Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông - Gia lai

1. MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sự chuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt thế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các nước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt. Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế. Đất nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về kinh tế và cơ sở vật chất. Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia nhập WTO thì đối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng giảm dần do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm ra con đuờng kinh doanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình. Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộc huyện Chưprông - tỉnh Gia lai. Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích kinh doanh. Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nội tại hay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năng tạo lợi nhuận của chúng trong quá trình hoạt động, qua đó xác định được phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài vật lực của công ty. Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cao su nói chung và của Công ty cao su Chưprông nói riêng, tìm hiểu những thế mạnh cũng như hạn chế và tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cao su. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông. - Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Cây cao su kinh doanh tại công ty cao su Chưprông – Gia Lai. - Quá trình hoạt động sản xuất - tiêu thụ của công ty cao su Chưprông. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Nội dung - Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty. - Phân tích quá trình tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.4.2 Địa điểm thực tập Tại công ty cao su Chưprông – huyện Chưprông – tỉnh Gia Lai. 1.4.3 Thời gian thực hiện đề tài Nghiên cứu số liệu công ty trong 3 năm: 2005 – 2006 – 2007 Thời gian thực tập : Ba tháng 4/2008 – 6/2008 1.4.4 Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung vào đối tượng là cao su kinh doanh của công ty cao su Chưprông – Gia Lai. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU CHƯPRÔNG - GIA LAI

doc67 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông - Gia lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do đó đã hạn chế được tối đa những chi phí phát sinh và tăng hiệu quả làm việc của công nhân. 4.1.4.2 Cao su kinh doanh Xác định chi phí trong sản xuất là căn cứ để tính giá thành cho sản phẩm, qua đó mới thấy rõ được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong 3 năm qua công ty đã tích cực đầu tư về mọi mặt về phân bón, vật tư kỹ thuật, công chăm sóc nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích kinh doanh. Cụ thể tình hình đầu tư được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 06/ 05 07/ 06 BQ/ Năm Diện tích ĐT (ha) 4132,2  - 4584,89  - 5516,74  - 10,96 20,32 14,92 1.Chi phí NVL 4,52 36,36 5,64 36,50 6,12 37,41 24,78 8,51 14,52 2.Chi phí nhân công 6,35 51,09 7,78 50,36 8,01 48,6 22,52 2,96 8,16 3.Chi phí SXC 1,56 12,55 2,03 13,14 2,23 13,63 30,13 9,85 17,23 Chi phí BQ/ha 12,43 100 15,45 100 16,36 100 24,30 5,89 11,96 Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Qua bảng 4.3 trên ta thấy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí đầu tư, qua các năm thì tỷ trọng đó đã giảm dần từ 51,09% năm 2005 giảm xuống còn 48,96% trong năm 2007, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu tăng từ 36,36% năm 2005 lên 37,41% năm 2006, chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng bằng việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật vào vườn cây, đồng thời áp dụng phương pháp khoán mới nên người công nhân có trách nhiệm hơn với vườn cây. 4.1.5 Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với sử dụng các yếu tố sản xuất. Chi phí sản xuất là sự kết tinh của việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm. Biến động tăng hoặc giảm chi phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí. Và cũng có thể biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho các nhà quản lý hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra. Bảng 4.4: Tình hình sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm (%) 06/05 07/06 BQ/Năm 1.Tổng lượng sản phẩm Tấn 5633 6664,70 7207,00 18,32 8,14 13,11 2.Giá bán BQ 1 tấn sản phẩm Trđ 22,39 29,81 33,22 33,13 11,44 21,81 3.Giá thành sản xuất BQ1 tấn sản phẩm. Trđ 13,56 17,34 21,15 27,95 21,93 24,89 3.1 Chi phí NVL trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm Trđ 3,37 3,41 3,52 43,61 28,75 2,20 3.2 Chi phí nhân công trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm Trđ 7,75 11,13 14,33 1,19 3,23 35,98 3.3 Chi phí sản xuất chung cho 1 tấn sản phẩm Trđ 2.43 2,81 3,3 15,64 17,44 16,53 6. Lãi gộp cho 1 tấn sản phẩm Trđ 7,94 12,46 12,07 68,38 3,13 15,47 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Như vậy, qua bảng 4.4 tình hình chi phí sản phẩm của công ty dưới đây ta có thể phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận gộp của công ty như sau: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí L = PiQi - ZiQi Trong đó: L: lợi nhuận của công ty. rL: Mức chênh lệch tuyệt đối về lợi nhuận giữa kỳ thực tế với kỳ so sánh Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i Zi: Giá thành kỳ thứ i Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i NVLi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ thứ i NCi: Chi phí nhân công trực tiếp kỳ thứ i Ci: Chi phí sản xuất chung kỳ thứ i Mức chênh lệch tuyệt đối vê lợi nhuận giữa năm 2007 so với năm 2006: rL = L07 – L06 = (P07-Z07)×Q07 - (P06-Z06)×Q06 = (33,22 – 21,15) × 7207 – (29,81 – 17,34) × 6664,7 = 3.879,68 (Tr.đ) Như vậy tổng mức lãi kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 3.879,68 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản phẩm: rL(Q) = (Q07 - Q06 ) × (P06-Z06) = (7207 – 6664,7) × (29,81 – 17,34) = 6.762,481 (Tr.đ) - Ảnh hưởng của nhân tố giá bán: rL(P) = (P07 - P06 ) × Q07 = ( 33,22 – 29,81) × 7207 = 24.575,87 (Tr.đ) - Ảnh hưởng của nhân tố hạ giá thành sản phẩm: rL(Z) = (Z06 - Z07 ) × Q07 = ( 17,34 – 21,15) × 7207 = - 27.458,67 (Tr.đ) Trong đó: + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí NVL trực tiếp: (NVL06 - NVL07 ) × Q07 = ( 3,41 – 3,52) × 7207 = - 797,77 (Tr.đ) + Ảnh hưởng của nhân tố nhân công trực tiếp: (NC06 - NC07 ) × Q07 = ( 11,13 – 14,33) × 7207 = -23.089,42 (Tr.đ) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất chung: (C06 - C07 ) × Q07 = ( 2,81 – 3,3) × 7207 = -3.571,48 (Tr.đ) Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu mức lợi nhuận: rL = 6.762,481 + 24.575,87 - 797,77 -23.089,42 -3.571,48 = 3.879,68 (Tr.đ) Kết quả phân tích trên cho thấy rằng lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 3.879,68 Tr.đ là do sản lượng sản xuất tăng 542,3 tấn làm cho lợi nhuận của công ty tăng 6.762,481 Tr.đ, và giá bán tăng 3,41 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận tăng 24.575,87 Tr.đ. Nhưng đồng thời giá thành của sản phẩm cũng tăng 3,81 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận của công ty giảm 27.458,67 Tr.đ, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, chi phí cho bộ máy quản lý, máy móc thiết bị đều tăng. Như vậy sản xuất kinh doanh của công ty phát triển về chiều rộng, công ty cần phải có những biện pháp nhằm tiết kiệm các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển theo chiều sâu nhằm giảm tối đa chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 4.1.6 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 4.1.6.1 Thực trạng tiêu thụ của công ty a. Kênh tiêu thụ hàng hóa Hiện nay, sản phẩm của công ty phần lớn từ nguồn tự sản xuất do đó việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là qua kênh gián tiếp. Sản phẩm của công ty bán ra cho đơn vị sản xuất khác, từ đó mới hình thành sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng hoặc có thể qua một đơn vị sản xuất khác rồi mới hình thành sản phẩm chính cho tiêu dùng. Bởi vì như hiện nay sản phẩm công ty sản xuất ra thực chất chỉ là sản phẩm sơ chế, chưa đến công đoạn sản xuất hàng tiêu dùng. Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh tiêu thụ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 SL(tấn) TL(%) SL(tấn) TL(%) SL(tấn) TL(%) Tổng 5633 100 6665 100 7207 100 Trong nước 5633 100 6665 100 5607 77,80 Xuất khẩu - - - - 1600 22,20 XK trực tiếp - - - - 640 8,88 XK ủy thác - - - - 960 13,32 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Dựa trên đặc điểm thị trường tiêu thụ và để đảm bảo khối lượng sản phẩm xuất khẩu mà công ty lựa chọn các kênh tiêu thụ khác nhau, hiện nay công ty cao su Chưprông chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trong nước, bắt đầu từ năm 2007 mới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Căn cứ vào mối quan hệ giữa công ty với người tiêu dùng cuối cùng thì công ty hoàn toàn tiêu thụ gián tiếp, cụ thể như sau: Công ty cao su Chưprông Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Người tiêu dùng Căn cứ vào phương thức xuất khẩu thì kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau: - Xuất khẩu trực tiếp: Công ty cao su Chưprông Người nhập khẩu Thị trường tiêu thụ Năm 2007 công ty cao su Chưprông mới bắt đầu mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài cho nên sản lượng xuất khẩu còn chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 8,88% tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ và chiếm 40% sản lượng hàng hóa xuất khẩu, thị trường còn chưa được mở rộng, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Đối với loại kênh tiêu thụ này công ty trực tiếp đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng, với kênh tiêu thụ này công ty có thể chủ động tập trung mọi nguồn lực tạo ra tiềm năng lớn đối với khách hàng, đảm bảo uy tín, chất lượng đối với khách hàng. Công ty cao su Chưprông Công ty XNK trong nước Công ty nhập khẩu Thị trường tiêu thụ - Xuất khẩu ủy thác (XKUT): Đây là phương thức xuất khẩu thông qua một đơn vị xuất khẩu khác (hoặc là người môi giới) để khai thác và mở rộng thị trường, thông qua đó 2 bên thỏa thuận mức giá cả ( bên môi giới hưởng mức phí 0,3 – 0,4% giá trị hợp đồng). Tuy nhiên đối với phương thức xuất khẩu này, công ty phải mất một khoản chi phí ủy thác tương đối cao, đồng thời khi tham gia vào mối quan hệ này công ty sẽ không được trực tiếp giao dịch với khách hàng. Điều này gây sự bất lợi cho công ty và hơn thế nữa lợi nhuận sẽ không cao, uy tín của công ty không được đảm bảo. Đối với công ty cao su Chưprông thì phương thức xuất khẩu này đang được thực hiện bởi 2 lý do sau: thứ nhất do thị trường này còn mới mẻ nên phải dựa vào đơn vị trung gian để thâm nhập thị trường, thứ hai là do chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn so với chi phí ủy thác thì điều tất nhiên là công ty sẽ lựa chọn phương án nhờ vào đơn vị trung gian để tiết kiệm chi phí, lúc này người trung gian không chỉ là một mắt xích nối liền đơn vị sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm với nhau mà còn đóng vai trò là một thị trường độc lập, là tiêu điểm của một nhóm khách hàng. Sản lượng XKUT năm 2007 là 960 tấn, chiếm 13,32% sản lượng tiêu thụ và 60% sản lượng xuất khẩu toàn công ty. Tóm lại việc lựa chọn các kênh phân phối có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác là nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc xem xét, đánh giá các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty là vấn đề cấp bách nhằm đưa ra được những chiến lược tiêu thụ hợp lý. Trong thời kỳ Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay thì việc xúc tiến xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa sẽ góp phần đem lại nhiều nguồn ngoại tệ lớn cho công ty. b. Vấn đề vận chuyển trong tiêu thụ hàng hóa Để tiêu thụ sản phẩm công ty phải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến thị trường tiêu thụ và chịu chi phí vận chuyển, do đó lợi nhuận của công ty thu được còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều dựa trên mục tiêu lợi nhuận, chính vì vậy để thu được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải tìm cho mình thị trường vững chắc, khối lượng sản phẩm tiêu thụ phải lớn song chi phí tiêu thụ phải là tối thiểu. Trong nền kinh tế hiện nay sự cạnh tranh với nhau diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược phát triển mới nhằm thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, trong đó quá trình lưu thông vận chuyển hàng hóa được nhiều người quan tâm vì vấn đề vận chuyển ảnh hưởng nhiều đến tiêu thụ hàng hóa. Tình hình hiện nay lưu thông vận chuyển có nhiều thuận lợi, do đó khách hàng có thể sẽ không cần phải trung thành với công ty mà sẽ lựa chọn đối tác khác. Do đó cần phải hỗ trợ khâu vận chuyển cho khách hàng, trong những năm vừa qua công ty cao su Chưprông đã thực hiện trợ giá trong vận chuyển cho khách hàng, chi phí vận chuyển sẽ được công ty san sẻ một phần bằng cách tăng tỷ lệ chiết khấu. Tóm lại, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề cần xem xét đó là thực hiện các chiến lược, sách lược phát triển các khâu như: dịch vụ sau bán hàng, khuyến mãi…trong đó chính sách hỗ trợ vận chuyển là một đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì mọi chính sách, chiến lược đều là công cụ kích thích và đẩy mạnh công ty phát triển. c. Chủng loại sản phẩm Công ty cao su Chưprông là một đơn vị chuyên khai thác và chế biến mủ cao su. Sản phẩm của Công ty là mủ khối nguyên liệu, mủ cốm các loại VC, SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20. Năm 2007 sản phẩm của công ty đã đạt được tiêu chuẩn ISO 9001, mọi hoạt động tổ chức sản xuất và tiêu thụ của công ty đều được thực hiện theo đúng hệ thống chỉ tiêu chất lượng của Ban tiêu chuẩn ISO. Sản phẩm do công ty tự sản xuất, mặc dù vậy nhưng mủ cao su được chia làm nhiều loại, đó chính là do giá cả sản phẩm hay chất lượng mủ có những tính chất khác nhau cho nên nó được phân loại để dễ dàng tiêu thụ được trên thị trường. Bảng 4.6: Tình hình biến động về chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm (%) 06/05 07/06 BQ/Năm Tổng sản lượng Tấn 5631 6664,7 7164,4 18,36 7,50 12,80 Loại SVRL Tấn - - 126,8 -  -  -  Loại SVR 3L Tấn 4607 5315 5133,1 15,37 -3,42 5,56 Loại SVR 5 Tấn 181 171,7 616,5 -5,14 259,08 84,57 Loại SVR 10 Tấn 843 1178 1287,9 39,74 9,33 23,60 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Sơ đồ 4.2: Cơ cấu chủng loại sản phẩm của công ty trong 3 năm Nhìn vào bảng 4.6 và biểu đồ 4.2 ta thấy rằng sản phẩm chủ yếu của công ty là SVR, trong đó SVR 3L là chủ yếu chiếm tới 71,65% tổng sản lượng, tiếp theo là SVR 10 chiếm 17,98%, còn lại là SVR5 và SVRL (2007), đến năm 2007 công ty bắt đầu sản xuất thêm sản phẩm SVRL, điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực rất nhiều của công ty trong việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Nhìn chung thì khối lượng sản phẩm của công ty tăng đều qua các năm nhưng tăng giảm không đồng đều về chủng loại, điều này được giải thích rằng công ty sản xuất theo hợp đồng của khách hàng cho nên phải cân đối theo cung cầu thị trường, sản xuất giảm sản phẩm SVR 3L 3,42% năm 2007 so với năm 2006, sản xuất tăng những sản phẩm mà thị trường cần như SVRL, SVR 5, SVR 10. BQ/Năm tăng 5,56% loại SVR 3L, 84,57% loại SVR 5, 23,60% loại SVR 10. d. Giá cả sản phẩm Giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả ảnh hưởng lớn tới thu nhập, lợi nhuận của công ty. Đặc biệt hơn nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Giá cả là yếu tố quyết định mua sản phẩm của khách hàng, đồng thời nó thể hiện sự cạnh tranh giữa đơn vị này và đơn vị khác để dành lợi ích kinh tế trên thị trường. Hiện nay giá cả mủ cao su tăng lên rõ rệt, điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự biến động về sản lượng và giá cả sản phẩm như sau: Bảng 4.7: Tình hình biến động giá cả sản phẩm của công ty 2005 – 2007 ĐVT: Trđ/tấn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng giá cả KL (tấn) ĐG KL (tấn) ĐG KL (tấn) ĐG 06/ 05 07/ 06 BQ/ Năm Tổng 5633 22,39 6665 29,81 7207 33,22 33,13 11,44 21,81 1. Trong nước 5633 22,39 6665 29,81 5607 32,60 33,13 9,35 20,67 2. Xuất khẩu - - - - 1600 35,40 - - - 2.1 XK trực tiếp - - - - 640 35,40 - - - 2.2 XK ủy thác - - - - 960 35,40 - - - Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Qua bảng 4.7 cho thấy tình hình giá cả sản phẩm có sự biến động mạnh. Nhìn chung công ty là người chấp nhận giá của thị trường, trong 3 năm giá cả đều tăng lên đáng kể, bình quân/năm giá cả tăng 21,81%, đã góp phần tăng sản lượng tiêu thụ từ 5633 tấn trong năm 2005 lên tới 7207 tấn vào năm 2007. Đối với giá cả sản phẩm tiêu thụ trong nước thì năm 2005 khối lượng sản phẩm tiêu thụ là 5633 tấn với đơn giá 22,39 triệu đồng/tấn, đây là mức giá tương đối cao so với giá thành của sản phẩm (13,56 triệu đồng/tấn). Năm 2006, 2007 giá cả và khối lượng sản phẩm đều tăng đã góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho công ty, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo sự hứng khởi trong công việc, tốc độ tăng BQ/Năm về giá cả cao su trong nước của công ty trong 3 năm qua là 20,67%. Đối với xuất khẩu thì từ năm 2007 công ty mới bắt đầu mở rộng sang thị trường nước ngoài, nhìn chung giá cả tương đối cao, mặc dù với khối lượng xuất khẩu không nhiều nhưng đó là một kết quả tốt trong bước đầu gia nhập chặng đường đầy cạnh tranh. Đơn giá xuất khẩu năm 2007 là 35,40 triệu đồng/tấn. Nhìn chung, đơn giá và khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty đều tăng qua các năm, vì vậy có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cao, công ty khẳng định được vị thế và uy tín của mình ở trong nước và bước đầu thể hiện mình trên trường quốc tế. Tóm lại, việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mà các đơn vị tổ chức sản xuất đều phải quan tâm, tiêu thụ trong nước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà, xây dựng một đất nước giàu đẹp, có khả năng tự sản xuất hàng tiêu dùng từ cao su mà không phải nhập khẩu từ các nước khác. Tuy nhiên trong tiêu thụ vấn đề cần xem xét đó là giá cả sản phẩm, giá cả hợp lý thì sản phẩm sẽ tiêu thụ kịp thời và nhanh chóng. e. Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán, các điều kiện thanh tóan cũng góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ và giữ vững được bạn hàng. Thông thường một doanh nghiệp khi bán hàng bao giờ cũng quy định giá bán buôn và giá bán lẻ. Công ty cũng vận dụng linh hoạt 2 loại giá này, luôn luôn quan tâm đến khách hàng, đối với khách hàng truyền thống và thường xuyên như công ty cao su Đà Nẵng thì áp dụng điều kiện thanh toán (n:30), tức là bán hàng và thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Còn các khách hàng không thường xuyên và không sản xuất sản phẩm có nguyên liệu từ cao su thì bán theo giá thị trường và áp dụng điều kiện thanh toán ngay (Tiền – Hàng) luôn đi song hành, để đảm bảo tính thận trọng và an toàn tuyệt đối trong kinh doanh, hạn chế tối đa rủi ro, nợ phải thu khó đòi và không thể đòi được khi nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp đa sở hữu, đặc biệt có những doanh nghiệp vốn chủ sở hữu bằng 0. Khi áp dụng phương thức và điều kiện thanh toán (n:30) này công ty nên xác định kích cỡ lô hàng cho phù hợp, hạn chế rủi ro khách hàng thanh toán không tuân thủ điều kiện thanh toán như hợp đồng, tăng nhanh vòng quay nợ phải thu, hàng tồn kho. f. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến vấn đề là làm như thế nào để tiêu thụ sản phẩm, doanh thu đạt được và lợi nhuận tối đa…Tất cả những vấn đề này đều chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường do đó thị trường là mục tiêu để các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, thông qua đó các doanh nghiệp sẽ xây dựng các phuơng án chiến lược sản xuất đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm bắt và tiếp cận thị trường nhanh chóng là cơ sở để các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Một khi thị trường được nghỉên cứu xem xét kỹ càng thì các doanh nghiệp có thể nhận biết được khả năng thích ứng của thị trường với sản phẩm của chính doanh nghiệp mình, từ đó có thể tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và nhu cầu của xã hội. Đối với công ty cao su Chưprông thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề mà các nhà lãnh đạo quan tâm nhằm triển khai phát triển thị trường ngày càng rộng lớn trong nước và thế giới. Bắt đầu từ năm 2007 công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài, được biểu hiện cụ thể thông qua bảng sau: Bảng 4.8: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007 Chỉ tiêu KL (tấn) Giá trị (Trđ) Tỷ lệ (%) Tổng 7207 478.832,85 100,00 1. Trong nước 5607 182.773,70 77,80 1.1 Công ty cao su Đà Nẵng 5575 181.730,58 77,36 1.2 Thị trường khác 32 1.043,12 0,44 2. Xuất khẩu,UTXK 1600 56.642,72 22,20 2.1 Trung Quốc 1332 47.155,07 18,48 2.2 Thị trường khác 268 9.487,66 3,72 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Sơ đồ 4.3: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty năm 2007 Thị trường chủ yếu của công ty là bán nội địa cho các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Công ty cao su Đà Nẵng là một bạn hàng lớn truyền thống cùng gắn bó với công ty ngay từ những ngày khai thác dòng nhựa đầu tiên. Hàng năm công ty này tiêu thụ gần 80% sản lượng sản xuất của công ty. Sản phẩm của công ty chỉ tham gia xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu khi mức tồn kho vượt định mức, thông qua 2 kênh đó là: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu qua các hợp đồng UTXK và xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài.. Tuy sản lượng hiện tại chưa nhiều chỉ chiếm 20,22% tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty nhưng công ty cũng coi việc xuất khẩu sản phẩm là thị trường tiềm năng trong khi ngành công nghiệp cao su của ta chưa đủ mạnh để sử dụng hết nguyên liệu này. Luôn giữ vững khách hàng truyền thống và mở rộng thị trường trong nước, quốc tế, “ Công ty cao su Chưprông niềm tin của khách hàng” là khẩu hiệu mà toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty luôn phấn đấu để thực hiện. Do vậy, sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tín nhiệm và có uy tín khi bán đúng chủng loại, phẩm chất, chất lượng và trọng lượng, đặc biệt là biết lắng nghe ý kiến phản hồi và góp ý từ phía khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì thế sản lượng hàng năm của công ty đều được bán với giá cao hơn và sản lượng tồn kho thấp hơn so với một số công ty đứng chân trên địa bàn. Qua bảng 4.8 và sơ đồ 4.3 ta thấy rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, chiếm 18,48% tổng sản phẩm tiêu thụ và 83,25% tổng sản phẩm xuất khẩu, đây là sự khởi đầu của chặng đường hội nhập kinh tế và cạnh tranh của công ty cao su Chưprông. Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu, là một thị trường có nhu cầu về sản phẩm cao su lớn, do đó thị trường Trung Quốc cần được chú trọng nhiều hơn nhằm đẩy nhanh khối lượng tiêu thụ cũng như lợi nhuận đạt được từ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra thì công ty cũng đang xúc tiến mở rộng thị trường sang các nước khác như Thái Lan, Malaysia, tuy sản lượng xuất khẩu còn chưa nhiều (3,72%) song cũng hứa hẹn được mở rộng trong thời gian tới. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty Kết quả hoạt động tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, dựa trên cơ sở đó công ty phát huy những nhân tố tích cực đẩy mạnh chiến lược phát triển xây dựng cơ sở vững mạnh trong xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, nói như vậy có nghĩa là cần xem xét mọi yếu tố trong quá trình vận động sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động tiêu thụ được xem xét như sau: Bảng 4.9: Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty 3 năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng 06/05 07/06 BQ/Năm Tổng doanh thu Trđ 126.129,10 198.668,11 239.416,42 57,51 20,51 37,77 Doanh thu từ xuất khẩu Trđ - - 56.642,72 - - - Doanh thu từ nội địa Trđ 126.129,10 198.668,11 182.773,70 57,51 -8,00 20,38 1. Khối lượng hàng bán Tấn 5633,00 6664,70 7207,00 18,32 8,14 13,11 2. Giá vốn hàng bán Trđ/tấn 13,55 17,34 21,15 51,38 31,85 24,94 3. Giá bán Trđ/tấn 22,39 29,81 32,22 33,13 11,44 19,96 4. Hệ số tiêu thụ hàng hóa Trđ 1,53 1,58 1,57 3,69 -0,85 1,30 4. Lợi nhuận gộp Trđ 49.767,17 83.071,60 86.997,86 66,92 4,73 32,22 5. Chi phí bán hàng Trđ 563,55 587,69 2.352,18 4,28 300,24 104,30 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp Trđ 5.626,81 9.213,82 10.210,88 63,75 10,82 34,71 7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Trđ 43.576,81 73.270,01 74.434,80 68,14 1,59 30,70 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Những năm vừa qua, điều kiện thị trường có những biến động đáng mừng, giá cả tăng, mủ cao su được coi là mặt hàng thiết yếu để phát triển kinh tế, do đó ngành cao su rất được chú trọng phát triển, điều này ảnh hưởng tích cực đến tình hình tiêu thụ trong nước và trên thế giới, công ty tiêu thụ hết khối lượng mủ sản xuất ra, không những thế sản lượng mủ tiêu thụ còn có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng về thị trường tiêu thụ. Kết quả hoạt động tiêu thụ có những biến động cụ thể như sau: * Về doanh thu bán hàng thì từ năm 2005 đến năm 2007, mức doanh thu liên tục tăng nhanh. Năm 2005 có 126.129,10 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên 198.668,11 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 57,51% so với năm 2005. Đây được coi là những bước phát triển đáng mừng của công ty trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đổi mới, củng cố phương thức sản xuất. Năm 2007 mức doanh thu tăng lên một lượng 20,51% so với năm 2006. Khi doanh thu bán hàng tăng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm có kết quả tốt, lượng khách hàng được thu hút ngày càng đông, sản phẩm của công ty ngày càng có chỗ đứng trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Trong tổng doanh thu thì doanh thu từ nội địa chiếm phần lớn, năm 2005, 2006 doanh thu 100% là từ nội địa, đến năm 2007 công ty mới có doanh thu từ xuất khẩu, tuy doanh thu từ xuất khẩu còn hạn chế là 23,66% nhưng cũng đã thể hiện những cố gắng vượt bậc của công ty. Kết quả doanh thu bình quân trên một năm đạt được là 37,77%, đây là thành quả to lớn của công ty. Như vậy điều đáng nói hiện nay là công ty cao su Chưprông đang trên đà phát triển vững mạnh và sẽ có những bước tiến xa hơn trong tương lai. * Về khối lượng sản phẩm hàng bán của công ty thì trong 3 năm qua khối lượng sản phẩm hàng bán tăng lên rõ rệt, cụ thể như năm 2005 khối lượng hàng hóa bán ra là 5633 tấn, năm 2006 khối lượng hàng bán ra là 6664,70 tấn, tăng 18,32% so với năm 2005. Năm 2007 khối lượng tiêu thụ là 7207 tấn, tăng 8,14% so với năm 2006. Khối lượng hàng bán bình quân 3 năm tăng 27,94%. Như vậy , khối lượng hàng hóa bán ra của công ty trong 3 năm vừa qua tăng đáng kể, đây là nhân tố phản ánh công ty đã và đang ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy đây được coi là cơ sở để công ty có điều kiện phát huy sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển vững mạnh trong những năm tới. * Để đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm qua thì phải xem xét hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty như sau: H2005 = 1,53; H2006 = 1,58; H2007 = 1,57 Từ kết quả này cho thấy kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt được kết quả cao, nhìn chung 3 năm qua công ty giữ vững được thị trường truyền thống, tiếp cận thị trường tiêu thụ mới, chất lượng sản phẩm được nâng cao, công ty đã thực hiện được tốt chính sách marketing, tạo được động lực thúc đẩy tiêu thụ, kích thích tiêu thụ có hiệu quả cao. Cụ thể như năm 2005 hệ số tiêu thụ hàng hóa đạt được là 1,53, năm 2006 hệ số tiêu thụ đạt được là 1,58 tăng 3,69% so với năm 2005, mặc dù mức tăng không đáng kể nhưng đây là thành quả đáng khích lệ của công ty. Năm 2007 hệ số tiêu thụ hàng hóa là 1,57 có giảm 0,85% so với năm 2006 nhưng nhìn chung hệ số vẫn tốt, vẫn phản ánh được hiệu quả kinh doanh của công ty và bình quân chung 3 năm vẫn tăng 1,30%. Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được để ngày càng phát triển vững mạnh. * Bên cạnh sự gia tăng của khối lượng và doanh thu tiêu thụ thì giá vốn hàng bán cũng không ngừng tăng lên, năm 2006 tăng lên 51,38% so với năm 2005, và năm 2007 tăng lên 31,85% so với năm 2006. Điều này ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty, nguyên nhân của những biến động tích cực này là do công ty đã tích cực đầu tư thay đổi thiết bị máy móc, cải tiến công nghệ hiện đại nhằm phát triển hoạt động khai thác, sản xuất và chế biến mủ có hiệu quả hơn. * Mặc dù phải đầu tư vào dây chuyền công nghệ mới, chi phí sản xuất tăng nhưng lợi nhuận của công ty từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tăng lên một cách nhanh chóng, năm 2006 tăng 68,14% so với năm 2005, năm 2007 tăng 1,59% so với năm 2006. Với lợi nhuận ngày càng tăng lên , công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho cơ sở vật chất và tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Song công ty cũng cần phải cải thiện phương thức sản xuất cho phù hợp để chi phí sản xuất giảm, giá thành ở mức thấp nhất thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tóm lại, trong những năm vừa qua dưới sự quản lý của lãnh đạo công ty cao su Chưprông tình hình tiêu thụ của công ty cao su Chưprông có sự biến động không ngừng theo chiều hướng phát triển tích cực, với mục tiêu sản xuất kinh doanh thu lại lợi nhuận cao, sản phẩm được nhiều thị trường chấp nhận, số lượng và chất lượng ngày càng được nâng cao. 4.2 Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 4.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá thành hạ, giá bán giảm đủ sức cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chóng. Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2005 - 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm 06/ 05 07 /06 BQ/ Năm Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Trđ 126.129,10 198.668,11 239.416,42 57,51 20,51 37,77 Tổng giá trị sản lượng Trđ 81.854,71 115.357,17 149504,44 40,22 29,97 35,15 Giá trị hàng hóa sản xuất Trđ 82.552,29 125.398,02 152.418,57 51,90 21,55 35,88 Hệ số sản xuất hàng hóa Lần 1,01 1,09 1,02 8,33 -6,48 0,49 Hệ số tiêu thụ hàng hóa Lần 1,53 1,58 1,57 3,69 -0,85 1,30 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Vận dụng phương pháp loại trừ, có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu bán hàng . Để nâng cao doanh thu bán hàng của công ty thì đồng thời phải nâng cao cả hai chỉ tiêu nhân tố: giá trị hàng hóa sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng phương trình kinh tế sau đây: Doanh thu Bán hàng Tổng giá trị Sản lượng Hệ số sản xuất Hàng hóa Hệ số tiêu thụ Hàng hóa ═ × × Trong đó: ra: Mức chênh lệch tuyệt đối về doanh thu bán hàng giữa năm 2007 so với năm 2006. ai: Doanh thu bán hàng kỳ thứ i. bi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i. ci: Hệ số sản xuất hàng hóa kỳ thứ i. di: Hệ số tiêu thụ hàng hóa kỳ thứ i. Chúng ta tiến hành phân tích trong 2 năm 2006, 2007 như sau: Đối tượng phân tích ra = 239.416,42 – 198.668,11 = 40.748,31 (tr.đ). Doanh thu bán hàng của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 40.748,31 triệu đồng. Do các nguyên nhân sau đây: Ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng: ra(b) = (b07 – b06) × c06 × d06 = (149504,44 – 115.357,17) × 1,09 × 1,58 = 58.808,44 (Tr.đ) Ảnh hưởng của nhân tố hệ số sản xuất hàng hóa: ra(c) = (c07 – c06) × b07 × d06 = (1,02 – 1,09) × 149504,44 × 1,58 = - 16535,19 (Tr.đ) Ảnh hưởng của nhân tố hệ số tiêu thụ hàng hóa: ra(d) = (d07 – d06) × b07 × c07 = (1,57 – 1,58) × 149.504,44 × 1,02 = - 1.524,96 (Tr.đ) Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố : ra = ra(b) + ra(c) + ra(d) = 59.249,21 + (-16498,89) + (-1521,60) = 58.808,44 + (- 16.535,19)+ (- 1.524,96) = 40.748,31 (tr.đ) Kết quả phân tích trên cho thấy: doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 2007 tăng lên 40.748,31 triệu đồng chủ yếu là do sự gia tăng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, tổng giá trị sản lượng năm 2007 so với 2006 tăng lên làm cho doanh thu bán hàng tăng 58.808,44 (Tr.đ). Hệ số sản xuất hàng hóa năm 2007 so với 2006 giảm xuống 6,48% đã làm cho doanh thu hàng hóa giảm là 16535,19 (Tr.đ) và hệ số tiêu thụ hàng hóa năm 2007 so với 2006 giảm xuống 0,85% đã làm cho doanh thu hàng hóa giảm là 1.524,96 (Tr.đ). Nhìn chung hệ số sản xuất và hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty vẫn thể hiện tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhưng nhịp điệu đã tương đối chậm lại so với năm 2006, công ty cần tăng cường hơn các biện pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường hơn nữa nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn. 4.2.2 Phân tích hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Tỷ suất sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho chúng ta đánh giá một cách tổng quát nhất về tình hình các chỉ tiêu chi phí, thu nhập của công ty và các tỷ số giữa chúng. Bảng 4.11 sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quát nhất về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005 – 2007. Bảng 4.11: Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu Trđ 126129 198668 239416 72539,01 57,51 40748,31 20,51 Chi phí Trđ 76361,9 115597 152419 39234,58 51,38 36822,06 31,85 Lợi nhuận Trđ 49767,2 83071.6 86997.9 33304,43 66,92 3926,26 4,73 Doanh thu / Chi phí lần 1,65 1,72 1,57 0,07 4,05 -0,15 -8,60 Lợi nhuận / Doanh thu lần 0,39 0,42 0,36 0,02 5,97 -0,05 -13,10 Lợi nhuận / Chi phí lần 0,65 0,72 0,57 0,07 10,27 -0,15 -20,57 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Bảng trên đã cho thấy các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty đều tăng qua các năm . Xét về các chỉ tiêu tỷ số ta thấy như sau: * Tỷ số Doanh thu / Chi phí: Nhìn vào bảng số liệu 4.11 ta thấy rằng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là có hiệu quả khi doanh thu thu được luôn lớn hơn chi phí đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Tỷ số doanh thu/chi phí năm 2006 tăng 4,05% so với năm 2005, tuy nhiên tỷ số này đến năm 2007 đã giảm 0,15 lần tức 8,60% so với năm 2006, điều này cho thấy nhịp điệu tăng doanh thu trong năm này đã thấp hơn so với mức tăng của chi phí, điều này được giải thích là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, trong năm này công ty đã bắt đầu đưa vào khai thác mới diện tích các vườn cây đã qua thời kỳ KTCB với một diện tích khá lớn: 931,85 ha. Chính điều này đã thúc đẩy chi phí của công ty lên cao do việc mua sắm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác khai thác, công tác chăm sóc và bảo vệ vườn cây, công tác làm đường giao thông, chi phí khấu hao phân bổ… đây là nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy chi phí lên cao trong khi sản lượng khai thác mở miệng vườn cây là rất thấp. * Tỷ số Lợi nhuận / Doanh thu: Ta thấy rằng tuy công ty đã đạt được những hiệu quả rất lớn cụ thể cứ 1 đồng doanh thu thu được trong năm thì có từ 0,36 – 0,42 đồng lợi nhuận (trước thuế) nhưng tỷ số này biến động tăng giảm thất thường, không đồng bộ. Nếu như năm 2006 tăng được 5,97% thì đến năm 2007 lại giảm đi 0,05% so với năm 2006, điều này được giải thích là mặc dù sản xuất kinh doanh vẫn có lãi nhưng nhịp điệu tăng giảm của doanh thu chậm hơn so với sự tăng lên của chi phí. Do đó các nhà quản lý cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí tối thiểu tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa cho công ty mình. * Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí : Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí năm 2006 tăng 0,07 lần tức 10,27% so với năm 2005, tuy nhiên đến năm 2007 lại giảm 20,57%, mặc dù vậy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có lãi, năm này ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì công ty thu được 0,57 đồng lợi nhuận. 4.2.3 Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 - 2007 Qua phân tích mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty ta thấy có một vấn đề đặt ra trong quá trình phân tích và định hướng hoạt động sản xuất của công ty là tìm ra được điểm hòa vốn của công ty, nghĩa là tại điểm nào thì công ty có thể có doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao nhất. Muốn vậy ta phải tiến hành phân tích điểm hòa vốn của công ty với các chỉ tiêu cơ bản sau: Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn và doanh thu an toàn. Chúng ta sử dụng bảng số liệu sau để tìm ra điểm hòa vốn: Bảng 4.12: Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 126.129 198.668 239.416 Giá bán 22,39 29,81 33,22 Chi phí khả biến 61.491 92.174 124.192 Chi phí bất biến 14.871 23.423 28.227 Lợi nhuận 49.767 83.072 86.998 Số dư đảm phí 11,5 13,4 11,2 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông Dựa vào bảng số liệu 4.12 ta tổng hợp được bảng phân tích điểm hòa vốn của công ty như sau: Bảng 4.13: Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm (%) 06/05 07/06 BQ/Năm Sản lượng HV Tấn 1296 1466 1766 13,09 20,45 16,71 Doanh thu HV Tr.đ 29.019 43.695 58.651 50,57 34,23 42,17 Tg HV Ngày 83 79 88 -4,41 11,38 3,19 Dt An toàn Tr.đ 97.110 154.973 180.765 59,59 16,64 36,44 Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông * Về sản lượng hòa vốn: Qua bảng 4.13 ta thấy sản lượng hòa vốn của công ty trong các năm đều khá thấp và có sự biến đổi tăng qua các năm, bình quân 16,71%. Tại năm 2005 công ty có mức sản lượng hòa vốn thấp nhất với 1296 tấn mủ cốm cao su và tại năm 2007 công ty có mức sản lượng hòa vốn cao nhất 1766 tấn mủ cốm cao su. Tại mức sản lượng hòa vốn công ty không lời cũng không lỗ và muốn có lợi nhuận thì công ty phải bán vượt qua điểm hòa vốn và cứ 1kg mủ bán thêm sẽ được lợi nhuận chính bằng số dư đảm phí. Sản lượng hòa vốn càng thấp thể hiện doanh thu cần đạt được để hòa vốn càng thấp, hay nói cách khác chi phí bỏ ra để hòa vốn thấp từ đó khả năng đạt được lợi nhuận càng cao. Điều này càng khẳng định những kết luận ở những phần nêu trên đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm đều đạt kết quả tốt. * Về doanh thu hòa vốn: Doanh thu hòa vốn của công ty qua các năm phụ thuộc vào sản lượng hòa vốn và giá bán của sản phẩm. Doanh thu hòa vốn của công ty năm 2005 là 29.019 Tr.đ đến năm 2006 đã tăng lên 43.695 Tr.đ tức tăng 50,57% và đến năm 2007 đã tăng lên 58.651 Tr.đ tức tăng 34,23%. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do sản lượng và giá bán sản phẩm đều tăng, điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đều tăng mạnh, có thể nói giá cả thị trường là nhân tố rất quan trọng trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Về thời gian hòa vốn: Ta thấy thời gian hòa vốn của công ty biến động tăng, giảm thất thường qua các năm. Năm 2005 thời gian hòa vốn là 83 ngày đến năm 2006 giảm xuống còn 79 ngày và nhưng đến năm 2007 lại tăng lên 88 ngày, như vậy có thể thấy rằng thời gian hòa vốn năm 2006 là ngắn nhất, công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Như vậy trong một kỳ kinh doanh trong năm (369 ngày) công ty chỉ cần 83 ngày năm 2005, 79 ngày trong năm 2006 và chỉ cần 88 ngày trong năm 2007 để đạt được doanh thu hòa vốn tức là đã bù đắp hết chi phí, phần còn lại sản xuất trong năm là lợi nhuận. Từ kết quả trên có thể khẳng định công ty cao su Chưprông là công ty hoạt động có hiệu quả. * Về doanh thu an toàn: phản ánh mức thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Ta thấy rằng doanh thu an toàn qua các năm đều tăng bình quân/năm là 36,44%. * Đồ thị hòa vốn năm 2007: YDT : Tổng doanh thu bán hàng YDT = 33,22 X YTC : Tổng chi phí sản xuất YTC = 28.227 + 17,23 X X : Số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ YHV=58651 Vùng lỗ 28227 YTC = 28227 + 17,23 X YDT = 33,22 X Vùng lãi Doanh thu (Tr.đ) Sản lượng (tấn) XHV = 1766 Điểm hòa vốn Biểu đồ 4.4: Đồ thị hòa vốn năm 2007 Tóm lại: Điểm hòa vốn của công ty Qua phân tích ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt, sản lượng hòa vốn thấp, thời gian hòa vốn nhanh, độ an toàn trong kinh doanh cao, công ty cần tích cực phát huy nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. 4.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4.3.1 Nguyên nhân khách quan * Điều kiện tự nhiên: Việc thường xuyên xảy ra gió lốc lớn kèm theo mưa lũ là một tổn thất lớn của công ty. * Bắt đầu vào vụ cạo, vườn cây cao su bị bệnh phấn trắng rất nặng, thậm chí có những diện tích bị rụng lá đến lần thứ 3 nên mùa cạo mới bị chậm so với kế hoạch hơn 1 tháng, một số diện tích có khi đầu tháng 6 mới cạo được, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng vườn cây. * Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn còn phức tạp, địa bàn rộng lớn gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ vườn cây, những phần tử xấu kích động, xúi giục một số người dân tộc địa phương vào lô mót mủ, phá hoại vật tư, cố ý tạo cớ gây điểm nóng trên địa bàn. * Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều hạn chế cho nên công ty vẫn phải gánh một khoản chi phí khá lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt. * Nhân tố thị trường: Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay, việc sản phẩm của công ty bước đầu mở rộng sang thị trường quốc tế nên kinh nghiệm còn non yếu, sản phẩm xuất khẩu chưa nhiều,chưa đa dạng về chủng loại, khả năng cạnh tranh chưa cao…sẽ là một thách thức lớn đối với các sản phẩm của công ty. 4.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Trang thiết bị máy móc của công ty chỉ sản xuất được những sản phẩm thô làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cho nên sản phẩm tiêu thụ chủ yếu còn ở dạng trung gian cho các doanh nghiệp khác làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty so với việc có thể sản xuất và đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. - Nguồn vốn còn hạn chế gây khó khăn cho việc đầu tư xây lắp dây chuyền công nghệ mới. - Một số công nhân là người địa phương cho nên chưa thực sự làm chủ vườn cây gây bị động cho công tác điều hành sản xuất, lao động trẻ, rẻ nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế cho nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng sản phẩm. - Tăng cường độ khai thác vườn cây nhiều nhưng lại chịu ảnh hưởng của bệnh phấn trắng vào đầu mùa cạo làm giảm năng suất và sản lượng của vườn cây. - Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, tuy nhiên sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại, giá thành còn cao nên khả năng cạnh tranh còn kém. - Chi phí đầu vào cao làm cho giá thành sản phẩm tương đối lớn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. 4.4 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhằm tìm hiểu quá trình sản xuất và có những giải pháp trong ngắn hạn, ta tiến hành phân tích hoạt động sản xuất của công ty thông qua ma trận SWOT. Thông qua phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có một số đề xuất trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty như sau: + Để hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn công ty cần tăng cường cải tạo , nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty bằng cách tăng cường quảng cáo, marketing về công ty. Công ty cần có sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để tạo ra những sản phẩm có yêu cầu cao, những hợp đồng mà phải có sự liên kết về vốn , kỹ thuật mới có khả năng làm được. Tăng cường củng cố hơn nữa mối quan hệ với bạn hàng truyền thống,tích cực chủ động, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước bằng cách tham gia vào các hội chợ giới thiệu sản phẩm, chủ động chào hàng ở các thị trường nước ngoài. Qua quá trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cao su của công ty, tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo công ty, tôi đưa ra mô hình phân tích SWOT của công ty như sau: Bảng 4.14: PHÂN TÍCH SWOT Những điểm mạnh – S 1.Vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, nguồn nguyên liệu, lao động… 2. Có bạn hàng tiêu thụ truyền thống. 3. Nguồn lao động trẻ rẻ. Những điểm yếu – W 1. Thị trường tiêu thụ hạn chế. 2. Thương hiệu chưa được chú trọng. 3. Vườn cao su thanh lý tương đối nhiều. Các cơ hội – O 1. Nhu cầu sản phẩm cao. 2. Nhà nước đang tạo điều kiện cho ngành phát triển. 3. Sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty cao su Việt Nam, giúp đỡ của chính quyền địa phương. 4. Việt Nam gia nhập WTO. Các chiến lược – SO 1. Tạo mối quan hệ vững chắc với bạn hàng truyền thống. 2. Liên kết sản xuất với các đơn vị sản xuất khác. 3. Nâng cao uy tín, chất lượng và chủng loại sản phẩm của công ty, tăng cường khả năng cạnh tranh. Các chiến lược – WO 1.Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường trong nước và ngoài nước. 2. Tăng cường quảng cáo, maketing về công ty. 3. Áp dụng phương pháp khoán mới, thành lập tổ tự quản, giao lưu kết nghĩa, ký kết giao ước phối hợp bảo vệ an ninh với địa phương. 4. Mở lớp đào tạo tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hội thi hàng năm... Các thách thức – T 1.Công nghệ sản xuất thay đổi nhanh chóng. 2 Có nhiều doanh nghiệp trong ngành có lợi thế cạnh tranh cao. 3. Sản phẩm của công ty mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. 4. An ninh chính trị phức tạp Các chiến lược – ST 1.Đảm bảo về mặt nguyên liệu đều trong năm như: bôi thuốc kích thích hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, quản lý chặt chẽ chế độ cạo… 2. Cải tạo, nâng cấp máy móc của công ty. 3. Mua thêm dây chuyền chế biến mủ cao su, linh hoạt điều hành cơ cấu chủng loại sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng và thị trường. Các chiến lược – WT 1.Thanh lý nhanh vườn cao su già cỗi, trồng mới cao su giống mới, cho năng suất cao. 2. Đảm bảo khai thác mủ nguyên liệu trong mùa mưa bằng cách dùng các biện pháp che chắn hợp lý. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức thiết thực đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh bởi vì qua đó giúp cho nhà quản lý thấy được sự liên quan của các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng nhằm đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở các kiến thức khoa học một cách logich trong sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững. Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông trong 3 năm 2005, 2006, 2007, chúng tôi đi đến kết luận như sau: - Về quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, năng suất, sản lượng, diện tích không ngừng được nâng cao, diện tích cao su kinh doanh bình quân tăng 15,54%, sản lượng khai thác 12,38%, sản lượng cao su chế biến 13,04%. Như vậy, sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty tăng đều qua các năm, hệ số sản xuất hàng hóa của công ty đều đạt 1,01 lần năm 2005, 1,09 lần năm 2006, 1,02 lần năm 2007. Qua phân tích biến động của sản lượng ta thấy sản lượng chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố năng suất nên công ty cần chú ý nâng cao năng suất khai thác mủ. - Về khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm đều tăng , khối lượng sản phẩm tiêu thụ bình quân 3 năm tăng 13,11%, năm 2007 công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, chiếm 22,20% tổng sản lượng tiêu thụ, phản ánh những nỗ lực của công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty đạt hiệu quả cao, hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty đều đạt trên 1,5. - Về doanh thu từ tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua đều tăng, bình quân 37,77%/năm, trong đó năm 2005,2006 toàn bộ doanh thu đều từ thị trường nội địa, công ty cao su Đà Nẵng chiếm trên 70% tổng doanh thu, sang năm 2007 với việc mở rộng thị trường xuất khẩu thì doanh thu từ xuất khẩu chiếm 23,66%, đây là một thị trường đầy tiềm năng , công ty cần tăng cường hơn nữa. - Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đều được nâng cao, lợi nhuận thu được năm 2006 tăng 68,14% so với năm 2005, và năm 2007 tăng 1,59% so với năm 2006, bình quân tăng 30,70%/năm. Tuy nhiên, lợi nhuận mà công ty đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ta thấy lợi nhuận chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố doanh thu (sản lượng và giá thành), nên công ty có thể mở rộng hoạt động sản xuất của mình theo chiều rộng, giảm chi phí để có thể tăng lợi nhuận và tạo thêm công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa ở địa bàn. Tóm lại, trong những năm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng của công ty ngày càng được nâng cao, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng đựoc cải thiện. Tuy kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng công ty cũng gặp phải một số khó khăn làm cho hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn chế như: tình hình khí hậu thời tiết, an ninh chính trị, thị trường hạn hẹp, thiếu vốn, công nghệ thiết bị còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém…điều này đã gây cho công ty một sức ép không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển công ty. 5.2 Kiến nghị Qua quá trình thực tập và làm đề tài về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tôi có một vài kiến nghị sau đây để có thể góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao lợi nhuận của công ty: - Công ty cần liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để tạo ra những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao, những hợp đồng mà phải có sự liên kết về vốn, kỹ thuật mới có khả năng làm được . - Công ty cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ chế biến…để nâng cao chất lượng, chủng loại, tăng cường khả năng cạnh tranh. - Đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm hiện đại, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. - Công ty cần có các biện pháp tích cực phòng chống và trị bệnh cho cây, áp dụng các biện pháp che chắn để có thể khai thác được trong mùa mưa, đảm bảo nguồn nguyên liệu và tiến độ sản xuất sản phẩm. - Công ty cần tăng cường tạo mối quan hệ vững chắc với bạn hàng truyền thống, chú trọng, chủ động tìm kiếm các thị trường có triển vọng. - Tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên khai thác, chế biến, cũng như cán bộ công nhân viên phòng kinh doanh phục vụ cho công tác tiêu thụ. - Phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, đưa ra chính sách khen thưởng khích lệ đối với những thành viên ưu tú nhằm khuyến khích lòng nhiệt tình của mỗi cá nhân, tạo động lực mạnh mẽ phát triển công ty. Tóm lại để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận, ban lãnh đạo công ty cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn, xây dựng hệ thống nội bộ công ty đoàn kết vững mạnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyendetotnghiep_8083.doc
Tài liệu liên quan