Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau

 Ao nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau có diện tích trung bình là 0,27 ha/ao và độ sâu mực nước ao trung bình là 1,5 m.  Có 62,9% hộ nuôi tôm sú sử dụng con giống từ miền Trung và còn lại là một số trại sản xuất giống tại các tỉnh ĐBSCL.  Sau thời gian nuôi trung bình 150 ngày/vụ; với mật độ thả nuôi trung bình là 27,9 con/m2; mô hình đạt năng suất bình quân là 5.246±1.401 kg/ha/vụ, tỉ lệ sống đạt 63,1% và hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình là 1,26.  Với tổng chi phí là 487±176 triệu đồng/ha/vụ, mô hình đem lại lợi nhuận là 551±342 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 1,19 lần. Qua kết quả khảo sát thấy các khó khăn hộ

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 87 DOI:10.22144/ctu.jvn.2016.546 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở TỈNH CÀ MAU Nguyễn Thanh Long Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: dd/mm/yyyy Ngày chấp nhận: 26/10/2016 Title: Analyzing effectiveness of financial of the intensive black tiger shrimp system in Ca Mau province Từ khóa: Tôm sú, thâm canh, tài chính, kỹ thuật, Cà Mau Keywords: Black tiger shrimp, intensive, financial, technical, Ca mau ABSTRACT Tôm sú là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12/2014. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trên 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích ao nuôi trung bình 0,27 ha/ao, tổng lượng thức ăn viên sử dụng trung bình là 6.656±2.302 kg/ha. Tôm được nuôi với mật độ trung bình là 27,9±4,85 con/m2 và phần lớn con giống thả nuôi có nguồn gốc từ miền Trung. Năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi thâm canh tôm sú lần lượt là 5.246±1.401 kg/ha/vụ và 551±342 triệu đồng/ha/vụ. Nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện đang còn gặp nhiều khó khăn như thời gian nuôi lâu, sự tăng lên về giá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao. TÓM TẮT Black tiger shrimp is one of the main target species of Ca Mau province. The study was conducted from May to December 2014. The interview method was applied directly on 45 households of intensive tiger shrimp systems in Dam Doi, Phu Tan districts and Ca Mau City of Ca Mau province in order to evaluate the effectiveness of technical, financial and advantages and disadvantages of the model. Results of the survey showed that the average pond area of 0.27 ha/pond, the average of total pellet feeds were supplied about 6.656±2.302 kg/ha. Shrimp seeds were stocked at average density of 27.9±4.85 individuals/m2 and mostly originating from Central region of Vietnam. The average of yield and profit of intensive tiger shrimp system were 5.246±1.401 kg/ha/crop and 551±342 million VND/ha/crop, respectively. Intensive tiger shrimp system currently faces many difficulties, such as longer culture period, the increase in the feed price, diseases and high medicine prices. Trích dẫn: Nguyễn Thanh Long, 2016. Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 87-94. 1 GIỚI THIỆU Thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và được xếp vào một trong năm ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của đất nước (Tổng cục Thủy sản, 2013). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản, năm 2012 ĐBSCL chiếm 70% tổng diện tích tôm nuôi và 80% sản lượng tôm biển nuôi của cả nước. Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 88 Cà Mau có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh chiếm gần 40% diện tích cả nước với 268.242 ha, sản lượng đạt 103.900 tấn, chủ lực trong NTTS của tỉnh là tôm sú, với đa dạng các mô hình nuôi góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, bao gồm cả mô hình nuôi tôm sú thâm canh (Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, 2014). Năm 2015, diện tích nuôi tôm thâm canh tăng nhanh và đạt gần 9.000 ha. Vùng nuôi tập trung nhiều ở các huyện Ðầm Dơi 2.817 ha, Phú Tân 2.154 ha, Cái Nước 1.610 ha, Trần Văn Thời 667 ha... Mặc dù trong những năm gần đây, do nhiều yếu tố một số hộ nuôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tuy vậy tôm sú vẫn được xác định là sản phẩm chính trong sản xuất và xuất khẩu tôm của tỉnh. Nghề nuôi thâm canh tôm sú đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân tại địa phương trong tỉnh. Hiệu quả và năng suất của mô hình nuôi thâm canh tôm sú phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện tự nhiên của vùng để phát triển các đối tượng tiềm năng và áp dụng các mô hình nuôi phù hợp, bên cạnh đó yếu tố kinh tế - kỹ thuật có tác động rất lớn đến hiệu quả sản suất của nghề nuôi. Nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau và tìm hiểu thêm những thuận lợi và khó khăn của mô hình này giúp cho người nuôi ổn định sản xuất, đề tài "Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau" đã được thực hiện. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 12/2014. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tại các cơ quan chức năng: Chi cục Nuôi TRỒNG Thủy sản tỉnh Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau, các tài liệu thư viện cùng với những luận văn cao học, các tạp chí khoa học và trang web có liên quan; liên hệ với các cán bộ và thu thập các báo cáo đã được thống kê hàng năm tại địa bàn nghiên cứu. Nghề nuôi tôm thâm canh ở tỉnh Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời, Thành phố Cà Mau do giới hạn về kinh phí nên chọn 1 huyện giáp biển Đông (Đầm Dơi), 1 huyện giáp biển Tây (Phú Tân) và thành phố Cà Mau. Cụ thể là huyện Đầm Dơi (phỏng vấn 20 mẫu), Phú Tân (phỏng vấn 20 mẫu) và thành phố Cà Mau (phỏng vấn 5 mẫu), tổng cộng phỏng vấn trực tiếp 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh. Bảng câu hỏi soạn sẵn với những nội dung bao gồm: các thông tin chung về nông hộ (Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, địa chỉ, lực lượng lao động, số năm kinh nghiệm, lý do chọn mô hình nuôi); khía cạnh kỹ thuật (diện tích ao nuôi, số vụ, thời gian nuôi, mật độ thả, kích cỡ con giống, quản lý ao, dịch bệnh, thức ăn, thu hoạch, tỉ lệ sống, FCR); khía cạnh tài chính (Chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận và giá thành); thuận lợi, khó khăn và những vấn đề có liên quan đến mô hình nuôi. Các số liệu sau khi phỏng vấn được tổng hợp, kiểm tra và nhập vào máy tính. Phần mềm Excel được sử dụng để nhập và xử lý số liệu khảo sát. Các số liệu được thể hiện tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. * Một số chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính dựa trên các công thức sau:  Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí khấu hao  Tổng thu nhập = tổng số tiền bán sản phẩm  Tổng Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí  Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí  Giá thành = Tổng chi phí/tổng sản lượng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Những thông tin chung về nông hộ nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Cà Mau Trung bình trong gia đình có 3 lao động thì có 2 người tham gia nuôi tôm và phần lớn các hộ được khảo sát đều sử dụng lao động của gia đình, do đất nuôi ít hoặc hộ nuôi muốn tiết kiệm chi phí thuê mướn. Có 94,3% lao động tham gia nuôi tôm là nam giới, chỉ có 5,7% là nữ vì họ là những lao động chính của gia đình, điều này cho thấy nam giới luôn đóng vai trò chính trong hoạt động nuôi tôm, do nghề nuôi cần phải có tính mạnh dạn đầu tư và sức khỏe tốt. Khảo sát này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006), tỉ lệ nam quyết định trong hoạt động NTTS chiếm 75,7%. Độ tuổi của các chủ hộ nuôi tôm sú chủ yếu là trung niên, trung bình là 43 tuổi. Số năm có kinh nghiệm nuôi trung bình là 7 năm, thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 17 năm. Những hộ nhiều năm kinh nghiệm thường là những hộ đã được địa phương khuyến khích cải tạo đất nuôi tôm từ nhiều năm trước đây. Để có kiến thức về kỹ thuật nuôi, các chủ hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật tại địa phương, tích lũy kinh nghiệm trong thời gian nuôi của chính nông hộ và học hỏi kinh nghiệm từ người thân và bạn bè. Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 89 Bảng 1: Tuổi chủ hộ, lao động, số năm kinh nghiệm Nội dung Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Tổng số lao động trong gia đình (người/hộ) 3 1 8 Số lao động trong gia đình tham gia mô hình (người/hộ) 2 1 3 Số lao động thuê mướn (người/hộ) 0 0 0 Tuổi (tuổi) 43 26 64 Số năm có kinh nghiệm trong NTTS (năm) 7 1 17 Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất, vì bên cạnh những kinh nghiệm đã tích lũy được, người nuôi phải có những kiến thức cơ bản để dễ ứng dụng các kỹ thuật nuôi. Từ kết quả khảo sát cho thấy có 100% chủ hộ có trình độ từ tiểu học trở lên, không có chủ hộ nào mù chữ. Trong đó, 2,9% chủ hộ có trình độ đại học, cao đẳng, 34,3% chủ hộ có trình độ trung học phổ thông, 40,0% chủ hộ có trình độ trung học cơ sở và 22,8% chủ hộ trong và đã qua trình độ tiểu học. Với 77,2% các chủ hộ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên, việc tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật vào mô hình nuôi cũng được tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình. Bảng 2 cho biết lý do các chủ hộ lựa chọn mô hình, trong đó lý do được nhiều hộ chọn là vì lợi nhuận cao và ít tốn chi phí nuôi so với mô hình khác như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Hồng Gấm và ctv. (2014) cho thấy tổng chi phí cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh lần lượt là 747 triệu đồng/ha/vụ và 402 triệu đồng/ha/vụ. Các lý do chủ yếu khác như: theo xu hướng nuôi của vùng, được địa phương hỗ trợ về kỹ thuật, mô hình tận dụng được đất và lao động gia đình, dễ nuôi và tỉ lệ nuôi thành công khá cao. Bảng 2: Lý do chọn mô hình Các lý do chính Số hộ Tỷ lệ (%) Ít tốn chi phí nuôi so với mô hình khác và lợi nhuận tương đối cao 21 46,67 Xu hướng nuôi tôm sú của vùng 15 33,33 Có kinh nghiệm nuôi 14 31,11 Tận dụng đất và lao động từ gia đình 11 24,44 Tỉ lệ nuôi thành công cao 10 22,22 Dễ nuôi 7 15,56 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau Diện tích nuôi khác nhau thì chi phí nuôi khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và doanh thu của hộ. Diện tích đất NTTS trung bình của chủ hộ là 1,17 ha/hộ, trung bình diện tích đất cho nuôi tôm sú là 0,60 ha/hộ, có sự chệnh lệch về diện tích nuôi của các hộ, diện tích lớn nhất là 1,50 ha/hộ và nhỏ nhất là 0,22 ha/hộ. Diện tích nuôi lớn hộ nuôi sẽ gặp khó khăn trong việc quản lí và chăm sóc nếu như sử dụng ít lao động, ngược lại diện tích nhỏ sẽ dễ quản lí hơn. Tùy theo diện tích nuôi mà mỗi hộ phân chia diện tích ao và số lượng ao nuôi tôm sú khác nhau, trung bình diện tích mỗi ao 0,27 ha/hộ và độ sâu mực nước của ao nuôi trung bình là 1,50 m. Kết quả này giống với kết quả khảo sát của Phạm Công Kỉnh và ctv. (2015), cao hơn kết quả nghiên cứu của Lâm Văn Tùng và ctv. (2012) với mực nước bình quân của ao nuôi tôm sú thâm canh là 1,38 m ở hình thức nuôi nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre. Bảng 3: Thông tin về diện tích nuôi và ao nuôi thâm canh tôm sú Cà Mau Nội dung Min-Max Trung bình Tổng diện tích sử dụng NTTS (toàn bộ) (ha/hộ) 0,12-3,90 1,17±0,84 Tổng diện tích nuôi tôm sú thâm canh (ha/hộ) 0,22-1,50 0,60±0,36 Tỷ lệ diện tích ao lắng (%) 0,00-50 13,3±15,6 Diện tích mặt nước 1 ao nuôi (ha/ao) 0,10-0,60 0,27±0,12 Số lượng ao nuôi thâm canh tôm sú (ao/hộ) 1,00-6,00 2,20±1,12 Mực nước bình quân ao nuôi (m) 1,00-2,00 1,50±0,18 Trong 45 hộ nuôi được phỏng vấn thì chỉ có 19 hộ có sử dụng ao lắng với diện tích mặt nước ao lắng 0,08 ha/ao. Tỉ lệ diện tích ao lắng chiếm trung bình 13,3% so với diện tích nuôi tôm sú. Các hộ không làm ao lắng vì quy mô nuôi nhỏ hoặc để tận dụng tối đa diện tích đất nuôi. Ao lắng và ao xử lí nước rất cần thiết đối với nuôi thâm canh để đảm bảo chất lượng nước đưa vào ao nuôi. Nuôi tôm sú trung bình khoảng 150 ngày có thể thu hoạch được, ở những hộ có tôm chậm lớn hoặc đợi giá bán cao mới thu hoạch thường nuôi trên Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 90 150 ngày, thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Võ Thanh Toàn (2008) có thời gian nuôi thâm canh tôm sú trung bình là 168 ngày. Thời gian nuôi tôm sú dài nên mỗi năm chỉ nuôi từ 1 đến 2 vụ và thường bắt đầu thả tôm vào các tháng ít mưa vì độ mặn nước nuôi cao dễ xử lý, thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Qua kết quả khảo sát thì có 62,9% hộ nuôi đang sử dụng con giống có nguồn gốc ở miền Trung, 17,0% con giống từ các tỉnh ĐBSCL và còn lại là trong tỉnh (20,1%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006), hàng năm lượng tôm sú giống thả nuôi ở ĐBSCL phải nhập từ các tỉnh miền Trung từ 65% - 75%. Có 86,0% các hộ nuôi tôm sú nhận định nguồn tôm giống có chất lượng từ khá trở lên. Điều này cho thấy người nuôi đã có nhận thức tốt trong việc chọn tôm giống nên đa số đều tìm được nguồn con giống chất lượng tốt để nuôi. Nghề nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau có thể nuôi từ 1 đến 2 vụ trong năm. Thời gian nuôi 1 vụ từ 120-180 ngày. Mật độ thả nuôi trung bình của các hộ là 27,9 con/m2, cao nhất là 40 con/m2 và thấp nhất là 20 con/m2, do kích cỡ thu hoạch lớn và ở những hộ chưa có kinh nghiệm nuôi nhiều thì thả nuôi ở mật độ thấp. So sánh với kết quả của Dương Vĩnh Hảo (2009) mật độ thả nuôi tôm sú trung bình là 27,3 con/m2 thì cao hơn và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lâm Văn Tùng và ctv. (2012) với mật độ thả tôm sú trung bình là 33,8 con/m2. Tôm sú thích nghi với mật độ thấp và giá con giống không quá cao nên các hộ mua giống với kích cỡ tương đối lớn và tỉ lệ sống đạt khá cao (63,1%). Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh tôm sú Cà Mau Nội dung Min-Max Giá trị Số vụ nuôi trong năm (vụ/năm) 1-2 1,49±0,51 Thời gian nuôi (số ngày/vụ) 120-180 150±15,4 Số lần sên vét (lần/năm) 1-2 1,57±0,50 Mật độ thả nuôi (con/m2) 20-40 27,9±4,85 Kích cỡ con giống thả (PL) PL10 -PL15 PL10 -PL15 Tỉ lệ sống (%) 45-100 63,1±14,9 Tổng lượng thức ăn sử dụng (Kg/ha/vụ) 3.250- 15.000 6.656±2.302 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,1-2 1,26± 0,26 Số lần cho ăn trong ngày (số lần/ngày) 3-5 4,00± 0,24 Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 20-48 33,9± 5,86 Năng suất (kg/ha/vụ) 3.333- 10,000 5.246±1.401 Lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi trung bình là 6.656±2.302 kg/ha/vụ. Kết quả này gần bằng kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Phong Ba (2007), lượng thức ăn trung bình của nuôi tôm sú thâm canh là 6.685 kg/ha/vụ. Số lượng thức ăn phụ thuộc vào thời gian nuôi và sự tăng trưởng của con giống, những hộ sử dụng lượng thức ăn cho tôm ít là do thất mùa hoặc thu hoạch tôm sớm. FCR trung bình là 1,26 và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dương Vĩnh Hảo (2009) với FCR trong nuôi tôm sú thâm canh là 1,53. Thức ăn tốt sẽ giúp tôm khỏe và mau lớn, do đó nhu cầu về chất lượng thức ăn cho tôm ở các nông hộ ngày càng cao; phần lớn hộ sử dụng thức ăn viên cho tôm, số lần cho ăn trung bình là 4 lần/ngày và hình thức cho ăn chủ yếu là rải đều trong ao nuôi. Theo kết quả khảo sát, năng suất nuôi bình quân là 5.246±1.401 kg/ha/vụ. Năng suất này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Công Kỉnh và ctv. (2015). Năng suất ở hình thức nuôi nông hộ đạt 4,68 tấn/ha ở mật độ thả 33,1 con/m2). Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 91 Hình 1: Tương quan mật độ thả nuôi đến năng suất Hình 2: Tương quan diện tích ao nuôi đến năng suất Xét về mối tương quan giữa mật độ và diện tích ao nuôi đến năng suất, qua Hình 1 và 2 cho thấy mật độ thả nuôi từ 20 con/m2 đến 40 con/m2 thì mật độ thả nuôi càng cao sẽ có năng suất càng cao và diện tích ao nuôi càng lớn thì năng suất càng giảm. Năng suất cao tập trung vào ao có diện tích từ 2000-4000 m2. Tuy nhiên, hai mối tương quan này có R2 nhỏ (lần lượt là R2=0,0239 và R2=0,0263). 3.3 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Cà Mau Theo kết quả khảo sát cho thấy, tổng chi phí cố định trung bình 129±46,6 triệu đồng/ha bao gồm các khoản chi phí làm ao nuôi và mua máy móc thiết bị phục vụ việc nuôi. Tổng chi phí khấu hao trung bình là 21,7±8,03 triệu đồng/ha/vụ, trong đó chi phí đào ao cao hơn chi phí máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất do mô hình ít đầu tư trang thiết bị và máy móc, các máy móc được sử dụng với công suất không quá lớn nên thời gian sử dụng được lâu hơn. Tổng chi phí cố định đầu tư vào mô hình giữa các hộ nuôi là không giống nhau, do còn phụ thuộc vào diện tích nuôi và mức độ đầu tư của mỗi hộ, và thường đối với ao nuôi có diện tích lớn thì có thể tiết kiệm được 1 khoản về chi phí trang thiết bị hơn ao nhỏ. Bảng 5: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của mô hình Nội dung Chi phí cố định (triệu đồng/ha) Thời gian sử dụng (năm) Chi phí khấu hao (triệu đồng/ha/vụ) Chi phí xây dựng ao 72,8±35,9 5,36±2,79 9,12±5,88 Xây cống, hệ thống cấp nước 2,54±6,08 5,17±1,16 0,33±0,74 Xây nhà phục vụ sản xuất 7,51±7,98 2,19±2,4 2,30±2,47 Máy đạp nước (cánh quạt, sụt khí) 22,8±11,2 4,24±1,5 3,61±1,56 Máy bơm phục vụ sản xuất 11,0±5,79 3,36±1,49 2,20±1,07 Ghe xuồng, xe phục vụ sản xuất 12,3±12,1 2,01±3,47 4,10±2,60 Tổng 129±46,6 21,7±8,03 Bảng 6 thệ hiện các khoản chi phí biến đổi của mô hình. Từ kết quả khảo sát cho thấy chi phí thức ăn là khoản chi phí cao nhất trung bình là 259±125 triệu đồng/ha/vụ, chiếm 55,9% trong tổng chi phí biến đổi, kế đến là chi phí thuốc hóa chất trung bình 89,7±87,2 triệu đồng/ha/vụ, chiếm 19,3% tổng chi phí biến đổi. Đứng thứ 3 trong chi phí biến đổi là chi phí điện phục vụ sản xuất. Khoản chi phí dùng cho việc trả lãi ngân hàng tương đối thấp, đa phần các hộ sử dụng nguồn vốn tự có hoặc tự tìm nguồn vốn từ người thân, bạn bè. Tổng chi phí biến đổi trung bình là 465±174 triệu đồng/ha/vụ. Kết quả khảo sát phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006): thức ăn, thuốc thú y thủy sản, nhiên liệu, con giống là các khoản chi phí lớn có ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả và chất lượng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Giá bán tôm sau thu hoạch trung bình 201.000±52.314 đồng/kg, tuy nhiên có sự chênh lệch về giá khi bán tôm sú giữa các hộ nuôi, có hộ bán được với giá 320.000 đồng/kg nhưng có hộ chỉ bán được giá 118.000 đồng/kg. Giá bán cao hay thấp còn phụ thuộc vào kích cỡ thu hoạch, mùa vụ cũng như sự biến động của thị trường và chất lượng tôm sau thu hoạch. y = 53,853x + 4670 R² = 0,0239 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 15 25 35 45 Nă ng su ất (kg /ha /vụ ) Mật độ thả (con/m2) y = -0,2287x + 6794,4 R² = 0,0263 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 0 2.000 4.000 6.000 8.000N ăn g s uấ t (k g/h a/v ụ) Diện tích ao nuôi (m2) Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 92 Bảng 6: Chi phí biến đổi của mô hình nuôi thâm canh tôm sú tỉnh Cà Mau Nội dung Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng chi phí cho thức ăn (triệu đồng/ha/vụ) 259±125 55,9 Tổng chi phí thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ) 89,7±87,2 19,3 Chi phí nhiên liệu (điện, xăng, dầu, nhớt...) (triệu đồng/ha/vụ) 49,1±27,3 10,6 Chi phí cải tạo ao (triệu đồng/ha/vụ) 26,7±20,2 5,71 Tổng chi phí con giống (triệu đồng/ha/vụ) 21,6±8,19 4,60 Chi phí sửa chữa lại ao (triệu đồng/ha/vụ) 16,4±18,5 3,52 Tổng chi phí tiền lãi ngân hàng (triệu đồng/ha/vụ) 1,72±6,06 0,37 Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ) 465±174 100 Qua kết quả khảo sát 45 hộ nuôi cho thấy trung bình doanh thu của các hộ có từ mô hình tương đối cao và không có hộ nào bị lỗ vốn nguyên nhân là do trong quá trình nuôi ít rủi ro, phòng trị bệnh kịp thời nên đảm bảo được hiệu quả tôm nuôi. Doanh thu cao do đó lợi nhuận mô hình đem lại khá cao bình quân là 551±342 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi nhuận bình quân là 1,19±0,70 lần. Bảng 7: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi thâm canh tôm sú tỉnh Cà Mau Nội dung Min-Max Giá trị Tổng doanh thu (triệu đồng/ha/vụ) 410-1.550 1.038±398 Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 369-810 487±176 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 56-925 551±342 Giá thành (đồng/kg) 69.818-152.814 94.306±26.025 Tỉ suất lợi nhuận (lần) 0,11-2,09 1,19±0,70 Giá thành sản xuất trung bình là 94.306 đồng/kg. Cao hơn nghiên cứu của Lâm Văn Tùng và ctv. (2012), ở thời điểm 2012 giá thành sản xuất trung bình tôm sú thâm canh là 74.900 đồng/kg. Giá thành sản xuất ngày càng tăng do tình hình dịch bệnh trên tôm đang xảy ra nhiều nên chi phí thuốc, hóa chất phòng trị bệnh tăng và chi phí thức ăn cao do đảm bảo chất lượng càng cao. Hình 3: Tương quan mật độ thả nuôi đến lợi nhuận Hình 4: Tương quan diện tích ao nuôi đến lợi nhuận Hình 3 và 4 thể hiện mối tương quan giữa mật độ thả nuôi và diện tích ao nuôi đến lợi nhuận. Mối tương quan này cho thấy mô hình được thả nuôi ở mật độ cao đem lại lợi nhuận thấp hơn và lợi nhuận cao tập trung vào mật độ thả từ 25-30 con/m2. Diện tích ao càng lớn thì đem lại lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, cả hai mối tương quan này có R2 thấp. 3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau Tôm sú đã phát triển từ rất lâu ở nước ta và đã trở thành một trong những đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Cà Mau. Theo kết quả khảo sát cho thấy có nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các hộ nuôi tôm sú như chi phí nuôi tương đối thấp và lợi nhuận mang lại cao, rủi ro thấp và dễ nuôi, giá bán tôm thương phẩm ổn định và có nhiều thương lái thu mua. Hiện nay, so với thẻ chân trắng thị trường của tôm sú có giá hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn tạo động lực cho các hộ nuôi đã nhiều năm giữ vững mô hình này vì giá bán cao là nguyên nhân góp phần tăng lợi nhuận của mô hình nuôi. y = -8,5196x + 583,77 R² = 0,0457 - 100 200 300 400 500 600 700 800 15 25 35 45 Lợ i n hu ận (tr iệu đồ ng /ha /vụ ) Mật độ thả nuôi (con/m2) y = 0,0298x + 264,98 R² = 0,0342 - 100 200 300 400 500 600 700 800 0 2000 4000 6000 8000 Lợ i n hu ận (tr iệu đồ ng /ha /vụ ) Diện tích ao nuôi (m2) Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 93 Bảng 8: Thuận lợi của mô hình nuôi thâm canh tôm sú ở tỉnh Cà Mau Nội dung Mẫu quan sát Tỉ lệ (%) Chi phí nuôi thấp hơn tôm thẻ và lợi nhuận cao 36 80,00 Dễ quản lí và chăm sóc 29 64,44 Giá bán cao và nhiều thương lái thu mua 14 31,11 Được địa phương hỗ trợ về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 11 24,44 Môi trường nước nuôi tốt 8 17,78 Chất lượng con giống tốt 7 15,56 Cà Mau là vùng có nhiều lợi thế để phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi tôm nên được Nhà nước, chính quyền địa phương quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước, được sự hỗ trợ của trung tâm khuyến ngư của tỉnh và phòng Nông nghiệp, người nuôi tôm được tiếp xúc với những kỹ thuật nuôi mới và các thông tin về dịch bệnh, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và quản lý chăm sóc, đây cũng là một trong những thuận lợi lớn để người dân phát triển và nâng cao hiệu quả nuôi mô hình này. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn, cũng là nguyên nhân dẫn đến không lời nhiều ở một số hộ nuôi tôm sú của tỉnh Cà Mau. Khó khăn lớn nhất mà đa số các hộ nuôi gặp phải là thời gian nuôi lâu nên chỉ nuôi được 1 đến 2 vụ mỗi năm, người nuôi sẽ rất khó tái vụ nếu trong quá trình nuôi tôm gặp thất bại, kế đến là giá thuốc và thức ăn cao làm chi phí nuôi tăng dẫn đến lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng. Bảng 9: Khó khăn của mô hình nuôi thâm canh tôm sú ở tỉnh Cà Mau Nội dung Mẫu quan sát Tỉ lệ (%) Thời gian nuôi lâu 27 60,00 Giá thuốc và thức ăn tăng cao 19 42,22 Rủi ro về dịch bệnh cao 17 37,78 Nguồn nước chung ô nhiễm nặng 16 35,56 Giá điện cao 12 26,67 Thuốc và hóa chất pha tạp tràn lan 10 22,22 Thời tiết thay đổi 4 8,89 Tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng phức tạp là điều mà các hộ nuôi tôm sú luôn phải đối mặt, đặc biệt là những bệnh chưa có thuốc đặc trị hoặc khó trị như bệnh về gan đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, nguồn nước chung ô nhiễm nặng do ảnh hưởng từ các chất thải công nghiệp và ý thức chung trong việc xử lí chất thải ao, sên vét ao của các hộ nuôi. Không chỉ chất thải của các hộ nuôi tôm sú mà còn chất thải của các mô hình nuôi khác và chất thải công nghiệp từ các địa phương là nguyên nhân lớn làm cho tình hình dịch bệnh tăng mạnh. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác gây khó khăn cho người nuôi tôm sú như giá điện phục vụ sản xuất ở một vài hộ nuôi cao là do các hộ vẫn chưa được áp giá điện, thuốc thú y thủy sản không rõ nguồn gốc và bị pha tạp xuất hiện ngày càng nhiều làm cho các hộ nuôi gặp khó khăn trong việc nhận dạng và phân biệt thuốc, hóa chất có chất lượng. Mưa nhiều dẫn đến phân tầng nguồn nước nuôi và người nuôi khó xử lý độ mặn nước ao và khó khăn trong việc quản lý cho ăn. Với mong muốn có thể giảm bớt phần thiệt hại trong quá trình nuôi, một vài chủ hộ sử dụng một số phương pháp đã tích lũy và học hỏi được. Để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh từ môi trường ngoài vào ao, các hộ xây dựng ao nuôi khép kín, hạn chế việc thay nước ao thường xuyên và xử lý tốt nguồn nước trước khi đưa vào ao và thải nước ra để ít ảnh hưởng đến môi trường chung; với chất lượng và nguồn gốc của thuốc, hóa chất hiện tại, một số hộ đã sử dụng thêm thuốc đông y cho tôm như: cây mật gấu, ô rô,vừa tiết kiệm chi phí thuốc cũng đảm bảo được chất lượng tôm sau thu hoạch. 4 4KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận  Ao nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau có diện tích trung bình là 0,27 ha/ao và độ sâu mực nước ao trung bình là 1,5 m.  Có 62,9% hộ nuôi tôm sú sử dụng con giống từ miền Trung và còn lại là một số trại sản xuất giống tại các tỉnh ĐBSCL.  Sau thời gian nuôi trung bình 150 ngày/vụ; với mật độ thả nuôi trung bình là 27,9 con/m2; mô hình đạt năng suất bình quân là 5.246±1.401 kg/ha/vụ, tỉ lệ sống đạt 63,1% và hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình là 1,26.  Với tổng chi phí là 487±176 triệu đồng/ha/vụ, mô hình đem lại lợi nhuận là 551±342 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 1,19 lần.  Qua kết quả khảo sát thấy các khó khăn hộ nuôi đối mặt như: thời gian nuôi lâu, sự gia tăng về giá thức ăn, giá thuốc và dịch bệnh. Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 46 (2016): 87-94 94 4.2 Đề xuất Cần có chiến lược bình ổn giá vật tư thủy sản: thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và hóa chất để các hộ có thể giảm phần nào chi phí nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Cà Mau, 2014. Báo cáo tham luận tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh năm 2013-2014. 6 trang. Đàm Thị Phong Ba, 2007. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học chuyên nghành kinh tế nông nghiệp. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh. Đại học Cần Thơ. 72 trang. Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học 2009, Đại học Cần Thơ. 79 trang. Lâm Văn Tùng, Phạm Công Kỉnh, Trương Hoàng Minh và Trần Ngọc Hải, 2012. Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú (Panaeus Monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ. 2012:24a 78-87 Lê Xuân Sinh, 2006. Tác động về mặt xã hội các hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, quyển 2, trang 220-234. Nguyễn Thanh Long và Võ Thanh Toàn, 2008. Đánh giá mức độ tích lũy đạm, lân trong mô hình nuôi tôm sú (Panaeus Monodon) thâm canh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, quyển 1, trang 44-52. Phạm Công Kỉnh, Trần Ngọc Hải và Trương Hoàng Minh, 2014. So sánh khí cạnh kỹ thuật và tài chính giữa các hình thức sản xuất tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 16/2014. 65-72. Phùng Thị Hồng Gấm, Võ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương, 2014. Phân tích hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Thủy sản (2014) 37-43. Tổng cục Thủy sản, 2013. Kết quả sản xuất thủy sản năm 2012. htttp://www.fistenet.gov.vn cập nhật ngày 20/07/2014. Võ Văn Bé, 2007. Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Panaeus Monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 69 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hieu_qua_tai_chinh_cua_mo_hinh_nuoi_tom_su_tham_ca.pdf
Tài liệu liên quan