Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thực phẩm rau quả Cần Thơ

GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín . nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có được lợi nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt. Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của công ty trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Thấy được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mang lại cho công ty, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm từ năm 2006 đến năm 2007 và đưa ra các biện pháp giúp công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:  Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 2 năm 2006-2007.  Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.  Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: 42-46, Nguyễn An Ninh, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/2/2008 đến 15/5/2008. 1.3.3 Phạm vi về nội dung: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm(2006-2007) thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời phân tích một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Luận văn gồm 79 trang, chia làm 3 chương, được đánh giá là luận văn xuất sắc khi bảo vệ trước hội đồng

doc41 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thực phẩm rau quả Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh doanh một cách toàn diện, mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Chính vì vậy mà việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ có tác dụng: ² Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. ² Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. ² Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn. ² Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro bất định trong kinh doanh. 2.1.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh: 2.1.3.1. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh: Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích hoạt động kinh doanh là: - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, như: Sản lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, giá thành, lợi nhuận… - Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai… Để thực hiện nội dung trên, phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh. 2.1.3.2. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh: Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể, có thể lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp. Theo tính chất của mục tiêu, có: - Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh, như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lượng vốn, diện tích sản xuất… - Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa, mức doanh lợi, năng suất thu hoạch, hiệu suất sử dụng vốn… Theo phương pháp tính toán, có: - Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời gian và không gian cụ thể, như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất, lượng vốn, lượng lao động… - Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa bộ phận hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu. - Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu, như: giá trị sản lượng bình quân một lao động, thu nhập bình quân một lao động… 2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình… và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại: - Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn… thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng có tính chất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm hai lọai: - Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp. Chẳng hạn, như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thời gian lao động… là tuỳ thuộc vào sự nổ lực chủ quan của doanh nghiệp. - Nhân tố khách quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn: giá cả thị trường, thuế suất… Theo tính chất của nhân tố, gồm hai loại: - Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng… - Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn… Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm hai lọai: - Nhân tố tích cực: Có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhân tố tiêu cực: Phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. 2.1.4. Một số phương pháp được sử dụng để phân tích: Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau như: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên hệ và phương pháp hồi quy. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu phương pháp so sánh - là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn.. 2.1.4.1. Khái niệm và nguyên tắc so sánh: 2.1.4.1.1. Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). 2.1.4.1.2. Nguyên tắc so sánh: a. Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. Các thông số thị trường. Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. b. Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải: Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian. Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. 2.1.4. 2. Phương pháp so sánh: 2.1.4.2.1. Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) hoặc chỉ tiêu năm nay so với chỉ tiêu năm trước. = Chỉ tiêu thực hiện- chỉ tiêu kế hoạch Hoặc: = Chỉ tiêu năm nay- chỉ tiêu năm trước Với : Mức chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu 2.1.4.2.2. Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Số tương đối hoàn thành kế hoạch: *100-100 Trong đó -TH: Chỉ tiêu kỳ thực hiện( hoặc năm nay) - KH: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch( hoặc năm trước) 2.1.5. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: 2.1.5.1. Các chỉ tiêu tính thanh khoản: 2.1.5.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện thời = Các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Tỷ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản lưư động. 2.1.5.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số này cũng là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty .Nhưng tỷ số này đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản khác nên giá trị của nó không đựơc tính vào tài sản lưu động khi tính tỷ số thanh khoản nhanh. 2.1.5.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động 2.1.5.2.1. Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với việc hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, bởi vì hang tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt, và vốn tồn động ở hàng tồn kho. 2.1.5.2.2. Kỳ thu tiền bình quân: Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân 1 ngày Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu( các khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. 2.1.5.2.3. Vòng quay tài sản cố định: Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định= Tổng giá trị tài sản cố định bình quân Tỷ số này cho biết bình quân trong năm, một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. Vòng quay tổng tài sản : Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản = Tổng giá trị tài sản bình quân Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. 2.1.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: 2.1.5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (%) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = * 100% Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một trăm đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 2.1.5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản : (%) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhận/tài sản = * 100% Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tài sản, nó cho biết trong một trăm đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý. 2.1.5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (%) Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu = * 100% Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiệu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ phòng Kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. 2.2.2 Phương pháp phân tích: Mục tiêu 1: Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để thấy rõ tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 2 năm. Mục tiêu 2 : Phân tích một số chỉ tiêu tài chính khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mục tiêu 3: Sử dụng Ma trận SWOT để đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chương 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có tiền thân là Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Công ty được hình thành sau khi công ty Cổ Phần gom gọn bộ máy. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty chính thức được thành lập vào ngày 17/01/2006. Tên gọi: Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Tên giao dịch: Can Tho Foodstuff, Fruit& Vagetable Co., LTD Tên viết tắt: CAGENCO-CT Trụ sở chính: 42-46, Nguyễn An Ninh, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Điện thoại: 0710.822084 – 0710.822085; Fax: 826156 Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số: 5702001025. Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh hàng lương thực, hàng thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dung, hóa mỹ phẩm, rau quả tươi sống, rượu bia, thuốc lá, dịch vụ vận tải đường bộ, chế biến nước mắm. Mã số thuế: 1800614610 do cục Thuế TP. Cần Thơ cấp ngày 24/01/2006. 3.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn 3.2.1 Chức năng nhiệm vụ: Công ty phải đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. Công ty có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của Nhà nước. Công ty phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo qui định, báo cáo bất thường theo yêu cầu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo. Chịu sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ các qui định về thanh kiểm tra của cơ quan tài chính, các cơ quan Nhà nước theo qui định của pháp luật. 3.2.2 Quyền hạn Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có vốn và tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý, có con dấu riêng, được mở tài khoản và quan hệ tín dụng với các ngân hàng . Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ công ty. Được quyết định mức lương, thưởng đối với người lao động trên cơ sở các định mức đơn giá tiền lương được duyệt và hiệu quả hoạt động của công ty đúng theo qui định của Nhà nước. Công ty được vay vốn, huy động vốn để kinh doanh, được thế chấp tài sản và giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty tại các ngân hàng để vay vốn kinh doanh theo qui định của pháp luật. 3.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại công ty 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên P. Giám Đốc P. Kế Toán P. Tổ Chức Hành Chính P. Kinh Doanh Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Công ty có bộ máy đựơc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. 3.3.2 Chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức 3.3.2.1 Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên: Là người được Hội Đồng thành viên bầu làm chủ tịch. Hội Đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Chức năng: chuẩn bị hoặc tổ chức viện chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động, nội dung, tài liệu họp Hội Đồng thành viên. Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội Đồng thành vịên, tổ chức lấy ý kiến thành viên. Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội Đồng thành viên. Thay mặt Hội Đồng thành viên ký các quyết định của Hội Đồng thành viên, các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 3.3.2.2 Giám Đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chức năng: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hôi Đồng thành viên, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội Đồng thành viên. Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách thức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội Đồng thành viên. 3.3.2.3 Phòng Kế Toán : Theo dõi, ghi sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, phân phối và sử dụng vốn, chi phí kinh doanh hợp lý, phân phối thu nhập hợp lý để báo cáo lên cấp trên thực hiện đúng chế độ thanh toán với Nhà Nước. 3.3.2.4. Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng kế hoạch cán bộ, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và con người, tổ chức đời sống cán bộ công nhân viên, văn thư hành chính, giữ gìn trật tự an toàn cho công ty. 3.3.2.5. Phòng kinh doanh: Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện các chính sách về kinh doanh, tổ chức các nghiệp vụ về kinh doanh. 3.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( trang 18), ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng từ 41.273.550.873 đồng năm 2006 lên 55.441.145.088 đồng năm 2007, tức là tăng 14.167.594.215 đồng, tương đương tăng 34,32%. Tuy doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí trong công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Giá vốn hàng bán năm 2006 của công ty là 39.671.451.733 đồng, đến năm 2007 tăng lên là 53.254.142.385 đồng, tức là tăng 1 lượng 13.582.690.652 đồng, tương đương 34,21%. Cùng với sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng đều tăng.Trong đó, chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2006 của công ty là 1.280.086.997 đồng , đến năm 2007 con số này là 1.524.785.302 đồng, tăng 244.698.305 đồng, tương đương 19,11%. Tuy tốc độ tăng chi phí khá cao nhưng tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao. Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 112.166.081 đồng, đến năm 2007 con số này là 283.253.061 đồng, tức tăng 171.086.980 đồng, tương đương 152,53%. Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của công ty tăng lên đáng kể. Năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 734.335.711 đồng tăng 280.376.655 đồng so với năm 2006 (453.959.056 đồng), tương đương 61,76%. Lợi nhuận của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ thu nhập khác. Đây chính là khoản thu nhập do các chính sách thưởng và khuyến mãi của các nhà phân phối tạo ra cho công ty. BẢNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 41.273.550.873 55.441.145.088 14.167.594.215 34,32 2. Giá vốn hàng bán 39.671.451.733 53.254.142.385 13.582.690.652 34,21 3. Lãi gộp 1.602.099.140 2.187.002.703 584.903.563 36,51 4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 97.335.500 32.878.057 -64.457.443 -66,22 5. Chi phí tài chính 1.138.417 6. Chi phí bán hàng 1.280.086.997 1.524.785.302 244.698.305 19,11 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 307.181.562 410.703.980 103.522.418 33,70 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 112.166.081 283.253.061 171.086.980 152,53 9. Thu nhập khác 341.792.975 963.502.815 621.709.804 181,89 10. Chi phí khác 521.420.165 11. Lợi nhuận khác 341.792.975 451.082.650 109.289.675 31,97 12. Lợi nhuận trước thuế 453.959.056 734.335.711 280.376.655 61,76. 13. Thuế thu nhập phải nộp 14. Lợi nhuận sau thuế 453.959.056 734.335.711 280.376.655 61,76. (Nguồn: Phòng kế toán) Chương 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ QUA 2 NĂM 2006-2007 4.1 Phân tích doanh thu 4.1.1 Đánh giá chung về tình hình doanh thu của công ty Bảng 2: DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dich vụ 41.273.550.873 55.441.145.088 14.167.594.215 34,32 2. Doanh thu từ hoạt động tài chính 97.335.500 32.878.057 -64.457.443 -66,22 3. Doanh thu khác 341.792.975 963.502.815 621.709.804 181,89 4.Tổng doanh thu 41.712.679.348 56.410.525.960 14.724.846.576 35,23 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn vào bảng 2 ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 14.724.846.576 đồng, tương đương 35,23%, một con số khá cao. Cụ thể: + Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dich vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 với mức tuyệt đối là 14.167.594.215 đồng , tương ứng 34,32%. Doanh thu năm 2007 tăng là nhờ vào công tác xúc tiến bán hàng được công ty đẩy mạnh. + Năm 2007 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm so với năm 2006 ở mức tuyệt đối là 64.457.443 đồng, tương ứng giảm 66,22 %. Tuy 66,22 % là một tỷ lệ khá cao, nhưng nó không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu của công ty. + Doanh thu khác năm 2007 tăng một lượng đáng kể so với năm 2006 ở mức tuyệt đối là 621.709.804 đồng , tương ứng 181,89% ở mức tương đối. Doanh thu này tăng mạnh là do một phần từ việc hổ trợ của nhà cung cấp, cộng với các chính sách khuyến mãi,nhập kho, thưởng của các nhà phân phối. Nhìn chung doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dich vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006. Đó là nhờ công ty có thị trường bán sĩ và lẻ trong và ngoài Tp Cần Thơ: Kiên Giang, Hậu Giang…..Bên cạnh đó cũng do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, tạo điều kiện cho công ty đẩy mạnh công tác bán hàng . 4.1.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu Ở phần này chúng ta sẽ so sánh giữa doanh thu thực hiện và doanh thu kế hoạch để biết được mức độ thực hiện kế hoạch của công ty. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty qua 2 năm được thể hiện ở biểu đồ 1. Biểu đồ 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DOANH THU Đvt: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Kế toán) Nhìn vào biểu đồ 1 ta thấy tổng doanh thu thực hiện năm 2006 ( 41.712 triệu đồng)so với kế hoạch( 44.000 triệu đồng) bị giảm 2.287 triệu đồng, chỉ đạt 94,8 % so với kế hoạch đề ra, hay bị giảm 5,2 % so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do: năm 2006 là năm công ty TNHH mới thành lập, lượng khách hàng còn ít nên doanh thu không đạt được kế hoạch đã đề ra. Bước qua năm 2007, công ty TNHH đã đi vào hoạt động đúng với đường lối, mục tiêu đã đề ra, nên doanh thu năm 2007 bắt đầu có bước tiến triển. Doanh thu thực hiện năm 2007 (56.410 triệu đồng ) tăng 6.010 triệu đồng so với kế hoạch đề ra( 50.400 triệu đồng ), tức đạt 111,92% , vượt 11,92% so với kế hoạch. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ. Tóm lại, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty qua 2 năm có hướng biến chuyển tốt. Tuy doanh thu thực hiện năm 2006 thấp hơn so với kế hoạch đề ra do đây là năm công ty mới được thành lập, vấp phải một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với sự đồng lòng, thống nhất từ trên xuống dưới của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, bước qua năm 2007, công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao hơn nữa những kết quả đã đạt được trong những năm tiếp theo thì công ty cần có những biệp pháp phù hợp bên cạnh việc tăng cường sự đoàn kết, nhất trí và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên vì mục tiêu phát triển chung của công ty. 4.2 Phân tích chi phí 4.2.1 Biến động chi phí qua 2 năm Nhìn vào bảng 4 ta dể nhận thấy rằng tổng chi phí của công ty đang có xu hướng ngày càng tăng. Tổng chi phí năm 2007 tăng so với năm 2006 với số tuyệt đối là 14.444.470 ngàn đồng , vượt hơn so với tổng chi phí năm 2006 là 35%. Nguyên nhân của sự tăng tổng chi phí là do sự tác động của các khoản mục chi phí trong kết cấu của tổng chi phí. Cụ thể như sau: Bảng 3 BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ QUA 2 NĂM Đvt: Ngàn đồng Khỏan mục chi phí Năm Chênh lệch 2006 2007 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 39.671.451 53.254.142 13.582.691 34.23 Chi phí bán hàng 1.280.086 1.524.785 244.699 19,1 Chi phí tài chính 1.138 1.138 Chi phí quản lý doanh nghiệp 307.181 410.703 103.522 33,7 Chi phí khác 512.420 512.420 Tổng chi phí 41.258.718 55.703.188 14.444.470 35 (Nguồn: Phòng Kế toán) Ta thấy rằng giá vốn hàng bán là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí (trung bình khoảng 96%), do đó sự biến động của nó có ảnh hưởng rất lớn đến tổng chi phí. Ở năm 2006, giá vốn hàng bán là 39.671.451 ngàn đồng, đếnnăm 2007 con số này đã là 53.254.142 ngàn đồng, tức tăng hơn năm 2006 13.582.691 ngàn đồng, tương đương 34,23 %. Do năm 2007, giá cả vật chất đều tăng, làm cho chi phí vật liệu đầu vào tăng. Bên canh đó, do năm 2007 công ty bắt đầu có nhiều khách hàng hơn, công ty tăng sản lượng mua vào và bán ra nên giá vốn hàng bán tăng. Bảng 4: CHI PHÍ SXKD THEO YẾU TỐ Đvt: Ngàn đồng Khỏan mục chi phí Năm Chênh lệch 2006 2007 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí nguyên liệu, vật liệu 19.296 66.717 47.421 245 Chi phí nhân viên 215.771 331.146 115.375 53,47 Chi phí khấu hao 27.799 121.486 93.687 337 Chi phí dịch vụ mua ngoài 90.099 129.130 39.031 43,32 Chi phí khác 151.914 198.266 46.352 30,51 Cộng 504.879 846.745 341.866 67,71 (Nguồn: Phòng Kế toán) Cùng với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Nhìn vào bảng 3ta thấy năm 2006 chi phí bán hàng là 1.280.086 ngàn đồng, đến năm 2007 chi phí này là 1.524.785 ngàn đồng, tăng 244.699 ngàn đồng, tương đương 19,1 %. Sở dĩ chi phí bán hàng trong năm 2007 tăng là do công ty tăng sản lượng mua vào và bán ra. Bên cạnh đó trong năm này công ty đã thực hiện chính sách tăng lương cho người lao động nhằm khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng của họ, cụ thể chi phí nhân viên cho năm 2007 tăng 115.375 ngàn đồng so với năm 2006, tương đương 53,47%, các chi phí còn lại: chi phí khấu hao, dịch vụ mua ngoài, chi phí khác…. cũng tăng, nhưng không đáng kể. Có thể nói biến động của chi phí nhân viên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của chi phí bán hàng . Do chi phí nhân viên tăng nên chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 103.522 ngàn đồng, tương đương 33,7 %, đó là do năm 2007 công ty bắt đầu thực hiện chính sách tăng lương cho nhân viên. Qua phân tích ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cũng đã góp phần làm tăng tổng chi phí trong năm 2007. Bên cạnh đó năm 2007 còn có sự xuất hiện của chi phí khác và chi phí tài chính. Năm 2006 con số của chi phí khác là 0, đến năm 2007 con số này là 512.420 ngàn đồng. Do đây là năm công ty thay đổi chính sách của thuế, các phần khuyến mãi đưa vào thu nhập khác, các phần xuất khuyến mãi đưa vào chi phí khác nên chi phí khác tăng. Nhìn chung, tổng chi phí năm 2007 tăng so với năm 2006 là 35%, tuy nhiên tổng doanh thu 2007 lại tăng so với năm 2006 là 35,23%, vì thế ta thấy công ty hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó ta thấy chi phí tài chính rất thấp, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty rất cao. 4.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí qua 2 năm Từ biểu đồ 2 ta thấy, tổng chi phí thực hiện năm 2006 ( 41.258 triệu đồng) thấp hơn so với kế hoạch (43.835 triệu đồng) là 2.576 triệu đồng, tương đương giảm 5,87% ,đây là một khởi đầu khá khả quan cho công ty. Tuy nhiên, tổng chi phí thực hiện giảm chưa phải là tốt, đó là do năm 2007 tổng doanh thu thực hiện chưa đạt kế hoạch đề ra, vì thế tổng chi phí thực hiện giảm cũng là điều đương nhiên. Đến năm 2007, tổng chi phí thực hiện là 55.703 triệu đồng, tăng so với kế hoạch đề ra (50.198 triệu đồng) là 5.505 triệu đồng, tương ứng tăng 11% so với kế hoạch. Tổng chi phí thực hiện năm 2007 tăng là do trong năm 2007 công ty có nhiều khách hàng hơn, do đó tổng doanh thu tăng. Bằng chứng là năm 2007 tổng doanh thu thực hiện tăng 11,92% so với kế hoạch đề ra. Do đó tổng chi phí thực hiện tăng. Biểu đồ 2 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ QUA 2 NĂM Đvt: Triệu đồng 4.3 Phân tích lợi nhuận 4.3.1 Đánh giá chung về tình hình lợi nhụân của công ty qua 2 năm Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt động của công ty trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và nhân tố tác động đến lợi nhuận của công ty và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính thì công ty còn thu được một nguồn lợi nhuận nhỏ từ hoạt động bất thường khác. Bảng 5:TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2007 so với 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 112.166.081 283.253.061 171.086.980 152,53 Lợi nhuận khác 341.792.975 451.082.650 109.289.675 31,97 Tổng lợi nhuận 453.959.056 734.335.711 280.376.655 61,76 ( Nguồn: Phòng Kế toán) Qua bảng số liệu ta thấy được rằng tổng lợi nhuận của công ty ngoài việc được hình thành từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, còn có một khoản lợi nhuận khác góp vào đó là lợi nhuận của hoạt động bất thường ngoài hoạt động kinh doanh của công ty. Nhìn vào bảng 7 ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 là 734.335.71 đồng tăng lên một khoản là 280.376.655 đồng so với năm 2006 (453.959.056 đồng) tương ứng tăng 61,76%. Tổng lợi nhuận năm 2007 tăng là do: -Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 112.166.081 đồng, đến năm 2007 thì con số này là 283.253.061 đồng, tăng 171.086.980 đồng, tăng 152,53% so với năm 2006. Nguyên nhân: trong năm 2007, giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng lên so với năm 2006, đồng thời doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng lên, tuy nhiên, khoản chênh lệch tăng của các loại chi phí này lại nhỏ hơn khoản chêch lệch tăng doanh thu. Do đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng vượt bậc so với năm 2006. - Trong kết cấu lợi nhuận của công ty, có thể nói lợi nhuận khác là nguồn lợi chủ yếu và có ảnh hưởng rất lớn đến tổng lợi nhuận sau thuế của công ty. Đây là các khoản là lợi nhuận do các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh mang lại (như thu từ cho thuê kho , lãi đầu tư tài chính, ...). Lợi nhuận khác chính là khoản chênh lệch từ thu nhập khác với chi phí khác.Thu nhập khác của công ty chủ yếu là dựa vào các chính sách khuyến mãi, chính sách thưởng của các công ty lớn khi công ty ta mua hàng của các công ty đó với số lượng lớn, đây là một chính sách nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa của họ.. Nhìn vào bảng 7 ta thấy năm 2006 lợi nhuận khác chiếm đến 75% lợi nhuận sau thuế, đến năm 2007 con số này là 61,42%. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của lợi nhuận khác đối với tổng lợi nhuận của công ty. Ở năm 2006 lợi nhuận khác là 341.792.975 đồng, đến năm 2007 là 451.082.650 tăng 109.289.675 đồng, tương đương 31,97% so với năm 2006. Nguyên nhân: năm 2007 công ty có nhiều khách hàng hơn, lượng hàng hóa mua vào nhiều hơn, do đó lợi nhuận khác tăng lên. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trải qua 2 năm có thể nói là đạt kết quả tốt. Nhưng công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa. Muốn vậy, công ty phải tích cực thực hiện các biện pháp tăng doanh thu, đồng thời công ty cũng cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn. 4.3.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận Nhìn vào biểu đồ 3 ta dễ dàng nhận thấy rằng tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra với tỷ lệ cao. Cụ thề năm 2006 kế hoạch lợi nhuận đề ra là 129.600 ngàn đồng, trong khi đó lợi nhuận đạt được là 453.9595 ngàn đồng, hơn kế hoạch đề ra 324.359 ngàn đồng, tương đương vượt kế hoạch 250,27 %. Nguyên nhân, do mới được thành lập nên công ty đề ra kế hoạch lợi nhuận hơi thấp, bên cạnh đó tổng chi phí thực hiện năm 2006 chỉ đạt 94, 13% hơn so với kế hoạch đề ra, và tổng doanh thu thực hiện đạt 94,8 % kế hoạch đề ra vì thế lợi nhuận thực hiện cũng cao hơn kế hoạch đề ra. Năm 2007 lợi nhuận thực hiện đạt 734.335 ngàn đồng, vượt kế hoạch đề ra (152.640 ngàn đồng) là 581.695 ngàn đồng, tương đương 381%.Nguyên nhân do năm 2007 công ty hoạt động bắt đầu có hiệu quả hơn, công ty có nhiều khách hàng hơn. Năm 2007 tổng doanh thu thực hiện và tổng chi phí thực hiện đều tăng so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên khoản chênh lêch tăng doanh thu thực hiện so với kế hoạch lại lớn hơn khoản chênh lệch tăng chi phí thực hiện so với kế hoạch, do đó lợi nhuận thực hiện cũng tăng so với kế hoạch đề ra. Nhìn chung, tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty qua 2 năm là rất tốt. Lợi nhuận thực hiện luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra với tỷ lệ rất cao. Qua đó cho thấy công ty hoạt động rất có hiệu quả, vì thế công ty cần giữ vững và phát huy điều này. Biểu đồ 3:TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN QUA 2 NĂM Đvt: Triệu đồng ( Nguồn: Phòng Kế toán) 4.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Dựa vào lợi nhuận ta có thể đánh giá đơn vị đó hoạt động có hiệu quả hay không. Nhưng nếu chỉ dựa vào lợi nhuận thì chưa thể phản ánh hết các các mặt hoạt động của đơn vị, do đó ta cần phải phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh như: các chỉ tiêu thanh toán, hiệu quả hoat động, khả năng sinh lời… 4.4.1 Phân tích các chỉ tiêu thanh khoản Để biết được khả năng thanh toán của công ty, chúng ta đi vào phân tích một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty. Bảng 6 : CHỈ TIÊU VỀ TÍNH THANH KHOẢN QUA 2 NĂM (2006-2007) Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch tăng (giảm) 2006 2007 2007 so với 2006 Giá trị hàng tồn kho Triệu đồng 1.449 2.693 1244 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 2.383 3.592 1184 Tài sản lưu động Triệu đồng 3.234 4.429 1195 Tỷ số thanh toán hiện thời Đồng 1,36 1,23 -0,13 Tỷ số thanh toán nhanh Đồng 0,748 0,48 -0,268 (Nguồn: Phòng kế toán ) 4.4.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời Nhìn vào bảng 9 ta thấy các chỉ số thanh khoản giảm liên tục qua các năm. Năm 2006 tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là 1,36 đồng, tức một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,36 đồng tài sản lưư động. Đến năm 2007 chỉ tiêu này là 1,23, giảm 0,13 đồng so với năm 2006. Đó là do năm 2007 tài sản lưu động tăng so với năm 2006 nhưng các khoản nợ ngắn hạn lại tăng nhiều hơn. Vì thế tỷ số thanh toán hiện thời năm 2007 thấp hơn so với năm 2006. Tuy nhiên 1,23 cũng là một tỷ số khá cao, qua đó thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khá tốt. 4.4.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh Năm 2006 tỷ số thanh toán nhanh là 0,748 đồng, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,748 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, tức là tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho. Đến năm 2007 thì tỷ suất này là 0,48 đồng, giảm 0,268 đồng so với năm 2006. Tỷ suất này giảm là do giá trị hàng tồn kho, các khỏan nợ ngắn hạn trong năm đều tăng so với năm 2006. Nhìn chung các tỷ số thanh khoản của công ty là hơi thấp, nhất là tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số này đang có xu hướng giảm, công ty cần có các biện pháp cải thiện tình trạng này. 4.4.2 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động Bảng 7 : CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUA 2 NĂM (2006-2007) Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch tăng (giảm) 2006 2007 2007 so với 2006 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng 27,36 25,7 1,66 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,1 5,4 5.7 Vòng quay tài sản cố định Đồng 62,92 100 37,08 Vòng quay tổng tài sản Đồng 10,37 12 1.63 (Nguồn: Phòng kế toán ) 4.4.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Nhìn vào bảng 10 ta dể thấy rằng các tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty khá cao. Năm 2006 tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 27,36 vòng. Đến năm 2007 thì tỷ số này là 25,7 vòng giảm 1,66 vòng so với năm 2006.Tuy nhiên đây vẫn là một tỷ số khá cao.Qua đó cho thấy tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty khá tốt, giúp công ty giảm bớt nguy cơ để hàng tồn kho trở thành hàng ứ đọng, công ty tốn ít chi phí cho việc tồn trữ. Bên cạnh đó, tốc độ quay vòng của hàng tồn kho cao cũng có mặt tiêu cực của nó đó là lượng tồn kho thấp, vì vậy khối lượng tiêu thụ hàng hoá của công ty sẽ bị hạn chế khi nhu cầu thị trường tăng. Từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Do đó, công ty cần phải dựa vào nhu cầu thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của mình để có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo không quá dư mà cũng không quá thiếu. 4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân Năm 2006 kỳ thu tiền bình quân của công ty là 11,1 ngày, tức công ty phải mất 11,1 ngày để thu hồi một khoản phải thu. Đến năm 2007 tỷ số này là 5,4 ngày, giảm 5,7 ngày so với năm 2006, chứng tỏ công ty quản lý các khoản phải thu ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân thấp có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả của khách hàng, tác động đến lợi nhuận công ty. Vấn đề này công ty cần nên quan tâm xem xét. 4.4.2.3 Vòng quay tài sản cố định Nhìn vào bảng 10 ta nhận thấy vòng quay tài sản cố định của công ty rất cao. Năm 2006 vòng quay này là 62,92 đồng, tức là bình quân trong năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 62,92 đồng doanh thu thuần. Năm 2007 vòng quay này là 100 đồng, tức là bình quân trong năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 100 đồng doanh thu thuần, tăng so với năm 2006 là 37,08 đồng. Qua đó cho ta thấy được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là rất cao. Công ty cần giữ vững và phát huy điều này. 4.4.2.4 Vòng quay tổng tài sản Ở năm 2006 vòng quay tổng tài sản là 10,37 đồng, tức là trong năm 1 đồng trong tổng tài sản tạo ra được 10,37 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2007 con số này là 12 đồng, tăng 1,63 đồng. Đây là các con số khá cao chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng tổng tài sản khá có hiệu quả. 4.4.3 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời: Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của 1 công ty. Khi công ty hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động của công ty thì ta cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với tổng doanh thu, với tổng tài sản và với vốn chủ sở hữu bỏ ra. Bảng 8:CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜI QUA 2 NĂM ( 2006-2007) Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch tăng (giảm) 2006 2007 2007 so với 2006 Doanh thu thuần Ngàn đồng 41.712.679 56.410.525 14.697.846 Tổng tài sản bình quân Ngàn đồng 4.021.926 4.685.698 663.772 Lợi nhuận ròng Ngàn đồng 453.959 734.335 298.376 Vốn chủ sở hữu bình quân Ngàn đồng 1.613.489 1.685.422 71.933 Lợi nhuận ròng / doanh thu % 1,08 1,3 0,22 Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân % 11,28 15,67 4,39 Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu % 28,13 43,56 15,43 (Nguồn: Phòng kế toán ) 4.4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu: Nhìn vào bảng ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu có sự tăng lên rõ rệt. Cụ thể năm 2006 tỷ suất này là 1,08%, tức là trong 100 đồng doanh thu có 1,08 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007 tỷ suất này là 1,3%, tức 100 đồng doanh thu có 1,3 đồng lợi nhuận, tăng 0,22% so với năm 2007. Qua đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng phát triển tốt. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp thích hợp để duy trì và nâng cao hơn nữa những kết quả đã đạt được. 4.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty là 11,28 %, tương ứng 100 đồng tài sản thì có 11,28 đồng lợi nhuận được tạo ra. Đến năm 2006 tỷ suất này tăng lên là 15,67%, tức 100 đồng tài sản thì có 15,67 đồng lợi nhuận, tăng 4,39% so với năm trước. Qua đây cho thấy sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản của công ty ngày càng hợp lý hơn đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. 4.4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Nhìn vào bảng ta dễ nhận thấy tỷ số này khá cao. Năm 2006 tỷ suất này là 28,13% tương đương 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 28,13 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2007 tỷ suất này là 43,56% tức trong 100 đồng vốn chủ sở hữu có 43,56 đồng lợi nhuận, tăng 15,43% so với năm trước. Qua phân tích ta thấy mức độ sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu khá cao và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng dần lên qua 2 năm, cho thấy công ty ngày càng tự chủ hơn về khả năng tài chính của mình. 4.5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 4.5.1 Những tồn tại, hạn chế - Hiện tại công ty chưa có phòng Marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì thế công ty còn bị hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường, khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. - Trong hoạt động kinh doanh, muốn đạt lợi nhuận tối đa thì bên cạnh việc nâng cao doanh thu, ta phải cố gắng giảm chi phí đến mức tối thiểu có thể. Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tổng chi phí. Đây là vấn đề công ty cần nên quan tâm xem xét. Bên cạnh đó chi phí bán hàng của công ty cũng khá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. - Thu nhập của cán bộ công nhân viên công ty tuy có tăng lên nhưng vẫn còn là khá thấp so với nhu cầu và mức sống xã hội như hiện nay. 4.5.2 Những kết quả đạt được - Công ty được hình thành từ công ty cổ phần đầu tư vốn thành công ty TNHH , nên công ty được hưởng các ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên từ công ty cổ phần chuyển sang đã có sẵn kinh nghiệm. Đây là một thuận lợi cho công ty. - Công ty có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, ý thức chấp hành, ý thức hoàn thành nhiệm vụ được phát huy triệt để, lề lối làm việc được đổi mới nhanh, phù hợp và khoa học. - Có được sự đoàn kết nhất trí cao trong toàn công ty. Trình độ, kinh nghiệm của từng thành viên trong công ty thường xuyên được trau dồi và nâng lên, tập thể cán bộ công nhân viên công ty có sự quyết tâm không mệt mỏi trước những thử thách, vì sự phát triển của công ty. - Thành tích nổi bật nhất của công ty thể hiện qua các kết quả cụ thể: Kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận năm 2007 tăng hơn 60 % so với năm trước. Đây là một kết quả rất khả quan cho một công ty mới chỉ thành lập được 2 năm. 4.5.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ những phân tích ở trên, ta rút ra những điểm mạnh và những điểm yếu những cơ hội và đe dọa của công ty hiện nay là: Những điểm mạnh: - Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý - Đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm,có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; có sự đoàn kết, giúp đỡ của lãnh đạo Công ty và nhân viên. - Công ty ngày càng được nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng trong tỉnh. - Hàng hóa phong phú, đa dạng. - Lợi nhuận năm sau tăng hơn 60% so với năm trước. - Có các nhà cung ứng ổn định. - Là nhà phân phối độc quyền của sản phẩm mì Vị hương tại Cần Thơ. Những điểm yếu: - Vấn đề kho bãi của công ty còn khá hạn chế so với nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay. - Công ty chưa có phòng Marketting, vì thế bị hạn chế trong vấn đề tìm kiếm thông tin. Cơ hội - Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao. - Hàng hóa mà công ty kinh doanh là những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng của con người hàng ngày. - Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO. - Môi trường kinh doanh trong nước luôn ổn định. - Thị trường tiêu thụ rộng khắp Đe dọa - Sự khó tính trong chọn lựa của khách hàng - Sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh 4.5.3.1 Ma trận SWOT Ma Trận SWOT Điểm mạnh(S) 1. Doanh thu tăng mạnh qua 2 năm. 2. Đội ngũ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm. 3. Hàng hóa phong phú, đa dạng. 4. Công ty ngày càng được sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng 5. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ , tiết kiệm chi phí quản lý Điểm yếu(W) 1. Kho bãi còn hạn chế. 2.Công ty chưa có phòng Marketing. Cơ hội(O) 1. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. 2. Thị trường tiêu thụ rộng. 3. Thuế thu nhập giảm từ 28% xuống còn 25%. 4. Môi trườngkinh doanh trong nước luôn bình ổn. Kết hợp S-O - Mở rộng thị trường tiêu thụ. Tăng doanh số bán. Kết hợp W-O - Đẩy mạnh công tác Marketing của Công ty nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Mở rộng kho bãi Đe dọa(T) 1. Nhiều đối thủ cạnh tranh. 2. Sự khó tính trong chọn lựa của khách hàng Kết hợp S-T - Củng cố và giữ vững thị trường hiện tại. - Tiết kiệm chi phí Kết hợp W-T -Quan tâm chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời tăng cường hoạch định chiến lược Marketing. Sơ đồ 2. Ma trận SWOT 4.3.2 Giải pháp tăng doanh thu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì công việc đầu tiên là phải tìm mọi biện pháp tăng khối lượng sản phẩm bán ra để tăng doanh thu. Công ty phải thường xuyên theo dõi, nắm sát diễn biến giá cả thị trường đối với tất cả các mặt hàng công ty đang kinh doanh. Từ đó giúp công ty có thể chủ động và có những chính sách phù hợp kịp thời ứng phó với những diễn biến bất lợi của giá cả thị trường đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh khác, công ty có thể thực hiện biện pháp để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới như thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá đối với khách hàng mua sản phẩm, hàng hoá với số lượng lớn hoặc là khi khách hàng thanh toán tiền trước thời hạn. Đồng thời công ty phải luôn thực hiện tốt việc giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng để tạo được lòng tin ở khách hàng nhằm nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Thiết lập kênh phân phối hiệu quả sẽ đảm bảo công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng sản lượng bán ra. Xây dựng bộ phận Marketing cho công ty. Tăng cường và chú trọng hơn nữa đến công tác Marketing, để tạo mối quan hệ ngày một bền chặt, thân thiết, lâu dài với khách hàng, đồng thời sẽ khuyến khích sức mua, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá của mình trong thời gian tới. Thực hiện chính sách khuyến mãi bằng cách chiết khấu tiền mặt cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán tiền nhanh khi mua hàng, để tăng số lượng bán ra và thu hút sự chú ý của khách hàng. Tham gia các hoạt động xã hội công ích như ủng hộ đồng bào thiên tai, bão lụt, đồng bào nghèo, người có công với cách mạng, công tác giáo dục y tế…qua đó sẽ tạo được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, của các cấp lãnh đạo, các sở ban ngành cũng như thu hút sự tín nhiệm, tin cậy, quan tâm của khách hàng. 4.3.3 Giải pháp tiết kiệm chi phí Phân tích ở trên cho thấy rằng giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Do đó việc thực hiện tiết kiệm các chi phí có liên quan như chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, … sẽ làm giảm giá vốn hàng bán giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Để tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu công ty cần có kế hoạch dự trữ và mua hàng như thế nào để cùng một khối lượng nguyên vật liệu mà chi phí bỏ ra thấp hơn. Cụ thể là thường xuyên theo dõi giá cả và tình hình biến động giá của nguyên vật liệu để có kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý. Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung ứng để được hưởng giá ưu đãi. Công ty cần tiết kiệm chi phí bán hàng. Chẳng hạn như trả lương cho nhân viên bán hàng theo phần trăm sản lượng bán ra vừa giúp công ty tiết kiệm được chi phí vừa giúp tăng sản lượng bán ra; hoặc là tiết kiệm chi phí vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đến nơi tiêu thụ bằng cách chuyên chở trên đoạn đường nào ngắn nhất hay là thoả thuận với khách hàng để khách hàng chịu chi phí đó. Hiện nay giá xăng dầu trên thế giới đang biến động không ổn định, giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí vận chuyển gia tăng, ãnh hưởng không tốt đến lợi nhuận. Vì vậy công ty cần sử dụng tối đa công suất của phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng mức sử dụng điện, nước, điện thoại, thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Để nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên , công ty có thể xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty. Đối với các nhà cung ứng công ty nên xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính lâu dài và ổn định, để có thể thu mua hàng hóa với giá cả phải chăng. Bên cạnh đó vòng quay hàng tồn kho của công ty khá cao, lượng hàng tồn kho thấp, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa khi nhu cầu thị trường tăng. Vì vậy công ty cần nên xây dựng kế hoạch hàng tồn kho, chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, không thừa mà cũng không thiếu, nhằm tránh việc bị ứ động vốn. 4.3.4. Giải pháp về giá Công ty cần áp dụng các mức giá khác nhau tùy theo các đối tượng khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình hình giá cả trên thị trường, từ đó điều chỉnh giá bán hợp lý cho từng loại khách hàng. Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Từ những phân tích ở trên ta thấy được kết quả của công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ trong 2 năm đầu hoạt động đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan: - Doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh qua 2 năm, lợi nhuận năm sau cao hơn 60% so với năm trước. -Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty chẵng những đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mà còn vượt chỉ tiêu với tỷ lệ khá cao. - Quy mô nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí. - Tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng lên giúp cho đời sống của họ ngày càng được cải thiện. - Công ty luôn có sự đồng lòng thống nhất của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, luôn có sự giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty. - Công ty đã nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty cũng gặp không ít những khó khăn, tồn tại nhất định : - Hạn chế về kho bãi, kho bãi hiện nay là khá nhỏ so với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng . - Công ty chưa có phòng Marketing, vì thế công tác tìm kiếm thông tin còn gặp nhiều khó khăn. - Giá vốn hàng bán của công ty khá cao, ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận. 5.2 Kiến nghị Qua thời gian thực tập ngắn ngủi, được tiếp xúc với tình hình thực tế tại công ty và sau khi phân tích, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, em xin phép có một số kiến nghị sau: - Công ty cần lập ra một bộ phận Marketing chuyên làm công tác thông tin, dự báo, nghiên cứu, theo dõi và nắm sát tình hình biến động về giá cả thị trường để nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác kịp thời cung cấp cho Ban lãnh đạo công ty giúp Ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định đúng đắn và chỉ đạo kịp thời cho các đơn vị trực thuộc trong việc thu mua, tạm trữ, tiêu thụ hàng hoá và thanh toán với khách hàng. - Tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí, đặt biệt là chi phí giá vốn hàng bán, giúp tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Cũng cố và giữ vững thị trường hiện tại, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ động tìm kiếm và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng để tăng sản lượng bán ra nhằm tăng doanh thu cho công ty. - Mở rộng kho bãi để phục vụ cho công tác dự trữ, đảm bảo công tác bán hàng được thuận lợi. - Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng để có thể hưởng giá ưu đãi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquantri23www.quantri34.co.cc.doc
Tài liệu liên quan