MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
1.2.1. Mục tiêu chung . 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Không gian nghiên cứu . 3
1.3.2. Thời gian nghiên cứu . 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
2.1. Phương pháp luận . 4
2.1.1. Khái quát về tín dụng . 4
2.1.2. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng . 6
2.1.3. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp . 9
2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích . 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu 12
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 12
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . 12
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG
14
3.1. Khái quát chung về huyện Long Hồ . 14
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 14
3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội . 15
3.2. Một số đặc điểm cơ bản của NHNo & PTNT huyện Long Hồ 16
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 16
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận . 17
3.2.3. Các hoạt động của ngân hàng . 21
3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2006- 2008 .
21
3.3.1. Doanh thu . 23
3.3.2. Chi phí 24
3.3.3. Lợi nhuận . 25
3.4. Những thuận lợi và khó khăn . 27
3.4.1. Thuận lợi 27
3.4.2. Khó khăn . 28
3.4.3. Định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2009 . 28
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo VÀ PTNT HUYỆN LONG HỒ . 29
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn . 29
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm . 29
4.1.2. Phân tích vốn huy đô của Ngân hàng qua 3 năm 31
4.2. Phân tích hoạt động tín dụng 36
4.2.1. Doanh số cho vay . 36
4.2.2. Doanh số thu nợ . 48
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ . 55
4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn . 61
4.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất . 67
Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ 73
5.1. Một số hạn chế trong công tác tín dụng của Ngân hàng . 73
5.2. Những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả
đầu tư tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất 74
5.2.1. Những giải pháp cụ thể tại chi nhánh NHNo & PTNT
Long Hồ 74
5.2.2. Những biện pháp hỗ trợ của Nhà Nước . 78
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 80
6.1. Kết luận . 80
6.2. Kiến nghị . 81
6.2.1. Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long 81
6.2.2. Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ 82
6.2.3. Đối với địa phương 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84
93 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Long Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ trồng
trọt đạt 3.143 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,20% tổng dư nợ trung hạn. Và con số
này đã giảm khá nhiều trong năm 2007 với tốc độ giảm 95,45%, chỉ đạt 143 triệu
đồng. Sang năm 2008, khoản mục này có hướng tăng lại đạt 296 triệu đồng,
tương ứng tăng 153 triệu đồng so với năm trước, với tốc độ tăng rất cao
106,99%. Nguyên nhân do sang năm 2008 thì doanh số cho vay trung hạn đối
tượng này đã giảm; Mặt khác, thu nợ của đối tượng này cũng giảm nên đã dẫn
đến dư nợ tăng trong năm.
Dư nợ cho vay khác: như đê bao, bờ bao chống lũ cho vườn cây ăn
trái…. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất thì nhu
cầu về vốn để tái sản xuất cũng như việc quay vòng nhanh đồng vốn phục vụ nhu
cầu thiếu vốn tạm thời của hộ nông dân nên doanh số cho vay trung hạn đối với
đối tượng này đã tăng do đó đã ảnh hưởng làm tăng dư nợ của đối tượng này
trong năm 2007. Cụ thể: Năm 2006 đạt 79 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 119
triệu đồng tức tăng 40 triệu đồng với tốc độ tăng trên 50%. Đến cuối năm 2008 là
142 triệu đồng, tức là đã tăng 23 triệu đồng với tốc độ tăng 19,33%. Tuy nhiên,
do khoản mục này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay nên sự
biến động của nó không ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng.
4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn
Mỗi khoản tín dụng cấp cho khách hàng luôn đòi hỏi phải được thu hồi
đúng hạn. Đây là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tuy
nhiên thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không
trả nợ không đúng hạn để lại các khoản nợ tồn đọng trong Ngân hàng. Vì vậy,
hạn chế đến mức thấp nhất các khoản nợ quá hạn luôn là một mối quan tâm hàng
đầu của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ.
Số nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp có giảm qua các năm hay không?
Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 62 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
962
33
7
1.299
521
11
2
633
1.056
14
0
1.196
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
Ngắn hạn
Trung hạn
Tổng
luôn được quan tâm hàng đầu và kế đến là vấn đề về nợ quá hạn. Thật vậy, khi
đánh giá chất lượng tín dụng thông thường chúng ta xem xét về nợ quá hạn, nơi
nào có nợ quá hạn cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại. Bên cạnh, chất
lượng tín dụng cũng phải được đánh giá từ kinh tế xã hội, xem nó có phù hợp với
chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội hay không, có phục vụ lợi ích của
người dân hay không.
Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu hết Ngân hàng thương mại nào cũng quan
tâm phân tích. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho Ngân hàng và đi đến
phá sản. Vì thế nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự
tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì khi nguồn vốn tự có của Ngân hàng
không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng
Bảng 16: Nợ quá hạn HSX nông nghiệp theo thời hạn qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số
tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1.Ngắn hạn 962 74,10 521 74,25 1.056 88,29 -441 -45,84 535 102,69
2. Trung hạn 337 25,90 112 25,75 140 11,71 -47 -13,95 -150 -51,72
Tổng 1.299 100,00 633 100,00 1.196 100,00 -666 -51,27 563 88,94
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN0 &
PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Hình 12: Biểu đồ biến động nợ quá hạn theo thời hạn qua các năm
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 63 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Qua biểu đồ trên cho thấy nợ quá hạn tăng giảm không ổn định qua các
năm. Tổng nợ quá hạn vào năm 2006 là 1.299 triệu đồng, trong đó nợ quá hạn
ngắn hạn là 962 triệu đồng chiếm 74,10%, nợ quá hạn trung hạn là 337 triệu
đồng chiếm 25,90%. Đến năm 2007 giảm còn 1.126 triệu đồng tương ứng giảm
173 triệu đồng với tốc độ giảm 13,32% so với 2006.Cụ thể nợ quá hạn ngắn hạn
là 836 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,25%, giảm so với 2006 là 126 triệu đồng, tốc
độ giảm 13,10%. Còn nợ quá hạn trung hạn là 290 triệu đồng, giảm so với năm
2006 là 47 triệu đồng, với tốc độ giảm là 13,95%. Sang năm 2008, tổng nợ qua
hạn là 1.196 triệu đồng. Trong năm, chỉ có nợ quá hạn trung hạn là giảm đạt 140
triệu đồng chiếm tỷ trọng 11,71% tức đã giảm hơn 50%, còn nợ quá hạn ngắn
hạn lại tăng lên đạt 1.056 triệu đồng, tăng 220 triệu đồng tức tăng với tốc độ
26,32% đã tác động làm tăng tổng nợ quá hạn với tốc độ tăng là 6,22% so với
năm 2007. Cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả, tình
hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng ngày một phát triển. Bên cạnh đó
cũng cho thấy được nền kinh tế Huyện đã dần được thay da đổi thịt, thu nhập và
đời sống của người nông dân cũng từng bước nâng cao.
Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp
năm 2008 tăng đến 88,94% so năm trước, tức tăng 563 triệu đồng, đạt 1.196 triệu
đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 tăng gấp đôi so
với năm 2007.
4.2.4.1. Nợ quá hạn ngắn hạn
Để có thể đưa ra biện pháp thiết thực nhằm hạn chế nợ quá hạn, trước tiên
chúng ta cần đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân cụ thể của từng khoản
mục. Trước tiên là tình hình nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 64 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
9
55
898
962
5 32
484 521
919
1.028 1.056
0
200
400
600
800
1000
1200
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
KTTH
Tổng cộng
Bảng 17: Nợ quá hạn ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
Trọng
(%)
Số tiền % Số tiền %
1. Trồng trọt 9 0,94 5 0,96 9 0,85 -4 -44,44 4 80,00
2. Chăn nuôi 55 5,72 32 6,14 19 1,80 -23 -41,82 -13 -40,63
3. KTTH 898 93,35 484 92,90 1.028 97,35 -414 -46,10 544 112,40
Tổng cộng 962 100,00 521 100,00 1.056 100,00 -126 -13,10 535 102,69
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm 2006, 2007, 2008 - Phòng tín dụng NHN0
& PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Hình 13: Biểu đồ biến động nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn vẫn còn cao. Trong đó, nợ quá hạn của
trồng trọt và chăn nuôi chiếm rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể, tỷ
trọng trồng trọt là 0,94% và chăn nuôi là 5,72% tổng nợ quá hạn ngắn hạn năm
2006. Đến năm 2007, nợ quá hạn của trồng trọt và chăn nuôi đều giảm xuống, tốc
độ giảm của chăn nuôi là 41,82% và của trồng trọt là 44,44% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do: dịch bệnh trên gia cầm, gia súc tuy có bùng phát nhưng đã
được ngăn chăn kịp thời không lan ra diện rộng nên không ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động chăn nuôi của hộ sản xuất nông nghiệp, mặt khác do hình thức Kinh tế
tổng hợp dần được phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao nâng
thu nhập của hộ sản xuất nên một phần đã giảm nợ quá hạn. Từ đó làm nợ quá
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 65 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
hạn trong chăn nuôi ngắn hạn của Ngân hàng giảm xuống. Đến năm 2008, nợ quá
hạn của Kinh tế tổng hợp tương đối cao. Cụ thể, năm 2006, nợ quá hạn Kinh tế
tổng hợp 898 triệu đồng, chiếm 93,35% nợ quá hạn. Sang năm 2007 nợ quá hạn
Kinh tế tổng hợp đã giảm xuống còn 484 triệu đồng, tức là giảm 414 triệu so với
năm 2006, tương ứng tỷ lệ giảm 46,10%. Đến năm 2008, nợ quá hạn này có
hướng tăng mạnh trở lại, tăng đến trên 100% so với năm trước, đạt 1.028 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 544 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của sự
biến động này cũng là do sự biến động giá của cá da trơn, cúm gia cầm, dịch lở
mồm long móng ở heo vẫn còn nhiều tiềm ẩn nên bà con nông dân vẫn chưa
mạnh dạng đầu tư chăn nuôi, tiến độ khôi phục đàn vật nuôi vẫn chưa mạnh. Từ
đó ta thấy rằng việc sản xuất của các hộ nông dân còn phụ thuộc quá nhiều vào tự
nhiên và giá cả thị trường. Mặt khác do giá thịt gia cầm, gia súc giống rất mắc
nhưng đến thời điểm bán thì giá trên thị trường đã xuống thấp. Thị trường biến
động như vậy đã làm một bộ phận hộ chăn nuôi bị thua lỗ vì giá xuống thấp mà
lại không tìm được đầu ra. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của
Ngân hàng.
4.2.4.2. Nợ quá hạn trung hạn
Bảng 18: Nợ quá hạn trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
TT
(%)
Số
tiền
%
Số
tiền
%
1. Trồng trọt 46 13,65 0 0,00 45 32,14 -46 -100,00 45 100,00
2. Chăn nuôi 3 0,89 20 17,86 0 0,00 17 566,67 -20 -100,00
3. Máy NN 288 85,46 92 82,14 95 67,86 -196 -68,06 3 3,26
Tổng cộng 337 100,00 112 100,00 140 100,00 -225 -66,77 28 25,00
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Tin dụng NHN0 &
PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 66 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
46
3
288
337
0
20
92 112
45
0
95
140
0
50
100
150
200
250
300
350
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Máy NN
Tổng cộng
Hình 14: Biểu đồ biến động nợ quá hạn trung hạn qua các năm
Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn trung hạn trong năm 2006, 2007 và cả
năm 2008 tương đối ổn định và thấp hơn nhiều so với nợ quá hạn ngắn hạn. Tất
yếu là do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh
số cho vay. Đến năm 2007 nợ quá hạn trung hạn lại tiếp tục giảm, cụ thể là 112
triệu đồng, giảm 225 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 66,77% so với năm 2006.
Nguyên nhân là do nợ quá hạn máy nông nghiệp thấp hơn so với năm trước. Nợ
quá hạn cải tạo vườn từ 46 xuống bằng 0 so với năm 2006, sang năm 2008 tăng
lên 45 triệu đồng tức tăng 100% so với năm trước là do trong năm này giá của sầu
riêng, măng cụt, chôm chôm… khi vào mùa đã bị dội chợ, giá rẽ, trái cây từ các
tỉnh lân cận đổ về, từ đó làm giá cả giảm mạnh. Trong năm 2008, diện tích đất
nông nghiệp giảm do chính sách phát triển kinh tế trọng điểm của Huyện (đầu tư
phát triển các khu công nghiệp). Bên cạnh, do trong mùa vụ sản xuất lúa có nhiều
đợt nắng nóng và mưa kéo dài không phù hợp theo từng thời kỳ tăng trưởng của
cây lúa, đây lại là điều kiện để sâu bệnh phát triển, từ đó dẫn đến năng suất giảm
gây ảnh hưởng đến năng suất chung của cả năm, chất lượng thu hoạch đạt thấp,
thu nhập của nông dân bị giảm.
Đối với cho vay chăn nuôi, trong năm 2006 nợ quá hạn là 3 triệu đồng.
Sang năm 2007 nợ quá hạn là 20 triệu đồng. Do năm 2006 nợ quá hạn còn tồn
đọng cộng với nợ quá hạn phát sinh trong năm 2007 mà nguyên nhân là do chính
sách về nợ quá hạn của Ngân hàng và do tình hình cúm gia cầm đã gây khó khăn
nhất định đối với hộ chăn nuôi gia cầm, giá các mặt hàng từ thịt gia cầm không
ổn định và giảm ảnh hưởng đến khả năng hoàn nợ của hộ sản xuất.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 67 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Nhưng đến năm 2008, nợ quá hạn trung hạn có chiều hướng tăng lên đạt
140 triệu đồng. Nợ quá hạn trồng trọt, máy nông nghiệp tăng còn khoản nợ chăn
nuôi giảm trong năm 2008. Biến động nhiều nhất là nợ quá hạn trong cho vay
trồng trọt tăng 45 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm
2008 giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó
khăn cho người sản xuất nên đã ảnh hưởng đến nợ quá hạn của Ngân hàng.
Nhìn chung, tình hình nợ quá hạn diễn biến không ổn định, nợ quá hạn
năm 2007 dần được cải thiện nên đã giảm hơn năm trước. Điều này cho thấy nền
kinh tế Huyện nhà đã dần được thay da đổi thịt, phát triển cũng như tình hình
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển. Nhưng sang năm
2008 thì nợ quá hạn lại tăng lên.
4.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn thì còn
một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng như: dư nợ trên vốn
huy động, dư nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ,
vòng quay vốn tín dụng.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT huyện
Long Hồ, ta sẽ phân tích từng chỉ tiêu.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 68 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Bảng 19 : CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2006-2008
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
TÍNH
NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008
Vốn huy động Triệu đồng 89.934 132.570 171.771
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 248.975 338.364 310.113
Doanh số thu nợ Triệu đồng 422.230 418.945 497.851
Doanh số cho vay Triệu đồng 422.661 476.382 464.531
Nợ quá hạn HSX Triệu đồng 1.299 633 1.196
Tổng dư nợ Triệu đồng 267.434 324.871 291.551
Dư nợ bình quân HSX Triệu đồng 173.434 181.820 173.045
Doanh số cho vay HSX Triệu đồng 283.593 288.326 266.827
Doanh số thu nợ HSX Triệu đồng 279.190 275.451 297.252
Dư nợ HSX Triệu đồng 175.382 188.257 157.382
Vốn huy động/Tổng nguồn
vốn
% 36,12 39,18 55,39
Dư nợ HSX/Vốn huy động Lần 1,95 1,51 0,97
Hệ số thu nợ % 98,45 95,53 111,40
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,61 1,53 1,72
Nợ quá hạn HSX/dư nợ
HSX
% 0,74 0,34 0,76
Dư nợ HSX/ Tổng
nguồn vốn
% 70,44 55,64 50,75
DSCVHSX/ Tổng DSCV % 67,10 60,52 57,44
DSTNHSX/ Tổng DSTN % 66,12 66,03 59,92
Dư nợ HSX/ Tổng dư nợ % 65,58 57,60 56,86
Nguồn: Tự thực hiện
4.2.5.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
a. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, thường
thì tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn đạt trên 70% được xem là tốt. Năm
2006 chỉ số này đạt 36,12%. Đến năm 2007, vốn huy động chiếm 39,18% tổng
nguồn vốn. Đến năm 2008, vốn huy động lại tăng lên đạt 55,39 % trong tổng
nguồn vốn, tức tăng 16,21% so với năm 2007. Với kết quả đạt được cho thấy
công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do
Ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức huy động như khuyến mãi, băng rôn,
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 69 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
tiếp thị, quảng cáo, và nhiều dịch vụ khác, cán bộ tín dụng tận tình hướng dẫn
người dân tham gia tiết kiệm….Tuy nhiên do huyện Long Hồ nằm bao quanh thị
xã Vĩnh Long, nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy
động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên
địa bàn Tỉnh.
b. Dư nợ HSX trên tổng vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nó
thể hiện tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Nhìn vào bảng số liệu ta
thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng lên tục, còn dư
nợ lại tăng giảm không ổn định. Năm 2006 bình quân 1,95 đồng dư nợ có một
đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn
1,51 lần, tức là trong 1,51 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Sang
năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,97 lần, như vậy tình hình huy động vốn
ngày càng có hướng tăng lên. Để vốn huy động sử dụng có hiệu quả thì Ngân
hàng cần đề ra biện pháp thích hợp để khuyến khích khác hàng gửi tiền để tăng
nguồn vốn huy động và tạo thu nhập cho Ngân hàng.
4.2.5.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất
a. Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ mà Ngân hàng cho vay. Với
doanh số cho vay hiện có thì Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Mặc dù
doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng tăng rồi giảm nhưng đồng thời
doanh số thu nợ cũng giảm rồi tăng, từ đó chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số
cho vay của Ngân hàng cũng không ổn định và luôn đạt từ 95% trở lên. Cụ thể là
trong năm 2006, tỷ số này là 98,45% sang đến năm 2007 giảm xuống còn
95,53% sang năm 2008 tăng lên 111,40%. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư tín
dụng của Ngân hàng khá tốt và chỉ số gần bằng 1, có nghĩa là bên cạnh việc tăng
trưởng tín dụng Ngân hàng luôn quan tâm đến chất lượng tín dụng, những khoản
cho vay gần như đều được thu hồi trong năm. Một phần là do sự nỗ lực của các
cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích,
vận động, đôn đốc thu hồi nợ, bên cạnh đó cũng do thiện chí trả nợ của người
dân ngày một cao hơn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 70 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
b. Nợ quá hạn HSX trên dư nợ HSX
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tín dụng của Ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp
thì chất lượng tín dụng càng cao. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chấp nhận ở
mức 2% tổng dư nợ. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT huyện Long Hồ
khá tốt. Trong năm 2006 chỉ tiêu này chỉ ở mức 0,74%, nó phản ánh một cách sát
thực hiệu quả điều tra tín dụng và thẩm định nhu cầu vay vốn hộ sản xuất nông
nghiệp của Ngân hàng. Đến năm 2007, tỷ lệ này giảm còn 0,34%. Nguyên nhân
chủ yếu là do cả nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn đều giảm trong năm 2007,
trong đó, nợ quá hạn của cho vay máy nông nghiệp, chăn nuôi, kinh tế tổng hợp
đều giảm nên đã ảnh hưởng đến tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Sang đến năm
2008, tỷ lệ này đã tăng trở lại đạt 0,76% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do các khoản
vay nhằm mục đích cho sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên, vì vậy đây cũng là đối tượng chịu nhiều rủi ro. Bên cạnh đó do một số hộ
chưa có biện pháp tốt trong sản xuất dẫn đến kết quả sử dụng vốn vay không hiệu
quả nên nguồn trả nợ không đảm bảo. Do vậy, Ngân hàng cần xem xét kỹ những
dự án cũng như thận trọng trong việc đánh giá khách hàng và công tác thẩm định
cho vay, nếu trở thành nợ xấu, nợ khó đòi thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
c. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ nhanh hay chậm. Trong ba năm qua, vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất nông
nghiệp của NHNo & PTNT huyện Long Hồ tăng giảm không ổn định qua các
năm. Năm 2006 vòng quay tín dụng là 1,61 vòng. Sang năm 2007 giảm nhẹ
xuống còn 1,53 vòng và tăng không đáng kể (0,19 vòng) đạt 1,72 vòng ở năm
2008. Nguyên nhân của sự không ổn định này là do giá cả không ổn định ảnh
hưởng đến lợi nhuận của người dân do đó khách hàng xin Ngân hàng gia hạn nợ
nên đã làm tăng dư nợ cuối kỳ dẫn đến tăng dư nợ bình quân. Bên cạnh, doanh số
thu nợ năm 2008 có hướng tăng nên làm tỷ số này tăng.
d. Dư nợ HSX trên tổng nguồn vốn
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng có xu
hướng giảm. Cụ thể: năm 2006 là 70,44%, sang năm 2007 giảm xuống còn
55,64%, đến năm 2008 tiếp tục giảm xuống còn 50,75%. Nguyên nhân là do tốc
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 71 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
độ tăng trưởng của nguồn vốn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ nên
ảnh hưởng làm giảm chỉ tiêu này.
e. Doanh số cho vay hộ sản xuất trên tổng doanh số cho vay
Qua bảng trên ta thấy hệ số Doanh số cho vay hộ sản xuất/ Tổng doanh số
cho vay liên tục giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 là 67,10%, đến năm 2007 hệ
số này giảm 6,58% chỉ còn 60,52%. Sang năm 2008 lại giảm nhẹ xuống còn
57,44%.
f. Doanh số thu nợ hộ sản xuất trên tổng doanh số thu nợ
Cũng như hệ số Doanh số cho vay hộ sản xuất/ Tổng doanh số cho vay thì
hệ số Doanh số thu nợ hộ sản xuất/ Tổng doanh số thu nợ cũng giảm nhẹ qua các
năm. Năm 2007 đã giảm không đáng kể so với năm 2006 là 0,09%, chỉ còn
66,03%. Tương tự năm 2008 cũng giảm nhẹ so với năm 2007 là 6,11%, đạt
59,92%.
g. Dư nợ hộ sản xuất trên tổng dư nợ
Năm 2006 Hệ số dư nợ hộ sản xuất/ Tổng dư nợ là 65,58% nhưng sang năm
2007 hệ số này đã giảm xuống còn 57,60 % tức đã giảm 7,98% so với năm 2006,
đến năm 2008 chỉ còn 56,86%.
Tóm lại, từ quá trình phân tích ta thấy mặc dù phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thử thách từ sự biến động của nền kinh tế cũng như tình hình thiên tai, dịch
bệnh diễn biến bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
nhưng tập thể NHNo & PTNT Long Hồ đã cùng nhau cố gắng và đạt được kết
quả khả quan góp phần nâng cao uy tín và vai trò của mình trong việc phát triển
kinh tế của Huyện. Cụ thể là doanh số cho vay tăng trong năm 2007 và giảm nhẹ
trong năm 2008. Trong đó mô hình Kinh tế tổng hợp chiếm tỷ trọng cao nhất
(>65%). Điều đó giúp Ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vì giảm được thủ
tục vay nhiều lần của hộ sản xuất trong cùng một hộ. Còn đối với hộ sản xuất
nông nghiệp thì chủ động hơn, linh hoạt hơn trong việc sử dụng đồng vốn vay
sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Cả Ngân hàng và khách hàng đều sẽ giảm được rủi
ro trong đầu tư Kinh tế tổng hợp vì rủi ro được phân bổ không tập trung vào đối
tượng nhất định nào. Từ đó cho thấy mô hình Kinh tế tổng hợp đang được áp
dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp cũng như sự quan tâm của chính quyền
các cấp về loại hình sản xuất này giúp bà con nông dân của Huyện dần thoát
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 72 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
nghèo vươn lên khá giàu, đời sống ngày càng ổn định và nâng cao theo đúng
định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra. Còn đối với doanh số
cho vay trung hạn có chiều hướng giảm qua các năm.
Đối với doanh số thu nợ cũng tăng giảm không ổn định, thu nợ ngắn hạn
tăng dần qua 3 năm, còn thu nợ trung hạn giảm dần qua các năm do doanh số cho
vay trung hạn qua các năm cũng giảm.
Dư nợ Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm, năm 2007 thì dư
nợ ngắn hạn tăng còn dư nợ trung hạn giảm và sang năm 2008 thì ngược lại so
với năm trước. Qua số dư nợ cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày
càng lớn mạnh.
Nợ quá hạn đã dần ổn định và giảm xuống trong năm 2007, nhưng đến
năm 2008 thì nợ quá hạn lại tăng trở lại. Trong tổng nợ quá hạn thì chiếm tỷ
trọng cao là nợ ngắn hạn, chiếm khoảng 74% tổng nợ quá hạn.
Nhìn chung hiệu quả tín dụng Ngân hàng tương đối tốt. Nhưng trong
tương lai Huyện Long Hồ là nơi đầy tiềm năng phát triển kinh tế, là nơi tập trung
phát triển của các khu công nghiệp làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp
tác xã sản xuất rau sạch dần được thành lập và đi vào hoạt động nhưng còn hạn
chế về vốn đầu tư như các hợp tác xã tại xã Phước Hậu, Thạnh Quới, hoạt động
kinh doanh dịch vụ, mua bán ngày càng phát triển nên thu hút rất nhiều nhà đầu
tư. Do đó để có đủ sức cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh
với các tổ chức tín dụng khác trong khu vực thì Ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để
giữ vững vị trí của mình.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 73 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
CHƯƠNG 5
CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LONG HỒ
5.1. Một số hạn chế trong công tác tín dụng của Ngân hàng
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng
phát triển và mở rộng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được giải quyết
nhanh chóng, có như thế mới giúp Ngân hàng phát triển bền vững và đủ sức cạnh
tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt
động tín dụng cá nhân vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như:
- Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Hiện nay các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng xâm nhập thị trường nông thôn ngày càng nhiều,
vì vậy ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân
hàng quốc doanh về quy mô vốn, về hệ thống mạng lưới và cơ sở vật chất, sự hỗ
trợ của nhà nước, chịu sự cạnh tranh trên nhiều phương diện, cấp độ từ phía các
ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng được thành lập từ các đơn vị kinh tế có
tiềm lực tài chính mạnh có những lợi thế về vốn và công nghệ.
- Ngân hàng chưa khắc phục được tình trạng thiếu cán bộ nên rất khó khăn
trong việc quản lý khoản vay mà đây cũng chính là một trong những nguyên
nhân dẫn đến khoản vay bị quá hạn. Đồng thời công tác thẩm định còn nhiều
vướng mắc do trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng nìn chung còn non yếu,
thiếu kinh nghiệm cần được tiếp tục đào tạo để hoàn thiện.
- Đầu tư tín dụng góp phần cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa toàn
diện và đồng bộ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng chưa
đến 6% tổng dư nợ là quá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh giao.
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do còn
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường
nông sản biến động… bởi vì đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất
trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
- Mặc dù Ngân hàng có sự đầu tư vốn đúng hướng nhưng công tác thu nợ
còn nhiều hạn chế dẫn đến nợ quá hạn tăng. Nguyên nhân là do tình hình suy
thoái kinh tế, giá cả biến động, dịch bệnh xảy ra đối với cây trồng vật nuôi,...
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 74 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Công tác thu nợ là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc của nhiều Ngân
hàng chứ không riêng gì NHNo & PTNT huyện Long Hồ. Do một số quy định
pháp lý chưa thống nhất giữa hoạt động tín dụng với quy định giao dịch dân sự.
Pháp luật hiện đã có quy định cho phép các ngân hàng được xử lý tài sản đảm
bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế ngân hàng không thể chủ động tự
xử lý được số tài sản này. Đầu tiên, do sự phối hợp chưa thật chặt chẽ với các cơ
quan chức năng khác như công an, thi hành án, chính quyền sở tại. Tiếp theo, khi
ký hợp đồng vay vốn, người vay đã chấp nhận giao nhà nếu không trả được nợ,
song nhiều khi ngân hàng vẫn không tiến hành xử lý phát mại được vì thủ tục
sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Bên cạnh, các
trung tâm bán đấu giá tài sản cũng chỉ chấp nhận cho Ngân hàng bán đấu giá khi
có sự đồng ý của chủ sở hữu. Vì vậy đây là vấn đề Ngân hàng cần quan tâm đúng
mức, tìm biện pháp giải quyết để Ngân hàng hoạt động tốt hơn trong tương lai.
5.2 Những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư tín
dụng ngân hàng đối hộ sản xuất.
Cơ hội và thách thức luôn tồn tại trong cùng một tổng thể thống nhất. Nếu
khai thác tốt cơ hội sẽ góp phần đẩy lùi thách thức, còn không cơ hội sẽ đi qua và
thách thức sẽ gia tăng. Trên cơ sở đánh giá đúng về nội lực của bản thân, chủ động
đề ra những giải pháp nhằm khai thác và thậm chí tạo ra cơ hội, đẩy lùi thách
thức là việc chúng ta cần làm.
5.2.1. Những giải pháp cụ thể tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
5.2.1.1. Cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ
Sắp tới đây khi Vĩnh Long chuyển thành thành phố loại 3 các ngân hàng
đối thủ sẽ càng tập trung đầu tư hơn nữa. Thế nên để tồn tại bền vững và tăng
trưởng ổn định, phía chi nhánh ngân hàng Long Hồ cần có chính sách cạnh tranh
phù hợp.
Từng cán bộ tín dụng phải linh hoạt, nhạy bén và nắm bắt địa bàn phụ
trách để kịp thời đưa ra giải pháp hữu hiệu đầu tư cho từng đối tượng vay, tiếp
cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội đầu tư, hạn chế việc xâm nhập của các
ngân hàng thương mại khác. Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình
cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 75 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng và phong phú của người dân, chi nhánh NHNo & PTNT Long
Hồ cần phải da dạng hóa sản phẩm. Điều này giúp ngân hàng phân tán và giảm
bớt rủi ro. Hoạt động tín dụng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, bất trắc nhất là
cho vay để sản xuất nông nghiệp thì càng chịu rủi ro do khách quan thiên nhiên.
Hơn nữa thị xã Vĩnh Long hiện nay đang từng bước hoàn thiện bộ mặt để trở
thành thành phố loại 3 thì nhu cầu vốn đâu chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nông nghiệp.
Thành phần kinh tế phi nông nghiệp mà đặc biệt là thương mại, dịch vụ sẽ phát
triển rất nhanh, nếu ngân hàng không bắt kịp nhịp độ phát triển này thì sẽ bỏ qua
một thị trường đầy tiềm năng.
5.2.1.2 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung hạn và dài hạn
Hiện nay trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất thì cho vay trung hạn chỉ chiếm
khoảng 3,88% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chưa đầu tư cho vay dài hạn
trong lĩnh vực này. Vì thế trong tương lai ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào
cho vay trung và dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân.
5.2.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
Đội ngũ nhân viên quyết định chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đây là đội
ngũ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, là bộ mặt của ngân hàng nên cần có
kiến thức tổng quát về ngân hàng để có thể giải thích, tư vấn cho khách hàng
những thủ tục, hình thức thanh toán sao cho có lợi nhất. Vì thế, chi nhánh NHNo
& PTNT Long Hồ cần tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức nghiệp
vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ và cách giao tiếp với khách hàng. Ngân hàng có
thể tự mở lớp đào tạo hoặc khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ chi phí học tập và
có những hình thức khen thưởng đối với những cán bộ có kết quả học tập tốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói: “Có tài mà không có đức là người vô
dụng”. Trong khi các cán bộ ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với “Tiền” dễ đưa
đến vi phạm đạo đức. Do đó cần có đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp.
Nên bên cạnh việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho các nhân viên ngân hàng
cần mở lớp giảng dạy về đạo đức, nêu những tấm gương đạo đức tốt để mọi
người noi theo và có hình thức khen thưởng để khuyến khích, đối với những cán
bộ vi phạm đạo đức cần xử phạt thích đáng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 76 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Tóm lại: đội ngũ nhân viên phải vừa có trình độ chuyên môn, đạo đức chuẩn
mực, hiểu biết tâm lý khách hàng, có thái độ lịch sự, nhã nhặn, có kiến thức về
văn hóa, kinh tế, pháp luật,..nói chung để khách hàng tin tưởng vào ngân hàng,
giúp uy tín ngân hàng ngày càng nâng cao.
5.2.1.4. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, xử lý thu hồi nợ
- Đa số những hộ nông dân đều có trình độ thấp nên họ ít khi đọc những gì
ghi trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng nói thời hạn trả nợ th ì họ
cứ nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới trả nợ được. Vì lúc họ làm xong một vụ
mùa thì chưa tới thời hạn trả, họ sẽ sử dụng số tiền vào việc khác nên khi đến hạn
trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho Ngân hàng. Việc hiểu sai quy
định này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Do đó cán bộ tín
dụng cần phổ biến cho họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn v à
giải thích sau khi khách trả hết nợ hoàn toàn thì làm hồ sơ vay lại không phải mất
uy tín với Ngân hàng.
- Để hạn chế nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải theo dõi vốn vay của
nông dân có đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng vì nông
dân ít khi vay tiền về mà họ sử dụng hết vào sản xuất, họ sẽ trích một phần vào
tiêu dùng vì vậy cán bộ tín dụng cần chia nhiều lần nhận nợ để đảm bảo vốn vay
sử dụng đúng mục đích.
- Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân, cần nghiêm túc làm rõ nguyên
nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến nợ quá hạn để có hướng xử lý
thích hợp cho từng món. Trong thu hồi nợ quá hạn cán bộ tin dụng phải biết
khuyến khích, động viên khách hàng tìm nguồnthu khác để trả nợ.
- Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những hộ có khả
năng trả nợ mà cố tình dây dưa không trả nợ, thì Ngân hàng nên khởi kiện khách
hàng này. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất
nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy công tác thu nợ của Ngân hàng sẽ
được thuận lợi hơn.
5.2.1.5. Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng
- Ngày nay với sự ra đời của nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh là điều tất
yếu, nhu cầu của “thượng đế” ngày càng cao đòi hỏi các ngân hàng càng phải
hoàn thiện hơn. Vì thế chăm sóc khách hàng phải được NHNo & PTNT Huyện
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 77 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Long Hồ đặt lên hàng đầu nhằm giữ chân và thu hút khách hàng. Chăm sóc
khách hàng tốt phải thể hiện được 3 yếu tố: Sản phẩm tốt, phong cách phục vụ
chuyên nghiệp, khả năng tư vấn tốt.
- Về sản phẩm: phải không ngừng tìm cách để thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tiện ích để khách hàng lựa chọn. Sản
phẩm tốt phải luôn được thay đổi để phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách
hàng. Đó là một trong những yếu tố giúp cho Ngân hàng giữ gìn và phát huy tối
đa mối quan hệ với hệ khách hàng cá nhân sẵn có vốn rất trung thành với Ngân
hàng, đồng thời phát triển hệ khách hàng mới.
- Về phong cách phục vụ: phong cách phục vụ trước hết là con người, là
cầu nối để chuyển sản phẩm ngân hàng đến với khách hàng. Phong cách phục vụ
được thể hiện từ những biểu hiện nhỏ như: một lời chào trân trọng, một lời cảm
ơn hay xin lỗi chân thành, một thái độ làm việc tích cực,…tất cả những yếu tố đó
tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp, để lại cho khách hàng nhiều ấn
tượng đẹp về Ngân hàng.
- Khả năng tư vấn khách hàng (một bước nâng cao của phong cách phục vụ
chuyên nghiệp). Tư vấn để hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng
phù hợp, tư vấn để đạt được lợi ích hài hòa giữa khách hàng và ngân hàng, tư vấn
nhằm tăng lợi ích cho khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Để làm được
điều này, bản thân mỗi nhân viên ngân hàng phải có một trình độ kiến thức nhất
định, biết tất cả các sản phẩm ngân hàng và thông thạo nghiệp vụ trong lĩnh vực
được phân công. Bên cạnh đó nhân viên ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu
của khách hàng. Họ là ai? Họ cần gì? Khả năng của họ như thế nào? Khả năng
phục vụ của Ngân hàng đến đâu? Từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp tốt nhất đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
5.2.1.6 Các biện pháp khác
Để việc đầu tư tín dụng đạt hiệu quả kinh tế- xã hội, chi nhánh NHNo &
PTNT Long Hồ cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn
để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Các ngân hàng nên phối hợp cung cấp thông tin về
khách hàng để phòng tránh rủi ro nợ quá hạn xảy ra.
Ngân hàng cần phải củng cố và tăng cường mới quan hệ tốt đẹp đã có với
các cấp chính quyền, quan trọng là hệ thống chính quyền cơ sở như: trưởng ấp,
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 78 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
công an ấp bên cạnh các tổ trưởng liên doanh bởi vì chính những người này là
nguồn cung cấp thông tin chính về khách hàng. Thực tế trong thời gian qua,
những người này rất năng nổ nhiệt tình giúp cán bộ tín dụng trong khâu kiểm tra,
thẩm định. Cán bộ tín dụng rất khó khăn hoàn thành hết công việc và trở nên quá
tải nếu như không có sự hậu thuẫn của lực lượng này.
Chi nhánh nên kết hợp với Phòng nông nghiệp hướng dẫn nông dân các
kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
khâu xử lý sau khi thu hoạch nhằm tăng năng suất, giảm thất thoát, tăng chất
lượng nông phẩm giúp nông hộ làm ăn có hiệu quả để trả vốn vay ngân hàng và
tăng thu nhập cho gia đình.
Ví dụ: thu hoạch lúa ngay mùa mưa bão, do phơi không được nên giảm chất
lượng hạt lúa, nông dân đành bán với giá rẻ do đó thu nhập không cao, có khi lỗ
vốn lấy gì trả nợ vay ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần kết hợp với Phòng nông
nghiệp của tỉnh trình diễn các loại máy sấy gia đình, tư vấn kỹ thuật sử dụng máy
cho bà con và ngân hàng sẽ giúp vốn để họ mua máy sử dụng. Làm được như thế
sẽ giảm thất thoát, tăng chất lượng hạt lúa nên tăng giá bán, giúp tăng thu nhập
cho nông hộ và tăng khả năng trả nợ vay ngân hàng.
5.2.2. Những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước
5.2.2.1. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến
Hiện nay, ở Vĩnh Long sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch được nông
dân bán ngay hoặc chỉ qua sơ chế thủ công rồi bán nên chất lượng và giá bán sản
phẩm không cao do đó thu nhập thấp. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có
chính sách hỗ trợ bằng cách thành lập các xí nghiệp xay xát, chế biến nông sản
nhằm làm tăng giá trị sử dụng cũng như chất lượng của nông sản và hạn chế tình
trạng ứ đọng nông sản trong mùa thu hoạch.
5.2.2.2. Chính sách giá cả
Khi đến mùa thu hoạch do sản phẩm nhiều nên ảnh hưởng đến thị trường,
giá cả nông sản giảm, do đó dù trúng mùa nhưng vì giá rẻ thì nông dân vẫn
không có lời. Khi vào vụ mới thì nhu cầu phân bón, thuốc trừ sâu là rất lớn làm
giá cả tăng vọt nên chí phí đầu tư cao làm giảm thu nhập của bà con. Thế nên,
Nhà nước cần hỗ trợ cho nông dân bằng cách lập một số nơi tập trung thu mua và
dự trữ nông phẩm trong mùa thu hoạch, dự trữ và cung ứng kịp thời phân bón,
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 79 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
thức ăn gia súc,… tránh trường hợp giá cả biến động. Làm được điều này sẽ giúp
nông dân yên tâm sản xuất tạo ra nhiều nông sản phục vụ nhu cầu của địa
phương và những vùng khác.
5.2.2.3. Làm tốt công tác thủy lợi, đê bao ngăn lũ
Thủy lợi có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc phát triển nông nghiệp nước ta.
Từ xưa, cha ông ta có câu “nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống” do đó công tác
thủy lợi cần được chính quyền địa phương quan tâm. Chủ động được nước bảo
đảm cho việc phát triển nhanh, vững chắc của nông nghiệp. Vì vậy, để việc sản
xuất của người nông dân có hiệu quả thì cần làm tốt công tác thủy lợi có nước
tưới tiêu cho vườn rau, luống khoai,…cũng như việc đắp đê ngăn nước lũ tràn về
tàn phá cây trồng.
5.2.2.4. Những biện pháp khác
Không thể phát triển nông thôn mà không cần đội ngũ trí thức. Vì thế, Nhà
nước cần có chính sách khuyến khích, đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp giỏi, có
tinh thần trách nhiệm hướng dẫn bà con tận tình. Khi người nông dân được nâng
cao trình độ họ sẽ hiểu được tầm quan trọng của đồng vốn vay và tìm cách nhân
rộng đồng vốn đó. Họ sẽ dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và vận
dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm có năng suất và chất lượng cao tăng thu nhập
cho gia đình. Một điều hết sức quan trọng là cần phải cấp giấy sử dụng cho tất cả
các loại đất (sổ bìa đỏ) để khách hàng có thể thế chấp vay vốn ngân hàng phát
triển sản xuất kinh doanh, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho bản thân,
cho xã hội.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 80 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Trong những năm qua, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đạt
được những thành tựu to lớn, biến nước ta từ nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu
lương thực trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu gạo trên
thế giới. Điều này khẳng định hướng đi hoàn toàn đúng đắn trong việc chọn nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Cùng với việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách đó người dân Vĩnh
Long đã vượt qua những khó khăn, thử thách giành được nhiều thắng lợi về mọi
mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã có những chuyển biến
tích cực, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày
càng đổi mới, số hộ đói không còn, số hộ nghèo ngày càng giảm, hộ làm ăn khá
giả ngày một tăng trong đó có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của chi nhánh
NHNo & PTNT Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò cùa ngân hàng Nông
nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nhưng chi nhánh NHNo & PTNT Long
Hồ luôn xác định đúng đối tượng để phục vụ, hướng về nông nghiệp và nông
thôn rộng lớn mà khách hàng đông đảo là các hộ nông dân. Ngân hàng không
ngừng hỗ trợ vốn để đáp ứng thiếu hụt về vốn trong sản xuất – kinh doanh mà
còn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đầu tư cho vay với dự án phát triển sản xuất
sau thu hoạch, cho nông dân vay để xây mới và sửa chữa nhà, nước sạch sinh
hoạt,…nhằm nâng cao điều kiện sống. Nhờ vào vốn của ngân hàng, nông dân đã
mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: nhiều giống cây trồng mới,
các tiến bộ công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được sử dụng để đưa sản lượng hàng
hóa ngày càng tăng góp phần nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi cũng như gia
tăng thu nhập cho người nông dân.
Chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ là chỗ dựa, là người bạn thân thiết
của hộ nông dân trong khu vực, bởi nó hợp lòng dân, hơn nữa góp phần không
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 81 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
nhỏ vào việc chống tình trạng cho vay nặng lãi, giúp nông dân yên tâm phát triển
sản xuất và sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả.
Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Long
Hồ đang đi theo chiều hướng tốt. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lãi. Nguồn thu nhập chính của ngân
hàng vẫn từ hoạt động tín dụng, trong đó tín dụng hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao
nhất. Với ưu điểm là thời gian thu hồi vốn nhanh, phân tán rủi ro và nhu cầu xã
hội tăng cao nên tín dụng hộ sản xuất sẽ được mở rộng trong thời gian tới. Đây là
loại hình tín dụng đặc trưng ở ngân hàng, đang được triển khai khá hiệu quả và
được sự đồng tình ủng hộ của khách hàng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân
hàng.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn
như hiện nay, NHNo & PTNT Huyện Long Hồ cần phải có chiến lược kinh
doanh thích hợp trong từng giai đoạn nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và
hạn chế thấp nhất rủi ro.
6.2. Kiến nghị
Trong thực tế vấn đề không đơn giản chút nào, nếu chỉ đầu tư vốn không
thôi thì chưa đủ điều kiện quyết định sự thành công của hộ sản xuất nông nghiệp
vì trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có nhiều đặc điểm khác với các lĩnh vực
khác, sản xuất tiêu thụ không ổn định, hơn nữa trong sản xuất thường xuyên gặp
nhiều rủi ro khách quan khó có thể dự đoán chính xác và lường trước hết hậu
quả. Chính vì vậy, ngoài sự góp vốn từ phía Ngân hàng cần có sự hỗ trợ tích cực,
đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp chính quyền địa phương,
Ngân hàng cấp trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất của hộ sản
xuất nông nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của Ngân hàng thuận lợi và ngày
càng hiệu quả hơn, sau đây là một số kiến nghị:
6.2.1 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long
Hiện nay, khu vực Long Hồ rất sôi động cạnh tranh quyết liệt v à ngày càng
gay gắt, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh từ lâu đã hướng
mạnh về thị trường Long Hồ. Cho nên sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh
là rất cần thiết:
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 82 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ
nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưới để hoạt động của các NH cấp dưới ngày càng
hiệu quả hơn.
Lựa chọn và vận dụng công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, đủ sức
tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học, công nghệ mới,
trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho NHNo & PTNT huyện
Long Hồ, bảo đảm đầy đủ điều kiện để các giao dịch thuận lợi, chính xác.
Duy trì phát động phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
đề ra, kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích tốt điển hình.
6.2.2 Đối với NHNo & PTNT huyện Long Hồ
Qua thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT
Long Hồ, em nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng
hộ nông dân của ngân hàng nói riêng thật sự có hiệu quả. Tuy nhiên, để hoạt
động tín dụng của ngân hàng ngày càng nâng cao và có hiệu quả hơn, em xin đề
xuất một số ý kiến sau:
- Ngân hàng kết hợp với công ty bảo hiểm: Ngân hàng cho vay vốn kết
hợp với hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi cho khách hàng, giới thiệu cho
mọi người biết để mua bảo hiểm. Điều này giúp cho người dân đỡ bị thiệt hại,
đồng thời giúp Ngân hàng thu được nợ đúng hạn.
- Kết hợp với các Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trạm bảo
vệ thực vật đưa ra những giải pháp phòng ngừa sâu bệnh, hướng dẫn nông dân
những phương án sản xuất, canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương
các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính
quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể huyện, xã
trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng
ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư gắn kết giữa sản xuất với chế biến và
tiêu thụ.
6.2.3. Đối với địa phương
- Đối với Chính phủ và các Bộ: cần sớm ban hành các văn bản pháp luật
cho phép tổ chức tín dụng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 83 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
và có những biện pháp hỗ trợ công tác này được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng
đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
- Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu
quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền
địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp
thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, xem xét và
quản lý chặt chẽ hơn khi xác nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khách
hàng thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng người dân có điều kiện tiếp cận đồng
vốn vay ngân hàng, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, cũng như giúp đỡ ngân hàng
trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ và phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi các
khoản nợ quá hạn.
- Thực hiện chính sách ưu đãi trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn huyện.
- Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao
ngăn lũ bảo vệ mùa thu hoạch cho hộ nông dân.
- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi,
cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.
Tăng cường công tác thông tin thị trường, đồng thời cần có chương trình khuyến
nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
thông qua phòng nông nghiệp.
- Cần khuyến khích bà con nông dân mua bảo hiểm cây lúa, vườn cây ăn
quả nhằm phục vụ tình trạng thiệt hại mất mùa hàng loạt khi thiên tai, dịch bệnh
xảy ra và cũng cần kết hợp với ngân hàng trong việc lựa chọn những biện pháp
khắc phục những thiệt hại trên. Đồng thời có những kiến nghị với cấp trên cần có
những chính sách khắc phục hậu quả giúp bà con bị thiệt hại ổn định sản xuất.
- Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập
huấn nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẳn sàng trả nợ vay khi đến hạn.
- Hiện tại, đối với những món vay có thế chấp, khách hàng phải làm hồ sơ
với thời gian đăng ký giao dịch dài và tập trung tại phòng tài nguyên môi trường
làm phát sinh nhiều khoản chi phí, mất thời gian của khách hàng. Vì vậy, xin
kiến nghị với chính quyền các cấp nếu có thể giảm thủ tục rờm rà để giảm được
chi phí cho khách hàng và thuận tiện hơn cho Ngân hàng khi tiến hành giải ngân.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ
GVHD: Nguyễn Thị Lương 84 SVTH: Nguyễn Thị Vĩnh An
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS Thái Văn Đại, ThS Bùi Văn Trịnh (2005). Bài Giảng “Tiền Tệ
Ngân Hàng”, Trường Đại Học Cần Thơ.
2. ThS Thái Văn Đại, (2007). Bài Giảng “Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân
Hàng Thương Mại”,Trường Đại Học Cần Thơ.
3. Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.S Thái Văn Đại (2006). Giáo trình
“Quản trị ngân hàng thương mại”.
4. Bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT
Huyện Long Hồ qua 3 năm 2006- 2008
5. Bảng cân đối tài khoản của NHNo & PTNT Huyện Long Hồ qua 3 năm
2006- 2008
6.. Sổ tay tín dụng sử dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
7. Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2009 của NHNo & PTNT huyện Long Hồ.
8. Báo cáo Kinh tế- xã hội, An ninh- Quốc phòng năm 2008, Phương
hướng kế hoạch năm 2009 Huyện Long Hồ.
www.kinhtehoc.net
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053598 Nguyen Thi Vinh An www.kinhtehoc.net.pdf