Phân tích Môi trường văn hoá, môi trường chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế

MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hoá,một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Trong những yếu tố đó văn hoá, chính trị và luật pháp là những vấn đề đáng quan tâm . Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về văn hoá hay các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của nền văn hoá quốc gia và hệ thống luật pháp,các chính sách của chính phủ nước đó. Vì vậy,ta phải có những hiểu biết rõ ràng về môi trường văn hoá,chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm giảm bớt những rủi ro gặp phải. Kinh doanh quốc tế luôn tiền ẩn nhiều rủi ro. 1,Môi trường văn hoá: Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thường phải đối mặt với việc đưa ra quyết định có liên quan đến tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Việc này sẽ có liên quan đến việc điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phương . Vậy văn hoá là gì? Và vì sao phải cần thiết nghiên cứu văn hoá địa phương? Trước khi giải quyết vấn đề này ta hãy đến với câu chuyện của Disney tại Pháp. Cho tới năm 1992 Walt Disney Company luôn thành công với các công viên chủ đề Disneyland ở Anaheim, California (1955), ở Florida (1970) và ở Tokyo (1983). Sau thành công ở Tokyo, năm 1986 những người điều hành Disney nhắm tới Paris, trung tâm văn hóa và lối sống châu Âu. Khi mới nghe phong phanh ý định mở một công viên chủ đề khác của Disney, hơn 200 địa phương trên toàn thế giới đã đề nghị Disney đặt công viên tại thành phố quê hương mình. Paris đã được chọn vì hơn 17 triệu dân châu Âu sống trong vòng bán kính hai giờ xe hơi tới Paris, 310 triệu người khác có thể bay tới đó trong quãng thời gian đó trở xuống ***** Kết luận, Môi trường văn hoá,chính trị và pháp luật rất đa dạng và phức tạp. Một công ty hoạt động trên quy mô quốc tế không những chịu tác động của nền văn hoá và hệ thống chính trị, luật pháp nước mình mà còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá,hệ thống chính trị và phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Vì thế việc tìm hiểu kĩ về môi trường văn hoá,chính trị,luật pháp trong kinh doanh quốc tế là rất cần thiết. Một doanh nhân hoạt động trên phạm vi quốc tế cần phải hiểu rõ luật pháp nước sở tại liên quan đến cạnh tranh, định giá, phân phối, trách nhiệm sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu và quảng cáo v.v và có những hiểu biết về nền văn hoá,những nét đặc trưng trong phong cách giao tiếp,kinh doanh nhằm tránh những rủi ro. Ngoài việc phải chú ý đến luật pháp nước mình, luật pháp nước sở tại, các nhà kinh doanh quốc tế còn cần phải biết đến những quy định có tính bắt buộc của các điều ước quốc tế hữu quan. Làm được những điều nêu trên, các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế mới có cơ hội thành công trên thương trường quốc tế .

doc19 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 12389 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Môi trường văn hoá, môi trường chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề Chuyên đề 1:Môi trường văn hoá,môi trường chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Trong xu hướng toàn cầu hoá,một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Trong những yếu tố đó văn hoá, chính trị và luật pháp là những vấn đề đáng quan tâm . Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về văn hoá hay các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của nền văn hoá quốc gia và hệ thống luật pháp,các chính sách của chính phủ nước đó. Vì vậy,ta phải có những hiểu biết rõ ràng về môi trường văn hoá,chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm giảm bớt những rủi ro gặp phải. Kinh doanh quốc tế luôn tiền ẩn nhiều rủi ro. 1,Môi trường văn hoá: Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thường phải đối mặt với việc đưa ra quyết định có liên quan đến tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Việc này sẽ có liên quan đến việc điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phương . Vậy văn hoá là gì? Và vì sao phải cần thiết nghiên cứu văn hoá địa phương? Trước khi giải quyết vấn đề này ta hãy đến với câu chuyện của Disney tại Pháp. Cho tới năm 1992 Walt Disney Company luôn thành công với các công viên chủ đề Disneyland ở Anaheim, California (1955), ở Florida (1970) và ở Tokyo (1983). Sau thành công ở Tokyo, năm 1986 những người điều hành Disney nhắm tới Paris, trung tâm văn hóa và lối sống châu Âu. Khi mới nghe phong phanh ý định mở một công viên chủ đề khác của Disney, hơn 200 địa phương trên toàn thế giới đã đề nghị Disney đặt công viên tại thành phố quê hương mình. Paris đã được chọn vì hơn 17 triệu dân châu Âu sống trong vòng bán kính hai giờ xe hơi tới Paris, 310 triệu người khác có thể bay tới đó trong quãng thời gian đó trở xuống. Hơn nữa, chính phủ Pháp đã lôi kéo Disney bằng đủ mọi biện pháp khuyến khích với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD vì hy vọng rằng dự án sẽ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm cho người Pháp. Cuộc đàm phán với chính phủ Pháp bắt đầu từ cuối năm 1986 đã tiến triển với tốc độ làm trưởng đoàn đàm phán của Disney phát nổi quạu. Chưa kể giới trí thức Pháp phản đối cho rằng đó là sự tấn công vào nền văn hóa Pháp, là bản sao xã hội tiêu thụ của Mỹ. Không hề nao núng, Disney vẫn khánh thành công viên trị giá 5 tỷ USD theo đúng kế hoạch vào mùa hè 1992. Ngày thứ nhất thực sự là một cơn ác mộng. Người Pháp, những người có xu hướng coi trọng văn hóa dân tộc đã la ó phản đối chủ nghĩa thực dân Mỹ (Yankee) khi Disney mua được 1950 héc ta đất nông nghiệp màu mỡ với giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều sau khi được chính phủ sử dụng quyền lấy tài sản riêng cho mục đích công, đền bù thích đáng cho những người chủ đất, để dành đất cho “Mickey và những người bạn” một địa điểm tốt. Những nông dân có gia đình đã lao động trên mảnh đất này từ nhiều thế kỷ phải rời bỏ nơi ở của họ. Các báo chí Pháp đã công khai tấn công, lên án những kẻ xâm lược Mỹ với thái độ tức giận và lăng nhục. Như vậy, trước khi những nền móng đầu tiên cho công trình được khởi công, hay trước khi đặt viên gạch xây dựng đầu tiên, công ty đã tạo ra mâu thuẫn với cộng đồng, một phần là do công ty đã đánh giá thấp mối liên quan giữa mảnh đất này với một bộ phận của xã hội Pháp.Chỉ ít lâu sau khi Euro Disneyland mở cửa, cổng công viên đã bị nông dân Pháp cho máy kéo tới húc đổ. Sau đó là đến những trục trặc trong quá trình hoạt động, Disney có chính sách không phục vụ rượu trong công viên và điều đó gây ngạc nhiên cho người dân của đất nước mà mỗi bữa ăn có một ly rượu vang là đương nhiên. Disney nghĩ rằng Thứ hai là ngày vắng khách, còn Thứ sáu là ngày đông khách và sắp xếp nhân viên theo suy nghĩ đó, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Disney nghe thông tin rằng người Pháp không ăn sáng nên xây dựng nhà hàng nhỏ trong khi thực tế ai cũng ghé ăn sáng. Vậy là rơi vào tình cảnh phải phục vụ 2.500 xuất ăn trong một nhà hàng có 350 chỗ. Chưa hết : Disney chuẩn bị bữa ăn theo kiểu truyền thống của Pháp với bánh Croissant và cà phê, trong khi ai cũng đòi ăn thịt xông khói và trứng tự phục vụ theo kiểu Mỹ. Khoảng thời gian ăn trưa trong các địa điểm của EuroDisney cũng gần như gặp phải thảm họa. Trong khi người Mỹ đến thăm Disneyland thích nhấm nháp, ăn vào những khoảng thời gian bất qui tắc khi họ thăm quan trong công viên, những người châu Âu lại quen ăn trưa đúng bữa :mọi người đều đổ xô đi ăn vào đúng 12:30 làm nhà hàng đông nghẹt. Nhân viên của Disney phải cố trấn tĩnh đám đông cáu kỉnh và đề nghị họ điều chỉnh giờ ăn vì nhà hàng phục vụ từ 1:00 đến 14:00. Ngay cả đối với đội ngũ nhân viên, việc Disney phớt lờ văn hoá châu Âu và những chuẩn mực làm việc của Pháp đã gây thêm nhiều vấn đề nữa. Công ty này, vốn rất tự hào về ngoại hình sạch bong kiểu Mỹ của nhân viên, đã đưa ra một quy định ngặt nghèo về trang phục cho nhân viên bản địa, mày râu nhẵn nhụi, áp đặt độ dài tối đa của móng tay, hạn chế kích thước của khuyên tai. Nhân viên và công đoàn đã phản đối quy định này, coi đó là sự can thiệp trang phục thường ngày của người Pháp. Tinh thần mọi người đều bị sụt giảm. Chỉ trong vòng chín tuần đầu tiên với khoảng 1.000 nhân viên ( chiếm 10% tổng số) đã bỏ việc. Họ nói rằng việc huấn luyện cứ như là “tẩy não” và mấy người Mỹ chẳng hiểu gì về người châu Âu cả. tuy nhiên vấn đề lớn nhất của Euro Disneyland là người châu Âu dường như chỉ coi công viên là nơi đi chơi trong ngày chứ không phải chốn nghỉ ngơi nên họ thường chỉ ở 1 – 2 ngày. Trong khi đó Disney dự tính khách đến nghỉ dài ngày nên đã đầu tư hàng tỷ USD xây những khách sạn sang trọng gần công viên và hầu như lúc nào khoảng một nửa số phòng khách sạn là trống. số khách tham quan người Pháp cũng không đông như Disney dự tính : năm 1994 chỉ chiếm 40% trên tổng số. nhiều khách du lịch lại là người Mỹ sống ở châu Âu và người Nhật đi nghỉ ở châu Âu ! Kết quả là tính đến cuối năm 1994, Euro – Disneyland lỗ tổng cộng 2 tỷ USD. Vậy nguyên nhân dẫn đến những thất bại của Disney tại Pháp là gì? Một nhà phân tích chứng khoán Mỹ chuyên theo dõi công ty này nói rằng “bình thường Disney không mắc quá nhiều chi tiết sai lầm như thế, có lẽ rốt cuộc thì thế giới không hoàn toàn nhỏ như người ta vẫn nói. Sự thiếu nhạy cảm về mặt văn hóa của công ty đã khiến họ phải tốn rất nhiều tiền và mất đi thiện chí. Tôi nghĩ đây là một lời nhắc nhở tốt cho bất kỳ công ty hay cá nhân nào làm ăn kinh doanh ở nước ngoài- hiểm hoạ thường nằm trong những chi tiết văn hóa. Chúng có thể khiến bạn thành công hay thất bại”. Đối với Disney cuối cùng thì rồi mọi việc cũng kết thúc tốt đẹp. Sau khi thực hiện một số “điều chỉnh văn hóa” lớn, EuroDisney không còn bị thua lỗ nữa. Rốt cuộc Văn hóa là gì? Thế nào là văn hóa và nền văn hóa? * Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở Nhật Bản, mặc quần áo ở Arập- Xêút…Các nội dung chính của bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên. Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền văn hóa khác. Ngược lại cũng có những nền văn hóa trong việc thừa nhận các đặc trưng của một nền văn hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị chủng. Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét nền văn hóa khác theo những khía cạnh như trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thường sự khác nhau về môi trường và con người giữa các nền văn hóa. Các hoạt động kinh doanh quốc tế thường bị cản trở bởi chủ nghĩa vị chủng, chủ yếu do nhân viên của công ty đã cảm nhận sai lầm về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh quốc tế đã không đạt được kết quả mong muốn do sự chống đối của Chính phủ, người lao động hoặc công luận khi các công ty cố thay đổi một số yếu tố có liên quan đến văn hóa trong nhà máy hoặc văn phòng. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa yêu cầu các nhà kinh doanh phải tiếp nhận với những nền văn hóa xa lạ so với những gì họ đã quen thuộc. Cụ thể các công nghệ mới và các ứng dụng mới cho phép nhà cung cấp và người mua hàng coi thế giới là thị trường toàn cầu liên kết thuần nhất. Vì quá trình toàn cầu hóa đang đẩy các công ty vào tình trạng mặt đối mặt với các công ty và khách hàng toàn cầu, nên họ sẽ chỉ thuê những nhân viên không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vị chủng. * Sự cần thiết phải am hiểu về văn hóa Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về nền văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con người sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa sẽ giúp cho việc nâng cao khả năng quản lý nhân công, tiếp thị sản phẩm và đàm phán ở các nước khác. Từ những khách hàng đơn lẻ và doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của hoạt động kinh doanh là con người. Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng và các cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Các thành tố của văn hóa a. Thẩm mỹ Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc. b. Giá trị và thái độ * Giá trị Là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm. Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người * Thái độ Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó. Ví dụ, một người Mỹ thể hiện thái độ nếu họ nói: “ Tôi không thích làm việc cho công ty Nhật vì tại đó tôi không được ra quyết định một cách độc lập”. Thái độ phản ánh các giá trị tiềm ẩn. Trong trường hợp này, thái độ của người Mỹ xuất phát từ sự coi trọng tự do cá nhân. - Thái độ đối với thời gian Người dân ở nhiều nước Mỹ- Latinh và khu vực Địa Trung Hải thường không coi trọng vấn đề thời gian. Các kế hoạch của họ đều khá linh hoạt, họ thích hưởng thụ thời gian hơn là tiêu tốn nó cho những kế hoạch cứng nhắc. Ngược lại, đối với người Mỹ, thời gian chính là nguồn của cải quý giá giống như nước và than đá, những thứ mà con người có thể sử dụng tốt và cũng có thể sử dụng không tốt: “Thời gian là tiền bạc”, “Cuộc đời bạn chỉ có từng ấy thời gian và bạn nên sử dụng nó một cách khôn ngoan”. - Thái độ đối với công việc và sự thành công Trong khi một số nền văn hóa thể hiện đạo lý làm việc tích cực thì một số khác lại nhấn mạnh sự cân bằng giữa công việc và hoạt động thư giãn. Người dân ở phía Nam nước Pháp hay nói: “chúng ta làm việc để sống”, trong khi người Mỹ lại nói: “sống để làm việc”. Họ cho rằng công việc là phương tiện để đạt được mục đích. Trong khi đó, người Mỹ lại nói rằng công việc, bản thân nó đã là mục đích rồi. Không gì ngạc nhiên khi lối sống của dân miền Nam nước Pháp có nhịp độ chậm. Mục đích của họ là kiếm tiền để hưởng thụ. Trong thực tế các doanh nghiệp ở đây đã phải đóng cửa trong suốt tháng 8 khi công nhân của họ đi nghỉ dài ngày trong khoảng thời gian này (thường đi ra nước ngoài). Ngược lại, có những người mong muốn, hăm hở làm việc là để nhằm đạt được một sự thành công nào đó, ước vọng tới sự thành công là kích thích làm việc lớn nhất đối với họ. Những người này thường ít nổ lực nếu như họ biết rằng một trong hai khả năng thành công hay thất bại là chắc chắn. Để kích thích họ làm việc thì khả năng thành công của công việc phải là không chắc chắn. Chẳng ai dại gì chạy đua với một con ngựa, nhưng cũng không ai tốn thời gian để chạy đua với một con rùa. c. Tập quán và phong tục Khi tiến hành kinh doanh ở một nền văn hóa khác, điều quan trọng đối với mỗi doanh nhân là phải hiểu phong tục, tập quán của người dân nơi đó. Ở mức tối thiểu, hiểu phong tục tập quán sẽ giúp nhà quản lý tránh được các sai lầm ngớ ngẩn hoặc gây nên sự chống đối từ những người khác. Nếu bạn có kiến thức sâu hơn thì sẽ có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp trong các nền văn hóa khác, bán sản phẩm hiệu quả hơn và quản lý được các hoạt động quốc tế. Ví dụ : * Tránh sử dụng hình tam giác ở Hồng Kông, Triều Tiên và Đài Loan, hình tam giác được cho là hình khối kiêng kỵ ở đây. * Số 7 bị coi là con số không may mắn ở Kê-ny-a nhưng lại được coi là may mắn ở Sec-Slovakia và nó có ý nghĩa kỳ diệu ở Bê-nanh. Số 10 là con số không may mắn ở Triều Tiên và số 4 có nghĩa là chết chóc ở Nhật Bản. * Màu đỏ là màu có ý nghĩa tích cực ở Đan Mạch nhưng nó lại là biểu tượng của yêu thuật hay sự chết chóc ở các nước Châu Phi. => Với những quốc gia khác nhau thì phong tục, tập quán, thói quen, giá trị và giá trị kỳ vọng về mặt xã hội cũng sẽ rất khác nhau. Điều đó tạo nên những rào cản trong thương mại quốc tế và đôi khi cũng làm mất tác dụng của những chiến dịch thâm nhập thị trường bài bản. * Một hãng bột giặt dùng bức tranh quảng cáo: Hộp bột giặt ở giữa, quần áo sạch bên phải, quần áo bẩn bên trái. Loại bột giặt này không bán được ở Trung Đông vì họ quên mất rằng người dân địa phương đọc từ phải qua trái. * Một ví dụ khác: quảng cáo nước tẩy rửa có nội dung một cô gái nhỏ nhắn đang dọn dẹp đống đồ bừa bộn do anh trai của mình bày ra rất nhanh và sạch sẽ. Nhưng quảng cáo này đã bị phản đối kịch liệt ở Canada vì với họ, như thế là phân biệt đối xử, là trọng nam khinh nữ. * Hay như một hãng máy bay nọ đưa quảng cáo trên tờ báo Ả-rập Saudi là sẽ bố trí các nữ nhân viên trẻ đẹp phục vụ rượu cho khách. Kết quả là phần lớn các hành khách tại đây đã hủy bỏ chuyến bay ngay lập tức với lý do rất đơn giản: Phụ nữ bỏ mạng che mặt không được ở cùng với đàn ông và rượu là điều cấm kỵ đối với người Ả-rập. d. Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực xã hội được phân bổ. * Các nhóm xã hội Con người trong tất cả các nền văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã hội rất đa dạng. Những tập hợp do hai hay nhiều người xác định nên và có ảnh hưởng qua lại với người khác. Các nhóm xã hội đóng góp vào việc xác định từng cá nhân và hình ảnh của bản thân họ. Hai nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính. * Địa vị xã hội Một khía cạnh quan trọng khác của cấu trúc xã hội là cách thức một nền văn hóa phân chia dân số dựa theo địa vị xã hội (theo những vị trí trong cấu trúc). Có nền văn hóa chỉ có một số ít địa vị xã hội, những cũng có nền văn hóa có nhiều địa vị xã hội. Quá trình xếp thứ tự con người theo các tầng lớp xã hội và giai cấp được gọi là phân tầng xã hội. Tư cách thành viên của mỗi tầng lớp sẽ đặt các cá nhân theo một loại “thang bậc xã hội” có xu hướng được duy trì vượt qua các nền văn hóa. * Tính linh hoạt của xã hội Đối với một số nền văn hóa, phấn đấu lên tầng lớp xã hội cao hơn là dễ dàng, nhưng ngược lại, ở một số nền văn hóa khác, điều này rất khó khăn hoặc thậm chí là không thể. Tính linh hoạt của xã hội là sự dễ dàng đối với các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trong thứ bậc xã hội của một nền văn hóa. Đối với hầu hết dân tộc trên thế giới ngày nay, một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xã hội là: hệ thống đẳng cấp xã hội và hệ thống giai cấp xã hội. - Hệ thống đẳng cấp Hệ thống đẳng cấp là một hệ thống về phân tầng xã hội, trong đó con người được sinh ra ở một thứ bậc xã hội hay đẳng cấp xã hội, không có cơ hội di chuyển sang đẳng cấp khác. - Hệ thống giai cấp Một hệ thống phân tầng xã hội trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội được gọi là hệ thống giai cấp. Đây là hình thức thông dụng trong phân tầng xã hội trên thế giới ngày nay e. Tôn giáo Tôn giáo có thể được định nghĩa như là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con người. Những giá trị nhân phẩm và những điều cấm kỵ thường xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hóa. Tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta biết được tại sao các công ty ở một số nền văn hóa này có tính cạnh tranh hơn các công ty ở những nền văn hóa khác. Triết lý tôn giáo chính trong một nền văn hóa có thể có ảnh hướng mạnh tới phương thức kinh doanh của một cá nhân, thậm chí vượt xa suy nghĩ của hầu hết mọi người-ngay cả khi cá nhân đó không phải là một tín đồ sùng đạo của một tôn giáo nhất định. Trong thế giới Arập, các cuộc đối thoại chứa đầy những cụm từ Inshallala- theo ý Chúa. Sự tôn trọng, thái độ tuân theo một quyền lực cao hơn, thiếu kiểm soát đối với rất nhiều vấn đề trên trái đất, coi cái gì đến sẽ đến mà cụm từ này thể hiện đã được đưa vào mọi thứ từ lịch trình máy bay cho tới tốc độ các cuộc đàm phán thương mại. Ví dụ Như trường hợp của một chủ ngân hàng người Đức kể lại thất bại của mình trong chuyến đi gần đây sang Việt Nam để đàm phán một thỏa thuận tài chính cho một nhà máy chế tạo ở nước ta. Người chủ ngân hàng nói “người đàm phán với tôi rất tự hào về thân thế cộng sản của mình, nhưng đồng thời cũng tuyên bố mình là con người của thập niên 90, đã chuyển mình theo phong cách kinh doanh phương Tây. Các cuộc đàm phán dường như phải kéo dài hàng tháng và không một ai sẵn sàng đưa ra quyết định. Tôi chỉ cho rằng đó là sự không hiệu quả của những người cộng sản. Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn. Dường như họ không hiểu được rằng thoả thuận này có thể đem lại rất nhiều tiền cho nhà máy của họ, cũng như cho ngân hàng của tôi và cho tôi. Tôi lớn tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Tôi đập mạnh nắm đấm xuống bàn, tôi mất kiểm soát. Những ngày sau đó bên Việt Nam ngừng đàm phán và gợi ý tôi nên về nước. Thật là những người cộng sản điển hình, tôi nghĩ, họ sẽ không được gì cả”. Nhưng không phải chủ nghĩa cộng sản hay thậm chí cũng không phải sự không hiệu quả trong cách làm việc của người Việt Nam đã phá hoại chuyến đi này. Mà chính là sự khác biệt về văn hoá,tư tưởng. Do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết lý Khổng Tử tồn tại từ nhiều thế kỷ, người dân Việt Nam luôn hướng vào sự hoà thuận coi sự hài hoà, cân bằng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Người chủ ngân hàng Đức cũng đã nhận định chính việc không hiểu được văn hoá Việt Nam, ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đối với nhận thức của người Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến thất bại của ông. Ở Việt Nam việc ra quyết định thường chậm một phần là do mọi người thường đưa ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận. Sự kiên nhẫn và bình tĩnh là rất cần thiết trong các tình huống khó khăn-và các cuộc nói chuyện liên quan đến hợp đồng. Cuối cùng, người Việt Nam thường không đề cao những người mất kiên nhẫn (sai lầm thứ nhất của người chủ ngân hàng Đức) hoặc có vẻ bề ngoài ích kỷ (sai lầm thứ hai của người chủ ngân hàng Đức-thông qua việc nhấn mạnh việc sẽ kiếm được bao nhiều tiền nếu như thoả thuận được ký kết). Nếu người chủ nhà băng chịu nghiên cứu trước một chút về bối cảnh văn hóa Việt Nam thì có thể anh ta đã đạt được thỏa thuận. g. Giao tiếp cá nhân Con người trong mỗi nền văn hóa có một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết. Hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại suy nghĩ và hành động như vậy. Bất kỳ ai đã tiến hành hoạt động kinh doanh trên quy mô quốc tế đều biết rằng một cái nhìn chằm chằm, một nụ cười nửa miệng gượng ép, những lời nhận xét xì xào bằng một thứ tiếng mà mình không thể hiểu được có thể mang lại cảm giác khủng khiếp như thế nào - khi những gì bạn nói không liên kết với nhau, và dường như có điều gì đó bị bỏ sót. Việc nghi ngờ sẽ là không tránh khỏi. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác nhau (ngoài ngôn ngữ thông thường) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn. * Ngôn ngữ thông thường Ngôn ngữ thông thường là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết * Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế) Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Thông thạo ngôn ngữ là vấn đề quan trọng đối với các nhà quản lý không phải là dân bản xứ trong việc quản lý trang thiết bị sản xuất và giám sát công nhân địa phương. * Ngôn ngữ cử chỉ Sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ. Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Tất cả các hình thức như giao tiếp phi ngôn ngữ, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt đều chuyển tải những thông điệp nhất định. Khi hai người không có chung ngôn ngữ và bắt buộc phải sử dụng một người phiên dịch, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ là dạng tiếp xúc trực tiếp duy nhất và là phương pháp duy nhất có thể để các cá nhân có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Nếu không hiểu bối cảnh văn hóa trong đó những cuộc giao tiếp phi ngôn ngữ dạng này xảy ra, ta không những có thể gặp phải rủi ro là không hiểu được người đối thoại với mình mà còn có thể phát đi những tín hiệu hoàn toàn sai lạc. Điều này có thể đúng thậm chí trong những tình huống mà hai người nói gần như một ngôn ngữ-như trường hợp sau đây giữa một doanh nhân nữ người Mỹ và một doanh nhân nam người Anh. Nữ doanh nhân người Mỹ nói “ chúng tôi dường như đã rất hiểu nhau qua điện thoại. Thật là một sự giải thoát sau những năm phải sống ở Đông Âu để giờ đây được thực sự làm ăn với người Anh. ít nhất chúng tôi cũng nói cùng một ngôn ngữ, chúng tôi suy nghĩ giống nhau. Tôi đã tin tưởng anh ta”. Mọi việc diễn ra xuôn sẻ cho tới khi doanh nhân người Mỹ bay tới Luân đôn gặp trực tiếp anh chàng đồng nghiệp người Anh để ký một hợp đồng nghiên cứu và phát triển. Cuộc gặp đầu tiên đã không diễn ra một cách suôn sẻ. Cô nói “có điều gì đó không ổn, trong suốt buổi thuyết trình, không một ai trong số những đối tác Anh, kể cả người mà tôi đã thường xuyên gọi điện thoại, nhìn vào mắt chúng tôi. Dường như họ đang che giấu điều gì. Sau rất nhiều cuộc thảo luận nội bộ, chúng tôi đã quyết định ký hợp đồng, nhưng rất nhiều người trong số chúng tôi cảm thấy không được thoải mái. Thậm chí ngay cả khi chúng tôi nói chuyện điện thoại sau đó, tôi vẫn không thể quên được việc họ đã không nhìn vào mắt mình. Việc này gần như đã phá huỷ mối quan hệ giữa chúng tôi và suýt nữa thì làm hỏng công việc”. Tất cả những nghi ngờ này có thể tránh được nếu như doanh nhân người Mỹ nhận thức được một sự khác biệt tinh tế về văn hóa: Trong khi người Mỹ cho rằng nhìn trực tiếp vào mắt người nào đó trong các cuộc đàm phán thể hiện sự chân thành và thành thực, người Anh lại cho rằng khi chưa thiết lập được một mối quan hệ quen thuộc hơn thì hành động này thể hiện sự bất lịch sự. Ngoài ra,những cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp cũng có ý nghĩa khác nhau ở mỗi nước. Ví dụ : Một cái gật đầu nghĩa là không ở Bun-ga-ri và bắt tay từ phía này sang phía khác có nghĩa là đồng ý/có. * Ký hiệu “okay” (đồng ý/tán thành) thường được sử dụng ở Mỹ (ngón cái và ngón trỏ tạo thành một hình tròn và những ngón khác giơ lên, tuy nhiên, ký hiệu này lại có nghĩa là con số không (không tán thành) ở Pháp, và nó lại là biểu tượng về tiền bạc ở Nhật bản và lại có nghĩa là thô tục ở Bờ-ra-din. * Người ta thường có hành động như giơ cánh tay với lòng bàn tay ngửa và ngón trỏ ra dấu “lại đây” ở Mỹ và ở một số nước, tuy nhiên, ở một số quốc gia khác nó lại biểu hiện sự thô tục. * Ở Ê-ti-ô-pia, liên tục mở và đóng lòng bàn tay úp có nghĩa là “lại đây => Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn ngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường nước ngoài. Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không ít tiền của để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôi khi chính những tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp bị phá sản. Ví dụ : Bút bi Parker, một hãng bút nổi tiếng thế giới, khi tiến vào thị trường Mexico đã tung hô rầm rộ khẩu hiệu "Chiếc bút tạo cảm giác êm ái và không làm thủng túi áo bạn." Nhưng, một sự nhầm lẫn tai hại đã xảy ra với hai từ đồng âm trong tiếng Mexico, người dân nước này đã dịch khẩu hiệu này thành "Nó sẽ không đâm thủng nhưng làm bạn mang bầu." - Hãng Pepsi khi thâm nhập thị trường Đài Loan được tôn vinh với khẩu hiệu tiếng Anh "Tiến tới kỷ nguyên của Pepso." Thế nhưng ý nghĩa bóng bẩy của câu nói này đã bị người dân ở đây đọc một cách vụng về là "Pepsi mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết." - Tương tự như vậy, lời quảng cáo cho món gà rán đầy hấp dẫn của Kentucky, với mục đích là mang tới hương vị thơm ngon từ mười đầu ngón tay khi thưởng thức đã bị hiểu thành "Hãy ăn những ngón tay của bạn. - Hay "Nova," một loại xerất gọn nhẹ do hãng Chevrolet sản xuất và hãng này thực sự rất ngạc nhiên khi họ đã không tiêu thụ được một chiếc xe nào ở vùng Nam Mỹ trước khi họ hiểu rằng "Nova" lại có nghĩa là "Nó không chạy được." Rào cản về ngôn ngữ khi dịch các quảng cáo, tên hãng, tên sản phẩm đã trở thành một trong những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp phải đương đầu trong quá trinh tham gia vào thương mại quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ngôn ngữ dành cho quảng cáo là con dao hai lưỡi, chỉ cần doanh nghiệp mắc phải những điều tối kỵ trong ngôn ngữ một vùng thì dù ý đồ quảng cáo của doanh nghiệp ấn tượng đến mấy cũng sẽ bị phá sản khi chuyển sang ngôn ngữ vùng đó. Cách tốt nhất để có thể vượt qua rào cản này là doanh nghiệp nên tìm người quản lý hiểu rõ ngôn ngữ và tập quán của nước "chủ nhà," nhưng điều này cũng không phải là dễ. Như vậy, hiểu và lưu ý những sự khác biệt về văn hóa là những điều kiện tối quan trọng để tìm kiếm  sự thành công trong những hoạt động thương mại quốc tế và những chuyến đi nước ngoài vì mục tiêu kinh doanh. Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thực tế kinh doanh, tập quán xã hội và nghi thức của một quốc gia có thể làm giảm vị trí của công ty trên thị trường, khó thực hiện được thành công các mục tiêu và cuối cùng là dẫn đến thất bại. h. Giáo dục * Trình độ giáo dục mỗi nước là rất khác nhau. Tìm hiểu kĩ vấn đề này sẽ giúp ta có những kế hoạch,chiến lược phù hợp trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại một quốc gia,như chiến lược nguồn nhân lực. * Hiện tượng “chảy máu chất xám”. Một số nền văn hóa coi trọng giáo dục chính qui hơn các hình thức giáo dục khác. Hiểu được thái độ này và điều chỉnh một bài thuyết trình hay thậm chí thiết kế một chiếc danh thiếp kinh doanh (liệt kê các chứng chỉ giáo dục và những bằng cấp cao) có thể ngay lập tức khiến cho các nhà kinh doanh giành được sự kính trọng. Tuy nhiên, nếu ta hãnh diện về bằng cấp trong một nền văn hóa kinh doanh không quan tâm nhiều lắm tới những yếu tố này, ta có nguy cơ bị coi là một người ba hoa kiêu căng. Hiểu một xã hội đánh giá giáo dục như thế nào có thể giúp bạn xác định một đối tác kinh doanh xử lý thông tin như thế nào và bạn cần phải chuẩn bị một bài thuyết trình hoặc một đoạn rao hàng như thế nào. Một công ty xuất thân từ một xã hội coi trọng giáo dục cũng rất có thể quan tâm đến loại hình đào tạo đặc biệt mà một doanh nghiệp nước ngoài có thể cung cấp. Môi trường tự nhiên và văn hóa vật chất * Môi trường tự nhiên Mặc dù văn hóa bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên, nhưng điều đó không được xác định một cách trực tiếp. Hai khía cạnh của môi trường tự nhiên (khí hậu và địa hình) có ảnh hưởng đến văn hóa của một dân tộc. * Văn hóa vật chất Tất cả các công nghệ áp dụng trong một nền văn hóa để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ được gọi là văn hóa vật chất. Văn hóa vật chất thường dùng để đánh giá tiến bộ công nghệ của các thị trường hay nền công nghiệp của một quốc gia. Nói chung, các hãng tham gia vào thị trường mới theo một trong hai điều kiện sau: (1) Nhu cầu về những sản phẩm của họ đã phát triển, hoặc (2) Thị trường có đủ sức hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất của nó. Ví dụ, các công ty không tập trung đến nước Myanmar ở Đông Nam Á vì sự phát triển kinh tế dưới một chính phủ quân đội hà khắc đã bị hạn chế bởi một loạt các vấn đề chính trị và xã hội. 2, Môi trường chính trị và luật pháp: Chính trị và luật pháp vốn dĩ là những yếu tố không thể tách rời hoạt động kinh doanh. Đó là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, tạo lập những khuôn khổ chung cho các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. Nhưng ngược lại trong kinh doanh, nếu nắm bắt được những yếu tố trên thì sự đảm bảo cho thành công sẽ là rất lớn. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh quốc tế, nơi mà môi trường pháp luật và chính trị đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều thì việc nghiên cứu yếu tố chính trị và luật pháp là rất cần thiết. 2.1. Các hệ thống chính trị trên thế giới a. Khái niệm về hệ thống chính trị Hệ thống chính trị bao gồm những cấu trúc, các quá trình và những hoạt động mà dựa vào đó các dân tộc có quyền tự quyết. * Văn hóa và chính trị Chính trị và văn hóa có liên quan chặt chẽ với nhau. Hệ thống chính trị của một nước bắt nguồn từ chính lịch sử và văn hóa nước đó. Các yếu tố chẳng hạn như dân số, cấu trúc độ tuổi, chủng tộc, thu nhập bình quân đầu người cũng ảnh hưởng đến đặc trưng chính trị một đất nước. * Sự tham gia vào chính trị Hệ thống chính trị được đặc trưng bởi những người tham gia và mức độ mà họ tham gia vào đó. Sự tham gia này được thể hiện bằng quan điểm cá nhân, thông qua bầu cử và thông qua sự ủng hộ hay phản đối với một chính thể. b. Phân loại hệ thống chính trị Hệ thống chính trị trên thế giới bao gồm 3 hệ ý thức chính trị cơ bản. Mỗi ý thức hệ chính trị có những đặc thù riêng và có những quan điểm nhất định đối với xã hội và các hoạt động kinh tế. Một thái cực là chủ nghĩa vô chính phủ: Theo thái cực này chỉ có các cá nhân và các nhóm người kiểm soát toàn bộ hoạt động chính trị của một dân tộc. Nó cho rằng sự tồn tại của Chính phủ là không cần thiết vì làm tổn hại đến tự do cá nhân. Một thái cực khác là chế độ chuyên chế: Cho rằng mọi hoạt động trong cuộc sống của con người phải được kiểm soát có hiệu quả bởi một hệ thống chính trị của một quốc gia. Chế độ chuyên chế không quan tâm đến tự do cá nhân. Ở thái cực khác là hệ thống chính trị đa nguyên: Cá nhân và các tổ chức xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị quốc gia. Mỗi một nhóm bao gồm những người với sự khác nhau về màu da, dân tộc, tầng lớp, lối sống. họ tham gia vào chính trị với mục đích chia sẻ quyền lực với nhóm người khác. * Chế độ dân chủ Chế độ dân chủ là một hệ thống chính trị mà ở đó những người đứng đầu chính phủ được bầu cử trực tiếp bởi người dân hoặc những đại cử tri. Nền tảng của chế độ dân chủ được bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ đại. Người Hy Lạp cố gắng đạt được nền dân chủ thuần túy, ở đó mọi người dân được tự do và tích cực tham gia vào chính trị Tất cả những nền dân chủ đại nghị thỏa mãn 5 quyền tự quyết: Quyền phát ngôn: Trong hầu hết nền dân chủ, quyền tự do ngôn luận cho phép người ta có quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do và không sợ bị trừng phạt. Bầu cử theo nhiệm kỳ: Mỗi người bầu ra phục vụ trong một thời gian nhất định. Quyền của các dân tộc thiểu số: Nền dân chủ cố gắng duy trì hòa bình giữa các nhóm người khác nhau về văn hóa, tôn giáo và màu da. Quyền sở hữu và quyền công dân: Quyền công dân bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do chính trị, quyền được đối xử công bằng. Quyền sở hữu là những đặc quyền và trách nhiệm về tài sản (nhà cửa, ô tô, kinh doanh…) Quyền tự quyết: Là một quyền của Chính phủ thực thi những đạo luật đã được thông qua. Những người làm chính trị, có xu hướng thực hiện những quyết định theo quan điểm chính trị của họ hơn là những quyết định có tính chất đại diện cho dân chúng. Rõ rang, nó mâu thuẫn với mục đích của nền dân chủ. * Chế độ chuyên chế Trong chế độ chuyên chế, cá nhân thống trị xã hội mà không cần sự ủng hộ của dân chúng. Chính phủ kiểm soát mọi hoạt động trong cuộc sống của dân chúng và những người đứng đầu chế độ loại trừ mọi quan điểm đối lập. Trong thực tế, chế độ quân chủ và chế độ chuyên chế có sự đối lập lẫn nhau. Chế độ phát xít dưới thời Hít-le là ví dụ trong lịch sử chế độ chuyên chế. c. Chức năng của hệ thống chính trị Chính vai trò của pháp luật và chính trị ở các nước đã làm giảm rủi ro trong kinh doanh quốc tế. Trong chương này chúng ta phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa các hệ thống chính trị và pháp luật của các nước trên thế giới. Chúng ta cũng làm rõ vấn đề đang tranh luận là pháp luật và chính trị ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Một hệ thống chính trị ổn định là sự đảm bảo an toàn về xã hội, về tính mạng và tài sản cho các doanh nhân.. Mỗi hệ thống chính trị đều đi kèm với một nền tảng luật pháp phù hợp với xu hướng chính trị của nó. Do vậy, hệ thống chính trị luôn được coi là người tạo lập các “sân chơi” cho các hoạt động kinh tế. d. Rủi ro chính trị Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị- cụ thể sự thay đổi về chính trị có ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh. Rủi ro chính trị ảnh hưởng đến nhiều nước khác nhau theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu, điều kiện sản xuất hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trong nước. Rủi ro chính trị phát sinh là do những nguyên nhân sau: Sự lãnh đạo của chính trị yếu kém; Chính quyền bị thay đổi thường xuyên; Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội; Hệ thống chính trị không ổn định; Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số; Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia. Ví dụ cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan năm 2008 cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch và ngành hàng không Việt Nam.Cùng với số hành khách VN bị tắc ở Bangkok không về được, rất nhiều khách du lịch quốc tế quá cảnh tại đây cũng hủy tour vào VN. Số khách đang du lịch ở VN cũng nháo nhào đề nghị phía lữ hành đổi vé, bay sang Singapore, Malaysia... để về nước. Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan khiến ngành du lịch và hàng không VN thiệt hại không nhỏ. Công ty lữ hành Hanoitourist, mạnh nhất nhì Hà Nội về tour hàng không từ Bangkok sang, thời điểm đó cũng có đoàn gần 20 khách bị mắc kẹt lại,không về nước được theo đúng chương trình.Đồng thời, gần 100 khách của Hanoitourist chuẩn bị từ Bangkok sang cũng báo hủy vô thời hạn vì chẳng ai còn tâm lý chơi bời trong lúc trị an vô cùng rối ren. 2.2. Hệ thống luật pháp : Luật pháp là một trong những yếu tố nan giải nhất trong kinh doanh quốc tế.Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trên thị trường quốc tế. Trên thực tế đã có nhiều bài học đau đớn xảy ra đối với các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu không nghiên cứu kỹ môi trường pháp luật:  Những viễn cảnh về thị trường luôn là sức hút đối với các công ty nhưng... Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 12.1.2001 đưa tin: Đêm ngày 5.1.2001 cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 3 giám đốc điều hành của công ty bột ngọt lớn nhất của Nhật đóng tại Indonesia PT Ajinomoto vì đã sử dụng một loại enzim của lợn để sản xuất mì chính, vi phạm quy định về thực phẩm của đạo Hồi. Công ty này đã bị đình chỉ hoạt động trong 3 tuần. Chính phủ Indonesia và Hội đồng Hồi giáo Ulamad Indonesia (MUI) đã quyết định buộc công ty PT Ajnomoto phải mua lại toàn bộ số mì chính đang lưu hành trên thị trường (khoảng 3.000 tấn). Vụ này đã gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỷ Rupiad và còn bị đe doạ rút giấy phép hoạt động tại Indonesia và vào thời điểm đó giá cổ phiếu của hãng Ajinomoto tại thị trường chứng khoán Tokyo đã sụt tới 30 điểm. Một bài học khá đau đớn đối với một công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng hoá phải được hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia. Kết quả là toàn bộ lô hàng không được chấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ. Thiệt hại ở đây không chỉ đối với hàng hoá mà doanh nghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng. Chi phí này lớn hơn trị giá lô hàng. Những quy định về pháp lý đối với hàng hoá đưa vào Australia rất nghiêm ngặt nhất là hàng tươi sống.  Một xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở TP.HCM trong nhiều năm cố gắng mà vẫn chưa khai thông được xuất khẩu vịt đông lạnh sang Hàn Quốc cho dù có sự can thiệp của nhiều bộ, nhiều ngành. Khi nghe tin vịt ở Việt Nam bị mắc dịch bệnh, phía Hàn Quốc đã cho người kiểm tra và phát hiện một số con vịt bị dính bệnh. Hàn Quốc lập tức không cho nhập khẩu vịt đông lạnh từ Việt Nam do những quy định rất nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm ở Hàn Quốc. Sau đó, mặc dù cơ quan thú y Việt Nam đã có thông báo xác nhận không còn tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm tại TP.HCM và Xí nghiệp chế biến vịt đông lạnh này đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh song phía Hàn Quốc vẫn không chấp nhận nhập khẩu trở lại.  Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp cho chúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Việc nghiên cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môi trường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốn thành công trên thương trường quốc tế.   Hệ thống luật pháp của một nước bao gồm các quy tắc và các điều luật, nó bao gồm cả quá trình ban hành và thực thi pháp luật và những cách mà theo đó tòa án chịu trách nhiệm về việc thực thi pháp luật của họ. a. Các hệ thống luật pháp trên thế giới * Thông luật Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh Quốc vào thế kỷ thứ XVII và nó được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống luật pháp dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa vào đó mà tòa án tiến hành xử lý những tình huống cụ thể. Một hệ thống thông luật phản ánh 3 nhân tố: - Nhân tố truyền thống: Là lịch sử pháp luật của một quốc gia. - Các tiền lệ: Các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có tòa án. - Cách sử dụng: Là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình huống cụ thể. * Luật dân sự Luật dân sự xuất hiện ở Rome vào thế kỷ XV trước công nguyên, nó là bộ luật ra đời và thông dụng nhất trên thế giới. Luật dân sự dựa trên các quy định chuẩn tắc bằng văn bản. * Luật mang tính chất tôn giáo Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền. Có 3 luật thần quyền nổi lên đó là Luật Đạo Hồi, đạo Hin-đu, luật Do Thái. b.Các vấn đề pháp luật toàn cầu * Tiêu chuẩn hóa Bởi vì hệ thống là khác nhau ở mỗi nước cho nên các công ty thường thuê các chuyên gia pháp luật ở những nước mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng chi phí. Nhưng có một điều thuận lợi, hệ thống luật pháp giữa các nước đều có chuẩn mực chung, tuy nhiên, chuẩn mực đó không phải hoàn toàn đồng nhất. Ví dụ: Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lại cũng là do không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia. Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận của Công ty giám định Thuỵ Sĩ (SGS). Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lại lấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL.  * Quyền sở hữu trí tuệ .Tài sản là kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ. Nó bao gồm: tiểu thuyết, phần mềm máy tính, các bản thiết kế vè máy móc và các bí quyết như công thức làm nước giải khát của hãng Coca-cola. Xét về mặt kỹ thuật, nó là kết quả của sản phẩm công nghiệp (hoặc là phát minh sáng chế hoặc là nhãn hiệu đăng ký) hoặc bản quyền và vấn đề hạn chế độc quyền. Nhiều đạo luật bảo vệ quyền tài sản- nó chứng nhận về nguồn gốc và bất kỳ một thu nhập nào được tạo ra. Giống như các tài sản khác, trí tuệ cũng được mua bán, cấp giấy phép nhằm thu được phí và các quyền khác. Quyền sở hữu trí tuệ có thể chia thành quyền sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả. Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu đăng ký, thường là tài sản có giá trị nhất của công ty. Luật bảo vệ quyên sở hữu công nghiệp để thưởng cho những hoạt động sáng tạo và những phát minh. Mục đích của đạo luật bang sáng chế Liên bang Mỹ là khuyến khích mọi người phát minh sáng chế và áp dụng vào cuộc sống. Tương tự, luật nhãn hiệu đăng ký khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào những sản phẩm và đảm bảo với người tiêu dùng rằng họ nhận được những sản phẩm giống nhau từ một nhà cung cấp. Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh sáng chế là giấy cấp cho người phát minh hoặc là quá trình ngăn chặn nhữngngười khác làm, sử dụng, bán những phát minh đã được đăng ký này. Bằng phát minh sáng chế yêu cầu những phát minh phải đảm bảo yếu tố mới, khả dụng. Nhãn hiệu đăng ký: là những từ hoặc các biểu tượng để phân biệt các sản phẩm và nhà sản xuất ra nó. Lợi ích của khách hàng là họ hiểu ra được chất lượng sản phẩm mà họ mua là của các hãng nổi tiếng. Bản quyền tác giả: Trao cho quyền sở hữu có quyền tự do xuất bản hoặc quyền quyết định về sản phẩm của mình. Bản quyền tác giả còn cho biết rõ thời gian và tên người sở hữu. Một người sở hữu có những quyền sau: Quyền được tái xuất bản. Quyền được nhận sản phẩm mới từ bản quyền. Quyền được bán và phân phối các bản sao chép. Quyền định đoạt sản phẩm từ bản quyền. Quyền công bố bản quyền ra công chúng. => Các doanh nghiệp kinh doanh trên phạm vi quốc tế cần phải nắm vững một số luật, hiệp ước và công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền tài sản như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền … ở nước ngoài để tránh những vi phạm không chủ ý. Bằng sáng chế được coi là bị vi phạm khi bằng đó được sử dụng trong thương mại như copy hay bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ nhân với ý đồ lừa bịp hay làm lẫn lộn công chúng. Ví dụ: Công ty Texas Instruments đã kiện 8 công ty Nhật sản xuất bộ nhớ dựa vào bằng sáng chế của công ty này sau khi đã hết hạn giấy phép. Công ty Mỹ này đã bắt những công ty Nhật trả gần 300 triệu USD cho tiền bản quyền.  Khi một công ty phát minh ra một sáng kiến thì cần phải có được bằng sáng chế. Mục đích của việc lấy bằng sáng chế là để có khả năng sử dụng phát minh của mình trong thương mại và ngăn chặn những công ty khác quấy nhiễu. Không phải mọi sáng kiến đều được cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế chỉ được cấp khi mặt hàng phát minh đó thoả mãn được một số tiêu chuẩn như mới, có ích, sáng tạo và có hiệu quả kinh tế.  Ví dụ :Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam cũng đã từng hứng chịu những rủi ro pháp lý trong thương mại quốc tế khi bị nước ngoài đăng ký mất bản quyền nhãn hiệu trên thị trường quốc tế. Nhãn hiệu Vinataba tuy đã được đăng ký trong nước nhưng chưa đăng ký ở nước ngoài, khi tiến hành đăng ký ở nước ngoài thì phát hiện đã bị một công ty của Indonesia chiếm đoạt tại 13 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này đã gây tác hại ngiêm trọng đến quyền lợi của DN. Sản phẩm Vinataba không thể xuất khẩu sang các nước đã bị đăng ký tước đoạt thương hiệu. Đồng thời, công ty tại những nước này có thể sản xuất Vinataba giả để đưa vào Việt Nam. Ngoài ra, những ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của DN và ngành thuốc là Việt Nam không phải là nhỏ. Tổng Công ty Thuốc lá đã thực hiện việc đòi lại nhãn hiệu của mình nhưng đến nay mới chính thức thành công trên thị trường Campuchia, thị trường Lào và Trung Quốc đang trong quá trình xử lý. Việc khiếu kiện để đòi lại nhãn hiệu mới chỉ thực hiện ở 3 nước nhưng đã rất khó khăn và tốn kém. Luật sáng chế khác nhau rất nhiều giữa các nước. Chúng ta không nên vội kết luận rằng vấn đề khó khăn trong việc cấp bằng sáng chế chỉ giới hạn ở các nước kém phát triển, các nước đang phát triển hay các nước có nền kinh tế chỉ huy. Các nước công nghiệp phát triển cũng loại trừ một số mặt hàng ra khỏi danh mục những mặt hàng được bảo hộ. Nhật với ý đồ đẩy mạnh ngành công phần mềm máy tính đã đề nghị sửa đổi luật bản quyền để cho phép các công ty Nhật có quyền sao chép hợp pháp một phần của chương trình phần mềm hiện có mà không cần xin phép người thiết kế phần mềm đầu tiên. Canada là nước công nghiệp duy nhất yêu cầu cấp giấy phép cho việc sản xuất và buôn bán thuốc * Sự đảm bảo và trách nhiệm đối với sản phẩm Hầu hết các quốc gia đều có đạo luật bảo vệ sản phẩm, luật này đưa ra các tiêu chuẩn áp dụng cho các nhà sản xuất. Trách nhiệm đối với sản phẩm yêu cầu các nhà sản xuất, người bán và những đối tượng khác, gồm cả nhân viên công ty phải có trách nhiệm đối với những thiệt hại, thương tích hoặc chết chóc do các sản phẩm khuyết tật gây ra. Tổn thất có thể phải được bồi thường bằng tiền thông qua bộ luật dân sự và tiền phạt, hoặc có thể bị phạt tù theo luật hình sự. Những hòa giải phải được thực hiện thường xuyên trước khi vụ việc được đưa ra tòa án. Các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế cần phải nhận thức rằng một công ty không dễ gì trốn tránh trách nhiệm ở nước ngoài bằng cách suy nghĩ rằng toà án nước ngoài không có quyền xử kiện. Trường hợp công ty hữu hạn Duple Motor Body Works – một công ty của Anh là một bằng chứng. Công ty Duple cung cấp thân xe buýt cho công ty Vauhall Motor, một công ty Anh khác, để lắp ráp xe buýt tại Anh cho khách hàng ở Hawaii (Mỹ). Khi có một công nhân bị thương và liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, vụ việc này được đưa ra toà án ở Hawaii. Tuy nhiên, công ty Duple tuyên bố rằng toà án Hawaii không có thẩm quyền, vì họ cho rằng Duple không quảng cáo cũng không bán hàng tại Hawaii. Nhưng công ty Duple biết rõ rằng thân xe của công ty cuối cùng cũng được sử dụng tại Hawaii. Điều này có thể là bằng chứng để toà án Hawaii phán xử Duple.  * Thuế Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích. Tiền thuế được dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người nghèo. Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là thuế tiêu dùng cho hai mục đích: Nó giúp cho việc chi trả cho những hậu quả của việc tiêu dùng một sản phẩm. Làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn. Thuế tiêu dùng được đánh trên các hàng hóa như rượu và thuốc lá để điều trị những bệnh tật sinh ra từ những sản phẩm này. Tương tự, thuế đánh trên xăng dầu để xây dựng và sữa chữa cầu cống và đường xá. Thuế đánh trên những mặt hàng nhập khẩu làm cho những hàng hóa địa phương có lợi thế hơn về mặt giá cả. Xét về tỷ lệ khác, các nước có tỷ lệ thuế suất khác nhau tính trên thu nhập. => Đặc biệt vấn đề thuế chống bán phá giá mà 1 số nước đang áp dụng….Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam từng vướng vào những vụ kiện liên quan đến vấn đề này,gây tổn thất lớn về kinh tế. * Đạo luật chống độc quyền Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường và tận dụng những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền. Những đạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng ở mức giá hợp lý. Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế do phải chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Vì vậy, những hãng hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễn thuế trong một số giao dịch quốc tế. Một số tiểu thương cho rằng họ có thể có điều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạm luật chống độc quyền. Như vậy, hệ thống pháp luật khác nhau tác động khác nhau đối với các hoạt động kinh doanh. Việc tác động qua lại giữa môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước và môi trường pháp luật quốc tế tạo ra vô số những cơ hội mới song cũng gây nên không ít những khó khăn, chướng ngại vật mới cho kinh doanh Kết luận, môi trường văn hoá,chính trị và pháp luật rất đa dạng và phức tạp. Một công ty hoạt động trên quy mô quốc tế không những chịu tác động của nền văn hoá và hệ thống chính trị, luật pháp nước mình mà còn bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá,hệ thống chính trị và phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Vì thế việc tìm hiểu kĩ về môi trường văn hoá,chính trị,luật pháp trong kinh doanh quốc tế là rất cần thiết. Một doanh nhân hoạt động trên phạm vi quốc tế cần phải hiểu rõ luật pháp nước sở tại liên quan đến cạnh tranh, định giá, phân phối, trách nhiệm sản phẩm, bằng sáng chế, nhãn hiệu và quảng cáo v.v…và có những hiểu biết về nền văn hoá,những nét đặc trưng trong phong cách giao tiếp,kinh doanh nhằm tránh những rủi ro. Ngoài việc phải chú ý đến luật pháp nước mình, luật pháp nước sở tại, các nhà kinh doanh quốc tế còn cần phải biết đến những quy định có tính bắt buộc của các điều ước quốc tế hữu quan. Làm được những điều nêu trên, các nhà hoạt động kinh doanh quốc tế mới có cơ hội thành công trên thương trường quốc tế .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_phan_tich_moi_truong_vi_mo_trong_kinh_doanh_quoc_te_8483.doc
Tài liệu liên quan