Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốc

Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốcVới tư cách là thế giới quan và phương pháp luận, triết học có nhiệm vụ giải thích thế giới, nó cung cấp cho ta cách nhìn nhận xem xét thế giới từ đó chỉ đạo hoạt động trực tiếp của con người. Trong thời đại ngày nay triết học ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Trong đó triết học Mác-Lênin là hệ thống triết học khoa học CM nhất giải thích đúng thế giới và cung cấp phương pháp luận giúp con người cải tạo thế giới có hiệu quả. Triết học nói riêng và triết học Mác nói riêng đều giải thích mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học cơ bản bao quát mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Việc giải thích đúng đắn mối quan hệ có vbai trò quan trọng khi áp dụng vào thực tiễn. Theo quan điểm của duy vật biện chứng (DVBC) thì vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức là sự phản ánh sáng tạo, chủ động, tích cực thế giới vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối và tác động trở lại thế giới vật chất.Việc nắm bắt được mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa to lớn trong việc đề ra những phương pháp chỉ đạo động thực tiễn, điều này đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên hiện nay phải tích cực hoạt động nâng cao trình độ về mội mặt theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay. I. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ hiện thực khách quan đem lại cho con người cảm giác được cảm giác cuả chúng ta chép lại, chụp lại và tồn tại khách quan không phụ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa trên của Lê-nin ngắn gọn nhưng giải đáp đầy đủ của cơ bản triết học trên lập trường chủ nghĩa DVBC, từ định nghiã này ta có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là có trước, nó là nguồn gốc kết quả của ý thức. Vật chất là tồn tại vĩnh viễn, vô cùng vô tận nó là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người, ý thức là sự phản ánh thế giới nên con người có thể nhận thức thế giới. Quan điểm này chống lại tất cả những sai lầm về vật chất, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa duy tâm. Thuyết bất khả trí và thuyết hoài nghi khắc phục những quan điểm chưa đúng của chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc trong quan niệm về vật chất và vận động. Định nghĩa còn vạch ra cho khoa học con đường đúng đắn vô tận để đi sâu nghiên cứu thế giới. Tìm ra phương pháp cải tạo có hiệu quả.

doc20 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 8512 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học viện kỹ thuật quân sự bài tiểu luận triết học Đề tài: Phân tích mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức vận dụng phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ đó chỉ rõ nguồn gốc, biểu hiện và cách khắc phục chủ quan duy ý chí trong cán bộ đảng viên Học viên : Ninh Quang Cường Lớp : Tên lửa phòng không Hà Nội, 2003 Với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận, triết học có nhiệm vụ giải thích thế giới, nó cung cấp cho ta cách nhìn nhận xem xét thế giới từ đó chỉ đạo hoạt động trực tiếp của con người. Trong thời đại ngày nay triết học ngày càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Trong đó triết học Mác-Lênin là hệ thống triết học khoa học CM nhất giải thích đúng thế giới và cung cấp phương pháp luận giúp con người cải tạo thế giới có hiệu quả. Triết học nói riêng và triết học Mác nói riêng đều giải thích mối quan hệ biện chứng giữa ý thức và vật chất. Đây chính là vấn đề cơ bản của triết học. Vật chất và ý thức là hai phạm trù triết học cơ bản bao quát mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Việc giải thích đúng đắn mối quan hệ có vbai trò quan trọng khi áp dụng vào thực tiễn. Theo quan điểm của duy vật biện chứng (DVBC) thì vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức và ý thức là sự phản ánh sáng tạo, chủ động, tích cực thế giới vật chất nhưng nó có tính độc lập tương đối và tác động trở lại thế giới vật chất.Việc nắm bắt được mối quan hệ bản chất giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa to lớn trong việc đề ra những phương pháp chỉ đạo động thực tiễn, điều này đòi hỏi mỗi cán bộ đảng viên hiện nay phải tích cực hoạt động nâng cao trình độ về mội mặt theo kịp với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay. I. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ hiện thực khách quan đem lại cho con người cảm giác được cảm giác cuả chúng ta chép lại, chụp lại và tồn tại khách quan không phụ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa trên của Lê-nin ngắn gọn nhưng giải đáp đầy đủ của cơ bản triết học trên lập trường chủ nghĩa DVBC, từ định nghiã này ta có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là có trước, nó là nguồn gốc kết quả của ý thức. Vật chất là tồn tại vĩnh viễn, vô cùng vô tận nó là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người, ý thức là sự phản ánh thế giới nên con người có thể nhận thức thế giới. Quan điểm này chống lại tất cả những sai lầm về vật chất, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của chủ nghĩa duy tâm. Thuyết bất khả trí và thuyết hoài nghi khắc phục những quan điểm chưa đúng của chủ nghĩa duy vật siêu hình máy móc trong quan niệm về vật chất và vận động. Định nghĩa còn vạch ra cho khoa học con đường đúng đắn vô tận để đi sâu nghiên cứu thế giới. Tìm ra phương pháp cải tạo có hiệu quả. Theo Ph. Ăngghen, vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất”. Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vất chất thể hiện đặc tính của mình. “không thể hình dung nổi”, “vật chất không có vận động”. Và ngược lại, cũng không thể tưởng tượng nổi có thứ vận động nào lại không phải là vận động của vật chất. Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, việc nhận thức sự vận động của vật chất trong các dạng khác nhau của nó, về thực chất là đồng nghĩa với nhận thức bản thân vật chất. “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động; về một vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”. Với tính cách là thuộc tính bên trong, vốn có của vật chất, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là sự tự vận động của vật chất, được tạo nên do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất. Điều này hoàn toàn trái ngược với các quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động. Không có một sức mạnh nào nằm bên ngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động. Điều này hoàn toàn trái ngược với các quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về vận động. Không có một sức mạnh nào nằm bên ngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động. “Cái hích ban đầu của Thượng đế” chẳng qua chỉ là sự bịa đặt của những đầu óc duy tâm hoặc siêu hình khi đối mật với những bế tắc trong nhận thức thế giới khách quan. Quan điểm về sự tự vận động của vật chất trong triết học Mác-Lênin về cơ bản đã được chứng minh bởi những thành tựu của khoa học hiện đại càng khẳng định quan điểm đó. Kế thừa và khái quát những thành tựu của triết học và khoa học tự nhiên trong lịch sử nhận thức, triết học Mác-Lênin khẳng định: vật chất không do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt, cho nên vận động với tính cách là phương thức tồn tại tất yếu của vật chất cũng không thể bị mất đi hoặc được sáng tạo ra. Thừa nhận sự tồn tại vĩnh cửu của vật chất, trên thực tế cũng có nghĩa là thừa nhận tính vô sinh, vô diệt của vận động: Vật chất không thể tồn tại bằng cách nào khác ngoài vận động. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh một cách khoa học rằng vận động được bảo toàn cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Cần phải hiểu tính bất diệt của vận động không chỉ đơn thuần về mặt số lượng mà cần phải hiểu cả về mặt chất lượng nữa. Nếu một hình thức vận động nào đó của một sự vật nhất định mất đi thì tất yếu sẽ nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế nó. Nghĩa là các hình thức vận động chỉ chuyển hoá laanx nhau, chứ vận động của vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại vĩnh viễn của vật chất. Khi nghiên cứu các hình thức vận động của vật chất, theo những tiêu chí phân loại khác nhau, người ta có thể chia vận động của vật chất thành các hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, cho tới nay cách phân loại phỏ biến nhất trong khoa học vẫn là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản như sau: 1. Vận động cơ học 2. Vận động vật lý 3. Vận động hoá học 4. Vận động sinh học 5. Vận động xã hội Với sự phân loại vận động của vật chất thành các hình thức xác định như trên, những hình thức này quan hệ với nhau theo những nguyên tắc nhất định: 1. Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động. Những trình độ này tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất. 2. Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi đó các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Bởi vậy, mọi sự quy giản các hình thức vận động cao về các hình thức vận động thấp hơn đều là sai lầm. 3. Trong sự tồn tại của mình, mỗi một sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của sự vật đó bao giừ cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản. Thí dụ vận động cơ học, vật lý, hoá học, sinh học đều là những hình thức vận động khác nhau trong cơ thể sinh vật, nhưng hình thức vận động sinh học mới là đặc trưng cơ bản của sinh vật. Đối với con người thì vận động xã hội là hình thức đặc trưng cho hoạt động của nó. Khi triết học Mác-Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất. Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng thừa nhận rằng quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im tưong đối; không có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự vật nào tồn tại được. “Trong vận động của các thiên thể, có vận động trong cân bằng và có cân bằng trong vận động (một cách tương đối). Nhưng bất kỳ vận động tưong đối riêng biệt nào cũng đều có xu hướng khôi phục lại sự đứng yên tương đối, sự cân bằng. Khả năng đứng yên tương đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá của vật chất. Hiện tượng đứng im tương đối hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trong quá trình vận động cuả nó, trên thực tế, chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một quan hệ xác định nào đó. Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: “vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt”. Đây chính là cơ sở để Ăngghen rút ra kết luận: “Mọi sự cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời”. Trong sự vận động tuyệt đối và vĩnh viễn của thế giới vật chất. Trong triết học duy vật biện chứng, cùng với phạm trù vận động thì không gian và thời gian cũng là những phạm trù đặc trưng cho phương thức tồn tại của vật chất. V.I.Lênin đã nhận xét rằng: “ Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”. Thật ra, không gian và thời gian là những phạm trù đã được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhận thức. Ngay từ rất xa xưa người ta đã hiểu rằng bất kỳ một khách thể vận động nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với các khách thể khác... Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Bên cạnh các quan hệ không gian, sự tồn tại của khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của hiện tượng, ở sự kế tiếp trước sau của các giai đoạn vận động... Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng bằng phạm trù thời gian. Cácđại lượng không gian và thời gian của sự tồn tại của sự vật, thông thường, được xem như là moọt cái gì đó hiển nhiên. Như vậy, không gian và thời gian có những tính chất sau đây: 1. Tính khách quan. Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan. 2. Tính vĩnh cửu và vô tận. Theo Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong không gian và trong thời gian. Vô tận có nghĩa là không có tận cùng về một phía nào cả, cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về phía trên lẫn phía dưới, cả về bên phải lẫn bên trái. Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như những thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và tính vô tận của không gian và thời gian. 3. Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian. Tính ba chiều của không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai. Không gian mà chúng ta đang nói tới ở đây là không gian hiện thực, không gian ba chiều. Nên chú ý rằng, trong toán học ngoài phạm trù không gian ba chiều còn có phạm trù không gian n chiều, v.v... Đó là sự trừu tượng hoá toán học, một công cụ toán học dùng để nghiên cứu các đối tượng đặc thù. ý thức là một thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Đó là sự phản ánh chủ động, tích cực sáng tạo thế giới khách quan.Là dạng vật chật có tổ chức cao nhất, bộ óc người và chỉ có bộ óc người mới sinh ra được ý thức. Sự phản ánh thế giới khách quan bằng đầu óc con người chính là hình thức phản ánh cao nhất của giới tự nhiên. Đặc biệt là trên cơ sở tâm lý xã hội, trình độ con người bgày càng được nâng cao theo quá trình phát triển của lịch sử nên hình thức phản ánh ý thức càng trở nên có vị trí quan trọng. Các sự vật hiện tượngtác động lên các giác quan của con người thông qua hệ thống thần kinh các tác động đó được chuyển lên não và ở đó hình ảnh của sự vật được ghi lại qua quá trình phân tích cuả con người, quá trình lao động của con người luôn tìm cách tăng hiệu suất công việc, thêm vào đó ngôn ngữ kích thích tư duy tìm tòi cải tiến công cụ lao động làm thay đổi các mối quan hệ xã hội, thay đổi cách suy nghĩ dẫn đến sự phát triển ý thức của côn người. Đó là nguồn gốc tự nhiên và xã hội của sự ra đời và phát triển của ý thức. ý thức trang bị cho mỗi chúng ta tri thức về bản chất và các qui luật khách quan của đối tượng trên cơ sở đó giúp ta xác định đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng phù hợp bằng nỗ lực và trí thức của mình để hoàn thành tốt mội nhiệm vụ. Bộ óc của con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội sau khi vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là một tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng 14-15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có liên quan với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quna hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Trong bộ óc người, quá trình ý thức không đồng nhất và cũng không tách rời, độc lập hay sông sóng với quá trình sinh lý. Đây chính là hai mặt của một quá trình, quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất manmg nội dung thông tin. Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Chẳng hạn các máy tính điện tử, rôbốt “tinh khôn”, trí tuệ nhân tạo. Song điều đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người. Máy móc dù có tinh khôn đến đâu chăng nữa, cũng không thể thay thế được cho hoạt động trí tuệ của con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó, chỉ có con người với bộ óc cuả mình mới có ý thức theo đúng nghĩa của từ đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Thuộc tính này được biểu hiện ra trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật - vật tác động và vật nhận tác động. Đồng thời, qúa trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin. Nói cách khác, vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động. Đây là điều hết sức quan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình phát triển lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong giới tự nhiên vô sinh, chỉ có những phản ánh vật lý, hoá học. Những phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có sự định hướng, sự lựa chọn. Trong giới tự nhiên hữu sinh, sự phản ánh đã phát triển lên một trình độ cao hơn là phản ánh sinh học. Phản ánh sinh học trong các cơ thể sống đã có sự định hướng, sự lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môi trường để duy trì sự tồn tại của mình. Phản ánh sinh học được thực hiện thông qua các hình thức như sự kích thích trong cơ thể do tác động của môi trường ở thực vật, các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh và tâm lý ở động vật cấp cao có bộ óc. Tâm lý động vật là trình độ cao nhất của sự phản ánh ở động vật. Tuy nhiên, tâm lý động vật chưa phải là ý thức, nó mới là sự phản ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực típ của sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối. Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người. ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người. ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành. ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có rieng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Nguồn gốc xa xưa, loài người khác hẳn loài vật. Loài vật tồn tại nhờ vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên dưới dạng trực tiếp. Còn loài người sử dụng những vật phẩm cần thiết cho sự sống thường không có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tạo ra những vật phẩm ấy. Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó. Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu nhận thụ động. Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộ lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng này tác động vào bộ óc người. ý thức được hình thành không phải chủ yếu là do tác động thuần tuý tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc người, mà chủ yếu là do hoạt động của con người cải tạo thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới đó. Trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tư tưởng cho nhau. Chính nhu cầu đó đòi hỏi sự xuất hiện của ngôn ngữ. Ph.Ănggehn viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ vào lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này - tức ngôn ngữ, thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ, theo C.Mác là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức. Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hoá, trừu tượng hoá, mới có thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm tính. Mặt khác, nếu ở động vật, kinh nghiệm sống chủ yếu được trao đổi qua di truyền bản năng, thì ở loài người chủ yếu qua kỹ thuật và ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của người này được truyền cho người kia, thế hệ này cho thế hệ khác. ý thức không phải là hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. Dựa trên lý luận phản ánh của mình, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giải quyết một cách khoa học vấn đề bản chất của ý thức. Trước C.Mác, các nhà duy vật đều thừa nhận sự vật vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự vật đó. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi quan điểm siêu hình nên nhiều nhà duy vật trước C.Mác đã coi ý thức là sự phản ánh thụ động, giản đơn, máy móc sự vật mà không thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh. Trái lại, các nhà duy tâm lại cường điệu tính năng động sáng tạo của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất, chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Tuy nhiên, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động, máy móc của sự vật. ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động, sáng tạo. ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế giới. Do đó, ý thức con người là sự phản ánh có tính năng động, sáng tạo. ý thức là sự phản ánh sáng tạo lại hiện thực, theo nhu cầu thực tiễn xã hội. Vì vậy ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó” . Nói cách khác, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới quan. Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái dã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế. ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai (phản ánh vượt trước), có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao, thậm chí ở một số người có những khả năng đặc biệt như tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thị v.v... Những khả năng đó càng nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý - ý thức của con người mà khoa học còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những hiện tượng “kỳ lạ” đó. ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây là sự phản ánh đặc biệt - phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt sau đây: Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất. Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phiv ật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện mục đích của mình. Điều đó càng nói lên tính năng động sáng tạo của ý thức. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức đẻ ra vật chất. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh, mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh, mà ngược lại thống nhất với phản ánh, trên cơ sở phản ánh. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý thức. ý thức - trong bất cứ trường hợp nào - cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc. ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà là một hiện tượng xã hội. ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan. C.Mác khẳng định: “ngay từ đầu, ý thức là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại” . ý thức có kết cấu phức tạp, bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau. Bao gồm các yếu tố cấu thành như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí... Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, là cốt lõi. Tri thức là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới, là sự phản ánh thế giới khách quan. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người... và có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức cảm tính và tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học v.v... Để cải tạo tự nhiên và xã hội, con người phải có hiểu biết về thế giới, nghĩa là, phải có tri thức về sự vật. Do đó, mọi hiện tượng ý thức đều có nội dung tri thức ở mức độ nhất định. ý thức mà không bao hàm tri thức, không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự sừu tượng trống rỗng, không giúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn. Theo Mác, tri thức là phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức... Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng anò mà ý thức biết cái đó. Quá trình hình thành và phát triển của ý thức cũng là quá trình con người tìm kiếm tích luỹ tri thức về thế giới xung quanh. Càng hiểu biết về sự vật thì ý thức về sự vật càng sâu sắc. Tuy nhiên, sự tác động của thế giới bên ngoài đến con người không chỉ đem lại hiểu biết về thế giới mà còn đem lại tình cảm của con người đối với thế giới. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan. Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người. Tri thức có biến thành tình cảm mãnh liệt mới sâu sắc và phải thông qua tình cảm thì tri thức mới biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình. Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình. Đó chính là tự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, song đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Tự ý thức là ý thức của con người về những hành vi, những tình cảm, tư tưởng, động cơ, lợi ích của mình, về địa vị của mình trong xã hội. Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Thông qua phản ánh thế giới xung quanh, con người ý thức về mình như một cá nhân đang tồn tại, đang hoạt động, có tư duy, có cảm giác, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của một giai cấp, một tập đoàn xã hội, thậm chí của xã hội. Trình độ tự ý thức nói lên trình độ phát triển của nhân cách, trình độ làm chủ bản thân. Nhờ có tự ý thức, con người tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các chuẩn mực mà xã hội đề ra. Tiềm thức là những hoạt động tâm lý (chủ yếu là hoạt động nhận thức ở cả hai trình độ cảm tính và tư duy) tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp nắm bắt chúng) nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng. Do đó tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người và cả trong tư duy khoa học. Trong tư duy khoa học, vai trò của tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường lặp đi lặp lại nhiều lần. ở đây tiềm thức góp phần làm giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý một khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học. Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển. Lĩnh vực vô thức là lĩnh vực các hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng liên quan đến những hoạt động xảy ra bên ngoài phạm vi của lý trí hoặc chưa được con người ý thức đến. Con người là một thực thể xã hội có ý thức nhưng không phải mọi hành vi của con người đều do lý trí chỉ đạo. Trong đời sống của con người, có những hành vi do bản năng chi phối hoặc do những động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quen tới mức chúng vẫn tự động xảy ra ngay cả khi không có sự chỉ đạo của lý trí. Những hành vi thuộc loại nưh vậy là những hành vi vô thức, do vô thức điều khiển. Nói cách khác, vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí. Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác... Mỗi hiện tượng vô thức có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năng chung là giải toả những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống cộng đồng. II. Quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ thống nhất biện chứng. Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.Vật chất có trước sinh ra ý thức, ý thức là cái có sau chỉ sự phản ánh của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức cũng sẽ thay đổi. ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người là hình ảnh của thế giới quan, nên khi vật chất thay đổi thì sự phản ánh đó ngày càng thay đổi theo. Vật chất do vậy cũng chính là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung phản ánh của ý thức. Khi thừa nhận vai trò quyết địnhcủa vật chất đối vối ý thức, chủ nghĩa DVBC còn cho rằng ý thức con người không phải là sự phản ánh giản đơn mà là sự phản ánh tích cực thế giới vật chất cùng với sự hoạt động và biến đổi hiện thực khách quan, ý thức con người ngày càng phát triển song song với quá trình đó có tính độc lập tương đối tác động trở lại thế giới vật chất. Và sự tác động trở lai này của ý thức có thể làm thúc đẩy vật chất hoặc ở điều kiện nào đó hoặc có thể làm kìm hãm sự phát triển của các quá trình hiện thực. ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan khi tác động trở lại thực tiễn nó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vật chất và công cuộc cải tạo của thế giới vật chất của con ngươì. Ngược lại ý thức mà phản ánh không đúng thực tiễn khách quan thì nó sẽ kìm hãm sụ phát triển hoạt động thực tiễn và gây khó khăn cho con người khi hoạt động cải tạo thế giới khách quan. Sự kìm hãm này chỉ là mang tính tương đối không bền vững, nó tất yếu sẽ được thay thế bởi mội hoạt động thực tế khách quan và có tác dụng thúc đẩy sự phats triển của xã hội. í thức muốn tác động lại vật chất phải thông qua hoạt động của con người và điũu đố được bắt nguồn từ khâu con người xác định đối tượng,mục tiêu và phương hướng hành động. ở đây ý thức được trang bị cho con người kiến thức về bản chất, về qui luật khách quancủa mỗi hiện tượng trên cơ sở đó giúp cho con người đề ra phương hướng hoạt động phù hợp với mục đích của mình. Con người có ý thức muốn hoạt động có hiệu quả phải xác định các biện pháp thực hiện và tổ chức các hoạtđọng thực tiễn đúng đắn và phải bằng nỗ lực và ý thức của mình để biến đổi, cải tạo thế giới có hiệu quả. Sự trở lại thế giới vật chất có hiệu quả qui mô có đến đâu còn phụ thuộc vào lực lượng thực tiễn ý thức đó có là tiên tiến cách mạng hay không và mức độ xâm nhập của ý thức đi vào đông đảo quần chúng hay không. III. Nói tóm lại trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất bao giờ cũng đóng vai trò trước quyết định đối với ý thức và ý thức có tính năng động tích cực tác động trở lại với thế giới vật chất.ĐIũu này có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những quan điểm lí luận vào thực tiễn. Nó giúp chúng ta hiểu được những vấn đề chung nhất của thế giới quan và phương pháp luận. Trong hoạt động thực tiễn ta phải tôn trọng thực tiễn, mọi hoạt động đều phải xuất phát từ điều kiện khách quan, từ khả năng thực hiện và phải tuân theo các qui luật vận động khách quan. Đây là một bài học lớn được đuc rút ra từ quá trình đấu tranh cách mạng của loài người. Đây chính là biểu hiện của quan điểmcoi vật chất và các qui luật khách quan có vai trò to lớn trong ý thức và lí luận nhận thức. Mặt khác từ mối quan hệ biện chứng đó ta thấy được vai trò to lớn của ý thức trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn mặc dù bản thân ý thức không thể làm thay đổi được gì đối với hiện thực. Nó chỉ thể hiện vai trò to lớn của mình thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì sự phản ánh ý thức là phản ánh chủ động và tích cực nên trong hoạt động thực tiễn ta phải biết phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, phát huy vai trò nhân tố của con người với lí luận nhận thức khoa học đúng đắn để làm nòng cốt cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tác động cải tạo thế giới khách quan. Nhưng sự phát huy phải trên cơ sở thực tế đều kiện khách quan nếu không sẽ rơI vào chủ quan duy ý chí. Đồng thời ta phải tích cực đấu tranh phê phán tháI độ tiiêu cực thụ động,trì trệ, ỷ lại thay quá trình đổi mới đất nước hiện nay. IV. Trong hoạt động thực tiễn của con người thường không tránh khỏi mắc sai lầm, những sai lầm khuyết điểm đó là bệnh chủ quan duy ý chí. Biểu hiện của bệnh này là khuyếch đại,cường đại hoá ý thức, cường điệu hoá đặc tính sáng tạo tích cực của ý thức, lấy ý kiến đân chủ thay cho khách quan, lấy ý chí áp đắt cho thực tế, lấy ảo tượng thay cho hiện thực. Nguyên nhân của căn bệnh này là do năng lực yếu kém của nhận thức lý luận. Đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta đã phạm những sai lẩmtong việc xác định mục tiêu và bước đi xây dựng cơ sở vật chất,kỹ thuật. Chúng ta đã nóng vội xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần và đã vi phạm vào nhiều thực tế khách quan. Duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp mất dân chủ, trong hoạt động không lấy dân làm gốc vì vậy nó không chỉ tác động rất lớn đến hoạt động nhận thưcs của con người, mà còn làm trì trệ, tụt hậu nền kinh tế xã hội nước ta trên con đường di lên chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình tổng kết hoạt động của mình, kết hợp với lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng ta đã rút ra bài học vô cùng quí giá “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế khách quan. Bài học đó mang tính nóng hổi trong thời kỳ đổi mới đất nước ta. Phương pháp khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong cán bộ đảng viên trong tình hình hiện nay trước tiên phải tích cực giáo dục học tập chính trị để nâng cao trình độ lý luận khoa học cho cán bộ, Đảng viên. Họ phải là người có trí thức tốt về thế giới, về những qui luật khách quan. Họ phải nhận thức được rằng trong hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược hoạt động. Hoạt động nhận thức là vô cùng, vô tận không có điểm dừng phản ánh khách quan thế giới vật chất vì vậy việc học tập rèn luyện đối với mọi người cũng phải liên tục, kiên trì để có thể theo lập với tiến bộ của xã hội hiện nay. Đồng thời phải khơi dậy tư tưởng tập thể chống độc đoán chuyên quyền. V. Là một học viên sĩ quan trong quân đội tôi luôn luôn xác định động cơ học tập đúng đắn, tích cực rèn luyện, trau rồi bản lĩnh chính trị, tư tưởng để có thể nắm vững được thế giới quan và phương pháp luận Mác-xít từ đó có thể đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn. Mọi hành động đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, theo ý kiến của tập thể, không dựa theo tình cảm chủ quan và không xuất phát từ thực tế. Để sau này thành một sĩ quan tốt, Đảng viên mẫu mực và một kĩ sư giỏi ngay bây giờ phải rèn luyện những phẩm chất tõt để con người có thể hoạt động một cách có ý thức, rèn luyện tay nghề ngày càng chính xác. Khi khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật mácxit đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. ý thức của con người có tác động tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo nhu cầu của mình. Quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ tác động qua lại. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ trì trệ trong nhận thức và hành động. Nói tới vai trò của ý thức về thực chất là nói tới vai trò con người, bởi ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Theo Mác, “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất”, cho nên muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là con người muốn thực hiện được các quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và có phương pháp để tổ chức hành động. Cho nên vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của con người. ở đây ý thức, tư tưởng có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh dù phong phú đến đâu đều được chia thành hai lĩnh vực là tự nhiên và tinh thần tồn tại hay vật chất và ý thức. Việc giải quyết mối quan hệ giữa tự nhiên và ý thức là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề khác. Triết học với nhiệm vụ là môn khoa học về thế giới quan và phương pháp luận phải đề cập đến vấn đề đó vật chất là tính thứ nhất ra đời trước sinh ra ý thức và quyết định ý thức. Nhưng ý thức có tính độc lập tương đối tcá động trở lại thế giới vật chất. Trên quan điểm đó trong hoạt động thực tế chúng ta phải tôn trọng khách quan và và các qui luật vận động của nó. Đồng thời phải biết phát huy tính chủ động tích cực của ý thức nhưng phải dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan. Kẻ thù của chủ nghĩa Mác thường xuyên tạc là chủ nghĩa Mác chỉ biết đến vật chất, kinh tế mà coi nhẹ vai trò của ý thức, tư tưởng. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy. Chỉ có chủ nghĩa duy vật tầm thường, không biện chứng, duy vật kinh tế mới phủ nhận hoặc coi nhẹ vai trò của các yếu tố tinh thần, ý thức mà thôi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60190.DOC