Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Cà Mau

M(C L(C Trang Chơng 1: GI)I THIU .1 1.1 LÝ DO CHMN N TÀI .1 1.2 MOC TIÊU NGHIÊN CPU 2 1.2.1 Mc tiêu chung .2 1.2.2 Mc tiêu c th 2 1.3 PHQM VI NGHIÊN CPU .2 1.3.1 Không gian nghiên c!u .2 1.3.2 Th#i gian nghiên c!u .2 Chơng 2: PH&ƠNG PHÁP LUN VÀ PH&ƠNG PHÁP NGHIÊN C+U 3 2.1 PH ƯSNG PHÁP LUTN 3 2.1.1 T ng quan v tín dng .3 2.1.1.1 Khái nim v tín dng .3 2.1.1.2 Bn cht và ch!c n(ng ca tín dng 3 2.1.1.3 Các hình th!c tín dng 4 2.1.3 Ri ro ca tín dng ngân hàng 4 2.1.3.1 Khái nim v ri ro tín dng .4 2.1.3.2 Các nguyên nhân d1n n ri ro tín dng 4 2.1.3.3 Thit h%i do ri ro tín dng gây ra .7 2.1.4 M,t s ch2 tiêu ánh giá hiu qu tín dng .8 2.1.4.1 Vn huy ,ng/ T ng nguKn vn 8 2.1.4.2 D n / T ng nguKn vn 8 2.1.4.3 D n / Vn huy ,ng .9 2.1.4.4 N xu/ T ng d n 9 2.1.4.5 N xu/ Doanh s cho vay 9 2.1.4.6 Doanh s thu n / D n bình quân 9 2.1.4.7 Doanh s thu n / Doanh s cho vay 9 2.1.5 Vai trò ca tín dng ngân hàng . 10 2.1.5.1 áp !ng nhu cu vn  duy trì quá trình sn xuUt  c liên tc Kng th#i góp phn u t phát trin kinh t 10 2.1.5.2 Thúc Uy nn kinh t phát trin . 10 2.1.5.3 Tín dng là công c tài tr cho các ngành king t kém phát trin và mVi nh&n . 10 2.1.5.4 Góp phn tác ,ng n vic t(ng c#ng ch , h%ch toán k toán ca các doanh nghip 11 2.1.5.5 T%o iu kin  phát trin các quan h kinh t vi nc ngoài . 11 2.1.6 Vn  huy ,ng vn . 11 2.1.6.1 Khái nim vai trò ca vn huy ,ng 11 2.1.6.2 Các hình th!c huy ,ng vn 12 2.1.6.3 Vn tin g'i là nguKn vn ch yu phc v cho ho%t ,ng kinh doanh ca Ngân hàng thơng m%i . 14 2.1.6.4 Các nguyên t/c trong vic qun lý tin g'i 15 2.2 PHƯSNG PHÁP NGHIÊN CPU . 16 2.2.1 Phơng pháp thu th$p s liu . 16 2.2.2 Phơng pháp phân tích 16 Chơng 3: KHÁI QUÁT V, NGÂN HÀNG -U T& VÀ PHÁT TRI.N CHI NHÁNH CÀ MAU 17 3.1 TWNG QUAN VN NGÂN HÀNG XU TƯ VÀ PHÁT TRIYN CHI NHÁNH CÀ MAU 17 3.1.1 T ng quát v Ngân hàng u t và phát trin Vit Nam 17 3.1.2 T ng quát v Ngân hàng u t và phát trin Vit Nam chi nhánh Cà Mau . 18 3.1.2.1 L"ch s hình thành Ngân hàng u T và Phát Trin chi nhánh Cà Mau . 18 3.1.2.2 Ch!c n(ng ca các phòng ban . 20 3.2 ÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VN TÌNH HÌNH HOQT ZNG C[A NGÂN HÀNG XU TƯ VÀ PHÁT TRIYN CHI NHÁNH CÀ MAU 24 3.3 NH\NG THUTN L]I, KHÓ KH^N VÀ PHƯSNG HƯ_NG HOQT ZNG KINH DOANH C[A NGÂN HÀNG TRONG TH`I GIAN T_I . 28 3.3.1 Thu$n l i . 28 3.3.2 Khó kh(n . 39 3.3.3 Phơng hng ho%t ,ng kinh doanh ca Ngân hnàg trong th#i gian ti29 Chơng 4: PHÂN TÍCH HOT %NG TÍN D(NG TI NGÂN HÀNG -U T& VÀ PHÁT TRI.N CHI NHÁNH CÀ MAU . 31 4.1 PHÂN TÍCH HOQT ZNG HUY ZNG VaN TQI NGÂN HÀNG XU TƯ VÀ PHÁT TRIYN CHI NHÁNH CÀ MAU 31 4.1.1 Cơ cu nguKn vn ca Ngân hàng . 31 4.1.2 ánh giá khái quát tình hình huy ,ng vn t%i Ngân hàng . 33 4.1.3 Phân tích và ánh giá th c tr%ng công tác huy ,ng vn tin g'i ng/n h%n t%i Ngân hàng u T và Phát Trin chi nhánh Cà Mau . 36 4.2 PHÂN TÍCH HOQT ZNG TÍN DONG TQI NGÂN HÀNG XU TƯ VÀ PHÁT TRIYN CHI NHÁNH CÀ MAU 39 4.2.1 ánh giá khái quát chung tình hình tín dng t%i Ngân hàng . 39 4.2.1.1 Phân tích ho%t ,ng tín dng theo th#i h%n 42 4.2.1.2 Phân tích ho%t ,ng tín dng theo ngành kinh t . 48 4.2.3 M,t s ch2 tiêu ánh giá hiu qu ho%t ,ng tín dng t%i Ngân hàng 56 4.2.3.1 Vn huy ,ng/ T ng nguKn vn 56 4.2.3.2 D n / T ng nguKn vn 57 4.2.3.3 D n / Vn huy ,ng . 57 4.2.3.4 N xu/ T ng d n 58 4.2.3.5 Doanh s thu n / Doanh s cho vay 58 4.2.3.6 Doanh s thu n / D n bình quân 58 4.2.3.7 N xu/ Doanh s cho vay 58 4.2.4 Nh+ng nguyên nhân d1n n ri ro trong ho%t ,ng tín dng t%i Ngân hàng u T và Phát Trin Cà Mau 59 Chơng 5: CÁC BIN PHÁP NH/M LÀM TNG NGU0N VN TI,N G1I VÀ NÂNG CAO HIU QU CHO VAY TI NGÂN HÀNG -U T& VÀ PHÁT TRI.N CHI NHÁNH CÀ MAU . 61 5.1 NH\NG BIbN PHÁP NHcM LÀM T^NG NGUdN VaN TINN GeI 5.1.1 i vi Ngân hàng Nhà nc và Ngân hàng u T và Phát Trin Vit Nam 61 5.1.2 i vi Ngân hàng u T và Phát Trin Cà Mau 62 5.2 NH\NG BIbN PHÁP NHcM NÂNG CAO HIbU QUf CHO VAY 66 5.2.1 i vi Ngân hàng Nhà nc 66 5.2.2 V mi quan h i vi các cơ quan h+u quan 66 5.2.3 i vi Ngân hàng u T và Phát Trin Cà Mau 66 Chơng 6: K2T LUN VÀ KI2N NGH3 68 6.1 KgT LUTN . 68 6.2 KIgN NGHh 69 TÀI LIbU THAM KHfO . 71 PHO LOC 1 72

pdf85 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Chi nhánh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời hạn TD qua 3 năm 2006 - 2008 Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm qua các năm. Tuy nhiên, tuỳ vào loại nợ xấu ngắn hạn hay trung - dài hạn mà có tỷ trọng và tốc độ giảm khác nhau trong tổng nợ xấu. Cụ thể là : Đối với nợ xấu ngắn hạn chiếm 38,4% tổng nợ xấu vào năm 2006, chiếm 61,5% vào năm 2007, và chiếm 58,1% vào năm 2008. Tỷ trọng nợ xấu tăng lên mà tổng nợ xấu giảm trong khi doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ đều tăng điều đó chứng tỏ là Ngân hàng đã tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn vì Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ thân thiết với những khách hàng có uy tín nên đã hạn chế được rủi ro và vì thế chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được nâng cao. Tín dụng ngắn hạn sẽ là hoạt động mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 48 Đối với nợ xấu trung - dài hạn thì cũng đang có xu hướng giảm. Nợ xấu trung - dài hạn chiếm tỷ trọng lớn vào năm 2006 và có sự tăng giảm khác nhau vào năm 2007, 2008. Cụ thể, năm 2006 khoản nợ này chiếm 61,6%, năm 2007 chiếm 38,5% và năm 2008 là 41,9%. Khoản nợ này cao vào năm 2006 là do các khoản nợ xấu năm trước chuyển sang, những khoản nợ khó đòi mà Ngân hàng chưa thu về. Tuy nhiên khoản này đã giảm bớt vào năm 2007 là do Ngân hàng đã dùng những chính sách mạnh để thu về một phần của những khoản nợ đó làm cho nợ xấu trung – dài hạn giảm xuống. Năm 2008, nợ xấu này lại tăng nhẹ là do tình hình kinh tế rất khó khăn, nên một số khách hàng không trả nợ kịp thời làm cho khoản này cũng tăng lên. 4.2.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế: Phân loại hoạt động tín dụng ngân hàng BIDV Cà Mau theo ngành cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong việc cấp tín dụng của Chi nhánh. Với việc đa dạng hoá tín dụng, NH sẽ mở rộng phạm vi cho vay nhưng vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà NH có lợi thế là cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách phân loại này cho phép Chi nhánh theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, đảm bảo hạn mức và chính sách mở rộng cho phù hợp.  Doanh số cho vay: BẢNG 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CNCB Thủy sản XK 2.278.667 80,3 1.820.643 75,0 2.091.113 80 -458.024 -20,1 270.470 14,9 Xây dựng 387.491 13,7 412.679 16,9 313.667 12 25.188 6,5 -99.012 -24,0 Thương mại-dịch vụ 69.915 2,5 72.826 3,0 130.695 5 2.911 4,2 57.869 79,5 Tiêu dùng 102.322 3,6 121.376 5,1 78.416 3 19.054 18,6 -42.960 -35,4 Tổng 2.838.395 100,0 2.427.524 100,0 2.613.891 100 -410.871 -14,5 186.367 7,7 Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 49 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Doanh số cho vay theo ngành kinh tế CNCB Thủy sản XK Xây dựng Thương mại-dịch vụ Tiêu dùng Hình 8: Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay theo ngành ở Chi nhánh được chia ra thành 4 loại gồm CNCB thủy sản xuất khẩu, xây dựng, thương mại-dịch vu và tiêu dùng. Trong đó ta thấy tỷ trọng cho vay CNCB Thuỷ sản XK luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số số cho vay (>70%) cụ thể là năm 2006 khoản mục này chiếm 80,3%, năm 2007 chiếm 75%, năm 2008 chiếm 80%. Nguyên nhân mà doanh số cho vay của ngành CNCB Thuỷ sản XK luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay là do đặc điểm kinh tế của địa phương la ngành thuỷ sản. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với các tỉnh ĐBSCL và tính đến năm 2007 thì Cà Mau đã có 21 công ty với 27 xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Do vậy mà ở địa phương có nhu cầu vốn lớn để mua sắm, xây dựng các công nghệ hiện đại để chế biến hải sản xuất khẩu và để mua được nguồn thuỷ hải sản từ phía các thương lái, người dân…vì vậy mà tỷ trọng ngành này luôn cao. Doanh số cho vay năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là 458.024 triệu đồng tương đương với giảm 20,1%. Năm 2008, doanh số cho vay của CNCB Thuỷ sản XK đã tăng trở lại. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do năm 2007 có quá nhiều công ty chế biến thủy sản được xây dựng lên nhưng tình hình thủy sản địa phương không mấy khả quan đặc biệt là việc nuôi tôm do mô hình nuôi tôm ở đây là mô hình nuôi tôm tự nhiên, không chủ động trong sản xuất mà phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, điều kiện tự nhiên kém hiệu www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 50 quả dẫn đến tôm chết diễn ra ở nhiều nơi làm cho công suất chế biến cũng như xuất khẩu của các nhà máy, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vào năm 2008 thì người dân Cà Mau đã tập trung nhiều vào nuôi tôm công nghiệp nên sản lượng tôm đã tăng lên vì vậy mà nhu cầu vay vốn để chế biến tôm cũng tăng lên. Ngoài một số khách hàng truyền thống của chi nhánh trong lĩnh vực thủy sản như Công ty CP thủy hải sản Minh Phú, Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí, Seaprimexco… năm 2008 Chi nhánh còn cho vay thêm một số khách hàng khác vì thế mà doanh số cho vay CNCB Thủy sản XK của Chi nhanh tăng lên. Đối với cho vay xây dựng, thương mại - dịch vụ, tiêu dùng đều chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Trước tiên là doanh số cho vay xây dựng năm 2006 chiếm 13,7%, năm 2007 chiếm 16,9% và năm chiếm 12% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay xây dựng đã tăng 25.188 triệu đồng tương đương tăng 6,5% vào năm 2007. Nguyên nhân là do ở địa phương có nhiều công trình cần được xây dựng, nâng cấp do đó những nhà thầu muốn xây dựng phải có năng lực tài chính để đảm bảo công trình được hoàn thành vì thế mà doanh số cho vay xây dựng đã tăng lên. Tuy nhiên, do kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng tăng lên làm cho giá cả hàng hóa tăng lên nên việc xây dựng không mang lại lợi nhuận cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng tương đối chậm, một phần là do việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay vào năm 2008 do đó mà doanh số cho vay đã giảm cụ thể là doanh số cho vay năm 2008 giảm 99.012 triệu đồng tương đương giảm 24%. Đối với cho vay thương mại - dịch vụ, tỷ trọng của nó chiếm 2,5% trong tổng doanh số cho vay vào năm 2006, 3% năm 2007 và 5% vào năm 2008. Doanh số cho vay thương mại - dịch vụ đã tăng qua các năm cụ thể là năm 2007 đã tăng 2.911 triệu đồng tương đương tăng 4,2% so với năm 2006, năm 2008 tăng 57.869 triệu đồng tương đương tăng 79,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là do Cà Mau đang trên đường phát triển, nhiều doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được thành lập để cung cấp những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí cho người dân ngày càng mở rộng. Vì thế mà nhu cầu vay để phục vụ cho việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, tạo ra nhiều hoạt động mới www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 51 lạ hấp dẫn… do đó doanh số cho vay thương mại - dịch vụ đã tăng lên qua các năm. Đối với cho vay tiêu dùng, tỷ trọng của nó chiếm 3,6% vào năm 2006, chiếm 5,1% vào năm 2007 và 3% vào năm 2008. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2007 đã tăng 19.054 triệu đồng tương đương tăng 18,6% so với năm 2006 nhưng vào năm 2008 doanh số này giảm 42.960 triệu đồng tương đương giảm 35,4% so với năm 2007. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua xe,…ngày càng tăng. Do đó mà nhu cầu vay tiêu dùng tăng và làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên doanh số cho vay này lại giảm vào năm 2008 là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa đắt đỏ người dân hạn chế tiêu dùng và do Ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn nên cũng giảm bớt cho vay tiêu dùng.  Dư nợ: BẢNG 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CNCB Thủy sản XK 405.978,1 83,8 738.941,1 80,6 922.338,1 89,0 332.936 82,0 183.424 24,8 Xây dựng 45.998,0 9,5 105.592 11,5 33.134 3,2 59.594 129,6 -72.458 -68,6 Thương mại-dịch vụ 14.786,0 3,1 33.354 3,7 65.286 6,3 18.568 125,6 31.932 95,8 Tiêu dùng 18.011,0 3,7 38.739 4,2 15.11. 1,5 20.728 115,1 -23.629 -61,0 Tổng 484.773,1 100,0 916.559,1 100,0 1.035.868,1 100,0 431.826 89,1 119.309 13,0 Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp Do chi nhánh phần lớn đầu tư vào ngành CNCB thủy sản nên dư nợ của ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Nguồn vốn cho các ngành CNCB thủy sản chủ yếu là hổ trợ cho các doanh nghiệp thu mua tôm nguyên liệu, chi trả tiền hàng….bù đắp khoản thếu hụt tạm thời, vòng quay vốn nhanh (khoảng 3 tháng), vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ được nguồn vốn tạm thời, vừa giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt vốn cho vay đúng ngành, có thể sử dụng đồng vốn cho vay tốt hơn nữa. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 52 trong ngành xuất khẩu thủy sản quan hệ với nhiều Ngân hàng và các doanh nghiệp chi nhánh đang cho vay trước đây là khách hàng của Ngân hàng khác trên địa bàn. Nên hầu hết tài sản của các doanh nghiệp trước đây đã thế chấp tại các ngân hàng khác, chi nhánh chủ yếu cho vay tín chấp trong lĩnh vực này. Dư nợ CNCB Thủy sản có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ CNCB Thủy sản đã tăng 332.936 triệu đồng tương đương tăng 82% so với năm 2006 mà nguyên nhân chủ yếu là dư nợ đầu kỳ tương đối cao tức là các khoản vay chưa đến hạn cần phải thu về cao đồng thời là do doanh số thu nợ đã giảm dẫn đến dư nợ cũng giảm theo. Năm 2008 dư nợ tăng 183.424 triệu đồng tương đương tăng 24,8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do sự tăng lên của số lượng thuỷ hải sản dẫn đến các công ty chế biến có nhu cầu vay vốn nhiều làm cho doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ tăng lên, một phần là do có những món nợ đến thời điểm hiện tai chưa thu về cũng làm cho dư nợ tăng lên. Dư nợ ngành xây dựng năm 2007 tăng 59.594 triệu đồng tương đương tăng 129,6% so với năm 2006, và năm 2008 giảm 72.458 triệu đồng tương đương giảm 68,6% so với năm 2007. Dư nợ giảm là do ảnh hưởng doanh số thu nợ tăng tức là Ngân hàng luôn tìm cách thu nợ tốt. Dư nợ ngành thương mại - dịch vụ và tiêu dùng cũng đều tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của doanh số cho vay tăng và tình hình thu nợ tốt làm cho dư nợ tăng lên.. Thể hiện qua biểu đồ sau: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 % năm 2006 năm 2007 năm 2008 Năm Dư nợ theo ngành kinh tế CNCB Thủy sản XK Xây dựng Thương mại-dịch vụ Tiêu dùng Hình 9: Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 53  Doanh số thu nợ: BẢNG 12: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CNCB Thủy sản XK 1.834.788 76,2 1.487.707 74,5 1.907.689 76,5 -413.889 -17,2 419.982 28,2 Xây dựng 343.402 14,3 353.085 17,7 386.125 15,5 9.683 2,8 33.040 9,3 Thương mại-dịch vụ 48.784 2,0 54.258 2,7 98.763 3,9 5.474 11,2 44.505 82,0 Tiêu dùng 182.613 7,6 100.648 5,1 102.045 4,1 -81.965 44,9 1.397 1,4 Tổng 2.409.587 100,0 1.995.698 100,0 2.494.622 100,0 -413.889 -17,2 498.924 25,0 Phòng: Kế hoạch – tổng hợp 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % năm 2006 năm 2007 năm 2008 Năm Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế CNCB Thủy sản XK Xây dựng Thương mại-dịch vụ Tiêu dùng Hình 10: Tình hình thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh số thu nợ cũng tương đối tốt. Cùng với doanh số cho vay và dư nợ ngành CNCB thuỷ hải sản cao thì doanh số thu nợ của ngành này cũng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 54 kinh tế từng năm, doanh số cho vay và dư nợ từng ngành của Chi nhánh tăng hay giảm mà doanh số thu nợ cũng có sự khác nhau. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ ngành CNCB thủy sản giảm 17,2% so với năm 2006, nhưng năm 2008 doanh số này đã tăng 28,2% so với năm 2007. Doanh số thu nợ ngành xây dựng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 2,8% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 9,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng đủ tiêu chuẩn, không cho vay tín chấp. Doanh số thu nợ ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy ngành thương mại - dịch vụ hoạt động cũng đạt được hiệu quả cao nên tình hình thu nợ cũng rất khả quan. Nhìn qua bảng trên ta thấy hiệu quả thu nợ tiêu dùng có sự giảm sút vào năm 2007 cụ thể là giảm 81.965 triệu đồng tương đương giảm 44,9% so với năm 2006 nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn nên người dân không có tiền để trả nợ. Tuy nhiên, doanh số thu nợ năm 2008 tăng 1.397 triệu đồng so với 2007 tương đương tăng 1,4%, điều này do Chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo về kiểm soát hoạt động tín dụng, tạm thời dừng việc cho vay tiêu dùng mua sắm các mặt hàng xa xỉ, đồng thời tích cực có biện pháp thu hồi các khoản nợ trước đây…  Nợ xấu: BẢNG 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % CNCB Thủy sản XK 8.052,0 47,9 5.032 59,5 4.127 56,4 -3.020,0 -37,5 -905 -18,0 Xây dựng 4.179,0 24,9 1.498 17,7 1.025 14,0 -2.681,0 -64,2 -473 -31,6 Thương mại-dịch vụ 1.690,7 10,1 798 9,1 725 9,9 -892,7 -52,8 -73 -9,2 Tiêu dùng 2.895,0 17,2 1.165 13,8 1.442 19,7 -1.730,0 -59,8 277 23,8 Tổng 16.816,7 100,0 8.463 100,0 7.319 100,0 -8.353,7 -49,7 -1.144 -13,5 Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 55 0 10 20 30 40 50 60% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm Nợ xấu theo ngành kinh tế CNCB Thủy sản XK Xây dựng Thương mại-dịch vụ Tiêu dùng Hình 11: Tình hình nợ xấu theo phân ngành kinh tế qua 3 năm 2006 - 2008 Qua bảng số liệu và biểu đồ tình hình nợ xấu phân theo ngành ta thấy nợ xấu đã giảm dần qua các năm. Điều này thể hiện chất luợng tín dụng của các khoản vay ngày càng kiểm soát chặt chẽ, tránh được trường hợp cho khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay, mặt khác nó thể hiện công tác thu hồi nợ ở Chi nhánh đạt hiệu quả tương đối tốt. Phòng xử lý rủi ro tại Chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời để thu hồi nợ, không để cho các khoản nợ này chuyển sang nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc, còn những khoản nợ truớc đây phòng cũng từng buớc tìm phuơng án thu hồi tuỳ vào đặc điểm của từng khoản vay, từng loại khách hàng. Bên cạnh đó,khách hàng vay có thiện chí trả nợ, đây là yếu tố cơ bản quan trọng trong việc thu hồi nợ tại chi nhánh, khi hoạt động kinh doanh của khách hàng này có hiệu quả trở lại thì họ trả nợ cho ngân hàng. Nợ xấu ở các ngành CNCB thuỷ sản xuất khẩu, xây dựng, thuơng mại-dịch vụ đều giảm, dù mức độ giảm không nhiều vì qua các năm tình hình kinh tế có nhiều biến động khác nhau ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu tiêu dùng lại tăng vào năm 2008 mà nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu để mua các sản phẩm tiêu dùng phục vụ www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 56 đời sống, các khoản vay này thuờng là các khoản vay trung hạn, khi thu nhập của họ có biến động sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ lãi và nợ cho chi nhánh,làm cho việc thu hồi nợ của chi nhánh chậm. 4.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BẢNG 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn huy động Triệu đồng 343.178,7 230.127,0 145.559,0 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 531.714,5 428.573,0 561.717,0 Tổng dư nợ Triệu đồng 484.773,1 916.599,1 1.045.868,1 Tổng doanh số cho vay Triệu đồng 2.838.395,0 2.427.524,0 2.613.891,0 Tổng doanh số thu nợ Triệu đồng 2.409.587,0 1.995.698,0 2.494.622,0 Tổng dư nợ bình quân Triệu đồng 270.369,1 700.686,1 976.213,6 Tổng nợ xấu Triệu đồng 16.816,7 8.463,0 7.319 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 64,5 53,7 25,9 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 91,2 213,9 184,4 Dư nợ/ Vốn huy động % 141,3 398,3 711,7 Nợ xấu/ Tổng dư nợ % 3,5 0,9 0,7 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay % 84,9 82,2 95,4 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân Vòng/năm 8,9 2,8 2,6 Nợ xấu/ Doanh số cho vay % 0,6 0,4 0,3 Nguồn: tính toán từ các bảng 4.2.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng, cho biết nguồn vốn của Ngân hàng có phụ thuộc vào Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam hay không. Qua số liệu cho thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn ngày càng giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 64,5% sang năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 53,7% và tỷ lệ này càng thấp hơn vào năm 2008 là www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 57 25,9%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động tại chổ của Ngân hàng chwa cao và đang có nguy cơ xuống dốc, Chi nhánh còn phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng Trung ương. Hoạt động Ngân hàng chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn huy động, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 70% trên tổng nguồn vốn thì mới tốt. ở đây nguông vốn huy động của Ngân hàng chiếm một tỷ lệ quá nhỏ, nó chưa giữ được vai trò chủ lực trong tổng nguồn vốn và còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Đây là một điểm hạn chế của Chi nhánh vì thế mà Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để thu hút được lượng tiền gởi của tất cả các thành phần kinh tế để Ngân hàng có nguồn vốn huy động cao hơn nhằm chủ động hơn trong công tác cho vay và đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn cho Chi nhánh. 4.2.3.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng đã tập trung vốn tốt cho hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này luôn đạt rất cao (trên 90%) qua 3 năm: năm 2006 tỷ lệ này là 91,2%, năm 2007 là 213,9% và năm 2008 là 184,4%. Chỉ tiêu này cao là do Chi nhánh chú trọng nhiều đến cho vay ngắn hạn, để có thể thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro hơn cho vay trung – dài hạn nên đảm bảo được mục tiêu an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, Do cho vay trung – dài hạn thường lãi suất cao hơn nên cũng mang về nguồn thu từ lãi lớn do đó Chi nhánh cần cơ cấu hài hoà trong việc cho vay trung – dài hạn để hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. 4.2.3.3 Dư nợ/ Vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì nguồn vốn bị ứ đọng, công tác tín dụng chưa đạt hiệu quả. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này ở Ngân hàng rất cao qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 141,26 %, năm 2007 tỷ lệ này đạt 398,3% và năm 2008 tỷ lệ này lên tới 711,7%. Điều này cho thấy rất khả năng sử dụng vốn tại Chi nhánh là rất cao ngoài việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, Chi nhánh còn sử dụng ngày càng nhiều nguồn vốn điều chuyển. Ngân hàng cần xem xét kỷ trước khi cho vay để tránh cho vay tràn lan, kém hiệu quả www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 58 4.2.3.4 Nợ xấu/ Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này được chấp nhận ở mức tối đa là 5%, nếu vượt quá tỷ lệ này thì Ngân hàng đang ở trong tình trạng báo động. Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tỷ lệ này tương đối thấp và ngày càng giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006 tỷ lệ này là 3,5% đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,9% và tỷ lệ này chỉ ở mức 0,7% vào năm 2008. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã và đang dùng mọi biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng mình. 4.2.3.5 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ tại Chi nhánh luôn đạt ở mức cao cụ thể tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay vào năm 2006 là 84,9%, năm 2007 là 82,2%, và năm 2008 là 95,4%. Điều này cho thấy BIDV Cà Mau luôn luôn sáng suốt trong cho vay tức là không vì chạy theo lợi nhuận mà chấp nhận rủi ro cao, luôn tìm mọi cách để có thể thu nợ tốt. Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của BIDV Cà Mau đã nỗ lực hết mình. 4.2.3.6 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có sự giãm dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 có số vòng quay là 8,9 vòng/năm, năm 2007 là 2,8 vòng/năm, năm 2008 là 2,6 vòng/năm.Vòng quay vốn tín dụng chịu ảnh hưởng bởi doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Doanh số thu nợ của Chi nhánh tương đối cao. Dư nợ bình quân thì tăng qua các năm do đó số vòng quay ngày càng giảm xuống. Doanh số thu nợ cao là do ngân hàng đã có chính sách thu nợ tốt, chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay còn dư nợ bình quân tăng qua các năm là do ngân hàng cho vay ngày càng nhiều. 4.2.3.7 Nợ xấu/ Doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro có thể xãy ra. Tỷ lệ rủi ro tại Chi nhánh rất thấp và giảm dần qua các năm cụ thể là năm 2006 tỷ lệ này là 0,6%, năm 2007 là 0,4% và đến năm 2008 thì tỷ lệ này chỉ còn 0,3 %. Điều này cho www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 59 thấy Ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp tức là công tác tín dụng của Ngân hàng luôn được bảo đảm an toàn. Qua đó cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm, chú ý đến công tác thẩm định cho vay cũng như khi thu nợ. 4.2.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau Nếu như hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường rủi ro xuất hiện là yếu tố tất yếu, thì trong quan hệ cho vay, nó càng thể hiện rõ ràng hơn bởi đặc thù của quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu. Hoạt động Ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình rủi ro, nhưng tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro này rất phức tạp nó có thể xảy ra từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như: - Trong cho vay bên cạnh hồ sơ vay vốn thì còn kèm theo hồ sơ về tài sản thế chấp cầm cố hay hợp đồng bảo lãnh nhưng một số trường hợp tài sản thế chấp mà khi khách hàng không trả được nợ thì không thể phát mãi được tài sản đó bởi vì do sơ xuất trong khi cho vay về hồ sơ như không đủ hồ sơ pháp lý để phát mãi tài sản, hay tài sản phát mãi mà không đủ chi phí để trả nợ Ngân hàng dẫn đến rủi ro. Hay trường hợp người bảo lãnh không đồng ý thanh toán thay cũng dẫn đến rủi ro. - Khoản cho vay chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, thẩm định, kiểm tra, xác định đúng tư cách pháp nhân, thể nhân của người vay. - Không thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở vay vốn. - Những rủi ro từ phía thị trường do cạnh tranh mất thị trường tiêu thụ, khách hàng không sử dụng sản phẩm của công ty đó nữa mà chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế chất lượng cao hơn, người vay không thể tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến mất khả năng thanh toán không thể trả được nợ cho Ngân hàng . - Môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô thường hay thay đổi trong quá trình đổi mới để vươn đến hoàn thiện hơn. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 60 - Pháp lệnh về kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực để mọi người thực hiện một cách đồng bộ. - Hệ thống phòng ngừa rủi ro chưa thật sự phát huy hiệu quả tích cực của nó. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 61 Chương 5 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM LÀM TĂNG NGUỒN VỐN TIỀN GỞI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU 5.1 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM LÀM TĂNG NGUỒN VỐN TIỀN GỞI 5.1.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh là một vấn đề sống còn đối với các Doanh nghiệp nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng. Nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của BIDV Cà Mau, cũng như của cả hệ thống Ngân hàng + Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định về lãi suất và thị trường đãm bảo Ngân hàng cạnh tranh lành mạnh với nhau. + Ngân hàng Nhà nước phải luôn tạo mọi điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Cụ thể là tăng cường cổ phần hoá các Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước hoạt động tốt hơn. Một trong số Ngân hàng Nhà nước đó là BIDV + Ngân hàng Nhà nước phải luôn có chính sách điều tiết nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, vàng bằng những chính sách tiền tệ có thể. Việc cung ứng lượng tiền tệ vào lưu thông phải được kiểm soát nghiêm ngặt để duy trì ổn định giá trị của đồng tiền. Khi lạm phát cao biểu hiện là đồng tiền bị mất giá thì người dân sẽ hạn chế tích luỹ đồng nội tệ mà sẽ chuyển sang xu hướng tích luỹ những vật giá có giá trị như vàng, ngoại tệ mạnh, bất động sản… đồng thời tránh tình trạng đột biến giá vàng vì khi giá vàng biến động người dân sẽ rút tiền gửi Ngân hàng để kinh doanh vàng gây ảnh bất ổn đến nền kinh tế, xã hội. + Ngân hàng Nhà nước phải đồng bộ cơ chế pháp lý, những quy định đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu không có sự chồng chéo, mâu thuẫn với thực tiễn. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 62 + Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cần hướng dẫn các Chi nhánh các quy định, chính sách mới trước khi đưa ra thực hiện. Tăng cường đưa ra những chính sách huy động tốt hơn cũng như hạn chế điều chuyển vốn để các Ngân hàng Chi nhánh có thể các Chi nhánh có thể tự tìm ra cách huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng để có thể kinh doanh tốt hơn. + Nhà nước cần duy trì quản lý vĩ mô theo hiến pháp và pháp luật tránh can thiệp vào nền kinh tế thị trường bằng những quyết định cứng nhắc gây khó khăn, xáo trộn hoặc ràng buộc không cần thiết đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Ngân hàng. + Nhà nước không nên đánh thuế thu nhập từ tiền gởi của dân cư, miễn giảm thuế cho Ngân hàng trên cơ sở các Ngân hàng phải tăng lãi suất chính trị theo tỷ lệ giảm thuế đó để thu hút tiền gởi của dân vào Ngân hàng và tạo điều kiện cải thiện nâng cao đời sống người dân. 5.1.2 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau Qua phân tích và đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau, ta thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng có xu hướng giảm qua 3 năm, chính vì vậy Chi nhánh Cần thực hiện những biện pháp sau để huy động vốn tiền gởi: + Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất vì lãi suất chính là nhân tố mà khách hàng quan tâm, lãi suất phải hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là chi nhánh phải đưa ra được một mức lãi suất hợp lý làm sao có thể bù đắp chi phí cơ hội của khách hàng khi gởi tiền vào ngân hàng. + Ngân hàng cần lắp đặt thêm máy ATM ở các chợ, siêu thị và khu đông dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng gởi và rút tiền, giúp ngân hàng quản lý và phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm được chi phí thành lập các phòng giao dịch. + Tiến hành tiếp thị để mở tài khoản tiền gởi cho các đối tượng có thu nhập hoặc nguời có thu nhập thường xuyên như trường học, bệnh viện, ban quản lý các dự án, xí nghiệp, công ty.... + Mở rộng chiến luợc Marketting, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin như truyền hình, truyền thanh, băng rol, tờ rơi, tờ buớm và đưa ra www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 63 những chương trình khuyến mãi hấp dẫn với nhiều loại hình tiền gởi đa dạng sẽ thu hút được nhìều khách hàng gởi tiền vào ngân hàng. + Ngân hàng cần thực hiện một số hình thức khuyến khích khách hàng như vào các ngày Lễ, Tết, sinh nhật của những khách hàng lớn chi nhánh cần có những món quà thể hiện sự quan tâm đến khách hàng. Những món quà này nên có những nội dung, hình ảnh của Ngân hàng. Từng thời kỳ tổ chức quay xổ số thưởng đối với sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, ...v...v... + Đối với các khách hàng lớn, thường xuyên có chính sách ưu đãi cho cả tiền gởi và tiền vay. Lãi suất ưu đãi này chỉ dành riêng cho những đơn vị cụ thể có tài khoản tiền gởi thường xuyên, số dư trung bình cao và có quan hệ tín dụng tốt. + Cần có chính sách khen thưởng thích đáng đối với cán bộ công nhân viên Ngân hàng có thành tích trong huy động vốn, các cá nhân, Doanh nghiệp giới thiệu khách hàng giao dịch với Ngân hàng. Thưởng cho các Doanh nghiệp có số dư tiền gởi thường xuyên từ 1 tỷ đồng trở lên, số dư tiền gởi có kỳ hạn từ 300 triệu trở lên. + Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chi nhánh cần cải tiến thủ tục gởi và rút tiền sao cho thật đơn giản, nhanh gọn nhưng vẫn đầy đủ các yếu tố pháp lý, thay vì khách hàng viết 2 loại giấy gởi và giấy rút bằng một giấy chung, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Hơn nữa, để đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng chi nhánh nhận tiền gởi tiết kiệm bán kỳ phiếu trái phiếu và thanh toán lãi và vốn tại tư gia, người dân có thể gởi tiền ở một nơi nhưng có thể rút ở nhiều nơi. Việc này đòi hỏi Ngân hàng phải thay đổi các mẫu sổ tiết kiệm để khi Ngân hàng chi trả có thể phân biệt được thật hay giả hoặc có thể kiểm tra đối chiếu thuận tiện. + Đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội tiền gởi của các tổ chức này là một nguồn vốn lớn của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng cần phải có những chính sách phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng cụ thể: - Duy trì và cũng cố quan hệ với các khách hàng truyền thống như Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia, Cục Đầu tư và phát triển Cà Mau, Bưu điện tỉnh Cà Mau, Công ty Xây dựng Cà Mau bằng lãi suất ưu đãi cao hơn lãi suất tiền gởi mà Ngân hàng đang áp dụng, đơn giản thủ tục cho vay, cho vay với mức lãi suất ưu đãi .. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 64 - Tiếp tục tìm kiếm, lựa chọn để đầu tư khép kín một số khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Đối với khách hàng mới quan hệ tiền gởi, tiền vay hoặc thanh toán nhiều với Ngân hàng, Ngân hàng cần phải thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt như không thu phí chuyển tiền trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư, phí thanh toán bù trừ đối với các đơn vị. Đối những khách hàng tiềm ẩn là những khách hàng đang xúc tiến thành lập và đi vào Kinh doanh như: Khu công nghiệp Khí- Điện-Đạm, dự án chuyển dịch cơ cấu,... Chi nhánh đẩy mạnh dịch vụ tư vấn miễn phí giúp chủ đầu tư trong quá trình thành lập như tư vấn về lĩnh vực đầu tư xây dựng phương án vốn, chọn đối tác đầu tư, bảo lãnh cho dự án đầu tư, cho vay hỗ trợ vốn ban đầu,... sau đó lôi kéo khách hàng mở tài khoản hoạt động giao dịch tại chi nhánh. Đây cũng là hình thức thu hút vốn từ các Doanh nghiệp rất hiệu quả. - Thực hiện ủy thác vốn thanh toán thông qua các chương trình nước sạch, y tế, cải cách hành chính, giáo dục để tận dụng nguồn tiền gởi. Quan hệ tốt với các ban ngành địa phương để thu hút nguồn tiền gởi từ các quỹ như: Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển quốc gia, quỹ phát triển cơ sở hạ tầng ... + Đối với khách hàng là dân chúng: Ngân hàng phải tạo được sự tin tưởng của người dân vào Ngân hàng. Để tạo được lòng tin của người dân trước hết phải cho mọi người dân biết về Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng. Hiện nay phần đông người dân không thấy được hoạt động của Ngân hàng trong cơ chế thị trường mang tính thương mại. Ngân hàng phải mua (đi vay) để bán lại (cho vay) với giá cả (lãi suất) đảm bảo bù đắp chi phí và một phần chênh lệch để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Mặt khác những điều kiện về mức thu nhập, trình độ văn hóa phổ cập, môi trường thông tin còn nhiều hạn chế đã cản trở sự tiếp cận của đại đa số dân cư với các hoạt động, dịch vụ của ngành Ngân hàng. Những kết quả còn hạn chế trong việc huy động vốn thời gian qua so với tiềm năng nhàn rỗi tích lũy lớn lao trong dân cư dưới hình thức khác nhau. Điều này cho ta thấy Ngân hàng cần chú trọng nghiên cứu hơn nữa yếu tố tâm lý - xã hội, các hành vi ứng xử của dân cư để từ đó có giải pháp “tiếp cận” hữu hiệu nhằm thu hút, mở rộng và duy trì khách hàng của mình. Để người dân hiểu về Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần tìm hoặc tạo cơ hội để www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 65 đưa cán bộ có kỹ năng giao tiếp, dân vận của mình xuống địa bàn gặp gỡ trao đổi, giải đáp thắc mắc, phổ biến thông tin để người dân hiểu đúng về tính chất hoạt động của Ngân hàng và biết thêm về sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đang cung cấp hữu ích đối với họ… Chi nhánh cần tổ chức hội nghị trao đổi, phỏng vấn theo dạng trắc nghiệm đơn giản nhằm nắm bắt nhu cầu, sở thích của người gởi, về thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên Ngân hàng để kịp thời đáp ứng và sửa chữa. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh nhằm duy trì việc đặt các biển chỉ dẫn phòng ban nghiệp vụ, các bảng thông báo hướng dẫn chi tiết mọi thủ tục cần thiết liên quan tới việc gởi tiền, rút tiền... để người dân tự tìm hiểu, nắm vững và chuẩn bị trước cho tốt, tránh cho người dân phải yêu cầu giải thích, đỡ tốn thời gian của cả khách hàng lẫn Ngân hàng. - Khuyến khích người dân gởi tiền vào Ngân hàng đặc biệt là tiền gởi trung và dài hạn. - Huy động tiền gởi bằng trái phiếu dài hạn có đảm bảo bằng USD Đặc điểm tâm lý của người Việt Nam hiện nay là thường dùng USD để đo giá trị những hàng hóa, tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, xe máy ... Từ đặc điểm này ta thấy nguồn tiền gởi bằng USD trong những năm qua đã tăng rất nhanh và có thể dự đoán rằng trong tương lai có thể tăng nhanh hơn tiền VNĐ. Nguồn tiền gởi trung và dài hạn bằng ngoại tệ sẽ chiếm một tỷ lệ cao vì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên cơ sở nhu cầu đầu tư trung và dài hạn của các Doanh nghiệp phát hành các loại trái phiếu trung và dài hạn, có thể 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm theo kế hoạch hàng năm và nhu cầu đầu tư. Tiền gởi này được đảm bảo bằng USD có nghĩa là sau một kỳ hạn gởi ngoài phần lãi được nhận số tiền gốc được đảm bảo theo thời điểm họ gởi tiền. Chính vì vậy việc huy động tiền gởi bằng ngoại tệ sẽ có sức hấp dẫn lớn. - Đối với khách hàng gởi tiền tiết kiệm, kỳ phiếu. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền trước thời hạn thì Ngân hàng có thể cho hưởng theo lãi suất kỳ hạn trước đó nếu thời gian thực tế của khoản tiền gởi đã đủ để khuyến khích khách hàng. - Tăng cường cải thiện công tác thanh toán, mở rộng các loại hình dịch vụ kích thích nguồn tiền gởi khách hàng như dịch vụ thanh toán quốc tế trực tiếp. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 66 5.2 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước + Ngân hàng Nhà nước cần chỉnh sửa và ban hành một số chính sách tín dụng cho phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. + Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách điều hành lãi suất để hạn chế việc cạnh tranh lãi suất giành giật khách hàng vì như vậy sẽ gặp nhiều rủi ro ảnh hưởng đến bản thân Ngân hàng cho vay và cũng có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng. Nhà nước cần phải tăng cường công tác thông tin tín dụng, chú trọng công tác nghiên cứu để tăng hiệu quả quản lý. + Tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng để có thể quản lý bộ máy ngân hàng, có thể cạnh tranh được với các ngân hàng của nước ngoài cũng như các ngân hàng trong nước. 5.2.2 Về mối quan hệ đối với các cơ quan hữu quan + Cần tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV Cà Mau xây dựng trụ sở để Chi nhánh có thể hoạt động tốt hơn, làn tốt vai trò là chiếc cầu nối của mình góp phần thúc đẫy nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển + Việc xử lý nợ xấu còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan pháp luật, thời gian xử lý thường kéo dài gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. + Chi nhánh cần nắm rõ vấn đề quy hoạch kinh tế để phát triển kinh tế xã hội để có thể xây dựng định hướng kế hoạch phát triển trong những năm tới 5.2.3 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau Qua việc phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của Chi nhánh ta thấy tình hình cho vay tương đối hiệu quả do đó trong tương lai cần mở rộng quy mô để có thể thu được lợi nhuận cao hơn. Để làm tốt việc mở rộng quy mô Chi nhánh cần làm tốt: + Tăng cường cán bộ tín dụng đồng thời phân chia trách nhiêm rõ ràng nhằm tránh tình trạng quá tải trong công việc cho cán bộ tín dụng. + Chi nhánh cho vay quá hiều vào nhóm khách hàng CNCB thuỷ hải sản sẽ dễ dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng đột biến do đó vấn đề đặt ra là Chi nhánh www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 67 phải biết phân tán rủi ro bằng cách là không cho vay tập trung ở một nhóm khách hàng + Cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần có quan hệ giao tiếp với các cán bộ địa phương, cán bộ tín dụng của các ngân hàng khác nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin của khách hàng để hạn chế cho vay đối với khách hàng không có uy tín. + Không nên vì ngành lợi nhuận hay cạnh tranh mà chấp nhận cho vay rủi ro cao như cho vay đảo nợ, cho vay tín chấp, hay cho vay quá hạn mức cho phép. + Ngân hàng cần tiến hành đánh giá, phân loại, phân tích nợ xấu đồng thời phân tích hiệu quả của món vay và tình hình tài chính của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. + Nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn từ những chính sách mềm dẽo đến những chính sách mạnh tuỳ vào thiện chí trả nợ của khách hàng. + Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay. Đây là khâu quan trọng trong hoạt động đầu tư tín dụng, qua đó Chi nhánh có thể phân tích cụ thể về khách hàng, tình hình tài chính của họ, phương án kinh doanh có hiệu quả, có đảm bảo trả nợ hay không…vì thế sẽ đảm bảo được Ngân hàng có thể thu hồi cả vốn và lãi. Để công tác thẩm định được thực hiện đúng đòi hỏi phải có cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, cao về đạo đức và am hiểu cả về tình hình kinh tế, tâm lý khách hàng, do đó đòi hỏi Ngân hàng cần phải chú ý từ khâu tuyển dụng đồng thời phải bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Ngân hàng. + Đẫy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát công tác tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng. + Phối hợp với các cơ quan pháp luật với chính quyền địa phương để xử lý có hiệu quả, kịp thời thu hồi nợ. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 68 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngân hàng có vai trò quyết định trong sự phát triển của một quốc gia vì với chức năng trung gian tín dụng ngân hàng đã thúc đẫy nền kinh tế phát triển. Với bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau đã không ngừng nỗ lực vươn lên để từng bước theo kịp với sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển cũng như ngành Ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau đã gặp không ít khó khăn, nhưng đã từng bước khắc phục để tồn tại và phát triển. Hỗ trợ vốn kịp thời cho các Doanh nghiệp để xây dựng các công trình theo kế hoạch nhà nước và trong các lĩnh vực khác, đầu tư vốn cho các dự án chế biến thủy sản xuất khẩu, tạo ra nhiều công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách của tỉnh. Phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương không ngừng phát triển. Qua phân tích và đánh giá hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, tình hình nợ xấu ngày càng giảm xuống, chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Chi nhánh ngày càng mở rộng quy mô tín dụng để hỗ trợ ngày càng nhiều cho nền kinh tế thúc đẫy quê hương Cà Mau ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự bởi vì Ngân hàng chưa có một chính sách lãi suất hấp dẫn, chưa có những chính sách mới để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách hiệu quả mà phụ thuộc vào vốn điều chuyển ngày càng nhiều để cho vay. Chi nhánh còn tập trung vốn cho vay quá nhiều vào CNCB thuỷ hải sản vì thế sẽ gặp nhiều rủi ro. Mặc dù vậy lợi nhuận đạt được cũng tương đối cao đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như ngày nay. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Chi nhánh với tinh thần trách nhiệm cao dẫn dắt Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 69 6.2 KIẾN NGHỊ Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau em xin có một số kiến nghị mang tính chất tham khảo hy vọng góp phần để Ngân hàng hoạt động ngày càng tốt hơn. + Ngân hàng nên nhanh chóng xây dựng trụ sở để tạo môi trường thoải mái cho khách hàng đến giao dịch cũng như tạo môi trường thuận lợi để cán bộ Ngân hàng làm việc tốt hơn. + Ngân hàng cần tạo lập thêm bộ phận Marketing nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư và mở rộng qui mô tín dụng. Phải có chương trình cụ thể để phù hợp với điều kiện của mọi người không nên nghiên cứu quá nhiều về hình thức mà cần phải lấy chất lượng phục vụ khách hàng làm trọng. + Cần có chính sách lãi suất thích hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để chủ động hơn trong cho vay, có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực. + Cần xây dựng nhiều phòng giao dịch ở các huyện nhằm có thể huy động vốn nhiều hơn + Cần lắp đặt hệ thống máy ATM ở những nơi mang tính chiến lược để khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng như qua đó có thể thu hút nguồn vốn tốt hơn. + Mở các đợt tiền gởi tiết kiệm có trúng thưởng thông qua xổ số định kỳ. Đây là loại hình tiết kiệm có sức hấp dẫn rất lớn đặc biệt là ở các tầng lớp dân cư có mức sống trung bình, việc đưa ra các giải thưởng bằng những tiện nghi sinh hoạt hay tiền,... sẽ là là một động lực rất lớn đối với họ. + Ngân hàng cần có chính sách thăm hỏi, chúc tết những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, những khách hàng có số tiền gởi cao nhằm tạo mối quan hệ thân thiết, giữ chân khách hàng. + Chú trọng công tác thu nợ để tăng thêm nguồn vốn cho vay. Áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ Ngân hàng ( bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế ), mở rộng và phát triển các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, chi trả lương, ATM, thanh www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 70 toán thẻ, sec, ... mở rộng cung ứng dịch vụ Home banking cho khách hàng, thanh toán điện tử với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn nhằm tăng thêm số lượng khách hàng, tăng doanh số giao dịch qua đó tăng trưởng huy động vốn. + Phân tích đánh giá và phân loại khách hàng để nắm thực trạng, thực lực, thực tế tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh và quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng và các khách hàng khác, để Ngân hàng xác lập mức độ quan hệ tín dụng, để hoạch định và thực thi chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, dịch vụ cho phù hợp. Phát triển các dịch vụ tư vấn, thông tin cũng là hướng để Ngân hàng đa dạng thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh phát triển của các Doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra kiểm soát ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn phát sinh, xử lý thu hồi triệt để các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Chủ động bám sát vào đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương, kịp thời tiếp cận các dự án để thẩm định, quyết định cho vay. Nắm bắt kế hoạch đầu tư xây dựng, các chương trình đầu tư, quy hoạch của ngành để đẩy mạnh cho vay. Mở rộng tín dụng trung, dài hạn để tạo lập thị phần, thị trường mới cho tín dụng ngắn hạn. Tìm kiếm các biện pháp phối hợp cùng Doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để tận thu nợ khó đòi, nợ tồn đọng, đồng thời không để phát sinh thêm nợ khó đòi, mới góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ, các hoạt động tín dụng để quản lý chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn. Gắn liền vơí việc đổi mới công nghệ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng được thị trường, thị phần. Mở rộng khách hàng, hạn chế tập trung vốn quá nhiều vào một số ít khách hàng hay ngành nghề, nhằm phân tán rủi ro tín dụng. Để khuyến khích cán bộ tín dụng có trách nhiệm và thận trọng hơn trong công tác, Ngân hàng nên có hình thức khen thưởng về vật chất cũng như tinh thần đối với những cán bộ cho vay nhiều nhưng rủi ro thấp. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Dờn (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại (commercial Banking), Nhà xuất bản Thống Kê, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. 2. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Thương mại, Trường Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2005). Bài giảng Tiền Tệ Ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Thị Thanh Loan (2008), “Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau”, lớp Tài Chính Ngân hàng khoá 30, Trường Đại học Cần Thơ 5. Nguyễn Thanh Quốc Đạt (2005) “Phân tích hiệu quả cho vay và huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại Thương An Giang”, lớp Tài Chính, Đại học An Giang. 6. Tin tức, sự kiện về tình hình kinh tế Cà Mau 2006, 2007,2008 từ trang web www.camau.com.vn www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc Phân tích hoạt động tín dụng SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau 72 PHỤ LỤC 1 CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNN - Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức Tín dụng (TCTD). - Quyết định số 8/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của NHTM được chia thành 5 nhóm. - Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về dư nợ cho vay nhóm khách hàng quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. - Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 457. - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, quy định quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. - Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627. - Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 127. - Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm. - Quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2004 của Thống đốc NHNN về quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD để huy động vốn trong nước. - Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp bằng quyền sử dụng đất. www.kinhtehoc.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053602 Nguyen Ut Niem www.kinhtehoc.nt.pdf
Tài liệu liên quan