MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục sơ đồ
Danh mục chữ viết tắt
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Cơ sở hình thành 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Về thời gian 2
1.3.3. Về không gian 2
1.3.4. Về nội dung 2
1.4. Ý nghĩa 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế 4
2.2. Các loại chi phí trong mô hình TRNMNN 4
2.3. Kênh phân phối 5
2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã 5
2.4.1. Hợp tác xã 5
2.4.2. Tổ hợp tác 6
2.5. Thị trường 6
2.6. Phương pháp nghiên cứu 6
2.6.1. Nguồn dữ liệu 6
2.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 7
2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật 7
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY - HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH AN GIANG 10
3.1. Giới thiệu sơ lược 10
3.1.1. Sơ lược về mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 10
3.1.2. Hai loại rau nhút trong mô hình 10
3.2. Sơ đồ mô hình 11
3.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TRNMNN 13
3.3.1. Ưu điểm 13
3.3.2. Nhược điểm 13
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
4.1. Nguồn lực của hộ nông dân 14
4.1.1. Giống đầu vào 14
4.1.2. Đất đai 15
4.1.3. Nguồn lao động 17
4.1.4. Trang thiết bị 18
4.1.5. Quy mô 19
4.2. Điều kiện phát triển mô hình TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 21
4.2.1. Thuận lợi 21
4.2.2 . Khó khăn 22
4.3. HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 24
4.3.1. Chi phí sản xuất trong mô hình TRNMNN 24
4.3.2. HQKT trong mô hình TRNMNN 26
4.3.3. Kênh phân phối 29
4.3.4. Các lợi ích mang lại từ mô hình 32
4.4. Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã
Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG 33
4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào tổ hợp tác nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ
Tây, Châu Phú, An Giang 33
4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm 33
4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV 33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
5.1. Kết luận 35
5.2. Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở hình thành
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sông nước nổi bật với đặc trưng riêng mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hàng năm đều có mùa nước nổi kéo dài suốt 5 tháng liền, có nơi thì xây đê bao khép kín để bảo vệ mùa màng, có nơi thì sống chung với dòng nước phù sa với nhiều chủng loại cá tôm.
Những nơi không có tuyến đê bao thì đa phần người nông dân nhàn rỗi, chẳng có việc gì làm do đó không có thêm nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản thu từ canh tác lúa hay hoa màu. Trong khi đó, họ phải chi tiêu trong suốt mấy tháng mùa nước nổi thật lãng phí. Ngược lại, những nơi có tuyến đê bao khép kín thì người dân lại lao động vất vả quanh năm do phần lớn những nơi này áp dụng một năm 3 vụ lúa. Tuy nhiên, mô hình này hiện nay đang dần kém hiệu quả do canh tác lâu năm đất bị bạc màu dẫn đến năng suất không cao, từ đó việc canh tác của người nông dân không có lời.
Vì vậy, để người nông dân có thêm nguồn thu nhập và ổn định thì cần phải có một mô hình thích hợp lại vừa tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên đã ban cho vùng sông nước này, đó chính là mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) và mô hình này đang được xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang áp dụng hiện nay.
Bên cạnh đó, để thấy được tính cần thiết của mô hình TRNMNN, hiện nay nhu cầu về loại rau này trên thị trường rất lớn. Do rau nhút là một loại rau quen thuộc, nó đã gắn kết với con người Việt Nam tự bao giờ. Từ một bữa cơm gia đình, một buổi tiệc ở quán ăn cho đến nhà hàng, khách sạn đều dùng loại rau quen thuộc này. Đặc biệt là trong những năm gần đây, từ những nhà hàng đặc sản đến các quán nhậu bình dân đều xuất hiện nhiều món lẩu: lẩu bò, lẩu cá, lẩu mắm, lẩu cua, Bên cạnh cái lẩu nóng hổi là một dĩa rau với đầy đủ màu sắc và mùi vị: rau muống, bông điên điển, bông súng, bông thiên lý, và một loại rau không thể thiếu đó là rau nhút.
Mặt khác, mô hình TRNMNN là một trong những mô hình trong Đề án 31 về “Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong mùa nước nổi” của tỉnh An Giang đã được thử nghiệm thành công trong năm 2003. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ mạnh trong mùa nước nổi, các hộ nông dân đã trồng rau các loại theo nhiều mô hình sản xuất khác nhau, trong đó có mô hình TRNMNN, tỷ lệ lãi/chi phí của các mô hình này là 1,08 đến 1,62 lần tùy loại và cao gấp 3 đến 5 lần so với trồng lúa . Riêng mô hình TRNMNN trên đất ruộng có lãi từ 11 đến 22 triệu đồng/ha, tỷ lệ lãi/chi phí gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa với khoản lãi này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh.
Từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng trồng rau nhút ở Xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang vào mùa nước nổi để thấy được hiệu quả của mô hình.
Từ đó, áp dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có nhằm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân và tạo ra lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường cả nước.
Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT) của mô hình TRNMNN tại Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
51 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở Thạnh Mỹ Tây - Châu phú - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y An giảm đi 19,64% tương đương 0,11 ha. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do ở mỗi ấp các hộ mới áp dụng mô hình TRNMNN (mới áp dụng vào năm 2006) có diện tích TRNMNN ít hơn các hộ TRNMNN ở năm 2005. Vì vậy, mặc dù tổng diện tích đất TRNMNN ở mỗi ấp đều tăng lên nhưng khi tính bình quân/hộ thì giảm xuống.
Tóm lại, tổng diện tích đất TRNMNN của 3 ấp nghiên cứu nói riêng và xã Thạnh Mỹ Tây nói chung có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
4.1.3. Nguồn lao động
Nguồn lực thứ ba là lao động được thể hiện trong bảng 4.3
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006
Chỉ Tiêu
ĐVT
Thạnh Hòa
Mỹ Bình
Tây An
BQ Của 3
Ấp
1. Tuổi BQ chủ hộ
Tuổi
54,75
45,48
39,60
46,61
2. Số nhân khẩu BQ/hộ
Nhân khẩu
4,50
4,00
4,40
4,30
3. Số lao động BQ/hộ
Lao động
3,25
2,59
3,40
3,08
- Lao động nam
Lao động
1,75
1,39
2,20
1,78
- Lao động Nữ
Lao động
1,50
1,20
1,20
1,30
4. Học vấn của chủ hộ
- Mù chữ
%
0,00
5,36
0,00
1,79
- Tiểu học
%
50,00
46,43
40,00
45,48
- Trung học cơ sở
%
25,00
35,71
40,00
33,57
- Trung học phổ thông
%
25,00
12,50
20,00
19,17
- Trung cấp
%
0,00
0,00
0,00
0,00
- Đại học
%
0,00
0,00
0,00
0,00
- Sau Đại học
%
0,00
0,00
0,00
0,00
5. Số năm trồng rau Nhút
Năm
2,75
3,50
2,20
2,82
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp
Trong bảng 4.3, số lao động bình quân/hộ chỉ tính những người nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của luật lao động.
Về tình hình số lượng lao động, số lao động bình quân/hộ TRNMNN 3,08 lao động. Trong đó, số lao động ở ấp Tây An là cao nhất với 3,40 lao động và thấp nhất là 2,59 lao động ở ấp Mỹ Bình. Điều này cho thấy nguồn lực về lao động giữa 3 ấp không đều nhau, tuy nhiên mức chênh lệch về lao động của 3 ấp là thấp, chưa đến 1 lao động. Đồng thời, số lao động nam và nữ cũng có chênh lệch (lao động nam chiếm 57,79%, lao động nữ chiếm 42,21% trong tổng số lao động bình quân/hộ của 3 ấp là 3,08 lao động). Tuy nhiên, trong mô hình TRNMNN thì lao động nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là kinh nghiệm bản thân và trình độ tay nghề lao động, 2 mặt này sẽ quyết định đến năng suất lao động cao hay thấp.
Phần lớn việc thuê lao động là vào các ngày thu hoạch rau, vì công việc thu hoạch rau nhút không thể áp dụng máy móc hay phương tiện kỹ thuật hiện đại nên công việc thu hoạch rau làm bằng phương pháp thủ công. Bên cạnh đó, công việc này tương đối tốn thời gian nên đòi hỏi phải thuê lao động. Trung bình 1 lao động thu hoạch được 200 kg rau nhút/ngày công.
Về phần lao động gia đình thì số ngày công cũng rất thấp so với các mô hình khác, chủ yếu là vào ngày xuống giống và các công việc tiến hành cùng ngày với ngày thu hoạch rau (sau mỗi lần thu hoạch rau thì tiến hành phun thuốc và rải phân cho rau).
Về trình độ học vấn của chủ hộ, bình quân của cả 3 ấp có đến 45,48% chủ hộ có trình độ tiểu học, 33,57% chủ hộ có trình độ phổ thông cơ sở và trình độ phổ thông trung học gần 20%. Đặc biệt là số chủ hộ mù chữ chiếm chưa đầy 2%, đây là một con số khả quan.
Nếu xét riêng từng ấp thì số chủ hộ mù chữ trong tổng số 65 hộ đều thuộc ấp Mỹ Bình và 2 ấp còn lại thì tỷ lệ chủ hộ mù chữ là 0% trong tổng số hộ nghiên cứu của từng ấp. Nhưng nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ trong tổng số hộ nghiên cứu là tương đối thấp, mặc dù tỷ lệ mù chữ trung bình của chủ hộ của 3 ấp chỉ có 1,79% nhưng tỷ lệ chủ hộ có trình độ trung học phổ thông vẫn còn thấp 19,17%. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật trong toàn bộ quá trình canh tác cây rau nhút mùa nước nổi. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như sự phát triển của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.
4.1.4. Trang thiết bị
Sau đây là thông tin về trang thiết bị phục vụ sản xuất trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.
Bảng 4.4: Trang thiết bị phục vụ sản xuất của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006
Chỉ Tiêu
ĐVT
Thạnh Hòa
Mỹ Bình
Tây An
BQ Của 3 Ấp
Cọc Tràm
Cây/ha
1287
1017
1000
1101
Dây gân
kg/ha
19,38
24,97
20,00
21,45
Dây bẹ
kg/ha
13,13
7,34
9,50
9,99
Bình phun thuốc
Cái/tổng hộ điều tra
4,00
38,00
5,00
15,67
Xuồng
Chiếc/tổng hộ điều tra
2,00
50,00
5,00
19,00
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp
Qua bảng 4.4 thì các loại trang thiết bị cần thiết và mang tính bắt buộc phải có trong mô hình TRNMNN bao gồm các loại sau: cọc tràm, dây gân, dây bẹ, bình phun thuốc, xuồng hoặc các trang thiết bị tương đương. Tuy nhiên, không bắt buộc tất cả các hộ áp dụng mô hình TRNMNN đều phải có đầy đủ các trang thiết bị như trong bảng trên mà có thể thiếu 2 loại là bình phun thuốc và xuồng. Bởi vì 2 vật này có thể mướn hoặc mượn khi cần thiết.
Phần lớn các loại trang thiết bị trong mô hình này có chi phí rất thấp, ví dụ như: tràm, dây gân, dây bẹ, đồng thời tận dụng được các trang thiết bị từ việc canh tác lúa như xuồng và bình phun thuốc.
Sự chênh lệch về số lượng của các loại trang thiết bị ở 3 ấp nghiên cứu là do khả năng đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm của mỗi hộ dân mà sử dụng số lượng nhiều hay thấp. Bên cạnh đó, kỹ thuật và kinh nghiệm sử dụng các trang thiết bị sẽ quyết định khả năng và thời gian tái sử dụng của chúng.
Tóm lại, trang thiết bị sử dụng trong mô hình TRNMNN rất ít, đơn giản và có chi phí không cao, đây là một lợi thế rất lớn của mô hình TRNMNN so với các mô hình khác. Nó góp phần làm giảm chi phí đầu tư ban đầu và tăng thêm lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh.
4.1.5. Quy mô
Thông tin về quy mô và cơ cấu giống của các hộ nông dân áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An giang trong năm 2005 và năm 2006 được thể hiện qua bảng 4.5.
Về số lượng giống/ha thì có sự chênh lệch lớn giữa các hộ trồng rau, hộ có số lượng trồng thấp nhất là 0,50 tấn/ha, cao nhất là 4,00 tấn/ha và nhìn chung thì lượng giống/ha bình quân của 3 ấp trong năm 2006 có giảm đi so với năm 2005, giảm 10,66%. Nguyên nhân của sự chênh lệch về lượng giống trồng là do khả năng đầu tư và kinh nghiệm của mỗi hộ nông dân. Trồng thưa hay trồng dày đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào cá nhân từng người mà áp dụng.
Về cơ cấu giống, theo như giới thiệu ban đầu thì rau nhút có 2 loại đó là rau nhút có thân màu trắng xanh và rau nhút có thân màu đỏ tím (để đơn giản, người dân địa phương gọi là rau nhút trắng và rau nhút đỏ). Giữa 2 loại rau này thì rau nhút trắng được người dân ưa chuộng hơn vì nó có nhiều ưu điểm như thân mập, lóng dài, cả thân và lá đều xanh tốt, phau phát triển mạnh. Theo số liệu tổng hợp trong bảng 4.5 thì cả 2 năm các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú đều trồng rau nhút trắng nhiều hơn rau nhút đỏ, riêng ấp Thạnh Hòa thì ngược lại. Cụ thể là: Năm 2005 bình quân của 3 ấp có tỷ lệ rau nhút trắng là 82,99% và rau nhút đỏ là 17,01% trong tổng số lượng giống được trồng. Đến năm 2006 tuy số lượng rau nhút đỏ có tăng lên nhưng tỷ lệ rau nhút trắng vẫn còn cao hơn rất nhiều so với rau nhút đỏ, cụ thể là rau nhút trắng chiếm 80,31% và rau nhút đỏ là 19,69%.
Nguyên nhân ấp Thạnh Hòa có tỷ lệ rau nhút đỏ được trồng cao hơn hai ấp còn lại là vì mô hình TRNMNN mới được nông dân áp dụng trong năm 2005 và năm 2006 nên người dân chưa nắm được ưu nhược điểm của từng loại rau nhút. Vì vậy, các hộ này không quan tâm đến trồng loại rau nhút trắng hay rau nhút đỏ thì có hiệu quả hơn. Nên khi mua giống để trồng thì chỉ chọn giống khỏe mạnh và xanh tốt là được, đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ rau nhút đỏ cao hơn tỷ lệ rau nhút trắng ở Thạnh Hòa.
Bảng 4.5: Quy mô và cơ cấu giống của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006
Chỉ Tiêu
ĐVT
Thạnh Hòa
(I)
Mỹ Bình
(II)
Tây An
(III)
BQ Của 3 Ấp
(IV)
Chênh Lệch 2006/2005
(%)
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
I
II
III
IV
1. Diện tích đất trồng rau
ha
0,52
0,94
17,84
17,42
1,12
2,23
6,49
6,86
80,77
-2,35
99,11
5,70
2. Số lượng
giống/ha
- Bình Quân
Tấn/ha
2,50
1,75
1,86
1,87
1,55
1,66
1,97
1,76
-30,00
0,54
7,10
-10,66
- Cao nhất
Tấn/ha
3,00
3,00
4,00
4,00
1,60
2,00
2,87
3,00
0,00
0,00
25,00
4,53
- Thấp nhất
Tấn/ha
2,00
1,00
0,50
0,60
1,50
1,50
1,33
1,03
-50,00
20,00
0,00
-22,56
3. Cơ cấu
- Tổng lượng giống trồng
Tấn/ấp
0,50
0,70
8,02
8,22
0,31
0,83
2,94
3,25
40,00
2,49
167,74
10,42
Loại rau nhút
Trắng
Tấn/ấp
0,20
0,30
6,95
6,85
0,16
0,68
2,44
2,61
50,00
-1,44
325,00
7,11
Tỷ lệ
%
40,00
42,86
86,65
83,32
51,61
81,93
82,99
80,31
Đỏ
Tấn/ấp
0,30
0,40
1,07
1,37
0,15
0,15
0,50
0,64
33,33
28,04
0,00
26,32
Tỷ lệ
%
60,00
57,14
13,35
16,68
48,39
18,07
17,01
19,69
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp
Tóm lại, số lượng rau nhút giống được trồng trong năm 2006 đều tăng lên so với năm 2005 ở cả 3 ấp. Sự tăng lên ở ấp Thạnh Hòa và Tây An là vì năm 2006 ở cả 2 ấp này diện tích đất TRNMNN đều tăng lên do có thêm nhiều hộ áp dụng mô hình TRNMNN. Còn ở ấp Mỹ Bình năm 2006 lượng rau giống được trồng tăng lên không đáng kể, chủ yếu là do có một số ít hộ trồng rau với mật độ dày hơn năm 2005.
4.2. Điều kiện phát triển mô hình TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG
4.2.1. Thuận lợi
Kinh tế
Nhà nước luôn quan tâm phát triển kinh tế hộ gia đình với nhiều hình thức: hỗ trợ vốn, kỹ thuật,…
Trong những năm gần đây, UBND tỉnh An Giang rất quan tâm phát triển các mô hình kinh tế trong mùa nước nổi.
Hiện nay, nông nghiệp đã được giảm và miễn thuế.
Văn hóa, xã hội
Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của người dân Việt Nam. Các sản phẩm của nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm chính để con người tồn tại và phát triển và rau nhút cũng là một trong số những loại thực phẩm đó, cái tên rau nhút hầu như trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam từ người già cho đến trẻ thơ tất cả đều biết đến.
Loại rau này rất dễ dùng, sống hay chín đều dùng được, nó phù hợp với rất nhiều món ăn như: canh chua, món lẩu,…Điều đặc biệt là rau nhút được dùng trong mọi trường hợp, từ một bữa ăn gia đình đến một đám cưới ở làng quê hay một buổi tiệc ở nhà hàng, khách sạn và không phân biệt người giàu có hay nghèo khổ mà tất cả đều dùng được.
Về văn hóa ẩm thực thì trong những năm gần đây từ thành thị đến nông thôn đều xuất hiện nhiều món ăn mới lạ và đi kèm với nó là một đĩa rau đầy màu sắc mà điển hình là các món lẩu.
Tự nhiên
An Giang nói riêng, ĐBSCL nói chung có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp mà thiên nhiên đã ban tặng: đất đai màu mỡ, có nguồn nước ngọt dồi dào với nhiều chủng loại cá tôm.
Vào mùa nước nổi, mực nước lên cao và kéo dài suốt 5 tháng liền, rất thuận lợi cho việc trồng các loại rau củ và rau nhút là một trong những số đó. 5 tháng là một khoảng thời gian đủ để người nông dân kiếm được khoản thu nhập khá cao từ loại rau này so với canh tác mô hình khác (lúa vụ 3,…).
Khoa học công nghệ
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ như ngày nay thì người dân cũng dần, đã và đang áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất và đã cho ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Những thuận lợi khác
Chế biến và tiêu thụ: Thị trường nội địa với hơn 80 triệu dân, đây là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và cũng là một cơ hội lớn cho việc canh tác mô hình này. Bên cạnh đó, nhu cầu rau nhút trên thị trường vào mùa nước nổi rất lớn. Nguyên nhân là số lượng các loại rau khác giảm mạnh do không trồng được trong mùa nước nên các loại rau thủy sinh chiếm ưu thế trên thị trường trong đó có cây rau nhút.
Công nghệ thiết bị: Trong mô hình này không đòi hỏi nhiều và các công cụ, dụng cụ cần thiết rất đơn giản, dễ tìm và đặc biệt là chi phí cho các trang thiết bị này rất thấp.
Nguồn lực: Phần lớn người dân sẵn có diện tích đất để canh tác do tận dụng diện tích đất trồng lúa để trồng rau nhút trong mùa nước nổi đồng thời có nguồn lao động nông thôn rất dồi dào nên vấn đề thiếu hụt lao động không phải lo ngại, do phần lớn người dân tại địa phương trồng lúa là chính, nơi đây lại không có tuyến đê bao ngăn lũ nên người dân có được khoảng thời gian rãnh trong suốt mấy tháng mùa nước. Vì vậy, việc thuê lao động không phải là vấn đề khó khăn trong việc trồng và thu hoạch rau.
Chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh An Giang
An Giang xác định: đến năm 2010, phấn đấu khai thác từ mùa nước nổi khoảng 400 ngàn tấn lúa, trên 268 ngàn tấn rau dưa các loại, gần 6 ngàn tấn rau nhút, 5 ngàn tấn ấu, 3,5 ngàn tấn rau muống, trên 8 ngàn tấn cá đồng, 1 ngàn tấn lươn, 200 tấn ếch. Đặc biệt, trong 5 năm (2006 - 2010) tỉnh sẽ tổ chức đào tạo nghề cho gần 100 ngàn nông dân vùng ngập lũ.
UBND tỉnh An Giang đã điều chỉnh lại Chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2006 - 2010 hợp lý hơn. Đó là thực hiện xả lũ theo định kỳ, giảm diện tích gieo trồng lúa, tăng diện tích trồng trọt hoa màu và nuôi trồng thủy sản SGGP. 29.08.2006. Thắng lợi “kép” trong mùa nước nổi. Đọc từ: (đọc ngày 05.05.2003)
.
Đây là một cơ hội lớn cho nông dân xã Thạnh Mỹ Tây nói riêng và nông dân tỉnh An Giang nói chung. Riêng cây rau nhút, 6 ngàn tấn một con số không nhỏ, điều này sẽ giúp người dân an tâm sản xuất cây rau nhút cũng như các loại hoa màu khác.
4.2.2 . Khó khăn
Thứ nhất là về kỹ thuật canh tác, hiện tại phần lớn người dân tại địa phương chưa nắm vững kỹ thuật trồng rau nhút trong mùa nước nổi.
Ví dụ: Trong việc phòng và trị bệnh cho rau nhút, người dân không dự đoán được thời tiết nóng hoặc lạnh hoặc mưa nhiều thì rau nhút bị những bệnh gì mà phòng ngừa cho thích hợp. Chỉ khi nào rau bị bệnh thì mới trị, nhưng khi trị bệnh thì lại sử dụng không đúng thuốc;…
Thứ hai là về mặt tự nhiên, đối với cây rau nhút thì loại cây này rất thích hợp với dòng chảy nhẹ. Nhưng vào mùa nước thì dòng chảy của nước rất mạnh kết hợp với sóng và gió thì cây rau dễ bị chìm và cuốn trôi nên đối với những cánh đồng nhận dòng chảy trực tiếp từ các sông lớn thì khó có thể áp dụng mô hình này, nếu trồng được thì năng suất cũng không cao. Chính vì mặt hạn chế này nên mô hình TRNMNN không thể trồng đơn lẻ 1 hoặc vài hộ được mà phải trồng tập trung với diện tích càng lớn càng tốt.
Thứ ba là vấn đề đầu ra, đây là một vấn đề rất quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mô hình. Hiện tại, có thể nói đầu ra của cây rau nhút của người dân xã Thạnh Mỹ Tây là tương đối ổn định, vì hàng ngày cả mùa khô và mùa nước đều có thương lái tại địa phương và một số tỉnh lân cận thu mua do thị trường có nhu cầu về loại rau này. Nhưng điều lo ngại là giá cả biến động và bấp bênh do người dân không hợp tác về giá cả, đắt hay rẻ gì cũng bán, vấn đề khó khăn này là do người dân không hợp tác tìm cho mình một đầu ra chắc chắn và an toàn. Chính vì thế, trong tương lai sẽ gặp khó khăn về đầu ra cho cây rau nhút.
Ba vấn đề trên đã góp phần hạn chế sự phát triển của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.
4.3. HQKT của mô hình TRNMNN ở xã thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG
4.3.1. Chi phí sản xuất trong mô hình TRNMNN
Bảng 4.6: Chi phí trong mô hình TRNMNN của các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006
ĐVT: Triệu đồng/ha
Chỉ Tiêu
Thạnh
Hòa
Mỹ
Bình
Tây An
BQ Của
3 Ấp
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
1. Chi phí chuẩn bị
ban đầu
0,97
1,23
0,81
0,75
0,79
0,69
0,86
0,89
- Cọc tràm
0,66
0,17
0,56
0,52
0,50
0,46
0,57
0,38
- Dây gân
0,08
0,96
0,12
0,13
0,09
0,09
0,10
0,39
- Dây bẹ
0,23
0,10
0,13
0,10
0,20
0,14
0,19
0,11
2. Chi phí giống
6,50
4,75
5,13
4,92
4,25
4,82
5,29
4,83
- Rau nhút trắng
2,00
1,75
4,41
4,29
2,00
3,92
2,80
3,32
- Rau nhút đỏ
4,50
3,00
0,72
0,63
2,25
0,90
2,49
1,51
3. Chi phí phân,
thuốc BVTV
1,88
2,52
3,86
3,94
7,62
8,09
4,45
4,85
4. Chi phí trang
thiết bị
1,38
1,38
0,97
0,97
0,58
0,58
0,98
0,98
5. Chi phí vốn vay
0,00
0,00
0,61
0,00
0,00
0,00
0,20
0,00
- Vốn vay
0,00
0,00
0,59
0,00
0,00
0,00
0,20
0,00
- Lãi vay
0,00
0,00
0,02
0,00
0,00
0,00
0,01
0,00
6. Chi phí lao động
2,62
2,63
2,15
2,41
2,87
4,04
2,55
3,03
- Lao động gia đình
1,82
1,89
1,31
1,41
1,58
2,16
1,57
1,82
- Lao động thuê
0,80
0,74
0,84
1,00
1,29
1,88
0,98
1,21
7. Chi phí thuê đất
2,50
2,50
2,50
2,50
2,50
2,50
2,50
2,50
Tổng chi phí (*)
11,53
10,62
12,22
11,58
14,53
16,06
12,76
12,76
Tổng chi phí (**)
15,85
15,01
16,03
15,49
18,61
20,72
16,83
17,07
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp
(*) Chưa tính chi phí lao động gia đình và chi phí thuê đất
(**) Tính cả chi phí lao động gia đình và chi phí thuê đất
Về tổng chi phí chưa tính công lao động gia đình và chi phí thuê đất, bình quân của 3 ấp không có sự thay đổi. Trong đó, ấp Tây An có tổng chi phí cao nhất trong cả 2 năm và ấp có tổng chi phí/ha/vụ thấp nhất trong cả 2 năm là ấp Thạnh Hòa. Nguyên nhân là do ấp Tây An có chi phí phân, thuốc BVTV cao hơn rất nhiều so với 2 ấp nghiên cứu còn lại. Cụ thể là năm 2005 ấp Tây An có chi phân, thuốc BVTV cao gấp 4 lần chi phí phân, thuốc BVTV của ấp Thạnh Hòa và cao gấp đôi ấp Mỹ Bình.
Tổng chi phí khi tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất thì tổng chi phí/ha/vụ bình quân của 3 ấp đã tăng lên 31,90% trong năm 2005 và năm 2006 tăng 33,86% so với tổng chi phí chưa tính công lao động gia đình và chi phí thuê đất, đây là một khoảng chênh lệch tương đối lớn. Vì vậy, công lao động gia đình và việc tận dụng diện tích đất trồng lúa của gia đình để trồng rau nhút vào mùa nước nổi đã góp phần mang lại thêm một phần lợi nhuận không nhỏ cho người dân.
Trong 7 loại chi phí trong bảng trên thì chi phí thấp nhất là chi phí vốn vay, tính bình quân của 3 ấp nghiên cứu chỉ có 0,20 triệu đồng/ha trong năm 2005 và năm 2006 chi phí này bằng 0. Điều đặc biệt là loại chi phí này chỉ có ở ấp Mỹ Bình, nguyên nhân là do:
- Ở ấp này có khu dân cư và trong khu dân cư này có một số hộ gặp khó khăn về kinh tế nên các hộ này phải vay tiền để trang trải chi phí đầu tư cho việc canh tác.
- Chi phí đầu tư cho mô hình không cao do người dân trồng với diện tích nhỏ từ 0,05 – 1ha nên có thể tự đầu tư mà không cần phải vay.
- Người dân có nhu cầu vay vốn nhưng không có nguồn cung cấp vốn vay.
Trái ngược với chi phí vốn vay là chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV. Hai loại chi phí này chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí, cụ thể là chiếm khoảng 83% trong tổng chi phí và chiếm khoảng 57% trong tổng chi phí (tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất). Trong đó, muốn giảm chi phí và tăng lợi nhuận thì phải giảm một trong 2 hoặc cả 2 loại chi phí này.
Qua 2 năm, ta thấy:
Thứ nhất là chi phí phân, thuốc BVTV ở ấp Thạnh Hòa tăng nhiều nhất 34,04% tương đương 0,64 triệu đồng/ha; tiếp theo là ấp Tây An, tăng 0,47 triệu đồng/ha và thấp nhất là ấp Mỹ Bình với mức chênh lệch không đáng kể 0,08 triệu đồng/ha. Nguyên nhân làm chi phí này tăng lên là do các hộ dân chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác trong mô hình TRNMNN về phòng và trị bệnh cho rau, một điều rất quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là phòng bệnh hơn trị bệnh chưa được đa số các hộ trồng rau nhút tại địa phương quan tâm nên khi thấy có bệnh trên đám rau của mình thì lúc đó mới tiến hành phun thuốc đặc trị, điều này vừa tốn nhiều chi phí lại vừa làm cho năng suất của rau giảm đi. Đồng thời, giá thị trường của các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đều tăng lên qua các năm cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí phân, thuốc BVTV tăng lên và góp phần làm giảm đi lợi nhuận thu được từ mô hình.
Bên cạnh đó, trong 3 ấp nghiên cứu thì ấp có chi phí phân, thuốc BVTV cao nhất trong cả 2 năm là ấp Tây An, là do nguồn lực kinh tế và kỹ thuật canh tác của các hộ dân của 3 ấp có sự chênh lệch tương đối lớn.
Thứ hai là chi phí lao động, sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên của chi phí này ở cả 3 ấp nghiên cứu phần lớn là do giá thuê lao động trong năm 2006 tăng lên so với năm 2005, tăng 16,56% tương đương 5.032 đồng/ngày công. Tuy là giá thuê lao động tăng lên làm cho chi phí lao động tăng lên và làm cho lợi nhuận gảm xuống nhưng việc giá thuê lao động tăng lên vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế lại vừa có ý nghĩa về mặt xã hội.
- Ý nghĩa về mặt kinh tế: Phần lợi nhuận giảm xuống ít hơn 50% phần chi phí lao động tăng lên do giá thuê lao động tăng lên. Do chi phí lao động có 2 phần, đó là chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê và cả 2 loại chi phí này tăng một khoảng gần bằng nhau, cụ thể là bình quân của chi phí lao động gia đình tăng 0,25 triệu đồng/ha và chi phí lao động thuê tăng 0,23 triệu đồng/ha. Trong đó, chi phí lao động gia đình thì người dân không phải tốn tiền để chi trả cho phần chi phí này do đối với người dân thì đây là hình thức lấy công làm lời. Đồng thời việc tăng giá thuê lao động sẽ đảm bảo cho việc có đủ lao động để phục vụ cho sản xuất từ đó việc canh tác của người dân được thuận lợi hơn.
- Ý nghĩa về mặt xã hội: việc tăng giá thuê lao động sẽ thu hút thêm nhiều lao động tại địa phương, làm cho thu nhập của người lao động tại địa phương tăng lên và vấn đề lao động nhàn rỗi ở nông thôn trong mùa nước nổi được giải quyết và nhất là giảm bớt tình trạng chảy máu chất xám.
Bên cạnh đó, tính siêng năng, cần cù trong lao động và việc sử dụng lao động của các hộ trồng rau đã làm cho số ngày công lao động tăng lên, từ đó chi phí lao động tăng lên và đây cũng chính là nguyên nhân của sự chênh lệch về chi phí lao động giữa 3 ấp nghiên cứu. Ấp Tây An có chi phí lao động cao nhất trong 3 ấp trong cả 2 năm 2005 và 2006 do các hộ trồng rau ở ấp này sử dụng lao động nhà cũng như lao đông thuê nhiều hơn hai ấp còn lại.
Tóm lại, tổng chi phí khi tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất tăng lên 31,90% trong năm 2005 và trong năm 2006 tăng 33,86% so với tổng chi phí khi không tính cả 2 yếu tố này; 2 loại chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí là chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV; chi phí chiếm tỷ lệ thấp nhất là chi phí vốn vay.
4.3.2. HQKT trong mô hình TRNMNN
- Thời gian canh tác cây rau nhút: từ lúc xuống giống cho đến lúc kết thúc vụ trồng rau trung bình là 4,5 tháng.
- Thu hoạch lần đầu tiên là sau khi xuống giống 15 ngày, các lần thu hoạch tiếp theo cách nhau 7 ngày. Đây là điểm khác biệt của mô hình TRNMNN so với các mô hình khác như: mô hình nuôi cá, trồng lúa,… Phần lớn các mô hình này có thời gian thu hoạch là vào cuối vụ nên mô hình nào có thời gian canh tác càng ngắn càng tốt, vì nếu thời gian thu hoạch quá lâu sẽ tốn thêm nhiều chi phí hoặc trễ thời vụ thì năng suất lúc thu hoạch không cao, từ đó lợi nhuận thu được giảm đi. Riêng đối với mô hình TRNMNN trên đất ruộng thì có một lợi thế rất lớn là thời gian thu hoạch rất ngắn và thời gian canh tác tương đối dài. Điều này có nghĩa là có nhiều lần thu hoạch trong suốt thời gian canh tác, trung bình khoảng 16 lần thu hoạch nên thời gian canh tác càng dài thì càng có lợi.
Điểm lợi thế lớn này góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tuần cho người nông dân và cả đối tác của người dân trong suốt mùa nước nổi. Từ đó, người nông dân có được khoản tiền lợi nhuận dùng để chi tiêu hàng ngày và làm cho đời sống của người dân được sung túc hơn trong mùa nước.
- Sản lượng/lần thu hoạch: 1,59 tấn/ha (tính bình quân của 3 ấp nghiên cứu)
- Tỷ lệ hao hụt bình quân: 5%, không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của mô hình này. Nguyên nhân hao hụt: cây bị bệnh, bị gió và nước cuốn trôi, ốc ăn,…
Sau đây là doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006:
Bảng 4.7: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú,
An Giang trong năm 2005 và năm 2006
Chỉ Tiêu
ĐVT
Thạnh Hòa
Mỹ Bình
Tây An
BQ Của
3 Ấp
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
1. Tổng chi phí
- Tổng chi phí (*)
Triệu
đồng/ha
11,53
10,62
12,22
11,58
14,53
16,06
12,76
12,76
- Tổng chi phí (**)
Triệu
đồng/ha
15,85
15,01
16,03
15,49
18,61
20,72
16,83
17,07
2. Doanh thu
Triệu
đồng/ha
23,41
30,86
40,23
42,98
35,20
37,38
32,64
37,12
- Sản lượng/lần thu hoạch
Tấn/ha
1,33
1,33
1,83
1,83
1,60
1,60
1,59
1,59
- Đơn giá bình quân
Đồng/kg
1.100
1.450
1.374
1.468
1.375
1.460
1.283
1.459
3. Lợi nhuận
- Lợi nhuận (*)
Triệu
đồng/ha
11,88
20,24
28,01
31,4
20,67
21,32
19,88
24,36
- Lợi nhuận (**)
Triệu
đồng/ha
7,56
15,85
24,20
27,49
16,59
16,66
15,81
20,05
4. Tỷ suất lợi nhuận (**)/
doanh thu
%
32,29
51,35
60,15
63,96
47,13
44,56
48,44
54,01
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp
(*) Chưa tính chi phí lao động gia đình và chi phí thuê đất
(**) Tính cả chi phí lao động gia đình và chi phí thuê đất
Qua bảng 4.7 thì lợi nhuận bình quân ở mỗi ấp trong năm 2006 đều tăng lên so với năm 2005. Lợi nhuận bình quân của cả 3 ấp năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha (tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất). Trong đó, tăng nhiều nhất là ở ấp Thạnh Hòa 109,66% và thấp nhất là ở ấp Tây An, tăng chưa đầy 0,5%.
Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận trong năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là do giá đầu ra tăng lên. Bên cạnh đó, ấp Thạnh Hòa có mức tăng lợi nhuận cao là do 2 yếu tố: thứ nhất là mức chênh lệch giá đầu ra ở ấp này cao hơn rất nhiều so với 2 ấp còn lại, cụ thể là mức giá năm 2006 tăng 350 đồng/kg so với năm 2005, trong khi đó mức chênh lệch giá đầu ra của 2 ấp còn lại chưa đến 100 đồng/kg; thứ hai là trong 3 ấp nghiên cứu thì ấp Thạnh Hòa có tổng chi phí năm 2006 giảm mạnh so với tổng chi phí năm 2005. Tương tự, nguyên nhân ấp Tây An có mức tăng lợi nhuận thấp là do mức chênh lệch giá đầu ra thấp và tổng chi phí trong năm 2006 không giảm mà còn tăng lên.
Trong 3 ấp nghiên cứu, ấp có lợi nhuận/ha cao nhất trong cả 2 năm là ấp Mỹ Bình, năm 2005 lợi nhuận/ha cao gấp 3,20 lần lợi nhuận ở ấp Thạnh Hòa và 1,46 lần so với ấp Tây An đến năm 2006 thì mức chênh lệch về lợi nhuận giữa ấp Mỹ Bình và Thạnh Hòa giảm xuống, chỉ cao gấp 1,73 lần và ngược lại mức chênh lệch về lợi nhuận giữa ấp Mỹ Bình và Tây An thì tăng lên cao gấp 1,65 lần. Do mô hình này xuất phát từ ấp Mỹ Bình nên số năm áp dụng mô hình này lâu hơn hai ấp còn lại đã giúp họ có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong canh tác tốt hơn các hộ ở Thạnh Hòa và Tây An nên sản lượng thu hoạch cao hơn, giá đầu ra cũng cao hơn do có nhiều đối tác mua bán lâu năm.
Điểm nổi bật cần quan tâm là mức chênh lệch giữa lợi nhuận đã tính công lao động gia đình, chi phí thuê đất và lợi nhuận chưa tính 2 loại chi phí này khá cao. Khi tính cả công lao động gia đình thì lợi nhuận bình quân của 3 ấp giảm xuống 20,47% so với năm 2005, năm 2006 giảm 17,69%. Điều này chứng tỏ là công lao động gia đình và việc tận dụng diện tích đất trồng lúa sẵn có của gia đình đã đóng góp thêm một phần lợi nhuận tương đối lớn đối với người dân vì thực tế 2 loại chi phí này người dân không phải chi trả mà người dân sử dụng công sức của mình và tận dụng những lợi thế sẵn có để góp phần làm giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho mình.
Riêng những hộ phải thuê đất để canh tác mô hình này thì phải chi trả cho chi phí thuê đất, cụ thể là chi phí thuê đất chiếm khoảng 60% phần lợi nhuận tăng thêm, còn lại 40% thuộc về công lao động gia đình tương đương 1,5 triệu/ha. Vì vậy, một số hộ phải thuê đất canh tác thì lợi nhuận thu được thấp hơn các hộ không phải thuê đất là 2,5 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của mô hình TRNMNN khá cao và năm 2006 tăng lên 5,57% so với năm 2005. Đặc biệt trong năm 2006 tỷ số này trên 50% tức một đồng doanh thu có thể cho ra 0,54 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, lợi nhuận thu được từ mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang là từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha. Một khoảng lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với canh tác lúa, đặc biệt là lúa vụ 3 và đây là một khoảng thu nhập không nhỏ đối với người dân, giúp cho người dân ổn định cuộc sống gia đình trong suốt mùa nước nổi. Từ đó, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo và giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi ở nông thôn, một vấn đề vốn đã gây bức xúc từ lâu.
4.3.3. Kênh phân phối
Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006, có thể nói là tương đối ổn định, sản phẩm của tất cả các hộ trồng rau trong 2 năm qua đều được tiêu thụ hết. Điều này là do:
Nhu cầu thị trường
Trong mùa nước nổi, nhu cầu thị trường đối với cây rau nhút nói riêng và các loại rau thủy sinh nói chung rất lớn, do hầu hết các loại rau sống trên cạn không trồng được trong mùa nước, ngoại trừ những nơi có tuyến đê bao khép kín. Chính vì thế đã làm cho khối lượng các loại rau sống trên cạn giảm đi rất nhiều. Đồng thời, mùa nước nổi là điều kiện để các món ăn như: món canh và món lẩu phát triển mạnh do nguồn cá nước ngọt phong phú và đa dạng nên mỗi người có thể chế biến nhiều món ăn mà mình ưa thích. Từ đó, nhu cầu về các loại rau thủy sinh tăng lên và chiếm ưu thế so với các loại rau sống trên cạn.
Mặt khác, trong các loại rau thủy sinh như: bông súng, bông điển, rau muống, rau nhút,… thì cây rau nhút chiếm ưu thế về khối lượng do dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn và địa điểm trồng da dạng (ao, hồ, sông, kênh, rạch, đặc biệt là trồng được cả trên đất ruộng trong mùa nước nổi).
Sau đây là ảnh của một số món ăn dùng chung với rất nhiều loại rau, trong đó có rau nhút:
Hình 4.1: Món lẩu cua đồng Hình 4.2: Dĩa rau lẩu mắm phong lan
Nguồn tin:
Hình 4.1 từ website
Hình 4.2 từ website
Tình hình thu mua rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006.
Trong mùa nước năm 2005 và năm 2006 ở xã Thạnh Mỹ Tây có khoảng 15 – 20 thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận thu mua rau nhút. Trung bình mỗi thương lái thu mua khoảng 2 tấn rau nhút/ngày, tương đương khoảng 30 – 40 tấn rau nhút/ngày.
Theo thông tin thực tế từ các hộ trồng rau nhút thì rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây được tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Tỉnh có lượng tiêu thụ mạnh nhất là tỉnh Kiêng Giang. Bởi vì mô hình TRNMNN chưa được áp dụng rộng ở các địa phương khác trong Tỉnh và các tỉnh ở ĐBSCL nên vào mùa nước thì thương lái của các tỉnh lân cận tập trung về xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang để thu mua rau nhút và đem về tiêu thụ ở tỉnh nhà của mình.
Tuy ở khâu đầu ra có được những thuận lợi lớn như trên nhưng các hộ TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây vẫn có khó khăn nhất định, đó là giá đầu ra. Mức giá không ổn định mà luôn biến động theo chiều hướng giảm dần, đầu vụ thì giá cao từ 2000 đồng/kg và giảm dần đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg. Đồng thời, việc các hộ trồng rau bị thương lái mua ép giá lại diễn ra thường xuyên.
Nguyên nhân của tình trạng này là người dân chưa có được một đầu ra ổn định thật sự, mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau nhút trên thị trường rất cao. Người nông dân không bán rau nhút trực tiếp cho các chợ đầu mối mà phải thông qua trung gian là các thương lái thu mua. Chính việc phải qua trung gian này mà người dân luôn bị ép giá, cụ thể là khi giá rau nhút trên thị trường giảm xuống thì các chợ đầu mối thông báo cho các trung gian thu mua rau, các trung gian này sẽ thông báo cho các hộ trồng rau nhút là sẽ thu mua với mức giá thấp hơn so với lần thu mua trước đó do giá rau trên thị trường giảm xuống. Nhưng đến khi giá rau nhút trên thị trường tăng lên, các chợ đầu mối sẽ trả cho các trung gian với mức giá cao hơn. Nhưng các trung gian này không trả cho người dân với mức giá mới cao hơn mà vẫn trả với mức giá cũ. Điều này là trở ngại lớn cho người dân và làm cho lợi nhuận người dân bị giảm.
Sơ đồ 4.1: Kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây trong mùa nước nổi năm 2005 và năm 2006
Nông dân trồng rau nhút
Người
tiêu dùng
Trung gian 2 (tại địa phương)
Trung gian 1 (tại địa phương)
Trung gian 2 (các tỉnh khác)
Các chợ đầu mối trong tỉnh
Các chợ đầu mối ngoài tỉnh
Các chợ nhỏ trong tỉnh
Các chợ nhỏ ngoài tỉnh
Chợ Tri Tôn, Châu Đốc
Trung gian Tri Tôn, Châu Đốc
Campuchia
65%
35%
Nguồn tin: Điều tra tổng quan từ đó phát họa sơ đồ
Qua sơ đồ 4.1. thì kênh phân phối cây rau nhút của các hộ trồng rau ở xã Thạnh Mỹ Tây rất đa dạng, cây rau nhút đi từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng bằng nhiều con đường khác nhau. Tại mỗi cấp trung gian bao gồm nhiều thương lái trong và ngoài Tỉnh. Điều này, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ cây rau nhút của các hộ trồng rau nơi đây được dễ dàng và đảm bảo.
Đặc biệt là rau nhút ở An Giang đã phân phối đến nước bạn láng giềng Campuchia, trung bình trong mùa nước nổi Campuchia tiêu thụ rau nhút của tỉnh An Giang khoảng 4,5 – 6 tấn/ngày và việc phân phối này phần lớn thông qua các trung gian ở 2 huyện Tri Tôn và Châu Đốc. Điều này cho thấy nhu cầu về rau nhút không chỉ tăng lên ở thị trường trong nước mà còn tăng lên ở cả thị trường nước ngoài. Đây là một cơ hội lớn cho các hộ trồng rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây về đầu ra.
Nguyên nhân kênh phân phối rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây đa dạng và mỗi cấp trung gian có nhiều thương lái thu mua như vậy là do nhu cầu thị trường và nguồn thu nhập từ việc kinh doanh cây rau nhút tạo nên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự tồn tại và phát triển của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.
Tóm lại, ở khâu đầu ra thì các hộ TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây đều có những thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, qua quá trình phân tích cho thấy hiệu quả của kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây. Đồng thời, đầu ra của các hộ TRNMNN tương đối ổn định, từ đó góp phần mang lại HQKT của mô hình.
4.3.4. Các lợi ích mang lại từ mô hình
Đây là mô hình có ý nghĩa rất lớn về mặt sinh thái, hạn chế các mầm bệnh gây hại, cỏ dại đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho ruộng lúa,… Từ đó, việc canh tác lúa trở nên ít tốn kém về chi phí phòng ngừa sâu bệnh, cũng như phân bón và thuốc BVTV.
Bên cạnh đó, việc canh tác mô hình TRNMNN vừa giải quyết việc làm, tạo kế sinh nhai cho người dân, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong mùa nước nổi vừa phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo khai thác mùa nước nổi trong dân. Mỗi địa phương có thể chọn cho mình một mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, tận dụng được lợi thế về tự nhiên và an tâm canh tác mô hình này từ đó có thể làm giàu cho gia đình và cho xã hội.
Mô hình này mang lại lợi nhuận cao, ít vốn đầu tư, nhẹ công chăm sóc và thoải mái hơn nhiều so với lúa vụ 3. Bên cạnh việc canh tác mô hình này, người dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm công việc khác để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Mặt khác, đây là mô hình vừa tận dụng được điều kiện tự nhiên trong mùa nước nổi như mực nước cao, diện tích mực nước rộng giúp cây rau phát triển mạnh, vừa giữ lại một lượng phù sa rất lớn cho đất. Bên cạnh đó, còn tận dụng được diện tích đất trồng lúa để canh tác, làm giảm được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận trong việc canh tác mô hình này.
Vào mùa nước nổi số lượng các loại rau sống trên cạn giảm mạnh. Vì vậy, mô hình này tạo ra một loại thực phẩm thay thế và đáp ứng nhu cầu cho thị trường cả nước cả trong mùa khô và mùa nước nổi.
4.4. Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG
Qua quá trình phân tích nguồn lực của hộ nông dân, điều kiện phát triển cũng như HQKT của mô hình thì có một số giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN như sau:
4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào THT nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.
Hiện tại, xã Thạnh Mỹ Tây đã có THT nông nghiệp nhưng mô hình TRNMNN chưa được đưa vào THT này. Trong khi đó, việc canh tác mô hình này còn gặp nhiều khó khăn như: khó khăn về kỹ thuật canh tác, về đầu ra mà điển hình là giá. Nên khi đưa mô hình này vào THT nông nghiệp thì những khó khăn này sẽ được giải quyết. Điều trước hết cần phải làm khi đưa mô hình này vào THT nông nghiệp là vận động cả các hộ trồng rau và các thương lái thu mua rau.
Về mặt kỹ thuật, các hộ ở ấp Mỹ Bình có nhiều kỹ thuật hơn các hộ ở 2 ấp còn lại nên khi vào tổ hợp tác thì các thành viên sẽ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, ví dụ như: kỹ thuật trong phòng và trị bệnh cho rau; kỹ thuật thu hoạch rau như thế nào vừa có năng suất cao, vừa làm cho rau mau phát triển;… Đây là một số kỹ thuật rất quan trọng ảnh hưởng hiệu quả của mô hình.
Về đầu ra, khi đưa mô hình này vào THT thì ban quản lý THT sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc tìm đầu ra chung cho tất cả các thành viên của THT. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất thuộc về các thành viên là thương lái thu mua rau nhút. Lý do là các thành viên này phần nào cũng có kinh nghiệm về nhu cầu thị trường đối với cây rau nhút và mối lái hợp tác nhiều và lâu năm. Điều này sẽ giúp cho việc tìm đầu ra cho cây rau nhút được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Mặt khác, khi vào THT thì mức giá đầu ra sẽ ổn định hơn do các thành viên THT sẽ thỏa thuận một mức giá chung và tình trạng biến động theo chiều hướng giảm của giá đầu ra sẽ dần được khắc phục.
4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm
Mô hình này đã được áp dụng ở xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân và xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành.
Mô hình này đã mang lại HQKT đó là: Lấy ngắn nuôi dài và lợi nhuận thu được từ mô hình ở xã Bình Thạnh Đông là 42,921 triệu đồng/ha và 18,110 triệu đồng/ha ở xã Bình Thạnh Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2007. “Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ ở Bình Thạnh Đông- Phú Tân và Bình Thạnh -Châu Thành tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu của trường đại học An Giang: 24
4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV
- Đối với chi phí giống thì các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tây đã làm được bằng cách: chỉ đầu tư nguồn giống đầu vào ở vụ canh tác đầu tiên, đến khi kết thúc vụ trồng rau thì giữ lại nguồn giống cho các vụ tiếp theo. Phần lớn các hộ dân tận dụng diện tích ở tuyến kênh, sông để nhân lại nguồn giống. Bên cạnh đó, cũng có một số ít hộ sử dụng diện tích ao hồ để nhân lại nguồn giống.
- Đối với chi phí phân, thuốc BVTV thì các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây chưa giải quyết được. Nguyên nhân là do chưa nắm bắt được cách nhận diện các hiện tượng xấu sẽ xảy ra cho cây rau nhút như khi thời tiết thay đổi nóng, lạnh,… thì rau nhút thường bị những bệnh gì nên chưa có cách phòng và trị bệnh cho phù hợp từ đó làm cho chi phí phân, thuốc BVTV không giảm mà có thể tăng.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua những số liệu phân tích trên cho thấy, mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Tổng chi phí đầu tư 15,85 – 20,72 triệu đồng/ha và lợi nhuận thu được từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha. Đặc biệt là lợi nhuận bình quân của cả 3 ấp năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005 tương đương 4,24 triệu đồng/ha (tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất). Đây là một khoảng thu nhập không nhỏ đối với người nông dân, điều quan tâm là nếu so sánh với các mô hình khác điển hình như lúa vụ 3 thì đây là một mô hình thoải mái và mang lại nguồn thu nhập cao hơn nhiều.
Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng cho thấy HQKT của mô hình này khá cao từ 32,29 – 63,96%. Điều này cho thấy tính khả thi của mô hình rất cao, đồng thời còn cho thấy mức độ rủi ro của mô hình rất thấp, một đồng doanh thu có thể tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, mô hình TRNMNN cũng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, vừa tận dụng được lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng, vừa mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân trong suốt mùa nước nổi. Đồng thời, mô hình này còn đảm bảo sự ổn định của môi trường sinh thái.
Mô hình này đã góp phần hạn chế dịch hại, cỏ dại và làm tăng thêm độ màu mỡ cho đất, từ đó việc canh tác cây lúa có hiệu quả hơn.
Mục đích của việc áp dụng mô hình này là làm giảm sự suy thoái dinh dưỡng trong đất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong canh tác cây lúa và tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người nông dân.
Hiệu quả của mô hình này cũng mang tính xã hội cao đó là giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng lao động nhàn rỗi ở nông thôn trong mùa nước nổi; tâm lý người dân không còn e ngại khi mùa nước nổi đến, xem đó là một lợi thế lớn mà thiên nhiên đã ban tặng để chủ động khai thác làm ăn. Từ đó, Tỉnh có hướng giải quyết lao động nông nhàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Bên cạnh HQKT và hiệu quả xã hội thì việc canh tác mô hình TRNMNN cũng có những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình, đó là khó khăn về kỹ thuật canh tác và khó khăn trong khâu đầu ra cho cây rau nhút, đặc biệt là giá.
Tuy nhiên, có thể phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây bằng cách: đưa mô hình này vào THT nông nghiệp của xã hoặc trồng rau nhút kết hợp với nuôi tôm trong mùa nước nổi hoặc giảm 2 loại chi phí đó là chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV hoặc kết hợp các cách trên.
5.2. Kiến nghị
Tổ hợp tác nông nghiệp xã Thạnh Mỹ Tây
Tăng cường vận động người dân vào THT nông nghiệp của xã, đặc biệt là các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi. Từ đó, hỗ trợ kỹ thuật canh tác cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn về đầu ra cho cây rau nhút để nâng cao được HQKT của mô hình.
Ban quản lý THT nên tập trung nguồn lực và nắm bắt các cơ hội để phát triển THT nông nghiệp thành hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác được thuận lợi và dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn.
UBND huyện Châu Phú
Tăng cường công tác vận động phát triển kinh tế tập thể vững mạnh, đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu thuần để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, ổn định về số lượng nguyên liệu cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước theo chỉ tiêu của Tỉnh đề ra.
Nông dân địa phương
- Lắng nghe và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia vào kinh tế tập thể để góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống gia đình và xã hội.
- Trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau trong sản xuất kinh doanh.
- Tìm cho mình một mô hình thích hợp để có thể tận dụng và khai thác những thế mạnh của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
K.T. ‘không ngày tháng’. Lẩu mắm: cuộc biểu dương lực lượng cuả rau. Đọc từ: (đọc ngày 05.05.2007)
Lê Nết. 22.05.2006. Khái niệm kiểm soát kết nối thị trường đóng góp ý kiến cho nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh [trực tuyến]. Tạp chí khoa học pháp lý TP. Hồ Chí Minh số 3/2005. Đọc từ:
(đọc ngày 11.05.2007)
Luật hợp tác xã. 2003. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Lưu Thanh Đức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo dục
Ngô Văn Hải và nhóm nghiên cứu. 2005. Khả năng cạnh tranh ngành chăn nuôi Bò Sữa Việt Nam. Viện Kinh Tế Nông Nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hậu Giang. ‘Không ngày tháng’. An Giang: Ba nhóm mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa nước nổi [trực tuyến]. Đọc từ :
(đọc ngày: 05.05.2007).
Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2007. “Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ ở Bình Thạnh Đông- Phú Tân và Bình Thạnh -Châu Thành tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu của trường đại học An Giang.
Nguyễn Tri Khiêm và nhóm cộng tác. 2006. “Báo cáo kết quả điều tra, thu thập thông tin, ý kiến về tổ hợp tác ở tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu về tổ hợp tác ở tỉnh An Giang của trường đại học A Giang.
SGGP. 29.08.2006. Thắng lợi “kép” trong mùa nước nổi. Đọc từ: (đọc ngày 05.05.2003)
T.Long. 25.02.2006. Lẩu cua đồng. Đọc từ: song/mon-ngon/143503.asp (đọc ngày 05.05.2007)
PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN
VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI
Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG
Mẫu phỏng vấn số:_________, ngày:_________
Địa bàn:_______________________
Họ tên phỏng vấn viên:____________________
Thời gian bắt đầu:________________
1. PHẦN GIỚI THIỆU
Xin chào, tôi là______________________, sinh viên của trường Đại học An Giang. Chúng tôi đang nghiên cứu về mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang. Cô (chú) vui lòng dành chút thời gian khoảng 45 phút để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất quan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của cô (chú). Các ý kiến trả lời của cô (chú) sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
2. PHẦN NỘI DUNG
Câu 1: Cô (chú) vui lòng cho biết một số thông tin sau về gia đình: tuổi, giới tính, trình độ học vấn (Theo trình tự người cao tuổi nhất đến người ít tuổi hơn, ưu tiên cho chủ hộ).
STT
Độ Tuổi
Giới Tính
Trình Độ Học Vấn
1
2
3
4
5
Câu 2: Cô (chú) cho biết diện tích đất (ha) mà gia đình đang sử dụng là bao nhiêu?
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
ĐVT
Số Lượng
ĐVT
Số Lượng
Đất trồng lúa
Đất trồng rau nhút
Đất ao, hồ
Đất khác (cụ thể):
Tổng
Câu 3: Với diện tích trên thì cô (chú) cấy khoảng bao nhiêu kg rau giống/ha?
Năm 2005:_____
Năm 2006:____
Câu 4: Khoảng cách giữa 2 luống rau là bao nhiêu m?
Năm 2005
Năm 2006
Khoảng cách hợp lý
Câu 5: Trong quá trình trồng rau cô (chú) có vay vốn ngân hàng không?
¨ Có ¨ Không
Nếu có thì lãi suất bao nhiêu_________%/tháng
Nếu không, tại sao?
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Vay khác, bao nhiêu:___________________, lãi suất:__________%/tháng
Câu 6: Cô (chú) trồng bao nhiêu loại rau nhút, giá của mỗi loại
STT
Năm 2005
Năm 2006
Loại Rau
Giá (đồng/kg)
Loại Rau
Giá (đồng/kg)
1
2
3
4
Ưu và nhược điểm của mỗi loại:
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 7: Cô (chú) cho biết rau nhút thường bị những bệnh gì?
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 8: Chi phí thuốc BVTV trong suốt quá trình trồng rau là bao nhiêu?
Tên Thuốc
C.Năng/C.Dụng
ĐVT
Đ.Giá (1000 đ)
T.Tiền (1000 đ)
2005
2006
2005
2006
1.
2.
3.
4.
5.
Tổng
Câu 9: Việc sử dụng lao động trong suốt quá trình trồng rau?
Lao Động
Số Lượng
Ngày Công
Chi Phí (đồng\ngày)
T.Tiền (1000 đ)
2005
2006
2005
2006
2005
2006
2005
2006
Nhà
Nam
Nữ
Thuê
Nam
Nữ
Tổng
Câu 10: Chi phí chuẩn bị cho việc trồng rau: Cọc tràm, dây chì,…
ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
2005
2006
2005
2006
2005
2006
1. Cọc tràm
2. Dây chì
3.
4.
5.
Tổng
Câu 11: Trong quá trình canh tác tỷ lệ hao hụt khoảng bao nhiêu %?
Năm
Tỷ Lệ Hao Hụt (%)
Nguyên Nhân
2005
2006
Câu 12: Cô (chú) vui lòng cho biết một số kỹ thuật trong việc trồng rau nhút mùa nước nổi là gì?
Kỹ Thuật
Kỹ Thuật Quan Trọng Nhất (đánh dấu ü)
1.
2.
3.
4.
5.
Câu 13: Cô (chú) có sử dụng trang thiết bị trong quá trình trồng rau và thu hoạch không?
¨ Có ¨ Không
Nếu có, ví dụ như: dao, kéo, cân,…
STT
Tên Trang Thiết Bị
ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
1
2
3
4
Tổng
Câu 14: Nguồn giống đầu vào từ đâu?
Năm 2005
Năm 2006
¨ Mua ở chợ
¨ Mua ở chợ
¨ Mua của hàng xóm, người thân
¨ Mua của hàng xóm, người thân
¨ Giống từ vụ trước để lại
¨ Giống từ vụ trước để lại
¨ Khác (cụ thể):
¨ Khác (cụ thể):
Câu 15: Thời gian từ lúc cấy giống cho đến lần thu hoạch đầu tiên là bao lâu?_____tháng.
Thời gian thu hoạch giữa các lần sau là bao lâu?_____tháng
Đưa giống lên ruộng bắt đầu từ tháng_______
Kết thúc trồng rau vào tháng_______
Mỗi lần thu hoạch khoảng bao nhiêu?_______tấn/ha
Năm
2005
2006
Số lượng (tấn/ha)
Câu 16 : Lúc thả rau nhút, mực nước cao hơn mặt ruộng bao nhiêu _____cm, mực nước cao bao nhiêu_____cm là phù hợp (giúp rau nhút phát triển tốt).
Câu 17: Đầu ra lúc thu hoạch có ổn định không? ¨ Có ¨ Không
Nếu có, tai sao?
________________________________________________________________________________________________________________________________________
Nếu không, tại sao?
________________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 18: Giá bán bình quân lúc thu hoạch khoảng bao nhiêu?
Năm
2005
2006
Giá bán bình quân (đồng/kg)
Giá của các loại rau nhút có chênh lệch nhau không? ¨ Có ¨ Không
Nếu có, cho biết giá của từng loại
Loại Rau Nhút
Giá Bán (đồng/kg)
1.
2.
3.
Câu 19: Cô (chú) thường bán rau cho ai?
Năm 2005
Năm 2006
Người mua
Địa chỉ
Người mua
Địa chỉ
¨ Thương lái
¨ Thương lái
¨ Chợ
¨ Chợ
¨ Khác:
¨ Khác:
Trong các đối tác trên có hợp đồng trước với đối tác nào không?
__________________________________________________________________
Câu 20: Cô (chú) có thể cho biết sau khi thu hoạch doanh thu và lợi nhuận khoảng bao nhiêu không?
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu
Lợi nhuận
Câu 21: Cô (chú) có gặp khó khăn gì trong khi trồng rau nhút không? ¨ Có ¨ Không
Nếu có, tại sao?
________________________________________________________________________________________________________________________________________
Hướng giải quyết khi gặp khó khăn đó:
________________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 22: Theo cô (chú) thì mô hình này so với canh tác lúa vụ 3 như thế nào? (ví dụ như thu nhập cao hơn, thoải mái hơn,…)
__________________________________________________________________
Câu 23: Cô (chú) có đề nghị hay mong muốn gì không? (Ví dụ như mở rộng qui mô, diện tích; cần sự giúp đỡ của tổ hợp tác nông nghiệp hay của các cơ quan nhà nước,…)
__________________________________________________________________
Câu 24: Cô (chú) đã áp dụng mô hình này được bao lâu?________năm.
Câu 25: Những thuận lợi của mô hình này là gì?
__________________________________________________________________
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT31.doc