IỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là
ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với chính sách đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập hiện nay, nước ta đang phấn đấu thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá để biến nước trở thành một nước công
nghiệp. Chính điều đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên
náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi
hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát
triển bền vững.Với sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, khi mà quy
luật cạnh tranh được xem là động lực phát triển kinh tế quan trọng, hiệu quả kinh
tế được đánh giá là thước đo kinh tế quan trọng nhất về kết quả sản xuất kinh
doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính
xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt
mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ
với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh
giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt
động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn,
lao động, đất đai vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích hoạt động kinh doanh còn là những
căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định
về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang ” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm vì
nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho
vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Hiệu quả sản xuất kinh doanh
đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm
tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra phương pháp đúng đắn nhất để đạt mục
tiêu lợi nhuận tối đa. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào
cũng đều tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện kết
hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra lợi nhuận. Do đó, để đánh giá
một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận
đạt được vào cuối kỳ kinh doanh và dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi
nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có
hiệu quả không?
Mặt khác, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ
tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị,
các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, người ta còn dùng một
số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006-2008 để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích, đồ thị
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh,
phân tích, đồ thị - Phân tích tình hình tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, đồ thị
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông
kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
- Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Chi phí thấp thì hiệu quả kinh doanh tăng.
- Chất lượng đầu tư, xây dựng tốt thì hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chi
phí?
- Chi phí giảm như thế nào?
- Doanh thu tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Luận văn được thực hiện tại Công Ty Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang.
1.4.2 Thời gian
Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày
25/04/2009.
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, số liệu được sử dụng
trong luận văn là số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất từ 2006-2008
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Để có thể phân tích đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty đòi hỏi phải có một sự hiểu biết thấu đáo về tất cả mọi hoạt
động trong công ty và phải có kiến thức sâu rộng. Tuy nhiên, do thời gian thực
tập tại công ty có hạn, bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế và vốn kiến thức
còn hạn hẹp, mà phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty là rất rộng, rất phong
phú và đa dạng nên luận văn chỉ giới hạn ở những nội dung sau:
- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh. - Phân tích khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Đầu Tư và
Xây Dựng Kiên Giang qua 3 năm (2006-2008) thông qua việc phân tích phân
tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: khả năng thanh toán, tình
hình công nợ.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
công ty trong tương lai.
Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng nhưng với vốn kiến thức còn ít ỏi nên đề
tài chắc chắn không tránh khỏi còn những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận
được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô để đề tài em thực
hiện được hoàn chỉnh hơn.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số
bài viết có nội dung tương tự như sau:
1) Nguyễn Thị Hà Cẩm Phương (2005), luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thực
phẩm Pataya. Kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2003 – 2005.
+ Phân tích doanh thu, lợi nhuận năm 2003 – 2005.
+ Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công
ty.
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệt đối để phân
tích.
2) “Phân tích hoạt động kinh doanh” của TS. Nguyễn Tấn Bình nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia TP.HCM.
Trong đó tác giả phân tích: Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích hình tài
chính
+ Phân tích hoạt động kinh doanh: tình hình chung, các chỉ tiêu hiệu quả
kinh doanh + Phân tích khái quát tình hình tài chính: tình hình chung, tỉ suất đầu tư, tỉ
suất vốn chủ sở hữu.
+ Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính:
Nhóm chỉ tiêu thanh toán ( các khoản phải thu, các khoản phải trả).
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (số vòng quay vốn chung, số vòng
quay vốn cố định, vốn lưu động).
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ( suất sinh lời tài sản, suất sinh lời vốn chủ sở
hữu, suất sinh lời doanh thu
Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính ( hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với
vốn)
3) Nguyễn Ngọc Điệp (2004), luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động kinh
doanh tại công ty giày Cần Thơ . Kết quả nghiên cứu:
+ Phân tích tình hình thực hiện chi phí
+ Phân tích tình hình lợi nhuận
+ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh
Luận văn chia làm 3 chương, dài 95 trang
95 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty đầu tư và xây dựng Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uay vốn cố
định
vòng quay vốn lưu
động
4.2.1 Hiệu quả sử dụng tổng số vốn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác
quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó đề ra
biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp. Qua bảng 12 trang 67, vòng quay toàn bộ vốn tăng nhẹ
qua các năm.
Vòng quay toàn bộ vốn năm 2006 là 0,246 vòng có nghĩa là cứ một đồng vốn
chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại cho công ty 0,246 đồng doanh thu thuần. Năm 2007
vòng quay toàn bộ vốn lại tiếp tục tăng 0,003 vòng so với năm 2006, đây là sự
bắt đầu cho xu hướng. Nguyên nhân doanh thu thuần tăng 0,81% tuy không cao
do qui mô tài sản đã giảm 0,73% làm cho số vòng quay tài sản đạt 0,249 vòng
điều này đồng nghĩa với việc đạt được 0,249 đồng doanh thu thuần trên một đồng
vốn chủ sở hữu. ????Năm 2008 tài sản được luân chuyển với tốc độ cao hơn chút
là 0,259 vòng tức tăng 0,01 vòng so với năm 2007. Kết quả này do doanh thu
thuần tăng khá lớn đạt 171.099 triệu đồng tăng 3.879 triệu đồng về số tuyệt đối;
2,32% về số tương đối trong khi tổng tài sản giảm 9.262 triệu đồng tương ứng
giảm 1,38% so với năm 2006 cho thấy công ty quản lý và sử dụng tài sản có hiệu
quả hơn 2 năm trước. lý do??
Vậy qua việc tốc độ luân chuyển tài sản ngày càng nâng cao chứng tỏ vốn của
công ty được sử dụng có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trong
thời gian tới, do đó công ty cần phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, số vòng quay tổng
số vốn vẫn còn thấp, công ty chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí khi sử dụng
tổng số vốn, đòi hỏi công ty cần có biện pháp thích hợp để quản lý chi phí tăng
cường hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai hơn nữa.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-69-
4.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không cũng ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu số vòng quay vốn cố
định phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ tham gia tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu thuần. Từ bảng số liệu 12 (trang 67) ta thấy vòng quay vốn cố
định có tốc độ tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2006 vòng quay vốn cố định đạt
được 4,77 vòng trên năm, nghĩa là một đồng tài sản đầu tư tạo ra 4,77 đồng
doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 đạt 8,24 vòng tức là
một đồng vốn tài sản cố định đem lại được 8,24 đồng doanh thu, số vòng quay tài
sản cố định cao hơn năm 2006 tăng 3,47 vòng. Do vốn cố định bình quân năm
2007 giảm nhiều so với năm 2006, giảm 14.503 triệu đồng với mức độ giảm
41,69% trong khi đó doanh thu thuần lại tăng 0,81% . Không dừng lại ở đó, số
vòng quay này tiếp tục tăng lên cao đột biến đạt 25,52 vòng ở năm 2008 tức cao
hơn so với năm 2007 là 17,28 vòng. Do doanh thu thuần tăng nhanh, tăng 2,32%
so với năm 2007, mặt khác vốn cố định bình quân lại giảm rất nhiều, giảm
13.583 triệu đồng tương ứng giảm 66,95% . Mức độ tăng khá cao cho thấy việc
sử dụng tài sản cố định có hiệu quả tạo ra xu hướng tích cực. Đạt được điều đó là
do phấn đấu của công ty trong công tác sửa chữa, bảo trì thiết bị máy móc để
nâng cao và khai thác hiệu quả công suất của máy. Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn
cố định năm sau luôn cao hơn năm trước điều này cho thấy công tác quản lý, sử
dụng tài sản cố định của công ty ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn. Đây là kết
quả rất đáng phấn khởi.
4.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta cũng cần phải phân tích
thêm hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động.
Tỉ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu
cầu về vốn cho công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là
vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, phân tích hiệu
quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất
lượng công tác kinh doanh. Qua bảng 12 (trang 67), ta thấy tốc độ luân chuyển
vốn lưu động của công ty tăng, giảm không ổn định qua các năm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-70-
Năm 2006 đạt 0,259 vòng, tức là một đồng vốn lưu động sẽ cho 0,259 đồng
doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 0,259 vòng luân chuyển trong
năm. Năm 2007, số vòng giảm nhẹ đạt 0,257 vòng, giảm 0,002 vòng nghĩa là chỉ
được 0,257 đồng doanh thu thuần trong một đồng vốn lưu động. Nguyên nhân do
vốn lưu động tăng 9.593 triệu đồng với mức độ 1,50% cao hơn so với mức độ
tăng của doanh thu thuần là 0,81%. Năm 2008 có sự tăng nhẹ về số vòng tăng
0,004 vòng so với năm 2007. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần là 2,32% cao
hơn so với vốn lưu động bình quân là 0,65% vì thế làm cho số vòng quay vốn lưu
động đạt 0,261 vòng. Với số vòng vốn lưu động không cao như vậy cho thấy
Công ty hoạt động không mấy hiệu quả trong kinh doanh, công tác quản lý vốn
lưu động vẫn chưa tốt vì vẫn còn tăng đều qua các năm, chưa đưa được nguồn
vốn vào sản xuất kinh doanh vì số vốn lưu động bỏ ra đầu tư quá cao nhưng
doanh thu thì thấp hơn rất nhiều so với số vốn bỏ ra đầu tư như năm 2006 vốn
lưu động là 640.677 triệu đồng nhưng doanh thu thuần chỉ đạt 165.870 triệu
đồng, những năm sau số vốn đầu tư càng tăng cao, doanh thu thuần thu được
cũng cao hơn so năm trước nhưng so với số vốn lưu động đầu tư thì không tăng
bao nhiêu.
Từ đó cho thấy công ty nên sắp xếp hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài sản lưu
động và công ty cần có biện pháp để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhằm
tránh lãng phí vốn đầu tư, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung
cho công ty.
Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, vốn cố định và vốn lưu
động ta thấy vòng quay vốn lưu động và vòng quay toàn bộ vốn tuy không cao
nhưng nhìn chung thì công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty có hướng phát
triển tốt ở năm 2008. Điều này chứng tỏ trong năm 2008 quá trình hoạt động kinh
doanh công ty đã bố trí, sắp xếp hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định và
tài sản lưu động trong đó tài sản cố định đã phát huy tác dụng rất tốt. Tuy nhiên,
công ty cần có biện pháp để tăng tốc độ hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn và tốc độ
luân chuyển vốn lưu động nhằm giảm bớt lượng vốn lưu động, tiết kiệm vốn, tiết
kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chung cho công ty.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-71-
BẢNG 13: CHỈ TIÊU SINH LỜI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
ĐVT: triệu đồng
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006-2008
CL 2007/2006 CL 2008/2007 Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Lợi nhuận sau thuế 12.388 15.074 20.294 2.686 21,68 5.220 34,63
Tổng Doanh thu thuần 165.870 167.220 171.099 1.350 0,81 3.879 2,32
Tổng Tài sản 842.425 871.575 835.347 29.150 3,46 - 36.227 - 4,16
Tổng vốn chủ sở hữu 228.868 242.673 225.526 13.805 6,03 - 17.147 - 4,16
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 7,47 9,01 11,86 1,54 20,62 2,85 31,63
Tỷ suất lợi nhuận/vốn(%) 5,41 6,21 9,00 0,8 1,48 2,79 44,93
Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản(%) 1,47 1,73 2,43 0,26 17,69 0,7 40,46
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-72-
4.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi
Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một
chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản
xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì
vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan
hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi
nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi
nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh
nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.
Phân tích khả năng sinh lời thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
HÌNH 6: Biểu diễn khả năng sinh lời của công ty
0
2
4
6
8
10
12
14
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tỷ suất lợi
nhuận/doanh
thu
Tỷ suất lợi
nhuận/vốn
Tỷ suất lợi
nhuận/tài sản
4.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu
tố liên quan mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò và vị trí của công ty trên thương
trường, lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của công ty. Như vậy,
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của công
ty. Thông qua đó ta có thể nhận biết đươc 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua hình 6 trang 72 và bảng 13 trang 71 ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu đạt 7,47% trong năm 2006, năm 2007 là 9,01%. Điều này có nghĩa là trong
năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu mà công ty thu được từ các hoạt động kinh
doanh thì mang lại cho công ty 7,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2007 tỷ
suất lợi nhuận của công ty tăng lên 1,54% cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thì tạo
ra được 9,01 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1,54 đồng so với năm 2006. Tỷ số này
đã cho thấy công ty đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu (tăng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-73-
1.350 triệu đồng, tăng tương ứng 0,81%), tình hình công ty có dấu hiệu khả
quan. Sự tăng lên của tỷ số chứng tỏ công ty cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ,
điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có triển vọng tốt. Năm 2008
tỷ suất lợi nhuận rất cao đạt 11,86% cho thấy, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty
lại thu được 11,86 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2,85 đồng so với năm 2007.
Nguyên nhân trong năm nay công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn làm
cho doanh thu tăng 3.879 triệu đồng với số tuyệt đối, về số tương đối tăng 2,32%
từ đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng ngoài ra lợi nhuận từ
hoạt động tài chính cũng không bị lỗ góp phần vào tổng mức lợi nhuận của công
ty tăng nhanh 5.220 triệu đồng so với năm 2007.
Như vậy qua 3 năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng tăng
dần, chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
4.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu
mà công ty bỏ ra cho các hoạt động kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Qua hình 6 trang 72 và bảng 13 trang 71 ta thấy tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2006 là 5,41% cứ 100 đồng đầu tư mà
công ty bỏ ra đã đem lại 8,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2007, thì 100
đồng vốn chủ sở hữu mà công ty đầu tư tạo ra 6,21 đồng lợi nhuận, tăng 0,8 đồng
so với năm 2006. Do trong năm công ty đã bổ sung tăng vốn chủ sở hữu tăng
13.805 triệu đồng, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu 6,03%, trong khi đó tốc độ
tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn tới 21,68% chính các nhân tố này tác động
làm cho ROE tăng. Sang năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã tăng
lên đến 9,00% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại cho công ty
9,00 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 2,79 đồng so với năm 2007. Do tốc độ tăng
của vốn chủ sở hữu giảm 4,16% không ảnh hưởng đáng kể tới ROE vì lợi nhuận
sau thuế của công ty tăng tới 5.220 triệu đồng tương ứng tăng 34,63% so với năm
2007 vì thế tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng cao như vậy.
Qua phân tích chỉ tiêu ROE có thể khẳng định công ty đã khai thác và sử
dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả, hoạt động kinh doanh tốt, có lợi nhuận.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-74-
4.2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA)
Tỷ số này phản ảnh khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư và hoạt động
kinh doanh, nó nhấn mạnh lợi nhuận trong quan hệ vốn đầu tư. Nói cách khác, cứ
100 đồng tài sản đầu tư mà công ty sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ thu lại
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Từ bảng hình 6 trang 72 và bảng 13 trang 71 ta
thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm. Cụ
thể:
Năm 2006 tỷ suất này chỉ đạt 1,47 % thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà công ty
bỏ ra đem lại cho công ty 1,47 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2007 thì 100
đồng tài sản công ty đã tạo ra 1,73 đồng lợi nhuận, tức tăng 0,26 đồng so với năm
2006. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng là 21,68% cao hơn tốc độ
tăng của tài sản là 3,46% do đó dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận trên tài sản có
mức tăng trưởng khá tốt đạt 1,73%. Và tỷ suất này tăng lên trong năm 2008, tăng
0,7 đồng so với năm 2007 nghĩa là cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì tạo ra
2,43 đồng lợi nhuận sau thuế, do lãi ròng tăng cao tới 34,63% trong khi đó tổng
tài sản lại giảm. Điều này cho thấy trong những năm qua, công ty hoạt động ngày
càng hiệu quả hơn, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản mà công ty bỏ ra cho hoạt
động kinh doanh đã tăng với tốc độ 17,67% năm 2007 so với năm 2006 và tăng
với tốc độ rất cao tới 40,46% năm 2008 so với năm 2007.
Nhận xét tình hình thực hiện doanh lợi chung của công ty: Qua phân tích
các số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh trong năm 2008 là khá tốt, với tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên nguồn vốn chủ sở hữu đều
tăng trưởng rất cao qua các năm.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-75-
BẢNG 14: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
ĐVT: triệu đồng
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006-2008
CL 2007/2006 CL 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số Tiền Tỷlệ % Số tiền Tỷ lệ%
(1)Tài sản lưu động 651.445 649.095 659.997 - 2.350 - 0,36 10.902 1,68
(2)Nợ ngắn hạn 607.030 624.185 607.117 17.155 2,83 - 17.067 - 2,73
(3)Hàng tồn kho 127.756 80.039 41.911 - 47.717 - 37,35 - 80.039 - 47,64
(4)Nợ phải trả 613.557 628.902 609.822 15.345 2,5 - 19.080 - 3,03
Tỷ lệ thanh toán tổng quát (1/4) 1,06 1,03 1,08 -0,03 - 2,83 0,05 4,85
Tỷ lệ thanh toán hiện hành(1/2) 1,07 1,04 1,09 - 0,03 2,80 0,05 4,81
Tỷ lệ thanh toán nhanh (1-3)/2 0,86 0,91 1,02 0,05 5,81 0,11 12,09
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-76-
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
4.3.1 Phân tích khả năng thanh toán của công ty
Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của
công ty tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là xem xét tài sản
của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Để từ
đó biện pháp điều chỉnh kịp thời.
HÌNH 7: Biểu diễn tình hình thanh toán của công ty
1
1.02
1.04
1.06
1.08
1.1
2006 2007 2008
0.75
0.8
0.85
0.9
0.95
1
1.05
Hệ số thanh toán
tổng quát
Hệ số thanh toán
hiện hành
Hệ số thanh toán
nhanh
4.3.1.1 Hệ số thanh toán tổng quát
Qua bảng 14 trang 75 ta thấy tỷ lệ thanh toán tổng quát tăng, giảm không ổn
định, nhưng cả 3 năm mức tăng của tỷ lệ đều tốt (vì đều lớn hơn 1). Chứng tỏ
công ty có khả năng chi trả các khoản nợ, tình hình tài chính khả quan. Cụ thể
sau:
Năm 2006 tỷ lệ thanh toán tổng quát là 1,06 lần điều này có nghĩa là cứ một
đồng nợ phải thanh toán thì có 1,06 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh
toán. Nhưng sang đến năm 2007 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 1,03 lần, giảm 0,03
lần so với năm 2006 tương ương giảm 2,83% nghĩa là trong năm nay công ty chỉ
đảm bảo thanh toán được có 1,03 đồng tài sản lưu động khi một đồng nợ phải
thanh toán. Sang năm 2008, tỷ lệ thanh toán tổng quát đã tăng lên, cứ một đồng
nợ phải thanh toán thì có 1,08 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán,
tăng 0,05 đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 4,85%.
Tuy nhiên, hệ số này chỉ dùng để xem xét một cách chung nhất khả năng
thanh toán làm cơ sở để đánh giá công ty mà thôi vì có thể nhưng tài sản có giá
có thể không thể chuyển đổi thành tiền được hoặc không chuyển đổi thành tiền
một cách nhanh chóng để chi trả. Mặt khác trong tổng số nợ, cũng có những
khoản nợ đến hạn, quá hạn nhưng cũng có những khoản nợ chưa đến hạn trả.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-77-
4.3.1.2 Hệ số thanh toán ngắn hạn
Là hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Tỷ số này nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn
hạn mà không cần tới khoản vay mượn nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời
điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có thể huy động bao
nhiêu tài sản lưu động để trả nợ. Qua hình 7 trang 76 và bảng 14 trang 75 ta thấy,
tỷ số thanh toán hiện hành của công ty không đều.
Năm 2006, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,07 lần điều này có
nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có 1,07 đồng tài sản lưu động được đảm
bảo thanh toán, nhưng sang năm 2007 thì hệ số này đã giảm xuống còn 1,04 giảm
hơn năm trước là 0,03 lần tương ứng giảm 2,80% so với năm 2006. Tuy mức độ
giảm không lớn nhưng là biểu hiện không tốt, tức là với một đồng nợ ngắn hạn
khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,03 đồng. Đến năm 2008 thì khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn tăng lên 1,09 lần, tăng 0,05 đồng, điều này cũng đồng
nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 1,09 đồng tài sản lưu động đảm bảo được
thanh toán, tăng 0,03 đồng so với năm 2007. Tăng là do năm 2008 tài sản lưu
động tăng 10.902 triệu đồng, tương ứng tăng 1,68% đồng thời nợ ngắn hạn giảm
17.067 triệu đồng tương ứng giảm 2,73%.
Như vậy nguyên nhân của việc giảm khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2007
so với năm 2006 là do năm 2007 tài sản lưu động giảm 1.539 triệu đồng, tương
ứng giảm 0,24 với năm 2006, bên cạnh đó nợ ngắn hạn năm 2007 lại tăng lên
17.155 triệu đồng, tương ứng tăng 2,83% so với năm 2006. Với việc tác động của
tài sản lưu động và tăng nợ ngắn hạn đã khiến khả năng thanh toán ngắn hạn
giảm xuống chỉ còn 1,04.
Hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ tài sản lưu động lại mà không
phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng
thanh toán của công ty. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán
nhanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-78-
4.3.1.3 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng
hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không
bán hết hàng tồn kho, hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ khó có thể chuyển
nhanh thành tiền được. Hệ số này khác với hệ số thanh toán hiện hành khác ở chỗ
nó trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính
thanh khoản cao
Qua bảng 14 trang 75 và hình 7 trang 76 ta thấy hệ số thanh toán nhanh của
công ty thay đổi theo chiều hướng tăng vào 2 năm cuối (2007, 2008) còn vào
năm 2006 có xu hướng giảm. Tình hình trên là do ảnh hưởng bởi biến đổi của
hàng tồn kho.
Năm 2006, chỉ số thanh toán nhanh của công ty là 0,86 lần, điều này đồng
nghĩa với việc cứ một đồng nợ thì có 0,83 đồng tài sản lưu động được đảm bảo
thanh toán nhanh, với hệ số này cho thấy tình hình thanh toán càng khó khăn
hơn. Vì hệ số này nhỏ hơn một thì khả năng thanh toán nhanh của công ty không
mấy cao. Nguyên nhân là trong năm nay hàng tồn kho chiếm lượng khá lớn tới
127.756 triệu đồng
Năm 2007 đã tăng lên 0,91 lần với mức độ tăng nhẹ 0,08 đồng, tương ứng
tăng 5,81% so với năm 2006. Dù vẫn nhỏ hơn 1 nhưng là biểu hiện tốt. Nguyên
nhân là hàng tồn kho giảm mạnh chỉ còn 80.039 triệu đồng, giảm 47.717 triệu
đồng tương ứng 37,35% chủ yếu là do chi phí sản xuất dở dang giảm mạnh vì thế
làm lượng hàng tồn kho trong năm thấp hơn năm trước rất nhiều.
Đến năm 2008 thì hệ số này đạt 1,02 lần tăng 0,11 đồng so với năm 2007,
tương ứng tăng 12,09%, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty đảm bảo
bằng 1,02 đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi ngay thành tiền để trả các
khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là hàng tồn kho lại tiếp tục giảm 80.039 triệu
đồng với tỷ lệ giảm là 47,64%
Nhận xét về tình hình thanh toán của công ty: Từ số liệu phân tích tình hình ở
trên ta nhận thấy tình hình thanh toán của công ty tương đối tốt trừ năm 2006 vì
trong năm 2006 hệ số thanh toán nhanh thấp nhất trong các năm qua (0,86 lần) có
thể ảnh hưởng không tốt cho công ty. Do đó cần giải phóng nhanh lượng tồn kho
đọng để đảm bảo khả năng thanh toán. Trong năm 2007 mặc dù tài sản lưu động
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-79-
giảm so với năm 2006 là 1.539 triệu đồng với tỷ lệ giảm 0,24% bên cạnh việc giá
trị hàng tồng kho giảm 37,35% và nợ ngắn hạn tăng 2,83%, nhưng khả năng
thanh toán ngắn hạn thì vẫn được đảm bảo ở mức 1,04 ( > 1) còn khả năng thanh
toán nhanh tuy tăng không nhiều so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức tạm cho
phép 0,91 lần. Năm 2008 là năm tốt nhất, tài sản lưu động giảm so với năm 2007
là 1.009 triệu đồng, giảm với 1,55% việc giá trị hàng tồng kho giảm 47,64% và
nợ ngắn hạn giảm 2,73% nên khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh
toán nhanh đều lớn hơn 1 (>1). Vì thế trong thời gian tới công ty nên có biện
pháp để giảm bớt hàng tồn kho và tăng cường thu hồi công nợ như năm 2008
nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh.
Như vậy hệ số thanh toán nhanh tương đối thấp (<1) trong năm 2006, 2007 và
so với hệ số thanh toán hiện hành luôn thấp hơn một khoản nhất định ngoại trừ
năm 2008 như là: nếu ở hệ số thanh toán hiện hành mỗi một đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bằng 1,07 đồng tài sản lưu động ở năm 2006 thì đối với hệ số
thanh toán nhanh thì chỉ bằng 0,86 đồng, cứ tương tự ở năm 2007 mỗi một đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,04 đồng tài sản lưu động nếu ở hệ số thanh
toán hiện hành và bằng 0,91 đồng đối với hệ số thanh toán nhanh. Phần chênh
lệch này chỉ ra rằng vẫn còn nhiều tài sản lưu động ở dạng hàng tồn kho và công
ty có thể gặp khó khăn trong thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-80-
BẢNG 15: TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
ĐVT: triệu đồng
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006-2008
CL 2007/2006 CL 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%
Tổng khoản phải thu 477.972 524.828 551.851 46.846 9,8 27.023 5,2
Tổng khoản phải trả 613.557 628.902 609.822 15.345 2,5 -19.080 - 3
Tổng tài sản 842.425 871.575 835.347 29.150 3,5 -36.227 - 4,2
Tổng VCSH 228.868 242.673 225.526 13.805 6 - 17.147 - 7,1
Tỷ lệ phải thu so với phải trả 0,78 0,83 0,91 0,05 6,4 0,08 9,6
Tỷ lệ nợ so với tài sản 0,73 0,72 0,73 - 0,01 -1,35 0,01 1,39
Tỷ lệ nợ so với VCSH 2,68 2,59 2,70 - 0,09 - 3,4 0,11 4,24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-81-
4.3.2 Phân tích tình hình công nợ
Việc tiến hành phân tích tình hình công nợ của công ty trong toàn bộ tài sản
hay nguồn vốn hoạt đồng của công ty sẽ cho chúng ta có một cái nhìn cụ thể hơn
về tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả, tỷ suất nợ trên tổng tài sản hay
nguồn vốn, để từ đó có thể đánh giá xem xét trong nguồn vốn hay tài sản của
công ty có bao nhiêu là của các chủ nợ cung cấp. Từ đó, có khả năng thanh toán
nợ nếu các chủ nợ yêu cầu trả nợ, khi đó nguồn vốn của công ty có khả năng đảm
bảo cho việc thanh toán nợ hay không.
HÌNH 8: Biểu diễn phân tích tình hình công nợ của công ty
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
2006 2007 2008
Tỷ lệ phải thu/ phải trả
Tỷ lệ nợ/ tài sản
Tỷ lệ nợ/VCSH
4.3.2.1 Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả
Ta có thể khái quát tình hình công nợ của công ty thông qua tỷ số giữa khoản
phải thu với khoản phai trả, nó phản ánh sự tương quan giữa các khoản chiếm
dụng lẫn nhau giữa công ty và các đối tác kinh tế.
Qua bảng 15 trang 80 và hình 8 ta thấy tỷ lệ này theo chiều tăng theo các
năm, cho thấy nợ cần thu hồi của công ty có xu hướng tăng và mức độ nợ nần
cần thanh toán đều giảm. Cụ thể như sau: Năm 2006 tỷ lệ này là 0,78 lần do
khoản phải trả tăng nhiều hơn khoản phải thu. Nhờ công ty tích cực thu hồi nợ.
Năm 2007 tỷ số tăng với tỷ lệ 0,83 lần tăng 0,05 lần so với năm 2006 do khoản
phải thu tăng 524.828 triệu đồng tăng hơn so với năm 2006 là 46.846 triệu đồng
tương ứng 9,8% cao hơn mức độ tăng của nợ phải trả (2,5%). Nguyên nhân công
ty bị chiếm dụng lượng vốn khá lớn bởi các nhà cung cấp và các nhà tín dụng
thông qua khoản tiền gởi ở ngân hàng. Năm 2008 tỷ lệ này lại tiếp tục tăng lên
0,91 lần do khoản phải thu tăng lên 27.023 triệu đồng (5,2%) so với năm trước,
đồng thời khoản phải trả lại giảm 19.080 triệu đồng tương ứng giảm 3% do công
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-82-
ty bị chiếm dụng vốn giảm khoản vay ngắn hạn và giảm chiếm dụng vốn từ các
nhà cung cấp
Qua 3 năm vừa phân tích trên ta thấy tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải
trả luôn nhỏ hơn 1 nghĩa là công ty sử dụng vốn của người ta nhiều hơn là sử
dụng vốn của mình và các năm có xu hướng tăng lên chứng tỏ mức độ nợ nần
thanh toán có chiều hướng giảm nhưng công ty vẫn chưa đảm bảo khả năng
thanh toán. Vì thế công ty cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn
để đảm bảo khả năng thanh toán.
4.3.2.2 Hệ số nợ so với tài sản
Qua bảng 15 trang 80 và hình 8 trang 81, dựa vào chỉ tiêu này ta thấy cụ thể
như sau: Năm 2006 tỷ suất nợ trên tổng tài sản là 0,73 lần, điều này có nghĩa là
trong 1 đồng tài sản của công ty thì có đến 0,73 đồng là tiền của các chủ nợ cung
cấp cho công ty. Sang năm 2007 tỷ suất này giảm xuống còn 0,72 lần, tức một 1
đồng tài sản của công ty thì nay chỉ còn có 0,72 đồng do chủ nợ cung cấp, đã
giảm 0,01 đồng tương ứng giảm 1,35%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công
ty đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện
vận tải, truyền dẫn mới cùng để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của
mình. Cụ thể là khoản phải trả tăng 15.345 triệu đồng tương ứng 2,5% đồng thời
tài sản cố định lại tăng 29.150 triệu đồng (3,5%). Điều này cho thấy đến năm
2007 công ty tiến hành giải quyêt việc thanh toán ở một tỷ lệ hợp lý bên cạnh đó
không ngừng gia tăng tài sản cố định của công ty lên. Đến năm 2008 tỷ suất này
tăng lên bằng với năm 2006 là 0,73 lần tức là 1 đồng tài sản của công ty thì chỉ
có 0,73 đồng do các chủ nợ đóng góp, như vậy tỷ suất này tăng 0,01 đồng, tương
ứng tăng 1,39%. Vì khoản nợ phải trả giảm 19.080 triệu đồng với tỷ lệ giảm 3%
và tài sản cố định lại giảm 36.227 triệu đồng giảm 4,2%. Do trong năm công ty
không mua thêm tài sản cố định nào nên khoản phải trả giảm hơn năm trước .
Điều này cho thấy trong 3 năm 2006-2008 hệ số nợ so với tài sản cố định
tương đối ổn định không có năm nào vượt trội, chứng tỏ khả năng thanh toán của
giá trị tài sản cố định qua các năm đều ổn định.
4.3.2.3 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác cũng
chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ hữu, bởi vì
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-83-
điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Vì
vậy khi phân tích tình hình công nợ phải tính hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu. Đây là hệ số cho biết cơ cấu tài chính của công ty một cách rõ ràng nhất
Qua hình 8 trang 81 và bảng 15 trang 80 ta thấy hệ số giữa nợ phải trả và vốn
chủ sở hữu có chiều hướng không ổn định. Cụ thể sau:
Năm 2006 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là 2,63 lần điều này có nghĩa là cứ
một đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tương ứng có 2,63 đồng vốn được chủ
nợ cung cấp. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh được tài trợ từ bên ngoài cao
gấp 2,63 lần của bản thân công ty.
Năm 2007, tỷ suất này giảm xuống còn 2,59 lần cũng đồng nghĩa với việc cứ
1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tương ứng chỉ có 2,59 đồng vốn của chủ nợ,
giảm 0,09 đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 3,4%. Do khoản nợ phải trả
tăng 15.345 triệu đồng tương đương 2,5% đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu cũng
tăng 13.805 triệu đồng với tỷ lệ 6% so với năm 2006 nghĩa là tốc độ tăng của nợ
phải trả thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu nên tỷ suất nợ trên vốn
chủ sở hữu giảm.
Năm 2008 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng lên 2,7 lần nghĩa là cứ 1
đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tương ứng có 2,7 đồng vốn được chủ nợ
cung cấp, tăng 0,11 đồng, tương ứng giảm 4,2% so với năm 2004. Do nợ phải trả
giảm 17.147 triệu đồng tương đương với 3% và nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm
19.080 triệu đồng (7,1%). Điều này cho ta thấy công ty đã giảm sử dụng nguồn
tài trợ bên ngoài.
Đánh giá chung qua 3 năm ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty
cao có xu hướng tăng giảm không đều. Trong năm 2008 có mức tỷ lệ cao nhất
điều này chứng tỏ công ty sử dụng nợ là chủ yếu và hạn chế sử dụng vốn chủ sở
hữu, đồng thời tỷ số này cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu
của công ty ngày càng giảm. Vì vậy trong năm tới công ty cần giảm chỉ số này
xuống bằng cách giảm bớt khoản nợ phải trả.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-84-
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1 NÂNG CAO LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp
vì vậy không ngừng tăng lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh là mục tiêu đeo đuổi,
phấn đấu của mọi doanh nghiệp. Thông qua những phân tích trên, có thể có
những giải pháp chủ yếu sau đây:
5.1.1 Tăng doanh thu
Biết tận dụng tối đa đồng vốn của bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh,
tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh vì tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể, khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, trên vốn
kinh doanh có thể thấp
Có nghệ thuật trong sử dụng nguồn nhân lực để phát huy tối đa năng lực,
trách nhiệm của người lao động nhằm tăng suất lao động, tăng mối quan hệ khả
năng giao tiếp từ đó tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp
Quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật,
có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử
dụng đồng vốn ở doanh nghiệp.
5.1.2 Giảm chi phí
Như đã phân tích ở trên chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó việc thực hiện
tiết kiệm các chi phí có liên quan như chi phí nguyên vật liệu, chi phí bao bì… sẽ
làm giảm giá vốn hàng bán giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Nghĩa là giảm chi
phí mua hàng bằng cách mua hàng với giá cả hợp lý, giảm các chi phí trong quá
trình mua hàng. Hiện nay, giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng
dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy, công ty cần sử dụng tối đa
công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe.
Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí chi phí vận
chuyển bốc dỡ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, dự trữ bảo quản hàng hóa, chi phí
hao hụt hàng hóa, chi phí tiền lương cho người bán hàng và quản lý, chi phí làm
các thủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác.
Công ty cần tăng cường kiểm soát, quản lý chặt chẽ, thực hiện tiết kiệm có hiệu
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-85-
quả các chi phí khác như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí điện, nước, điện
thoại, chi phí văn phòng phẩm ..., xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện
thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn.
Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể
tiết kiệm chi phí như đối với chi phí văn phòng phẩm, tuy nhiên không khống chế
nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, công ty cần lập ra
một biên độ dao động thích hợp. Ngoài ra công ty nên xây dựng quy chế thưởng
phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao
ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên.
Chi phí quản lý tài chính: chi phí tài chính hàng năm chiếm một tỷ lệ không
nhỏ trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy công ty
cần tiến hành rà soát lại tất cả các khoản chi phí không thực sự cần thiết và các
khoản chi phí công ty đầu tư vào mà hoạt động của nó không đem lại hiệu quả để
có biên pháp cắt giảm nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí của công ty. Còn đối với
chi phí lãi vay vẫn còn rất cao Công ty nên cố gắng nhiều trong việc giảm chi phí
này tức là nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng của công ty nên giảm,
hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng để giảm chi phí này. Muốn vậy, công ty
cần tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp, khai thác các nguồn vốn vay với lãi
suất ưu đãi và công ty cần phải sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn vốn sẵn có,
tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi công nợ để khắc phục được tình trạng
thiếu vốn kinh doanh, từ đó sẽ giảm được nguồn vốn vay ngân hàng, các tổ chức
tín dụng. Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn cũng ảnh hưởng
không kém đến chi phí tài chính vì thế công ty nên trích lập giảm khoản này nên
xây dựng các phương án đầu tư tài chính có hiệu quả, theo dõi kiểm tra chặt chẽ
các phương án này nhằm giảm chi phí hoạt động tài chính tăng lợi nhuận cho
hoạt động này, thường xuyên theo dõi tình hình tài chính, khả năng thanh toán
những công ty hay doanh nghiệp mà Công ty ta đã đầu tư vào để khắc phục được
chi phí.
Thường xuyên phân tích đánh giá tình hình hoạt động chi phí, những mặt
mạnh yếu những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện chi
phí nhằm giảm chí phí chung ở doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-86-
Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, có kinh nghiệm nghệ thuật kinh
doanh, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn
nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận làm cơ sở cho việc giảm tỷ suất chi phí và
nâng cao hiệu quả chi phí nói chung ở doanh nghiệp.
5.1.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
5.1.3.1. Đối với vốn cố định:
Kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của
công ty đạt rất cao và đều tăng qua các năm thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn cố
định. Đây là kết quả rất đáng phấn khởi. Chính vì vậy, công ty cần phải tiếp tục
duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định để góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:
Cần tạo ra một cơ cấu tài sản hợp lý giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
cố định. Trước khi muốn đầu tư mua sắm loại tài sản cố định nào thì cần nên xem
xét công dụng của loại tài sản đó, xem nó có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
công ty hay không nhằm tránh được tình trạng đầu tư lãng phí.
Định kỳ phải xem xét, đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định, điều
chỉnh kịp thời phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giá và đánh giá
lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lý nắm bắt được tình hình biến động vốn
của công ty để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế
hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần
thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố
định theo qui định. Một mặt đảm bảo cho tài sản cố định duy trì năng lực hoạt
động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác, thông qua việc bảo
quản, bảo dưỡng, đầu tư mới, công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các khoản trích
chi phí xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở công ty nhiều,
nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Áp dụng phương pháp và mức trích khấu hao hợp lý, tránh việc trích khấu
hao quá nhiều dẫn đến chi phí cao, hoặc trích khấu hao quá ít dẫn đến không thu
hồi được vốn khi hết thời hạn trích khấu hao.
Cần thực hiện việc thanh lý hoặc nhượng bán đối với những tài sản cố định đã
hư hỏng, không cần thiết sử dụng hoặc đã khấu hao hết để thu hồi lại vốn tái đầu
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-87-
tư vào tài sản cố định khác hiện đại hơn, đạt công suất cao hơn để phục vụ cho
việc mở rộng sản xuất. Nếu tài sản cố định vẫn còn sử dụng tốt mà chỉ bị hư
hỏng nhẹ thì công ty cần xem xét sửa chữa lại để tiết kiệm được chi phí mua tài
sản cố định mới, hạn chế việc lãng phí vốn.
Trước khi áp dụng những biện pháp, kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu
tư mới, công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao
tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ
quản lý và sử dụng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Để giảm bớt lượng vốn ứ động, công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử
dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng
không hết công suất); cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng,
thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.
5.1.3.2. Đối với vốn lưu động:
Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền,
các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu
với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ.
Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như
vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị
tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như
từ nội bộ.
Tiền mặt là một khoản mục rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động của công ty. Nếu dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng
sinh lời của đồng vốn, còn ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán nhất thời của công ty. Vì vậy, công ty cần có chính sách dự trữ tiền
mặt sao cho hợp lý. Để thực hiện được điều này, công ty cần xem lại lượng tiền
mặt đã thu chi trong thời gian qua kết hợp với kế hoạch thu chi cho các hoạt động
trong kỳ tại các đơn vị trực thuộc công ty để định mức tồn quỹ hợp lý cho các
đơn vị. Đồng thời, công ty nên lập sổ theo dõi chi tiết luợng thu chi tiền mặt,
định kỳ có đối chiếu sổ sách nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt
tại quỹ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-88-
Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ,
đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá
lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh
nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Những vật tư, hàng hóa tồn động lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không
phù hợp với nhu cầu sử dụng, công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ động
trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần
chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn
lưu động.
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn lưu động của
công ty. Điều này chứng tỏ khách hàng đã chiếm dụng vốn của công ty với số
lượng tương đối nhiều, đây cũng là nguyên nhân chính làm cho công ty bị thiếu
vốn kinh doanh. Để khắc phục được tình trạng này và tránh không để vốn bị
chiếm dụng quá lâu thì công ty cần phải tích cực hơn nữa trong việc thực hiện
các biện pháp để thu hồi nợ một cách nhanh chóng. Cụ thể: công ty cần tăng
cường chủ động trong việc thu hồi nợ, thường xuyên đôn đốc, gọi điện nhắc nhở
khách hàng khi món nợ gần đến hạn thanh toán.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC
Công ty nên có kế hoạch cụ thể cho từng năm để có một hướng đi cụ thể
công ty cần phải lập một kế hoạch kinh doanh cho ngắn hạn, khi có mục tiêu sẽ
giúp công ty định hướng được những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
Lập kế hoạch kinh doanh nhằm đưa ra những mục tiêu cụ thể như doanh thu, chi
phí, lợi nhuận cần đạt được,… Nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh phải được
tính toán dựa trên các kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm qua và
trên khả năng mà công ty có thể thực hiện được, không đề ra mục tiêu quá cao
hay quá thấp mà phải phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Khi có được kế
hoạch cụ thể mọi thành viên trong công ty mới biết để phấn đấu hoàn thành
những mục tiêu cụ thể được giao cho mình.
Cần nâng cao chất lượng công trình xây dựng hơn nữa. Đồng thời, có chế độ
khen thưởng đối với những người lao động có hoạt động tích cực cho công ty.
Củng cố và hoàn thiện quy trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng
giữ uy tín với khách hàng. Ngoài ra cần tập trung duy trì và phát triển mạnh một
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-89-
số lĩnh vực truyền thống như xây dựng công trình dân dụng, đường, cầu, đường
ống thoát nước…
Công ty cần đầu tư thỏa đáng để phát triển qui mô bồi dưỡng lại và đào tạo
mới lực lượng lao động, đội ngũ tri thức có chất lượng cao trong công ty. Nâng
cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư,
công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu năng suất máy móc, thiết bị công nghệ
tiên tiến… Bởi vì đối với bất kỳ một công ty nào thì con người luôn là nguồn lực
có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của
công ty.
Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ
sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc, công ty cũng cần quan tâm đến
công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực,
phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công
việc.
Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình
độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về công nghệ, khoa học,
giao tiếp xã hội… và phải biết vận dụng vào tổ chức công việc.
Trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển, Công ty nên có đội ngũ
nhân viên Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp nhu
cầu, mong muốn thiết yếu và thực tế của khách hàng để hoàn thiện hơn quá trình
kinh doanh của công ty.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-90-
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, ngày càng
có nhiều doanh nghiệp ra đời và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng
trở nên quyết liệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thương
trường thì đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả và hiệu quả này càng cao càng tốt.
Hiệu quả kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh. Nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh là vấn đề “sống còn” đối với một doanh
nghiệp. Hiệu quả kinh doanh cao, tức lợi nhuận càng cao. Muốn như vậy bản
thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, phát huy tối đa những mặt mạnh
đồng thời khắc phục, hạn chế các yếu kém, để tạo ra môi trường hoạt động có lợi
cho mình.
Qua quá trình phân tích ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
có xu hướng phát triển tốt và đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đạt được
những kết quả trên là nhờ có được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ, ủng
hộ kịp thời và thường xuyên của các cấp lãnh đạo, có được sự đồng tâm nhất trí
ủng hộ cao của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, tập thể đoàn kết quyết
tâm cao, nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh đem lại hiệu quả. Bên cạnh
đó các chính sách của người lao động cũng được thực hiện tốt như: lương, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động an toàn, chế độ đối với lao động nữ
… Ngoài ra hàng năm Công ty điều có tổ chức khám sứ khỏe định kỳ, tổ chức
tham quan nghỉ mát và tổ chức cũng như tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao...
Ngoài ra ban lãnh đạo công ty biết chắt chiu, sử dụng đồng vốn được giao
như của chính mình, đồng thời nắm vững nghiệp vụ kế toán tài chính phục vụ có
hiệu quả nhiệm vụ chung là phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mặt
chuyên môn thường xuyên kiểm tra để luôn nắm chắc tình hình biến động các
nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn để có các biện pháp thích ứng nhằm bảo toàn
và phát triển vốn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-91-
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty cũng còn một số
hạn chế như: các khoản phải thu còn quá cao cho thấy công ty đang bị khách
hàng chiếm dụng vốn; công ty vẫn còn thường xuyên bị thiếu vốn kinh doanh.
Đây chính là hạn chế Công ty cần khắc phục trong thời gian tới nhằm làm cho
tình hình tài chính của Công ty ngày thêm khả quan hơn.
6.2 KIẾN NGHỊ
Một khó khăn đối với công ty là tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu. Do đó
công ty cần phải gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh, tăng cường mối quan hệ tốt đối với các công ty, các tổ chức
tín dụng để có thể tìm được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi. Công ty cần
tích cực thực hiện thu hồi nhanh chóng công nợ còn tồn đọng, sử dụng một cách
hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn hiện có, tránh tình trạng lãng phí vốn.
Quản lý tài sản lưu động: xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ nhằm
huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản
lưu động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán hoặc sẽ dẫn đến lãng phí
và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.
Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán
bộ, công nhân viên trong công ty nhất là tay nghề của công nhân kỹ thuật để
nâng cao năng suất, chất lượng lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn để người lao động có
thể yên tâm làm việc, đem lại hiệu suất cao. Đặc biệt, quan tâm nhiều hơn nữa
đến chính sách tiền lương, thưởng cho người lao động để thu nhập của họ được
nâng lên kích thích họ phát huy hết khả năng cống hiến của mình.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi
nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cần có đường
lối chủ trương chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai công việc kịp thời
đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho các phòng ban trực thuộc công ty, cho
người quản lý điều hành phát triển và trực tiếp chịu trách nhiệm, có chế độ
thưởng phạt rõ ràng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-92-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.s Đỗ Thị Tuyết, Th.s Trương Hòa Bình (2005). Giáo trình Quản trị
doanh nghiệp, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. PGS.PTS Phạm Thị Gái (1997). Giáo trình phân tích họat động kinh
doanh. NXB Giáo Dục.
3. PGS.TS Ngô Thế Chi, Th.s Nguyễn Trọng Cơ (2000). Đọc, lập và phân
tích báo cáo tài chính trong công ty. NXB Tài Chính.
4. TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2003). Phân tích hoạt động kinh
doanh. NXB Thống kê.
5. Nguyễn Tấn Bình (2005). Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Thống
Kê.
6. Phạm Văn Được (12/2007). Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống
kê.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-93-
PHỤ LỤC
Bảng cân đối kế toán của Công ty
ĐVT : triệu đồng
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 651.445 649.095 659.997
I. Tiền 43.876 68.605 47.143
1. Tiền 43.876 68.605 47.143
2. Các khoản tương đương tiền - - -
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - -
III. Các khoản phải thu 477.972 497.698 551.851
1. Phải thu của khách hàng 100.508 97.017 104.837
2. Trả trước cho người bán 113.678 113.950 113.261
3. Phải thu nội bộ - 1.177 -
4. Các khoản phải thu khác 264.017 287.678 341.878
5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (231) (2.125) (8.125)
IV. Hàng tồn kho 127.756 80.039 41.911
1. Hàng tồn kho 127.758 80.039 41.911
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (2) - -
V. Tài sản ngắn hạn khác 1.840 3.563 19.092
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ - - -
2. Chi phí trả trước 547 61 83
3. Thuế và phải thu nhà nước 308 - -
4. Tài sản ngắn hạn khác 985 3.502 19.009
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 190.980 221.669 175.351
I. Phải thu dài hạn - 27.130 -
1. Phải thu dài hạn khách hàng - - -
2. Vốn kinh doanh của đơn vị trực thuộc - 27.130 -
II. Tài sản cố định 32.803 7.774 5.637
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-94-
1. Tài sản cố định hữu hình 30.510 7.590 5.523
nguyên giá 46.673 23.002 22.586
giá trị hao mòn lũy kế (16.164) (15.412) (17.063)
2. Tài sản cố định thuê tài chính - - -
nguyên giá - - -
giá trị hao mòn lũy kế - - -
3. Tài sản cố định vô hình 2.252 77. 38
nguyên giá 2.362 117 117
giá trị hao mòn lũy kế (110) (40) (79)
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 156.309 186.626 169.446
1. Đầu tư vào công ty con 125.421 131.802 89.244
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 28.242 51.553 80.101
3. Đầu tư dài hạn khác 3.724 4.599 5.430
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn
(1.078) (1.211) (5.328)
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 42 107 76
IV. TÀI SẢN DÀI HẠN KHÁC 1.868 140 267
1. Chi phí trả trước dài hạn 1.868 140 267
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 842.425 871.575 835.347
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 613.557 628.902 609.822
I. Nợ ngắn hạn 607.030 624.185 607.117
1. Vay và nợ ngắn hạn 47.625 90.327 56.158
3. Phải trả cho người bán 691 689 703
4. Người mua trả tiền trước 86.011 42.619 26.009
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3.681 4.728 3.412
6. Phải trả công nhân viên 2.122 1.906 1.525
7. Chi phí phải trả 13.956 24.103 37.959
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Lam
-95-
8. Các khoản phải trả phải nộp khác 452.944 459.812 481.351
9. Dự phòng phải trả ngắn hạn - - -
II. Nợ dài hạn 6.527 4.718 2.705
1. Vay và nợ dài hạn 5.748 3.948 1.948
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 779 759 756
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 228.868 242.672 225.526
I. Vốn chủ sở hữu 224.983 238.752 221.540
1. Nguồn vốn đầu tư 197.839 208.489 186.803
2.. Quỹ đầu tư phát triển 22.497 24.088 25.721
3. Quỹ dự phòng tài chính 4.648 6.174 7.889
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 3.845 3.921 3.986
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 3.845 3.921 3.986
2. Nguồn kinh phí - - -
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - -
TỔNG NGUỒN VỐN 842.425 871.575 835.347
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan tich hieu qua hoat dong kinh doanh tai Cty dau tu & xay dung Kien Giang.pdf