Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty than mạo khê

Qua phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê giai đoạn 2004-2006 ta rút ra một số kết luận sau: + Về thị trường: Là một Công ty có sự hình thành và phát triển từ rất lâu (Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp) vì vậy công ty được rất nhiều bạn hàng biết đến và đặc biệt đều là các bạn hàng lớn vì vậy sản lượng than của Công ty được tiêu thụ khá thuận lợi. Do vậy Công ty cần duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng trên. Ngoài ra Công ty cần xây dựng kế hoạch và có biện pháp kịp thời trong công tác tiếp thị và tìm kiếm thị trường. + Về tư liệu lao động Cần phải sử dụng triệt để, ngoài ra cần đầu tư xây dựng thay thế các trang thiết bị cũ, bên cạnh đó Công ty còn một số trang thiết bị chưa sử dụng hết. + Về lao động Công ty có đội ngũ thợ mỏ trẻ và có trình độ, bên cạnh đó số lao động gián tiếp, phụ trợ còn đông so với lực lượng sản xuất chính vì vậy Công ty cần xem xét biên chế lại đội ngũ lao động gián tiếp, phụ trợ nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho công nhân viên. + Về vị trí địa lý Nằm trong khu vực có vị trí giao thông thuận lợi.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty than mạo khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên liệu, nên giá thành năm 2005 và 2006 cao hơn giá thành năm 2004. Trong tổng doanh thu năm 2004 thì doanh thu ngoài than không đạt được mục tiêu đề ra, đây không phải là một bước lùi mà do trong năm công ty đang chuyển dần lượng lao động sản xuất khác vào sản xuất than, do vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu khác. Lợi nhuận trong năm 2005 cao hơn năm 2004, năm 2006 cao hơn so với 2005. Tuy nhiên so với kế hoạch thì lợi nhuận đã không đạt mục tiêu đề ra do trong năm công ty đã phải đầu tư nhiều hơn cho chi phí phát sinh như tiền lương, nhiên liệu … Nộp ngân sách nhà nước có tăng so với năm 2004 nhưng so với kế hoạch thì không hoàn thành, do các khoản nộp ngân sách phụ thuộc vào lợi nhuận mà lợi nhuận lại không hoàn thành so với kế hoạch. Kết thúc năm 2006 Công ty than Mạo khê đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, đó là kinh doanh có lãi, số thu đủ khả năng bù đắp những chi phí mà không cần bù lỗ của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại những ý nghĩa quan trọng. + Đánh giá khái quát mối quan hệ các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng và triển vọng của doanh nghiệp. Đánh giá nhằm xem xét sự tăng trưởng hay suy giảm. Nghiên cứu kết cấu và so sánh về trình độ, quy mô kết cấu của từng ngành Nghiên cứu kết cấu và so sánh về trình độ quy mô phát triển sản xuất với các ngành trong khu vực. + Là tài liệu cơ sở quan trọng để tập hợp các số liệu thống kê. Theo hệ thống tài sản Quốc gia. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tránh được các rủi ro trong kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học. Phân tích chung về kết quả sản xuất kinh doanh Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn kinh doanh đạt kết quả và sử dụng các yếu tố cơ bản có hiệu quả. Trong những năm gần đây Công ty gặp không ít những khó khăn thử thách trong cơ chế thị trường. Nhưng Công ty than Mạo Khê vẫn hoàn thành tốt những chỉ tiêu trên giao và đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khá tốt. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2004-2006 được thể hiện trong bảng sau. Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004-2006 Bảng 3-1 STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 04-05(%) 05-06(%) 1 Tổng doanh thu Trđ 342,410.0 401,737.0 456,553.5 117.33 113.64 2 Nguyên giá TSCĐ TB Trđ 209,839.0 290,934.0 398,144.0 138.65 136.85 3 Tổng chi phí Trđ 336,260.0 394,847.0 447,188.1 117.42 113.26 4 Lợi nhuận sau thuế Trđ 5,586.0 7,154.2 9,365.4 128.07 130.91 5 Tổng số lao động Ngời 5,351.0 5,753.0 5,813.0 107.51 101.04 Nguồn: Báo cáo kết quả sxkđầu tư, bảng theo dõi TSCĐ Và sổ theo dõi lao động. Với kết quả của giai đoạn 2004-2006 thì Công ty đang sản xuất đạt kết quả tốt năm sau cao hơn năm trước. Nguyên giá tài sản cố định và tổng chi phí năm sau cao hơn năm trước là do Công ty đầu tư vào máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng, thiết bị dụng cụ quản lý. Trong giai đoạn 2004-2006 cho thấy doanh thu của Công ty đã có bước tiến rõ rệt thể hiện ở doanh thu của Công ty năm 2005 tăng 17,32%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13,64%. Đó là do Công ty có chính sách tích cực và tìm biện pháp hữu hiệu dẫn đến hiệu quả doanh thu tăng. Qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty về doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta thấy tổng doanh thu của Công ty năm 2005 tăng 17,32% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 tăng 12.9%. Trong tổng doanh thu giai đoạn 2004-2006 thì doanh thu ngoài than không đạt được mục tiêu đề ra, đây không phải là một bước lùi mà do trong năm công ty đang chuyển dần lượng lao động sản xuất khác vào sản xuất than, do vậy đã ảnh hưởng đến doanh thu khác. Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Mục đích của phân tích là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỷ luật lao động . Ta có 2 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động. Công thức đã được trình bày ở chương 1 Áp dụng công thức ta có bảng kết quả sau: Bảng 2.5 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (Tỷ lệ %) 2004-2005 2005-2006 Doanh thu thuần Tr.đ 342,410 401,737 456,553 117.33 113.64 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5,586 7,154 9,365 128.07 130.91 Số lợng lao động Người 5,351 5,753 5,813 107.51 101.04 Năng suất LĐ Đg/ng 63,989,908 69,830,897 78,539,997 109.13 112.47 Sức sinh lợi của LĐ Đg/ng 1,043,917 1,243,560 1,611,113 119.12 129.56 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD) Qua bảng ta thấy : Năng suất lao động trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9.13%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12,47%. Sức sinh lợi của lao động : năm 2005 tăng 19,12%, năm 2006 tăng 29,56% so với năm 2005 Phân tích nhân tố làm thay đổi năng suất lao động 2005 và năm 2006: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ta có bảng kết quả sau: (xem chi tiết tại phụ lục 2) Bảng 2.6 ĐVT:đ năm nhân tố 2005 2006 Doanh thu thuần 10.312.358 9.429.898,5 Số lượng lao động -4.471.396 -7.207 Năng suất lao động 5.840,962 8.709.125,709 Năng suất lao động có xu hướng tăng cụ thể: Ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và số lượng lao động làm năng suất lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 một lượng là 5.840,962 và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.709.125,709đ. Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi bình quân của lao động năm 2005 và 2006 Bảng 2.7 ĐVT:đ năm Nhân tố 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 272.589 380.388,8 số lượng lao động -72.946 12.835,64 Sức sinh lợi của lao động 199.643 367.553 Nhận xét Sức sinh lợi của lao động có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là: do ảnh hưởng của 2 nhân tố lợi nhuận và số lượng lao động là sức sinh lợi năm 2005 tăng so với năm 2004 là 199.643đ và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 367.553đ. Tình hình sử dụng lao động trong mối liên hệ với kết quả sản xuất. Trong điều kiện sản xuất lạc hậu, trình độ công nghệ còn hạn chế thì khối lượng sản phẩm làm ra của Công ty chủ yếu là do lao động trực tiếp. Do vậy xét sự biến động của lao động phải gắn liền với kết quả sản xuất. Bảng 2.8 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG NĂM 2005 ĐVT: Tr.đồng STT Chỉ tiêu KH TH Tỷ lệ% 1 Giá trị tổng sản lượng 379.382 401.737,15 105,89 2 Số CNSX bình quân/năm/người 3005 3120 103,83 3 Số CNV bình quân theo DS 5.542 5.753 103,81 4 Tỷ trọng CNSX trong tổng số(4=2/3) 0,54 0,54 5 Tổng số ngày công của CNSX / năm(5=3*7) 913.520 936.000 102,46 6 Tổng số giờ làm việc của CNSX / năm 6.394.640 5.335.200 83,43 7 Số ngày làm việc bq của 1 CNSX / năm 304 300 98,68 8 Số giờ làm việc bq trong ngày(8=6/5) 7 5,7 81,43 9 NSLĐ bq năm của 1 CNSX(9=1/2) 126 129 101,99 10 NSLĐ bq ngày của 1 CNSX(10=1/5) 0,415 0,43 103,35 11 NSLĐ bq giờ của 1 CNSX(11=1/6) 0,059 0,08 126,92 12 NSLĐ bq năm của 1 CNV(12=1/3) 68,456 69,83 102,01 13 NSLĐ bình quân giờ của 1 CNV 0,032 0,041 Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện định mức và năng suất lao động Qua bảng trên cho ta thấy các chỉ tiêu đánh giá đều tăng so với kế hoạch đặt ra, trừ tổng số giờ công làm việc có hiệu quả và số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm. Mặc dù tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty tăng 211 người chiếm 3,8% so với kế hoạch nhưng tổng số giờ làm việc có hiệu quả giảm không bảo đảm đúng kế hoạch, số giờ công làm việc có hiệu quả trong ngày giảm, tổng số ngày công làm việc 22.480 ngày, tương ứng 2,5% so với kế hoạch. Có sự khác biệt này là do số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm 1,3 giờ/ ngày - số giờ làm việc có hiệu quả giảm. Trong năm Công ty không đạt về số giờ công theo kế hoạch chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày. Thời gian vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày thực tế. (7-5,7) *936.000 = 1.216.800 (giờ công) Như ta đã biết, năng suất lao động năm của công nhân theo chỉ tiêu giá trị là 53,72 triệu đồng, vì vậy ta có năng suất lao động giờ của công nhân là : 129 Trđ NSLĐ giờ = = 75.483 (đồng /giờ) 300 x 5,7 Thiệt hại về doanh thu là : 75.483 x 1.216.800 = 91.848 triệu đồng. Thiệt hại về sản lượng là : 464 x 1.216.800 564.595.200 = = 330.172(tấn) 300 x 5,7 1.710 (464 là năng suất lao động hiện vật trong năm của 1 CN) Doanh thu thiệt hại chiếm tỷ lệ so với tổng doanh thu năm 2004 là : 91.848 x 100% = 22, 9% 401.737,15 330.172 Sản lượng thiệt hại so với tổng sản lượng là: * 100% = 22,8% 1.447.716 Qua phân tích trên ta thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thì Công ty cần phải có biện pháp nâng cao số giờ làm việc có hiệu quả trong ngày, mặt khác Công ty cũng cần có hình thức kỷ luật thích đáng để hạn chế hiện tượng công nhân nghỉ việc không có lý do. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tài sản lưu động là toàn bộ tiền hoặc vật có chu kỳ luân chuyển trong một năm hoặc một kỳ kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta phải sử dụng 2 chỉ tiêu là sức sản xuất của TSLĐ và sức sinh lợi của TSLĐ. Áp dụng công thức đã được trình bày ở chương 1 ta có kết quả: Bảng 2.9 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSLĐ STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm Chênh lệch 2006 2005/2004 2006/2005 1 Doanh thu thuần Trđ 342,410.00 401,737.00 456,553.00 17.33 13.64 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 5,586.00 7,154.00 9,365.00 28.07 30.91 3 Tài sản lưu động BQ Trđ 93,987.00 147,281.00 183,921.00 56.7 24.88 4 Sức sản xuất của TSLĐ 3.64 2.73 2.48 -25.1 -9 5 Sức sinh lợi của TSLĐ 0.06 0.05 0.05 -18.3 0 Nhận xét: Sức sản xuất của tài sản lưu động: năm 2005 giảm so với năm 2004 là 25,1%, năm 2006 giảm 18,3% so với năm 2005. Sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 giảm so với sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2004 là 0,01 đồng tương ứng 17%. Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2005 và 2006 bằng phương pháp thay thế liên hoàn Bảng 2.10 Sức sản xuất của TSLĐ năm Nhân tố 2005 2006 Doanh thu thuần 0.403 0.298 TSLĐ bq -1.318 -0.5434 Sức sản xuất TSLĐ -0.915 -0.2454 Nhận xét Sức sản xuất của TSLĐ đều giảm trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu thuần và TSLĐ làm cho sức sản xuất của TSLĐ năm 2005 giảm 0.915 trđ so với 2004 và năm 2006 giảm 0.2454trđ so với 2005. Phân tích 2 nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 và 2006 Bảng 2.11 Sức sinh lợi của TSLĐ năm Nhân tố 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 0.011 0.012 Tài sản lưu động -0.021 -0.0097 Sức sinh lợi của TSLĐ -0.01 0.0023 Nhận xét Sức sinh lợi của TSLĐ trong giai đoạn 2004-2006 có xu hướng tăng (nhưng không đáng kể) do ảnh hưởng của hai nhân tố là lợi nhuận và tài sản lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta đi phân tích các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của tài sản lưu động. Thời gian một vòng luân chuyển. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động. Bảng 2.12 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1 Doanh thu thuần Trđ 34,241.00 401,737.00 456,553.00 59,327.00 117.33 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 5,586.00 7,154.20 9,365.00 1,568.20 128.07 3 Tài sản lưu động bình quân Trđ 93,987.00 147,281.00 183,921.00 53,294.00 156.70 4 Số vòng quay TSLĐ bình quân Lần 3.60 2.70 2.48 -0.92 74.87 5 Thời gian một vòng luân chuyển Ngày 100.19 133.81 147.04 33.63 133.56 6 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ Lần 0.27 0.37 0.40 0.09 133.56 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả sx và bảng cân đối kế toán) Doanh thu thuần Số vòng quay của TSLĐ = TSLĐ bình quân 365 ngày Thời gian một vòng luân chuyển = Số vòng quay TSLĐ TSLĐ bình quân Hệ số đảm nhiệm TSLĐ = Doanh thu thuần Từ công thức trên ta có kết quả Ta đưa ra một số nhận xét sau: + Số vòng quay của tài sản lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004, và năm 2006 giảm so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm dần trong giai đoạn 2004-2006. + Trong giai đoạn 2004 – 2006, thời gian một vòng luân chuyển tăng dần cho thấy tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động giảm dần. + Trong giai đoạn 2004- 2006 hệ số đảm nhiệm của tài sản lưu động tăng dần cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm dần so với năm 2006. 2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Thông qua việc phân tích tài sản cố định ta có thể đánh giá được tình hình sử dụng tài sản cố định và tình hình tài chính toàn doanh nghiệp nói chung. Ta phân tích 2 chỉ tiêu sau là sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ Công thức đã được trình bày ở chương 1, áp dụng công thức đó ta có kết quả ở bảng sau: Bảng 2.13 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1 Doanh thu Trđ 342,410.00 401,737.00 456,553.00 117.33 113.64 2 Lợi nhuận sau thuế Trđ 5,586.00 7,154.20 9,365.00 128.07 130.90 3 Tài sản cố định bình quân Trđ 209,839.46 290,933.86 327,581.00 138.65 112.60 4 Sức sản xuất của TSCĐ Đ/đ 1.630 1.380 1.394 84.66 100.99 5 Sức sinh lợi của TSCĐ Đ/đ 0.059 0.049 0.029 83.05 58.34 Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả sxkd và bảng cân đối kế toán Phân tích những nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 và 2006 (xem chi tiết tại phụ lục 4) Bảng 2.14 Sức sản xuất của TSCĐ Năm Nhân tố 2005 2006 Doanh thu thuần 0.204 0.167 TSCĐ -0.454 -0.154 Sức sản xuất -0.25 0.013 Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2005 và 2006 (xem chi tiết tại phụ lục 4) Bảng 2.15 Sức sinh lợi của TSCĐ Năm Nhân tố 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 0.006 0.0067 TSCĐ -0.004 -0.0028 Sức sinh lợi 0.002 0.0039 * Nhận xét: -Sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 giảm so với năm 2004 và bằng 84,62% so với năm 2004. Mặc dù năm 2006 tăng so với 2005 là 0.99 tuy nhiên lượng tăng này không tương xứng với việc đầu tư thêm 36.647 triệu đồng vào mua sắm TSCĐ. -Sức sinh lợi của tài sản cố định giai đoạn 2004-2006 tăng nhưng không đáng kể nguyên nhân là do: Việc chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nên công nhân lao động chưa thích ứng được với môi trường làm việc mới. Trong công ty đã xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, chưa phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. Kết luận: Từ phân tích trên cho ta thấy Công ty đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới rất nhiều, sức sản xuất của TSCĐ đã có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ TSCĐ chưa được sử dụng hết công suất.Vì vậy đã làm cho sức sinh lợi của TSCĐ tăng lên không đáng kẻ. Đó cũng là điều chúng ta cần suy nghĩ cho việc đầu tư và bố trí tận dụng công suất, năng lực của TSCĐ cho năm sau. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 ta sử dụng 2 chỉ tiêu là sức sản xuất và sức sinh lợi của chi phí Bảng 2.16 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ STT Các chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1 Doanh thu Tr.đ 342410 401737 456553 117.3263 113.6447 2 Chi phí Tr.đ 336260 394847 447188 117.4231 113.2560 3 Lợi nhuận Tr.đ 5586 7154.2 9365 128.0738 130.9021 4 Sức sản xuất của CP Tr/đ 1.018 1.017 1.021 99.9018 100.3876 5 Sức sinh lợi của CP Tr/đ 0.017 0.018 0.021 105.8824 116.3443 Nguồn số liệu: Báo cáo quyết toán tài chính Qua bảng trên ta thấy: Trong năm 2005 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1,017 đồng doanh thu và nhỏ hơn năm 2004 là 0,001 đồng, và thu được 0,018 đồng lợi nhuận tăng hơn so với năm 2004 là 0,001 đồng. Năm 2006 một đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.021 đồng doanh thu, tăng so với năm 2005 nhưng không nhiều. Các yếu tố làm thay đổi sức sản xuất của chi phí năm 2005 và 2006 (xem chi tiết tại phụ lục 5) Bảng 2.17 Sức sản xuất của chi phí năm Nhân tố 2005 2006 Doanh thu thuần 0.15 0.1225 Chi phí -0.151 -0.119 Sức sản xuất của chi phí -0.001 0.0035 Nhận xét Sức sản xuất của chi phí có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2006 nhưng không đáng kể cụ thể là năm 2005 sức sản xuất đã giảm so với năm 2005 là 0.001 và năm 2006 tăng hơn năm 2005 là 0.0035. Bảng 2.18 Sức sinh lợi của chi phí năm Nhân tố 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 0.004 0.0049 Chi phí -0.003 -0.0021 Sức sinh lợi 0.001 0.0028 Nhận xét Sức sinh lợi của chi phí tăng trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0.001 và năm 2006 tăng 0.0028 so với 2005. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ta sử dụng 2 chỉ tiêu là sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn Áp dụng công thức được trình bày ở chương 1 ta có bảng sau: Bảng 2.19 BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN STT Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005 1 Doanh thu thuần Tr.đ 342410.00 401737.00 456553.00 117.33 113.64 2 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5586.00 7154.20 9365.00 128.07 130.90 3 Tổng vốn bình quân Tr.đ 270041.00 363200.00 439500.00 134.50 121.01 4 Sức sản xuất của vốn Tr.đ 1.2680 1.1060 1.0388 87.22 93.92 5 Sức sinh lợi của vốn Tr.đ 0.0210 0.0200 0.0213 95.24 106.54 Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán Các yếu tố làm thay đổi sức sản xuất của vốn năm 2005 và 2006 (xem chi tiết phụ lục 6) Bảng 2.20 Sức sản xuất của vốn Nhân tố năm 2005 2006 Doanh thu thuần 0.163 0.1247 Tổng vốn bq -0.325 -0.1920 Sức sản xuất của vốn -0.162 0.0673 Ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và vốn làm cho sức sản xuất có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là năm 2005 giảm so với năm 2004 một lượng 0.162 nhưng đến năm 2006 tình hình được cải thiện và tăng 0.0673 so với 2005. Các yếu tố làm thay đổi sức sinh lợi của vốn năm 2005 và 2006 (chi tiết phụ lục 6) Bảng 2.21 Sức sinh lợi của vốn năm Nhân tố 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 0.005 0.005 Tổng vốn bq 0.006 -0.0034 Sức sinh lợi của vốn -0.001 0.0016 Nhận xét Do ảnh hưởng của 2 nhân tố lợi nhuận và vốn là sức sinh lợi năm 2005 giảm 0.001 so với 2004 và năm 2006 tăng 0.0016 so với 2005. Tổng hợp kết quả phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản Qua phân tích các yếu tố sử dụng cơ bản trong sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê ta thấy các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình hoạt động sản suất kinh doanh để giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát hơn ta tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự thay đổi của hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản mà ta đã xét. Bảng 2.22 bảng tổng hợp các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sxkd STT Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản So sánh và nhận xét 2004 2005 2006 05/04 nhận xét 06/05 nhận xét Sức SX của các yếu tố 1 Lao động 63.990 69.830 78.540 109.126 tốt 112.473 tốt 2 Tài sản lưu động 3.64 2.73 2.480 74.875 xấu 90.84 xấu 3 Tài sản cố định 1.630 1.380 1.394 84.66 xấu 101.014 tốt 4 Chi phí 1.018 1.017 1.021 99.902 xấu 100.39 tốt 5 Vốn 1.268 1.106 1.0388 87.224 xấu 94 xấu Sức SL của các yếu tố 1 Lao động 1.000 1.200 1.611 129.60 tốt 134.250 tốt 2 Tài sản lưu động 0.059 0.049 0.050 83.051 xấu 102.041 tốt 3 Tài sản cố định 0.059 0.049 0.029 83.051 xấu 59.184 xấu 4 Chi phí 0.017 0.018 0.021 105.88 tốt 116.667 tốt 5 Vốn 0.021 0.020 0.0213 95.238 xấu 106.500 tốt Qua bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản giai đoạn 2004-2006 của Công ty than Mạo khê ta có nhận xét: Yếu tố sử dụng kém hiệu quả nhất của Công ty than Mạo khê là tài sản lưu động, tài sản cố định, chi phí(chi phí bán hàng và chi phí từ hoạt động tài chính), sử dụng vốn. Đây chính là nguyên nhân làm giảm doanh thu và lợi nhuận Cụ thể: Về lao động Chất lượng lao động KẾT CẤU SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG TY THAN MẠO KHÊ NĂM 2005 ĐVT: Người Bảng 2-23 STT Loại lao động Năm 2004 Năm 2005 Số người Kết cấu % người Kết cấu% I Công nhân SXCN 2.833 52,94 3.120 54,23 II Phục phụ phụ trợ 1.359 25,40 1.390 24,16 III Quản lý xí nghiệp 431 8,05 452 7,86 IV Xây lắp 348 6,50 431 7,49 V Sản xuất cơ khí 221 4,13 270 4,69 VI Sản xuất khác 159 2,97 90 1,56 5.351 100 5753 100 Nguồn số liệu: Sổ theo dõi lao động Từ bảng kết cấu số lượng lao động của Công ty than Mạo khê năm 2005 ta nhận thấy số lượng công nhân viên lao động gián tiếp là rất lớn (1790 người) chiếm 33,4% tổng số lao động trong toàn Công ty. Mặt khác Công ty chưa áp dụng tin học trong quản lý nên đội ngũ nhân viên còn đông và bộ máy thì tương đối cồng kềnh. + Cơ cấu lao động Công ty than Mạo khê năm 2005: Lao động phổ thông vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số công nhân viên được thể hiện qua bảng cơ cấu lao động sau: Bảng 2.24 CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÔNG TY NĂM 2005 STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu % I Tổng số công nhân viên 5753 100 1 Cán bộ 620 10,78 2 Nhân viên hoặc nhân viên kỹ thuật 64 1,11 3 Nhân viên phục phụ 19 0,33 4 Công nhân 5050 87,78 II Trình độ 1 Trên đại học 9 0,16 2 Đại học và cao đẳng 921 16 3 Trung học chuyên nghiệp 824 15,4 4 Lao động phổ thông 3929 68,3 Nguồn: Sổ theo dõi lao động;Báo cáo lao động và thu nhập + Tình hình sử dụng thời gian lao động: chưa tận dụng hết thời gian lao động, vẫn xảy ra tình trạng công nhân nghỉ việc không rõ lý do hoặc là lý do không chính đáng. Về tình hình sử dụng máy móc thiết bị: .Bảng 2.25 BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TSCĐ CỦA CÔNG TY ĐVT: Tr đồng Loại TSCĐ Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Nguyên giá % Nguyên giá % Mức Tỷ lệ TSCĐ Dùng trong sx 276.965,51 100 304.902,20 110,09 27.936,69 10,09% -Phương tiện kỹ thuật 132.630,83 47,9 144.345,93 47,34 11.715,11 -0,56% -Nhà cửa-vật kiến trúc 144.334,68 52,1 160.556,23 52,66 16.221,55 0,56% Nhận xét tổng số TSCĐ của doanh nghiệp năm 2005 so với năm 2004 tăng 10,09% tương ứng 27.936,69 Tr.đồng. TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc tăng 16.221,55 Tr.đồng trong khi phương tiện sản xuất chỉ tăng 11.715,11 Tr.đồng ta thấy đơn vị đầu tư vào TSCĐ là chưa hợp lý. + Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ: Bảng 2.26 PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2005 STT Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Thiết bị vận tải Thiết bị, dụng cụ QL Tổng I Số đầu năm 1 Nguyên giá 144.344,68 60.881,70 66.138,69 5.610,44 276.975,51 2 Hao mòn luỹ kế 70.273,70 28.029,27 28.241,80 2.945,40 129.490,17 3 Giá trị còn lại 74.070,98 32.852,43 37.896,89 2.665,04 147.485,34 4 Tỷ lệ hao mòn % 48,68 46,04 42,70 52,50 189,92 II Số cuối năm 1 Nguyên giá 160.556,13 69.341,71 68.330,21 6.674,01 304.902,06 2 Hao mòn luỹ kế 84.408,35 31.622,20 30.151,11 3.512,24 149.693,90 3 Giá trị còn lại 76.147,78 37.719,51 38.179,10 3.161,77 155.208,16 4 Tỷ lệ hao mòn % 52,57 45,60 44,13 52,63 49,10 Nhận xét: TSCĐ của Công ty tương đối cũ hệ số hao mòn đầu năm là 48,68% số cuối năm là 52,57%. Với thiết bị sản xuất hệ số hao mòn đầu năm 46,04% và số cuối năm là 45,6%. Trong năm chưa chú trọng đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đây là loại tài sản cố định quan trọng nhất nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng xuất chất lượng sản phẩm. Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện ở mỗi đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Hiệu suất càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty càng tốt. Hiệu suất sử dụng TSCĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Giá trị sản lượng Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá bình quân Ta có bảng phân tích sau: Bảng 2.27 HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2005 ĐVT: Tr.đồng Loại TSCĐ Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Mức Tỷ lệ % Giá trị tổng sản lợng 379.382,00 401.737,15 22.355,15 5,89 Nguyên giá TSCĐ bình quân 209.839 290.934 81.094,40 38,65 Hiệu xuất sử dụng TSCĐ 1,81 1,38 -0,43 -23,62 Phân tích ảnh hưởng của TSCĐ: Giá trị tổng sản lượng tăng 22.355,15 Tr.đồng là do nguyên giá bình quân TSCĐ tăng và hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm. Do nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng 81.094,4 Tr.đồng làm tăng giá trị tổng sản lượng là: 81.094,4 x 1,81 = 146.780,86 Tr.đồng Do hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm nên tổng giá trị sản lượng giảmlà 290.934 x (-0,43) = -125.101,62% Cộng ảnh hưởng của 2 nhân tố ta được 146.780,86 + (-125.101,62)= 22.355 Tr.đồng. Nhận xét: Qua phân tích hiệu số TSCĐ đã sử dụng trong kỳ đã cho thấy công tác quản lý khai thác và sử dụng tài sản cố định của Công ty than Mạo khê chưa thực sự hiệu quả, Công ty đã không sử dụng hết năng lực hiện có của TSCĐ. Tóm lại: Qua phân tích 3 chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định của Công ty Cơ cấu TSCĐ Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ Ta rút ra kết luận chung về TSCĐ của nhà máy như sau. 1-Trang thiết bị của nhà máy cũ chưa được đầu tư nâng cấp 2-Việc đầu tư vào TSCĐ trong năm mới chỉ đầu tư tập chung vào các công trình kiến trúc nên chưa phát huy được hiệu quả. 3-Việc sử dụng TSCĐ của Công ty chưa được tốt, khai thác và sử dụng chưa hợp lý nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế. Kết luận chung về phân tích đánh giá Qua phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê giai đoạn 2004-2006 ta rút ra một số kết luận sau: + Về thị trường: Là một Công ty có sự hình thành và phát triển từ rất lâu (Trong thời kỳ kháng chiến chống pháp) vì vậy công ty được rất nhiều bạn hàng biết đến và đặc biệt đều là các bạn hàng lớn vì vậy sản lượng than của Công ty được tiêu thụ khá thuận lợi. Do vậy Công ty cần duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng trên. Ngoài ra Công ty cần xây dựng kế hoạch và có biện pháp kịp thời trong công tác tiếp thị và tìm kiếm thị trường. + Về tư liệu lao động Cần phải sử dụng triệt để, ngoài ra cần đầu tư xây dựng thay thế các trang thiết bị cũ, bên cạnh đó Công ty còn một số trang thiết bị chưa sử dụng hết. + Về lao động Công ty có đội ngũ thợ mỏ trẻ và có trình độ, bên cạnh đó số lao động gián tiếp, phụ trợ còn đông so với lực lượng sản xuất chính vì vậy Công ty cần xem xét biên chế lại đội ngũ lao động gián tiếp, phụ trợ nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho công nhân viên. + Về vị trí địa lý Nằm trong khu vực có vị trí giao thông thuận lợi. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động SXKD Yếu tố làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê đó là chi phí, tài sản lưu động, vốn..., ngoài ra Công ty còn chưa tận dụng hết khả năng vốn có như sử dụng tài sản cố định chưa hiệu quả, số công nhân lao động gián tiếp quá nhiều . . . Nguyên nhân ảnh hưởng tới lợi nhuận Nguyên nhân đầu tiên là chi phí tăng làm giảm lợi nhuận trong đó có các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí từ hoạt động tài chính đều tăng cao. Tóm lại : Qua việc phân tích ở trên thì các nguồn tiềm năng của Công ty thì một số đã được sử dụng và khai thác triệt để và từ những nguyên nhân làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận ta đã rút ra được phương án chiến lược đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư cho khoa học công nghệ và quản lý sử dụng vốn, chi phí … Có như vậy chúng ta mới nâng cao được hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. Nền kinh tế của đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới, toàn diện trên mọi lĩnh vực đó là nền kinh tế thị trường. Trong đó ngành công nghiệp đang là ngành được nhà nước trú trọng đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hay sản xuất kinh doanh có hiệu quả đều phải hoạch định một chiến lược sản xuất kinh doanh. Chiến lược quản lý nhân sự, nguyên, nhiên vật liêu, máy móc thiết bị . . . Đối với Công ty than Mạo khê qua việc phân tích khái quát về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích các tiềm năng của Công ty trong 2 năm 2004-2005 ta thấy một số thuận lợi và khó khăn mà Công ty đang gặp phải và triển vọng phát triển trong những năm tới. Thuận lợi: Công ty than Mạo Khê là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nên một phần lớn sản lượng than khai thác hàng năm được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao tiêu. Địa bàn của Công ty lằm trong khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa của Công ty đi tiêu thụ, mặt khác tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng về kinh tế, du lịch và khai thác khoáng sản. Do vậy Công ty có điều kiện khai thác các thế mạnh sẵn có đó để phát triển. Lực lượng lao động trẻ khỏe, có tay nghề cao được thử thách và lao động trong môi trường đặc biệt của ngành mỏ. Khó khăn: Công ty than Mạo Khê là một công ty được thành lập từ thời kỳ kháng chiến chống pháp vì vậy nhà xưởng, máy móc thiết bị đã xuống cấp trữ lượng than thì cạn kiệt. Việc xây dựng các định mức còn chưa sát, quản lý lao động còn lỏng lẻo dẫn đến các chi phí phát sinh lớn. Công tác hạch toán kế toán tuy đã chấp hành đúng nguyên tắc kế toán thống kê nhưng khâu thanh quyết toán chưa được tuân thủ triệt để nên đã làm cho công nợ về cuối năm tồn đọng nhiều, xẩy ra tình trạng chiếm dụng vốn ở mức cao làm cho tình hình của Công ty xấu đi. + Trong khuôn khổ của đề tài thiết kế tốt nghiệp em xin đề xuất một số biện pháp với Công ty than Mạo Khê nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những năm tới. * Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động - Như đã phân tích ở mục 2.2.1 chương 2 ta thấy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một trong những giải pháp là công ty cần phải có biện pháp nâng cao số giờ làm việc có hiệu quả trong ngày. Mặt khác công ty cũng cần có hình thức kỷ luật thích đáng để hạn chế hiện tượng công nhân nghỉ việc không lý do hoặc lý do không chính đáng. - Kiện toàn bộ máy gọn nhẹ, bố trí hợp lý lao động trên dây truyền sản xuất. - Nâng cao chất lượng lao động: trình độ tay nghề, chuyên môn, tận dụng thời gian lao động, thực hiện triệt để các định mức lao động. - áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. - Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế (chế độ thưởng phạt kịp thời) nhằm khuyến khích người lao động, kích thích sự sáng tạo trong lao động. - Giáo dục nâng cao ý thức người lao động, vì ý thức của người lao động rất quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng, dù máy móc có tốt nhưng ý thức của người lao động kém vẫn dẫn đến tình trạng sai hỏng nhiều. Các biện pháp trên nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động *Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Lập và thực hiện kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, khi tiến hành đầu tư phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động, tập trung vốn cho máy móc thiết bị, đổi mới thiết bị, thực hiện hiện đại hoá và ứng dụng công nghệ tiên tiến. - Với vốn cố định: sử dụng tối đa công suất của thiết bị, tài sản cố định nhằm tiết kiệm chi phí cố định, có kế hoạch khấu hao tài sản cố định hợp lý trên cơ sở giá thành nhằm tạo nguồn vốn để đổi mới thiết bị công nghệ. Giảm thiết bị dự phòng (những thiết bị chủ yếu) như máng cào, các động cơ điện công suất lớn,... Giảm tồn kho thiết bị dự trữ. - Với vốn lưu động: Sử lý đồng vốn hợp lý ở tất cả các khâu: mua hàng, dự trữ hàng, lưu thông hàng hoá. Giảm hệ số công nợ, tăng số vòng quay của vốn lưu động. Giảm tồn kho thành phẩm và bán thành phẩm, giảm nguyên vật liệu dự trữ như thuốc nổ, xi măng, gỗ chống lò,.... Cân đối sản xuất và tiêu thụ hợp lý. * Đối với nhóm chỉ tiêu làm tăng sản lượng doanh thu: - Mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh - Phấn đấu nâng cao sản lượng tiêu thụ nâng cao giá bán trên cơ sở sản phẩm đạt chất lượng cao, người mua có thể chấp nhận được. - Mở rộng thị trường trên cơ sở: Tìm khách hàng mới: mỗi sản phẩm đều có một lượng khách hàng tiềm năng, vì một lý do nào đó chưa biết, chưa vừa ý sản phẩm của doanh nghiệp do vậy bằng biện pháp nào đó có thể là dùng thử, tặng sản phẩm của doanh nghiệp làm cho họ biết đến sản phẩm của doang nghiệp và dẫn đến sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Làm tăng khả năng mua: Khả năng mua của khách hàng đều có giới hạn do điều kiện tài chính, tăng khả năng mua bằng các cách đổi mới cơ chế: mua trả góp, bảo hành. Làm tăng ý muốn mua sắm: Thông qua việc đầu tư quảng cáo, thiết kế bao bì sản phẩm, giới thiệu tính năng tác dụng... Điều quan trọng là doanh nhiệp phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm để tạo uy tín cho sản phẩm trên thị trường. * Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Muốn nâng cao hiệu quả trước hết cần tìm mọi biện pháp giảm giá vốn hàng bán (giảm giá thành sản xuất) Giá vốn hàng bán bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các biện pháp làm giảm giá thành: - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào: Tiết kiệm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, muốn tiết kiệm nguyên vật liệu cần phải: Lập kế hoạch một cách chi tiết. - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp sát với thực tế. - Bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất. - Giáo dục và nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm cho người lao động. Cụ thể đối với công ty than Mạo Khê cần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu gỗ chống lò: Cơ sở của biện pháp. Qua phần phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta thấy giá vốn hàng bán tăng 1.549, 4 triệu đồng, để tìm hiểu nguyên nhân tăng này ta đi tìm hiểu sâu hơn về chi phí giá thành cho một tấn than sạch. Giá thành than sạch theo yếu tố chi phí STT Yếu tố chi phí TH 2004 KH 2005 TH 2005 So với 2004 So với KH Tổng chi phí (Trđ) Zđv, d/T Tổng chi phí (Trđ) Zđv, d/T Tổng chi phí (Trđ) Zđv, d/T Tổng chi phí (Trđ) Zđv, d/T Tổng chi phí (Trđ) Zđv, d/T 1 Nguyên liệu, vật liệu 64.180 51.223 66.152 50.115 87.311 60.310 23.131 9.087 21.159 10.195 2 Nhiên liệu 3.840 3.065 8.975 6.799 3.879 2.679 39 -386 -5.096 -4.120 3 Động lực 11.567 9.232 14.832 11.236 11.871 8.200 304 -1.032 -2.961 -3.036 4 Tiền lương 98.911 78.943 128.719 97.514 134.201 92.698 35.290 13.755 5.482 -4.816 5 BHXH, YT, CĐ 9.043 7.218 9.580 7.258 9.919 6.852 876 -366 339 -406 6 Khấu hao TSCĐ 19.876 15.864 26.659 20.196 20.537 14.186 661 -1.678 -6.122 -6.010 7 Dịch vụ thuê ngoài 33.433 26.683 38.894 29.465 51.535 35.598 18.102 8.915 12.641 6.133 8 CP Bằng tiền khác 12.820 10.232 51.699 39.166 16.562 11.440 3.742 1.208 -35.137 -27.726 Giá thành toàn bộ 253.670 202.460 345.510 261.749 335.815 231.963 82.145 29.503 -9.695 -29.786 Sản lượng than sach (T) 1.252.945 1.320.000 1.447.716 194.771 127.716 Qua bảng trên ta thấy chi phí nguyên vật liệu năm 2005 tăng 23.131 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng với 9.087 đồng / tấn và tăng 21.159 triệu đồng so với kế hoạch tương ứng 10.195 đồng / tấn. Nguyên nhân chính là do Công ty sử dụng, bảo quản vật tư chưa hợp lý, định mức vật tư chưa sát thực tế, vật tư thay thế kém, các phân xưởng sản xuất ở xa nơi cấp phát vật tư nên ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình vận chuyển, ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất. Hàng năm Công ty dự tính mất khoảng 2% hao hụt nguyên vật liệu là gỗ lò. Nhu cầu thực tế năm 2005 của Công ty là 52.118 m3 gỗ (tổng sản lượng khai thác nhân với định mức là 0,036 m3) 52.118 x 0,02 = 1.042,36 m3 Như vậy, lượng hao hụt gỗ trong năm 2005 là quá lớn lý do lớn nhất là do không bảo quản tốt, không có kho chứa và rãnh thoát nước dẫn tới việc gỗ bị mục, kém chất lượng không đưa và sử dụng được Tổng số tiền hao hụt gỗ là: 1.042,36 x 1.675.256 = 1.746.219.844 đồng Ta dự tính đầu tư thêm 16 nhà kho chứa gỗ cho 12 phân xưởng khai thác than và 4 phân xưởng khai thác đá với tổng số tiền là: 240.000.000 đồng, khấu hao trong 10 năm 240.000.0000 Vậy mức khấu hao trung bình năm = ----------------- = 24 Tr đồng /năm 10 Như vậy Công ty đã tiết kiệm được: 1.746 Trđồng – 24 Trđồng = 1.722 Trđồng /năm Số tiền tiết kiệm được cho 1 tấn than sau khi áp dụng biện pháp là: 1.722 Trđồng ---------------- = 1.189 đồng / tấn 1.447.716 Kết luận: Sau khi áp dụng biện pháp: +Chi phí khấu hao tài sản cố định trong giá thành đơn vị tăng: 24.000.000/1.447.716 = 17 đồng / tấn +Chi phí vật liệu trong giá thành đơn vị giảm là: 1.722 Trđồng /1.447.716 = 1.189 đồng / tấn +Giá thành đơn vị giảm được là: 1.189 đồng / tấn – 17 đồng / tấn = 1.172 đồng / tấn Tương ứng với số tiền tiết kiệm được là: 1.172 đồng * 1.447.716 tấn = 1.696, 7 Trđồng Qua đây ta rút ra kết luận: Công ty phải phát huy tinh thần trách nhiệm của người lao động trong việc sử dụng và bảo quản vật tư nhiên liệu hợp lý, đúng công dụng, đúng mục đích. Tuyên dương khen thưởng bằng hiện vật đối với cán bộ công nhân viên lao động giỏi đồng thời có biện pháp xử lý với những hành vi lãng phí của công, không chấp hành tốt các quy định về quản lý vật tư của Công ty. Tiết kiệm lao động: Sử dụng hợp lý lao động, bố trí đúng nghề đúng chuyên môn, bậc thợ, quản lý tốt thời gian lao động, dùng tiền lương tiền thưởng làm đòn bẩy nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, giảm chi giá thành. - Sử dụng tối đa công suất của thiết bị, có chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, làm giảm chi phí khấu hao. - Sử dụng vốn hợp lý trong quá trình dự trữ - sản xuất - tiêu thụ nhằm giảm chi phí lãi vay. - Lựa chọn cán bộ quản lý, tinh giảm bộ máy quản lý để chi phí quản lý là thấp nhất. - Nâng cao sản lượng tiêu thụ để làm giảm chi phí bán hàng. - Mở rộng quy mô sản xuất, làm tăng thuận lợi cho khách hàng trong sử dụng sản phẩm và dịch vụ. - Phát triển thêm các sản phẩm mới, mở rộng thêm nhiều thị trường. Trên đây là một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở vận dụng các vấn đề lý thuyết chung đã đề cập, vận dụng những kiến thức đã học được và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty than Mạo khê đã đạt được, đồng thời thấy rõ những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo khê. KẾT LUẬN Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuát phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Bên cạnh đó doanh nghiệp muốn thực hiện mục tiêu bao trùm , lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn phái nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nên em đã làm đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty than Mạo Khê”, bài viết trên đây đã đưa ra những vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở vận dụng các vấn đề lý thuyết chung đã đề cập, vận dụng những kiến thức đã học được và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty than Mạo khê đã đạt được, đồng thời thấy rõ những khó khăn, vướng mắc, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền “Giáo trình quản trị kinh doanh”,NXB lao động- xã hội. PGS. TS Phạm Thị Gái "Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh", NXB Thống kê Trang web bộ kế hoạch đầu tư: Lý lịch tài sản cố định của công ty than Mạo Khê Sổ theo dõi tài sản cố định của công ty than Mạo Khê Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004, 2005, 2006 Bảng theo dõi tài sản cố định của công ty Bảng cân đối kế toán của công ty trong năm 2004, 2005, 2006. Báo cáo thực hiên định mức và năng suất lao động năm 2005 Báo cáo quyết toán tài chính năm 2004, 2005, 2006 Sổ theo dõi lao động năm 2005 Báo cáo lao động và thu nhập năm 2004, 2005, 2006 PGS. TS Đặng Đình Đào, PGS. TS Hoàng Đức Thân "Giáo trình kinh tế thương mại", NXB Thống kê Hà Nội 2002 Bùi Thu Hạnh 2003 "Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Dệt may Sơn Nam", Tạp chí Thương mại số 10 trang 15, 16. GIÁM ĐỐC CÔNG TY Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Cơ điện Phó Giám đốc Sản xuất Phó Giám đốc Tiêu thụ Kế toán trưởng Phó Giám đốc đầu tư XD Phó Giám đốc đời sống Giám đốc TTYT than Mạo Khê Phòng trắc địa-ĐC Phòng An toàn Phòng Công trình Phòng Kỹ thuật Phòng Cơ điện Phòng Vi tính Phòng CĐSX Phòng TT-KCS Phòng Kế hoạch Phòng Tổ chức LĐ Phòng Kiểm toán Phòng BV-QSTT Phòng Vật tư Phòng KTTC Phòng ĐT-XD Ban thi đua Phòng HCQT TTYT than Mạo Khê PX khai thác 7 PX khai thác 6 PX khai thác 5 Đội thông gió CC PX Đá số 1 PX Đá số 2 PX Đá số 4 PX Đá số 5 PX Khai thác 1 PX Khai thác 2 PX khai thác 3 PX khai thác 4 PX Khai thác 8 PX Khai thác 9 PX Khai thác 10 PX Khai thác 12 PX vận tải 12 PX sản xuất VLXD PX ô tô PX cơ khí PX Điện nước PX Sàng PX Xây dựng PX sàng tuyển thủ công PX Sản xuất VL PX Bến PX vận tải 1 Ngành đời sống PX Cung cấp nước CHỦ TỊCH CÔNG TY Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phân tích nhân tố làm thay đổi năng suất lao động 2005 và năm 2006: Năm 2005 : Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 nên năng suất lao động tăng là: 401.737 342.410 - = 69.830.897- 59.518.512 = 10.312.358 đ 5.753 5.753 - Ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động : Số lượng lao động năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 402 nên sức lao động giảm là: 342.410 342.410 - = 59.518.512- 63.989.908 = -4.471.396 đ 5.753 5.351 Tổng hợp 2 nhân tố lại ta có: 10.312.358 + (-4.471.396) = 5.840.962 đ . Năng suất lao động năm 2005 tăng: 5.840.962 đ so với năm 2004 do ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu và số lượng lao động nhưng nhân tố doanh thu tác động mạnh nhất. Năm 2006: Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: Doanh thu năm 2006 tăng so với 2005 làm năng suất lao động tăng: - Ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động: Số lượng lao động năm 2006 tăng so với năm 2005 nên năng suất lao động giảm là: Tổng hợp hai nhân tố lại ta có: 9429898.50 + (-720772.7939) = 8709125.709 (đ) Năm 2006 năng suất lao động tăng 8709125.709 (đ) do ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và số lượng lao động Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi bình quân của lao động năm 2005 và 2006 Năm 2005: Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 dẫn đến sức sinh lợi của lao động tăng là: 7.154,2 5.586 - = 1.243.560 -970.971 = 272.589 đ 5.753 5.753 Ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 402 nên sức sinh lợi của lao động giảm là: 5.586 5.586 - = 970.971 -1.043.917 = -72.946 đ 5.753 5.351 Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: Tổng hợp hai nhân tố lại ta có: 272.589 +(-72.946) = 199.643 (đồng). Vậy sức sinh lợi của năm 2005 tăng so với năm 2004 là 199.643 (đồng). Năm 2006: Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận Lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 nên sức sinh lợi của lao động tăng là: Ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động Số lượng lao động năm 2006 tăng so với 2005 làm sức sihnh lợi của lao động giảm là: Tổng hợp hai nhân tố lại ta có: 380388.7838 + (-12835.6430) = 367553.1407(đ) Phụ lục 3 Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản lưu động: Năm 2005: Do doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004, dẫn đến sức sản xuất tăng là: 401.737 342.410 - = 2,728 –2.325 = 0,403 147.281 147.281 Do tài sản lưu động bình quân năm 2005 tăng so với năm 2004 nên sức sản xuất giảm là: 342.410 342.410 - = 2,325 –3.643 = - 1,318 (trđ) 147.281 93.987 Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,403 + (-1,318) = -0,915 (trđ). Vậy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2005 giảm 0,915 (trđ) so với năm 2004 do ảnh hưởng mạnh của nhân tố tài sản lưu động. Năm 2006: Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: Doanh thu năm 2006 tăng làm sức sản xuất của tài sản lưu động tăng 0.298 Ảnh hưởng của nhân tố TSLĐ: Lợi nhuận năm 2006 tăng làm sức sản xuất của tài sản lưu động giảm Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố lại ta có: 0.298 + (-0.5434) = -0.2454 Phân tích 2 nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 và 2006 Năm 2005 -Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 dẫn đến sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng. 7.154,2 5.586 - = 0,049 – 0.038 = 0,011 147.281 147.281 -Ảnh hưởng của nhân tố tài sản lưu động: Tài sản lưu động bình quân năm 2005 tăng so với năm 2004 làm sức sinh lợi giảm 5.586 5.586 - = 0,038 – 0.059 = - 0,021 147.281 93.987 Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,011 +(- 0,021) = - 0,01 Sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0,01 do ảnh hưởng mạnh của nhân tố tài sản lưu động. NĂM 2006 Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho sức sinh lợi của TSLĐ giảm Tổng hợp hai nhân tố lại ta có: 0.012 + (-0.0097) = 0.0023 Vậy sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0.0023 do ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố lợi nhuận. Phụ lục 4 Phân tích những nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 và 2006 Năm 2005 - Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu : Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004, dẫn đến sức sản xuất của tài sản cố định tăng: 401.737 342.410 - = 1,381 – 1,177 = 0,204 290.933,86 290.933,86 - Ảnh hưởng của nhân tố tài sản cố định : Tài sản cố định bình quân tăng năm 2005 so với năm 2004 lên sức sản xuất của tài sản cố định giảm là: 342.410 342.410 - = 1,177 – 1,631 = - 0,454 290.933,86 209.839,46 Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,204 + (-0,454) = -0,25 Vậy sức sản xuất của tài sản cố định năm 2005 giảm 0.25 so với năm 2004. Năm 2006 -Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 làm sức sản xuất của TSCĐ tăng một lượng - Ảnh hưởng của nhân tố TSCĐ: TSCĐ tăng làm cho sức sản xuất của nó giảm một lượng Tổng hợp 2 nhân tố lại ta có: 0.16+ (- 0,154)= 0.013 Vậy sức sản xuất của TSCĐ năm 2006 đã tăng so với năm 2005 một lượng là 0.013 Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2005 và 2006 NĂM 2005 -Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004 dẫn đến sức sinh lợi của tài sản cố định tăng 7.154,2 5.586 - = 0,025 – 0.019 = 0,006 290.933,86 290.933,86 - Ảnh hưởng của nhân tố TSCĐ: Tài sản cố định bình quân năm 2005 tăng so với năm 2004 làm sức sinh lợi giảm 5.586 5.586 - = 0,019 – 0,023 = - 0,004 290.933,86 209.839,46 Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0,006 +(- 0,004) = -0,002 Đó chính là sức sinh lợi của tài sản cố định năm 2005 giảm so với năm 2004. Năm 2006 - Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho sức sinh lợi của TSCĐ tăng - ảnh hưởng của nhân tố TSCĐ: TSCĐ năm 2006 tăng so với năm 2005 làm cho sức sinh lợi giảm một lượng Tổng hợp 2 nhân tố lại ta có: 0.0067 + (-0.0028)= 0.0039 .Vậy sức sinh lợi của TSCĐ năm 2006 tăng 0.0039 so với năm 2005. phụ lục 5 Các yếu tố làm thay đổi sức sản xuất của chi phí năm 2005 và 2006 Năm 2005 Doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 dẫn đến sức sản xuất tăng là: 401.737 342.410 - = 1,017 – 0.867 = 0,15 394.847 394.847 Do chi phí năm 2005 tăng so với năm 2004 nên sức sản xuất của chi phí giảm: 342.410 342.410 - = 0,867 – 1.018 = - 0,151 394.847 336.260 Tổng hợp 2 yếu tố trên ta có: 0,15 + (-0,151) = -0,001 Điều đó chứng tỏ sức sản xuất của chi phí năm 2005 giảm so với năm 2004 một lượng là 0,001. Năm 2006 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn tính tương tự như năm 2005 ta có kết quả sau: ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và chi phí làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng một lượng là 0,0035. Các yếu tố làm thay đổi sức sinh lợi của chi phí: Năm 2005 Do lợi nhuận của năm 2005 tăng so với năm 2004 vậy sức sinh lợi của chi phí tăng. 7.154,2 5.586 - = 0,018 – 0.014 = 0,004 394.847 394.847 Do chi phí năm 2005 tăng so với năm 2004, nên sức sinh lợi của chi phí giảm. 5.586 5.586 - = 0,014 – 0.017 =- 0,003 394.847 336.260 Tổng hợp 2 yếu tố trên ta có 0,004 + (-0,003) = 0,001. Vậy sức sinh lợi của chi phí năm 2005 tăng 0,001 so với năm 2004. Năm 2006 Tính tương tự như trên ta được kết quả là sức sinh lợi năm 2006 tăng so với năm 2005 là0.0028. Phụ lục 6 Các yếu tố làm thay đổi sức sản xuất của vốn năm 2005 và 2006 Năm 2005 -Doanh thu tăng làm sức sản xuất của vốn tăng lên một lượng là: 401.737 342.410 - = 1,106 – 0,943 = 0,163 363.200 363.200 342.410 342.410 - = 0,943 – 1,268 = -0,325 363.200 270.041 -Do tổng vốn bình quân tăng nên sức sản xuất của vốn giảm một lượng là: Tổng hợp 2 nhân tố lại ta có: 0,163 +(-0,325) = -0,162 Vậy sức sản xuất của vốn năm 2005 giảm 0,162 so với 2004. Năm 2006: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn tương tự năm 2005 ta có kết quả: Sức sản xuất của vốn năm 2006 giảm 0.0673 so với năm 2005. Các yếu tố làm thay đổi sức sinh lợi của vốn. Lợi nhuận sau thuế * Sức sinh lợi vốn = Vốn BQ trong kỳ Năm 2005: -Lợi nhuận tăng làm sức sản xuất của vốn tăng lên một lượng là: 7.154,2 5.586 - = 0,02 – 0,015 = 0,005 363.200 363.200 5.586 5.586 - = 0,015 – 0,021 = -0,006 363.200 270.041 -Do tổng vốn bình quân tăng nên sức sinh lợi của vốn giảm một lượng là: Tổng hợp 2 nhân tố lại ta có: 0,005 +(-0,006) = -0,001 Vậy sức sinh lợi năm 2005 giảm 0.001 so với năm 2004 và chịu ảnh hưởng mạnh nhất bởi nhân tố tổng số vốn bình quân. Năm 2006: Phân tích tương tự như trên ta được sức sinh lợi của vốn năm 2006 tăng 0,00161 so với năm 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0244.doc
Tài liệu liên quan