Xí nghiệp Bánh mứt kẹo là một doanh nghiệp Nhà nước, cho nên những mâu thuẫn trên là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chỉ có cổ phần hoá mới giải quyết được những mâu thuẫn trên, tăng lợi nhuận. Đưa xí nghiệp phát triển theo đúng hướng đã đề ra, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
Cổ phần hoá (corporatization): định nghiã của Hoàng Công Thi
+Về nội dung: là chuyển sở hữu tài sản và lĩnh vực lâu nay Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần tư nhân và thành phần quốc doanh.
+Về phương pháp: là bán toàn bộ hoặc bán một phần doanh nghiệp cho các tư nhân, nhưng không cho không.
86 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 31 của xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài vụ thì một phân xưởng và vài nhà kho lại để chống, rất lãng phí.
2.Tình hình sử dụng TSLĐ
Tổng số doanh thu thuần
Sức sản xuất của tài sản lưu động = ----------------------------------
Tài sản lưu động bình quân
Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp)
Sức sinh lời của vốn lưu động = ---------------------------------------
Vốn lưu động bình quân
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = --------------------------------- Tổng số luân chuyển thuần
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động = --------------------------------
Vốn lưu động bình quân
Bảng III.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng TSLĐ một số năm
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh giữa các năm(%)
Năm 02 so với 01
Năm 03 so với 02
Mức
%
Mức
%
TSLĐ bình quân
6.705
8.235
9.607
1530
22,82
1372
16,66
Tổng doanh thu thuần
18.954
19.526
22.999
572
3,02
3473
17,79
Tổng số luân chuyển thuần
19.574
20.148
23.442
574
2,93
3294
16,35
Lợi nhuận thuần
692
756
886
64
9,25
130
17,20
Sức sản xuất TSLĐ
2,827
2,371
2,394
-0,4557
-16,12
0,022
0,97
Sức sinh lời TSLĐ
0,103
0,0918
0,0922
-0,011
-11,05
0,0004
0,46
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,343
0,409
0,410
0,066
19,32
0,0011
0,27
Số vòng quay VLĐ
2,827
2,371
2,394
-0,455
-16,12
0,0229
0,97
Tvòng luân chuyển
127
151
150
24
19,22
-1
-0,96
Tcủa chu kỳ phân tích
Tmột vòng luân chuyển = ----------------------------------------------------
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Hiệu quả mà xí nghiệp đạt được trong năm 2003:
+Sức sản xuất của TSLĐ: 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 4,36 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này lớn hơn 1, chứng tỏ việc sử dụng TSLĐ của xí nghiệp đạt hiệu quả. So với năm 2002, sức sản xuất tăng 0,97%, đó là do TSLĐ bình quân tăng 16,66%, trong khi đó tổng doanh thu thuần tăng 17,79%.
+Sức sinh lợi của TSLĐ: 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,0922 đồng lợi nhuận. Tăng 0,46% so với năm 2002.
+Hệ số đảm nhiệm tăng 0,72% so với năm 2002.
+ Chu kỳ một vòng luân chuyển vốn lưu động chậm, 150 ngày một vòng quay. So với năm 2002, tốc độ này giảm 0,92%.
Nhưng so với năm 2001 thì các chỉ tiêu hiệu quả về sử dụng vốn lưu động giảm rất nhiều, hiệu quả chưa đạt theo mong muốn. Điều này càng chứng tỏ xí nghiệp để đồng vốn lưu động của mình ứ đọng quá nhiều. Xí nghiệp nên có biện pháp sử dụng vốn lưu động đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng sản lượng hàng hoá hơn nữa để thu được nhiều lợi nhuận.
Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, cho nên còn kém năng động trong việc tìm kiếm thị trường, chỉ làm theo chỉ tiêu do Nhà nước đề ra để phục vụ nhân dân Hà Nội là chủ yếu. Những chính sách phát triển của xí nghiệp cũng phải qua Nhà nước duyệt. Công tác bán hàng, marketting yếu kém. Xí nghiệp không được quyền quyết định về việc sử dụng đồng vốn của mình. Chính vì những lý do đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn hạn chế.
III.3.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động
Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội đã tồn tại và phát triển hơn 40 năm nay là nhờ có đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm. Tuy số lượng cán bộ công nhân viên chính thức có ít nhưng cũng đủ sức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp. Do đặc điểm sản xuất thủ công nghiệp cần sự khéo léo, sự tỉ mỉ, cẩn thận nên số lao động nữ chiếm tới 62% tổng số lao động của xí nghiệp, được tập trung chủ yếu trong các khâu bao gói, đóng hộp.
Sử dụng lao động hợp lý chính là việc sử dụng người lao động đúng ngành nghề mà họ được đào tạo, phù hợp với khả năng và tay nghề của họ. Như vậy, chất lượng công việc sẽ cao hơn, có hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua bảng III.3.4.
Bảng III.3.4. Tình hình sử dụng thời gian lao động
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
N 02/01
N 03/02
1.
Tổng số ngày có mặt
bình quân/ năm
Ngày
274,2
277,56
277,5
1,23
-0.02
2.
Số CNV theo danh sách
Người
180
183
183
1,67
0
3.
Số CNV bình quân năm
Người
245
260
273
6,12
5
4.
Tổng quỹ lương
Tr.đ
2.890
3.142
3.472
8,71
10,50
5.
Thu nhập bình quân
-
1.160
1.325
1.500
14,22
13,20
6.
Tổng doanh thu
-
19.660
20.241
23.310
2,95
15,16
7.
Doanh thu bình quân 1 CNV làm ra / năm
-
80
77
85
-3.75
10.39
8.
Tổng sản phẩm quy đổi
Tấn
556,8
643,7
748,6
15.61
16.30
9.
Bậc thợ bình quân
3,12
3,58
3,79
14.74
5.87
10
Bậc công việc bình quân
2,8
2,8
2,8
0
0
Nguồn số liệu lấy tại phòng lao động - tiền lương
*Hiệu quả lao động chính là đề cập đến năng suất lao động . Năng suất lao động cao hay thấp quyết định sự phát triển hay suy thoái của xí nghiệp. Cũng như đối với tổ chức kinh tế nào đó, sự phát triển nội lực chính là chất lượng năng suất bình quân trong một giờ làm việc, năng suất bình quân một ngày làm việc, năng suất lao động bình quân một lao động tham gia sản xuất, thời gian làm việc. Năng suất lao động bình quân của xí nghiệp được tính theo bảng số liệu III.3.5, sản phẩm qui đổi về bánh trung thu
Bảng III.3.5. Năng suất lao động bình quân năm 2003
(Bánh trung thu là sản phẩm qui đổi)
TT
Sản phẩm
Sản lượng
(tấn)
định mức
lao động
(công/tấn)
Tỉ lệ
quy đổi
sản phẩm
Sản phẩm qui đổi
1
Bánh trung thu
510
173
1
510,00
2
Mứt
151,16
148
0,8554
129,30
3
Bánh ngọt
107,65
168,5
0,9739
104,85
4
Tinh dầu hoa bưởi
7,26
106
0,16127
4,45
Cộng
748,60
` (nguồn số liệu lấy tại phòng lao động)
Năng suất lao động bình quân đầu người của xí nghiệp ngày càng tăng. Nhất là trong hai vụ chính (vụ Trung thu, vụ Tết), máy móc và lao động được huy động tối đa vào sản xuất, kinh doanh.
Tổng sản phẩm quy đổi 748,60 tấn
W2003 = ------------------------------- = --------------- = 2,74 tấn/1 lđ/năm
Tổng số lao động 273 lđ
Bảng III.3.6. So sánh hiệu quả sử dụng lao động một số năm
Các chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
So sánh giữa các năm(%)
02/01
03/02
03/01
Năng suất lao động
2,27
2,47
2,74
8,94
10,76
20,66
Hệ số đảm nhiệm công việc
1,11
1,28
1,35
14,74
5,87
21,47
Ta thấy, năng suất lao động qua các năm ngày một tăng. Năm 2003, năng suất lao động tăng 20,66% so với năm 2001. Đó là một số tăng không nhỏ. Hệ số đảm nhiệm công việc cũng tăng lên đáng kể, năm 2003 tăng so với năm 2001 là 21,47%. Điều này cho thấy sự cân đối giữa yêu cầu sản xuất và khả năng lao động, tạo thuận lợi cho mọi hoạt động của xí nghiệp
Để đạt được mức năng suất như vậy, xí nghiệp đã đầu tư về đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, đầu tư các công cụ, dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết , các phong trào thi đua, khen thưởng, khuyến kích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Ngoài ra trong vài năm gần đây, xí nghiệp đầu tư mua sắm mới một số dây chuyền, máy móc phục vụ cho việc sản xuất, cho nên năng suất lao động tăng nhanh.
*Cơ cấu lao động của xí nghiệp thể hiện ở bảng số liệu III.3.7 và III.3.8
Cơ cấu theo độ tuổi chưa hợp lý, số lao động trẻ chỉ có 28 người, chiếm 14,7% tổng số lao động trong xí nghiệp. Xí nghiệp nên có chế độ tuyển dụng và đào tạo lớp lao động trẻ để họ trở thành những cán bộ, công nhân viên có trình độ, có óc sáng tạo, có nhiệt huyết với xí nghiệp, giúp xí nghiệp tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh trên thương trường.
BảngIII.3.7. cơ cấu lao động của xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội
. Cơ cấu lao động của xí nghiệp năm 2003
Đơn vị : người
TT
Phân hạng CBCNV
Tổng
Phân theo độ tuổi
Trình độ kỹ thuật
lao
Tuổi dưới 35
Tuổi từ 35-50
Tuổi trên 50
ĐH
CĐ
TH
CN kỹ thuật
động
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
Tổng
Nữ
1-4
5-7
1
Lãnh đạo đơn vị
2
1
1
2
2
Cán bộ chủ chốt
13
9
6
4
4
7
1
5
3
Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ
14
5
2
7
6
2
2
8
6
4
Nhân viên thường
83
12
3
64
50
7
4
6
3
11
15
48
5
Công nhân kỹ thuật
67
11
4
51
32
5
3
2
5
10
11
40
6
Lao động khác
4
4
2
2
2
Tổng số
183
28
9
132
94
23
15
25
9
32
26
91
Cơ cấu lao động theo chức năng
Đơn vị : người
TT
Chức năng
Số lao động
A
Lao động sản xuất công nghiệp
132
-Nhân viên quản lý
29
-Nhân viên phục vụ
29
-Công nhân sản xuất
74
B
Lao động kinh doanh dịch vụ
48
C
Tổng số CBCNV
180
(Nguồn số liệu lấy tại phòng tổ chức)
Số người có trình độ đại học chiếm 13,7% tổng số lao động, họ đều là những cán bộ, nhân viên chủ chốt trong xí nghiệp. Tuy nhiên xí nghiệp cũng cần phải nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ đại học, tạo nên một đội ngũ lao động có trình độ ,có kinh nghiệm. Những người có bậc tay nghề cao chiếm 59% trong số 154 công nhân viên. họ chính là người tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo đúng qui trình công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Xí nghiệp nên có chính sách đào tạo để nâng cao tay nghề hơn nữa và có nhiều chính sách ưu đãi cho họ.
Lao động trong xí nghiệp được chia làm hai bộ phận chính: lao động sản xuất công nghiệp và lao động kinh doanh dịch vụ. Mỗi bộ phận đảm nhận vai trò riêng trong sự phát triển của xí nghiệp, nhưng chúng có tính chất tương hỗ lẫn nhau. Khối sản xuất chuyên sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, còn khối kinh doanh phải có tránh nhiệm tiêu thụ những sản phẩm đó.
Nhìn vào cơ cấu lao động theo chức năng ta thấy số nhân viên quản lý gần bằng 1/3 số công nhân sản xuất. Trên thực tế, do tính chất sản xuất mùa vụ, nên ngoài lượng lao động chính thức, xí nghiệp còn sử dụng lao động thời vụ. Lượng lao động thời vụ trong vụ trung thu sắp tới, xí nghiệp dự định tuyển 500 công nhân. Nguồn lao động này rất dồi dào, chủ yếu là những người thất nghiệp, những nông dân ngoài vụ mùa, học sinh, sinh viên ..v.v..Mà giá nhân công lại rất rẻ, vì vậy nó làm giảm bớt chi phí sản xuất, dẫn đến việc giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, có mặt hạn chế là công nhân thời vụ có tay không cao và không ổn định, nếu quản lý không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm và làm giảm hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp. Vì vậy, công tác đào tạo của xí nghiệp phải thật tốt để không xảy ra những thiệt hại, tổn thất cho xí nghiệp cũng như cho công nhân lao động.
*Tuy nhiên, thình hình sử dụng lao động của xí nghiệp vẫn còn nhiều điều bất cập
+ Do tính chất công việc là sản xuất theo thời vụ, cho nên xí nghiệp tuyển dụng thêm công nhân thời vụ vào hai vụ chính. Việc này không tránh khỏi những khó khăn. Do trình độ tay nghề của công nhân thời vụ còn non nớt, được đào tạo trong thời gian rất ngắn, cho nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hệ số bậc thợ trung bình của xí nghiệp còn thấp, năm 2003 là 3,79. Xí nghiệp nên có kế hoạch đào tạo thêm để những công nhân thời vụ có trình độ tay nghề, chuyên nghiệp hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều.
+ Tiền lương hàng tháng chênh lệch nhau rất nhiều. Nếu ngoài vụ chính, thu nhập trung bình của công nhân chỉ vài trăm nghìn, không đủ tiền cho chi phí sinh hoạt.
Chính vì vậy mà xí nghiệp nên có nhữmg biện pháp khắc phục tình trạng trên, đảm bảo cho công nhân viên điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt nhất. Điều này góp phần tăng năng suất lao động, công việc đạt hiệu quả cao nhất.
4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Việc cung cấp nguyên vật liệu đúng chủng loại và số lượng là rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm, tránh được tốn kém về thời gian và giảm những chi phí không đáng có. Chính vì vậy việc xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu rất quan trọng.
Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của xí nghiệp tương đối tốt, việc tính toán định mức sử dụng nguyên vật liệu rất chính xác, không chênh với thực tế là bao nhiêu. Mức hao phí nguyên vật liệu không đáng kể, thể hiện trên bảng III.3.8
Bảng III.3.8. Mức hao phí nguyên vật liệu
Sản phẩm
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Bánh Sampa
3%
2,8%
2,7%
Bánh xốp vừng
15%
7%
5%
Bánh xốp dừa
15%
8%
6%
Bánh trứng nhện
15%
8%
6%
Bánh nướng
1%
1%
1%
Bánh dẻo
1%
1%
1%
(Nguồn số liệu lấy từ phân xưởng sản xuất)
Qua mỗi năm, công tác định mức NVL càng chính xác hơn, tiết kiệm được chi phí NVL. Đó là nhờ có sự tham gia của máy móc kĩ thuật hiện đại và kinh nghiệm sản xuất thực tế của công nhân trong xí nghiệp.
-Tình hình dự trữ và bảo quản nguyên liệu của xí nghiệp :
Hiện tại, xí nghiệp có 5 kho bảo quản nguyên vật liệu, trong đó có 3 kho được trang bị máy điều hoà. Những kho có máy điều hoà để dự trữ, bảo quản những nguyên liệu tươi sống như mỡ, thịt, lạp xườn..và để bảo quản bánh trung thu.
Giá thực tế NVL sử dụng trong kỳ
Hệ số quay kho NVL = -------------------------------------------
Giá thực tế NVL tồn kho bình quân
360 ngày
Thời gian một vòng quay = --------------------
Hệ số quay kho
Bảng III.3.7. Tình hình cung cấp và dự trữ NVL một số năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Giá thực tế NVL sử dụng trong kỳ
Tr.đ
10431
12548
15952
Giá thực tế NVL tồn kho bình quân
Tr.đ
2351
2254
2106,5
Hệ số quay kho NVL
vòng
4,44
5,57
7,57
Thời gian một vòng quay
Ngày
81,14
64,67
47,54
Ta thấy hệ số quay kho NVL năm 2003 tăng lên nhiều so với các năm trước, thời gian một vòng quay cũng giảm dần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng NVL của xí nghiệp ngày càng cao, xí nghiệp làm ăn ngày càng phát đạt.
Tuy nhiên, công tác cung cấp và dự trữ NVL của xí nghiệp còn có một vài khó khăn. Gần đến vụ xí nghiệp mới bắt đầu nhập nguyên liệu, như vậy giảm được chi phí bảo quản, giảm được hao phí nguyên vật liệu do thời gian. Nhưng mang tính rủi ro cao bởi vì khi giá nguyên vật liệu trên thị trường giảm thì xí nghiệp chưa đủ vốn mua, khi gần đến vụ, nếu giá tăng cao thì xí nghiệp vẫn phải mua, như vậy sẽ làm tăng chi phí nguyên vật liệu, giảm lợi nhuận.
Nhìn chung, tình hình sử dụng nguyên vật liệu của xí nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất. Định mức sử dụng nguyên vật liệu được xây dựng rất sát với thực tế, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nhưng tình hình dự trữ nguyên liệu chưa được tốt. Khi có kế hoạch sản xuất, xí nghiệp mới bắt đầu nhập nguyên liệu.
III.3.5. Phân tích biến động chi phí, giá thành sxkd
Để phân tích hình biến động chi phí giá thành SXKD của xí nghiệp, ta cần một vài số liệu về doanh thu, sản lượng (bảng III.3.10), bời vì sản lượng ảnh hưởng đến chi phí rất nhiều, và chi phí cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu.
Bảng III. 3.10. Doanh thu, sản lượng sản xuất của một số năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2002
Năm 2003
KH
TH
KH
TH
Sản lượng sản xuất
Tấn
600
643,7
700
735,6
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất
%
107,2
105
Doanh thu
Tr.đ
20.241
23310
Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội căn cứ vào 7 yếu tố chi phí, áp dụng để lập dự toán chi phí gồm:
1. Yếu tố nguyên vật liệu
2. Yếu tố nhiên liệu
3. Yếu tố tiền lương
4. BHXH, BHYT ,KPCĐ
5. Khấu hao TSCĐ
6. Dịch vụ mua ngoài
7. Chi phí khác bằng tiền
Đầu mỗi vụ, phòng kế hoạch - kĩ thuật lập chi phí kế hoạch cho một tấn sản phẩm của vụ đó. Sau mỗi vụ, phòng kế toán thống kê tổng chi phí. Vì vậy, vệc đánh giá tình hình thực hiện chi phí kế hoạch so với thực tế sẽ góp phần làm rõ hơn tình hình quản ký chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm trên tổng thể. Chi phí kế hoạch và chi phí thực tế của xí nghiệp được thể hiện trên bảng III.3.11
Bảng III.3.11. Chi phí kế hoạch và thực tế toàn bộ sản lượng
Đơn vị: triệu đồng
TT
Yếu tố chi phí
Năm 2002
Năm 2003
KH
TT
chi phí trên
1000đ DT
KH
TT
chi phí trên
1000đ DT
1
Nguyên vật liệu
4500
4716
232,99
5825
5759
247,06
2
Nhiên liệu
93
92
4,55
100
103
4,42
3
Tiền lương
1350
1356
66,99
1500
1523
65,34
4
BHXH,BHYT,KPCĐ
257
257,64
12,73
285
289,37
12,41
5
Chi phí khấu hao TSCĐ
1425
1425
70,40
1880
1892
81,17
6
C.phí dịch vụ mua ngoài
200
273
13,49
160
140
6,01
7
Chi phí khác
100
93
4,59
100
94
4,03
Tổng cộng
7925
8212,64
405,74
9850
9800,37
420,44
Qua những số liệu trên bảng III.3.11, ta so sánh chi phí thực tế với chi phí kế hoạch của xí nghiệp qua một số năm (bảng III.3.12) để thấy rõ công tác lập kế hoạch chi phí đã thực hiện tốt chưa, thcj tế có tết kiệm được chi phí hay không.
Bảng III.3.12: Bảng so sánh yếu tố chi phí của xí nghiệp một số năm
TT
Yếu tố chi phí
chi phí TT so với KH
(triệu đồng)
Chi phí TT
năm 03/ 02
(%)
Chi phí trên
1000đ DT
năm 03/02 (%)
Năm 2002
Năm 2003
1
Nguyên vật liệu
216
-66
22,12
6,04
2
Nhiên liệu
-1
3
11,96
-2,78
3
Tiền lương
6
23
12,32
-2,47
4
BHXH,BHYT,KPCĐ
1,14
4,37
12,32
-2,47
5
Chi phí khấu hao TSCĐ
0
12
32,77
15,29
6
C.phí dịch vụ mua ngoài
73
-20
-48,72
-55,47
7
Chi phí khác
-7
-6
1,08
-12,23
Tổng cộng
228,14
-49,63
19,33
3,62
Nhìn vào bảng III.3.12 ta thấy công tác lập kế hoạch chi phí của xí nghiệp tương đối tốt, thực tế không chênh so với kế hoạch là bao nhiêu.
-Xét mức biến động chi phí thực tế so với kế hoạch:
Năm 2002, tổng chi phí thực tế tăng 228,14 triệu đồng. Tăng chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài. Lí do vì kế hoạch sản xuất tăng lên ngoài dự kiến, cho nên xí nghiệp bị động trong khâu dự trữ nguyên vật liệu. Trong vụ sản xuất mới bắt đầu nhập thêm một số nguyên liệu, mà giá nguyên liệu lúc này đang cao . Vì vậy chi phí nguyên vật liệu thực tế tăng 216 triệu đồng so với kế hoạch.
Năm 2003, rút kinh nghiệm của năm trước, xí nghiệp đã có kế hoạch rất sát với thực tế. Tổng chi phí thực tế giảm so với tổng chi phí kế hoạch 49,63 triệu đồng.
-Liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh với kết quả sản xuất
Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, trước hết ta xét tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất
Sản lượng thực tế
=
----------------------- x 100
Sản lượng kế hoạch
Liên hệ tình hình thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh với kết quả sản xuất, ta có
Bảng III.3.13. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Tỷ lệ % hoàn thành KH chi phí trong quan hệ với kết quả sản xuất
96,66 %
94,75 %
-1,91
Mức tiết kiệm chi phí hoặc lãng phí do sử dụng chi phí
-282,96
tr.đ
-542,13
tr.đ
259,17
tr.đ
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chi phí của xí nghiệp cả hai năm đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ xí nghiệp sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao được năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, kết quả sản xuất tăng.
Trong năm 2003, xí nghiệp đã tích kiệm được 542,13 triệu đồng chi phí. Cho thấy mức tiết kiệm rất cao, hạ được giá thành sản phẩm. Có được điều này là do xí nghiệp đầu tư một số dây truyền sản xuất mới, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đồng đều, giảm được hao phí phế liệu, phế phẩm, sản lượng sản xuất tăng so với các năm trước.
-Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng doanh thu
So sánh ta thấy chi phí các yếu tố năm 2003/1000 đ DT so với năm 2002 như sau
1.Yếu tố nguyên vật liệu : tăng 6,04% so với năm 2002, đó là do XN xây dựng lại định mức sử dụng nguyên vật liệu đối với bánh nướng và bánh dẻo. Và do sản lượng sản xuất năm 2003 tăng hơn 100 tấn so với năm 2002
2.Yếu tố nhiên liệu : giảm 2,78% là do xí nghiệp mới đầu tư thêm hai lò nướng bằng ga, công suất rất lớn, sản lượng tăng nên doanh thu tăng
3.Yếu tố tiền lương : giảm 2,47% . Trong năm 2003, xí nghiệp sử dụng nhiều công nhân thời vụ hơn năm 2002, nhưng số sản phẩm trên đầu người cao, sản lượng tăng, doanh thu tăng, cho nên tiết kiệm được chi phí tiền lương
4.BHXH, BHYT, KPCĐ: giảm 2,47%
5.Chi phí khấu hao : tăng 15,29% là do nhiều máy móc của xí nghiệp hỏng hóc, sử dụng từ khi mới thành lập doanh nghiệp(cách đây 40 năm)
6.Chi phí dịch vụ mua ngoài : giảm 12,23% là do xí nghiệp chủ động trong sản xuất, không mất nhiều chi phí cầu đường, xe cộ so với năm 2002
7.Chi phí khác : năm 2002 tăng hơn so với năm 2003, nguyên nhân chi phí hành chính tăng lên dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng theo.
*Giá thành sản phẩm: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Để có được giá thành sản phẩm, xí nghiệp phải xây dựng giá thành kế hoạch. Việc này được thực hiện tại phòng kế hoạch -kĩ thuật . Phòng kế hoạch -kĩ thuật có nhiệm vụ xây dựng giá thành đơn vị sản phẩm dựa trên các định mức nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm và định mức lao động. Giá thành đơn vị công xưởng thực tế được thể hiện trên bảng III.3.14
Bảng III.3.14. Bảng giá thành đơn vị công xưởng thực tế một số năm
TT
Sản phẩm
Giá thành đơn vị
công xưởng(đ/kg)
Sản lượng sản xuất (kg)
N 2001
N 2002
N 2003
N 2001
N 2002
N 2003
1
Bánh trung thu
23000
24000
25500
334000
429000
510000
2
Mứt
14500
14800
15500
99800
112700
151160
3
Bánh ngọt
7000
7650
7850
123000
98800
107650
M1
=
ồ Q1i (Z1i -Zkti)
M1
T1
=
--------------------
ồ Q1i
Trong đó:
M1 :Mức hạ giá thành thực tế
Q1i :Số lượng sản phẩm i thực tế kỳ này
Z1i, Zkti :Giá thành đơn vị công xưởng thực tế kỳ này, kỳ trước của sản phẩm i
T1 :Tỷ lệ hạ giá thành thực tế của sản phẩm so sánh
Qua đó, ta thấy được qui mô tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí giữa thực tế kỳ này so với thực tế kỳ trước, thể hiện trên bảng III.3.15
Bảng III.3.15. Tình hình thực hiện hạ thấp giá thành sản phẩm
TT
Sản phẩm
Mức hạ giá thành thực tế
(đồng)
Tỷ lệ hạ giá thành thực tế
(%)
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2002
Năm 2003
1
Bánh trung thu
85.800.000
255.000.000
0,806
2,000
2
Mứt
90.160.000
90.96.000
3,980
2,871
3
Bánh ngọt
44.460.000
21.530.000
6,250
2,614
Tổng sản phẩm
220.420.000
367.226.000
1,619
2,195
Qua bảng III.3.15 ta thấy xí nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm.
Trong thực tế, giá thành đơn vị công xưởng ngày một tăng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ví dụ như năm 2003 so với năm 2002
+Do giá nguyên vật liệu trên thị trường mỗi năm đều tăng lên, làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng theo. Năm 2003, chi phí nguyên vật liệu tăng 22,12%. Điều này một phần là do sản lượng tăng, một phần là do giá của tất cả nguyên vật liệu sản xuất đều tăng.
+Nhiên liệu tăng 11,96%, là do xí nghiệp thay lò nướng bằng than, sử dụng lò bằng ga, chi phí ga nhiều, nhưng hiệu quả tăng.
+Yếu tố tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ: với kế hoạch tăng sản lượng, xí nghiệp đã sử dụng nhiều công nhân thời vụ hơn so với năm 2002.
+Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 32,77%, Chi phí khác tăng 1,08%
Tất cả những yếu tố đó làm cho giá thành đơn vị công xưởng tăng. Nó cũng phụ thuộc vào yếu tố xã hội, phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát của thị trường.
Tuy nhiên, mức giá của xí nghiệp Bánh mứt kẹo rất phù hợp, có tính cạnh tranh cao, hợp lý đối với đa số người tiêu dùng. So với các đơn vị khác cùng ngành thì giá bán của xí nghiệp thấp hơn nhiều, bảng III.3.16
Bảng III.3.16.Giá bánh trung thu của một số đơn vị năm 2004
Đơn vị: đồng
Sản phẩm
Bánh mứt kẹo Hà Nội
Hữu Nghị
Kinh Đô
Dẻo ngũ nhân
8.000
10.000
20.000
Nướng ngũ nhân
8.000
10.000
20.000
Dẻo đậu xanh
10.000
11.000
22.000
Nướng đậu xanh
10.000
11.000
22.000
Dẻo thập cẩm
12.500
14.000
25.000
Nướng thập cẩm
12.500
14.000
25.000
Dẻo gà quay
15.000
18.000
28.000
Nướng gà quay
15.000
18.000
28.000
Tổng kết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Công thức
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
Hiệu quả tổng hợp
*Sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu
S Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu bq
0,193
0,189
0,180
*Sức sinh lợi của tổng tài sản
S Lợi nhuận
S Tài sản bình quân
0,104
0.117
0,064
2
Hiệu quả sử dụng TSCĐ
*Sức sản xuất TSCĐ
Doanh thu thuần
Nguyên giá bq TSCĐ
2,162
2,245
2,883
*Sức sinh lợi TSCĐ
S Lợi nhuận
Nguyên giá bq TSCĐ
0,078
0,086
0,111
*Hiiệu suất sử dụng TSCĐ
%
Giá trị sản lượng sp
Nguyên giá bq TSCĐ
1,891
2,007
2,376
3
Hiệu quả sử dụng TSLĐ
*Sức sản xuất của TSLĐ
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân
5,115
5,996
4,36
*Sức sinh lợi của TSLĐ
S Lợi nhuận
TSLĐ bình quân
0,186
0,232
0,167
*Suất hao phí của TSLĐ
TSLĐ bình quân
Lợi nhuận trước thuế
5,35
10,89
10,84
*Số vòng quay VLĐ
vòng
Doanh thu thuần
TSLĐ bình quân
5.115
5.996
4.36
*Thời gian 1 vòng luân chuyển VLĐ
Ngày
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay VLĐ
70,3
60.03
82.56
4
Hiệu quả sử dụng lao động
*Năng suất lao động
Tấn/ng/năm
Tổng sp qui đổi
Tổng số lao động
2,27
2,47
2,74
*Hệ số đảm nhiệm
Bậc thợ bình quân
Bậc công việc bq
1,11
1,28
1,35
5
Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Hệ số quay kho nguyên vật liêu
Vòng
Giá thực tế NVL sử dụng trong kỳ
Giá thực tế NVL tồn kho bình quân
4,44
5,57
7,57
6.
Sử dụng chi phí
Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm
%
Mức hạ giá thành TT
Tổng sản phẩm TT
1,619
2,195
Tỷ lệ % hoàn thành KH chi phí trong quan hệ với kết quả SX
ồ chi phí kinh doanh TT
-------------------------------
X 100
96,66
94,75
ồchi phí KDKH
x
Tỷ lệ % hoàn thành KHSX
Đồ thị
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
2001
2002
2003
năm
sức sinh lợi
ssl của vốn csh
ssl của tổng tài sản
chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
0.2
0.05
0
0.1
hiệu quả
2002
2001
2003
năm
sức sản xuất của tscd
hiệu suất sử dụng của tscd
sức sinh lợi của tscd
hiệu quả sử dụng tscd
0
1
3
2
đồ thị
Chỉ tiêu hiệu quả
thành phần
hiệu quả sử dụng tsld
2002
2001
2003
năm
hiệu quả
suất hao phí của tsld
sức sinh lợi của tsld
sức sx của tsld
11
5
10
2001
hiệu quả sử dụng lao động
2002
2003
năm
hiệu quả
năng suất lao động
hệ số đảm nhận công việc
0
1
2
3
hiệu quả
biến động chi phí
2002
2003
năm
tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch chi phí
tỉ lệ hạ giá thành sản phẩm
1
100
hiệu quả
tình hình sử dụng nvl
2002
2001
năm
2003
hệ số quay kho nvl
0
8
4
IV. phân tích tồn tại và nguyên nhân
IV.1.Về chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp:
Qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp, ta thấy có nhiều vấn đề tồn tại ở xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu và của tổng tài sản đều tốt (chỉ tiêu lớn hơn 1), thế nhưng nó có xu hướng giảm dần. Lợi nhuận hàng năm vẫn tăng, nhưng tốc độ chậm hơn so với vốn chủ sở hữu bình quân và tổng tài sản bình quân.
Nguyên nhân:
-Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nhanh, thế nhưng xí nghiệp để vốn ứ đọng quá nhiều, chưa có giải pháp hữu hiệu để sử dụng vốn hợp lý, nâng cao lợi nhuận cho xí nghiệp. Xí nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước, việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn đều phải xin nhà nước phê duyệt, do chỉ thị của nhà nước. Cho nên, việc sử dụng vốn không linh hoạt, bị động, chưa đạt hiệu quả cao.
-Tổng tài sản hàng năm tăng đều, nhưng tốc độ tăng của nó nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng.
-Sản lượng tiêu thụ tăng chậm, không tương xứng với tốc độ tăng của tài sản và vốn chủ sở hữu. Cho thấy, công tác mở rộng thị trường của xí nghiệp còn yếu kém. Xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội là một xí nghiệp có uy tín, có bề dày lịch sử hơn 40 năm, thế nhưng thị trường chủ yếu tập trung ỏ Hà Nội và một số tỉnh lân cận ở miền Bắc. Còn rất nhiều thị trường trong nước và ngoài nước mà xí nghiệp còn bỏ ngỏ. Do vậy, muốn tăng được sản lượng tiêu thụ thì điều đầu tiên xí nghiệp cần phải xúc tiến công tác nghiên cứu thị trường, đưa sản phẩm của mình vào thị trường mới.
IV.2.Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Sức sản xuất TSCĐ tươg đối cao, nhưng sức sinh lợi còn thấp. Nguyên nhân phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất theo thời vụ của xí nghiệp. Máy móc, thiết bị chưa được sử dụng hết công suất. Có nhiều máy móc thiết bị chỉ được sử dụng một vụ trong một năm, còn lại thời gian dài không sử dụng. Như vậy vừa lãng phí máy móc, vừa tốn chi phí bảo dưỡng, bảo quản.
IV.3.Hiệu quả sử dụng TSLĐ
Chu kỳ một vòng quay vốn dài, năm 2003 chu kỳ một vòng quay là 82,56 ngày. Xí nghiệp chưa có biện pháp sử dụng vốn lưu động hợp lý, để đồng vốn ứ đọng nhiều.
IV.4.Hiệu quả sử dụng lao động
-Năng suất lao động qua các năm dều tăng nhưng chưa cao. Nguyên nhân, do tính chất sản xuất của xí nghiệp mang tính thủ công nghiệp. Mới từ năm 2001, xí nghiệp mới đầu tư thêm một số máy móc, thiết bị mới, còn chủ yếu là làm thủ công, cho nên năng suất chưa cao
-Do tính chất công việc là sản xuất theo thời vụ, việc sử dụng công nhân thời vụ là điều tất yếu. Việc này không tránh khỏi những khó khăn về trình độ , tay nghề non nớt.
-Hệ số bậc thợ trung bình còn thấp, xí nghiệp chưa chú trọng đào tạo thợ lành nghề, thiếu thợ nguồn ( thợ cả ). Nếu không đào tạo thợ trở thành thợ nguồn nối tiếp nhau thì những đợt thợ sau sẽ thiếu kinh nghiệm, xí nghiệp sẽ mất một thời gian dài đào tạo mới có những người thợ mới có kinh nghiệm.
IV.5.Tình hình chi phí, giá thành
Xí nghiệp chưa hoàn thành công tác hạ giá thành sản phẩm. Mặc dù vậy, chi phí thực tế so với kế hoạch đã tiết kiệm được nhiều hơn so với năm 2002. Chứng tỏ công tác lập kế hoạch giá thành của xí nghiệp rất tốt.
IV.6.Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Mức hao phí nguyên vật liệu đã giảm nhiều. Đó là nhờ có sự tham gia của máy móc kĩ thuật hiện đại và kinh nghiệm sản xuất thực tế của công nhân trong xí nghiệp. Định mức sử dụng nguyên vật liệu được xây dựng rất sát với thực tế, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Nhưng tình hình dự trữ nguyên vật liệu của xí nghiệp chưa được tốt
Phần 4
Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanH
Qua những phân tích về tồn tại và nguyên nhân của xí nghiệp Bánh mứt kẹo Hà Nội, em xin đề cập một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp.
Biện pháp 1: Lập một website riêng của xí nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến bán hàng
*Cơ sở của biện pháp
Do mức tăng của các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của xí nghiệp chưa cao, nguyên nhân là do tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ chưa phù hợp với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu và tổng tài sản. Hiện nay, xí nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác xúc tiến bán hàng và có những bước đột phá trong công tác này. Trên cơ sở đó nắm bắt được thị hiếu khách hàng về sản phẩm của xí nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời về công tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường.
Đối với thị trường các tỉnh miền Bắc, hiện nay xí nghiệp mới tiến hành khai thác ở một số thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương... và tập trung chủ yếu là ở thị trường Hà Nội. Tại đây xí nghiệp đã xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ khá dày đặc với nhiều cửa hàng, đại lý. Nhưng ở thị trường này, sản phẩm của xí nghiệp đang chịu sự cạnh tranh của sản phẩm Hải Hà, Hải Châu, Kinh Đô, Đồng Khánh... nhất là sản phẩm của Hải Hà do công tác xúc tiến bán hàng của họ rất tốt.
Đối với thị trường miền Trung và miền Nam, xí nghiệp chưa có kế hoạch khai thác hai thị trường tiềm năng này. Điều khó nhất đối với xí nghiệp này những khu vực này xa nơi sản xuất, mà hạn sử dụng của sản phẩm ngắn, vận chuyển khó khăn, đặc biệt là xí nghiệp chưa nắm được nhu cầu thị hiếu của vùng, chưa đi sâu vào nghiên cứu thị trường ở đây. Điều này khiến xí nghiệp bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh, cơ hội mở rộng quy mô sản xuất.
Lập một website riêng là cơ hội để xí nghiệp lắng nghe những ý kiến, góp ý của người tiêu dùng. Đó cũng là cách quảng cáo cho sản phẩm một cách hữu hiệu nhất, giúp nâng cao sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Trên website, xí nghiệp có thể tự giới thiệu về mình, các sản phẩm mới tung ra trên thị trường, đặt hàng qua mạng cập nhật những tin tức, giao lưu với khách hàng, thông tin tuyển dụng và nhiều tiện ích khác. Từ đó, xí nghiệp sẽ rút ra những kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh để sản phẩm của mình hoàn thiện hơn, chất lượng của sản phẩm được nâng cao hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường khắp toàn cầu. Website là một công cụ nối xí nghiệp với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
Thực hiện biện pháp
-Thuê thiết kế website tại các công ty như: FPT, Saigon net, VDC, DLC Việt Nam ...
Một gói thiết kế web của công ty DLC Việt Nam khoảng 7.500.000 đồng bao gồm những nội dung sau:
+Website có một tên miền riêng: tencongty.com(hoặc.net, .org)
+Được lưu giữ trên máy chủ một 1 năm, dung lượng không hạn chế
+Form thông tin liên hệ khách hàng
+Đếm lượt khách hàng truy cập site
+Đăng ký trên các công cụ tìm kiếm trên toàn cầu
+Không hạn chế mail POP3
+Chương trình ứng dụng và cơ sở dữ liệu với 01 module được tổ chức dạng tin tức hoặc giới thiệu sản phẩm
+Thiết kế một banner kích thước 486x60 pixels
+Xây dựng trang thương mại điện tử
Với gói này, công ty DLC sẽ viết riêng cho xí nghiệp một hoặc nhiều trang Admin (quản lý) để xí nghiệp có thể thường xuyên tự cập nhật, bổ xung thông tin mới, quảng bá các sản phẩm mới một cách trực tiếp, dễ dàng trên Internet (mà không càn có chuyên môn cao về tin học). Nhờ đó hệ thống khách hàng của xí nghiệp sẽ luôn được mở rộng, doanh thu sẽ tăng cao tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Ngoài ra còn các dịch vụ phụ như:
+Kỹ thuật viên thay xí nghiệp cập nhật thông tin cho Web
+Xây dựng một diễn đàn
+Xây dựng catalogue, showroom giới thiệu sản phẩm
+Xây dựng trang thương mại điện tử
Lắp đặt các dịch vụ kết nối Internet băng rộng ADSL tại công ty FPT.
Cước phí lắp đặt ban đầu là 2.400.000 đồng
Thuê dịch vụ trọn gói là 3.000.000 đồng/ tháng, cho nên 1 năm cước phí thuê bao là 3.000.000 x 12 = 36.000.000 đồng
Phòng marketing tập trung đầu tư thời gian, bố trí một nhân viên chuyên phụ trách về mạng, tiếp thu và trả lời những ý kiến từ khách hàng, nhận phiếu đặt hàng qua mạng.
Kinh phí: thời gian một năm nối mạng Internet
Bảng V.1: Chi phí thành lập một Website riêng
TT
Các công việc
Chi phí
1
Thuê lập website
7.500.000 đồng
2
Xây dựng catalogue, showroom giới thiệu sản phẩm
3.000.000 đồng/site
3
Xây dựng trang thương mại điện tử
3.750.000 đồng/site
4
Thuê kỹ thuật viên truy cập thông tin cho Web
10.000.000 đồng/năm
5
Cước phí lắp đặt ban đầu
2.400.000 đồng
6
Thuê bao dịch vụ mạng Internet
36.000.000 đồng/ năm
Tổng cộng
62.650.000 đồng
*Lợi nhuân dự kiến:
Do có nguồn thông tin dồi dào phản ánh về nhu cầu thị trường, khách hàng đặt mua các sản phẩm của xí nghiệp thông qua mạng rất đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, nhờ vậy sản lượng tiêu thụ đã tăng thêm 5% trong 1 năm, tăng lên khoảng 36,75 tấn
*Chi phí cho việc sản xuất thêm sản phẩm:
+Theo năm 2003 mức giá trung bình của 1tấn sản phẩm qui đổi (bánh trung thu) là 22.000 nghìn đồng.
+Phần lãi của 1tấn sản phẩm quy đổi là 10% nên giá thành đơn vị sản phẩm quy đổi là : 22.000 x 90% = 19.800 nghìn đồng
+Doanh thu năm 2003 là 23.310.665 nghìn đồng, lợi nhuận sau thuế là 842.434 nghìn đồng đ Tổng chi phí năm 2003 đạt:
23.310.665 - 842.434 = 22.468.231 nghìn đồng
+Chi phí cố định năm 2003 là:
-Chi phí quản lý doanh nghiệp : 2.068.670 nghìn đ
-Chi phí bán hàng : 1.148.295 nghìn đ
-Chi phí khấu hao : 3.825.664 nghìn đ
-Chi phí điện nước : 1.659.000 nghìn đ
Tổng cộng : 8.701.629 nghìnđ
Vậy tỉ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí là 38,72%, và tỉ lệ chi phí biến đổi 61,28%.
+Chi phí biến đổi bình quân cho 1 tấn sản phẩm:
19.800 x 61,28% = 12.133,44 nghìn đ
+Vậy chi phí để sản xuất thêm 36,75 tấn sản phẩm là:
12.133,44 x 36,75 = 445.903,29 nghìn đồng
+Tổng chi phí trong năm lập website:
445.903,29 + 62.650 = 508.553,29 nghìn đồng
+ Doanh thu tăng thêm từ việc tăng thêm sản lượng sản phẩm tiêu thụ: 22.000 x 36,75 = 808.500 nghìn đồng
Vậy lợi nhuận dự kiến từ giải pháp:
808.500 - 508.553,29 = 299.946,71 nghìn đồng
Biện pháp 2: đào tạo lao động để nâng cao bậc thợ
*Cơ sở của biện pháp:
Hệ số đảm nhiệm công việc của xí nghiệp chưa cao, nguyên nhân là do bậc thợ chưa cao. Tính chất công việc của xí nghiệp là sản xuất theo thời vụ, cho nên việc sử dụng lao động chính, xí nghiệp còn sử dụng thêm lao động thời vụ. Những lao động thời vụ này không được đào tạo qua trường lớp nào về kĩ thuật để phục vụ cho công việc. Vì vậy mà bậc thợ của tổng số lao động bình quân trong một năm của xí nghiệp thấp.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi của xí nghiệp chưa hợp lý, số lao động trể chỉ chiếm 14,7% tổng số lao động. Vấn đề đặt ra cho xí nghiệp trong vài năm tới là thiếu thợ lành nghề, lao động thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, tay nghề chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Chính vì vậy, việc đào tạo lao động trẻ là vấn đề cấp bách mà xí nghiệp cần phải tiến hành. Đào tạo một lớp thợ kế tiếp lành nghề để sẵn sàng thay thế khi cần thiết cho công việc, phục vụ cho mục đích phát triển và cạnh tranh của xí nghiệp
*Thực hiện biện pháp:
Xí nghiệp nên xây dựng một kế hoạch đào tạo lao động thường xuyên qua các năm. Tạo ra một đội ngũ lao động lành nghề, có kinh nghiệm, có thời gian để thử nghiệm, thực hành.
* Thứ nhất là: sử dụng chình những lao động giỏi, lành nghề,bậc cao, tay nghề cứng đào tạo cho những lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm. Thời gian đào tạo ở ngoài vụ sản xuất. Sử dụng cách này, xí nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí đào tạo khá lớn, vừa tiết kiệm được thời gian rỗi ngoài vụ của công nhân. Đó là cách đem lại hiệu quả cao nhất.
* Thứ hai là: cử lao động đi học các lớp đào tạo về nghiệp vụ, hoặc thuê thầy về dạy tại xí nghiệp
Hiện tại, công tác marketting của xí nghiệp còn chưa phát triển, khiến công tác tiêu thụ sản phẩm chưa đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, xí nghiệp nên có kế hoạch cho nhân viên phòng marketting đào tạo thêm về nghiệp vụ.
Công tác lập kế hoạch sản xuất quanh năm và trong vụ là một công việc có khối lượng lớn. Nhất là những ngày trong vụ, kế hoạch phải được lập thường xuyên, lập từ hôm trước để hôm sau có lệnh sản xuất. Nhưng công việc này là chỉ do một nhân viên đảm nhận, nhân viên này không những đảm nhận công tác lập kế hoạch mà còn trực tiếp bán hàng, khối lượng công việc rất lớn. Xí nghiệp nên có kế hoạch đào tạo thêm một hoặc hai nhân viên nưa để đảm nhiệm công việc này, bởi vì công việc này rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.
*Kinh phí: thực hiện trong một năm
- Chi phí tiền lương tăng để bồi dưỡng cho những người thợ lành nghề trực tiếp đào tạo:
Tiền lương một thợ có tay nghề cao khoảng 1.500.000 một tháng. Ngoài vụ, khối lượng sản phẩm sản xuất ít, có thể vừa làm vừa kết hợp đào tạo được nhiều lao động một lúc. Một tổ trưởng có thể đào tạo 4 lao động trong cùng thời gian. Như vậy, thời gian làm việc của người thợ đó vẫn đảm bảo, chỉ cần thêm một khoản bồi dưỡng, mỗi tháng 500.000đ/người.
Công tác này cần 5 tổ trưởng đào tạo, như vậy số thợ được đào tạo sẽ là 20 người/năm.
Tiền bồi dưỡng 1 tổ trưởng trong một năm:
500.000 x 12 = 6.000.000 đồng/người/năm
Tiền bồi đưỡng 1 năm của xí nghiệp tăng lên:
6.000.000 x 5 = 30.000.000 đồng
Như vậy tổng chi phí tiền lương một năm tăng thêm 30 triệu để đào tạo khoảng 20 thợ một lúc mà không ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao
- Chi phí đào tạo công tác marketting
Kế hoạch trong năm tới, xí nghiệp đào tạo năm người.
Chi phí một khoá học marketting khoảng 4 triệu đồng một khoá. Địa điểm học tại trường Đại học Thương Mại, đai học Kinh tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương.
Vậy tổng chi phí cho khoá học là: 5 x 4 = 20 triệu đồng
*Chi phí đào tạo công tác kế hoạch kĩ thuật:
Đào tạo hai người trong phòng kế hoạch. Để đào tạo cho nghiệp vụ này cần có thời gian dài, khoảng hai năm. Đào tạo tại trường đại học Bách Khoa.
Chi phí một khoá học là 6 triệu/người/năm
Chi phí một năm của công tác đào tạo kế hoạch kĩ thuật là 12 triệu đồng
-Tổng chi phí đào tạo lao động được thể hiện ở bảng V.2
Bảng V.2: Chi phí đào tạo lao động
Tên khoá đào tạo
Số người
Chi phí (triệu đồng)
Thợ lành nghề đào tạo thợ tay nghề yếu
5
30
Công tác marketing
5
20
Công tác lập kế hoạch kĩ thuật
2
12
Tổng chi phí
62
*Kết quả dự kiến
Trong một năm được đào tạo, tay nghề của lao động sẽ tăng lên.
Bậc thợ bình quân dự kiến là 4,2
Bậc thợ bình quân dự kiến 4,2
Hệ số đảm nhiệm = ----------------------------------- = ----- = 1,5
công việc dự kiến Bậc công việc bình quân 2,8
Hệ số đảm nhiệm công việc dự kiến tăng khoảng 15% so với trước khi đào tạo, nghĩa là năng lực lao động tham gia sản xuất theo yêu cầu công việc tăng lên 15%. Như vậy, sản lượng sản phẩm sản xuất tăng lên mà tốn ít công lao động hơn, hiệu iquả lao động sẽ tăng lên
Những lao động được đào tạo sẽ nối tiếp công việc này để đào tạo cho những lớp lao động sau và những lao động thời vụ. Cho nên, việc đào tạo này sẽ phát huy được tác dụng không chỉ một vài năm, mà còn có tác dụng lâu dài.
III.Biện pháp 3: Đề xuất giải pháp cổ phần hoá xí nghiệp;
Khu vực kinh tế quốc doanh đang tồn tại 3 mâu thuẫn lớn, rất gay gắt hiện đòi hỏi phải giải quyết:
Một là, mâu thuẫn giữa việc phải mở rộng hơn nữa quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp với việc đến nay vẫn chưa xác định được "ông chủ" đích thực, cụ thể của DNNN là ai. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình trạng "vô chủ" và quyền hạn , trách nhiệm không rõ ràng để đục khoét của Nhà nước (tham nhũng, nhậu nhẹt, biếu xén)
Hai là, mâu thuẫn giữa việc nhà nước đang thiếu vốn nghiêm trọng với việc các DNNN chỉ trông chờ vào vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước, trong khi đó vốn trong khu vực kinh tế quốc doanh thì ứ đọng rất lớn, sử dụng vô cùng lãng phí, hiệu quả thấp và để thất thoát vốn rất nghiêm trọng.
Ba là, mâu thuẫn giữa vai trò chủ đạo và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước với việc làm ăn kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cực.
Xí nghiệp Bánh mứt kẹo là một doanh nghiệp Nhà nước, cho nên những mâu thuẫn trên là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chỉ có cổ phần hoá mới giải quyết được những mâu thuẫn trên, tăng lợi nhuận. Đưa xí nghiệp phát triển theo đúng hướng đã đề ra, đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
Cổ phần hoá (corporatization): định nghiã của Hoàng Công Thi
+Về nội dung: là chuyển sở hữu tài sản và lĩnh vực lâu nay Nhà nước nắm giữ vào tay các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần tư nhân và thành phần quốc doanh.
+Về phương pháp: là bán toàn bộ hoặc bán một phần doanh nghiệp cho các tư nhân, nhưng không cho không.
Thực chất cổ phần hoá các DNNN là chuyển quyền sở hữu tài sản và lĩnh vực hoạt động của nhà nước thành sở hữu của các cổ đông, thuộc các thành phần kinh tế. Nói cách khác, cổ phần hoá các DNNN chính là đa dạng hoá quyền sở hữu DNNN. Kết quả của việc đa dạng hoá quyền sở hữu bao giờ cũng làm cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của DN có hiệu quả hơn, khắc phục tình trạng kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cựu của khu vực kinh tế quốc doanh hiện nay.
Những mục tiêu mà xí nghiệp cần đạt được khi tiến hành công tác cổ phần hoá.
Mục tiêu 1: Chuyển một phần quyền sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông, tuỳ theo vai trò, tính chất quan trọng của xí nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mục tiêu 2: Phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong nước và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Bán cổ phiếu cho các cá nhân, tổ chức, công nhân viên của xí nghiệp, và ngay cả nhân dân
Mục tiêu 3: Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ xí nghiệp. Như vậy, họ có thể tự quản lý tài sản của họ, không cho phép bất cứ ai lạm dụng tài sản của họ, họ tự giác tiết kiệm, làm việc hăng say mà không bị một sức ép nào
Ngoài ra, xí nghiệp còn phải kết hợp với những mục tiêu phụ như:
-Thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước để tái đầu tư cho các lĩnh vực cần thiết.
-Xoá bỏ triệt để bao cấp của nhà nước đối với xí nghiệp.
-Tạo tiền đề để thành lập và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Kết luận
Công tác đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là công tác vô cùng quan trọng. Trong quá trình SXKD của doanh nghiệp đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nếu doanh nghiệp không nắm bắt được tình hình SXKD của chính DN mình để có phương hướng, kế hoạch , tìm lối đi đúng cho xí nghiệp mình thì không thể tồn tại. Chỉ có thực hiện công tác đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả mới tìm thấy những nguyên nhân và những tồn tại của DN mình, từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm khắc phục tồn tại, và tận dụng hết khả năng mình sẵn có.
Trên cơ sở đó, em chọn đề tàicho mình là: " Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội"
Tuy nhiên, đề tài của em còn có những hạn hẹp về kiến thức cũng như thực tiễn, khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin cảm ơn cô Phạm Thị Kim Ngọc, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo, những người đã trang bị cho em kiến thức để em áp dụng vào bản đồ án, cũng như trên thực tế.
Cảm ơn những người bạn đã giúp mình hoàn thành bản đồ án này.
Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô, các bạn, giúp em hoàn thiện hơn nữa về kiến thức đã được học.
Sinh viên
Đặng Thị Kim Chi
Bảng cân đối kế toán năm 2003
Đơn vị: đồng
Tài sản/Nguồn vốn
Mã số
Dư ĐN
Dư CN
A. Tài sản lưu động và Đtư ngắn hạn
100
2,629,590,458
7,921,206,552
I. Tiền
110
180,127,308
2,598,345,397
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm có cả NP)
111
70,965,600
663,798,500
2. Tiền gửi ngân hàng
112
109,161,708
1,934,546,897
3. Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
0
0
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
121
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu
130
172,915,550
2,024,199,427
1. Phải thu của khách hàng
131
94,392,717
1,685,818,247
2. Trả trước cho người bán
132
34,000,000
298,526,180
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
32,178,929
0
4. Phải thu nội bộ
134
4,500,000
0
- Vốn KD ở các ĐV trực thuộc
135
- Phải thu nội bộ khác
136
5. Các khoản phải thu khác
138
7,843,904
39,855,000
6. Dự phòng khoản thu khó đòi
139
IV. Hàng tồn kho
140
2,255,647,600
2,967,393,128
1. Hàng mua đang đi đường
141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
1,971,236,125
2,242,387,837
3. Công cụ, dụng cụ trong kho
143
191,472,910
0
4. Chi phí SXKD dở dang
144
245,941,016
5. Thành phẩm tồn kho
145
43,717,400
2,134,800
6. Hàng hóa tồn kho
146
135,732,200
7. Hàng gửi bán
147
49,221,165
341,197,275
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn
149
V. Tài sản lưu động khác
150
20,900,000
331,268,600
1. Tạm ứng
151
20,900,000
318,900,000
2. Chi phi trả trước
152
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
12,368,600
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản thế chấp, ký quỹ n.hạn
155
VI. Chi sự nghiệp
160
0
0
1. Chi sự nghiệp năm trước
161
2. Chi sự nghiệp năm nay
162
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
200
4,492,182,087
4,172,455,280
I. Tài sản cố định
210
4,492,182,087
4,172,455,280
1. Tài sản cố định hữu hình
211
4,492,182,087
4,172,455,280
- Nguyên giá
212
7,953,543,632
7,998,119,542
- Giá trị hao mòn lũy kế
213
-3,461,361,545
-3,825,664,262
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
- Nguyên giá
215
- Giá trị hao mòn lũy kế
216
3. Tài sản cố định vô hình
217
- Nguyên giá
218
- Giá trị hao mòn lũy kế
219
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
0
0
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
2. Góp vốn liên doanh
222
3. Đầu tư dài hạn khác
228
4. Dự phòng giảm giá Đ.tư TC dài hạn
229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
V. Chi phí trả trước dài hạn
241
Tổng cộng tài sản
250
7,121,772,545
12,093,661,832
Nguồn vốn
7,121,772,545
12,093,661,832
A. Nợ phải trả
300
586,881,166
4,873,268,019
I. Nợ ngắn hạn
310
346,063,766
4,436,971,483
1. Vay ngắn hạn
311
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
3. Phải trả cho người bán
313
124,365,800
1,913,099,684
4. Người mua trả tiền trước
314
400,190
19,130,820
5. Thuế & các khoản phải nộp NN
315
-279,452
45,495,491
6. Phải trả công nhân viên
316
133,496,782
2,291,696,036
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
317
73,878,080
78,878,071
8. Các khoản phải trả & phải nộp khác
318
14,202,366
88,671,381
II. Nợ dài hạn
320
0
0
1. Vay dài hạn
321
2. Nợ dài hạn
322
III. Nợ khác
330
240,817,400
436,296,536
1. Chi phí phải trả
331
4,789,700
42,764,736
2. Tài sản thừa chờ xử lý
332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
236,027,700
393,531,800
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
6,534,891,379
7,220,393,813
I. Nguồn vốn, quỹ
410
6,426,757,036
7,022,572,877
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
5,550,062,236
5,550,062,236
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
3. Chênh lệch tỷ giá
413
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
399,687,021
545,342,094
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
211,184,793
6. Lợi nhuận chưa phân phối
417
265,822,986
927,168,547
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
419
II. Nguồn kinh phí
420
108,134,343
197,820,936
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
416
105,591,835
151,225,302
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
418
2,542,508
11,595,634
3. Quỹ quản lý của cấp trên
421
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
422
35,000,000
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
423
- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
424
5. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
425
Tổng cộng nguồn vốn
430
7,121,772,545
12,093,661,832
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003
Phần I: Lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mã số
Kỳ trước
Kỳ này
Luỹ kế
Tổng doanh thu
1
8,566,441,612
14,744,223,608
23,310,665,220
Trong đó: DT hàng xk
2
Các khoản giảm trừ
(4+5+6)
3
107,544,684
203,392,576
310,937,260
- Chiết khấu thương mại
4
- Giảm giá
5
- Hàng bán bị trả lại
6
107,544,684
203,392,576
310,937,260
- Thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế XK phải nộp
7
1. Doanh thu thuần
(01-03)
10
8,458,896,928
14,540,831,032
22,999,727,960
2. Giá vốn hàng bán
11
7,595,357,398
11,357,465,155
18,952,822,553
3. Lợi nhuận gộp (10-11)
20
863,539,530
3,183,365,877
4,046,905,407
4. Doanh thu hoạt động
tài chính
21
39,959,437
43,428,158
83,387,595
5. Chi phí tài chính
22
2,112,903
24,490,952
26,603,855
6. Chi phí bán hàng
24
420,085,968
728,209,359
1,148,295,327
7.Chi phí quản lý
doanh nghiệp
25
631,792,768
1,436,877,949
2,068,670,717
8. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh
30
-150,492,672
1,037,215,775
886,723,103
9. Thu nhập khác
31
341,966,916
18,836,968
360,803,884
10. Chi phí khác
32
186,137
8,466,878
8,653,015
11. Lợi nhuận khác(31-32)
40
341,780,779
10,370,090
352,150,869
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40)
50
191,288,107
1,047,585,865
1,238,873,972
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
51
61,212,194
335,227,477
396,439,671
14. Lợi nhuận sau thuế
(50-51)
60
130,075,913
712,358,388
842,434,301
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5391.doc