PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2010 vẫn còn một số hạn chế và cần có những biện pháp khắc phục trong năm 2011. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn thấp so với yêu cầu, việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh vô cùng khốc liệt đó thì các nhà quản trị cần phải có những quyết định đúng đắn và hợp lý. Trong đó, nhu cầu thông tin trở nên rất cần thiết cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị. Nguồn thông tin này phải mang tính linh hoạt, kịp thời, thích hợp với từng loại quyết định.
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, là một công cụ hữu ích trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ”. Qua đề tài này, tôi sẽ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn các lý thuyết đã được học để từ đó giúp cho Ban giám đốc công ty đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
2. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
- Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó kế toán quản trị là công cụ được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của các doanh nghiệp hiện nay.
- Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong qui trình tạo ra giá trị.
- Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, khai thác đá xây dựng. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, giúp nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa ba nhân tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp.
- Mặc dù đề tài này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích nhưng đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay thì còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Đặc biệt là đối với ngành khai thác đá nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh nói chung.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
- Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty.
- Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Bao gồm 4 phương pháp:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
5.1 Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Thuận Dư.
5.2 Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/04/2011.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (dự kiến thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/02/2011)
Chương 2: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư (dự kiến thực hiện từ ngày 01/02/2011 đến ngày 15/03/2011)
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị (dự kiến thực hiện từ ngày 15/03/2011 đến ngày 30/04/2011)
Luận văn chia làm 3 chương,dài 114 trang
113 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận tại công ty TNHH thuận dư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí bất biến và sản lượng thay đổi
Để sản lượng đá đầu ra đạt năng suất cao, công ty dự tính trong tháng tới sẽ đầu tư thay cặp cone 1200 bằng cặp cone 1300 để cho phù hợp với hàm sơ cấp 250 tấn/giờ. Như vậy công ty phải bỏ ra 1.500.000.000 đồng và thời gian khấu hao là 5 năm. Khi đó sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 5%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 105% = 6.930 m3.
s Chi phí khấu hao cặp cone 1300 mới cho 3 sản phẩm đá:
= 25.000.000 đồng.
Chi phí khấu hao phân bổ cho đá 1x2 là:
25.000.000 x 56% = 14.000.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 14.000.000 = 126.764.754 đồng
s Lợi nhuận mới là:
6.930 x (136.364 – 73.362) – 126.764.754 = 309.839.106 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 309.839.106 – 303.048.446 = 6.790.660 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6.790.660 đồng. Công ty nên thực hiện phương án này.
b. Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi
Qua việc khảo sát của phòng kinh doanh, trong mấy tháng gần đây, lượng đơn đặt hàng của khách hàng có dấu hiệu giảm sút. Với tình hình thực tế trên, công ty dự kiến kỳ tới sẽ thực hiện chính sách xây dựng khoản chi phí hoa hồng bán hàng là 4.000 đồng/m3 đá. Sản lượng tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên 10%. Công ty có nên thực hiện biện pháp này hay không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 110% = 7.260 m3
s Cứ 1m3 đá thì được hưởng hoa hồng là 4.000 đồng.
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 73.362 + 4.000 = 77.362 đồng/m3
s Chi phí bất biến không đổi là 112.764.754
s Lợi nhuận mới là:
7.260 x (136.364 – 77.362) – 112.764.754 = 315.589.766 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 315.589.766 - 303.048.446 = 12.541.320 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 12.541.320 đồng. Công ty nên thực hiện phương án này.
c. Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi
Hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty ngày càng gay gắt. Để giữ khách hàng cũ, tìm thêm khách hàng mới. Công ty dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách giảm giá bán là 2.000 đồng/m3 đá 1x2, đồng thời tăng chi phí quảng cáo dự kiến là 20.000.000 đồng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng 10%. Công ty có nên thực hiện biện pháp này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 110% = 7.260 m3
s Giảm giá bán 2.000đ/sp.
Giá bán mới là: 136.364 – 2.000 = 134.364 đồng/m3
s Tăng chi phí quảng cáo là 20.000.000 đồng
Chi phí quảng cáo phân bổ cho đá 1x2 là:
20.000.000 x 56% = 11.200.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 11.200.000 = 123.964.754 đồng
s Lợi nhuận mới là:
7.260 x (134.364 – 73.362) – 123.964.754 = 318.909.766 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là:
318.909.766 – 303.048.446 = 15.861.320 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 15.861.320 đồng. Công ty nên thực hiện phương án này.
d. Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắy cũng như nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Ban giám đốc công ty đã đưa ra một giải pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, công ty cần có đội ngũ công nhân có tay nghề cao và đầu tư thêm một cặp cone 1300 mới. Như vậy, công ty phải bỏ ra 1.500.000.000 đồng, thời gian khấu hao là 5 năm. Đồng thời thuê thêm một số công nhân có kinh nghiệm cao trong việc sử dụng các loại máy móc mới làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 500 đồng/m3. Khi đó, sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 10%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 * 110% = 7.260 m3
s Chi phí khấu hao cặp cone 1300 mới cho 3 sản phẩm đá:
= 25.000.000 đồng.
Chi phí khấu hao phân bổ cho đá 1x2 là: 25.000.000 x 56% = 14.000.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 14.000.000 = 126.764.754 đồng
s Chi phí nhân công trực tiếp tăng 500 đồng/m3
Chi phí khả biến mới là: 73.362 + 500 = 73.862 đồng/ m3
s Lợi nhuận mới là:
7.260 x (136.364 – 73.862) – 123.964.754 = 329.799.766 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là:
329.799.766 – 303.048.446 = 26.751.320 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 26.751.320 đồng. Công ty nên thực hiện biện pháp này.
e. Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản lượng và giá bán thay đổi.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, công ty muốn phát triển hơn nữa nên ban giám đốc công ty đã đưa ra một giải pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Công ty dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách giảm giá bán là 3.000 đồng/m3 đá 1x2, đồng thời tăng chi phí quảng cáo dự kiến là 20.000.000 đồng. Ngoài ra xây dựng khoản chi phí hoa hồng bán hàng là 3.000 đồng/m3. Dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng lên 20%. Công ty có nên lựa chọn phương án này không?
Phân tích:
s Lượng tiêu thụ dự kiến tăng 20%
Số lượng sản phẩm tiêu thụ mới là: 6.600 x 120% = 7.920 m3
s Giảm giá bán 2.000đ/m3
Giá bán mới là: 136.364 – 2.000 = 134.364 đồng/m3
s Thực hiện chính sách hoa hồng cho khách hàng là 3.000 đồng/m3
Chi phí khả biến đơn vị mới là: 73.362 + 3.000 = 76.362 đồng/ m3
s Tăng chi phí quảng cáo là 20.000.000 đồng
Chi phí quảng cáo phân bổ cho đá 1x2 là: 20.000.000 x 56% = 11.200.000 đồng.
s Chi phí bất biến mới là: 112.764.754 + 11.200.000 = 123.964.754 đồng
s Lợi nhuận mới là: 7.920 x (134.364 – 76.362) – 123.964.754 = 335.411.086 đồng.
s Vậy lợi nhuận tăng thêm là: 335.411.086 – 303.048.446 = 32.362.640 đồng.
í Ta thấy nếu thực hiện chính sách này thì sẽ làm tăng lợi nhuận lên 32.362.640 đồng. Công ty nên thực hiện biện pháp này.
2.2.3.2 Phân tích điểm hòa vốn
a. Phân tích điểm hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn =
Ta có sản lượng hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.24: Sản lượng hòa vốn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Chi phí
bất biến
Số dư
đảm phí đơn vị
Sản lượng tiêu thụ
hòa vốn
1
Đá 0x4
75.789.370
25.788
2.938,94
2
Đá 1x2
112.764.754
63.002
1.789,86
3
Đá 4x6
11.094.189
38.471
288,38
(Nguồn: Bảng 2.13; Bảng 2.14 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
b.Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng tiêu thụ hòa vốn x Giá bán đơn vị
Ta có doanh thu hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.25: Doanh thu hòa vốn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ hòa vốn
Giá bán đơn vị
Doanh thu hòa vốn
1
Đá 0x4
2.938,94
77.273
227.100.667
2
Đá 1x2
1.789,86
136.364
244.072.457
3
Đá 4x6
288,38
90.909
26.216.153
(Nguồn: Bảng 2.24 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
c. Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn =
Trong đó:
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Ta có thời gian hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.26: Thời gian hòa vốn từng loại đá (ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu trong kỳ
Thời gian hòa vốn
1
Đá 0x4
227.100.667
604.893.044
135
2
Đá 1x2
244.072.457
900.002.400
98
3
Đá 4x6
26.216.153
88.545.366
107
(Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
c. Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn = x 100%
Ta có tỷ lệ hòa vốn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.27: Tỷ lệ hòa vốn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Tỷ lệ hòa vốn
1
Đá 0x4
2.938,94
7.828
37,54%
2
Đá 1x2
1.789,86
6.600
27,12%
3
Đá 4x6
288,38
974
29,61%
(Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Bảng 2.28: Các chỉ tiêu hòa vốn từng loại đá
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
1
Sản lượng hòa vốn (m3)
2.938,94
1.789,86
288,38
2
Doanh thu hòa vốn (đồng)
227.100.667
244.072.457
26.216.153
3
Thời gian hòa vốn (ngày)
135
98
107
4
Tỷ lệ hòa vốn (%)
37,54%
27,12%
29,61%
(Nguồn: Bảng 2.26; Bảng 2.25; Bảng 2.26; Bảng 2.27)
Qua bảng 2.28 thì sản phẩm có sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn thấp nhất là sản phẩm đá 4x6 do khối lượng sản phẩm tiêu thụ của sản phẩm này trong tháng 12/2010 tương đối thấp (974 m3). Sản phẩm đá 0x4 có sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn cao, do đó muốn có lợi nhuận thì sản phẩm này phải tiêu thụ cao hơn mức sản lượng hòa vốn.
Thời gian hòa vốn của sản phẩm đá 0x4 là dài nhất (135 ngày). Điều đó nói lên rằng tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm hơn 2 sản phẩm còn lại. Trong khi đó sản phẩm đá 1x2 có tình hình tiêu thụ tốt hơn, vòng quay vốn hoạt động nhanh, không xảy ra tình trạng thiếu vốn lưu động nên sản phẩm có thời gian hòa vốn tốt hơn là 98 ngày.
Cũng giống như sản lượng hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn càng cao thì mức rủi ro càng lớn. Trong đó sản phẩm đá có tỷ lệ hòa vốn cao (47,54%) so với 2 sản phẩm đá còn lại, kết hợp với cơ cấu chi phí, sản lượng hoà vốn, thời gian hoà vốn cho thấy sản phẩm đá 0x4 hoạt động không hiệu quả, rủi ro nhiều hơn 2 sản phẩm đá
còn lại. Đồng thời qua chỉ tiêu tỷ lệ hòa vốn thấy được sự hoạt động hiệu quả của sản phẩm đá 1x2 với tỷ lệ hòa vốn thấp (27,12%).
d. Phân tích bằng đồ thị
P Sản phẩm đá 0x4
Đường doanh thu: Ydt = 77.273 x
Đường tổng chi phí: Ycp = 51.485 x + 75.789.370
Doanh thu (đồng)
0
2.938,94
Điểm hòa vốn
227.100.667
Ydt = 77.273 x
Ycp = 51.485 x + 75.789.370
Sản lượng (m3)
Đồ thị 2.1: Đồ thị hòa vốn đá 0x4
Đường lợi nhuận: y = 25.788 x – 75.789.370
Lợi nhuận (đồng)
Sản lượng (m3)
y = 25.788 x – 75.789.370
126.079.094
2.938,94
7.828
-75.789.370
Đồ thị 2.2: Đồ thị lợi nhuận đá 0x4
P Sản phẩm đá 1x2
Đường doanh thu: Ydt = 136.364 x
Đường tổng chi phí: Ytp = 73.362 x + 112.764.754
Doanh thu (đồng)
0
1.789,86
Điểm hòa vốn
244.072.457
Ydt = 136.364 x
Ytp = 73,362 x + 112.764.754
Sản lượng (m3)
Đồ thị 2.3: Đồ thị hòa vốn đá 1x2
Đường lợi nhuận: y = 63.002 x – 112.764.754
Lợi nhuận (đồng)
Sản lượng (m3)
y = 63.002 x – 112.764.754
303.048.46
1.789,86
6.600
-112.764.754
Đồ thị 2.4 : Đồ thị lợi nhuận đá 1x2
P Sản phẩm đá 4x6
Đường doanh thu: Ydt = 90.909 x
Đường tổng chi phí: Ytp = 52.438 x + 11.094.189
Doanh thu (đồng)
0
288,38
Điểm hòa vốn
26.216.153
Ydt = 136.364 x
Ytp = 52.438 x + 11.094.189
Sản lượng (m3)
Đồ thị 2.5: Đồ thị hòa vốn đá 4x6
Đường lợi nhuận: y = 38.471 x – 11.094.189
26.376.565
Sản lượng (m3)
288,38
Lợi nhuận (đồng)
y = 38.471 x – 11.094.189
-11.094.189
974
Đồ thị 2.6 : Đồ thị lợi nhuận đá 4x6
e. Doanh thu an toàn
í Doanh thu an toàn được xác định theo công thức sau:
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
Ta có doanh thu an toàn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.29: Doanh thu an toàn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Doanh thu thực hiện
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu an toàn
1
Đá 0x4
604.893.044
227.100.667
377.792.377
2
Đá 1x2
900.002.400
244.072.457
655.929.943
3
Đá 4x6
88.545.366
26.216.153
62.329.213
(Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Qua số liệu về doanh thu an toàn được tính ở trên, ta thấy mỗi sản phẩm đều có mức doanh thu an toàn khá cao nên khó có khả năng bị lỗ. Do kết cấu chi phí của mỗi sản phẩm đá là khác nhau nên doanh thu an toàn của mỗi sản phẩm đá cũng khác nhau. Ta thấy tại công ty TNHH Thuận Dư, mức độ chênh lệch về doanh thu an toàn là khá cao. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có doanh thu an toàn cao nhất (655.929.943 đồng) và sản phẩm đá 4x6 có doanh thu an toàn thấp nhất (62.329.213 đồng).
Doanh thu an toàn thể hiện mức độ an toàn của một sản phẩm, là một chỉ tiêu để phản ánh doanh thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu hòa vốn là bao nhiêu. Nhưng nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu doanh thu an toàn thì ta không thể nhận ra sản phẩm nào đạt mức độ an toàn cao. Vì vậy, ta phải nghiên cứu thêm một chỉ tiêu khác, đó là chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn để đánh giá chính xác hơn mức độ an toàn của từng loại sản phẩm.
f. Tỷ lệ doanh thu an toàn
í Tỷ lệ doanh thu an toàn được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ doanh thu an toàn = x 100%
Ta có tỷ lệ doanh thu an toàn của các sản phẩm đá như sau :
Bảng 2.30: Tỷ lệ doanh thu an toàn từng loại đá
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Sản phẩm
Mức doanh thu an toàn
Mức doanh thu thực hiện
Tỷ lệ doanh thu an toàn
1
Đá 0x4
377.792.377
604.893.044
62,46%
2
Đá 1x2
655.929.943
900.002.400
72,88%
3
Đá 4x6
62.329.213
88.545.366
70,39%
(Nguồn: Bảng 2.29 và xử lý của tác giả tháng 04/2011)
Nhận xét: Tỷ lệ doanh thu an toàn của 3 loại sản phẩm đá đều khá cao do chi phí bất biến trong tổng chi phí chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó sản phẩm đá 1x2 có tỷ lệ doanh thu an toàn cao nhất (72,88%), kế đến là sản phẩm đá 4x6 (70,39%) và cuối cùng là sản phẩm đá 0x4 có tỷ lệ doanh thu an toàn thấp nhất (62,46%). Vì thế nếu có sự biến động của thị trường hoặc công ty gặp rủi ro trong kinh doanh thì sản phẩm đá 0x4 sẽ có doanh thu sụt giảm nhanh hơn 2 loại sản phẩm đá còn lại, nguy cơ lỗ sẽ cao hơn.
2.2.3.3 Phân tích kết cấu mặt hàng.
So sánh báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các sản phẩm đá trong tháng 11/2010 và tháng 12/2100:
Bảng 2.31: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá
(Tháng 11/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Tổng cộng
1
Doanh thu
642.339.540
899.770.581
77.701.740
1.619.811.861
2
Chi phí khả biến
427.974.211
484.064.485
44.819.807
956.858.503
3
Số dư đảm phí
214.365.329
415,706,096
32,881,933
662.953.358
4
Chi phí bất biến
88.052.135
100.692.430
10.903.748
199.648.313
5
Lợi nhuận
126.313.194
315.013.666
21.978.185
463.305.045
6
Tỷ lệ số dư đảm phí
33.37%
46.20%
42.32%
40.93%
7
Kết cấu mặt hàng
39,66%
55,54%
4,80%
100%
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 04/2011)[2]
Doanh thu hòa vốn: = 487.779.900 đồng.
Doanh thu an toàn: 1.619.811.861 – 487.779.900 = 1.132.031.961 đồng.
Tỷ lệ doanh thu an toàn: x 100% = 69,87%
Lợi nhuận đạt được: 463.305.046 đồng.
Bảng 2.32: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí từng loại đá
(Tháng 12/2010)
(ĐVT: Việt Nam đồng)
STT
Chỉ tiêu
Đá 0x4
Đá 1x2
Đá 4x6
Tổng cộng
1
Doanh thu
604.893.044
900.002.400
88.545.366
1.593.440.810
2
Chi phí khả biến
403.024.580
484.189.200
51.074.612
938.288.392
3
Số dư đảm phí
201.868.464
415.813.200
37.470.754
655.152.418
4
Chi phí bất biến
75.789.370
112.764.754
11.094.189
199.648.313
5
Lợi nhuận
126.079.094
303.048.446
26.376.565
455.504.105
6
Tỷ lệ số dư đảm phí
33,37%
46,20%
42,32%
41,12%
7
Kết cấu mặt hàng
37,96%
56,48%
5,56%
100%
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Thuận Dư và xử lý của tác giả 04/2011)
Doanh thu hòa vốn: = 485.526.053 đồng.
Doanh thu an toàn: 1.593.440.810 – 485.526.053 = 1.107.914.757 đồng.
Tỷ lệ doanh thu an toàn: x 100% = 69,53%
Lợi nhuận đạt được: 1.593.440.810 đồng
- Nhìn vào hai bảng báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của công ty trong 2 tháng 11 và tháng 12/2010. Ta thấy công ty đã thay đổi kết cấu mặt hàng. Cụ thể là tăng tỷ trọng của những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí lớn và giảm tỷ trọng của những sản phẩm có tỷ trọng số dư đảm phí nhỏ. Cụ thế như sau:
Tăng tỷ trọng sản phẩm đá 1x2 (có tỷ lệ số dư đảm phí lớn nhất với 46%) từ 55,55% lên 56,48% (tăng 0,93%)
Tăng tỷ trọng sản phẩm đá 4x6 (có tỷ lệ số dư đảm phí lớn với 46%) từ 4,80% lên 5,56% (tăng 0,76%)
Giảm tỷ trọng sản phẩm đá 0x4 (có tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ với 42%) từ 39,66% xuống 37,96% (giảm 1.7%)
2.2.3.4 Định giá sản phẩm:
a. Định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp:
Giá bán của sản phẩm theo phương pháp này được xác định như sau:
Giá bán sản phẩm = Chi phí nền + Giá trị tăng thêm
Trong đó:
- Chi phí nền = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung khả biến + Chi phí bán hàng và quản lý khả biến.
- Giá trị tăng thêm = Chi phí nền x Tỷ lệ giá trị tăng thêm
Tỷ lệ giá trị tăng thêm =
- Lợi nhuận mong muốn = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư x Vốn sử dụng bình quân
Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm đá nên mỗi sản phẩm có một đơn giá bán khác nhau. Theo số liệu thu thập được tại công ty về chi phí sản xuất vào tháng 12/2010, ta xác định như sau:
P Sản phẩm đá 0x4
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 11.806 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp: 1.856 đồng.
Chi phí sản xuất chung khả biến: 37.041 đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến: 782 đồng.
Chi phí bất biến: 75.789.370 đồng.
Lợi nhuận mong muốn: 126.085.642 đồng.
Ta có: Chi phí nền: 11.806 + 1.856 + 37.041 + 782 = 51.485 đồng/m3.
Tỷ lệ giá trị tăng thêm: = 50,09%
Giá trị tăng thêm: 50,09% x 51.485 = 25.788 đồng.
Vậy giá bán của sản phẩm đá 0x4 là:
51.485 + 25.788 = 77.273 đồng/m3.
Phiếu định giá thành một đơn vị sản phẩm được lập như sau:
PHIẾU ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Sản phẩm đá 0x4
1. Chi phí nền
51.485
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
11.806
- Chi phí nhân công trực tiếp
1.856
- Chi phí sản xuất chung khả biến
37.041
- Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
782
2. Giá trị tăng thêm
25.788
3. Giá bán
77.273
P Sản phẩm đá 1x2
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.073 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp: 2.517 đồng.
Chi phí sản xuất chung khả biến: 53.405 đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến: 1.367 đồng.
Chi phí bất biến: 112.764.754 đồng.
Lợi nhuận mong muốn: 303.056.931 đồng.
Ta có: Chi phí nền: 16.073 + 2.517 + 53.405 + 1.367 = 73.362 đồng/m3.
Tỷ lệ giá trị tăng thêm: = 85,88%
Giá trị tăng thêm: 85,88% x 73.362 = 63.002 đồng.
Vậy giá bán của sản phẩm đá 0x4 là:
73.362 + 63.002 = 136.364 đồng/m3.
Phiếu định giá thành một đơn vị sản phẩm được lập như sau:
PHIẾU ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Sản phẩm đá 1x2
1. Chi phí nền
73.362
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
16.073
- Chi phí nhân công trực tiếp
2.517
- Chi phí sản xuất chung khả biến
53.405
- Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
1.367
2. Giá trị tăng thêm
63.002
3. Giá bán
136.364
P Sản phẩm đá 4x6
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 11.764 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp: 1.847 đồng.
Chi phí sản xuất chung khả biến: 37.951 đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến: 876 đồng.
Chi phí bất biến: 11.094.189 đồng.
Lợi nhuận mong muốn: 27.374.146 đồng.
Ta có: Chi phí nền: 11.764 + 1.847 + 37.951 + 876 = 52.438 đồng/m3. Tỷ lệ giá trị tăng thêm: = 73,36%
Giá trị tăng thêm: 73,36% x 52.438 = 38.471 đồng.
Vậy giá bán của sản phẩm đá 0x4 là:
52.438 + 38.47 = 90.909 đồng/m3.
Phiếu định giá thành một đơn vị sản phẩm được lập như sau:
PHIẾU ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Sản phẩm đá 4x6
1. Chi phí nền
52.438
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
11.764
- Chi phí nhân công trực tiếp
1.847
- Chi phí sản xuất chung khả biến
37.951
- Chi phí bán hàng và quản lý khả biến
876
2. Giá trị tăng thêm
38.471
3. Giá bán
90.909
b. Định giá sản phẩm trong trường hợp đặc biệt:
Trong tình hình kinh tế hội nhập như hiện nay, không phải công ty nào cũng có thể đưa ra giá bán một cách chính xác. Việc định giá bán một cách hợp lý tùy thuộc rất nhiều vào thị trường. Cùng một sản phẩm, cùng một thời kỳ nhưng sản phẩm bán ra ở doanh nghiệp này thì khác so với ở doanh nghiệp khác. Vì thế việc định giá bán còn tùy thuộc vào sự thỏa mãn của cả hai bên trong việc tiêu thụ và sử dụng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sản xuất hàng loạt.
Có thể kể ra ba trường hợp điển hình, đó là:[4]
Ø Hoạt động trong tình trạng năng lực sản xuất dôi thừa.
Ø Hoạt động trong điều kiện khó khăn về thị trường.
Ø Hoạt động trong tình trạng cạnh tranh đấu thầu.
Ở các trường hợp như trên, giá bán thực tế có thể thấp hơn giá bán thực tế trên thị trường. Vì thế đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự nhạy bén và sáng suốt trong việc đưa ra mức giá hợp lý, vừa thỏa mãn các điều kiện mà khách hàng đưa ra, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho công ty.
Khảo sát tại công ty TNHH Thuận Dư, trong tháng 12/2010, tình hình sản xuất thuận lợi, khối lượng đá sản xuất tăng cao. Trong tháng, công ty
nhận được một lời đề nghị của một đối tác bán sản phẩm đá 1x2 với khối lượng 1.000 m3 và kèm theo các điều kiện sau:
Giá bán là 100.000 đồng/m3
Phí vận chuyển hàng tới kho của đối tác là 1.000.000 đồng.
Trong tháng 12/2100 việc sản xuất sản phẩm, công ty phải bỏ ra các chi phí sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 16.073 đồng.
Chi phí nhân công trực tiếp: 2.517 đồng.
Chi phí sản xuất chung khả biến: 53.405 đồng.
Chi phí bán hàng và quản lý khả biến: 1.367 đồng.
Trong khi đó giá bán hiện tại của sản phẩm đá 1x2 được bán trên thị trường là 136.364 đồng/m3
Mục tiêu của công ty khi bán thêm 1.000 m3 đá sẽ thu được lợi nhuận là 20.000.,000 đồng.
Giá bán trong trường hợp này là bao nhiêu và công ty có nên ký kết hợp đồng hay không? Biết thị phần của công ty không bị ảnh hưởng khi tiêu thụ thêm 1.000 m3 này.
Phân tích
Giá bán thấp nhất trong trường hơp này phải bù đắp các yếu tố chi phí sau:
Chi phí khả biến đơn vị: 73.362 đồng.
Chi phí vận chuyển đơn vị: 1.000 đồng/m3 ()
Lợi nhuận: 20.000 đồng ()
Chi phí bất biến đã được bù đắp hết: 0 đồng.
Vậy giá bán thấp nhất trong trường hợp này là: 73.362 + 1.000 + 20.000 = 93.362 đồng/m3.
Mà giá bán theo yêu cầu của khách hàng là 100.000 đồng/m3.
Kết luận: Với giá bán 93.362 đồng/m3, công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra và thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng. Vì vậy hợp đồng được ký kết.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ñ Phần 1 của chương 2 giới thiệu về tình hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thuận Dư. Qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Ñ Phần 2 đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư, tập trung vào những nội dung chính sau:
Ø Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí tại công ty.
Ø Tính toán các chỉ tiêu trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty.
Ø Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong tổ chức và điều hành tại công ty.
Từ đó nắm bắt kịp thời những tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra những nhận xét và kiến nghị trong chương 3.
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. NHẬN XÉT
3.1.1 Nhận xét về tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty đã xây dựng được cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với đặc điểm và qui mô hoạt động của công ty, chặt chẽ từ cấp cao nhất đến các đơn vị nhỏ nhất. Từ đó đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, mỗi bộ phận trong công ty. Bộ máy quản lý chặt chẽ nhưng vẫn gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng nên giữa các phòng ban có sự phối hợp nhịp nhàng, dữ liệu thông tin được cập nhật kịp thời, tạo hiệu quả cao trong công việc. Giữa các phòng ban được công ty trang bị các phương tiện vật chất hỗ trợ nên năng suất lao động của các nhân viên luôn cao. Việc qui định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban đã khiến cho nhân viên trong công ty làm việc nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời bộ máy kiểm soát hoạt động của công ty làm việc có hiệu quả, phát hiện kịp thời những sai sót của công ty đề báo cáo lên cấp trên để có những phương án điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán
3.1.2.1 Bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học, được thể hiện như sau:
Ø Thứ nhất, ban lãnh đạo công ty đã phân công các nhân viên kế toán một cách khoa học. Nhân viên kế toán trong công ty được sắp xếp công việc phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi người. Đồng thời công ty cũng đã xây dựng được một qui trình lao động mà trong đó các công việc nối tiếp nhau một cách hợp lý nên thời gian chờ đợi những thao tác thừa được giảm thiểu tối đa. Ngoài ra môi trường làm việc nghiêm túc nhưng nhân viên vẫn hăng say với tinh thần trách nhiệm cao nên đạt hiệu quả cao trong công việc.
Ø Thứ hai, bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung dưới sự chỉ đạo thống nhất của kế toán trưởng cùng với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tận tụy với công việc. Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình này đáp ứng được yêu cầu hạch toán và phù hợp với hình thức hoạt động của công ty.
Ø Thứ ba, công ty đã trang bị cho phòng kế toán một hệ thống máy tính hiện đại cùng với chương trình phần mềm kế toán để xử lý thông tin trên máy tính. Nhờ sự hỗ trợ của chương trình phần mềm kế toán này mà công việc kế toán được thực hiện một cách khoa học, chính xác, theo đúng qui định của pháp luật và chế độ tài chính kế toán hiện hành. Nó giúp cho nhà quản trị có những thông tin quản trị nội bộ một cách nhanh chóng, kịp thời và hữu ích.
Ø Thứ tư, công tác kiểm tra quá trình hạch toán, kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh…được tiến hành ngay tại phòng kế toán của công ty. Các nhân viên kế toán thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong công việc nên việc tiến hành kiểm tra, đối chiếu, so sánh sẽ chính xác hơn, phát hiện kịp thời các sai sót về số liệu, về quá trình hạch toán kế toán.
í Tóm lại, với bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Mô hình bộ máy kế toán này được thiết kế nhằm thực hiện chức năng giám sát đầy đủ và chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, thể hiện rõ vai trò tham mưu cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh tế. Ngoài ra, với mô hình này, năng lực của nhân viên kế toán được khai thác một cách hiệu quả và hạn chế việc tiêu hao công sức.
3.1.2.2 Hệ thống tài khoản
Tổ chức tài khoản kế toán là việc thiết lập các chế độ kế toán cho từng
đối tượng hạch toán nhằm cung cấp thông tin tổng quát cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 48 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quyết định 48 gồm 51 tài khoản cấp 1 và 5 tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Với hệ thống tài khoản này, công ty đã thiết lập một hệ thống đầy đủ và chặt chẽ, phù hợp trong việc quản lý, đảm bảo ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty đã tuân theo những chế độ thống nhất chung và chế độ riêng của ngành. Đặc biệt là việc vận dụng một cách sáng tạo hệ thống tài khoản, hạn chế các tài khoản hỗn hợp và tài khoản chi tiết. Chính vì thế mà hệ thống kế toán của công ty trở nên đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu, tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn đảm bảo được khả năng xử lý thông tin.
3.1.2.3 Hệ thống chứng từ, sổ sách, mẫu báo cáo
Công ty sử dụng hệ thống chứng từ, mẫu báo cáo theo đúng qui định của nhà nước hiện hành. Trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học. Sổ sách kế toán được áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của phần mềm kế toán. Tuy nhiên công ty vẫn có đầy đủ các loại sổ tổng hợp và sổ chi tiết cần thiết khác.
3.1.2.4 Phương pháp hạch toán
Công ty đã áp dụng công tác hạch toán nhìn chung là khá tốt. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào phần mềm kế toán, giúp cho kế toán viên cập nhật số liệu một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
3.1.3 Nhận xét về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ kế toán quản trị đắc lực, giúp cho Ban giám đốc khai thác hết khả năng tiềm tàng của công ty mình. Trên cơ sở đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, đề ra các phương án kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này vào trong thực tiễn tại công ty TNHH Thuận Dư cũng gặp nhiều khó khăn.
Như ta đã tìm hiểu, nghiên cứu ở chương I, việc ứng dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhận được đặt trong những giả thiết nhất định mà những giả thiết này không thể xảy ra trong tình hình kinh tế - thị trường như hiện nay. Ngoài ra, muốn đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, đạt được kết quả cao thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiêu thụ, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng và quan trọng hơn là tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị. Do đó việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư đối với từng sản phẩm đá của công ty chỉ mang tính tương đối.
Tuy nhiên, qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận này đã giúp cho Ban quản lý có một định hướng rõ ràng hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ từng sản phẩm đá của công ty. Qua đó giúp công ty biết sản phẩm nào nên và không nên sản xuất nhiều, đo lường được rủi ro cũng như những lợi ích mà mỗi sản phẩm mang lại. Đồng thời, qua việc phân tích này sẽ giúp công ty tìm ra hướng đi đúng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh để mang lại hiệu quả cao mà có thể tiết kiệm được chi phí bỏ ra.
Mặc dù hệ thống quản trị tại công ty vẫn còn non yếu, chưa đi vào chiều sâu như những công ty lớn khác nhưng công ty đã từng bước xây dựng bộ phận về kế toán quản trị để quản lý và hoạch định chiến lược cho công ty. Qua đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị để từ đó có những hoạch định đúng đắn, giúp công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt mức lợi nhuận tối đa
3.1.3.1 Lựa chọn phương án kinh doanh.
Các phương án đưa ra trong chương II đều là những phương án thực tiễn, có tính ứng dụng cao đối với công ty và đều mang lại lợi nhuận tăng thêm cho công ty. Do công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm đá nên việc phân tích lựa chọn phương án kinh doanh chưa chi tiết cho từng loại sản phẩm. Thông qua việc phân tích này, công ty cần có nhiều chính sách hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho công ty.
3.1.3.2 Kết cấu chi phí
Qua việc phân tích ở chương II, sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất đá xây dựng, cung cấp cho các công trình như đường xá, nhà ở…Hầu hết trong kết cấu chi phí của công ty, chi phí khả biến chiếm tỷ lệ khá lớn so với chi phí bất biến. Với kiểu kết cấu này thì khá phù hợp với công ty trong tình hình kinh tế hiện nay do giá cả vật tư biến đổi thất thường, khó có thể dự đoán được. Do đó công ty phải có hoạch định các khoản chi phí bất biến trong một thời gian dài để có thể kìm hãm những rủi ro mà thị trường mang lại.
3.1.3.3 Kết cấu mặt hàng
Qua việc phân tích kết cấu mặt hàng vào tháng 11 và tháng 12 năm 2010 đã cho ta thấy sự thay đổi về kết cấu mặt hàng của công ty. So với tháng 11 thì trong tháng 12, công ty đã tăng tỷ trọng những sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí cao (đá 1x2, đá 4x6) và giảm tỷ trọng những sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí thấp (đá 0x4).
Tuy nhiên việc thay đổi kết cấu mặt hàng của các loại sản phẩm đá tại công ty vẫn chưa được tốt lắm. Công ty đã tăng tỷ trọng những sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí cao và giảm tỷ trọng những sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí thấp nhưng sự tăng giảm này là không nhiều. Kết quả là tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công ty tăng lên 0,19% (41,12% - 40,93%) nhưng lợi nhuận cũng tăng lên giảm đi 7.800.000 đồng (463.305.046 – 455.504.954)
3.2 KIẾN NGHỊ
3.2.1 Về tổ chức bộ máy kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một công cụ hữu ích, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, kiểm tra hoạt động hàng ngày, tổ chức điều hành và ra quyết định hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc xây dựng bộ máy kế toán quản trị có tầm quan trọng lớn đối với các công ty sản xuất kinh doanh, trong đó có công ty TNHH Thuận Dư.
Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị phải phù hợp với đặc điểm ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, qui mô đầu tư và địa bàn tổ chức của công ty. Bộ máy kế toán phải gọn, nhẹ, khoa học, hợp lý và đạt hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý của công ty.
Theo hướng dẫn của bộ tài chính về tổ chức bộ máy kế toán quản trị, có ba hình thức tổ chức, đó là hình thức kết hợp, tách hợp và phối hợp. Với đặc điểm của công ty về qui mô, trình độ nhân viên, đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý như hiện nay thì công ty nên tổ chức bộ máy kế toán quản trị theo hình thức kết hợp. Có nghĩa là tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị theo từng chức năng của nhân viên kế toán. Nói khác đi là kế toán viên theo dõi bộ phận nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Ngoài ra công ty phải thêm một bộ phận chuyên thực hiện công việc của kế toán quản trị như thu thập, phân tích các thông tin để phục vụ cho việc lập dự toán và phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Việc tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán quản trị cũng rất quan trọng. Người làm kế toán quản trị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người làm kế toán theo qui định tại luật kế toán. Ngoài ra phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán vững vàng. Thực hiện tốt các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
3.2.2 Một số kiến nghị về phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh của công ty. Do đó công ty cần vận dụng mối quan hệ này vào những mục tiêu chủ yếu sau:
3.2.2.1 Về lựa chọn phương án kinh doanh
Hiện tại công ty đang trong giai đoạn khó khăn, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ trong khu vực giảm do nền kinh tế có nhiều biến động sau khủng hoàng. Công ty cần nghiên cứu kỹ mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nhằm có những phương án kinh doanh hợp lý. Trên cơ sở đó công ty cần có sự đầu tư về quảng cáo sản phẩm, các chính sách hoa hồng, khuyến mãi, các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp với bộ phận kinh doanh để nghiên cứu thị trường. Từ đó có thể xác định được nhu cầu khách hàng và tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Xét về 5 phương án kinh doanh ta có nhận xét như sau:
Ø Phương án 1: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến và sản lượng thay đổi: Với phương án này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty là 6.790.660 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được không cao do lượng tiêu thụ dự kiến tăng thấp và giá bán không đổi.
Ø Phương án 2: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí khả biến và sản lượng thay đổi: Với phương án này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty là 12.541.320 đồng. Phương án này có phần khả thi hơn phương án trước do người phụ trách bán hàng sẽ được hưởng khoản hoa hồng này. Vì thế khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên. Tuy nhiên ở phương án này, chỉ giữ chân được khách hàng cũ, không thu hút được khách hàng mới.
Ø Phương án 3: Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, giá bán và sản lượng thay đổi: Với phương án này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty 15.861.320 đồng. Trong phương án này thì có phần ưu điểm hơn hai phương án trước là vừa có thể vừa giữ chân khách hàng cũ lại vừa thu hút thêm khách hàng mới. Tuy nhiên về lâu dài, công ty nên xem xét với phương án này vì chỉ thu hút được khách hàng không trung thành.
Ø Phương án 4: Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến và sản lượng tiêu thụ thay đổi: Với phương án này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty là 26.751.320 đồng. Trong phương án này thì khối lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm đạt cao hơn do đầu tư thêm dây chuyền thiết bị mới và thuê mướn thêm công nhân nhiều kinh nghiệm. Từ đó sẽ giữ chân được khách hàng cũ về chất lượng sản phẩm và thu hút thêm khách hàng mới.
Ø Phương án 5: Chọn phương án kinh doanh khi chi phí bất biến, chi phí khả biến, sản lượng và giá bán thay đổi: Với phương án này sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty là 32.362.640 đồng. Phương án này phù hợp với tình hình công ty hiện nay và mang về lợi nhuận cao nhất trong 4 phương án ở trên. Công ty nên áp dụng phương án này để mang lại hiệu quả lâu dài.
3.2.2.2 Về kết cấu chi phí
Như đã phân tích ở trên, công ty có kết cấu chi phí khá an toàn trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Do đó trước mắt công ty không nên thay đổi kết cấu chi phí bằng việc đầu tư nhiều vào mua máy móc thiết bị.
Đối với thực trạng tại công ty, để tăng lợi nhuận thì công ty nên thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm tăng tỷ lệ số dư đảm phí. Tiết kiệm chi phí là một vấn đề quan trọng đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm. Nhưng công ty cần phải xem xét làm sao để tiết kiệm chi phí mà không làm giảm chất lượng sản phẩm sản xuất ra hay làm mất đi uy tín của công ty đối với khách hàng. Vì vậy để công ty ngày càng phát triển thì cần phải tiết kiệm chi phí nhưng tiết kiệm một cách có khoa học, tức là ta cần phân loại chi phí tốt, chi phí xấu để từ đó tăng chi phí tốt và giảm thiểu tối đa các chi phí xấu.
Một số giải pháp đề xuất để cắt giảm chi phí
Hiện nay, với tình hình lạm phát ngày càng cao, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt như sản xuất, chi trả lương, quảng cáo tiếp thị...Đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết những khó khăn trên, việc cắt giảm chi phí là một phương án mà nhiều doanh nghiệp cần tính đến. Tuy nhiên, cắt giảm như thế nào để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như sự tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp thì không phải là một vấn đề đơn giản.
Chi phí nguyên vật liệu
Hiện nay, giá cả các loại nguyên vật liệu đều tăng cao do chi phí xăng dầu tăng. Vì thế công ty cần tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu với giá thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật mà nhà sản xuất đề ra.
Nguyên vật liệu khi mua về cần kiểm tra đúng chất lượng, số lượng rồi mới nhập kho.
Thực hiện giao khoán chi phí sản xuất và giá thành trên cơ sở có sự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ nhằm khống chế giá thành ở mức hợp lý. Có quy chế về thưởng phạt trong sử dụng nguyên vật liệu, tránh xảy ra tình trạng mất mát hoặc sử dụng không đúng mục đích trong sản xuất. Tận dụng các phế liệu để tránh lãng phí.
Thường xuyên đầu tư, nâng cấp bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị để tránh tình trạng nguyên vật liệu bị tiêu hao trong quá trình sản xuất. Giám sát quá trình nhập – xuất của nguyên vật liệu nhằm đảm bảo bảo nguyên vật liệu nào nhập trước thì được xuất trước.
Lập dự toán nguyên vật liệu, dự toán sản xuất để từ đó xác định được nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu. Xác định mức tồn kho nguyên vật liệu một cách hợp lý để tránh việc dữ trữ quá nhiều hoặc quá ít, nhất là trong tình hình giá cả ngày một leo thang như hiện nay.
Chi phí nhân công:
Giảm chi phí nhân công không có nghĩa là giảm chi phí này về số tuyệt đối như cắt giảm biên chế công nhân. Song, đây chỉ là một trong những biện pháp tạm thời theo kiểu “giật gấu vá vai” của những doanh nghiệp “cò con” mà hiệu quả thu được không như mong đợi. Điều này có thể khiến cho công ty mất đi những lao động lành nghề, giàu kinh nghiệm. Mặt khác, khi tuyển thêm công nhân mới vào, công ty lại mất thêm một khoản chi phí về chi phí tuyển dụng và chi phí đào tạo. Vấn đề đặt ra là việc làm sao để tìm ra các giải pháp cắt giảm chi phí nhân công một cách khôn ngoan và mang lại hiệu quả cao.
Trong tương lai, để giảm chi phí nhân công, trước hết công ty phải đề ra các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động như:
Phân công công việc một cách khoa học, hợp lý để người lao đông phát huy tối đa năng lực của mình.
Tổ chức sản xuất một cách hợp lý trên cơ sở cơ cấu lại lao động trực tiếp, giảm lao động gián tiếp đến mức có thể, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm chi phí nhân công trong kết cấu giá thành sản phẩm.
Có các phương án đào tạo, trước mắt là đào tạo ngắn hạn để nâng cao tay nghề cho người lao động, từ đó năng suất sản xuất ngày càng cao.
Trong tình hình giá cả ngày càng tăng, công ty nên quan tâm đến đời sống, vật chất, tinh thần của người lao động. Đề ra các mức khen thưởng cho công nhân khi vượt năng suất kế hoạch đề ra hoặc có những cải tiến hay trong công việc để khuyến khích tinh thần, tăng khả năng tư duy sáng tạo, đem hiệu quả cao trong công việc.
Chi phí sản xuất chung
Tổ chức sắp xếp kho bãi gọn gàng, thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm.
Lập kế hoạch mua sắm, sử dụng các công cụ dụng cụ một cách hợp lý và thường xuyên bảo quản để công cụ dụng cụ sử dụng được lâu bền.
Đối với các dụng cụ sản xuất, phụ tùng thay thế cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định thay mới.
Chi phí bán hàng
Bán hàng thông qua hình thức quảng cáo đã và đang là biện pháp tốt được nhiều công ty áp dụng. Thông qua việc quảng cáo, khách hàng có thể hiểu thêm về công ty và ngành nghề sản xuất kinh doanh mà công ty đang hoạt động. Từ đó giúp công ty tạo chỗ đứng riêng trên thị trường và tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Vì thế công ty nên đầu tư quảng cáo bằng cách lập một website riêng của công ty. Thông qua đó sẽ tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới và giải đáp những thắc mắc của khách hàng cũ
Chi phí quản lý
Tổ chức mô hình quản lý khoa học, hợp lý hóa tổ chức theo hướng quản trị hiện đại để đảm bảo công việc quản lý dễ dàng, tiết kiệm được chi phí.
Tổ chức thi tuyển và ký hợp đồng trách nhiệm có thời hạn, có điều kiện đối với cán bộ quản lý giữ chức vụ chủ chốt trong công ty.
Phân công trách nhiệm công việc rõ ràng, cụ thể đối với những cán bộ quản lý.
Thường xuyên nhắc nhở cán bộ nhân viên tiết kiệm các khoản chi phí như chi phí công tác, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện, nước...Sau mỗi giờ làm việc, kiểm tra các thiết bị điện trước khi ra về.
Phòng kế toán thường xuyên theo dõi các khoản chi phí không hợp lý để từ đó kiến nghị lân ban giám đốc để ngăn chặn kịp thời tình trạng tham ô lãng phí trong công ty.
Một số biện pháp kiểm soát chi phí:
Việc tiết kiệm chi phí trước hết phụ thuộc vào ý thức, tính tự giác của mỗi cán bộ quản lý, công nhân viên trong toàn công ty. Để việc tiết kiệm chi phí đạt hiệu quả, công ty nên thực hiện việc kiểm soát chi phí ở mỗi bộ phận và thông báo kết quả đó đến từng bộ phận của công ty. Từ đó có những chế độ khen thưởng hay các biện pháp kỷ luật để mọi người cùng duy trì việc tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, để kiểm soát chi phí có hiệu quả, công ty nên đề ra các biện pháp kiểm soát chi phí như sau:
Xây dựng định mức chi phí: là xây dựng định mức cho các khoản chi phí được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với những trường hợp cụ thể dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật (kỹ thuật cung cấp), chi phí thực tế nhiều kỳ (kế toán cung cấp), dự toán chi phí (kế toán cung cấp). Tuy nhiên, trong thực tế, chi phí luôn thay đổi do biến động của thị trường. Vì vậy lập định mức chi phí phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý.
Phân tích sự biến động của chi phí định mức so với thực tế: chi phí thực tế phát sinh có thể cao hơn hoặc thấp hơn chi phí định mức ban đầu. Điều này tạo nên sự biến động chi phí so với định mức. Nếu biến động mà chi phí thực tế thấp hơn chi phí định mức thì sẽ có lợi cho doang nghiệp và ngược lại. Vì thế mục đích của việc phân tích sự biến động các khoản mục chi phí nhằm đánh giá mức chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục chi phí phát sinh. Trong doanh nghiệp cần phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí sau:
Ø Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí khả biến. Khi chi phí nguyên vật liệu thực tế khác với chi phí nguyên vật liệu định mức thì ta gọi mức chênh lệch đó là biến động nguyên vật liệu. Sự biến động này do hai nguyên nhân là: sự biến động về lượng và sự biến động về giá nguyên vật liệu sử dụng.
Sự biến động về lượng nguyên vật liệu sử dụng: do trình độ quản lý nguyên vật liệu; tình trạng của máy móc thiết bị, điều kiện nơi sản xuất; tay nghề của nhân công trực tiếp sản xuất…
Sự biến động về giá nguyên vật liệu sử dụng: do nguyên nhân chủ quan (chất lượng nguyên vật liệu; phương pháp tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho…) và nguyên nhân khách quan (sự thay đổi chính sách của Nhà nước, quan hệ cung – cầu thay đổi trên thị trường)
Các nguyên nhân biến động nói trên phải được tiến hành nhanh để kịp thời phát hiện những bất hợp lý, tìm ra nghuyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả chi phí nguyên vật liệu.
Ø Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất:
Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất là chi phí khả biến. Sự biến động của chi phí nhân công trực tiếp sản xuất do các nguyên nhân sau: biến động năng suất lao động; biến động thời gian nhàn rỗi; biến động đơn giá tiền lương.
Sự biến động năng suất lao động do các nguyên nhân: sự thay đổi cơ cấu lao động; tình trạng của máy móc thiết bị; chất lượng nguyên vật liệu sử dụng; công tác quản lý sản xuất; chính sách trả lương công nhân.
Sự biến động thời gian nhàn rỗi là công nhân không có công việc để làm lâu hơn dự định.
Sự biến động đơn giá tiền lương: thay đổi về cơ cấu lao động (tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động); đơn giá tiền lương của các bậc thợ tăng lên.
Ø Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là một loại chi phí phức tạp vì nó vừa là chi phí khả biến và vừa là chi phí bất biến. Thông thường phân tích biến động chi phí sản xuất chung được thực hiện như sau:
Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung khả biến: do hai nguyên nhân là do sự biến động về giá và biến động về lượng. Mặc khác do chi phí sản xuất chung có nhiều khoản mục nên doanh nghiệp cần lập bảng tính toán tổng hợp các biến động để theo dõi chi phí sản xuất chung khả biến.
Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung bất biến cần lưu ý những điểm sau:
Việc chia nhỏ chi phí bất biến đều có bản chất giả tạo vì chúng không phụ thuộc vào mức độ hoạt động. Xây dựng đơn giá phân bổ chi phí bất biến sản xuất chung là cần thiết cho quá trình tính toán biến động nhưng không có giá trị đối với việc kiểm soát chi phí đặt trong mối quan hệ với mức độ hoạt động. Vì những lý do này nên biến động chi phí sản xuất chung bất biến thường được biểu hiện dưới dạng vật chất thay vì giá trị. Sự thể hiện các biến động dưới hình thái vật chất sẽ cung cấp cho nhà quản lý một cách rõ ràng và cụ thể hơn nguyên nhân biến động, từ đó sẽ có biện pháp kiểm soát biến động hữu hiệu hơn.
Giải quyết vấn đề
Công ty nên chú trọng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chi tiết hơn.
Xem xét lại định mức phân bổ chi phí bất biến sao cho hợp lý trong thời gian tới.
Tổ chức các bộ phận thành các trung tâm chi phí mà trong đó người đứng đầu ở mỗi bộ phận chỉ chịu trách nhiệm về chi phí.
Phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu trong từng giai đoạn của công ty.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.
Lập định mức chi phí cụ thể, thu thập thông tin về chi phí thực tế. Định kỳ phân tích các biến động giá cả trên thị trường.
Vân dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh như lựa chọn mặt hàng, lựa chọn dây chuyền sản xuất.
Chú trọng việc phân loại chi phí theo cách ứng xử và ứng dụng phân loại chi phí này vào sản xuất để xác định giá bán.
Tiến hành tổ chức công tác kế toán quản trị bằng cách đào tạo nguồn nhân lực.
3.2.2.3 Kết cấu mặt hàng.
Trong tương lai, công ty nên tiếp tục tăng tỷ trọng những sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí cao (đá 1x2, đá 4x6) và giảm tỷ trọng những sản phẩm đá có tỷ lệ số dư đảm phí thấp (đá 0x4). Như vậy tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công ty tăng lên và từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, trong thực tế tại công ty còn rất nhiều năng lực sản xuất nhàn rỗi. Vì thế dù sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí thấp mà có đơn đặt hàng của khách hàng thì công ty cũng cần phải sản xuất. Đồng thời bộ phận kinh doanh của công ty cần tích cực tìm kiếm thêm các khách hàng mới, đặc biệt là những sản phẩm có số dư đảm phí cao.
3.2.2.4 Về định giá sản phẩm
Việc định giá sản phẩm phải được xem xét kỹ để đưa ra một giá bán phù hợp. Giá bán phải bù đắp được chi phí để từ đó mang lại lợi nhuận cho công ty. Với loại hình sản xuất kinh doanh của công ty thì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như công ty cổ phần đá Hóa An, công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa. Vì thế giảm giá một cách hợp lý cũng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư đã giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quan hơn trong việc ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tại công ty. Qua đó giúp cho nhà quản trị thấy được mối quan hệ mật thiết của 3 yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình, đó là chi phí, khối lượng và lợi nhuận. Từ khối lượng sản phẩm sản xuất bán ra và các chi phí tương ứng, công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Vấn đề được đặt ra là công ty phải có những biện pháp để kiểm soát chi phí ở mức thấp nhất để từ đó tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy, công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của từng loại sản phẩm, ưu nhược điểm để có những biện pháp phù hợp trong việc kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí. Mặt khác, công ty dựa vào mô hình phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận để có những chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả.
KẾT LUẬN
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một việc làm thiết thực đối với mỗi công ty bởi vì nó giúp cho nhà quản lý thấy được sự liên quan giữa ba yếu tố quyết định sự thành công của công ty mình. Từ khối lượng sản phẩm bán ra và các chi phí tương ứng, công ty sẽ xác định được lợi nhuận. Và để tối đa hoá lợi nhuận thì công ty phải kiểm soát chi phí. Muốn vậy công ty phải nắm rõ kết cấu chi phí của mình, biết được ưu, nhược điểm của nó để có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và cắt giảm chi phí. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ để nắm bắt phản ứng của chi phí và lợi nhuận trước các biến động định mức hoạt động kinh doanh. Mặt khác, công ty sẽ dựa trên mô hình phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận để đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Vì thế, mô hình này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_moi_quan_he_c_v_p_tai_cong_ty_tnhh_thuan_du_6807.doc