MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .1
1. Lý do chọn chuyên đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
3. Phương pháp nghiên cứu . 1
3.1. Thu thập dữ liệu . 1
3.2. Phân tích số liệu . 2
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa . 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÁC CHỈ TIÊU 3
1.1 KHÁI NIỆM 3
1.2 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 3
1.2.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp . 4
2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH : . 5
2.1 Yếu tố khách quan 5
2.1.1 Yếu tố tự nhiên . 5
2.1.2 Chính sách của Nhà nước 6
2.1.3 Chính trị 6
2.1.5 Khoa học công nghệ . 7
2.2Yếu tố chủ quan . 7
2.2.1 Nguồn nhân lực 7
2.2.2 Yếu tố vốn . 7
2.2.3 Thuê tàu 7
CHƯƠNG 3:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY .9
1. TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG . 9
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 9
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty CP xuất nhập khẩu An giang . 9
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 9
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty 10
1.2. Chức năng, Nhiệm vụ và Quyền hạn của công ty . 10
1.2.1. Chức năng 10
1.2.2 Nhiệm vụ 11
1.2.3 Quyền hạn . 11
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG . 11
2.1 Tổ chức quản lý của công ty . 11
2.1.1 Sơ đồ tổ chức công ty . 12
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty . 13
2.2 Tổ chức và quản lý của chi nhánh lương thực . 15
2.2.1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh lương thực Long Xuyên . 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .18 U
4.1 Kết quả kinh doanh công ty Angimex . 18
4.2 Ngành hàng kinh doanh của công ty . 24
4.3 Một số yếu tố tác động ngành kinh doanh lương thực công ty . 30
4.3.1 Yếu tố tự nhiên . 30
4.3.2 Chính sách Nhà nước . 33
4.3.3 Chính trị 34
4.3.4 Cung-cầu . 34
4.3.5 Nguồn nhân lực 35
4.3.6 Nguồn Vốn 37
4.3.7 Thuê tàu 37
4.3.8 Phương thức thanh toán 38
4.3.9. Khoa học công nghệ 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ .43
5.1 Kết luận 43
5.2 Kiến nghị 43
5.2.1 Để hạn chế tác động của yếu tố tự nhiên . 43
5.2.2 Về nguồn nhân lực . 43
5.2.4 Thực hành tiết kiệm 44
5.2.4 Về các chính sách nhà nước, nền chính trị quốc gia nhập khẩu . 44
56 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong năm 2008 có sự đột biến về giá gạo xuất khẩu quá
cao, tuy vậy công ty vẫn đạt được hiệu quả trong kinh doanh, kế hoạch của công ty
trong năm 2009 doanh thu phải đạt gần 2.006 tỷ đồng và lợi nhuận là gần 60 tỷ
đồng, kết quả thực hiện doanh thu đạt 2.026 tỷ đồng vượt 1% so với kế hoạch, lợi
nhuận vượt 50% so với kế hoạch đạt gần 90 tỷ đồng, nguyên nhân là Hội đồng
quản trị công ty đã có sự chỉ đạo kịp thời về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh
trong từng giai đoạn kinh doanh trong năm, tìm ra giải pháp để tăng sản lượng bán
SVTH: Nguyễn Thành Đô 19
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
hàng, giải pháp để ổn định tình hình tài chính, kiểm soát hàng tồn kho, khống chế
nợ khó đòi và không để xảy ra rủi ro, cùng với sự cố gắng không ngừng của tập
thể công ty.
1.399.220
21.157 15.233
2.195.165
273.422
197.172
2.026.373
89.786
74.488
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
2007 2008 2009
Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
Hình 4.2 Kết quả kinh doanh của Công ty Angimex
Kết cấu chi phí
Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận công ty đề ra tăng đều từ năm 2007 đến
2009, do vậy chi phí sản xuất phục phụ kinh doanh xuất khẩu của công ty tăng,
sau đây là các khoản mục chi phí.
Bảng 4.2 Chi phí từng khoản mục
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 2009
Nguyên vật liệu (NVL) 1.265.416 1.749.603 1.803.492
Chi phí tài chính (CPTC) 21.164 42.658 37.196
Chi phí bán hàng 56.964 100.957 73.484
Chi phí quản lý doanh
nghiệp (CP QLDN) 33.755 27.957 22.159
Chi phí khác (CP khác) 764 568 256
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 20
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
91,83%
91,04%
93,13%
1,54%
2,22%
1,92%
4,13%
5,25%
3,79%
2,45%
1,45%
1,14%
0,06%
0,03%
0,01%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
NVL CPTC CPBH CPQLDN CP khác
2007 2008 2009
Hình 4.3 Tỷ lệ chi phí từng khoản mục trên tổng chi phí
Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy chi phí thu mua nguyên vật liệu tăng qua từng
năm, từ năm 2007 đến năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt là
1%; 0,31% từ 2,45% còn 1,14% chi phí khác giảm từ 0,06% còn 0,01%. Nguyên
nhân là công ty lập kế hoạch sử dụng chi phí nhằm hạn chế các loại chi phí phát
sinh, thực hành tiết kiệm.
Chi phí bán hàng năm 2007 là 56,964 tỷ đồng, thấp hơn năm 2008 và
2009. Năm 2009 chi phí bán hàng tăng cao là do công ty mới phát triển gạo nội địa
tốn nhiều chi phí cho việc quảng bá thương hiệu nên chi phí bán hàng gần 101 tỷ
đồng, năm 2009 do thấy hoạt động quảng bá thương nhiều trong năm 2008 không
thực sự đạt hiệu quả cao, do đó cắt giảm bớt chi phí cho hoạt động này và chi phí
bán hàng 2009 là 73 tỷ đồng.
Để đánh giá về kết quả kinh doanh của công ty, bên cạnh việc xem xét chi
phí, tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, chúng ta cũng nên đề cập đến
một chỉ tiêu khác đó là chỉ tiêu về doanh lợi tiêu thụ của công ty vì chỉ số này cho
chúng ta biết được trong một trăm đồng tổng doanh thu thu về thì công ty có được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 21
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
ROS
1,08%
8,97%
3,67%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
2007 2008 2009
Hình 4.4 Phân tích ROS
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Năm 2007 tỷ suất này là 1,08% thì đến năm 2008 con số này tăng đột biến
thành 8,97, con số này tăng cao do sự tăng đột biến về giá gạo xuất khẩu năm
2008, phần nào cho thấy được sự tăng trưởng hiệu quả trong kinh doanh của công
ty.
Trong năm 2009 thế giới vẫn còn chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 2008, chưa có dấu hiệu cải thiện, Việt Nam vẫn tiếp tục chịu
ảnh hưởng. Những biến động của tín dụng, của thị trường vàng, USD ... đã tác
động bất ổn đến môi trường kinh doanh của công ty, đặc biệt là giá gạo xuất khẩu
thấp hơn nhiều so năm 2008, tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt 3,67%. Trong năm
2009 công ty đã giảm bớt các khoản chi phí như đã nói ở kết cấu chi phí, nhưng
các khoản giảm trừ chi phí đó quá thấp, so với lợi nhuận giảm quá nhiều do giá
gạo xuất khẩu giảm do vậy chỉ số ROS 2009 thấp hơn nhiều so với 2008
ROA
6,05%
31,05%
7,57%
0
0,05
0,1
0,15
0,2
0,25
0,3
0,35
2007 2008 2009
Hình 4.5 Phân tích ROA
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 22
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Nhìn vào hình 4.5 ta thấy năm 2007 ROA công ty đạt 6,05% điều đó có
nghĩa bỏ ra 100 đồng tài sản sẽ thu về 6,05 đồng. Chỉ số ROA năm 2008 là
31,05% tăng rất cao so với 2007, điều này cho thấy tuy có lợi nhuận nhưng rủi ro
cao, nguyên nhân ROA tăng như vậy là do lợi nhuận công ty tăng nhờ vào giá gạo
xuất khẩu tăng cao đột biến
Tuy nhiên, năm 2009 chỉ số ROA giảm 23,51% nguyên nhân do tổng tài
sản công ty lại tăng cao từ 254 tỷ đồng lên 326 tỷ đồng và giá gạo xuất khẩu đang
được khôi phục trở về giá bình ổn thị trường làm lợi nhuận giảm so với năm 2008.
ROE
17,10%
77,38%
23,05%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2007 2008 2009
Hình 4.6 Biểu đồ phân tích ROE
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Nhìn vào biểu hình 4.6 ta thấy ROE năm 2008 rất cao đạt 77,38%,. Năm
2008 là năm mà 100 đồng vốn tự có của công ty mang về 77,38 đồng con số cao
nhất từ năm 2007 đến 2009. ROE của công ty cao là tốt nhưng đây lại không phải
là tốc độ tăng trưởng ROE bình thường mà nguyên nhân chính là do lợi nhuận
tăng cao bắt nguồn từ giá gạo xuất khẩu năm 2008 tăng cao đột biến, và lợi nhuận
của công ty chủ yếu là từ gạo xuất khẩu, nên lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng
nhiều từ giá gạo xuất khẩu. ROE năm 2009 ta thấy ROE giảm so với năm 2008
nhưng vẩn cao hơn ROE 2007 và đạt 23,05% cho thấy ROE công ty vẫn tăng
trưởng
Ngoài các chỉ số ROS, ROA,ROE ta sẽ xem xét về đòn bẩy tài chính, sau
đây là số liệu từ năm 2007 dến 2009.
Bảng 4.3 Số liệu đòn bẩy tài chính
2007 2008 2009
ROE (%) 17,1 77,38 23,05
ROA (%) 6,05 31,05 7,54
Đòn bẩy tài chính 2,82 2,49 3,06
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 23
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Theo bảng số liệu ta thấy đòn bẩy chỉ số ROE đều cao hơn cho với chỉ số
ROA điều này cho thấy nguồn vốn tài trợ tài sản của công ty đa phần từ nguồn
vốn vay. Nguyên nhân là do một phần Công ty vay ngắn hạn để thu mua gạo
nguyên liệu sản xuất để đáp ứng hợp đồng xuất khẩu, bên cạnh đó hoạt động xuất
nhập khẩu cần nguồn vốn lớn nên nguồn vốn vay công ty cao, năm 2008 công ty
vay 380 tỷ đồng, đến năm 2009 tổng vốn vay của công ty lên đến gần 661 tỷ. Năm
2008 đòn bẩy tài chính có chỉ số gần 2,5 suất sinh lời có rủi ro, do gặp biến động
về giá gạo xuất khẩu cao công ty làm tăng tỷ suất sinh lời. Đến năm 2009 tổng tài
sản công ty tăng từ 634 tỷ đồng đến 987 tỷ đồng, nhưng vốn vay lại tăng cao hơn
vốn chủ sở hữu do vậy mà đòn bẩy tài chính tăng cao hơn năm 2008 và đạt chỉ số
3,06. Nền kinh tế năm 2009 vẫn chịu tác động của kinh tế 2008, bên cạnh đó giá
gạo xuất khẩu không được giá như năm 2008 do vậy tỷ suất sinh lời công ty giảm.
4.2 Ngành hàng kinh doanh của công ty
Bảng 4.4 Doanh thu ngành và tỷ lệ Doanh thu ngành/ Tổng Doanh thu
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 2009
Ngành
Doanh thu Tỷ lệ (%) Doanh thu
Tỷ lệ
(%) Doanh thu
Tỷ lệ
(%)
Lương Thực 1.112.616 79,51 1.873.466 85,35 1.791.630 88,42
Honda 169.746 12,13 171.361 7,81 215.223 10,62
KDTH 115.950 8,29 148.965 6,79 19.519 0,96
Đào tạo 977 0,07 1.373 0,06 - -
Tổng 1.399.289 100,00 2.195.165 100,00 2.026.372 100,00
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy được doanh thu và tỷ trọng của các ngành kinh
doanh của công ty:
Trong năm 2007 công ty kinh doanh về lương thực, kinh doanh xe môtô và
phụ tùng qua hệ thống cửa hàng do HONDA Việt Nam ủy nhiệm, kinh doanh các
loại vật tư nông nghiệp( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …) gọi là kinh doanh
tổng hợp, mở trung tâm đào tạo, trong đó thì kinh doanh về lương thực chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh thu đạt 1.112.616 triệu đồng với tỷ lệ 79,51%. Honda
chiếm 12,13% trong tổng doanh thu, kinh doanh tổng hợp và đào tạo lần lượt
chiếm tỷ lệ là 8,29% và 0,07%.
Đến năm 2008 doanh thu ngành lương thực tăng cao từ 79,51% đến 85,35%
đạt mức doanh thu 1.873.466 nhưng các ngành kinh doanh khác của công ty lại
giảm,trong năm 2007 kinh doanh đào tạo chỉ đạt được 0,07% trong tổng doanh thu
đến năm 2008 chỉ đạt 0,06%, tuy tỷ lệ thấp nhưng số tiền thu về được vẫn cao hơn
so với năm 2007. Các ngành kinh doanh như Honda, kinh doanh tổng hợp cũng
tương tự như kinh đào tạo, nhưng số tiền trong kinh doanh Honda và kinh doanh
SVTH: Nguyễn Thành Đô 24
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
tổng hợp mang về cho công ty vẫn nhiều hơn do vậy có thể thấy kinh doanh đào
tạo không mang lại hiệu quả cao.
Năm 2009 công ty không kinh doanh đào tạo, chỉ còn lại ngành lương thực,
kinh doanh Honda và kinh doanh tổng hợp xét về doanh thu thì ngành lương thực
giảm nhưng tỷ lệ lại đạt 88,42%, nguyên nhân là do Hội đồng quản trị, và Ban
Giám Đốc công ty thấy được tình hình khó khăn trong ngành kinh doanh tổng hợp
gặp nhiều rủi ro, trường hợp đồng USD tăng giảm liên tục làm cho giá USD/VND
cũng biến động khó lường gây xáo trộn kế hoạch kinh doanh của các mặt hàng
nhập khẩu như bã đậu nành, phân bón… Bên cạnh đó công ty hạn chế bán phân
bón trả chậm cho các đại lý các cấp, chuyển đổi sang hướng phát triển bền vững,
đầu tư trực tiếp cho người nông dân gắn kết với việc xây dựng vùng nguyên liệu
gạo chất lượng cao, khâu quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo, do đó giảm kinh
doanh phân bón và không kinh doanh bã đậu nành vì tiềm ẩn rủi ro cao về thanh
toán … do đó kinh doanh tổng hợp giảm mạnh từ 6,79% còn 0,96%.
Kinh doanh Honda năm 2009 tăng đáng kể so với năm 2008 doanh thu từ
7,81% lên đến 10,62% tăng hơn 3%, nguyên nhân là do biến động giá tăng trên
thị trường xe từ việc Honda Việt Nam giảm kế hoạch sản xuất.
79,51%
12,13%
8,29%
0,07%
85,34%
7,81%
6,79%
0,06%
88,42%
10,62%
0,96%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2007 2008 2009
Lương Thực Honda KDTH Đào tạo
Hình 4.7 tỷ lệ Doanh thu ngành/ Tổng Doanh thu
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Căn cứ vào hình 4.7 ta thấy ngành kinh doanh chủ lực của công ty là ngành
lương thực, tỷ lệ doanh thu ngành trên tổng doanh thu của ngành lương thực tăng
dần qua các năm từ 2007 đến 2008 tăng 5,84% và 2008 đến 2009 tăng 3,07%.
Trong năm 2007 công ty không phát triển gạo nội địa, chỉ có gạo xuất khẩu.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 25
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
đến năm 2008 gạo nội địa được công ty phát triển, ngành lương thực chia làm hai
hướng là: gạo xuất khẩu và gạo nội địa.
Năm 2009 ngành gạo nội địa phát triển ngành hàng mới, phát triển kênh
phân phối, chủ động tìm thị trường bằng các hình thức quảng bá hợp lý. Tập trung
hướng về việc quy hoạch cụ thể vùng trồng lúa bao tiêu để ổn định, nâng cao chất
lượng sản phẩm nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, sản
lượng gạo bán ra tăng, chất lượng cao qua máy tách màu giúp doanh thu tăng từ
35.436 triệu đồng tới 47.838 triệu đồng.
1.835.572
1.743.193
35.436 47.838
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2000000
Xuát khẩu Nội địa
Triệu đồng
2008 2009
Hình 4.8 Doanh thu gạo xuất khẩu và nội địa
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Bên cạnh đó doanh thu gạo xuất khẩu năm 2009 giảm nhiều từ 1.835 tỷ
đồng còn 1.743 tỷ đồng nguyên nhân do giá gạo xuất khẩu năm 2008 tăng cao đột
biến.
Doanh thu giảm nhưng số lượng xuất khẩu không giảm mà ngày một tăng,
công ty ra sức tìm kiếm khách hàng chủ động tìm thị trường, tổng số lượng ký hợp
đồng tăng qua từng năm, năm 2007 đạt 196.528 tấn, năm 2008 tăng 6,21% so với
năm 2007 đạt số lượng 208.747 tấn, năm 2009 số lượng ký hợp đồng tăng 31,23%
đạt số lượng 245.638 tấn.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 26
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
196.528
208.747
245.638
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
2007 2008 2009
Tấn
Hình 4.9 Tổng số lượng gạo xuất khẩu ký hợp đồng
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Khối lượng hợp đồng xuất khẩu tăng do công ty đã không ngừng tìm kiếm
thị trường, dù kinh tế thế giới xảy ra nhiều biến động làm tình hình kinh doanh gặp
nhiều khó khăn, với sự nổ lực của tập thể công ty số lượng khách hàng ngày một
tăng năm 2007 ta chỉ có 11 khách hàng quốc tế hợp tác thương mại quốc tế, đến
năm 2008 và 2009 số lượng khách hàng quốc tế tăng lần lượt là 25, 28.
11
25
28
0
5
10
15
20
25
30
2007 2008 2009
Hình 4.10 Số lượng khách hàng quốc tế
(Nguồn: số liệu từ phòng bán hàng công ty Angimex)
Khách hàng năm 2008 tăng cao so với năm 2007 một phần do nổ lực của
công ty, một phần do ảnh hưởng của khủng hoảng lương thực toàn cầu nên nhiều
khách hàng chủ động tìm đến mua hàng của công ty.
Khách hàng tăng và tổng số lượng gạo xuất khẩu ký hợp đồng cũng tăng,
trên cơ sở đó thì số lượng gạo công ty xuất khẩu phải tăng theo từng năm, nhưng
trên thực tế thì số lượng có thể sẽ giao cao hoặc thấp hơn theo số lượng hợp đồng
SVTH: Nguyễn Thành Đô 27
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
đã ký trong năm. Năm 2007 ta ký 196.528 tấn nhưng trong năm hoạt động ta đã
xuất được 243.913 tấn, năm 2007 ta xuất vượt số lượng ký trong hợp đồng nhưng
năm 2008 và 2009 lại thấp hơn trong hợp đồng.
243.913
205.308
236.595
180.000
190.000
200.000
210.000
220.000
230.000
240.000
250.000
2007 2008 2009
Tấn
Hình 4.11 Tổng số lượng gạo xuất khẩu
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Nguyên nhân chính của việc số lượng gạo xuất đi và số lượng ký trong hợp
đồng không trùng với nhau là do, công ty có những hợp đồng được ký vào cuối
năm này nhưng ngày xuất đã chuyển sang năm sau do đó mà năm 2007 số lượng
xuất lại cao hơn rất nhiều, năm 2008 ta có những hợp đồng ký vào cuối năm do
đó số lượng gạo xuất đi không trùng với trên hợp đồng, bên cạnh đó các ngày lễ,
đôi khi làm chậm trễ hợp đồng. Năm 2009 cũng tương tự năm 2008.
Trong số lượng gạo công ty xuất khẩu thì có bao gồm: xuất khẩu (xuất
khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác) và cung ứng xuất khẩu.
178.194 65.720
150.738 54.570
202.667 33.927
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2007
2008
2009
Xuất khẩu Cung ứng
Hình 4.12 Tổng số lượng gạo xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 28
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Nhìn vào biểu đồ 4.2.7 ta thấy công ty xuất khẩu là chính, do tính chất cả
hai đều là xuất khẩu nên công ty gộp chung lại là xuất khẩu. Căn cứ vào biểu đồ
đây ta thấy được sự nổ lực của tập thể công ty vì xuất khẩu là hoạt động mà công
ty phải tự làm hết tất cả.
Kim ngạch xuất khẩu 2007 là 51.402.488 USD, và qua năm 2008 nhờ đột
biến về giá kim ngạch tăng 62,78% so với năm 2007 đạt 83.670.920 USD, năm
2009 đạt kim ngach là 80.580.995 USD tương ứng với số lượng gạo xuất khẩu
202.667 tấn, so với năm 2008 giảm 3,69% về kim ngạch.
51.402.488
83.670.920 80.580.995
-
10.000.000
20.000.000
30.000.000
40.000.000
50.000.000
60.000.000
70.000.000
80.000.000
90.000.000
2007 2008 2009
Kim ngạch FOB (USD)
Hình 4.13 Kim ngạch xuất khẩu
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Xuất khẩu sang thị trường Châu Á tăng mạnh, thị trường Châu Phi giảm sút
do khủng khoảng kinh tế, thị trường Châu Âu xuất khẩu trực tiếp đến người tiêu
dùng. Sau đây là số liệu xuất khẩu trực tiếp từ 2007 đến 2009.
Bảng 4.5 Số lượng gạo xuất khẩu trực tiếp qua các thị trường
ĐVT: Tấn
2007 2008 2009
Châu Á 104.120,00 66.776,00 105.905,90
Châu Phi 31.635,00 22.944,00 18.521,00
Châu Âu 5.848,00 7.029,00 6.234,00
Châu ÚC - - 119,70
Tổng 141.603,00 96.749,00 130.780,60
(Nguồn: số liệu từ phòng bán hàng công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 29
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
0,00
20.000,00
40.000,00
60.000,00
80.000,00
100.000,00
120.000,00
Châu Á Châu Phi Châu Âu Châu ÚC
2007 2008 2009
Hình 4.14 Thị trường xuất khẩu
Ngành lương thực là ngành kinh doanh chủ yếu của công ty do vậy để giúp
ngành hoạt động tốt hơn ta cần xem xét một số yếu tố có tác động. Sau đây là một
số yếu tố tác động.
4.3 Một số yếu tố tác động ngành kinh doanh lương thực công ty
4.3.1 Yếu tố tự nhiên
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Angimex thu mua gạo nguyên liệu chủ yếu
tập trung ở các tỉnh ĐBSCL
ĐBSCL là vùng có diện tích lúa lớn nhất trong cả nước. Năm 2007, diện
tích lúa chiếm 51% tổng diện tích lúa cả nước. Tuy nhiên diện tích lúa năm 2007
đã giảm 97,000 ha so với năm 2006, giảm nhiều nhất là diện tích lúa hè thu
(87,000 ha), và diện tích lúa vụ ba (giảm 13,000 ha). Diện tích lúa đông xuân ổn
định ở mức 11.5 triệu ha/năm, chiếm 40% diệt tích lúa của vùng. Mặc dù diện tích
lúa đông xuân thấp hơn vụ hè thu, nhưng bù lại năng suất luôn cao gấp từ 1.2 đến
1.5 lần so với năng suất lúa hè thu.
Năm 2007, năng suất lúa đông xuân ĐBSCL đạt 6.4 tấn/ha, năng suất mức
bình quân trong 3 năm gần đây, và là vùng đạt năng suất cao nhất trong cả nước
trong vụ đông xuyân này, ĐBSH đứng thứ 2 với năng suất 5.71 tấn/ha.đáng lưu ý
trong vụ hè thu 2007 mặc dù năng suất lúa ĐBSCl đạt 4,6 tấn/ha, mức cao nhất
trong 7 năm trở lại đây, nhưng vẫn chỉ dứng thứ 3, sau Bắc và Nam Trung bộ. Vụ
mùa thu đông cho năng suất thấp nhất trong 3 vụ, năng suất lúa mùa hàng năm của
vùng duy trì ở mức 3.8-3.9 tấn/ha.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 30
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Diện tích cấy lúa đông xuân 2008 tại ĐBSCL tăng mạnh, đạt 1.54 triệu ha,
tăng 20.000 ha so với diện tích gieo cấy vụ đông xuân 2007. Vụ hè thu cũng cho
năng suất cao 4.8 tấn/ha cao hơn 0.2 tấn/ha. Do đó, sản lượng lúa hè thu của
ĐBSCL vụ hè thu 2008 cũng đạt mức cao (7,6 triệu tấn) tăng gần 400,000 tấn so
với vụ hè thu 2007. Diện tích gieo cấy vụ thu đông 2008 ĐBSCL tăng mạnh, đạt
452,000 ha, tăng 200,000 ha so với năm 2007 do bà con nông dân mở rộng diện
tích trước tình hình gía lúa gạo tăng cao trong những năm đầu 2008. Đáng lưu ý,
trong bối cảnh diện tích thu đông hiện nay của ĐBSCl giảm nhiều trong năm gần
đây, do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Đến năm 2009 diện tích gieo trồng lúa đông xuân vùng ĐBSCL không
thay đổi nhiều so với năm 2008, khoản hơn 1.5 triệu ha, sản lượng lúa đông xuân
đạt gần 9.9 triệu tấn , chiếm 83.5% tổng sản lượng lúa đông xuân khu vực miền
Nam và chiếm 53.1% sản lương lúa đông xuân của cả nước, vu hè thu cũng có
diện tích lớn nhất nước với hơn 2 triệu ha (chiếm đến 80% tổng diện tích vụ hè thu
cả nước). Với năng suất 4.8 tấn/ha, sản lượng lúa hè thu 2009 của ĐBSCL đạt 9.7
triệu tấn, tăng 27% so với năm 2008. Bước vào vụ thu đông giá lúa gạo không còn
ở mức cao nữa, do đó không khuyến khích người dân trồng lúa. Trong khi đó, sâu
bệnh nhiều, chi phí sản xuất cao và nhiều địa phương khuyếnn khích cắt giảm vụ
thu đông để cắt vòng đời sâu bệnh, tránh ảnh hưởng đến vụ đông xuân càng góp
phần làm giảm diện tích lúa thu đông năm 2009. Diện tích lúa thu đông tại
ĐBSCL giảm gần 1 nửa từ 452.6 nghìn ha năm 2008 xuống còn 254.2 nghìn ha
năm 2009. sản lượng lúa thu đông cũng giảm theo từ gần 1.9 triệu tấn năm 2008
xuống còn 908.5 nghìn tấn năm 2009 giảm 51%.
Bảng 4.6 Diện tích, sản lượng. năng suất lúa 3 vụ mùa ĐBSCL
Đông Xuân Hè Thu Thu Đông
Năm
Diện
tích
(1000
ha)
Năn
g
suất
(tấn/
ha)
Sản
lượng
(1000
tấn)
Diện
tích
(1000
ha)
Năn
g
suất
(tấn/
ha)
Sản
lượng
(1000
tấn)
Diện
tích
(1000
ha)
Năn
g
suất
(tấn/
ha)
Sản
lượng
(1000
tấn)
2007 1.526,3 6,4 9.827,4 1.566,6 4,6 7.278,5 259,5 3,9 1.035,2
2008 1.549,0 6,5 9.400,0 1.595,0 4,8 7.692,3 452,6 4,1 1.869,4
2009 1.548,9 6,4 9.861,3 2.019,0 4,8 9.765,0 254,2 3,6 908,5
(Nguồn:Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 31
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
3.596,60
3.822,10
3.352,40
18.961,70
20.534,80
18.141,10
3.100,00
3.200,00
3.300,00
3.400,00
3.500,00
3.600,00
3.700,00
3.800,00
3.900,00
2007 2008 2009
D
iệ
n
tíc
h
16.500,00
17.000,00
17.500,00
18.000,00
18.500,00
19.000,00
19.500,00
20.000,00
20.500,00
21.000,00
Sả
n
lư
ợ
ng
Diện tích Sản lượng
Hình 4.15 Tổng diện tích và sản lượng lúa ĐBSCL 2007-2009
Công ty Angimex thu mua chủ yếu tại tỉnh An Giang, nếu chỉ tiêu thu mua
chưa dủ thì công ty sẽ tiếp tục thu mua từ các thương lái ở Đồng Tháp, Long An,
Tiền Giang. Số lượng thu mua qua từng năm của công ty đều ít hơn rất nhiều so
với sản lượng mà ĐBSCL đạt được. Qua đó cho thấy công ty luôn có nguồn cung
dồi dào
243.701 240.974
308.126
-
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
2007 2008 2009
Tấn
Hình 4.16 Sản lượng thu mua từ 2007-2009
(Nguồn: Số liệu phòng kế toán công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 32
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
4.3.2 Chính sách Nhà nước
Trong 3 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu gạo của công ty tăng mạnh và kim
ngạch do cộng ty liên tục kí kết được các hợp đồng xuất khẩu, trong tháng 1 đã
xuất được 4.218 tấn, tháng 2 đạt 22.595 tấn và tháng 3 đat được 35.124 tấn. Tuy
nhiên, đến ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành công văn số
78/TB-VPCP, chỉ đạo tạm dừng ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo mới cho đến
tháng 6/2008 nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Ngay khi chính sách này được
thực thi, số lượng xuất khẩu gạo của công ty giảm mạnh so với quí I/2008, tháng
4 công ty chỉ xuất được 14.293 tấn và tháng 5 giảm chỉ còn 8.369 tấn, giảm mạnh
tháng 6 số lượng xuất khẩu chỉ đạt 4.048 tấn.
Chính phủ đã chính thức cho phép các doanh nghiệp ký hợp đồng hoạt
động xuất khẩu trở lại từ 1/7/2008, sau khi thu hoạch lúa hè thu. Công ty tăng xuất
khẩu trở lại, do giá gạo bình quân tại thời điểm này vẫn đạt mức cao, công ty xuất
được 5.262 tấn trị giá đạt gần 4 tỷ đồng.
Chính phủ ban hành Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg áp dụng mức thuế
tuyệt đối xuất khẩu đối với mặt hàng gạo được thực hiện từ ngày 21/7/2008 đã
phần nào tác động đến khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động xuất khẩu của
công ty.từ tháng 8 đến tháng 11/2008 công ty chỉ xuất được 27.320 tấn giá trị gần
15 tỷ đồng.
Trước tình hình đó, ngày 15/8/2008, Bộ Tài Chính đã điều chỉnh mức giá
gạo chịu thuế khởi điểm lên 800,00 VND/tấn gạo xuất khẩu, với giá 800USD/tấn,
đồng thời mở rộng tín dụng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp thu mua gạo xuất
khẩu. Ngày 19/12/2008, Bộ tài Chính đã chính thức ngưng đánh thuế tuyệt đối
xuất khẩu đối với mặt hàng gạo để khuyến khích xuất khẩu gạo thúc đẩy lưu thông
lượng lúa tồn động trong nươc. Tích cực từ chính sách của Chính Phủ, cộng thêm
với nhu cầu khách hàng tăng trở lại làm cộng ty tăng kim ngạch và số lượng gạo
xuất khẩu trong tháng 12/2008. tại thời điểm này công ty công ty ký hợp đồng
xuất khẩu 2.500 tấn gạo cho Malaysia, và 1.000 tấn gạo cho Mozabique ở Châu
Phi … Tháng 12/2008 công ty xuất khẩu được 4.147 tấn gạo tăng 41% so với
tháng 11/2008 và giá trị đạt được gần 1,7 tỷ đồng trong khi tháng 11 chỉ đạt 1,3 tỷ
đồng.
Quý 1/2009, giá lúa gạo trong nước tiếp tục tăng lên so với những tháng
cuối năm 2008. Nguyên nhân giá lúa gạo có xu hướng tăng là do Thủ tướng chính
phủ giao hai Tổng công ty lương thực thu mua hết lượng lúa gạo trong dân góp
phần làm tăng giá gạo trong nước. Hơn nữa khi lúa gạo bắt đầu có dấu hiệu tăng
giá , nông dân tại một số địa phương có tâm lý bán ra dè dặt, không muốn bán cho
thương lái, chờ giá lên cao nữa mới bán. Điều này càng làm cho giá lúa gạo tăng
lên và các doanh nghiệp lúa gạo nói chung, công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Angimex nói riêng gặp khó khăn trong việc đạt chỉ tiêu thu mua.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 33
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
4.3.3 Chính trị
Khi đi kinh doanh quốc tế, ta cần phải biết tình hình chính trị tại quốc gia
công ty đối tác, vì nếu tình hình chính trị bất ổn, không có lợi ta sẽ gặp rủi ro rất
cao, rủi ro trong việc giao hàng nhận hàng, rủi ro trong thanh toán ...
Trong năm 2009 Philippines và Ấn Độ tăng cường nhập khẩu gạo để bù
đắp thiệt hại do thiên tai. Lượng gạo xuất khẩu trong những tháng cuối năm không
tăng lên do Philippines chỉ mở đầu thầu nhập khẩu cho năm 2010 và Ấn Độ vẫn
chưa chính thức mua thêm gạo. Kết quả ta mất khách hàng lớn là Philippines, quý
IV công ty xuất khẩu gần 22,211 tấn gạo. Ngoài ra Thái Lan có tình hình chính trị
bất ổn do vậy công ty hạn chế kinh doanh với các đối tác tại quốc gia này, năm
2007 và 2008 ta vẫn còn xuất sang Thái Lan, nhưng 2009 tình hình chính trị tại
quốc gia này diễn biến phức tạp nên không còn xuất sang Thái Lan.Yếu tố chính
trị cũng ảnh hưởng lớn đến kết qua kinh doanh của công ty.
0
67.790
59.210
2.224171
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
2007 2008 2009
Tấn
Thai Lan Philippin
Hình 4.17 Lượng gạo xuất khẩu qua Thái Lan và Philippin 2007-2009
(Nguồn: Số liệu phòng kế toán công ty Angimex)
4.3.4 Cung-cầu
Cung ổn định, sốt cầu ảo, giá gạo tăng cao trong những tháng đầu năm
2008. Trong nửa đầu năm 2008, giá gạo trong nước tăng liên tục do các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo đẩy mạnh thu mua gạo phục vụ cho các hợp đồng xuất khẩu.
Giá gạo tẻ thường trung bình ở mức 6,000-7,000 đồng/kg. tuy nhiên, trong tháng
4, đặc biệt là cuối tháng 4/2008, đã xảy ra một cơn sốt gạo. Tại các chợ đầu mối
lớn như: Xuân Khánh, An Nghiệp, Cái Khế ... trong 3 ngày (từ 26-29/04/2008)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 34
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
diễn ra cơn sốt gạo, giá gạo đạt mức 15.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại gạo, tăng
gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với mức giá trung bình của tháng trước đó. Tại thời
điểm này gạo nội địa của công ty được giá.
Nguyên nhân chính gây nên sự biến động mạnh về giá gạo là do khủng
hoảng lương thực toàn cầu làm giá gạo thế giới tăng mạnh, công với việc thiếu
thông tin dự báo về thị trường lúa gạo, đã dẫn tới việc người dân hiểu sai về tình
hình cung cầu, tạo tâm lý hoang mang và người dân đổ xô đi mua gạo tích trữ.
Cộng thêm với việc một số đại lý bán gạo đóng cửa ngừng cung cấp gạo đã dẫn tới
tình trạng “sốt gạo” trong dân.Việc có nhiều đối tượng tham gia đầu cơ gạo, có cả
doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản, các nhà kinh doanh chứng
khoán, thậm chi cả các chủ tàu cá cũng gom gạo và bán gạo trái phép cho các chủ
tàu cá ở một số nước khác trong khu vực đã đẩy giá gạo trong nước tăng lên.
Tháng 8 tới và tháng 11/2008, lượng và giá trị xuất khẩu gạo của công ty có
xu hướng giảm, tháng 8 công ty xuất được 5.673 tấn và tháng 11 chỉ còn 2.921 tấn
do nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới và giá gạo trên thế giới đang có xu hướng
giảm mạnh.
Năm 2009, Ấn Độ kế hoạch xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo như đã công bố
nhưng vẫn chưa triển khai được do nước này đang gánh chịu thiên tai, hơn nữa
chính phủ mới chưa ổn định nên kế hoạch tạm dừng, Thái Lan chấp thuận kế
hoạch bán ra 3,8 triệu tấn gao , nhưng vẫn chưa động tĩnh tung ra thị trường, thiếu
hụt nguồn cung từ hai nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới đã tạo cơ hội tốt cho
xuất khẩu gạo Việt Nam. Nhân cơ hội công ty đã ký nhiều hợp đồng, trong đó ký
hợp đồng cả năm với công ty tại Singapore với số lượng là 34,269 tấn, và nhiều
đối tác như Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc.
4.3.5 Nguồn nhân lực
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là người giúp công ty hoạt động
ngày một thành công và cũng là người có thể tạo nên thất bại cho công ty. Do đo
nguồn nhân lực của công ty phải có chuyên môn.
Đối với đội ngũ quản lý phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và
kinh nghiệm.
Đối với lực lượng công nhân trực tiếp phải ổn định, đủ năng lực khai thác hết công
suất máy móc thiết bị.
Trong năm 2008 và 2009 tình hình kinh tế thế giới diễn biến khá phức tạp,
công ty gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn vượt qua, chứng tỏ đội ngũ lãnh đạo công
ty giỏi biết nhìn nhận thị trường, đội ngũ nhân viên họat động tốt phối hợp với
lãnh đạo giúp công ty đạt hiệu quả trong kinh doanh . Nguồn nhân lực công ty
hàng năm đều có thay đổi , năm 2008 tổng số lao động là 291 người đến cuối năm
cho nghỉ việc 11 người . Năm 2009 tổng số lao động công ty là 297 người , trong
đó bậc cao học đạt 0,67% tăng 0,37% so với năm 2008, bậc đại học đạt 29,63%
tăng 3,63% so với năm trước, cao đẳng 3,03%, trung cấp đạt 11,78% tăng 0,48%,
SVTH: Nguyễn Thành Đô 35
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
và phổ thông tăng 5,08%. Công nhân- kỹ thuật viên (CN-KTV), sơ cấp đều giảm
lần lượt là : 12,53%; 9,97%. Công ty đang tuyển chọn lại đội ngũ nhân viên có
chuyên môn nên số lượng nhân viên CN-KTV giảm nhiều.
Bảng 4.7 Tình hình lao động năm 2008- 2009
2009 2008
Số lượng % Số lượng %
Phổ thông 24 8,08 9 3,00
Cao học 2 0,67 1 0,30
Đại học 88 29,63 76 26,00
Cao đẳng 9 3,03 _ _
Trung cấp 35 11,78 33 11,30
Sơ cấp 9 3,03 8 3,00
CN-KTV 130 43,78 164 56,30
Tổng 297 100 291 100
(Nguồn: số liệu từ phòng kế toán công ty Angimex)
Công ty luôn thực hiện đủ các chế độ đối với người lao động ( BHYT,
BHXH, BHTN), áp dụng chính sách khen thưởng nhằm tạo động lực phấn đấu.
Công ty có chính sách đào tạo: tổ chức các khóa đào tạo và luôn tạo điều
kiện cho tât cả cán bộ nhân viên tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức,
trình độ và kỹ thuật theo nghiệp vụ chuyên môn và nhu cầu công việc
Theo kế hoạch năm 2010 doanh thu phải tăng 25% so với năm 2009 do vậy
tổng số lao động dự kiến đạt 320 người. Và công ty có chính sách trọng dụng nhân
tài bằng các chính sách:
+Khi lợi nhuận vượt kế hoạch, quỹ tiền lương được tăng theo đơn
giá liền lương/ lợi nhuận trước thuế là 0,5%. Quỹ lương theo đơn giá tối đa không
quá 2 lần quỹ lương cố định là 33,2 tỷ.
+ Trường hợp lợi nhuận vượt hơn 02 lần kế hoạch năm. Hội đồng
quản trị sẽ quyết định xét tăng têm quỹ lương hằng 6 tháng hoặc cuối năm.
+ Bổ sung Ban điều hành: trích thêm 10% phần vượt quỹ lương cố
định.
Với các chính sách nêu trên, cho thấy rằng Hội đồng quản trị công ty thấy
được nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty, do đó ban ra các chính sách kích thích khả năng làm việc của nhân viên, tạo
môi trường làm việc công bằng trọng dụng người tài.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 36
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
4.3.6 Nguồn Vốn
Hoạt động khinh doanh xuất khẩu đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, khi tới
mùa vụ công ty cần phải có nguồn vốn thu mua gạo trữ lại để sản xuất đáp ứng
hợp đồng, thường nguồn vốn của công ty là các các vay ngắn hạn. Trong năm
2008 vay ngắn hạn của công ty là 377 tỷ đồng và dài han là 3 tỷ đồng. Năm 2009
vốn vay tăng, vay ngắn hạn tăng gần gấp 2 so với năm 2008 đạt 653 tỷ, vay dài
hạn tăng 2,3% với vốn vay là 6,9 tỷ đồng. Hoạt động chủ yếu của vốn vay là phục
vụ công tác thu mua, chế biến, tạm trử khi vụ mùa bắt đầu và làm hàng xuất khẩu
theo hợp đồng
Cải tạo mở rộng kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, cải tạo thiết bị, đầu tư máy
tách màu, mua đất mở rộng cửa hàng… các khoản chi phí đầu tư nhỏ khoản vài
chục tỷ đồng trở lại thì công ty sử dụng vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu.
4.3.7 Thuê tàu
Trong xuất nhập khẩu nghiệp vụ thuê tàu gắn liền với phương thức giao
nhận, có những phương thức tàu do bên xuất khẩu chuẩn bị cũng có những
phương thức tàu do bên nhập khẩu chuẩn bị. Có hai điều kiện cơ sở thường được
áp dụng nhiều là FOB và CIF, như vậy rủi ro mà công ty có thể gặp phải là:
+ Xuất FOB: Tàu do bên NK chuẩn bị, có thể phía nhà XK sẽ bị
động về thời gian giao hàng, giao hàng trễ hạn, hàng đã đóng gói rồi nhưng chưa
có tàu phải chịu chi phí bảo quản và lưu kho.
+ Xuất CIF: Tàu do bên XK chuẩn bị, có thể mình không thuê được
tàu hoặc thuê tàu với giá cao, mối quan hệ với các chủ tàu không tốt dẫn đến việc
gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh.
Thực tế công việc cho thấy:
+ Xuất FOB: các khách hàng có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập
khẩu tốt thường chọn giải pháp tự thuê tàu để giảm chi phí, chủ động trong vấn đề
giao nhận… Và thông thường trước khi tàu đến khoảng từ 10 – 15 ngày, nhà NK
sẽ thông báo cho công ty chuẩn bị hàng hóa.
+ Xuất CIF: sau khi rút hợp đồng với khách hàng công ty sẽ liên hệ
với các công ty vận tải ký hợp đồng vận tải để tránh rủi ro về phí vận chuyển cao
tuy nhiên nếu tại thời điểm ký hợp đồng vận tải mà phí cao thì công ty sẽ chuyển
sang dạng thuê vận tải bằng container. Thêm vào đó công ty có mối quan hệ rất tốt
với các công ty vận tải biển như: Gemartrans (là Công ty Liên doanh giữa Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam (trước đây là Liên hiệp Hàng hải Việt Nam) và Tổng
Công ty Hàng hải Pháp (CGM) của Chính phủ Pháp, được thành lập vào năm
1989), OOLC (Orient Overseas Container Line), MSC (Mediterranean Shipping
Companies)…
Trong những năm gần đây công ty Angimex xuất hàng theo điều kiện FOB
Từ giữa quý II/2007 giá lúa, cước vận chuyển cùng tăng gây bất lợi cho các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo. trong bối cảnh xuất khẩu gạo đạt thấp khi mà nhu
cầu thị trường đang cao, sản lượng thu hoạch lúa đông xuân tốt, tại hội nghị giao
SVTH: Nguyễn Thành Đô 37
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
ban xuất khẩu quý I được tổ chức giữa tháng 4/2007, tại Tp.HCM, tổ điều hành
xuất khẩu gạo của Bộ Thương mại ra quyết định điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu từ
1.4 triệu tấn dự kiến ban đầu lên 1.6 triệu tấn trong quý II /2007.Thị trường trong
nước trở nên sôi động, gía lúa liên tục tăng. Giá lúa gạo trong nước luôn ở mức
cao do nhu cầu xuất khẩu tăng, công ty vẫn đáp ứng được các hợp đồng xuất khẩu,
duy trì hợp đồng xuất khẩu sang Indonesia và Philippines khoảng 62.438 tấn gạo,
trong đó 58.365 tấn xuất sang Philippines; 3.973 tấn sang Indonesia, Singapore,
HongKong và thị trường khác, thời gian giao hàng từ tháng 3 đến tháng 6/2007
tổng cộng 23.691 tấn gạo.
Nhìn chung yếu tố ít ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh gạo của
công ty
4.3.8 Phương thức thanh toán
Trong hoạt động ngoại thương có nhiều hình thức thanh toán chẳng hạn
như phương thức L/C, T/T, TTR, CAD … Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu
nhược điểm của riêng nó, việc sử dụng phương thức nào phụ thuộc các yếu tố:
+ Quan hệ thương mại thường xuyên hay không thường xuyên.
+ Sự tín tưởng lẫn nhau .
+ Hợp đồng thương mại hay dịch vụ có quy mô lớn hay nhỏ.
+ Khả năng chi trả của người mua và Khả năng cung cấp hàng hoá của
người bán
+ Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia.
Công ty Angimex với những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đã lựa chọn
các phương thức L/C, TTR,D/P và CAD làm phương thức thanh toán. Các phương
thức này có đặc điểm:
+ L/C: phương thức thông dụng nhất hiện nay và được xem là an toàn
cho các bên giao dịch do nó được đảm bảo bởi các ngân hàng đồng thời được thực
hiện, giải quyết trong khuôn khổ “quy tắc về tập quán và thực hành thống nhất tín
dụng chứng từ” (UCP 600), “quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân
hàng theo tín dụng chứng từ của ICC và “tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế
dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ”, Thêm vào đó L/C
có thể chỉnh sửa, bổ sung từ bất kì bên nào (người hưởng lợi, hoặc người mở) nếu
có sự đồng ý về phía ngân hàng.
+ T/T: phương thức chuyển tiền rẻ nhất, an toàn, chính xác và nhanh
chóng. Đối với hình thức này thì người nhận được tiền ít bị ảnh hưởng của tỷ giá,
Được áp dụng trong thanh toán các khoản tiền tương đối nhỏ. Sự an toàn cho
người xuất khẩu là không chắc chắn do việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của
người nhập khẩu và ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo uỷ
nhiệm để hưởng một khoản phí mà không bị ràng buộc nào cả.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 38
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
+ D/P: phương thức mà nhà xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hoá hay
dịch vụ thì lập bộ chứng từ và hối phiếu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ với
điều kiện ngân hàng này thay mặt nhà xuất khẩu khống chế bộ chứng từ, chỉ khi
nào người mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phíêu thì ngân
hàng mới giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để làm cơ sở nhận hàng.
+ CAD: phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu vì họ chắc chắn thu được
tiền hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản không phức tạp như thanh toán tín dụng
chứng từ, áp dụng trong trường hợp người mua và người bán có quan hệ tốt và tin
tưởng lẫn nhau.
Tuy nhiên trong các phương thức thanh toán sẽ tìm ẩn các rủi ro:
+ Phương thức L/C: áp dụng cho các tập đoàn hoặc những hợp đồng có
giá trị lớn từ vài trăm ngàn USD trở lên. Thời gian mở L/C có hai hướng: thứ nhất
mở L/C sau 3 ngày kể từ khi ký hợp đồng, thứ hai mở L/C trước khi tàu đến
khoảng 15 ngày. Trong quá trình thương lượng hợp đồng với khách hàng về hình
thức thanh toán sau khi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chấp nhận bộ chứng từ
nếu công ty thỏa thuận với khách hàng chấp nhận thanh toán khi nhận được điện
báo thì sẽ thu ngắn thời gian quay vòng của vốn chịu chi phí lãi vay ít hơn (do
công ty hàng năm vay nợ ngắn hạn từ ngân hàng rất lớn) so với cách thanh toán
thông thường nghĩa là nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phục
vụ của mình sau khi kiểm tra ngân hàng sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng
phục vụ nhà xuất khẩu, nơi đây bộ chứng từ sẽ được kiểm tra lần nữa rồi mới
thanh toán
+ Trong thanh toán TTR/ DP : khách hàng trì hoãn thanh toán, trong khi
hàng hóa đã đóng hàng xong vào container hoặc đã xếp lên tàu, hoặc hàng hóa
đang trên đường vận chuyển sang nước ngoài, hoặc đã đến cảng dỡ
+ D/P, D/A, CAD đều có mức độ rủi ro nhất định đối với người bán
hàng. Những rủi ro đó là người mua nhận hàng mà không trả tiền (D/A), người
mua không nhận hàng và không trả tiền (D/P, CAD). Trong cả hai trường hợp này,
người bán bị mất hàng hoặc phải tốn phí để xử lý hàng của mình (thường những
phí này rất lớn)
+ Trường hợp thanh toán bằng L/C: ngân hàng mở L/C cố tình tìm cách
từ chối thanh toán trong trường hợp người mua có vấn đề về tài chánh; bộ chứng
từ bị phát hiện có bất hợp lệ (do những sai sót trong quá trình thiết lập chứng từ)
và bị ngân hàng từ chối thanh toán, người mua lẩn tránh trách nhiệm; trường hợp
hàng đã xếp xong mà L/C chưa hoàn chỉnh (do những thay đổi trong quá trình
giao hàng, người mua hứa sẽ tu chỉnh L/C) nhưng không được tu chỉnh hợp lệ;
ngân hàng mở L/C không có uy tín; ngân hàng mở L/C phá sản…..; nước nhập
hàng bị cấm vận
Do biến động của thị trường mà điển hình là khi giá giảm, khách hàng có
thể tìm cách thoái thác để không phải nhận hàng gây ra rủi ro chậm hoặc trì hoãn
SVTH: Nguyễn Thành Đô 39
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
hoặc không thanh toán (thí dụ nêu bất hợp lệ trong chứng từ để không thanh toán,
khiếu nại hàng không đúng chất lượng để yêu cầu giảm giá,…)
Công ty Angimex đã hơn 30 năm hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo với
số lượng bạn hàng lớn và mỗi khách hàng lại có những đặc trưng khác nhau do
vậy trên thực tiễn giao dịch, các phương thức được áp dụng như sau:
+ Phương thức T/T: Dành cho khách hàng quen với số lượng không
nhiều dao động từ 100 tấn đến 200 tấn. Sau khi ký hợp đồng khách hàng sẽ trả
10% - 30% giá trị hợp đồng, phần còn lại sẽ thanh toán theo 2 cách: thanh toán
trước khi đóng hàng vào container hoặc là thanh toán khi hàng cập cảng, trường
hợp này công ty sẽ giữ lại bộ chứng từ gốc và phát lệnh yêu cầu chủ tàu giao hàng
cho khách hàng mà không cần chứng từ. Những khách hàng uy tín giao dịch với
số lượng khoảng 1000 tấn chỉ phải trả trước 10% giá trị hợp đồng, phần còn lại
khách hàng sẽ chuyển tiền và công ty chuyển bộ chứng từ.
+ Kết hợp phương thức T/T và D/P hoặc CAD: cũng giống như phương
thức T/T ,chỉ khác nhau ở cách thanh toán phần còn lại, khách hàng thay vì sẽ
chuyển tiền cho công ty thì công ty sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu
hộ. Phương thức này áp dụng cho những khách hàng mà công ty đánh giá là chưa
uy tín.
Theo thống kê từ phòng bán hàng tỷ lệ các phương thức thanh toán theo giá
trị thanh toán từ năm 2007 đến năm 2009: L/C dao động quanh tỷ lệ 80%, T/T dao
động quanh tỷ lệ 10%, D/A dao động quanh tỷ lệ 5%, và D/P dao động quanh tỷ lệ
5%.
80%
10%
5% 5%
L/C T/T DP CAD
Hình 4.18: Tỷ lệ các phương thức thanh toán
theo giá trị thanh toán 2007-2009
(Nguồn: số liệu từ phòng bán hàng công ty Angimex)
SVTH: Nguyễn Thành Đô 40
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
SVTH: Nguyễn Thành Đô 41
Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu công ty đã luôn cẩn
trọng xây dựng cho mình quy trình làm việc rất chuyên nghiệp trong lựa chọn
khách hàng, nhà cung ứng… cho nên công ty rất ít gặp phải những rủi ro loại này.
Bên cạnh đó công ty có mối quan hệ tốt với các ngân hàng nên việc thương thảo
giải quyết những vấn đề liên quan đến thủ tục thanh toán cũng thuận lợi hơn.
Nhìn vào biểu đồ hình thức thanh toán chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, các hình
thức con lại rất ít, và kinh nghiệm thanh toán bằng L/C của công ty ngày càng
nhiều do vậy phương thức thanh toán của ít ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt
động kinh doanh gạo.
4.3.9. Khoa học công nghệ
QUI TRÌNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU
(Nguồn phòng nghiệp vụ)
Phỏng vấn các quản đốc kho cho thấy qui trình công nghiệp chế biến gạo
xuất khẩu có những ưu và nhược điểm:
Ưu điểm:
+ Gia công chế biến được nhiều nguyên liệu khác nhau, ẩm độ nguyên liệu
cao.
+ Thu hồi gạo cao do xát trắng và đánh bóng nhẹ nhiều lần, chất lượng ổn
định.
+ Đạt ẩm độ do sấy nhẹ hai lần gạo không bị biến dạng và rạng nứt.
Gạo
Xô
Trống phân
loại CKG
Sàn Thóc
Cối đá 1,2m
Phước Thành
Máy xát VS
40
Bùi Văn Ngọ
Sàng t
ch
ạp
ất
Bồn
Chứa
Đánh bóng 2
Sinco RS 40
Đánh bóng 2
Sinco RS 40
Sàn đảo phân
loại
Thùng chứa
tấm 3,4
Thùng chứa
tấm 1,2
Thóc Lẩn
Sấy gạo
thành phẩm 1
Đóng bao
bảo quản
Làm mát gạo
Sấy thành
phẩm 2
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
+ Thóc lẫn đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu.
Khuyết điểm:
+ Dây chuyền chiếm mặt bằng rộng.
+ Tiêu tốn điện năng hơn.
+ Công nhân kỹ thuật vận hành chưa am hiểu nhiều về gạo để điều chỉnh
máy móc cho phù hợp với loại nguyên liệu đưa vào để áp dụng cho đúng qui trình
để sản phẩm đạt chất lượng tốt ổn định và đồng đều.
Để có thể làm ăn lâu dài với khách hàng, chất lượng sản phẩm cần phải đảm bảo
và phải ngày một tốt hơn, do vậy quy trình công nghệ cũng cần phải được quan
tâm đầu tư đúng mức nhằm giúp tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 42
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Mỗi năm đều có biến động về cung, cầu trên thế giới và trong nước, nhưng
công ty vẫn hoạt động tốt có hiệu quả. Chứng tỏ công ty có nguồn nhân lực có
chuyên môn, cấp lãnh đạo giỏi trong việc nhìn nhận đánh giá thị trường.
Xuất khẩu gạo của công ty bị tác động nhiều bởi các Chính sách của Chính
phủ và Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, nền Chính trị của các quốc gia nhập
khẩu, nguồn vốn và nhân lực. Yếu tố về tự nhiên đôi khi cũng tác động gián tiếp
gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, mất mùa làm cung cầu trong nước bất
ổn, chất lượng gạo thấp …
Tóm lại, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty, đòi hỏi
người quản trị phải có những khả năng xử lý linh hoạt, có tay nghề chuyên môn,
đảm bảo cho công ty luôn họat động đạt hiệu quả tốt nhất,
Trong 3 năm thực hiện năm 2007-2009 nhìn chung hiệu quả của công ty đạt
được ảnh hưởng nhiều từ yếu tố khách quan. Vì vậy công ty cần phải đề ra một số
biện pháp cụ thể cải thiện hiệu quả của đơn vị trong tương lai.
5.2 Kiến nghị
5.2.1 Để hạn chế tác động của yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên tác động mạnh tới nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào
nguyên liệu là khâu rất quan trọng nó ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành, chất
lượng sản phẩm và uy tín của công ty, vì trong thu mua nguyên liệu đầu vào của
sản phẩm, chất lượng tốt, ổn định đồng đều và giá cả hợp lý thì đầu ra của sản
phẩm mới có chất lượng tốt và ổn định.
Thông thường được thu mua trực tiếp qua người nông dân, thương lái, các
nhà máy xay xát tư nhân, các vệ tinh đại lý và phải thuê kho thu mua ngoài tỉnh
khi địa bàn hết vụ và nhu cầu gạo nguyên liệu tăng cao. Do vậy cần phải có tạm
trử cho mùa vụ.
Tập trung vùng trồng lúa bao tiêu, nhằm hạn chế chi phí vận chuyển và
công tác kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và đưa chi phí về mức thấp
nhât có thể.
5.2.2 Về nguồn nhân lực
Thường xuyên tổ chức các lớp học tập để bổ sung kiến thức mới cho cán bộ
công nhân viên, chọn lọc lại những người có tay nghề có kinh nghiệm bố trí công
việc phù hợp với khả năng.
Tạo điều kiện cho nhân viên đi học để mở mang kiến thức nâng cao tay
nghề.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 43
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
Tổ chức thi tay nghề để nâng bậc, nâng lương theo định kỳ, đảm bảo cuộc sống
cho cán bộ công nhân viên
Có những chế độ khen thưởng chính xác kịp thời để động viên tinh thần của
nhân viên.
Khuyến khích bồi dưỡng thích hợp cho người lao động tăng ca thêm giờ để
đạt chỉ tiêu tiến độ làm hàng.
5.2.3. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ
Thị trường đòi hỏi chất lượng gạo xuất khẩu ngày càng cao, vì thế các đơn
vị phải mạnh dạn thay đôi đầu tư các trang thiết bị mới hiện đại, như máy xát trắng
CDA-40B, CDA-60B (của nhà máy Bùi Văn Ngọ) các thùng sấy lưới tròn, để
giảm độ gãy của gạo, hạt gạo còn nguyên vẹn trắng bóng, thu hồi thành phẩm cao,
ít tiêu hao năng lượng và công nhân dể vận hành.
5.2.4 Thực hành tiết kiệm
Thị trường xuất khẩu lương thực ngày càng khó khăn, nhu cầu càng ngày
càng cao đòi hỏi chất lượng phải tốt giá phải cạnh tranh, nên tiết kiệm là chiến
lược lâu dài nhằm giảm bớt tối đa các chi phí có thể, để giảm giá thành sản phẩm
mà chất lượng vẫn ổn định đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của khách hàng.
Trong quản lý kinh doanh giảm bớt các chi phí không cần thiết như liên
hoan, hội họ̣p, tiết kiệm chi phí điện nước, vật tư văn phòng phẩm.
Về gạo nội địa là ngành mới do vậy cần xây dựng chiến lược marketing phù
hợp tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao, cần xây dựng kế hoạch chi phí một cách cụ
thể tránh làm xuất hiện chi phí phát sinh.
5.2.4 Về các chính sách nhà nước, nền chính trị quốc gia nhập khẩu
Cần phải có nhà quản trị giỏi biết nhìn nhận thị trường nắm bắt tình hình
kinh tế quốc gia xuất khẩu, nhạy bén với tình hình kinh tế thế giới, đội ngũ nhân
viên phải thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan ngành nghề kinh
doanh. Bên cạnh đó tìm kiếm khách hàng nhiều, để khi một quốc gia có nền chính
trị hay diễn biến kinh tế bất ổn ta sẽ có một khách hàng mới như vậy giảm bớt
được rủi ro.
SVTH: Nguyễn Thành Đô 44
Phân tích hiệu quả kinh doanh mặt hàng gạo của công ty Angimex
SVTH: Nguyễn Thành Đô 45
Hạn chế tài: số liệu về năm 2007 lợi nhuận và chi phi giữa các ngành nghề không
tách biệt rõ ràng do vậy gặp khó khăn trong quá trình phân tích.
Tài liệu tham khảo:
-Báo cáo thường niên 2008-2009 của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang.
-.Đặng Hùng Vũ,Tài liệu giảng dạy thanh toán quốc tế, trường Đại học AG.
-Lê Phương Dung, Nghiệp vụ giao nhận vận tải ngoại thương, trường Đại học
AG.
- Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO).
- Số liệu của Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
Sau đây là một số web tham khảo:
www.agro.monitor.vn
www.fas.usda.gov
www.oryza.com
www.rice.com.vn
www.angimex.com.vn.
Bảng - Khách hàng nhập khẩu
STT Châu
1 Singapore Châu Á
2 Hongkong Châu Á
3 Korea Châu Á
4 Israel Châu Á
5 Đài Loan Châu Á
6 Trung Quốc Châu Á
7 East Timor Châu Á
8 UAE Châu Á
9 Arabia Châu Á
10 Campuchia Châu Á
11 Germany Châu Âu
12 Spain Châu Âu
13 Turkey Châu Âu
14 Denmark Châu Âu
15 Ukraine Châu Âu
16 Albania Châu Âu
17 Bulgaria Châu Âu
18 Portugal Châu Âu
19 Mayotte Châu Âu
20 Ivory Coast Châu Phi
21 Africa Châu Phi
22 Senegal Châu Phi
23 Guinea Châu Phi
24 Sierra Leone Châu Phi
25 Ghana Châu Phi
26 Gabon Châu Phi
27 Nigeria Châu Phi
28 Suva Fiji Châu Úc
2007
2008
2009
(Nguồn: Phòng điều hành)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Tổng số lượng ký HĐ
(tấn)
196.528
208.747
245.638
2. Số lượng Mua vào
243.701
240.974
308.126
3. Số lượng giao hàng
243.913
205.308
236.595
4. Lợi nhuận trước thuế
16.562
259.958
70.000
5. Kim ngạch FOB (USD) 51.402.488
83.670.920
80.580.995
2007 2008 2009
Xuất khẩu
178.194
150.738
202.667
Cung ứng
65.720
54.570
33.927
TC
243.914
205.308
236.594
Thị trường 2007 2008 2009
Châu Á 104.120,00 66.776,00 105.905,90
Châu Phi 31.635,00 7.029,00 6.234,00
Châu Âu 5.848,00 22.944,00 18.521,00
Châu Mỹ - 119,7
Tổng 141.603,00 96.749,00 130.780,60
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu 1.399.220 2.195.165 2.026.373
Tổng chi phí 1.378.063 1.921.743 1.936.587
Lợi nhuận trước thuế 21.157 273.422 89.786
Thuế 5.924 76.250 15.298
Lợi Nhuận sau thuế 15.233 197.172 74.488
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doko.vnPhantichhieuquakinhdoanh.pdf