Để thực hiện các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng, em
xin đưa ra một số kiến nghị sau với mong muốn Sacombank ngày một phát triển an
toàn và hiệu quả hơn quan.
-Do việc thực hiện công tác tiếp thị trước và sau Chi nhánh thành lập còn yếu, nên
hiện nay thương hiệu Sacombank trên địa bàn An Giang còn nhiều người chưa biết
đến, kính đề nghị Ban lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch quảng cáo nhiều hơn nữa về
Sacombank trên địa bàn này để người dân (khu vực nông thôn) biết nhiều
Sacombank, từ đó giúp Chi nhánh thu hút được khách hàng đến giao dịch.
-Để thực hiện việc huy động lãi suất cao và tổ chức các chương trình dự thưởng
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh An Giang nâng cao tính cạnh tranh, mở
rộng thị phần trên điạ bàn. Kính đề nghị Ban Lãnh đạo Sacombank xem xét có cơ
chế riêng ưu đãi cho Chi nhánh trong thời gian tới về biểu phí lãi suất huy động.
-Để tăng cường khâu tiếp thị đến các doanh nghiệp mục tiêu trên địa bàn, Chi nhánh
cần thu thập thông tin về doanh nghiệp như: khả năng tài chính, sản phẩm, khách
hàng, bạn hàng và đầu mối cung cấp, nhằm hiểu rõ về doanh nghiệp một cách có căn
cứ, tạo tâm lý tin cậy cho khách hàng khi cán bộ tín dụng xuống tận nơi kinh doanh
để tiếp thị.
-Để các dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh đặc biệt là dịch vụ thanh toán, ngoại hối,
phát hành thẻ ATM. Kính để nghị Ban lãnh đạo Chi nhánh có sự đầu tư hợp lý, có kế
hoạch tiếp thị và nâng cao tiện ích của từng dịch vụ, không tập trung quá cao cho
hoạt động phát triển tín dụng như hiện nay.
95 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực cho
công tác thu nợ vào ngày cuối tháng.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 49
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
-Trong năm 2005 Chi nhánh phải tiếp nhận các khoản vay từ Tổ tín dụng (41.278
triệu tương đương với 4.752 hồ sơ, các khoản vay nhỏ lẻ, phân tán...) mà việc tiếp
quản lý tiếp nhận chỉ trên bề mặt hồ sơ, gây khó khăn cho việc theo dõi, kiểm soát
không nắm bắt được diễn tiến của khoản vay nên nhóm hồ sơ này thường phát sinh
nợ.
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn trong 3 năm qua tại Chi nhánh không có diễn
biến phức tạp chủ yếu là phát sinh do sự chậm chi trả của CBCNV và số nợ này đã
và đang được thu hồi, nhóm nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp 0,32%/dư nợ không gây thiệt hại
cao đến lợi nhuận của Ngân hàng.
4.7 Đánh giá hiệu qủa hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang.
Chất lượng của hoạt động tín dụng ảnh hưởng tỷ lệ thuận với chất lượng kinh
doanh của một ngân hàng, vì thế muốn quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao thì phải
chú trọng đến công tác tín dụng. Nhưng muốn nâng cao hoạt động tín dụng thì rất
cần thiết phải có một cách nhìn nhận chính xác về thực trạng đang diễn ra , từ đấy
tìm ra những biện pháp nhằm hạn chế khắc phục nhược điểm, đưa ra kế hoạch kinh
doanh có chọn lọc hơn.
Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng nguồn vốn( TNV) Tỷ Không xác định Không xác định 64
Vốn huy động ( VHĐ) Tỷ Không xác định Không xác định 30,14
Ds cho vay (DSCV) Tỷ 30 42 90,985
DS thu nợ (DSTN) Tỷ 20,801 37,5 72,737
Nợ quá hạn (NQH) Tỷ 0,39 0,49 1,08
Dư nợ (DN) Tỷ 32 42 63,324
DN Ngắn hạn Tỷ 18,1 24,57 40,12
DN Trung và Dài hạn Tỷ 13,9 17,43 23,204
Tỷ lệ DN/VHĐ % / / 210%
Tỷ lệ DN NH/VHĐ % / / 133%
Tỷ lệ DN T - DH/VHĐ % / / 76%
Tỷ lệ DN/TNV % / / 98,9%
Tỷ lệ (NQH/DN) % 1,2% 1,16% 1,7%
Hệ số thu nợ Lần 0,7 0,89 0,8
4.7.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ( DN/VHĐ)
Đây là chỉ tiêu phản ảnh khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào
công tác cấp tín dụng, nếu 100% vốn huy động được đầu tư hết cho hoạt động tín
dụng thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả, do phần lãi cho công tác
huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi đầu tư vào cho vay.
Tại Sacombank An Giang trong năm 2005 hoạt động huy động vốn mới được
triển khai thực hiện và toàn bộ vốn huy động của Chi nhánh đã được sử dụng để tài
trợ cho công tác tín dụng, tuy nhiên với tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cao (210%)
cho thấy nguồn vốn huy động thấp không đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay, do đó
Chi nhánh phải sử dùng nhiều đến nguồn vốn điều hoà. Dùng vốn điều hoà để tài trợ
cho tín dụng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho Chi nhánh mạnh dạng phát triển qui mô tín
dụng trên điạ bàn mà không bị sức ép do thiếu vốn khi khách hàng có nhu cầu rút
tiền và chi trả lãi tiền gửi, tuy nhiên hoạt động này chỉ đảm bảo an toàn cho công tác
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 50
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
tín dụng nhưng lại làm mất cân bằng trên Bảng báo cáo tài chính, thể hiện tính không
bền vững, tín dụng tăng nóng và sử dụng vốn không đa dạng. Do đó để ổn định trong
hoạt động ngân hàng tạo hiệu quả cao cho công tác tín dụng, trong thời gian tới ngân
hàng cần tập trung thu hút nguồn vốn huy động tạo mọi điều kiện thuận lợi để mở
rộng cho vay.
4.7.1.1 Tỷ lệ Dư nợ Ngắn hạn/ Vốn huy động (DN NH/VHĐ)
Đây là chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh khoản của đồng vốn, vì phần lớn vốn
cho vay được tài trợ bằng nguồn huy động ngắn hạn, cho nên trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng nếu cho vay ngắn hạn cao và được tài trợ hoàn toàn bởi vốn
huy, thì hoạt động kinh doanh này sẽ đạt hiệu quả hơn, do đồng vốn bỏ ra và lãi được
thu hồi nhanh giúp ngân hàng có thể chi trả lãi tiền gửi và chủ động đồng vốn để sẳn
sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền.
Trong năm 2005, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động là 133% thể hiện
toàn bộ vốn huy động không đủ tài trợ cho tín dụng ngắn hạn mà phải nhận một phần
từ vốn điều hoà. Tuy nhiên với tỷ lệ trên hoạt động tín dụng ngắn hạn được xem là an
toàn, đồng vốn có tính thanh khoản cao Chi nhánh sẽ không bị sức ép do thiếu vốn
trong ngắn hạn.
4.7.1.2 Tỷ lệ Dư nợ Trung và Dài hạn/Vốn huy động (DN T -
DH/VHĐ).
Đây vẫn là chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản của đồng vốn, nếu tỷ lệ cho vay
trung và dài hạn cao vượt qua mức vốn huy động ngắn hạn thì hiệu quả cho vay
không cao vì đồng vốn bị chiếm dụng dài, ngân hàng không chủ động điều hoà vốn
khi khách hàng có nhu cầu rút tiền.
Tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 76% trên vốn huy động trong năm 2005 thể
hiện mức độ an toàn cao cho hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, dư nợ cho vay
trung và dài hạn là hợp lý với mức độ huy động vốn hiện tại.
4.7.2 Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (DN/TNV).
Chỉ tiêu này nói lên tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng, vốn tín dụng
chiếm trên bao nhiêu phần trăm của tổng nguồn vốn.
Tại Chi nhánh trong 3 năm qua dù hoạt động dưới tổ chức tín dụng hay là Chi
nhánh cấp 1, thì hoạt động cho vay được xem là quan trọng nhất với toàn bộ nguồn
vốn tập trung vào công tác này, năm 2003 - 2004 vốn tín dụng được điều hoà từ Chi
nhánh Cần thơ, đến năm 2005 với 98,9% nguồn vốn ngân hàng đã đầu tư vào hoạt
động cấp tín dụng này hay có thể nói hoạt động tín dụng đã trực tiếp quyết định đến
toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng, dư nợ tăng bao nhiêu thì nguồn vốn tăng bấy
nhiêu nhằm đảm bảo cho công tác tín dụng được thực hiện một cách kịp thời nhất
(nhận vốn điều hoà nếu vốn huy động không đủ tài trợ)
4.7.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (NQH/DN).
Đây là chỉ tiêu quan trọng nói lên chất lượng công tác tín dụng của một ngân
hàng, thông thường chỉ số này dưới 5%( qui định của Ngân hàng Nhà Nước) là hoạt
động tín dụng đạt yêu cầu.
Với tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh trong các năm qua, chỉ số này luôn ở
mức thấp và giao động từ 1,2% năm 2003 đến 1,7% năm 2005( thấp hơn toàn hệ
thống Sacombank là 2%), kết quả này có thể khẳng định công tác tín dụng tại chi
nhánh là hiệu quả luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 51
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
4.7.4 Hệ số thu nợ ( DSTN/DSCV).
Hệ số này nói lên hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của cấp lãnh đạo
và cán bộ tín dụng, đồng thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách
hàng.( càng gần1 càng tốt), tuy nhiên với mỗi thời điểm khác nhau, ở mỗi ngân hàng
sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau, nên không thể đơn giản dựa vào sự tăng
giảm của hệ số trên mà kết luận công tác thu nợ của một ngân hàng nào đó không
hiệu quả, cần phải liên hệ đến tình hình thực tế để đánh giá khách quan hơn.
Hệ số thu nợ tại Chi nhánh không cao, có diễn biến không đều và tăng giảm qua từng
năm, năm 2003 hệ số thu nợ đạt 0,7 lần và tăng lên trong 2004 là 0,89 do trong thời
gian này tổ tín dụng đặt trong tâm là công tác thu nợ, đến năm 2005 hệ số thu nợ
giảm còn 0,8 lần nguyên nhân là do một mặt Chi nhánh đặt mục tiêu là tăng doanh
số cho vay nhằm phát triển khuếch trương tên tuổi, một mặt do tình hình không ổn
định của nền kinh tế điạ phương làm một số khách hàng vay gặp khó khăn trong sản
xuất nên ngân hàng không thu nợ đúng hạn được. Do đó trong thời gian tới để nâng
cao và phát triển bền vững công tác tín dụng Chi nhánh cần tăng cường công tác tổ
chức, theo dõi quản lý thu hồi nợ của cán bộ tín dụng, thường xuyên đôn đốc khách
hàng thực hiện nhiệm vụ trả nợ đúng theo qui định trong hợp đồng để nâng hệ số thu
nợ lên trên 0,9 lần nhằm đảm bảo đồng vốn bỏ ra được thu hồi nhanh chóng và an
toàn nhất.
4.8 Phân tích Lãi suất cho vay.
Do Ngân hàng là một định chính tài chính trung gian trong nền kinh tế, hoạt
động kinh doanh chủ yếu là đi vay và cho vay thông qua việc huy động lượng tiền
nhàn rỗi từ nơi thừa, rồi dùng nguồn vốn này để cung ứng cho những nơi có thiếu.
Để thu hút được lượng tiền gửi của khách hàng ngân hàng phải có một chính sách lãi
suất huy động hấp dẫn cộng với các chính sách khuyến mãi dự thưởng lớn mới tập
trung được lượng tiền gửi, do đó phần lãi suất và các chi phí phải trả sẽ được bù đấp
bằng hoạt động cho vay với lãi suất thu về phải cao hơn đủ để chi trả lãi tiền gửi, các
chi phí hoạt động phát sinh và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cho nên lãi suất
cho vay là một yếu tố quan trọng được ngân hàng xây dựng một cách có cân nhắc
vừa đủ cao để mang về lợi nhuận cho ngân hàng (cũng như bù đắp các rủi ro do
không thu hồi được nợ), vừa phải phù hợp với tình hình cho vay chung để nâng cao
tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.
4.8.1 Cơ sở xây dựng lãi suất cho vay trong năm 2005
Lãi suất cho vay tại Chi nhánh An Giang lấy cơ sở của khung lãi suất chung
của toàn hệ thống Sacombank làm mức lãi suất tối thiểu, cộng với các yếu tố sau sẽ
xác định lãi suất cho vay đối với từng khách hàng:
Cho vay ngắn hạn
-Tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng vay thông qua chương đánh giá, chấm
điểm, xếp hạng khách hàng (cán bộ tín dụng thực hiện việc đánh giá này) mà quyết
định mức lãi suất tuy nhiên sẽ không thấp hơn khung lãi suất chung và không cao
hơn mức lãi suất mà NHNN qui định.
-Tùy thuộc vào loại hình cho vay mà lãi suất sẽ khác nhau, như: Cho vay SXKD có
lãi suất thấp hơn cho vay tiêu dùng (1,25% so với 1,3%).
-Nếu là khách hàng VIP, khách hàng ưu đãi, tiềm năng đã quan hệ thường xuyên với
Chi nhánh thì sẽ được xét giảm với mức lãi suất cho vay thấp hơn. Nếu thấy cần thiết
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 52
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Chi nhánh có thể xét mức lãi suất thấp hơn khung qui định tối thiểu nhưng phải có sự
chấp nhận của Hội đồng Quản Trị.
Cho vay trung và dài hạn
Lãi suất cho vay trung và dài hạn được xây dựng trên cơ sở: A+ ?%.
A: Lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kỳ đang được áp dụng tại
Chi nhánh vào thời điểm ký hợp đồng.
?%: Đây là mức lãi suất mà Chi nhánh tự quyết định và tất nhiên phải dựa vào khung
lãi suất tối thiểu và tùy thuộc vào một vài yếu tố (giống như cho vay ngắn hạn) để
xác định mức lãi suất này.
Nhìn chung chính sách lãi suất mà Chi nhánh đang áp dụng hiện nay là phù hợp đảm
bảo cho Chi nhánh trang trãi các chi phí và đem về lợi nhuận cao. Các cơ sở, yếu tố
để xây dựng nên mức lãi suất là hợp lý và đạt hiệu quả giúp bù đắp được các rủi ro
có thể phát sinh:
-Lấy khung lãi suất chung làm cơ sở xác định mức lãi suất tối thiểu là phù hợp với
tình hình kinh doanh chung trong toàn hệ thống Sacombank vì khi đưa ra khung lãi
suất này Hội đồng quản trị đã tính toán đến khả năng mang về một khoản lãi tương
đốI, giúp mỗi Chi nhánh bù đắp được các chi phí phát sinh và có lợi nhuận để tiếp
tục kinh doanh.
-Phụ thuộc vào mức độ rủi ro để xác định lãi suất cao hay thấp sẽ giúp Chi nhánh dự
trù bù đắp trước được một phần thiệt hại nếu rủi ro thật sự xảy ra.
-Vì mục tiêu của Sacombank là tài trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển
kinh doanh, nên khách hàng có nhu cầu vay để mở rộng sản xuất thì Chi nhánh sẽ áp
dụng mức lãi suất thấp nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng là rất hợp lý, đồng
thời áp dụng lãi suất cao đối với nhu cầu phục vụ đời sống là góp phần điều tiết, hạn
chế bớt các khoản vay không cần thiết.
-Vì được đánh giá là những khách hàng tiềm năng, khách hàng đại gia, nên thường
món vay có số tiến cao và họ sẽ sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng
nên lợi nhuận thu được từ món vay lớn. Do đó các Ngân hàng sẽ cạnh tranh với nhau
để loi kéo nhóm khách hàng này, bằng cách đưa ra những lãi suất cho vay thấp. Vì
thế để thu hút khách hàng Chi nhánh cần thiết phải đưa ra một mức lãi suất thấp
nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
4.8.2 Tác dụng của lãi suất đến doanh số cho vay.
4.8.2.1 Sự biến động lãi suất tại Sacombank.
Theo thống kê của phòng Quản lý tín dụng lãi suất cho vay tại Chi nhánh trong năm
2004, 2005:
Lãi suất cho vay Ngắn Trung, Lãi suất Biến động Chên lệch LS
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 53
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
hạn Dài hạn trung bình
(LSTB) (LSTB)
ngắn, trung
và dài hạn
Năm 2004
Dư nợ giảm dần 1% 1,3%
Vốn lãi chia đều / 0,8% 1,42%
Năm 2005
Dư nợ giảm dần 1,1% 1,4%
Vốn lãi chia đều / 0,8% 1,32%
( 1%) 1%
Vì cách tính lãi theo phương thức trả góp vốn lãi chia tuy có mức lãi suất thấp
(0,8%) nhưng nếu tính trung bình theo dư nợ giảm dần thì mức lãi suất sẽ rất cao. Do
năm 2004 tổ tín dụng cho vay CBCNV cao ( tăng 58,64%) nên lãi suất cho vay trung
bình trong năm cao là 1,42%.
Đến năm 2005 Chi nhánh đã chuyển đối tượng cho vay và tập trung cho vay
các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và giảm
vay CBCNV nên lãi suất trung bình năm 2005 đã giảm còn 1.32%.
Tuy lãi suất cho vay trung bình trong hai năm đã giảm 1% nhưng nguyên nhân
giảm là do sự thay đổi trong loại hình cho vay chứ không phải do sự sụt giảm của lãi
suất, thực tế lãi suất cho vay đã tăng 1% trong năm 2005 ( từ 1% lên 1,1% ngắn hạn;
và từ 1,3% lên 1,4% trung và dài hạn).
4.8.2.2 Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Đông Á.
Lãi suất Ngắn hạn Trung, Dài hạn Chên lệch LS ngắn, trung và dài hạn
Năm 2004 0,9% 1,2%
Năm 2005 1% 1,25% 0,75%
(Đây là số liệu thô được thu thập qua phỏng vấn không có sự phân tích sâu nên
không tìm được thông tin cụ thể như sự biến động lãi suất ở Sacombank).
Lãi suất cho vay tại ngân hàng Đông Á thấp hơn mức lãi suất tại Sacombank và có
phần tăng lên trong năm 2005 là 0,75%.
4.8.2.3 Tác động của lãi suất cho vay đến sự tăng trưởng DSCV
Chỉ tiêu Biến động lãi suất Tăng trưởng DSCV
Sacombank AG + 1% 117%
NH Đông Á + 0,75% 58,6%
Mặc dù lãi suất cho vay đồng loạt được tăng ở cả hai ngân hàng nhưng doanh
số cho vay trong năm 2005 vẫn tăng với mức tăng cao, điều này thể hiện nhu cầu vay
vốn trên địa bàn tỉnh ngày một tăng nên việc tăng lãi suất không làm chi phối đến
quyết định đi vay của khách hàng.
Nguyên nhân của việc lãi suất đồng loạt tăng ở hai ngân hàng là do tình hình
lãi suất huy động ngày một tăng cao nên buộc các ngân hàng phải thực hiện tăng lãi
suất cho vay để bù đắp chi phí.
Ta thấy lãi suất tại Saconbank tăng 1% (tăng cao hơn ngân hàng Đông Á) đồng
thời mức tăng trưởng doanh số cũng tăng và lên đến 117% (vẫn cao hơn mức tăng
của Đông Á), điều này phản ánh mức lãi suất cao tại Chi nhánh không làm giảm hiệu
quả cạnh tranh, không làm suy yếu khả năng thu khách hàng. Nguyên nhân để lý giải
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 54
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
lãi suất cao nhưng vẫn thu hút được khách hàng là do Chi nhánh đã bù đấp cho khách
hàng bằng một qui trình cho vay với thời gian giải quyết hồ sơ rất nhanh, nên đã làm
hài lòng khách hàng và họ hoàn toàn chấp nhận mức lãi suất cao này để đổi lại được
một thủ tục nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp.
Nhìn chung lãi suất cho vay được áp dụng tại Chi nhánh trong các năm qua là
hợp lý và được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên để góp phần nâng cao tính cạnh
tranh tạo hiệu quả bền vững cho hoạt động cho vay, Chi nhánh cần có kế hoạch giảm
dần mức lãi suất vì quy trình cho vay không phải là yếu tố đảm bảo lâu dài cho tính
cạnh tranh của Chi nhánh; yếu tố này sẽ được các ngân hàng khác theo kịp trong thời
gian tới, cho nên nếu vẫn giử mức lãi suất cao thì ngân hàng sẽ không còn yếu tố nào
để bù đắp.
4.9 Phân tích quy trình cho vay.
Hiện nay nguồn cung ứng vốn tín dụng ở An Giang ngày càng nhiều, trong tỉnh
có đến 38 tổ tín dụng hoạt động cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm chia sẻ thị phần,
riêng ở Thành phố Long Xuyên có đến 12 NHTM sẵn sàng dùng nhiều biện pháp
phương thức để lôi kéo thu hút khách hàng, do đó các chủ thể đi vay ngày càng có
nhiều cơ hội để so sánh lựa chọn, không những so sánh các điều kiện cung ứng tín
dụng, mức lãi suất mà còn quan tâm đến thời gian giải quyết hồ sơ, các thủ tục chứng
từ để lựa chọn ngân hàng. Với một thủ tục cho vay nếu nhanh chóng đơn giản, thuận
tiện, chi phí giao dịch thấp mà lãi suất cho vay cao vẫn được khách hàng chấp nhận
và ưu tiên lựa chọn.
Do đó làm sao để rút ngắn thời gian, đơn giản qui trình vay nhưng vẫn đảm bảo
đầy đủ tín pháp lý để cung ứng vốn cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất là
mục tiêu của các tổ chức tín dụng hiện nay nhằm tăng cường sức cạnh và tạo nhiều
cơ hội để sàn lọc lựa chọn khách hàng tốt, ít rủi ro (vì qui trình cho vay tốt sẽ có
nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, từ đấy ngân hàng có điều kiện để
đánh giá lựa chọn khách hàng) nhằm tăng cao doanh số, nâng cao công tác quản lý
chất lượng hồ sơ vay góp phần mang đến hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân
hàng mình.
Qui trình cho vay của Sacombank
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 55
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Khách hàng P.Dịch vụ khách hàng
P. Quản Lý
Tín dụng
Ban
Giám
đốc
Chứng từ
B
ướ
c
1
Bư
ớc
2
B
ướ
c
3
Bư
ớc
4
B
ư
ớc
5
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT
Đánh giá xếp hạng
khách hàng
Thẩm định hồ sơ
vay
Tiếp nhận hồ sơNhu cầu
Tổng hợp hồ sơ
trình ký
Thông báo từ chối
Thông báo đồng ý
Xét
duyệt
Hồ sơ
vay
Xác minh thực tế
định giá tài sản
Bàn giao bản
chính giấy tờ
nhà đất
Ký HĐTD
HĐ bảo đảm tiền vay
Kiểm tra chứng
từ giải ngân
Bản
chính
giấy tờ
nhà đất
Tờ trình
đã duyệt
Giấy XN
tình
trạng nhà
đất
Công chứng chứng
thựcđăng ký GDBĐ
Nhập kho qũy
giấy tờ nhà đất
56
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
B
ướ
c
6
B
ướ
c
7
Bư
ớc
8
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT
Giải ngân tiền vayNhận tiền vay Lưu hồ sơ vay
HĐ bảo
đảm đã
ĐK
HĐ tín
dụng
Phiếu
chuyển
khoản,
giấy lĩnh
tiền
Kiểm tra sau cho vay
Hạch toán thu nợ lãi
và phí
Thông báo giải chấp
xoá đăng ký GDBĐ
Giải chấp
tài sản
Nộp tiền tất
toán HĐ
Long
Xuyên
Nhận lại bản
chính giấy tờ
nhà
57
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT
Diễn giải Qui trình cho vay tại Sacombank
Thời gian STT Các bước thực hiện Nội dung thực hiện Hồ sơ/chứng từ
Tối đa 5
ngày
1
Tiếp nhận
hướng dẫn
hồ sơ
- Tiếp nhận hồ sơ vay.
- Hường dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ
vay vốn cho khách hàng
- Sổ theo dõi;
- Phiếu hẹn xác
minh
2 Xác minh thực tế
- Xác minh hiện trạng thực tế của bất động
sản mới.
- Định giá bất động sản
- Bảng kiểm ta
thu thập thông
tin.
- Bảng định giá
TSBĐ
Từ 2 đến
5 ngày tùy
vào số
tiền vay
3 Thẩm định hồ sơ vay
- Đánh giá xếp hạn khách hàng.
- Thẩm định các hồ sơ vay vốn.
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh
hoặc nguồn thu nhập dùng để trả nợ.
- Bảng điểm
khách hàng.
- Thu thập hồ sơ
vay.
- Báo cáo đánh
giá định tính.
Xét duyệt
trong thời
gian ngắn
nhất.
4 Trình hồ sơ vay
- Lập tờ trình, đề xuất ý kiến trình cho cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Thông báo cho khách hàng chuẩn bị hồ
sơ để tiến hành thủ tục công chứng và đăng
ký giao dịch bảo đảm.
- Tờ trình xét
duyệt hồ sơ vay.
- Toàn bộ hồ sơ
vay
Đây là
thời gian
khách
hàng tự
chủ động
5
Thủ tục bảo
đảm tiền vay
- Ký HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm tiền vay.
- Thực hiện công chứng, chứng thực HĐ
bảo đảm tiền vay
- Đăng ký GDBD tại cơ quan có thẩm
quyền.
- Chuyển bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm
sang p. QLTD để làm thủ tục nhập kho
qũy.
- Tờ trình đã
duyệt
HĐTD, HĐ bảo
đảm đã công
chứng
- Giấy chứng
nhận đã đăng ký
giao dịch bảo
đảm.
- Bảng chính
giấy tờ nhà đất.
Trong 1
buổi. 6
Giải ngân
- Giải ngân tiền vay cho khách hàng
- Chuyển hồ sơ vay của khách hàng sang
P. QLTD lưu giữ
HĐTD,
Phiếu chuyển
khoản, giấy lãnh
tiền.
7 Kiểm tra sau cho vay
- Sau giải ngân, CBTD phải tiến hành kiểm
tra
- Nội dung kiểm tra lưu ý đến việc sử dụng
vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh,
khả năng trả nợ.
Báo cáo kiểm tra
sau cho vay
8 Tất toán HĐ vay
- Khi khách hàng trả hết nợ, tiến hành hạch
toán thu nợ, lãi và phí để tất toán HĐ.
- Chuyển hồ sơ sang P.QLTD để làm thủ
tục giải chấp.
- Giấy nộp tiền
của khách hàng
- Bản chính giấy
tờ nhà đất.
58
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
4.8.1 So sánh thời gian thực hiện, và chứng từ trong quy trình cho vay
của Sacombank và một NHTMCP khác.
Kết cấu thời gian, diễn tiến công việc của một quy trình cho vay hơp lý khoa
học và đơn giản sẽ quyết định tính hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng.
Tín dụng không chỉ chú trọng đến cho vay đến thu nợ mà còn phụ thuộc vào cách
thức tiến hành qui trình, do đó muốn khẳng định tên tuổi, muốn có lối đi riêng, tăng
cường tính cạnh tranh, ngân hàng cần thiết phải thiết lập được một quy trình cho vay
riêng của nội bộ ngân hàng mình.
Thời gian giải quyết
hồ sơ tại SCB
Thời gian giải quyết
tại NHTM CP khác
STT Các bước thực hiện
Tối đa 5 ngày Tối đa 5 ngày
1 Tiếp nhận hướng dẫn
hồ sơ
2 Xác minh thực tế
Từ 2 đến 5 ngày tùy
vào số tiền vay
Tối đa 7 ngày khi
nhận đủ hồ sơ vay
3 Đánh giá xếp hạn khách
hàng.
Thẩm định hồ sơ vay
1 tỷ trở xuống: BLĐ
xét duyệt trong thời
gian ngắn nhất( không
qúa 02 ngày)
1 tỷ trở lên: trình cho
cấp cao hơn ( tối đa 10
ngày)
Thông báo cho khách
hàng ngay sau khi được
xét duyệt
Vay NH: xét duyệt tối
đa 01 ngày.
Vay T-DH: xét duyệt
tối đa 21 ngày.
Thông báo cho khách
hàng ngay sau khi
được xét duyệt
4 - Trình hồ sơ vay cho
cấp có thẩm quyền xét
duyệt
- Thông báo cho khách
hàng
Đây là thời gian khách
hàng tự chủ động
Đây là thời gian
khách hàng tự chủ
động
5 Thủ tục bảo đảm tiền
vay
Trong 1 buổi làm việc Trong 1 buổi làm việc 6 Giải ngân
Kéo dài Kéo dài 7 Kiểm tra sau cho vay8 Tất toán HĐ vay
Thông thường các bước trong quy trình cho vay của hệ thống NHTM là giống
nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào quy chế của mỗi ngân hàng mà thời gian và các đòi hỏi
thủ tục sẽ khác nhau. Với quy trình cho vay của một NH TMCP khác mà tôi đã thu
thập thì tuần tự các bước cũng diễn ra tương tự, thời gian thực hiện trong quy trình
cũng không chênh lệch nhiều, riêng chỉ có bước 3 phần đánh giá xếp hạng khách
hàng, phân loại nợ định tính, lập bảng điểm để phân nhóm rủi ro hồ sơ vay không
được thực hiện.
Theo quan điểm chỉ đạo của HĐQT Sacombank, phần đánh giá xếp hạng khách
hàng trước khi cho vay là nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng, đây là công
cụ hổ trợ cho cán bộ tín dụng đưa ra các quyết định chính xác hơn khi quyết định cấp
hay không cấp tín dụng, và thực hiện kế hoạch giám sát cụ thể sau khi cho vay giúp
thực hiện công tác quản lý nợ hữu hiệu hơn.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 59
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Việc phân loại nợ định tính ( trong bước 3) là công việc quan trọng được Chi
nhánh thực hiện theo quyết định 493 của NHNN nhằm nâng cao công tác quản lý
chất lượng tín dụng và thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác dự báo rủi ro góp
phần nâng cao hiệu quả tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Với thời gian giải quyết hồ sơ vay tại Sacombank và một NHTM CP khác đã
trình bày ở trên ta thấy qui trình cho vay tại SCB nhanh, gọn, thuận lợi hơn so với
qui trình của NH bạn, đây là điều kiện để SCB An Giang bù đấp lãi suất cho vay cao
nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh thu hút khách hàng và nâng cao công tác quản lý
chất lượng hồ sơ vay.
4.8.2 Phân tích Qui trình cho vay tại Sacombank An Giang
Qui trình cho vay tại An Giang được diễn ra 8 bước giống như qui trình cho
vay đã qui định trên toàn hệ thống Sacombank, với hệ thống quản lý hồ sơ, dữ liệu
chặt chẻ trong chương trình T24 (chương trìng ứng dụng, quản lý ngân hàng tốt nhất
hiện nay)và công tác kiểm soát tại các phòng ban đã tạo điều kiện cho các bước, các
thủ tuc tiến hành một cách hợp lý và khoa học, giúp Ban lãnh đạo dể dàng kiểm tra
giám sát, đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện công tác thu hồi nợ đúng ngày, đúng thời
điểm.
Tuy nhiên trong qui trình trên chứng từ thủ tục đòi hỏi phải xác nhận ký kết rất
nhiều như: Giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, ký từng trang trên hợp
đồng tín dụng, biên bản thế chấp nhà đất, giấy xác nhận hiện trạng nhà đất, chứng
thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, ký nhận giao dịch bảo đảm, biên lai thu tiền.
Mặc khác công tác kiểm tra trong nội bộ diễn ra rất chi li và khó khăn làm hồ
sơ vay đôi lúc bị chậm trể như phòng Quản lý tín dụng kiểm tra các giấy tờ của
khách hàng như: CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký kết hôn
nếu có sai soát sẽ gửi lại cho khách hàng đi xác nhận. Sau đó kiểm tra tờ trình, các
giấy tờ có liên quan mà cán bộ tín dụng lập nếu xảy ra sai sót (mặc dù sai sót rất nhỏ
có thể tự sữa như: sai ngày cấp giấy CMND của khách hàng trên tờ trình) thì sẽ trả
về cho cán bộ tín dụng sữa lại.
Thời gian diễn ra ở từng bước trong qui trình có thể kéo dài hoặc rút ngắn,
thông thường thời gian giải quyết những hồ sơ nhỏ là rất nhanh, trong vòng 3 ngày
nếu khách hàng nộp đủ giấy tờ cần thiết sẽ được giải ngân ngay. Tốc độ làm việc của
nhân viên thường năng động và cao vào những ngày đầu tuần, nên nếu khách hàng
đến xin vay vào những ngày này thì trong vòng 1 đến 2 ngày nhân viên tín dụng sẽ
đến nhà khách hàng thẩm định ngay (thời gian bước 1 được rút ngắn), nhưng đến
những ngày giữa hoặc cuối tuần khách hàng mới nộp hồ sơ vay thì đến đầu tuần sau
cán bộ tín dụng mới tiến hành đi thẩm định (thời gian ở bước 1 sẽ kéo dài). Đối với
thời gian thẩm định và viết tờ trình thì tuyệt đối phải thực hiện đúng như qui định (từ
2 đến 5 ngày tùy theo số tiền vay), trưởng phòng Dịch vụ khách hàng sẽ đôn đốc cán
bộ tín dụng hoàn thành tờ trình sớm nhằm rút ngắn thời gian trong công tác thẩm
định hồ sơ vay.
Công tác tiến hành thẩm định hồ sơ vay của cán bộ tín dụng (CBTD) tại Chi
nhánh diễn ra tương đối giống nhau (vì thực hiện theo đúng qui trình cho vay đã qui
định) như: quan sát thực tế nơi ở, nơi kinh doanh của khách hàng, nơi có tài sản thế
chấp, sau đó xem xét mục đích sự dụng vốn, xem xét tính khả thi của phương án,
đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh – doanh số, chi phí, lợi nhuận, tính toán một
vài chỉ tiêu tài chính (lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay vốn, chỉ số nợ, khả năng
thanh toán) và khả năng trả nợ của khách hàng, nếu thấy tình tình tài chính của
khách hàng tốt có đủ khả năng trả nợ, CBTD tiến hành định giá tài sản thế chấp, căn
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 60
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
cứ vào giá trị tài sản và khả năng tài chính của người vay CBTD đề xuất số tiền cho
vay ( không quá 70% giá trị tài sản thế chấp)
Do CBTD quản lý hồ sơ theo địa bàn cho vay nên tất cả các loại hình vay từ
bổ sung vốn lưu động đến cho vay nông nghiệp mỗi nhân viên đều phải biết và thực
hiện, do quản lý dàn trải không tập trung nên khả năng thẩm định, kỷ năng viết tờ
trình của CBTD chưa thống nhất, chưa thể hiện sự chuyên môn trong nghiệp vụ,
trong công tác thẩm định.
Nhìn chung các bước thực hiện, thời gian diễn ra trong qui trình cho vay tại
Chi nhánh An Giang là nhanh chóng phù hợp với tính năng nhạy bén phong cách
năng động của thương hiệu Sacombank, đối với những trường hợp cụ thể ngân hàng
sẽ có cách giải quyết khác nhau như đơn giản hoặc giử nguyên các thủ tục nhưng vẫn
đảm bảo đầy đủ tính pháp lý tạo sự thuận lợi nhất cho khách hàng.
4.10 Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng tai Sacombank
An Giang.
4.10.1 Hoạt động huy động vốn
Tình hình huy động vốn rất khó khăn do đó tạo vốn là giải pháp hàng đầu cho
Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay, thông qua nguồn vốn được huy động sẽ tạo điều
kiện cho các sản phẩm dịch vụ khác của Chi nhánh phát triển, giúp tăng cao thu
nhậptừ dịch vụ làm cân đối Báo cáo tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu
quả và bền vững hơn.
Để đẩy mạnh công tác huy động vốn vốn, Chi nhánh cần tập trung vào các
công việc sau:
-Thực hiện hế hoạch huy động lãi suất cao kết hợp nhiều chính sách ưu đãi, khuyến
mãi: Tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cuối kỳ, nhất là lãi tiết kiệm trả hằng
tháng, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi mới như: lãi suất thưởng trên số tiền
gửi tăng dần, hoặc rút thăm trúng thưởng nhà, xe. Tổ chức chương trình rút thăm
công khai nhằm tạo uy tính và cơ hội quản bá tên tuổi. Lãi suất cao và nhiều chương
trình dự thưởng giúp Chi nhánh thu hút được khách hàng mới và ổn định khách hàng
cũ, tăng nhanh nguồn vốn huy động và nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân
hàng khác, nhưng huy động lãi suất cao thì lợi nhuận có thể sụt giảm (nhưng nếu
khách hàng đến giao dịch nhiều thì lợi nhuận sẽ được bù đắp)
-Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị và tiếp thị gián tiếp đến các doanh nghiệp
vừa và nhỏ: Để thu hút được sự quan tâm của những doanh nghiệp này, ngoài việc
tích cực quản bá tên tuổi trên ti vi áp phích, Chi nhánh cần đến ngay điạ điểm kinh
doanh của doanh nghiệp để giới thiệu, ngoài việc quảng cáo về Sacombank, về các
chính sách lãi suất ưu đãi cùng với các thủ tục gọn nhẹ trong chuyển tiền (chuyển
tiền thông qua uỷ nhiệm chi) để mời doanh nghiệp mở tài khoản tại Chi nhánh, sau
đó kêu gọi doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu và các tiện ích kèm theo của SCB
đến với khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Với công tác này vừa có lợi cho ngân hàng vì mau chóng tiếp thị, quản bá tên tuổi
đến với nhiều doanh nghiệp, vừa có lợi cho doanh nghiệp: vì nhiều bạn hàng mối lái
của doanh nghiệp mở tài khoản tại Sacombank thì việc chuyển tiền cùng hệ thống sẽ
rất đơn giản thuận tiện cho doanh nghiệp, cũng như phí chuyển tiền thấp.
-Ngoài việc tiếp thị đến các doanh nghiệp để huy động lượng tiền gửi bằng tiền mặt,
Chi nhánh cần tăng cường khâu tiếp thị đến các tiệm vàng để huy động tiền gửi bằng
vàng và Đola nhằm tạo thuận lợi cho Chi nhánh khi triển khai công tác kinh doanh
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 61
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
vàng và ngoại tệ trong thời gian tới và góp phần đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng để Sacombank An Giang nhanh chóng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa
năng trên địa bàn.
-Quân tâm hơn các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là đẩy mạnh dịch vụ thanh
toán, dịch vụ ngoại hối, tăng cường tiện ích trên thẻ ATM (hiện nay hoạt động tại
Chi nhánh rất yếu gây khó khăn cho việc thu hút tiền gửi). Việc phát triển các dịch
vụ này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho Chi nhánh, bên cạnh từng bước nâng cao
khả năng khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi và đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo điều
kiện đa dạng hoá sản phẩm, đa năng hoá lĩnh vực kinh doanh, tạo cơ chế hoạt động
linh hoạt mền dẻo nhằm phục vụ tốt, có hiệu quả cho hoạt động tín dụng góp phần
nâng cao vị thế, thương hiệu Sacombank trên điạ bàn.
⇒ Nếu thực hiện được các hoạt động trên thì không những công tác huy động vốn tại
Chi nhánh sẽ có điều kiện để phát triển tăng tốc mà các sản phẩm dịch vụ khác cũng
có điều kiện để phát triển theo, do thu hút được một lượng vốn khách hàng mới sử
dụng nhiều sản phẩm của ngân hàng và ổn định các khách hàng truyền thống, điều
này rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại ngân hàng và nâng tính cạnh tranh với
các ngân hàng bạn trên điạ bàn hoạt động.
4.10.2 Công tác tín dụng.
4.10.2.1 Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay
-Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động cấp tín dụng, Chi
nhánh không nên chỉ tập trung vào thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo em
trong giai đoạn mới thành lập này Chi nhánh cần quan tâm và đẩy mạnh cho vay cá
thể hộ gia đình, đây là những khách hàng dể tính, thực sự có nhu cầu vay và mong
muốn được vay, nhu cầu vốn nhỏ mà giá trị tài sản thế chấp cao (cao hơn nhiều so
với món tiền vay) nên rủi ro thấp, tạo an toàn cho hoạt động tín dụng đang tăng
trưởng nóng tại Chi nhánh hiện nay. Để thu hút lượng khách hàng này Chi nhánh nên
triển khai chủ trương cho vay “ nhanh - gọn - cao”: nhanh về thời gian giải quyết hồ
sơ - gọn về thủ tục pháp lý – cao về lãi suất cho vay, với chủ trương này vừa đảm
bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, vừa đạt lợi nhuận cao có thể bù đắp cải thiện lãi
huy động tăng cao. Nhưng để đáp ứng mục tiêu “nhanh - nhỏ- cao”, Chi nhánh cần
có biểu mẫu hồ sơ riêng cho những món vay nhỏ, giúp đơn giản gọn nhẹ rút ngắn
thời gian hơn, thì khách hàng mới chấp nhận vay với lãi suất cao được.
-Bên cạnh việc duy trì cho vay hai loại hình mục tiêu của hệ thống Sacombank là bổ
sung vốn lưu động và dự án đầu tư, Chi nhánh An Giang cần đẩy mạnh cho vay vào
các ngành thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp và thuỷ sản. Với biện pháp này vừa phát
triển tín dụng theo mục tiêu chung, vừa góp phần cung ứng vốn thúc đẩy sự phát
triển nền nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên nếu tăng cho vay vào nông nghiệp thì rủi
ro tín dụng sẽ tăng do đặc điểm của ngành nghề là mang nhiều rủi ro do đó CBTD sẽ
làm việc tích cực hơn để phân tích, đánh giá khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến
mức thấp nhất.
-Cần có kế hoạch cho vay chi tiết trên từng địa bàn, từng loại hình cho vay để giúp
cân bằng, tạo hiệu quả chung cho tất cả loại hình, hạn chế việc tập trung tín dụng quá
cao vào một điạ bàn hay quá cao vào một vài loại hình mục tiêu (như trong giai đoạn
hiện nay). Thực hiện được kế hoạch này Chi nhánh sẽ dễ dàng quản lý, kiểm soát tốc
độ tăng của hoạt động tín dụng, sẽ kiềm hãm hạn chế cho vay đối với điạ bàn nào,
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 62
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
đối tượng nào đã cấp phát tín dụng quá kế hoạch và tăng tốc cho vay đối với điạ bàn
nào, đối tượng nào chưa sử dụng hết tiềm năng.
- CBTD nên quản lý hồ sơ vay theo loại hình cho vay (hiện tại thì CBTD quản lý
theo điạ bàn), mỗi cán bộ được phân công tập trung theo dõi cho vay một hoặc hai
loại hình, với cách quản lý này sẽ tạo thuận lợi cho mỗi CBTD chuyên sâu hơn trong
nghiệp vụ, nâng cao kỷ năng phân tích đánh giá khách hàng thể hiện tính chuyên
nghiệp trong công tác tín dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên nếu thực hiện cách quản lý
theo từng loại hình thì số lượng cán bộ tín dụng hiện tại sẽ không đủ đáp ứng, phải
tuyển dụng thêm nhân sự làm phát sinh thêm chi phí do chi trả tiền lương. (đã đề cập
sự không chuyên môn của CBTD ở phần 3.9.2 Khó khăn của Chi nhánh).
-Thực hiện kế hoạch giảm lãi suất cho vay nhằm tăng cường tính cạnh tranh cho Chi
nhánh tạo sự phát triển bền vững cho hoạt động cho vay.
-Chú trọng phát huy dịch vụ thông qua cấp phát tín dụng như: khi cho vay cần
khuyến khích khách hàng mở tài khoản thực hiện việc chuyển tiền đến nhà cung cấp.
Do phương hướng kinh doanh của Chi nhánh năm 2006 là sẽ mở rộng mãng thanh
toán quốc tế, nên theo em cần tăng cường hoạt động cấp hạn mức tín dụng để thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh thư tín dụng (L/C), vừa tăng cao dư nợ vừa tăng thu nhập
cho mãng thanh toán quốc tế, giúp nâng cao mức thu cho các sản phẩm dịch vụ khác
không lệ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay.
-Xây dựng hệ khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ,
chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho
khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt
hơn. Với chính ưu đãi này Chi nhánh sẽ dễ dàng thu hút khách hàng cũ đến xin vay
lại, giúp duy trì một lượng khách hàng ổn định và bền vững nhằm đối phó với tình
trạng cạnh tranh lôi kéo khách hàng đang diễn ra mạnh mẻ trên điạ bàn.
4.10.2.2 Biện pháp giảm nợ quá hạn:
-Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình
đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua điện thoại,
gửi thư thông báocần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó
ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng, để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý
thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn vừa chớm phát sinh.
-Tổ chức thực hiện thu nợ qua Kho bạc nhằm thu ngay tiền lương của CBCNV
nhằm hạn chế tình trạng trể hạn. Với biện pháp này nợ sẽ thu hồi đúng và CBTD đỡ
tốn thời gian hơn khi phải trực tiếp xuống tận nơi thu tiền, tuy nhiên Chi nhánh sẽ
phải trã phí cho Kho Bạc.
-Ban lãnh đạo nhanh chóng thực hiện kế hoạch rà soát tín dụng đối với hồ sơ tín
dụng đã được nhận bàn giao từ tổ tín dụng An Giang, để kịp thời nắm bắt diễn tiến
các khoản vay nhằm sớm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn nợ quá hạn phát
sinh.
-Do có xảy ra sai xót khi chuyển nợ quá hạn theo QĐ 493 của giao dịch viên, nên
Ban Giám đốc Chi nhánh cần tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi nghiệp vụ, đưa ra
một số vấn đề liên quan đến QĐ 493 và nhắc nhở cảnh báo trước một số sai sót
thường gặp khi thực hiện việc phân loại nợ, chuyển nhóm nợ theo QĐ 493.Với biện
pháp này sẽ hạn chế được tình trạng sai sót đã đôi lúc xảy ra làm nợ quá hạn nhóm 2
tăng cao tại Chi nhánh.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 63
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1.Kết luận.
Qua phân tích đánh giá hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang trong ba
năm qua thông qua việc phân tích các chỉ tiêu vể tình hình nguồn vốn; doanh số cho
vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn; lãi suất cho vay; quy trình cho vay, ta thấy hoạt động
tín dụng tại Chi nhánh ngày một phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao
Do nguồn vốn cho vay được tài trợ tối đa bởi vốn điều hoà đã tạo thuận lợi cho
Chi nhánh mạnh dạng mở rộng cho vay mà không bị sức ép do thiếu vốn. Và kết quả
là trong 3 năm nay doanh số cho vay liên tục tăng cao từ 30 tỷ năm 2003 đến 42 tỷ
năm 2004 và vượt lên 90,985 tỷ năm 2005 với tốc độ tăng cao 40% và 117%. Sự
tăng trưởng của DSCV trong 3 năm qua, đặt biệt là tăng nóng năm 2005 đã góp phần
nâng caovị thế, thương hiệu SCB trong hệ thống tín dụng điạ phương; Và sự tăng
trưởng này luôn phù hợp với mục tiêu mà Sacombank đặt ra và phù hợp với phương
hướng phát triển của nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên với sự tăng trưởng nóng
trong giai đoạn đầu mới thành lập chưa khẳng định được sự bền vững của hoạt động
tín dụng tại Chi nhánh.
Do DSCV tăng cao nên công tác thu nợ cũng được Chi nhánh tập trung đầu tư
nhằm nhanh chóng thu hồi khoản nợ đã phát sinh tạo hiệu quả cho công tác tín dụng,
và kết quả đạt được là năm 2004 DSTN tăng 73% và 95,6% năm 2005 vượt qua mức
tăng chung của hệ thống tín dụng trên địa bàn.
Tăng trưởng dư nợ là kế hoạch, là mục tiêu phát triển của Sacombank không
những trong 3 năm qua mà còn là kế hoạch lâu dài, xuyên suốt trong quá trình hoạt
động của Chi nhánh. Năm 2003 dư nợ đạt 32 tỷ, năm 2004 tăng lên 42 tỷ với tốc độ
tăng 31,2%, và đến năm 2005 đã tăng lên 63,324 tỷ đạt mức tăng cao 50,8%. Sự tăng
trưởng này đã vượt qua mức tăng của hệ thống NHTM CP trên điạ bàn và cao hơn
nhiều so với mức tăng chung của hệ thống tín dụng tỉnh. Tuy nhiên do khách hàng
mục tiêu của Sacombank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ, nên khuynh hướng cho vay tại Chi nhánh
có phần khác biệt so với khuynh hướng cho vay chung của hệ thống tín dụng trên địa
bàn (cho vay nông nghiệp). Nhưng nhìn chung với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng
qua các năm qua, Chi nhánh đã góp một phần cung ứng vốn vào sự phát triển của
nền kinh tế tỉnh nhà.
Nợ quá hạn tại Chi nhánh không có diễn biến phức tạp chủ yếu phát sinh là do
nợ quá hạn trể từ 1 đến 5 ngày, nhóm nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp, không gây thiệt hại
cao đến lợi nhuận của ngân hàng và chất lượng tín dụng vẫn luôn bảo đảm.Tuy nợ
quá hạn có tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng
dư nợ thấp, và thấp hơn so với tình hình chung của hệ thống tính dụng trên địa bàn
Đây là kết quả của sự nổ lực của từng cán bộ nhân viên, sự kiểm soát chặt chẻ của
các cấp lãnh đạo tại Chi nhánh trong công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ.
Nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong 3 năm là hiệu quả
và có chất lượng tốt. Bên cạnh tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh biết
hướng vào hệ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết cách tổ chức
điều chỉnh lãi suất cho vay, vay trình cho vay một cách phù hợp, khoa học để thích
ứng với môi trường kinh doanh, Sacombank An Giang đã từng bước nâng cao sức
cạnh tranh, phát huy tên tuổi thị thế của riêng mình trong hệ thống tín dụng địa
phương.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 64
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Trong thời gian tới để giử vững hiệu quả và tạo tính bền vững cho hoạt động
tín dụng, Chi nhánh cần nhiều nổ lực hơn trong việc thay đổi các chính sách, các chỉ
tiêu phát triển như giảm dần mức tăng trưởng nóng tín dụng khi Chi nhánh đã đi vào
hoạt động ổn định, phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm trở thành
một ngân hàng bán lẽ đa năng nhất trên địa bàn, không những cạnh tranh hơn với các
ngân hàng hàng về hoạt động cho vay, mà còn thu hút lôi kéo khách hàng sử dụng
nhiều sản phẩm của Sacombank. Với định hướng trên đòi hỏi Chi nhánh cần nhiều
nổ lực từ các cấp lãnh đạo trong việc tăng cường công tác quản lý điều hành, đến
từng nhân viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu đã được đề ra, phấn đấu
mọi người đều thực hiện tốt công việc cuả mình và nâng đỡ hổ trợ giúp việc cho
nhau, phát huy truyền thống văn hoá kinh doanh tốt đẹp mà Sacombank đã toàn công
gây dựng.
2.Kiến nghị
Để thực hiện các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động tín dụng, em
xin đưa ra một số kiến nghị sau với mong muốn Sacombank ngày một phát triển an
toàn và hiệu quả hơn quan.
-Do việc thực hiện công tác tiếp thị trước và sau Chi nhánh thành lập còn yếu, nên
hiện nay thương hiệu Sacombank trên địa bàn An Giang còn nhiều người chưa biết
đến, kính đề nghị Ban lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch quảng cáo nhiều hơn nữa về
Sacombank trên địa bàn này để người dân (khu vực nông thôn) biết nhiều
Sacombank, từ đó giúp Chi nhánh thu hút được khách hàng đến giao dịch.
-Để thực hiện việc huy động lãi suất cao và tổ chức các chương trình dự thưởng
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh An Giang nâng cao tính cạnh tranh, mở
rộng thị phần trên điạ bàn. Kính đề nghị Ban Lãnh đạo Sacombank xem xét có cơ
chế riêng ưu đãi cho Chi nhánh trong thời gian tới về biểu phí lãi suất huy động.
-Để tăng cường khâu tiếp thị đến các doanh nghiệp mục tiêu trên địa bàn, Chi nhánh
cần thu thập thông tin về doanh nghiệp như: khả năng tài chính, sản phẩm, khách
hàng, bạn hàng và đầu mối cung cấp, nhằm hiểu rõ về doanh nghiệp một cách có căn
cứ, tạo tâm lý tin cậy cho khách hàng khi cán bộ tín dụng xuống tận nơi kinh doanh
để tiếp thị.
-Để các dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh đặc biệt là dịch vụ thanh toán, ngoại hối,
phát hành thẻ ATM. Kính để nghị Ban lãnh đạo Chi nhánh có sự đầu tư hợp lý, có kế
hoạch tiếp thị và nâng cao tiện ích của từng dịch vụ, không tập trung quá cao cho
hoạt động phát triển tín dụng như hiện nay.
-Để thực hiện cho vay “nhanh - nhỏ- cao”, Chi nhánh cần có biểu mẫu hồ sơ riêng
cho những món vay nhỏ, đơn giản gọn nhẹ rút ngắn thời gian hơn. Đề nghị phòng
CS&PC sớm soạn biểu mẫu hồ sơ gọn nhẹ nhưng vẫn an toàn tính pháp lý để đáp
ứng việc cho vay trên, có như vậy mới giúp Chi nhánh cho vay với lãi suất cao được.
-Để có kế hoạch cho vay chi tiết trên từng địa bàn, từng loại hình cho vay giúp cân
bằng, tạo hiệu quả chung cho tất cả loại hình. Ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo Chi
nhánh cẩn lập kế hoạch cụ thể và triển khai kế hoạch cho từng cán bộ tín dụng, nhằm
giúp mỗi cán bộ có căn cứ để thực hiện cho vay đúng kế hoạch.
-Để hạn chế tình trạng nợ quá hạn xảy ra ở nhóm 2 ( trể hạn từ 1 đến 5 ngày), CBTD
cần kiên quyết lập biên bản cụ thể đối với từng trường hợp nhằm cảnh báo, ngăn
ngừa những ngày trể hạn sau nhất là trể hạn ở cho vay CBCNV.
-Để tổ chức thực hiện thu nợ qua Kho Bạc, Ban lãnh đạo cần liên hệ ngay với Kho
Bạc tỉnh An Giang xem xét các qui định, qui chế riêng của ngành rồi có kế hoạch
liên kết thu nợ đúng qui định.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 65
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
-Để tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi nghiệp vụ, nhắc nhở cảnh báo trước một số
sai sót thường gặp khi thực hiện việc phân loại nợ, chuyển nhóm nợ theo QĐ 493.
Ban lãnh đạo cần thu thập thông tin về QĐ 493 về những sai sót có thể xảy ra để có
căn cứ chính xác nhất khi triển khai cho từng Giao dịch viên.
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 66
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 67
Bảng 11 : Doanh số cho vay theo loại hình cho vay tại Chi nhánh.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 % 2004 % 2005 %
Chênh lệch
04/03 Chênh lệch 05/04
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng doanh số cho vay 30.000 100% 42.000 100% 90.985 100% 12.000 40% 48.985 117%
Cho vay BS vốn lưu động 10.000 33%
(100%)
13.200 31,4%
(100%)
34.270 37,6%
(100%)
3.200 32% 21.070 159,62%
- Cá thể 7.000 70% 8.184 62% 18.848 55% 1.184 16,9% 10.664 130%
- Doanh nghiệp 3.000 30% 5.016 38% 15.422 45% 2.016 67,2% 10.406 207,45%
Cho vay dự án đầu tư 5.740 19% 7.980 19% 18.800 20,7% 2.240 39% 10.820 135,58%
- Cá thể 3.387 59% 4.708 59% 9.024 48% 1.321 38,5% 4.316 88,78%
- Doanh nghiệp 2.353 41% 3.272 41% 9.776 52% 919 39% 6.504 198,8%
Cho vay bất động sản 0 0 0 0 1.000 1% 0 0 1.000
Cho vay phục vụ đời sống 6.000 20% 7.090 17% 14.791 16,3% 1.090 18,2% 7.701 108,6%
Cho vay Nông nghiệp 3.400 11,8% 5.020 11,5% 8.380 9,2% 1.620 47,6% 3.360 70%
Cho vay mua xe trả góp 0 0 1.000 2,4% 1.750 1,9% 1.000 0% 750 75%
Cho vay CBNV 4.860 16,2% 7.710 18,4% 10.194 11,2% 2.850 58,64% 2.484 32,2%
Cho vay cầm cố sổ 0 0 0 0 1.800 2,1% 0 0 1.800
( Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng Sacombank An Giang)
Bảng 12: Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay tại Chi nhánh.
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 % 2004 % 2005 %
Chênh lệch
04/03
Chênh lệch
05/04
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng doanh số thu nợ 20.801 100% 37.500 100% 73.387 100% 16.699 73% 35.887 95,6%
Cho vay BS vốn lưu động 7.000 33,7
(100%)
11.000 29%
(100%)
25.552 35%
(100%)
4.000 57% 14.552 132%
- Cá thể 4.350 62% 6.820 62% 14.054 55% 2.470 56,7% 7.234 106%
- Doanh nghiệp 2.650 38% 4.180 38% 11.498 45% 1.530 57,7% 7.318 175%
Cho vay dự án đầu tư 3.900 18,7% 7.699 20% 15.600 21% 3.799 97,4% 7.901 102%
- Cá thể 2.418 62% 4.644 60% 6.708 43% 2.226 92% 2.064 44,4%
- Doanh nghiệp 1.482 38% 3.055 40% 8.892 57% 1.573 106% 5.837 191%
Cho vay bất động sản 0 0 0 0 650 0,9% 0 0% 650 0
Cho vay phục vụ đời sống 4.176 20% 6.976 18,6% 12.126 16,7% 2800 67% 5.150 73,7%
Cho vay Nông nghiệp 2.600 12,5% 4.938 13,6% 7.239 10% 2.338 90% 2.301 78,3%
Cho vay mua xe trả góp 0 0 504 1,3% 1.022 1,4% 504 518 116%
Cho vay CBNV 3.125 15,1% 6.383 17,5% 9.998 13,7% 3.258 104% 3.615 56,6%
Cho vay cầm cố sổ 0 0 0 0 1.200 18% 0 0% 1200
( Nguồn: phòng Dịch vụ khách hàng Sacombank An Giang)
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 2
Bảng 13: Dư Nợ theo loại hình cho vay tại Chi nhánh.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 % 2004 % 2005 %
Chênh lệch
04/03
Chênh lệch
05/04
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng dư nợ 32.000 100% 42.000 100% 63.324 100% 10.000 31,2% 21.324 50,8%
Cho vay BS vốn lưu động 8.600 27% 11.056 26% 21.614 34% 2.456 28,6% 10.558 95,5%
- Cá thể 6.750 78% 7.887 71% 12.968 68% 1.137 16,8% 5.081 65%
- Doanh nghiệp 1.850 22% 3.169 29% 8.646 32% 1.319 71% 5.477 172%
Cho vay dự án đầu tư 6.400 20% 8.474 20% 12.809 20% 2.074 32% 4.335 51%
- Cá thể 4.680 73% 5.999 71% 8.070 63% 1.319 28% 2.071 35%
- Doanh nghiệp 1.720 27% 2.475 29% 4.739 37% 755 44% 2.264 91%
Cho vay bất động sản 0 0 0 0 473 0,75% 0 0 473 0
Cho vay phục vụ đời sống 5.000 15,6% 6.500 15,5% 11.200 17,7% 1.500 30% 1.685 67%
Cho vay Nông nghiệp 4.500 14% 6.020 14,3% 8.428 13,4% 1.520 34% 1.928 44%
Cho vay mua xe trả góp 0 0 600 1,4% 800 1,3% 600 200 33%
Cho vay CBNV 7.500 23,4% 9.350 22,8% 7.400 11,8% 1.850 25% (1.950) (20%)
Cho vay cầm cố sổ 0 0 0 0 600 1% 0 0 600
( Nguồn: phòng Dịch vụ khách hàng Sacombank An Giang)
Bảng 14: Dư nợ theo ngành.
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03
Chênh lệch
05/04
DN % DN % DN % Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Hệ thống tín dụng tỉnh 5.720 100% 6.263 100% 7.427 100% 543 9,5% 1.164 18,58%
Nông nghiệp 3.037 53% 3.447 55% 4.413 60% 410 13,5% 966 28%
Lĩnh vực khác 2.683 47% 2.816 45% 3.014 40% 133 5% 198 7%
Chi nhánh An Giang 32 100% 42 100% 63,324 100% 10 31,2% 21,324 50,8%
Nông nghiệp 4,5 14% 6,020 14,3% 8,428 13,4% 1,520 34% 1,928 44%
Lĩnh vực khác 27,5 86% 36,98 88% 57,324 90,05% 9,48 34,4% 20,344 55%
( Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước và P. Dịch vụ khách hàng Sacombank An Giang)
Bảng 15: Nợ Quá hạn các TCTD và Sacombank An Giang
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03
Chênh lệch
05/04
NQH %/DN NQH %/DN NQH %/DN Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Hệ thống tín dụng tỉnh 84 1,46% 104 1,66% 265 3,56% 20 23,8% 161 154%
Chi nhánh An Giang 0,39 1,2% 0,49 1,16% 1,08 1,7% 0,1 25,6% 0,59 120%
( Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước và P. Dịch vụ khách hàng Sacombank An Giang)
Bảng 16: Tình hình Nợ Quá hạn
Đơn vị: Triệu đồng
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 4
Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 04/03
Chênh lệch
05/04
NQH %/DN NQH %/DN NQH %/DN Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Nợ quá hạn 390 1,2% 490 1,16% 1080 1,7% 100 25,6% 590 120%
Nông nghiệp 0 0 0 0 100 0,015% 0 0 100 0
CBCNV 390 0 490 0 980 1,55% 100 58% 980 100%
( Nguồn: P. Dịch vụ khách hàng Sacombank An Giang)
Nguyễn Thị Thùy Đăng, Lớp DH3KT 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1095.pdf