Dak Nong is one of the five Highland provinces which have forest area and forest land proportion compared to
the total of natural area so that forests play a major role in sustainable development of socio-economic in the
context of current climate change in Dak Nong province. The study results showed that after 10 years (2005 –
2015) the total of forest land of Dak Nong has reduced by 54,630ha. Drivers of variation includes the direct
drivers, such as: conversion and invasiveness of natural forest into agricultural and other land, conversion of
natural poor forest into raw plantations, rubber and cashew plantations; exploitation, forest fires, etc. And
indirect drivers such as: population growth; raising prices of agricultural products; lack of funding for forest
protection; ineffective managements of the forestry company; mismanagement of the local government. The
study also identified the pressure on forest resources in the province of Dak Nong to 2020, including: the
population growth, raising prices of agricultural products, the development of infrastructure, transport and
mining; illegal exploitation and forest fires. On the basis of determining the drivers and pressure leading to
deforestation and forest degradation, this study proposes the key measures for the protection and sustainable
development of forest in the context of climate change.
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
39TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG, SUY THOÁI RỪNG
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
TỈNH ĐẮK NÔNG
Nguyễn Thị Mai Dương1, Lã Nguyên Khang2,
Lê Công Trường3, Phùng Văn Kiên4, Nguyễn Văn Hào5
1,2Trường Đại học Lâm nghiệp
3Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông
4Dự án FCPF, Đắk Nông
5Sở NN&PTNT Đắk Nông
TÓM TẮT
Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện
tích tự nhiên nên rừng có vai trò lớn trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông trong bối cảnh
BĐKH hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 10 năm (2005 – 2015) diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông giảm 54.630 ha. Sự biến động này là do các nguyên nhân trực tiếp, gồm; chuyển và xâm
lấn rừng rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và đất khác, chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng rừng
nguyên liệu, Cao su và Điều; Suy thoái rừng tự nhiên do khai thác; Mất rừng do cháy rừng và các nguyên nhân
gián tiếp, gồm: Tăng dân số; Giá nông sản tăng cao; Thiếu kinh phí bảo vệ rừng; Quản lý kém hiệu quả của các
Công ty lâm nghiệp; Quản lý yếu kém của địa phương. Nghiên cứu cũng đã xác định được những áp lực đối
với tài nguyên rung trên địa bàn tỉnh đắk nông đến năm 2020, bao gồm: về tăng dân số; giá nông sản tăng cao;
từ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và khai khoáng; khai thác trái phép và cháy rừng. Trên cơ sở xác định
những nguyên nhân và áp lực dẫn đến mất rừng suy thoái rung nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp chủ
yếu nhằm bảo vệ và phát triển rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Diễn biến rừng, Đắk Nông, nguyên nhân, mất rừng, REDD+, suy thoái rừng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tác
động đến môi trường tự nhiên, tất cả các lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Các tác động của BĐKH
sẽ vô cùng to lớn, sự tan băng ở hai đầu địa
cực sẽ làm gia tăng mực nước biển. Biến đổi
khí hậu cũng tác động tới rừng và sinh kế
người dân sống phụ thuộc vào rừng. Rừng có
tiềm năng trở thành một giải pháp hai mặt
trong việc ứng phó với BĐKH – làm giảm
nguyên nhân gây BĐKH và giúp xã hội thích
ứng với các tác động của BĐKH.
Đắk Nông là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên,
thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, có diện
tích tự nhiên 651.561,5 ha trong đó diện tích
rừng và đất lâm nghiệp 343.127,7 ha chiếm
52,6%. Trong tổng diện tích rừng và đất lâm
nghiệp có 254.955,8 ha diện tích tự có rừng, tỷ
lệ che phủ rừng là 39,1% (Quyết định
1111/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 của UBND
tỉnh Đăk Nông, về việc công bố hiện trạng
rừng của tỉnh Đăk Nông). Với diện tích rừng
và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn so với tổng
diện tích tự nhiên nên rừng có vai trò lớn trong
phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Đắk
Nông trong bối cảnh BĐKH hiện nay.
Phân tích diễn biến diện tích rừng và đất
lâm nghiệp theo mốc thời gian năm 2005 –
2015, kết hợp với phương pháp phỏng vấn,
tham chiếu các bên liên quan có những nguyên
nhân mất rừng, suy thoái rừng trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp xây dựng khung logic để xác
định vấn đề cần giải quyết trong quá trình thu
thập và xử lý số liệu nghiên cứu; phương pháp
thu thập số liệu thông tin thứ cấp; phương pháp
thu thập thông tin sơ cấp (phỏng vấn, thảo luận
nhóm, khảo sát thực tế các khu rừng ngoài hiện
trường; phương pháp chuyên gia).
Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các bên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
40 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
liên quan, bao gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm
lâm, UBND và Kiểm lâm các cấp, cán bộ
Phòng NN&PTNT... các hộ gia đình, các cá
nhân của các huyện có rừng và đất lâm nghiệp
trên địa bàn toàn tỉnh để thu thập các thông tin
về lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che
phủ rừng và các nguyên nhân làm tăng diện
tích rừng và mất rừng ở mỗi địa phương.
Nghiên cứu đã sử dụng các loại bản đồ ở các
mốc thời điểm khác nhau trong quá khứ, bản đồ
quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có liên quan
như: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch giao thông Với sự hỗ trợ của công cụ
ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 để chồng xếp các
lớp bản đồ nhằm xác định diễn biến tài nguyên
rừng tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn 2005 - 2015.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng
Theo số liệu của UBND tỉnh đến hết
31/12/2015: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đăk Nông là 343.127,7 ha
chiếm 52,66 % diện tích tự có rừng: 254.955,8
ha và tỷ lệ che phủ rừng là 39,1%. Trong đó:
diện tích rừng và đất rừng quy hoạch là rừng
đặc dụng 38.185,1 ha; rừng phòng hộ
50.034,2 ha; rừng sản xuất 234.759,6 ha.
Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng
giai đoạn 2005 – 2015 cho thấy, tổng diện tích
đất lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông giảm
54.630 ha. Số liệu biến động các loại đất, loại
rừng được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Biến động các loại đất, loại rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005 – 2015
TT Loại đất, loại rừng
Diện tích loại đất, loại rừng
Năm 2005 Năm 2015
Biến động
tăng (+); giảm (-)
A Đất lâm nghiệp 397.757 343.127 -54.630
I Đất có rừng 360.481 254.955 -105.526
1 Rừng giàu 20.749 15.572 -5.177
2 Rừng trung bình 49.997 124.138 74.141
3 Rừng nghèo 86.786 34.664 -52.122
4 Phục hồi 37.935 528 -37.407
5 Rừng khộp 40.444 4.548 -35.896
6 Rừng tre nứa 40.316 11.770 -28.546
7 Hỗn giao tre nứa 70.308 26.538 -43.770
8 Rừng lá kim 2.182 82 -2.100
9 Hỗn giao lá rộng và lá kim 235 284 49
10 Rừng trồng 11.529 36.831 25.302
II Đất trống QHLN 37.276 88.172 50.896
B Đất ngoài lâm nghiệp 253.804 308.434 54.630
11 Mặt nước 5.870 4.882 -988
12 Dân cư 11.611 17.650 6.039
13 Đất khác 236.323 285.902 49.579
Tổng cộng 651.561 651.561 0
Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông
Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng
năm 2005 và 2015 cho thấy, nhìn chung diện
tích rừng của tỉnh Đắk Nông giảm, đặc biệt là
diện tích rừng tự nhiên. Diện tích rừng của Đắk
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
41TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
Nông giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó có cả những diện tích rừng đã mất từ
trước giai đoạn này, tuy nhiên đến giai đoạn
này mới xác định được.
Bảng 2. Diện tích mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường chất lượng rừng
giai đoạn 2005 – 2015 theo đơn vị hành chính
Đơn vị tính: ha
TT Tên huyện Mất rừng Suy thoái rừng
Tăng chất lượng
RTN
Tăng diện tích
rừng trồng
1 Cư Jút 6.600 3.604 4.476 2.402
2 Đăk Glong 43.933 4.270 10.414 3.472
3 Đắk Mil 3.769 716 4.708 2.023
4 Đắk R'Lấp 1.850 886 4.952 8.393
5 Đắk Song 12.443 1.302 12.112 2.243
6 Gia Nghĩa 6.300 0 1.554 106
7 Krông Nô 25.157 4.499 1.890 2.351
8 Tuy Đức 30.777 4.601 18.234 4.313
Tổng cộng 130.828 19.878 58.340 25.302
Nguồn: Số liệu phân tích diễn biến rừng tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005– 2015
Từ năm 2005 đến 2015, sau 10 năm biến
động diện tích rừng ở Đắk Nông như sau:
- Diện tích rừng tự nhiên mất đi trên địa bàn
toàn tỉnh là 130.828 ha, tập trung chủ yếu ở
các huyện Đắk Glong (43.933 ha), Đắk Song
(12.443 ha), Krông Nô (25.157 ha) và Tuy Đức
(30.777 ha); Diện tích rừng tự nhiên suy thoái
trên địa bàn toàn tỉnh là 19.878 ha, tập trung
chủ yếu ở các huyện Cư Jút (3.640 ha), Đắk
Glong (4.270 ha), Krông Nô (4.499 ha) và
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
42 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
Tuy Đức (4.601 ha)
- Diện tích rừng tự nhiên được nâng cao
chất lượng trên địa bàn toàn tỉnh là 58.340 ha
tập trung ở 2 huyện Đắk Glong (10.414 ha),
Đắk Song (12.112 ha) và Tuy Đức (18.232 ha).
Diện tích rừng trồng năm 2015 tăng so với
năm 2005 là 25.302 ha. Trong những năm gần
đây việc phát triển rừng trồng được tỉnh rất
quan tâm, tuy nhiên năng suất, chất lượng rừng
trồng chưa cao, chưa thu hút được doanh
nghiệp, người dân tích cực tham gia do hiệu
quả kinh tế thấp so với các loại cây trồng nông,
công nghiệp như: Cà phê, Hồ tiêu...
3.2. Nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng
tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005 - 2015
3.2.1. Nguyên nhân trực tiếp
Trong tổng số diện tích rừng bị mất thời
gian qua (2005 - 2015) tại tỉnh Đắk Nông, có
một diện tích rừng lớn đã bị mất trước năm
2005, tuy nhiên không được thống kê, cụ thể
như sau: Sau khi tách tỉnh, do số liệu kế thừa
của tỉnh Đắk Lắk, có sự sai lệch lớn so với
thực tế do tình trạng người dân phá rừng, lấn
chiếm đất rừng trái phép để lấy đất sản xuất
nông nghiệp từ trước năm 2004 nhưng chưa
được các đơn vị chủ rừng, cơ quan chức năng
của tỉnh Đắk Lắk thống kê báo cáo. Diện tích
này được Chi cục Kiểm lâm Đắk Nông chủ trì
phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng
địa phương kiểm tra rà soát thống kê năm 2007
(36.234,12 ha) và giải đoán ảnh vệ tinh năm
2010 (29.572,21 ha) được UBND tỉnh, Bộ
NN&PTNT công bố.
Trong bài báo này, việc phân tích dữ liệu
mất rừng hoàn toàn dựa vào bản đồ trong quá
khứ. Vì vậy, các nguyên nhân mất rừng và suy
thoái rừng ngoài việc phân tích bản đồ đã được
tham vấn rộng rãi các bên liên quan ở cấp tỉnh
(Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Chi cục Kiểm
lâm), các chủ rừng và cộng đồng địa
phương. Kết quả nghiên cứu đã xác định được
nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái
rừng ở Đắk Nông bao gồm:
(1) Chuyển và xâm lấn rừng rừng tự nhiên
sang sản xuất nông nghiệp và đất khác
Giai đoạn 2005 - 2015 tổng diện tích rừng
tự nhiên chuyển sang sản xuất nông nghiệp và
mục đích khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là
90.486 ha, chiếm 25% tổng diện tích rừng tự
nhiên năm 2005, trong đó tập trung ở các
huyện Đắk Glong (26.099 ha), Krông Nô
(20.630 ha) và Tuy Đức (19.383 ha)... Diện
tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển đổi sang
trồng cà phê, hồ tiêu, sắn Các loài cây nông
nghiệp này có thị trường xuất khẩu ngày càng
được mở rộng, do vậy nhu cầu sử dụng đất để
phát triển các loài cây này ngày một tăng.
(2) Chuyển rừng tự nhiên nghèo sang trồng
keo, Cao su và Điều
Diện tích rừng trồng của tỉnh Đắk Nông tính
đến năm 2015 là 36.831 ha chủ yếu là Keo,
Thông, Xoan và Xà cừ. Năng suất và chất
lượng rừng trồng ở Đắk Nông thấp. Nguyên
nhân dẫn đến năng suất rừng trồng thấp là do
nguồn giống đưa vào trồng rừng chất lượng
thấp, chưa đầu tư trồng rừng thâm canh, nhất là
diện tích rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân.
Năng suất rừng trồng hiện nay thấp, trong khi
đó nhu cầu thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay
rất lớn. Trước nhu cầu lớn về gỗ nguyên liệu
nên việc mở rộng diện tích rừng trồng kinh tế
là tất yếu. Hiện tượng chuyển đổi rừng tự
nhiên nghèo sang trồng rừng kinh tế trở thành
một trong những nguyên nhân gây mất rừng tự
nhiên tại Đắk Nông, bao gồm cả chuyển đổi
theo quy hoạch và người dân chuyển đổi trái
phép.
Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang rừng
trồng Keo trong giai đoạn từ 2005 - 2015 là
4.163 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk
Glong (2.845 ha), Krông Nô (649 ha), Tuy
Đức (451 ha) với loài cây trồng chính là cây
Keo.
Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang trồng
cao su giai đoạn 2005-2015 là 8.063 ha, tập
trung ở Tuy Đức (3.507 ha); Krông Nô (1.683
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
43TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
ha); Cư Jut (1.559 ha) và Đắk Glong (560 ha).
Diện tích rừng tự nhiên chuyển sang trồng
Điều giai đoạn 2005-2015 là 2.051 ha, tập
trung ở Tuy Đức (1.482 ha), Đắk Song (283
ha); và Đắk R’Lấp (158 ha)
Từ số liệu phân tích ở trên nhận thấy, diện
tích rừng tự nhiên chuyển sang trồng rừng kinh
tế và các loài cây như Cao Su, Điều là khá lớn.
Việc mở rộng chuyển đổi này là do giá trị của
rừng trồng kinh tế cao hơn hẳn so với cây
trồng khác.
Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt theo
quy hoạch sang rừng trồng kinh tế và rừng cây
đặc sản được thực hiện theo các chương trình,
dự án phát triển rừng. Bên cạnh việc chuyển
đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang rừng trồng
kinh tế bằng hình thức cải tạo rừng, thì tình
trạng xâm lấn rừng tự nhiên để trồng rừng kinh
tế và rừng Cao su, Điều của người dân địa
phương hiện là áp lực dẫn đến mất rừng tự
nhiên, dưới áp lực thị trường việc mở rộng
rừng trồng kinh tế (Keo) và rừng cây đặc sản
từ chuyển đổi rừng tự nhiên hiện đang diễn ra.
(3) Suy thoái rừng tự nhiên do khai thác
Khai thác gỗ được xem là nguyên nhân
chính dẫn đến suy thoái rừng, nguyên nhân sau
xa nhất của tình trạng này là công tác quản lý
yếu kém. Khai thác hợp pháp là khai thác theo
quy định của nhà nước trên cơ sở giấy phép
được cấp có thẩm quyền cấp, khai thác bất hợp
pháp là khai thác trái phép, không được cấp có
thẩm quyền cấp phép.
Đến năm 2013, nhà nước cấp phép chỉ tiêu
khai thác gỗ rừng tự nhiên toàn tỉnh cho 05
Công ty là 18.500 m3, trong đó Công ty TNHH
MTV Đắk N’tao: 5.000 m3, Công ty TNHH
MTV Đầu tư phát triển Đại Thành: 6.000 m3,
Công ty TNHH MTV Đắk Wil: 3.500 m3,
Công ty TNHH MTV Đức Hòa: 2.500 m3 và
Công ty TNHH MTV Nam Tây Nguyên: 1.500
m3; Các đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu khai thác
gỗ năm 2013 với tổng khối lượng là 18.600
m3/18.500 m3, đạt 100,5% so với kế hoạch, tuy
nhiên việc thực hiện các kỹ thuật khai thác
theo quy trình còn hạn chế nên ảnh hưởng rất
lớn đến tính đa dạng sinh của khu rừng. Tổng
hợp số liệu cho thấy, từ năm 2005 đến 2015, đã
có 804 ha diện tích rừng bị khai thác trái phép.
Kết quả đánh giá cho thấy lực lượng bảo vệ
rừng (BVR) của địa phương hiện đang thiếu so
với định mức theo quy định, đặc biệt là lực
lượng BVR của các chủ rừng lớn và lực lượng
tham gia BVR cấp xã và thôn như ban chỉ huy
BVR Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)
cấp xã, tổ đội BVR PCCCR cấp thôn/ấp. Đối
với nhóm lực lượng BVR của các chủ rừng thì
họ được hưởng lương từ đơn vị, nguồn chi trả
trước đây được trích từ hoạt động kinh doanh
khai thác rừng theo kế hoạch. Tuy nhiên, từ khi
đóng cửa rừng do thiếu nguồn lực tài chính nên
số hợp đồng bảo vệ rừng ở các chủ rừng giảm,
người lao động trực tiếp bảo vệ cao hơn quy
định của nhà nước. Bên cạnh đó họ lại không
có quyền xử phạt nên khó khăn trong việc quản
lý bảo vệ rừng.
Đối với đối tượng BVR ở cấp xã/thôn/ấp
chủ yếu đang kiêm nhiệm, không được hỗ trợ
về kinh phí, hầu như ít được tham gia tập huấn
quản lý BVR, PCCCR. Thiếu về kinh phí, yếu
về chuyên môn nghiệp vụ, do đó hệ thống quản
lý BVR, PCCCR ở cơ sở phát huy hiệu quả
chưa cao.
Công tác phối hợp trong quản lý BVR giữa
các cơ quan chức năng trong tỉnh, giữa các tỉnh
giáp ranh và nước bạn Campuchia mặc dù đã
được triển khai và mang lại những hiệu quả
tích cực, nhưng do thiếu kinh phí, địa hình
hiểm trở nên các hoạt động tuần tra, truy quét
liên ngành, liên tỉnh, đặc biệt rừng khu vực
biên giới với nước bạn Campuchia chưa được
triển khai thường xuyên nên hiệu quả trong
quản lý BVR chưa cao.
(4) Mất rừng do cháy rừng
Tổng diện tích rừng quy hoạch vùng trọng
điểm cháy trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là
126.048,73 ha phân bố trên địa bàn 08 huyện
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
44 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
và thị xã Gia Nghĩa. Theo số liệu Chi cục
Kiểm lâm Đắk Nông, từ năm 2005 đến 2015
tổng diện tích do cháy rừng là 97,7 ha. Nguyên
nhân trực tiếp gây ra cháy rừng là do đốt dọn
thực bì để làm nương rẫy, để trồng rừng và đốt
hương tảo mộ không kiểm soát được nguồn lửa
nên dẫn đến cháy lan vào rừng. Toàn bộ các vụ
vi phạm này đã được Chi cục Kiểm lâm phối
hợp với các ngành chức năng điều tra xác minh
và xử lý theo đúng các quy định của pháp luật
hiện hành, tuy nhiên một số vụ cháy sau khi
xác minh có diện tích bị thiệt hại do cháy nhỏ
hơn do một số vụ chỉ cháy lướt, không gây
thiệt hại về rừng.
3.2.2. Nguyên nhân gián tiếp
Kết quả điều tra, tham vấn các bên liên quan
đã có một số nguyên nhân gián tiếp gây mất
rừng và suy thoái rừng tỉnh Đắk Nông giai
đoạn 2005 – 2015 như sau:
(1) Tăng dân số
Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập năm
2004 với dân số 397.536 người, năm 2010 dân
số là 510.570 người, đến năm 2015 là 565.529
người (Báo cáo kinh tế xã hội năm 2015 của
UBND tỉnh Đăk Nông). Áp lực về dân số ở các
vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, dân
di cư tự do từ nơi khác đến, dẫn đến nhu cầu về
đất ở và đất canh tác, một số hộ dân đời
sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu là
khai thác lợi dụng tài nguyên rừng. Dân di cư
tự do diễn biến phức tạp, chưa được kiểm soát;
việc thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự
do còn chậm. Đến nay, tổng số số dân di cư tự
do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là 5.036 hộ -
22.769 khẩu. Trong đó đã bố trí, sắp xếp ổn
định vào các dự án quy hoạch tập trung là
2.529 hộ - 13.208 khẩu còn lại 2.507 hộ -
9.561 khẩu chưa được sắp xếp, ổn định. Việc
tăng dân số quá nhanh dẫn đến nhu cầu về đất
sản xuất, đất ở cũng tăng theo, ảnh hưởng đến
công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương,
đặc biệt tại các huyện có diện tích rừng tự
nhiên lớn, đất đai màu mở cũng với giá các
mặt hàng nông sản ngày càng cao thì tình trạng
phá rừng diễn biến ngày càng nghiêm trọng,
điển hình như huyện Tuy Đức, Đắk Song, Đắk
G’long.
(2) Giá nông sản tăng cao
Giá cả một số mặt hàng nông sản tăng
cao, dẫn đến nhu cầu về đất canh tác cho các
mặt hàng này cũng tăng theo nên người dân
phá rừng, lấn chiếm đất để trồng các loại cây
có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang
nhượng trái phép để hưởng lợi nhưng chưa
ngăn chặn được.
(3) Thiếu kinh phí bảo vệ rừng
Tại các Công ty nhà nước, vốn đầu tư cho
công tác bảo vệ và rừng phát triển rừng còn
hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách cấp hàng
năm chiếm khoảng 10% kinh phí được thẩm
định cho công tác quản lý bảo vệ rừng, vốn còn
lại phần lớn do đơn vị tự cân đối hàng năm từ
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
45TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
nguồn sản xuất kinh doanh như bán gỗ khai
thác, cây xăng Tuy nhiên từ năm 2013 đến
nay, việc đóng cửa rừng, cấm khai thác gỗ đã
ảnh hưởng đến nguồn chi bảo vệ rừng của các
đơn vị. Hiện nay một số đơn vị có diện tích
rừng thuộc các lưu vực sử dụng nguồn thu từ
chi trả dịch vụ môi trường rừng để thực hiện
bảo vệ rừng, các đơn vị không có diện tích
rừng thuộc lưu vực thì vẫn đề nghị cấp bổ sung
kinh phí để đảm bảo công tác quản lý bảo vệ
rừng như Công ty TNHH MTV LN Đắk Wil,
Công ty đầu tư phát triển Đại Thành.
Hiện nay, mới có hơn 170.000 ha
rừng/254.955 ha rừng trên địa bàn toàn tỉnh
được bảo vệ nhờ nguồn tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
(4) Quản lý kém hiệu quả của các Công ty
lâm nghiệp.
Chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng,
buông lỏng quản lý bảo vệ rừng, chưa có sự
chủ động phối hợp với lực lượng chức năng
của địa phương trong công tác bảo vệ rừng;
một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý bảo
vệ rừng có biểu hiện tiêu cực, thoái hóa biến
chất, ngại va chạm hoặc bao che, tiếp tay cho
các đối tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản
trái phép. Đặc biệt, trước thông tin sắp xếp các
công ty lâm nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh
theo đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại
Nghị Quyết 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của
Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
ngày 17/12/2014 của Chính phủ đã làm tư
tưởng, tâm lý của một bộ phận cán bộ CCVC
trong một số đơn vị chủ rừng dao động theo
hướng tiêu cực, không yên tâm công tác, thậm
chí buông lỏng công tác bảo vệ rừng.
(5) Quản lý yếu kém của địa phương:
Chính quyền địa phương cấp huyện, xã không
thực hiện hết trách nhiệm theo tinh thần Quyết
định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ
tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác
trong công tác quản lý bảo vệ rừng; việc quản lý
nhân hộ khẩu, đất đai còn buông lỏng, thiếu
chặt chẽ... biểu hiện sự bất lực trước tình trạng
phá rừng, sợ tạo ra điểm nóng gây bất ổn về an
ninh - xã hội tại địa phương vì vậy phần lớn
diện tích rừng và đất rừng giao về địa phương
hầu như không có chủ quản lý vì vậy bị phá, lấn
chiếm rất nhanh.
Một số cơ chế chính sách trong quản lý, bảo
vệ rừng, giao khoán rừng còn chồng chéo,
không còn phù hợp với thực tế hiện nay nhưng
chưa được điều chỉnh.
(6) Một số nguyên nhân gián tiếp khác gây
mất rừng và suy thoái rừng:
Công tác thực thi pháp luật lâm nghiệp kết
quả còn hạn chế, mặc dù đã được các cấp,
ngành quan tâm, đặc biệt là sự vào cuộc tích
cực của lực lượng kiểm lâm. Tình trạng khai
thác trái phép rừng, xâm lấn đất rừng vẫn diễn
ra. Với nhu cầu sử dụng đất, phát triển kinh tế
ngày càng cao nếu không có biện pháp ngăn
chặn hiệu quả thì tình trạng khai thác trái phép
và lấn chiếm rừng, đất rừng sẽ vẫn xảy ra một
số nơi và có phần nghiêm trọng hơn bởi các
đối tượng vận chuyển gỗ trái pháp luật sẽ sử
dụng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Nhận thức của người dân và cộng đồng địa
phương còn hạn chế: Các vi phạm xảy ra trong
lĩnh vực BV&PTR phần lớn do những đối
tượng có địa chỉ cư trú không rõ ràng gây ra,
có trình độ văn hóa thấp, hiểu biết pháp luật
hạn chế, ý thức, trách nhiệm trong việc chấp
hành pháp luật còn hạn chế. Một số các đối
tượng vi phạm có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
thiếu việc làm, thu nhập không ổn định... Vì
vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho cộng đồng về pháp luật
BV&PTR.
Tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất
cập, nhiều việc còn chồng chéo không được phân
định rõ nên chưa rõ trách nhiệm của các bên
trong QLBVR
Các Ban quản lý rừng và Công ty Lâm
nghiệp chưa chủ động thực hiện quyền của
mình theo quy định của pháp luật, chưa quan
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
46 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
tâm tìm biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả
tiềm năng rừng, đất rừng được giao quản lý, để
nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức,
người lao động của đơn vị. Trong khi đó, chưa
có chính sách hấp dẫn thu hút các thành phần
kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, nhất
là rừng tự nhiên.
3.3. Những áp lực đối với tài nguyên rừng
tỉnh Đắk Nông từ nay đến 2020
3.3.1. Áp lực từ gia tăng dân số
Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng
nhanh, dân di cư tự do từ nơi khác đến (từ năm
2005 đến 2015, toàn tỉnh dân số tăng lên là
142.437 người), nếu theo xu hướng này trong
thời gian tới dân số tỉnh Đăk Nông tiếp tục
tăng lên, dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh
tác rất lớn, một số hộ dân có đời sống gặp
nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu là khai thác
lợi dụng tài nguyên rừng. Việc tăng dân số quá
nhanh dẫn đến nhu cầu về đất sản xuất, đất ở
cũng tăng, ảnh hưởng đến công tác quản lý,
bảo vệ rừng tại địa phương.
3.3.2. Áp lực từ giá nông sản tăng cao
Áp lực từ giá cả một số mặt hàng nông sản
(Cà phê, Hồ tiêu, Điều,) tăng cao, dẫn đến
nhu cầu về đất canh tác cho các mặt hàng này
cũng tăng theo nên người dân phá rừng, lấn
chiếm đất để trồng các loại cây có giá trị cao
hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép để
hưởng lợi. Vấn đề này nếu không được quản lý
tốt sẽ trở thành áp lực đối với tài nguyên rừng
trong tương lai
3.3.3. Áp lực từ phát triển cơ sở hạ tầng, giao
thông và khai khoáng
Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông và thác
khoáng sản trong tương lại cũng có thể là một
trong những áp lực đối với rừng tự nhiên ở
Đắk Nông. Dưới tác động của yêu cầu phát
triển kinh tế cần phải được đánh giá xem ảnh
hưởng của phát triển cơ sở hạ tầng, giao
thông và khai khoáng như thế nào đến tài
nguyên rừng, diện tích rừng mà đặc biệt là
rừng tự nhiên sẽ bị mất đi do các hoạt động
này là bao nhiêu.
3.3.4. Khai thác trái phép
Tình trạng vi phạm pháp luật về phá rừng,
khai thác rừng và tình trạng chống người thi
hành công vụ còn xảy ra ở một số nơi. Một số
hành vi vi phạm chủ yếu là: Khai thác rừng trái
phép; Vận chuyển, mua bán, cất giữ lâm sản
trái pháp luật; Vi phạm về quản lý bảo vệ động
vật rừng; Vi phạm các quy định chung của Nhà
nước về bảo vệ rừng Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến suy thoái rừng. Vì vậy, cần tăng
cường công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao
vai trò thực thi pháp luật của lực lượng kiểm
lâm, phối hợp với các ngành liên quan để hạn
chế tình trạng khai thác trái phép.
3.3.5. Cháy rừng
Trong thời gian gần đây, tình hình cháy
rừng diễn ra với tần suất và mức độ tăng lên.
Trước bối cảnh Biến đổi khí hậu thì cháy rừng
cũng là một trong những nguyên nhân cần phải
được quan tâm nhằm hạn chế đến mức tối đa
cháy rừng xảy ra.
3.4. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng tỉnh
Đắk Nông
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nhiều
kênh thông tin để nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi chủ rừng,
mỗi người dân và toàn xã hội trong công tác
quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường công tác kiểm
tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh,
kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và
Phát triển rừng.
- Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động
của Công ty nông, lâm nghiệp theo tinh thần
Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của
Bộ Chính trị và Quyết định số 686/QĐ-TTg
ngày 11/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Đồng thời thực hiện tốt công tác giao, cho thuê
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
47TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
rừng và đất rừng để toàn bộ diện tích đất lâm
nghiệp đều có chủ quản lý.
- Hoàn thành việc rà soát, lập quy hoạch kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng, điều chỉnh quy
hoạch 03 loại rừng theo hướng bảo vệ chặt chẽ
diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ; quy hoạch
ổn định dân cư.
- Để hạn chế tình trạng di cư tự do đến các
tỉnh Tây Nguyên, cần có các chính sách ưu đãi
cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía
Bắc để giữ chân họ ở lại ổn định cuộc sống;
riêng những người di cư tự do vào các tỉnh Tây
Nguyên sẽ không được hưởng các chính sách
các các ưu đãi của nhà nước như các hộ dân ở
lại và cũng không được hưởng các chế độ,
chính sách bằng đồng bào dân tộc tại chỗ ở
Tây Nguyên.
- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, thống kê, phân
loại để xác định diện tích các loại đất lâm
nghiệp bị lấn chiếm có nguồn gốc do phá rừng
và lập hồ sơ xử lý để giải quyết dứt điểm,
không để phát sinh mới. Xây dựng các phương
án, kế hoạch cưỡng chế giải tỏa; diện tích đất
sau cưỡng chế giao lại cho đơn vị chủ rừng
trồng rừng, phục hồi lại rừng. Tiếp tục thực
hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thực
hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn phá
rừng và chống người thi hành công vụ theo Chỉ
thị số 1685/CT-TT ngày 27/9/2011 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ việc
mua bán, sang nhượng đất đai, không để xảy ra
tình trạng mua bán, sang nhượng trái phép; tiếp
tục thực hiện công tác bố trí, sắp xếp ổn định
dân di cư tự do theo Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg
ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp
tục thống kê, quản lý chặt chẽ dân cư trên địa
bàn, tiến hành đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và đăng
ký tạm trú, tạm vắng theo quy định.
- Thực hiện tốt chính sách cung ứng dịch vụ
môi trường phải được xem là một trong những
chức năng chủ yếu của rừng và việc đẩy mạnh
thu phí dịch vụ môi trường sẽ là một nguồn thu
quan trọng phục vụ cho công tác bảo vệ và
phát triển rừng một cách bền vững.
- Thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng
tập trung, trồng rừng thay thế, trồng rừng nông
lâm kết hợp và trồng cây phân tán nhằm từng
bước nâng cao độ che phủ của rừng. Toàn bộ
diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất
bị phá trái pháp luật gần đây phải được thống
kế lập hồ sơ xử lý theo đúng quy định, kiên
quyết thu hồi giao cho đơn vị chủ rừng thực
hiện trồng rừng, phục hồi lại rừng bằng các
phương thức: trồng rừng tập trung, nông lâm
kết hợp, cải tạo rừng nghèo kiệt.
IV. KẾT LUẬN
1. Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng
giai đoạn 2005 – 2015 cho thấy, tổng diện tích
đất lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông giảm
54.630 ha chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên.
2. Giai đoạn 2005 – 2015, tỉnh Đắk Nông
mất khoảng 130.828 ha rừng, tập trung chủ yếu
ở các huyện Đăk Glong (43.933 ha), Đắk Song
(12.443 ha), Krông Nô (25.157 ha) và Tuy Đức
(30.777 ha); Diện tích rừng tự nhiên suy thoái
trên địa bàn toàn tỉnh là 19.878 ha, tập trung
chủ yếu ở các huyện Cư Jút (3.640 ha), Đắk
Glong (4.270 ha), Krông Nô (4.499 ha) và
Tuy Đức (4.601 ha)
3. Phân tích các nguyên nhân trực tiếp, gián
tiếp làm suy giảm diện tích, chất lượng tài
nguyên rừng tỉnh Đắk Nông trong quá khứ,
cũng như áp lực đối với tài nguyên rừng tỉnh
Đăk Nông từ nay đến năm 2020. Từ đó đề xuất
các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng như đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; Khẩn
trương hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và phát
triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty
nông, lâm nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UBND tỉnh Đăk Nông (2015), Báo cáo kinh tế xã hội.
2. UBND tỉnh Đăk Nông (2016), Quyết định
1111/QĐ-UBND ngày 04/7/2016 về việc công bố hiện
trạng rừng của tỉnh Đắk Nông.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
48 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6-2016
ANALYSIS OF DRIVERS OF DEFORESTATION,
FOREST DEGRADATION PROPOSED THE SOLUTIONS
OF FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT IN DAKNONG PROVINCE
Nguyen Thi Mai Duong1, La Nguyen Khang2,
Le Cong Truong3, Phung Van Kien4, Nguyen Van Hao5
1,2Vietnam National University of Forestry
3Dak Nong Forest Protection Department
4FCPF, Dak Nong
5Dak Nong Department of Agricultural and Rural Development
SUMMARY
Dak Nong is one of the five Highland provinces which have forest area and forest land proportion compared to
the total of natural area so that forests play a major role in sustainable development of socio-economic in the
context of current climate change in Dak Nong province. The study results showed that after 10 years (2005 –
2015) the total of forest land of Dak Nong has reduced by 54,630ha. Drivers of variation includes the direct
drivers, such as: conversion and invasiveness of natural forest into agricultural and other land, conversion of
natural poor forest into raw plantations, rubber and cashew plantations; exploitation, forest fires, etc... And
indirect drivers such as: population growth; raising prices of agricultural products; lack of funding for forest
protection; ineffective managements of the forestry company; mismanagement of the local government. The
study also identified the pressure on forest resources in the province of Dak Nong to 2020, including: the
population growth, raising prices of agricultural products, the development of infrastructure, transport and
mining; illegal exploitation and forest fires. On the basis of determining the drivers and pressure leading to
deforestation and forest degradation, this study proposes the key measures for the protection and sustainable
development of forest in the context of climate change.
Keywords: Dak Nong, deforestation, drivers, forest changes, forest degradation, REDD+.
Người phản biện : GS.TS. Nguyễn Thế Nhã
Ngày nhận bài : 08/11/2016
Ngày phản biện : 12/11/2016
Ngày quyết định đăng : 20/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_nguyen_nhan_mat_rung_suy_thoai_rung_lam_co_so_de_x.pdf