Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 cv) ở tỉnh Bến Tre

 Nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Bến Tre có 687 chiếc, chiếm 18,8% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre. Tàu có công suất trung bình là 258 CV/tàu và trọng tải trung bình 25,3 tấn/tàu.  Nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre có thể khai thác quanh năm ở cả hai ngư trường Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và khai thác trung bình 11,4 chuyến biển/năm. Kích thước mắt lưới ở đụt 2a=20,3 mm nhỏ hơn qui định nên sản lượng khai thác trung bình đạt khá cao (91,3 tấn/tàu/năm) và cá tạp chiếm tỉ lệ cao (52%).  Tổng chi phí trung bình của một chuyến biển là 276 triệu đồng và lợi nhuận trung bình là 39,2 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 0,19. Không có hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ nào bị thua lỗ.  Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn xa bờ là giá nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu vốn và thiếu lao động.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 cv) ở tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 88 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI KÉO XA BỜ (>90 CV) Ở TỈNH BẾN TRE Nguyễn Thanh Long1 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 07/08/2014 Ngày chấp nhận: 09/06/2015 Title: Performance analysis of financial and technical the offshore trawlers (> 90 CV) in Ben Tre Province Từ khóa: Khai thác thủy sản, xa bờ, lưới kéo, kỹ thuật, tài chính Keywords: Fishing, offshore, trawler, technical, financial ABSTRACT Studying offshore trawler activities was conducted from January to June 2014 in three coastal districts of Ben Tre province such as Ba Tri, Binh Dai and Thanh Phu districts. It was interviewed with 35 offshore trawler households with main contents such as number of boats, fishing crops, fishing grounds, main exploited species, yields and financial performance. Results showed that the number of offshore trawler in Ben Tre province was 687 fishing boats, accounting for 18.8% of the total number of fishing vessels in Ben Tre. Offshore trawlers with average capacity of 258 CV/vessel and average tonnage 25.3 tons/vessel. The average of yield was 91.3 tons/vessel/year, which accounted for 52% of trash fish. The total average cost of a fishing trip was 276 million VND and net return was 39.2 million VND/fishing trip, benefit ratio was 0.19. No household trawl fishermen offshore was lost. Difficulties of the present offshore trawlers application were high fuel prices, consumer product market instability, lack of capital and labor shortage. TÓM TẮT Nghiên cứu hoạt động của nghề lưới kéo xa bờ được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 6/2014 tại 3 huyện ven biển của tỉnh Bến Tre là huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 35 hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ với nội dung về số tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, những loài khai thác chính, sản lượng khai thác và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Bến Tre có 687 chiếc, chiếm 18,8% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre. Tàu có công suất trung bình là 258 CV/tàu và trọng tải trung bình 25,3 tấn/tàu. Sản lượng khai thác trung bình là 91,3 tấn/tàu/năm, trong đó cá tạp chiếm 52%. Tổng chi phí trung bình của một chuyến biển là 276 triệu đồng và lợi nhuận trung bình là 39,2 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 0,19. Không có hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ nào bị thua lỗ. Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn xa bờ là giá nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu vốn và thiếu lao động. 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá, eo biển và vịnh, 112 cửa sông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dọc bờ biển cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt và hồ chứa tạo nên tiềm năng lớn về khai thác thủy sản (KTTS) (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 89 Tổng sản lượng thủy sản (SLTS) năm 2012 đạt 5,7 triệu tấn trong đó KTTS đóng góp một phần lớn trong SLTS của toàn ngành với sản lượng khai thác (SLKT) đạt 2,6 triệu tấn chiếm gần 45,8% tổng SLTS của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2013). Đồng bằng sông Cửu Long với bờ biển dài trên 780 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, vùng đặc quyền kinh tế khoảng 297.000 km2 giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy sản với trữ lượng thủy sản ước trên 2 triệu tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Sản lượng KTTS hàng năm luôn đứng đầu cả nước (Lê Văn Ninh, 2006). SLKT của nghề lưới kéo chiếm khoảng 40%/năm tổng sản lượng cá biển khai thác, số lượng tàu thuyền của nghề chiếm khoảng 27% tổng số tàu thuyền lắp máy của cả nước. Theo công suất, tàu lưới kéo từ 20-90 CV chiếm 24,3%, tàu lớn hơn 90 CV chiếm 46,7% cơ cấu tàu thuyền trong cơ cấu nghề KTHS. Tuy nhiên, cơ cấu nghề khai thác lưới kéo đang giảm dần (từ 22,5% năm 2001 còn 17,6% năm 2010). Hiện nay, theo quy hoạch phát triển thủy sản, tàu thuyền lưới kéo khai thác sẽ giảm, không được khai thác tại vùng biển ven bờ; ngư dân hoạt động nghề lưới kéo ven bờ phải chuyển đổi nghề hoặc khai thác xa bờ theo hướng dẫn, hỗ trợ của cơ quan chức năng (Tổng cục Thống kê, 2013). Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế thủy sản. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, do phù sa của 4 con sông lớn bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên) và đã chia địa hình tỉnh thành ba dãy cù lao lớn: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh; tỉnh có hơn 65 km bờ biển, với hệ thống kênh rạch chằng chịt trong nội đồng, nhiều bãi bồi, cồn nổi là điều kiện thích hợp cho phát triển kinh tế thủy sản (Lê Ngọc Bữu, 2012). Hàng năm, nguồn lợi thủy sản (NLTS) khai thác từ nghề lưới kéo đã mang lại thu nhập và là nguồn sinh kế chính cho ngư dân vùng ven biển. Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nghề KTTS xa bờ nhưng nghề này chưa được phát triển mạnh và ổn định, để hiểu rõ về hoạt động của nghề khai thác xa bờ đặc biệt là nghề lưới kéo, đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo xa bờ (>90 CV) ở tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề khai thác xa bờ nói chung và nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre nói riêng hoạt động khai thác ổn định ở vùng biển xa bờ. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2013 tại huyện Ba Tri, huyện Bình Đại và huyện Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre. 2.2 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp gồm số lượng tàu thuyền, sản lượng khai thác thủy sản, hình thức quản lý khai thác thủy sản được tổng hợp từ các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các nghiên cứu có liên quan, tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp đại học và các website chuyên ngành cũng được tham khảo để viết báo cáo này. 2.3 Số liệu sơ cấp Nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 35 hộ làm nghề lưới kéo đơn xa bờ theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu những thông tin như:  Những thông tin chung về chủ tàu và thuyền trưởng.  Lực lượng lao động trong gia đình và trên tàu.  Số năm kinh nghiệm của thuyền trưởng.  Hiện trạng khai thác của nghề lưới kéo (kết cấu tàu, ngư cụ, ngư trường, mùa vụ, thời gian khai thác của chuyến biển và trong năm.  Những loài khai thác (loài kinh tế và cá tạp)  Sản lượng khai thác thủy sản theo chuyến và theo năm.  Hình thức tiêu thụ sản phẩm.  Đánh giá hiệu quả tài chính (chi phí, doanh thu, lợi nhuận).  Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo xa bờ. 2.4 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu Phần mềm Excel được sử dụng để nhập và phân tích số liệu. Các số liệu về khí cạnh kỹ thuật và tài chính được thể hiện qua tần số suất hiện, giá trị Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 90 trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên những công thức sau (tính cho 1 chuyến biển):  Tổng thu nhập = tổng số tiền bán sản phẩm.  Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (chi phí khấu hao một chuyến).  Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.  Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí. Đối với các câu hỏi mở (nêu những thuận và khó khăn) thì 1 ý trả lời được cho 1 lần quan sát, sau đó các ý được xếp hạng từ cao đến thấp để xác định tầm quan trọng của các ý. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình phát triển nghề KTTS ở Bến Tre Nghề KTTS ở tỉnh Bến Tre đã có từ lâu đời, hầu hết cộng đồng dân cư ven biển đông đúc chủ yếu sinh kế dựa vào nghề KTTS truyền thống. Tính đến tháng 12/2013, toàn tỉnh có 3.651 tàu KTTS, với tổng SLKT là 152.659 tấn. Từ năm 2008 đến năm 2013, số lượng tàu KTTS có xu hướng giảm, từ 4.422 chiếc năm 2008 giảm xuống còn 3.651 chiếc vào năm 2013. Nhưng SLKT lại tăng, từ 89.983 tấn năm 2008 tăng lên 152.659 tấn trong năm 2013. Các nghề chủ lực là lưới kéo với 2.571 tàu, chiếm 70,4% tổng số tàu thuyền KTTS và lưới rê với 547 tàu, chiếm 15% tổng số tàu thuyền KTTS. Bảng 1: Số lượng và sản lượng của tàu KTTS theo nghề năm 2013 ở tỉnh Bến Tre Nghề khai thác  Số lượng tàu Sản lượng Chiếc Tỉ lệ (%) Tấn Tỉ lệ (%) Cào đơn 1.799 49,8 41.731 27,3 Cào đôi 772 21,4 89.839 58,9 Lưới rê 547 15,1 7.502 4,91 Nghề câu 160 4,43 322 0,21 Vây 82 2,34 9.104 5,97 Nghề khác 250 6,93 4.161 2,71 Tổng 3.610 100 152.659 100 Nghề lưới kéo đơn có số lượng tàu KTTS nhiều nhất, chiếm 49,8% tổng số lượng tàu KTTS toàn tỉnh nhưng SLKT chỉ chiếm 27,3% tổng SLKT toàn tỉnh. Lưới kéo đôi có 772 tàu, chiếm 21,4% tổng số lượng tàu KTTS toàn tỉnh nhưng SLKT rất lớn, chiếm 58,9% SLKT toàn tỉnh (Bảng 1). Các ngành nghề KTTS khác như: lưới rê, lưới vây, nghề câu chiếm tỉ trọng nhỏ trong KTTS ở tỉnh Bến Tre. Lưới vây ánh sáng có số lượng tàu khai thác thấp (chiếm khoảng 2,3% tổng số lượng tàu KTTS), nhưng hiệu quả tương đối cao với SLKT chiếm gần 6% tổng SLKT (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013). Song song đó, dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được hoàn thiện, kết cấu hạ tầng đã được đầu tư khá đồng bộ. Toàn tỉnh có 5 nhà máy chế biến thủy sản, với tổng công suất thiết kế là 50.000 tấn/năm. Hai cảng cá Ba Tri và Bình Đại hàng năm tiếp nhận trên 60.000 tấn thủy sản các loại và cung cấp nhu yếu phẩm cho tàu cá ra khơi hoạt động; cảng cá Thạnh Phú, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá của huyện Bình Đại hoạt động cũng đạt hiệu quả góp phần quan trọng đưa nghề KTTS tỉnh Bến Tre phát triển ổn định (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013). 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre Kết quả khảo sát cho thấy lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre có công suất trung bình là 258 CV/tàu, tải trọng trung bình là 25,3 tấn/tàu (Bảng 2). Loại tàu có công suất từ 90-150 CV/tàu chiếm khoảng 18% tổng số tàu làm nghề lưới kéo đơn xa bờ (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013). Bảng 2: Công suất và tải trọng của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung  Giá trị Tải trọng của tàu (tấn) 25,3±8,9 Công suất của máy tàu (CV)  258±92 Để trang bị cho tàu hoạt động xa bờ, máy tàu thường được trang bị công suất lớn, những tàu có công suất từ 90-150 CV thường là những tàu chuyển đổi nghề từ khai thác ven bờ ra xa bờ. Đây cũng là hướng đi chung của ngành KTTS cả nước, để bảo vệ NLTS và phát triển bền vững nghề KTTS. Lưới kéo đơn xa bờ có kích thước mắt lưới lớn nhất ở cánh trung bình là 2a=226 mm, giảm dần xuống đụt lưới, có kích thước nhỏ nhất trung bình là 2a=20,3 mm (Bảng 3). Bảng 3: Kích thước mắt lưới của lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung  Giá trị Kích thước 2a ở cánh lưới (mm) 226±58 Kích thước 2a ở thân lưới (mm) 94,8±24,2 Kích thước 2a ở đụt lưới (mm) 20,3±4,01 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 91 Theo qui định kích thước tối thiểu 2a phải lớn hơn hoặc bằng 40 mm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013). Theo kết quả nghiên cứu thì kích thước mắt lưới ở đụt lưới kéo nhỏ hơn kích thước mắt lưới qui định, đều này cho thấy hoạt động của nghề lưới kéo xa bờ sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản vì lưới đánh bắt nhiều cá con. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra ngư cụ đồng thời tuyên truyền cho ngư dân để đảm bảo kích thước mắt lưới đúng với quy định, bảo vệ và phát triển bền vững NLTS. Bảng 4: Lực lượng lao động của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Giá trị Tỉ lệ (%) Tổng số lao động trong gia đình (người/hộ) 2,54±0,89 Số lao động trong gia đình tham gia nghề này (người) 1,97±0,71 33,5 Số lao động thuê mướn thêm trên tàu (người) 3,91±1,72 66,5 Tổng số lao động trên tàu (người/tàu) 5,88±1,34 100 Trung bình mỗi hộ KTTS có 2,54 lao động, trong đó có 1,97 lao động gia đình tham gia sản xuất trực tiếp trên tàu (77,6%), ngoài ra ở một số hộ có lao động gia đình tham gia lao động gián tiếp như quản lý tài chính, tiêu thụ sản phẩm KTTS hoặc chuẩn bị nhiên liệu, lương thực và các thứ cần thiết phục vụ cho chuyến khai thác trên biển. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát cho thấy tổng số lao động trên tàu lưới kéo xa bờ trung bình là 5,88 người/tàu (Bảng 4) thì lao động gia đình chỉ đáp ứng được 33,5% lao động trên tàu, còn lại là 66,5% phải thuê mướn thêm lao động, có nghĩa là phát triển nghề lưới kéo xa bờ không những tạo việc làm cho gia đình mà còn tạo việc làm cho người dân sống vùng ven biển. Tuy nhiên thời gian qua do giá nhiên liệu tăng cao, thu nhập không ổn định và thấp nên nhiều lao động vùng ven biển đã tìm những việc làm khác có thu nhập cao hơn nên việc thuê mướn nhân công để KTTS hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Thời gian kéo một mẻ lưới trung bình là 5,03 giờ, thời gian khai thác một chuyến biển của nghề lưới kéo đơn xa bờ tương đối dài (trung bình kéo dài 32,5 ngày/chuyến biển). Trung bình mỗi năm có thể khai thác được 11,3 chuyến biển. Ở các ngư trường khai thác gần vùng biển Bến Tre, thời gian khai thác chỉ khoảng 5-6 tháng/năm. Hàng năm, các tàu lưới kéo đơn xa bờ có thể khai thác được trung bình 7,63 tháng (Bảng 5). Với hình thức tổ chức tổ đội tàu KTTS ngày càng phổ biến thì thời gian bám biển của tàu lưới kéo đơn xa bờ ngày càng tăng, SLKT cũng tăng đáng kể, tiết kiệm được chi phí vận chuyển đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn. Tàu lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre khai thác ở cả 2 ngư trường là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Mùa vụ khai thác hải sản có 2 vụ chính, đó là vụ cá Nam (tháng 4 - 10) và vụ cá Bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Hàng năm, tùy theo mùa vụ mà tàu di chuyển ngư trường khác nhau. Vụ Bắc, tàu di chuyển ra vùng Tây Nam Bộ; vụ cá Nam tàu tập trung ở vùng biển miền Đông Nam Bộ (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013). Bảng 5: Thời gian khai thác của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Giá trị Thời gian trung bình một mẻ lưới (giờ) 5,03±1,04 Số ngày khai thác/một chuyến biển (ngày) 32,5±8,41 Số chuyến biển/năm (chuyến) 11,4±3,14 Số tháng khai thác trong một năm (tháng) 7,63±1,46 Sản lượng trung bình của một chuyến biển là 17.080 kg/tàu và SLKT trung bình cả năm là 91,3 tấn/tàu/năm (Bảng 6). SLKT cao nhất vào tháng 4 và tháng 5, thấp nhất vào tháng 1 chủ yếu do tập quán nghỉ mùa của ngư dân, tàu ngưng hoạt động với số lượng lớn. Kết quả cho thấy SLKT của nghề lưới kéo đơn là rất cao so với các ngành nghề khai thác khác (chỉ kém hơn SLKT của lưới kéo đôi xa bờ), tuy nhiên chất lượng sản phẩm khai thác còn kém, tỉ lệ cá tạp cao. Nghề cào đơn năm 2013 giảm nhiều so với 2012 do kém hiệu quả trong khai thác và xu hướng chuyển từ nghề cào đơn sang cào đôi, từ 55.657 tấn trong năm 2012 giảm xuống còn 41.731 tấn trong năm 2013 (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013). Bảng 6: Sản lượng của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Giá trị Sản lượng một mẻ lưới (kg) 267±56,6 Sản lượng một chuyến (kg/tàu/chuyến) 17.080±8.701 Sản lượng một năm (tấn/tàu/năm) 91,3±23,5 Lưới kéo đơn xa bờ khai thác chủ yếu các loài có giá trị kinh tế như: mực (9,46% tổng SLKT), cá hố (8,21%), cá đổng (7,11%). Ngoài ra, còn có những loài có giá trị kinh tế cao nhưng sản lượng tương đối thấp như: ghẹ (2,82%), tôm các loại (4,77%). Cá tạp chiếm 52% tổng SLKT của tàu lưới kéo đơn xa bờ (Bảng 7). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 92 Bảng 7: SLKT theo thành phần loài của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Tên loài Sản lượng bình quân/mẻ (kg) Tỷ lệ (%) Mực (Sthenoteuthis oualaniensis) 43,1±15 9,46 Cá hố (Trihiurus muiticus) 37,5±3,54 8,21 Cá đổng (Branchiostegus japonicus) 32,5±14,3 7,11 Cá mối (Saurida tumbil) 30,6±14 6,72 Cá đù (Argyrosomus argentatus) 25,7±10,2 5,62 Tôm (các loại) 21,7±7,12 4,77 Cá chai (Platyce phalus indicus) 15 3,29 Ghẹ (Portunus pelagicus) 12,5±4,98 2,82 Tỉ lệ cá tạp 140±53,7 52 Tổng 267±86,6 100 3.3 Khía cạnh tài chính của nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre Kết quả khảo sát cho thấy để đầu tư cho một tàu lưới kéo đơn xa bờ cần trung bình khoảng 943 triệu đồng (Bảng 8), trong đó tàu và máy tàu chiếm tỉ lệ cao (chiếm hơn 90%), ngư cụ và các chi phí khác chỉ chiếm chưa đến 10% tổng vốn đầu tư. Thời gian khấu hao cho vỏ tàu từ 15-20 năm tùy thuộc vào chất liệu gỗ và điều kiện sửa chữa của chủ tàu. Trong khi đó, máy tàu thường được sử dụng khoảng 10 năm. Tổng chi phí khấu hao cho một chuyến biển trung bình là 18,9 triệu đồng. Bảng 8: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Chi phí cố định Chi phí khấu hao (Triệu đồng/chuyến) Triệu đồng Tỉ lệ (%) Vỏ tàu 562±85 59,5 7,37±2,88 Máy tàu 341±94 36,2 6,37±3,82 Ngư cụ 24,4±5,25 2,59 4,17±3,62 Chi phí khác 5,43±1,42 0,58 0,76±1,04 Máy định vị 3,81±3,78 0,41 1,37±2,04 Máy bộ đàm 6,73±1,23 0,72 2,05±1,25 Tổng 943±131 100 18,9±6,1 Tổng chi phí biến đổi cho một chuyến biển trung bình là 258 triệu đồng (Bảng 9), chủ yếu là chi phí nhiên liệu (69,9%) và tiền nhân công (16,5%). Các chi phí khác như lương thực, nhớt, nước đá chiếm tỉ lệ thấp. Chi phí cho một chuyến biển chủ yếu là nhiên liệu, nhưng do không có vốn, vay ngân hàng khó khăn nên đa số ngư dân phải chấp nhận lấy dầu với giá cao hơn thị trường hoặc chịu lãi suất cao hơn lãi suất của ngân hàng để đầu tư sản xuất. Chi phí biến đổi thường tăng cao trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng nhẹ hoặc biến động thất thường làm cho thu nhập của ngư dân làm nghề kéo đơn xa bờ giảm đáng kể. Bảng 9: Chi phí biến đổi cho một chuyến biển của tàu lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Giá trị (triệu đồng/ chuyến) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng/năm) Nhiên liệu 185±29 69,9 911±171 Tiền nhân công 44±19,4 16,5 231±93 Tiền lãi ngân hàng 1±1,37 0,37 4,26±2,11 Chi phí sửa chữa 5,71±2,52 2,14 31,4±10,4 Nước đá 15,7±8,1 5,91 51,9±12,6 Lương thực 7,66±3,30 2,88 43,7±11,8 Chi phí khác 3,06±1,13 1,15 20,5±3,92 Nhớt 2,83±1,92 1,09 21,2±8,4 Tổng chi phí 258±103 100 1.319±325 Bảng 10: Hiệu quả tài chính của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Chuyến biển Cả năm Tổng chi phí (triệu đồng) 276±117 1.337±340 Tổng chi phí khấu hao (triệu đồng) 18,2±2,7 18,9±3,1 Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng) 258±93 1.319±725 Tổng doanh thu (triệu đồng) 315±68 1.662±839 Lợi nhuận (triệu đồng) 39,2±13,2 343±83 Tỉ suất lợi nhuận (lần) 0,19±0,12 0,19±0,12 Tổng thu nhập một chuyến biển trung bình là 315 triệu đồng và có lợi nhuận trung bình một chuyến là 39,2 triệu đồng (Bảng 10). Kết quả cho thấy nghề lưới kéo đơn xa bờ có lợi nhuận tương đối cao, tuy nhiên vốn đầu tư là tương đối lớn nên tỉ suất lợi nhuận vẫn còn thấp (0,19 lần). Nếu so với nghề lưới kéo ven bờ có tổng lợi nhuận trung bình từ 123 triệu đồng/tàu/năm (Lê Xuân Sinh và Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 93 ctv., 2009) thì nghề kéo đơn xa bờ đạt hiệu quả tài chính cao hơn nhiều (trung bình lợi nhuận đạt 343 triệu đồng/năm), nhưng nếu so với nghề lưới kéo đôi (lợi nhuận trung bình khoảng 1,2 tỉ đồng/cặp tàu/năm) hay nghề lưới vây ánh sáng (lợi nhuận trung bình khoảng 1 tỉ đồng/tàu/năm) thì hiệu quả sản xuất của nghề lưới kéo đơn xa bờ là không cao (Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013). 3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Kết quả cho thấy ngư dân ở Bến Tre duy trì nghề lưới kéo đơn xa bờ là do những thuận lợi chủ yếu như: (i) Lợi nhuận tương đối cao, (ii) Có hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương, (iii) Ngân hàng cho vay vốn ưu đãi. Bảng 11: Những thuận lợi khi thực hiện nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Số quan sát Xếp hạng Lợi nhuận cao 33 1 Có hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền địa phương 32 2 Ngân hàng cho vay ưu đãi 12 3 Vốn đầu tư phù hợp 10 4 Kinh nghiệm đi biển 9 5 Khác 4 6 Để giảm áp lực cho KTTS ven bờ gây ảnh hưởng xấu đến NLTS nên công tác vận động, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi từ khai thác ven bờ ra khai thác xa bờ theo định hướng chung của cả nước được chính quyền địa phương cũng như Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức triển khai rất tốt, đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tàu thuyền cũng như chuyển đổi ngành nghề khai thác là Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre. Vì vậy, ngư dân yên tâm bám biển, chuẩn bị tích cực trong chuyển đổi ra khai thác xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, nghề lưới kéo đơn xa bờ còn gặp nhiều khó khăn như: (i) giá nhiên liệu cao, (ii) nhân công khó tìm, (iii) thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, vựa ép giá. Giá dầu tăng lên thường xuyên, đa số ngư dân lại không có sẵn nguồn vốn, phải mua dầu với giá cao hơn giá thị trường hoặc chịu lãi suất cao là khó khăn lớn nhất trong đầu tư sản xuất của các hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm thường không ổn định, giá cả chỉ tăng nhẹ so với sự tăng cao của chi phí đầu tư sản xuất. Nếu các tàu kéo đơn xa bờ khai thác được nhiều sản phẩm cùng loại thì vựa lại ép giá. Đây cũng là khó khăn chung trong đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành KTTS. Bên cạnh đó, do thu nhập không ổn định và thấp, nên nhiều lao động vùng ven biển đã tìm những việc làm khác có thu nhập cao hơn nên việc thuê mướn nhân công để KTTS hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Bảng 12: Những khó khăn của nghề lưới kéo đơn xa bờ ở tỉnh Bến Tre Nội dung Số quan sát Xếp hạng Giá dầu cao 26 1 Nhân công ít, khó tìm 24 2 Vựa ép giá 15 3 Không vay được vốn ưu đãi 10 4 Sản lượng giảm 9 5 Thị trường tiêu thụ không ổn định 6 6 Thủ tục vay vốn khó 5 7 Tàu KTTS tăng nhanh, nhiều 4 8 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận  Nghề lưới kéo đơn xa bờ của tỉnh Bến Tre có 687 chiếc, chiếm 18,8% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bến Tre. Tàu có công suất trung bình là 258 CV/tàu và trọng tải trung bình 25,3 tấn/tàu.  Nghề lưới kéo xa bờ ở tỉnh Bến Tre có thể khai thác quanh năm ở cả hai ngư trường Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và khai thác trung bình 11,4 chuyến biển/năm. Kích thước mắt lưới ở đụt 2a=20,3 mm nhỏ hơn qui định nên sản lượng khai thác trung bình đạt khá cao (91,3 tấn/tàu/năm) và cá tạp chiếm tỉ lệ cao (52%).  Tổng chi phí trung bình của một chuyến biển là 276 triệu đồng và lợi nhuận trung bình là 39,2 triệu đồng/chuyến biển, với tỉ suất lợi nhuận là 0,19. Không có hộ ngư dân làm nghề lưới kéo đơn xa bờ nào bị thua lỗ.  Khó khăn chung hiện nay của nghề lưới kéo đơn xa bờ là giá nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, thiếu vốn và thiếu lao động. 4.2 Đề xuất  Các cơ quan quản lý khai thác thủy sản địa phương cần tổ chức liên kết sản xuất trong nghề lưới kéo xa bờ để hỗ trợ nhau trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất, ổn định đầu ra, bảo quản tốt sản phẩm thủy sản khai thác nhầm tăng lợi nhuận cho ngư dân và nghề khai thác phát triển ổn định. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 38 (2015)(1): 88-94 94  Nhà nước cần tiếp tục chính sách hỗ trợ chi phí dầu để ngư dân có thể tiếp tục khai thác xa bờ.  Nhà nước cần có chính sách, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để ngư dân có đủ chi phí sản xuất dài ngày ở vùng biển xa bờ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Quy định về quản lý nghề lưới kéo khai thác hải sản tại vùng biển Việt Nam. 6 trang. 2. Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Bến Tre, 2013. Báo cáo Tổng kết tình hình khai thác thủy sản năm 2013. 11 trang. 3. Lê Ngọc Bữu, 2012. Tài liệu dạy học Chương trình địa lí địa phương Trung học cơ sở tỉnh Bến Tre. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Bến Tre. 36 trang. 4. Lê Trần Nguyên Hùng, 2009. Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam. Báo cáo tham luận tại Hội nghị Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam, Đà Nẵng từ 26 -27 tháng 10/2009, 22 trang. 5. Lê Văn Ninh, 2006. Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển trong thời gian tới. Tạp chí thuỷ sản số 11/2006. 6. Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Long và Đỗ Minh Chung, 2009. Phân tích hiện trạng nghề lưới kéo ven bờ và nhận thức của ngư dân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 275-285 7. Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám Thống kê 2012. NXB Thống kê Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_ky_thuat_va_tai_chinh_cua_nghe_luoi_keo_x.pdf
Tài liệu liên quan