Phân tích mối quan hệ thất nghiệp, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ,đồng thời minh họa trên số liệu thực tế của Việt Nam những năm gần đây

LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển rực rỡ, chúng ta ngày càng thấy được tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng kinh tế và lạm phát,thất nghiệp. Đó là ba vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của quá trình phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ qua và trong hiện tại ,lẫn tương lai của mỗi đất nước sau này. Mối quan hệ giữa ba vấn đề này thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế.Tuy vậy, sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát,thất nghiệp là hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế. Trong đó, lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ, nó chính là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá.Ở mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát và mức thất nghiệp khác nhau của nền kinh tế. Trong thời gian gần đây,kinh tế thế giới có nhiều biến động,hơn đó là cuộc khủng hoảng toàn cầu,làm giảm tốc đọ tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước . Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là nước ta, đang trên đà hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tìm hiểu thất nghiệp,lạm phát, sự ảnh hưởng và phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tôi muốn “Phân tích mối quan hệ thất nghiệp ,lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ,đồng thời minh họa trên số liệu thực tế của Việt Nam những năm gần đây. Để nghiên cứu về đề tài này chúng ta đi tìm hiểu theo trình tự A/ Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. B/ Phân tích mối quan hệ của lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. C/ Mịnh họa qua số liệu của nền kinh tế việt nam những năm gần đây.

doc25 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mối quan hệ thất nghiệp, lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ,đồng thời minh họa trên số liệu thực tế của Việt Nam những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển rực rỡ, chúng ta ngày càng thấy được tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng kinh tế và lạm phát,thất nghiệp. Đó là ba vấn đề cơ bản của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của quá trình phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ qua và trong hiện tại ,lẫn tương lai của mỗi đất nước sau này. Mối quan hệ giữa ba vấn đề này thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế.Tuy vậy, sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát,thất nghiệp là hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế. Trong đó, lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ, nó chính là một đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá.Ở mỗi thời kỳ kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát và mức thất nghiệp khác nhau của nền kinh tế. Trong thời gian gần đây,kinh tế thế giới có nhiều biến động,hơn đó là cuộc khủng hoảng toàn cầu,làm giảm tốc đọ tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước . Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là nước ta, đang trên đà hội nhập và phát triển như hiện nay, việc tìm hiểu thất nghiệp,lạm phát, sự ảnh hưởng và phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tôi muốn “Phân tích mối quan hệ thất nghiệp ,lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ,đồng thời minh họa trên số liệu thực tế của Việt Nam những năm gần đây. Để nghiên cứu về đề tài này chúng ta đi tìm hiểu theo trình tự A/ Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. B/ Phân tích mối quan hệ của lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. C/ Mịnh họa qua số liệu của nền kinh tế việt nam những năm gần đây. A/ Cơ sở lý thuyết chung về lạm phát ,thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. I ). Tìm hiểu về thất nghiệp. Thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm trong xã hội. Vậy thất nghiệp là gì ? Ai là người thất nghiệp ? Dòng người thất nghiệp ở mĩ trong đại khủng hoảng Làn sóng sinh viên Hàn đòi giải quyết nạn thất nghiệp 1. Khái niệm về thất nghiệp: - Một người được coi là thất nghiệp khi : + Trong độ tuổi lao động +Có khả năng ,có nhu cầu lao động +Không tìm được việc làm ,việc làm không ổn định. -Lực lượng lao động là tổng cuả số người có việc làm và số người thất nghiệp. Các chỉ tiêu thể hiện tình trạng thất nghiệp 2.1/Số người thất nghiệp Được tính theo 2 cách: - Thống kê theo các dấu hiệu thất nghiệp Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động Có việc Thất nghiệp Ngoài lực lượng lao động ("ốm đau, nội trợ, không muốn tìm việc) Ngoài độ tuổi lao động - Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm. Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách lao động của các đơn vị lao động 2.2/Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp(%) = Số người thất nghiệp Lực lượng lao động x100 Để đo lường mức thất nghiệp trong nền kinh tế chúng ta sử dụng chỉ tiêu “ tỷ lệ thất nghiệp”: 2.3/ Thời gian thất nghiệp Thời gian thất nghiệp bao giờ cũng được hiểu là thời gian trung bình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. 2.4/Tần số thất nghiệp -Là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định (ví dụ: 1 năm bị thất nghiệp 3 lần). -Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: + Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. + Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Trong ngắn hạn,khi tổng cầu không đổi mà có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh.Tần số thất nghiệp lớn, nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao. 3/ Phân loại thất nghiệp và các loại thất nghiệp 3.1. Phân theo đặc tính của người thất nghiệp Phân theo các tiêu chí sau đây: - Tiêu chí tuổi tác. - Tiêu chí giới tính. - Tiêu chí ngành nghề. - Tiêu chí lãnh thổ. - Tiêu chí dân tộc. 3.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp - Bỏ việc - Mất việc - Chưa có việc - Ngoại lệ 3.3. Phân loại theo tính chất của thất nghiệp a. Thất nghiệp tạm thời Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc cũ tìm việc mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động. b. Thất nghiệp cơ cấu (gọi là thất nghiệp bất tương xứng) Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Đây là loại thất nghiệp gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung trên thị trường lao động.Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: thiếu kĩ năng và khác biệt về nơi cư trú…. c. Thất nghiệp chu kỳ (còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu, thất nghiệp theo thuyết Keynes) Là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái nền kinh tế, sản lượng tụt xuống thấp hơn số lượng thất nghiệp. Do tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải sản xuất ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải sa thải công nhân, tạo nên thất nghiệp hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phần biệt thất nghiệp chu kỳ với các loại thất nghiệp khác là mức thất nghiệp gần như ở khắp mọi nơi. d. Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển :xảy ra khi các yếu tố ngoài thị trường gây ra, khi tiền công được ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng Do sự không linh hoạt của tiền lương chủ yếu do việc quy định mức lương tối thiểu của người lao động. 3.4.Phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu lao động. a) Thất nghiệp tự nguyện :chỉ những người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. b.Thất nghiệp không tự nguyện :là thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu sụt giảm, sản xuất bị đình trệ, mất việc,… ở trên hình trên hình vẽ là đoạn GE. 3.5.Thất nghiệp tự nhiên. Là loại thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. 4)Tác hại của thất nghiệp * Đối với cá nhân người lao động: Giảm thu nhập Kỹ năng, chuyên môn mai một Hạnh phúc gia đình bị đe dọa * Đối với xã hội Sản lượng nền kinh tế giảm sút Chính phủ phải tăng chi tiêu cho trợ cấp Tệ nạn xã hội, tội phạm gia tăng 5) Nguyên nhân của thất nghiệp a) theo quan điểm của trường phái cổ điển(lí thuyết về tiền công linh hoạt):Hình a _ Quan điểm: giá cả và tiền lương đều hết sức linh hoạt. _ Nguyên nhân: theo quan điểm này,thất nghiệp xảy ra do tiền lương không được ấn định bởi các lực lượng thị trường mà chịu sự ấn định của các quy định nhà nước,chính phủ ,các tổ chức công đoàn,…làm cho mức lương trong nền kinh tế cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Hình a: quan điểm của trường phái cổ điển Hình b:quan điểm trường phái Keynes b)Theo quan điểm của trường phái Keynes (lí thuyết về tiền công cứng nhắc) :Hình b _ Quan điểm: giá cả và tiền lương đều hết sức cứng nhắc. _ Nguyên nhân:thất nghiệp xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái dẫn đến sự suy giảm của tổng cầu làm cho mức cầu chung về lao động giảm xuống. Đường cầu lao động dịch chuyển sang trái trong khi giá cả và tiền lương cứng nhắc dẫn đến toàn bộ thị trường lao động bị mất cân bằng. 6.Biện pháp giảm thất nghiệp. Đối với thất nghiệp chu kỳ: Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng Cuối cùng tăng Tổng cầu Đối với thất nghiệp tự nhiên: Phát triển thị trường lao động ,tăng cường hoạt động dịch vụ và giới thiệu việc làm. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Tạo thuận lợi trong việc cư trú,di cư lao động. Chuyển dịch CCKT nông nghiệp và nông thôn,khuyến khích đầu tư tư nhân Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp. Giảm thuế suất biên đối với thu nhập. II/ Lạm phát 1. Khái niệm -Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên (trong một thời gian nhất định). -Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức. -Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống theo thời gian (Sự phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa). 2.Các thước đo lạm phát. 2.1.Chỉ số giá: -Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá. -Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính có thể viết như sau: Ip = å ip.d Trong đo: Ip - chỉ số giá chung (có thể viết là CPI) ip- chỉ số giá cả từng loại hàng. d- tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ ( d=1 Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội). 2.2.Tỷ lệ lạm phát -Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát: gp Ip1 Ip0 = x100 - 1) ( -Tỷ lệ lạm phát được tính như sau: Trong đó : gp (nL) - tỷ lệ lạm phát (%) Ip1-chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu. Ip0- chỉ số giá cả thời kỳ trước đó được chọn làm gốc để so sánh 3/ Phân loại lạm phát 3.1.Căn cứ quy mô lạm phát -Lạm phát vừa phải (một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định. -Lạm phát phi mã( ba chữ số): tỷ lệ 10% - 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống. -Siêu lạm phát (trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế. 3.2.Căn cứ vào thời gian lạm phát: - Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm. - Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm. - Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. 3.3.Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát : -Lạm phát do cầu -Lạm phát do cung -Lạm phát do tiền -Lạm phát dự kiến -Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều. 4.Tác hại của lạm phát : Sản lượng và việc làm :Đi đôi với tăng giá, sản lượng quốc dân cũng thay đổi theo có thể tăng hoặc giảm ,cũng có khi không thay đổi . Phân phối lại thu nhập Giữa người cho vay và người vay Giữa người hưởng lương và trả lương Giữa người mua và bán các loại cổ phiếu Giữa chính phủ với dân chúng Thay đổi cơ cấu kinh tế : Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối. Trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên, trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp thậm chí phá sản. Nền kinh tế kém hiệu quả Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá Mất nhiều thời gian và sức lực đối phó lạm phát Chi phí thực đơn Rối loạn thị trường vốn, biến dạng đầu tư Giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa trong nước 5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát Phần này đề cập đến một số lý thuyết và quan điểm nhằm lý giải những nguyên nhân gây ra và duy trì, thúc đẩy lạm phát. 5..1. Lạm phát cầu kéo Xảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải. ASL ASS E1 P Y Y1=Y* P1 AD1 AD2 Y2 E2 P2 Lạm phát Trong thực tế, khi xảy ra LP cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.Kết quả là nền kinh tế sảy ra lạm phát và có tăng trưởng.lạm phát và tăng trưởng cùng chiều. 5.2.Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy) Nguyên nhân dẫn đến lạm phát này là do chi phí sản xuất trong nền kinh tế gia tăng và năng lực quốc gia bị giảm sút. Đồ thị minh họa : Hình 1: Do chi phí sản xuất Hình 2: Do năng lực quốc gia Do chi phí sản xuất tăng lên : ASs dịch chuyển sang trái kết quả gây ra lạm phát vừa bị suy giảm kinh tế .Lạm phát và thất nghiệp có quan hệ cùng chiều (hình 1) Năng lực quốc gia giảm, có thể do giảm sút nguồn nhân lực, nguồn vốn; do sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên; do chiến tranh hay thiên tai nghiêm trọng. Tác động này làm AS và ASL dịch sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng .( hình 2) Tóm lại, cả 2 trường hợp lạm phát do dịch chuyển đường cung lên trên hoặc sang trái, mặc dù cơ chế tác động hơi khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng giống nhau: nền kinh tế vừa bị lạm phát, vừa bị sụt giảm sản lượng. Tình trạng này thường được gọi là lạm phát đình đốn. Mức độ lạm phát và đình đốn sản xuất nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dốc đường AD. Nếu AD càng dốc đứng thì tỷ lệ lạm phát càng cao, càng nằm ngang thì sự đình đốn sản xuất càng trầm trọng. 5.3.Lạm phát dự kiến Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên được gọi là lạm phát dự kiến. Hình 7.4 cho thấy lạm phát dự kiến xảy ra như thế nào. Đó là đường AD và đường AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất (kể cả tiền lương) và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát . Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến. Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Chỉ khi những cú sốc mới trong nền kinh tế (có thể từ trong nước hoặc từ nước ngoài) sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ. ASL ASS1 E2 P Y Y* P1 0 AD1 E1 P3=1,05P2 =P2 ASS2 E3 ASS3 AD3 AD2 P2=1,05P1 5.4.Lạm phát do tiền tệ -Lượng tiền phát hành quá nhiều trong lưu thông gâ y ra mất cân đối giữa cung tiền và cầu tiền Trong chương 5 nghiên cứu lý thuyết số lượng tiền tệ và đã biết đẳng thức (M/P) = LP (i,Y) khi thị trường tiền tệ cân bằng. Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa là (i) và (Y) là ổn định (Y đạt tiềm năng = YP), cầu tiền thực tế là không đổi và do vậy M/P cũng sẽ không thay đổi. Điều đó có nghĩa là nếu lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả (P) cũng tăng với tỷ lệ tương ứng, nói cách khác tỷ lệ lạm phát sẽ bằng tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ. 5.5. Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều . Do nhu cầu nhập khẩu tăng dẫn đến cầu ngoại tệ tăng >giá ngoại tệ tăng >cầu tiền nội tệ nhiều tiền hơn. 6/ Biện pháp kiềm chế lạm phát: Lạm phát do cầu kéo (tác động lên cầu): Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp Giảm chi ngân sách Phát hành công trái, tung vàng, ngoại tệ ra bán Lạm phát do chi phí đẩy (tác động lên cung): Khai thông các nguồn lực trong nước Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất III / Tăng trưởng kinh tế 1. Khái niệm Là sự gia tăng lực lượng kinh tế của năm này so với năm trước hoặc năm được chọn làm xuất phát điểm của chu kỳ nghiên cứu. Hoặc: Là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế. 2.Phương pháp xác định tăng trưởng kinh tế GDPr0 x100 a% = Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm trước. GDPr1 - GDPr1 Trong đó: A% là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm GDPr1 và GDPr0 Là sản lượng thực tế cuối năm và đầu năm nghiên cứu. Xác định tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì theo công thức ā% = Trong đó : là sản lượng thực tế của năm báo cáo thời kì nghiên cứu là sản lượng thực tế của năm gốc thời kì nghiên cứu. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng trưởng Kinh tế quốc dân 3.1. Tỉ lệ tích lũy và tiêu dùng - Khi tăng tích lũy, giảm tiêu dùng sẽ hạn chế tăng trưởng. - Nếu tăng tiêu dùng sẽ tăng sản xuất. Có: YD = C + S E C C= C + MPC.Y Y C 45o -C S= -C + MPS.Y Y 3.2. Tích lũy, đầu tư và để dành Để dành chỉ đơn giản là không tiêu dùng hết thu nhập, muốn dành lại một phần để đề phòng rủi ro hoặc chưa biết dùng số tiền đó vào việc gì do bão hòa về nhu cầu tiêu dùng. -Tích lũy là sự để dành có mục đích đầu tư, chờ cơ hội, chờ đủ sức sẽ đầu tư. - Đầu tư là biến tích lũy thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự tăng trưởng kinh tế. S1 I (i) I i S2 (Quốc dân) i1 E C I Y I, S -C S= -C + MPS.Y Y Y* i2 Sự tác động của tiết kiệm và đầu tư đến thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Tại điểm E mức tiết kiệm mong muốn bằng mức đầu tư mong muốn. 4.Các dạng tăng trưởng kinh tế: 4.1. Tăng trưởng kiểu “bong bóng xà phòng” - Đó là sự tăng trường nhanh và kém bền vững. - Đặc điểm: Có khát vọng tăng trưởng nhanh, dẫn đến đầu tư ồ ạt, đầu tư không những bằng vốn vay dài hạn mà còn bằng vốn vay ngắn và trung hạn. Điều đó dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính, và kết cục là sự suy thoái kinh tế. Vay nợ nước ngoài lớn nhưng sử dụng vốn kém hiệu quả Chỉ tập trung đầu tư một số ngành, nên khi những ngành này thất bại trong cạnh tranh quốc tế, nền kinh tế đất nước sẽ sụp đổ nhanh chóng. 4.2. Tăng trưởng kinh tế nóng Đó là sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải trả giá quá lớn về nhiều mặt, như về môi trường, dân số, cơ sở hạ tầng,… đồng thời đó là sự phát triển phiến diện về kinh tế, không xuất phát từ tiềm năng của đất nước. 4.3. Tăng trưởng cân đối - Đó là sự tăng trưởng kinh tế trong khi giữ nguyên cơ cấu sử dụng thu nhập quốc dân. - Tăng trưởng cân đối khác với tăng trưởng đều đặn. Tăng trưởng đều đặn nói đến việc tăng trưởng đều đặn với nhịp độ không đổi, liên tục trong nhiều năm của GNP, và GDP. 4.4. Tăng trưởng tối ưu Tăng trưởng tối ưu là vị trí nền kinh tế nằm trên đường cong sản lượng tiềm năng. Tại đó mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên. 5. Các biểu hiện điển hình về kinh tế trong sự tăng trưởng 5.1. Giá cả tăng do đó lạm phát tăng P tăng do một số nguyên nhân sau: - Do mở rộng sản xuất kinh doanh Þ nhu cầu về TLSX Ý ÞP Ý - Do giá cả hàng hóa đầu vào tăng nên giá thành, giá cả đầu ra phải tăng. - Do sự kì vọng về lợi nhuận của các nhà đầu tư tăng ÞIÝÞADÝ. - Xuất khẩu tăng ÞADÝ Tóm lại, ADÝ dẫn đến PÝ. 5.2. Đầu tư tăng IÝÞADÝ. 5.3. Lãi suất ngân hàng tăng (iÝ) IÝ ÞMD ÝÞi Ý. 5.4. Sự chu chuyển của vốn tăng 5.5. Những biến động bất thường về mức độ chi tiêu, tích lũy và đầu tư Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm sẽ tạo nên tâm lý lạc quan, từ đó dẫn đến C>S, đầu tư ồ ạt,… B/ Phân tích mối quan hệ của tăng trưởng ,lạm phát và thất nghiệp. Phân tích mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thường đề cập đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi có nghĩa là được cái này mất cái kia, chọn cái này phải bỏ cái kia. A.W. Phillips đã phát hiện ra rằng thất nghiệp giảm thì lương có khuynh hướng tăng, lương tăng sẽ làm tăng giá. Như vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo theo tình trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến một luận điểm cho rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi này được thể hiện như thế nào? có phải luôn xảy ra tình trạng đánh đổi không? 1. Đường Phillips ban đầu Dựa vào kết quả thực nghiệm nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh ra đời đường Phillips có dạng như hình b và gọi là đường Phillips ban đầu. Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp với thực tế kinh tế nhiều nước Tây Âu thời kỳ những năm 50. Tức là có sự “đánh đổi” giữa lạm phát thất nghiệp. Đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau: gp = - e (u - u* ) (*) Trong đó: gp - tỷ lệ lạm phát. u - tỷ lệ thất nghiệp thực tế. u*- tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. e - độ dốc đường Phillips. Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây (hình a): - Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên. - Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát xảy ra. u gp PC u* Hình b: đường Phillips ban đầu B - Độ dốc e càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của e phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì e lớn, nếu có tính ì cao thì e nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ lạm phát PC Hình a: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Đồ thị: ASL1 ASL2 L ASS1 E1 P Y Y1 P1 AD Y2 E2 P2 ASS2 Hình c: Năng lực quốc gia giảm ASL ASS1 E1 P Y Y1 P1 AD Y2 Hình b: Chi phí sản xuất tăng E2 P2 ASS2 F Đồ thị: Đường Phillips gợi cho những người làm chính sách lựa chọn các c/s kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khoá và tiền tệ. Ví dụ: Giả sử nền kinh tế đang ở tại B trên hình b (suy thoái thất nghiệp). Chính phủ có thể mở rộng cung tiền nhằm hạ lãi suất, thúc đẩy đầu tư, mở rộng tổng cầu, điều này sẽ tạo ra việc làm, thất nghiệp giảm. Điểm B sẽ di chuyển theo đường Phillips lên trên. 2. Đường Phillips mở rộng Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng như sau: gp = gpe - e (u-u*) (**) gpe là tỷ lệ lạm phát dự kiến. Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng và thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên thì MSrß (do MSr =MSn/P), lãi suất tăng lên và AD dần dần được điều chỉnh trở lại mức ban đầu Þ lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips sẽ dịch chuyển từ PC1 Þ PC2. Tại E, gp ¹0 do gp = gpe. u gp u* Hình c: đường Phillips mở rộng PC1 PC2 Riêng các cơn sốt cung (như tăng giá dầu lên) sẽ đẩy chi phí sản xuất và giá cả lên, sản lượng và việc làm giảm xuống. Như vậy, cả thất nghiệp và lạm phát tăng lên - không có sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát trong ngắn hạn - đó là thời kỳ đình trệ, thất Đồ thị: Khi chính phủ tăng MS liên tục để giữ cho AD không giảm và mức thất nghiệp không tăng, nền kinh tế vẫn đạt sản lượng như cũ, nhưng giá cả đã tăng lên theo tỷ lệ tăng tiền. Như vậy, sự điều tiết bằng chính sách tiền tệ và tài khoá giữ cho nền kinh tế ổn định sản lượng, khi gặp cơn sốt cũng phải trả giá bằng lạm phát cao hơn. 3. Đường Phillips dài hạn (LPC) Trong ngắn hạn, tỷ lệ thất nghiệp thực tế có thể không bằng tỷ lệ thất nghiệp dự kiến, nhưng trong dài hạn chúng sẽ bằng nhau bởi sự tác động của các chính sách tài khoá và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn: 0= - e (u-u*) hay: u = u* Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau. Đường Phillips mở rộng Đường Phillips ban đầu gp u* Hình c: đường Phillips mở rộng và dài hạn. Đường Phillips dài hạn gpe II) Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội , là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh tế . Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau .chúng ta có thể Lạm phát và tăng trưởng Năm GDP(Tỷ đồng VN) Tốc độ tăng trưởng GDP Lạm phát 1990 131,968.00 5.00% 36.00% 1991 139,634.00 5.80% 81.80% 1992 151,782.00 8.70% 37.70% 1993 164,043.00 8.10% 8.40% 1994 178,534.00 8.80% 9.50% 1995 195,567.00 9.50% 16.90% 1996 213,833.00 9.30% 5.70% 1997 231,264.00 8.20% 3.20% 1998 244,596.00 5.80% 7.70% 1999 256,272.00 4.80% 4.20% 2000 273,666.00 6.80% -1.70% 2001 292,535.00 6.90% -0.40% 2002 313,247.00 7.10% 4.00% 2003 336,242.81 7.30% 3.20% 2004 362,092.80 7.70% 7.70% 2005 389,243.58 7.50% 8.00% 2006 417,905.53 7.40% 7.00% 2007 448,646.17 7.40% 12.60% Trong thực tế , không một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng không tránh khỏi lạm phát . Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua các cuộc khủnh hỏang kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau . Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá lên cao ,những nổ lực nhằm kiềm chế lạm phát có xu hướng làm tăng tình trạng thất nghiệp và gây ra đình trệ sản xuất ,do đó bất lợi cho tăng trưởng kinh tế .một xã hội ưu tiên cho tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm theo với nó. Không phải lúc nào lạm phát và tăng trưởng kinh tế cũng như vậy .Dựa vào mô hình AD-AS ta thấy ,nếu dịch chuyển đường AD và AS đi cùng một khoảng cách thì nền kinh tế vẫn tăng trưởng mà lại không gây ra lạm phát . Mô hình như sau: Quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tót nguồn lực lượng lao động.Như vậy tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi . Mối quan hệ này được lượng hóa theo quy luật OKUN : Quy luật này nói lên nếu GDP thực tế tăng 2.5% trong vòng một năm so với GDP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi đúng 1% . Trong đó : là tỉ lệ thất nghiệp năm t là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Y là sản lượng thực tế Y* là sản lượng tiềm năng. VD : quốc gia A có Y*=2000 tỷ USD và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un=5% ,sản lượng thực tế Y=1900 tỷ USD thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế tương ứng là Ut = 5 + = 7.5% Mối quan hệ này được lượng hóa theo quy luật OKUN :Khi tốc độ của Y tăng nhanh hơn tốc độ của y* là 2.5% thì u giảm bớt 1% so với thời kì gốc. Ký hiệu y*là tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năng y là tốc độ tăng trưởng của sản lượng thực tế thì nội dung của quy luật OKUN được biểu diễn như sau : khi a lớn hơn a* một lượng (y – y* ) thì thất nghiệp thực tế sẽ giảm đi một lượng là = (y - y*)2.5 = -0.4 (y – y*) tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ được tính theo công thức : = – 0.4 (y –y*) Trong đó : là tỷ lệ thất nghiệp thực tế đầu kỳ nghiên cứu. Quy luật OKUN đưa ra mối quan hệ sống còn giưa thị trường đầu ra và thị trường lao động nó mô tả mối quan hệ giữa vận động ngắn hạn của GDP thực tế và những thay đổi của thất nghiệp.Mối quan hệ này giúp ta xác định cái giá phải trả cho thất nghiệp kiểu Keynes (thất nghiệp thiếu cầu ). C / Minh họa trên số liệu thực tế của việt nam những năm gần đây Y Yp P0 Y0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockinh_te_vi_mo_4544.doc
Tài liệu liên quan