
phương pháp phân tích ảnh hưởng của sự
cố làm cơ bản, tiến hành phân tích nhân tố
có thể phát sinh sự cố trong hệ thống
(hoặc sản phẩm), từ đó xác định nguyên
nhân sự cố từ tất cả các phương pháp tổ
hợp và xác suất phát sinh [2]. FTA có thể
đặt trạng thái từng đối tượng để tiến hành
phân tích, có thể dùng kí hiệu (hình ảnh)
để diễn dịch rõ nét từng chi tiết sự cố và
quan hệ giữa các khoảng sự cố trong hệ
thống, từ đó có thể tìm điểm yếu trong hệ
thống. Thông qua phân tích định lượng
cây sự cố có thể tính toán độ tin cậy.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cây sự cố
Cây sự cố là kỹ thuật suy luận các nguyên
nhân gây ra sự ngưng hoạt động của hệ
thống, được bắt đầu bởi các hỏng hóc
hoặc sự cố đặc biệt, gọi là đỉnh sự kiện.
Các sự kiện là nguyên nhân trung gian, có
thể là đơn lẻ hoặc là kết hợp và kết nối
đến sự kiện đỉnh thông qua các cổng logic
[2]. Việc xây dựng cây sự cố sẽ giúp
người vận hành hệ thống có thể tìm ra
những phần tử đóng vai trò trọng yếu
trong hệ thống và tìm ra lỗi nhanh nhất
trong trường hợp hệ thống gặp sự cố
thông qua hàm cấu trúc [3], các bước
phân tích độ tin cậy bằng phương pháp
cây sự cố như hình 1.
2.2. Hàm cấu trúc
Hàm số của cây sự cố sử dụng để miêu tả
trạng thái kết cấu của hệ thống. Đại lượng
biến đổi của hàm số là trạng thái của thiết
bị trong hệ thống, đỉnh sự kiện của cây sự
cố là sự cố hệ thống, trong khuôn khổ bài
báo này chỉ nghiên cứu hai loại trạng thái
của cây sự cố là trạng thái bình thường và
sự cố. Dùng hàm số Φ(X) = Φ (x1, x2, ,
xn) để miêu tả trạng thái đỉnh sự kiện, tức
là khi giá trị của Φ(X) là “1” biểu thị phát
sinh sự cố, khi lấy giá trị “0” biểu thị
không phát sinh sự cố. Trong cây sự cố
trạng thái tĩnh thông thường nhất là hàm
“và” và hàm “hoặc”, được viết như sau:
(1) Phương trình của hàm “và”:
1
( )
n
i
i
x x
(1)
Nhận thấy, chỉ cần trong đó xi = 0, thì
Φ(X) = 0, biểu thị hệ thống vận hành bình
thường.
(2) Phương trình của hàm “hoặc”:
( ) 1 (1 )
1
n
x xi
i
(2)
Nhận thấy, chỉ cần xi = 1, thì Φ(X) = 1,
biểu thị một phần tử sự cố thì cả hệ thống
sự cố [3].
Xác định
đỉnh sự kiện
Xây dựng
cây sự cố
Giản lược
cây sự cố
Phân tích
định lượng
Phân tích
định tính
Hình 1. Các bƣớc của phƣơng pháp cây sự cố
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 3
2.3. Phƣơng pháp xây dựng cây sự cố
cho lƣới điện phân phối
Giả sử, xây dựng cây sự cố cho lưới điện
phân phối trung áp (hình 2).
Hình 2. Sơ đồ lƣới phân phối trung áp
Các bước thực hiện: Trước tiên phải chọn
lựa đỉnh sự kiện, tức là lựa chọn sự cố
không mong muốn xảy ra nhất trong hệ
thống, sau đó tìm ra tất cả những nguyên
nhân trực tiếp có khả năng dẫn đến phát
sinh sự cố này, căn cứ vào mối quan hệ
giữa chúng, dùng hàm logic để biểu thị;
sau đó phân tích tất cả các sự cố đầu vào
có liên quan trực tiếp đến sự cố này. Nếu
sự cố này vẫn có thể phân tích tiếp thì có
thể coi đó là sự cố đầu ra cấp dưới, cho
đến khi tất cả sự cố đầu vào không thể
phân tích tiếp là được.
Ví dụ trên, hệ thống gồm 3 đoạn trục
chính là L1, L2 và L3; 3 phân nhánh, lần
lượt là L4, L5, L6, và các dao cách ly.
Lấy sự cố tại điểm phụ tải A làm đỉnh sự
kiện, thì tất cả nguyên nhân có khả năng
gây nên sự cố tại A là: đường trục L1;
nhánh L4; cắt dao cách ly. Mà dao cách ly
bị cắt là do đoạn L2 và L3 mất điện gây
nên. Nếu không xét đến sự cố máy cắt và
đóng máy cắt (dao) liên lạc thất bại, thì
cây sự cố của điểm phụ tải A được thể
hiện như hình 3.
Hình 3. Cây sự cố phụ tải A
2.4. Phân tích cây sự cố
2.4.1. Phân tích định tính cây sự cố
Phân tích định tính cây sự cố chính là tìm
ra tất cả sự cố có khả năng phát sinh, tìm
ra tất cả lát cắt tối thiểu. Lát cắt là tập hợp
các đường cung tạo thành từ sơ đồ cung
tròn [4].
Hình 4. Mạng tìm kiếm dạng cầu
Sử dụng phương pháp ma trận đường dẫn
tối thiểu để tìm ma trận lát cắt tối thiểu,
(hình 4), bắt đầu từ điểm đầu vào lần lượt
tìm kiếm đến nút đầu ra, thì sẽ tìm ra cây
tìm kiếm như hình 5. Ta có đường dẫn tối
thiểu của mạng cầu là: {ADG}, {BEH},
{ACEH}, {BEFG}, {BCDG}, {ACEFG},
{BCDFH}.
Hình 5. Cây tìm kiếm dạng hình cầu
L1 L2 L3 L4
Sự cố tại phụ
tải A
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
4 Số 15 tháng 2-2018
Ma trận đường dẫn tối thiểu của mạng
này là:
A B C D E F G H
S =
[
]
(3)
Tiếp theo tìm lát cắt tối thiểu bậc một,
hai, ba. Do xác suất phát sinh sự cố bậc
cao của hệ thống phân phối điện xảy ra
tương đối ít, nhưng lại rất nhạy cảm với
sự cố bậc một, cho nên trong bài này đã
giản lược đi các sự cố dừng hoạt động đối
với bậc ba trở lên. Bộ cắt cũng có thể biểu
thị thành hình thức ma trận. Trong trường
hợp này ma trận bộ cắt C có thể viết
thành:
A B C D E F G H
C =
[
]
(4)
Theo hình 3, từ lý luận của lát cắt tối
thiểu {L1}, {L2}, {L3}, {L4} [5], ta có
sơ đồ khối (đẳng trị) tương đương độ
tin cậy của nó gồm bốn khối nối tiếp
(hình 6).
Hình 6. Sơ đồ đẳng trị độ tin cậy
của lƣới phân phối
2.4.2. Phân tích định lượng cây sự cố
Trong lát cắt tối thiểu C = {x1, x2,xn}, xi
biểu thị lát cắt tối thiểu thứ i, và còn bao
hàm lẫn nhau, tức là xác suất mất điện hệ
thống là:
21
( ) (x )P S P x xn
1{ } { } ( 1) { }
1 , 2
i j i j
n n nP x P x x P x x xi n
i i j
(5)
Đối với sơ đồ khối độ tin cậy như hình 6,
giả sử xác suất sự cố của các phần tử lần
lượt là 0.02, 0.03, 0.05, 0.1, phần tử mất
điện là các sự cố độc lập, công thức tính
xác suất phát sinh sự cố là (6).
2 3 41 1 2
( ) ( ) (L ) P(L )P T P L L L L P
( ) P(L ) ( L ) P(L L ) ( L ) ( L )
3 4 1 2 1 3 1 4 2 3
P L P L P L P L
3
(L L ) ( L ) P( L L ) P( L L )
4 2 4 1 2 3 1 2 4
P P L L L
2
P( L L ) P(L L L ) P( L L L ) 0.18723
1 3 4 3 4 1 2 3 4
L L
(6)
Thiết lập hàm số mức độ không độ tin cậy
g(Q(x)) của hệ thống, thì mức độ quan
trọng của xác suất tính theo công thức (7).
( ( ))
( )
g Q xPrI
i Q xi
(7)
Ta có kết quả:
1 2 3 4 2 3 3 4
1
2 4 2 3 4
1
0.83
PrI
g
Q Q Q Q Q Q Q
Q
Q Q Q Q Q
2
2
0.84;PrI
g
Q
3
3
0.86PrI
g
Q
4
4
0.90PrI
g
Q
(8)
Từ kết quả trên, có thể thấy phần tử 4 có
mức độ quan trọng của xác suất cao nhất.
Biểu thị khả năng gây ra sự cố hệ thống
của phần tử 4 là lớn nhất, và phần tử 4
L1 L2 L3 L4
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 5
cũng là liên kết yếu của hệ thống, vì
thế tiến hành cải tiến phần tử 4 là vấn đề
then chốt nhằm nâng cao độ tin cậy của
hệ thống.
2.4.3. Mô hình đánh giá độ tin cậy và chỉ
tiêu độ tin cậy của lưới phân phối
Trong hệ thống phân phối điện, có thể áp
dụng mô hình ba trạng thái để mô phỏng
(hình 7), trạng thái bình thường dùng N để
biểu thị; R đối ứng sự cố hoặc trạng thái
khôi phục, kế hoạch sửa chữa dùng M để
biểu thị. λR, λM lần lượt là tần suất sự cố và
tần suất kế hoạch sửa chữa; μR và μM lần
lượt biểu thị tần suất chuyển đổi từ trạng
thái sự cố sang trạng thái hoạt động bình
thường và tần suất chuyển đổi từ trạng
thái sửa chữa sang trạng thái làm việc
bình thường.
Hình 7. Mô hình ba trạng thái
Thiết lập xác suất làm việc bình thường,
kế hoạch sửa chữa và trạng thái phục hồi
dừng vận hành sự cố lần lượt là PN, PM,
PR, tổng của chúng là 1, công thức (9).
{
1N M NP P P
( * )* * * 0R M N R R M MP P P
* 0R N R RP P
* * 0M N M MP P
(9)
Xác suất nhận được mỗi trạng thái là
phương trình (10).
{
R
1
( / / 1)
N
R M M
P
*M N
M
M
P
P
*R M
R
R
P
P
(10)
Chỉ tiêu độ tin cậy của các điểm phụ tải
dựa vào 3 chỉ số: tần suất sự cố năm,
λ(lần/a); thời gian bình quân mỗi lần sự
cố, γ(h/lần); thời gian sự cố bình quân
năm U (h/a) [6]:
1
;
n
i
i
1
1
;
n
i i
i
n
i
i
1
n
i i
i
U
(11)
Đối với hai thành phần sửa chữa song
song, chỉ tiêu độ tin cậy của phụ tải là:
1 2 1 2( ) ; 1 2
1 2
; U (12)
Từ đó tìm được chỉ số tin cậy của hệ
thống được áp dụng là 6 chỉ số [7], lần
lượt là: tần suất ngừng cấp điện trung bình
(SAIFI); thời gian ngừng cấp điện trung
bình (SAIDI); tần suất ngừng cấp điện
bình quân của khách hàng (CAIFI); thời
gian ngừng cấp điện trung bình của khách
hàng (CAIDI); sẵn sàng cấp điện trung
bình (ASAI); không sẵn sàng cấp điện
trung bình (ASUI), được tính như công
thức (13).
i
i
N
SAIFI
N
; i
i i
N
CAIFI
N
i i
i
U N
SAIDI
N
; i i
i i
U N
CAIDI
N
N M
R
μM λM
μR
λR
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
6 Số 15 tháng 2-2018
8760
8760
i i i
i
N U N
ASAI
N
;
8760
i i
i
U N
ASUI
N
(13)
Trong đó: λi, λ - lần lượt là tần suất sự cố
năm của phụ tải i và tổng của nó; Ui - thời
gian sự cố bình quân năm; Ni : số khách
hàng sử dụng điện tại nút i.
2.4.4. Tính toán độ tin cậy cho hệ thống
phân phối điện
Tiến hành tính toán cho hệ thống điện
hình 2, chỉ số tin cậy của các phần tử
trong hệ thống được cho như bảng 1.
Bảng 1. Chỉ tiêu độ tin cậy của các phần tử
Tên gọi Xác suất
sự cố
(lần/km. a)
Sửa
chữa
U/h
Thao tác
DCL
t /h
Số lượng
khách
hàng
Trục 0.1 3.0
Nhánh 0.25 1.0
DS1, DS2 0.5
A 250
B 100
C 50
Đối với điểm phụ tải A, tần suất sự cố là:
1 1 2 3 2 4( ) 1.35L L L L (14)
Thời gian phục hồi trung bình của sự cố
điểm phụ tải A là:
4
1 1 (0.2 3.0 0.3 0.5 0.1
1.35
i i
i
1.55
0.5 0.75 1.0) 1.15
1.35
(15)
Số lần mất điện hàng năm của khách hàng
(ACI) và thời gian mất điện (CID):
(250 1.35) (100 1.1) (50 0.85) 490i iACI N
(250 1.55) (100 2.05) (50 2.05) 695i iCID U N
Tương tự, có thể tính cho phụ tải B và C,
kết quả như bảng 2.
Bảng 2. Chỉ số độ tin cậy của các điểm phụ tải
Phần tử
Phụ tải B Phụ tải C
/
(lần/a)
/
h
U/
(h/a)
/
(lần/a)
/
h
U/
(h/a)
Đường
dây
chính
L1 0.2 3.0 0.6 0.2 3.0 0.6
L2 0.3 3.0 0.9 0.3 3.0 0.9
L3 0.1 0.5 0.05 0.1 3.0 0.3
Đường
dây
nhánh
L4
L5 0.5 1.0 0.5
L6 0.25 1.0 0.25
Tổng 1.1 1.86 2.05 0.85 2.41 2.05
Tính được các chỉ số độ tin cậy khác của
hệ thống:
490
1.23
400i
ACI
SAIFI
N
695
1.74
400i
CID
SAIDI
N
;
695
1.42
490
CID
CAIDI
ACI
400 8760 695
0.999802
400 8760
ASAI
(16)
Với hệ thống điện như (hình 2) và các giả
thiết đã cho trong quá trình tính toán, ta
có: Tần suất mất điện trung bình trong
năm của hệ thống là 1.23 lần; Mỗi lần mất
điện là 1.74h; thời gian trung bình khôi
phục cấp điện 1.42h; tỉ lệ có thể cấp điện
trung bình là 0.999802.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 7
2.5. Ví dụ tính toán áp dụng
Sử dụng sơ đồ IEEE RBTS Bus2 (hình 8)
làm ví dụ để tiến hành phân tích tính độ
tin cậy. Bài này chủ yếu tính toán độ tin
cậy của đường dây F1, số liệu của các
điểm phụ tải và đường dây giả thiết như
bảng 3 và 4, số liệu này được lấy như
[8,9] để so sánh kết quả sau tính toán.
Hình 8. Sơ đồ hệ thống phân phối điện IEEE
RBTS 2 thanh cái
Bảng 3. Số liệu của các điểm phụ tải
Điểm
phụ tải
Phụ tải bình
quân (MW)
Số hộ phụ
tải
1,2,3 0.535 210
8 1.00 1
9 1.50 1
4,5 0.566 1
6,7 0.454 10
Bảng 4. Các tham số độ tin cậy
của các phần tử
Tên phần tử λp/lần/a.km γ/h γp/h s/h
Máy biến áp 0.015 200 10
Đường dây 0.065 5 1
Trong bảng 4, γp là thời gian sử dụng phần
tử dự phòng thay thế phần tử bị sự cố; S là
thời gian trung bình thay thế phục hồi.
Giả sử sự kiện sự cố của điểm phụ tải
LP3, tiến hành phân tích từ trên xuống
dưới, sự cố đường dây L4, máy biến áp
T3 và đường dây nhánh L5 chắc chắn gây
nên sự cố điểm phụ tải LP3. Sự cố đường
dây L7 và L10 gây ra cắt dao cách ly cũng
gây nên sự cố điểm phụ tải; khi đường
dây L1 gặp sự cố thì dao cách ly D1 bị
ngắt, trong trường hợp không xem xét đến
nguồn điện dự phòng, cây sự cố được lập
như hình 9.
Hình 9. Sơ đồ cây sự cố của điểm phụ tải LP3
Giả thiết nguồn điện, dao cách ly và cầu chì
hoàn toàn đáng tin cậy. Chỉ xem xét đến
sự cố của máy biến áp, đường dây, trong
trường hợp có cầu chì, sự cố của nhánh
thì không ảnh hưởng đến điểm phụ tải
khác, tỉ lệ sự cố của điểm phụ tải LP3 là:
3 (0.75 3 0.065)
0.6 0.065 0.8 0.065 0.015 0.25225
LP
Tính toán, ta có thời gian mất điện trung
bình và thời gian mất điện trung bình
năm là:
γ = 13.9534; U = 3.5273
Thông qua phương pháp như trên có thể
tìm ra chỉ số độ tin cậy của các điểm phụ
tải còn lại, từ chỉ số và số lượng khách
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
8 Số 15 tháng 2-2018
hàng sử dụng có thể tính ra chỉ số độ tin
cậy của hệ thống:
SAIFI = 0.2482; SAIDI = 3.4899;
CAIDI = 14.0603; ASAI = 0.999602
So sánh kết quả với kết quả của tài liệu
[9] là gần bằng nhau, tài liệu [9] dùng
phương pháp so sánh có xét đến các nhân
tố không xác định ảnh hưởng đến hệ
thống để phân tích, và áp dụng phương
pháp giải tích kết hợp phương pháp
Monte-Carlo tính toán độ tin cậy của hệ
thống. Kết quả trên chứng tỏ tính chính
xác của phương pháp sơ đồ cây sự cố
trong việc phân tích độ tin cậy của hệ
thống phân phối điện.
2.6. Thảo luận
Bài báo mô tả phương pháp ứng dụng cho
hệ thống phân phối điện, khi tính toán đã
đặt ra một vài giả thiết, để thu hẹp phạm
vi xem xét, làm đơn giản hóa quá trình
tính toán: (1) Coi nguồn điện và hệ thống
truyền tải là đáng tin cậy; (2) Không xem
xét đến giới hạn công suất; (3) Các phần
tử (thiết bị) là độc lập; (4) Chỉ xem xét
đến ảnh hưởng trạng thái tĩnh của sự cố;
(5) Không xem xét đến ảnh hưởng của
các nhân tố khác như thời tiết chỉ xem
xét đến mất điện do sự cố thiết bị gây nên.
Phương pháp cây sự cố cho hình ảnh rất
rõ ràng về nguyên nhân, cách thức xảy ra
sự cố và hành vi của hệ thống ảnh hưởng
như thế nào đến độ tin cậy của một hệ
thống, từ đó có thể tìm điểm yếu trong hệ
thống một cách dễ dàng và chính xác.
Hạn chế của bài báo là chỉ dựa trên việc
phân tích độ tin cậy của hệ thống khi các
phần tử ở trạng thái tĩnh, mà không xem
xét đến ảnh hưởng của hàng loạt phần tử
ở trạng thái động như nguồn điện dự
phòng, độ tin cậy của hệ thống (nguồn
cấp, đường dây truyền tải). Hiện nay, lưới
điện phân phối với sự tham gia của nhiều
nguồn điện, tham gia của các đường dây
dự phòng, hay có nhiều phần tử trạng thái
động được sử dụng trong hệ thống điện.
Đối với những hệ thống này, việc xác
định mô hình toán để tính độ tin cậy của
hệ thống từ hàm cấu trúc sẽ được giới
thiệu trong bài viết tới.
3. KẾT LUẬN
Phương pháp FTA dễ dàng sử dụng và đạt
kết quả chính xác cao khi người xây dựng
cần phải hiểu rõ hệ thống. Bài báo thông
qua hệ thống phân phối điện điển hình
nhằm giới thiệu việc ứng dụng phương
pháp cây sự cố trạng thái tĩnh để tính toán
độ tin cậy của hệ thống. Sau đó lấy sơ đồ
IEEE RBTS 2 thanh cái với số liệu đầu
vào tương tự tài liệu tham khảo để tính
toán chỉ số độ tin cậy và so sánh với kết
quả của phương pháp tính khác, nghiệm
chứng tính chính xác của phương pháp
phân tích cây sự cố - FTA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Thị Phương Thảo. T nh toán độ tin cậy lưới điện ph n phối thành phố Đà Nẵng theo tiêu
chuẩn IEEE 1366. Luận văn c o học Đại học Đà Nẵng 2010.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 9
[2] Trần Th nh Phong. Ph n t ch độ tin cậy c hệ thống s d ng sơ đồ c y lỗi. Journ l of Science
Tien Giang University, Vol 1, Nov. 2014.
[3] Zefang Zhou, Zheng Liu, Bo Zeng, Yu Pang, Liping He. Application of the Interval Arithmetic
in Reliability Analysis of Distribution System. Proceedings of the 2012 International Conference
on Quality, Reliability, Risk, Maintenance and Safety Engineering (ICQR2MSE), Chengdu, 2012,
221-223.
[4] Renyan Jiang. Introduction to quality and Reliability engineering. Beijing Science Press, 2015, 1.
[5] Jiangmingyue. Network reconfiguration for optimal reliability worth. Xian University of
Technology, 2005, 6-30.
[6] MichaelG.Pecht, C. K. Kailash. Reliability Engineering. Electronic Industry Press, 2011.
[7] Xie Ying-hua, Zhang Xue-feng, Jiang Hao. Reliability Assessment of Power Distribution System in
the Condition of Parameter Change. Guangdong Electric Power, 2011, 24(9).
[8] R. N. Allan, R. Billinton, I. Sjarief, et al. A reliability test system for education purposes: basic
distribution system data and results. IEEE Transations on Power System, 1991, 6(2): 813-820.
[9] Li jia. Reliability evaluation of distribution system considering composite uncertainty factors. North
China Electric Power University, 2008.
Giới thiệu tác giả:
Tác giả Lê Xu n S nh tốt nghiệp Trường Đại học Bách kho Hà Nội năm 2003;
nhận bằng Thạc sĩ năm 2007 ngành hệ thống điện bằng Ti n sĩ năm 2012 ngành
hệ thống điện và tự động hó tại Đại học Kho học và Công nghệ Ho Trung
Trung Quốc.
Lĩnh vực nghiên cứu: Lưới điện thông minh lưới điện ph n phối tự động hó hệ thống
điện kh c điện.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_do_tin_cay_luoi_dien_trung_ap_su_dung_phuong_phap.pdf