Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa đó tới các hành vi của cá nhân trong công ty TNHH Tiến Đại Phát

LỜI MỞ ĐẦU Văn hóa doanh nghiệp là công cụ quản lí quan trọng đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Doanh nghiệp hình thành và phát triển, văn hóa doanh nghiệp cũng hình thành và phát triển. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm hai cấu thành chính: hệ thống giá trị văn hóa vật thể và các giá trị văn hóa cốt lõi (phi vật thể). Phạm vi của bài viết thể hiện quan điểm của tác giả trong quá trình xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiêp cần lựa chọn những giá trị văn hóa cốt lõi để đầu tư xây dựng và phát triển đảm bảo sự tương thích giữa văn hóa doanh nghiệp và chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình năm bước từ xác định đối tượng điều tra đến hội thảo và ra quyết định để xác lập các giá trị văn hóa cốt lõi của mình. Quá trình lựa chọn, xác lập và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và ‎sự quyết tâm cao của lãnh đạo doanh nghiệp. Để đảm bảo các giá trị cốt lõi được phát triển đúng định hướng, doanh nghiệp cần triển khai công tác kiểm soát văn hóa doanh nghiệp. Quá trình này thường được tiến hành định kỳ hàng năm thông qua công cụ khảo sát bằng bảng hỏi. Cốt lõi của quá trình xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp là mỗi doanh nghiệp phải làm rõ được các giá trị đang được đề cao trong doanh nghiệp của mình, từ đó hoạch định kế hoạch chi tiết để phát triển những giá trị phù hợp và hạn chế những giá trị không phù hợp. Để tìm hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp tôi lựa chọn “Công ty TNHH Tiến Đại Phát "( nơi tôi đang công tác). Qua đó để thấy rõ những nét văn hóa doanh nghiệp một cách cụ thể.Nội dung phân tích chủ yếu gồm 3 phần Phần 1: Khái quát chung về Công ty TNHH Tiến Đại Phát và những nét văn hóa doanh nghiệp đặc trưng của công ty. Phần 2: Quá trình lan truyền văn hóa doanh nghiệp trong công ty Phần 3: Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa đó tới các hành vi của cá nhân trong công ty.

doc51 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa đó tới các hành vi của cá nhân trong công ty TNHH Tiến Đại Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Người FPT chơi thể thao như thế nào? Trước hết là FPT chơi thể thao quanh năm. Hết giải xuân hè lại đến cúp thu đông, giải nò cũng dài 2-3 tháng. Chỉ cần thấy 1-2 tuần im ắng là bà con lại hò nhau tổ chức cái gì đó cho vui. Thấy khách hàng ham vui là lại gạ thi đấu. Thấy công ty nào máu là chơi luôn. Tiếp đến là FPT môn gì cũng chơi. Từ bóng đá bóng chuyền, cờ vua, cờ tướng, đua xe, bơi lội, bóng rổ, kéo co, cờ lau tập trận, đá cầu, việt dã, cho đến cầu lông, bóng bàn, nhảy cao, nhảy xa, leo núi, nhảy túi, đẩy xe cút kít, kéo thuyền, bắt trạch... Người FPT chơi không theo luật, hay đúng hơn là chơi theo luật của chính mình. Gọi là sáng tạo luật cũng đúng, vì chỉ có FPT mới dám mang luật cờ vua Thụy Sĩ áp dụng cho bóng đá, FPT cũng sáng lập ra nhiều giải, có thể sánh với Seagames hay Tiger Cup về quy mô nhưng tên gọi thì trữ tình hơn hẳn như: Giải loài Cá, loài Hoa, loài Ong, loài Chim, loài Bướm, loài Ngựa. Các giải thưởng tuy không to hơn các giải của FIFA, nhưng tên nghe rất kêu: giải Củ chuối, giải Nửa chừng xuân, giải Đầu gà, giải Đít voi.... Người FPT chơi chũng có tổ chức. Xét về thượng tầng kiến trúc, nó y hệt một quốc gia: Cũng Liên đoàn bóng đá FFF, Liên đoàn quần vợt, Liên đoàn cờ vua... cũng có chức danh Chủ tịch, Tổng thư ký, ban này hệ kia, thậm chí cả những bản điều lệ được in ấn đẹp đẽ, hẳn hoi. Khai mạc giải của FPT bao giờ cũng hoành tráng mặc dù chất lượng giải có thể chưa cao. Những màn rước đuốc, duyệt binh đầy tính phô trương đến mức các giải tầm cỡ như V-league hay Tiger cũng không dám bắt chước. Hình ảnh anh Ba, trong một rừng cờ hoa, uy nghi trên chiếc xe mui trần tiến vào lễ đài, hét rất to trước ba quân, đã đi vào lịch sử FPT như một nốt son hào hùng. Nói chung, mặc dù các giải thể thao của FPT chưa bán vé, nhưng nếu chúng ta bán vé xem khai mạc giải thì khối người dám bỏ tiền vào xem. Người FPT còn chơi thể thao trên mail đàn, nhất là môn bóng đá. Nhiều cầu thủ đá trên sân thì chẳng ra gì nhưng đá trên mail thì rất hăng, rất hùng hổ hoặc rất cay độc. Đá trên sân mỗi ngày chủ nhật, nhưng đá trên mail đàn có khi suốt cả tuần. Họ bình luận, khích bác, cá cược, thách đấu, hăm dọa, vu khống, nói xiên, nói xẹo, đủ các thể loại. Có những trận chiến lôi kéo hàng mấy chục người cùng tham gia. Có những cầu thủ đá trên mail hăng quá bị cắt quyền vào mạng. Thậm chí có những chiến trận chiến căng thẳng tưởng chừng sắp nổ ra chiến tranh giữa hai bộ phận. Những nét kể trên cũng nói lên rằng, thể thao FPT rất STC, như chính những người FPT, như chính cuộc sống tinh thần của FPT. 3.3.3. Thực tiễn thể thao tại FPT Chắc hẳn phải nhắc đến môn thể thao vua, trong FPT môn này cũng là vua, môn bóng đá. Nó xứng đáng giữ vị trí này vì số lượng người FPT tham gia, về thời gian nó chiếm trong hoạt động thể thao, về tổ chức cũng như quy mô mà nó đã tạo ra trong FPT. Nếu tính số đàn ông FPT đã từng ra sân thi đấu hoặc cổ vũ, con số có thể lên đến 80% trên số cán bộ nam của FPT. Mỗi khi một giải thi đấu tại Hà Nội, trên 200 cầu thủ thuộc mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, từ xếp to đến chú sinh viên đang thực tập, cùng thi đấu kín cả bốn sân bóng của Bách Khoa hay Quan Thánh. Mà không khí như vậy diễn ra quanh năm ngày tháng, cả ở Hà Nội lẫn ở Hồ Chí Minh. Bóng đá cũng là môn thể thao có tổ chức riêng hẳn hoi, FFF (FFA ở HCM), với BCH, với chức danh Chủ tịch, Tổng thư ký cùng các ban bệ không khác gì VFF. Liên đoàn FFF (FFA) có điều lệ hẳn hoi, in ấn nghiêm chỉnh. Thậm chí có thời còn phát thẻ hội viên. Nòng cốt của FFF là các câu lạc bộ của các bộ phận. Khi FPT phát triển to lên, các CLB phải chia thành hai hạng, Seria A và Serie B, với luật thăng xuống hạng khắt khe hơn bất cứ liên đoàn nào trên thế giới: có thể một nửa Serie A phải xuống Serie B. FFF cũng tạo ra một hệ thống thi đầu với ba giải định kỳ nay đã trở thành truyền thống: Giải Vô địch (Xuân Hè), Cúp Công ty 13/9 giữa các bộ phận, và giải Thu Đông với thể thức Thụy Sỹ. FPT cũng tổ chức đội tuyển tại Hà Nội và HCM. Đội tuyển FPT đã tham gia rất nhiều giải bên ngoài FPT, cọ sát với nhiều đội bóng của doanh nghiệp, của ngành công an hay quốc phòng, của các CLB những người nước ngoài. Đội tuyển FPT cũng đã tung hoành trên các sân Hàng Đẫy, Nhổn, Vinh, Nha Trang, từng gặp các đội hình trẻ của Sông Lam Nghệ An, của Khánh Hòa. Các đơn vị lớn như FIS, FSS, FSOFT cũng có Liên đoàn bóng đá riêng và tổ chức xen kẽ các giải bộ phận, giải với khách hàng, các giải tam hùng, tứ hùng hay ngũ hùng gì đó. Môn thể thao tiếp theo mà cần nhắc tới là môn đánh cờ. Các kỳ thủ FPT cũng lập ra Liên đoàn cờ FPT. Các giải được tổ chức hàng năm vào mùa Xuân với chức Trạng Cờ phong cho người vô địch. Người FPT chơi cả cờ này. Đừng tưởng Hùng Râu đã được phong kiện tướng cờ vua là ghê đâu nhé, anh chưa bao giờ là Trạng Cờ FPT, mà nhiều giải vừa qua, Trạng lại luôn là Hoàng Quý Dương. Hình như trong FPT cũng có Liên đoàn quần vợt. Liên đoàn này tuy số lượng không đông như FFF nhưng có rất nhiều xếp. Cũng thi đấu tưng bừng cả trong và ngoài FPT, nhưng chưa có những giải chính quy như bóng đá và đánh cờ. Đôi lần tổ chức với các quan chức nhiều ngành, đội FPT cũng không kiêng nể gì, đánh thẳng thừng rồi sau này không kịp sửa chữa lỗi lầm. Thật đúng là lợi bất cập hại. Môn đá cầu chính đã trở thành bản quyền của FAF. Môn này dễ chơi, dễ tổ chức, không tốn kém. Nhiều năm gần đây FAF đều đặn tổ chức giải đá cầu vào những dịp lễ hội FPT hay những khi phong trào đá bóng tạm yên ắng. Đá ngay sân Láng Hạ vào buổi chiều sau giờ làm, nhiều khi môn đá cầu còn có nhiều khán giả hơn cả bóng đá. Cuối cùng phải nhắc tới lễ hội Olympic (F-Games tại HCM). Truyền thống được hình thành từ khi FPT có chỗ ở riêng tại Láng Hạ. Lần đầu tổ chức vào năm 1996, đó là năm Olympic FPT ra đời, ngay vào ngày thành lập công ty 13/9, đã từ lâu Olympic là một sự kiện trọng đại không thiếu được với FPT. Trong ngày này thường diễn ra trận chung kết Cúp 13/9 cùng với một chương trình thi đấu từ sáng kéo tới quá trưa. Các môn chơi đã được kể ở phần trên. FPT chia thành nhiều đội, các đội này luôn đi diễu binh một cách tổ chức và hoành tráng với các bộ trang phục đặc sắc, với các lá cờ ba màu FPT, với các khẩu hiệu hô to đầy ngộ nghĩnh. Hầu như tất cả các nhân viên FPT đều tham gia Olympic. Có một môn thi luôn gắn với thành tích cơ bắp của các chàng trai FIS, môn kéo co (năm ngoái hình như FIS thả cho FSS môn này vì đã quá nhàm chán). Cuộc sống thẻ thao FPT có nhiều thăng trầm cũng như thể thao Việt Nam, nhưng chắc chắn nó còn sống mãi trong FPT. Thể thao mãi mãi là một mặt không thể thiếu được của cuộc sống tinh thần FPT, của văn hóa FPT. 3.4. Văn hóa lễ hội FPT Có lẽ không có công ty nào có nhiều lễ hội hơn FPT. Kể cả các công ty hàng đầu thế giới. Có người nói lễ hội cũng là thước đo sức mạnh cộng đồng. Không biết có đúng hay không. Chỉ biết rằng các nước càng phát triển càng có nhiều lễ hội. Các nước Tây Âu là quốc gia có nhiều lễ hội nhất, ngoài các lễ hội truyền thống mang tính chất tôn giáo còn rất nhiều loại lễ hội ngộ nghĩnh như lễ hội uống bia, lễ hội cà chua... Không biết nền văn hóa lễ hội góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội hay là xã hội phát triển taọ ra các lễ hội. Quay trở lại FPT, các sự kiện văn hóa đã gắn chặt với công ty ngay từ ngày đầu thành lập. Ban đầu hoàn toàn mang tính tự phát, ngẫu hứng. Đó là sự động cảm của một lớp người cùng học, cùng chơi, cùng làm việc và cùng sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy gian khổ của dân tộc. Chỉ cần có dịp ngồi với nhau, có ăn no, có uống say là hát thâu đêm. Ai cũng hát và hát hết mình. Hồi đó anh Bình cũng chưa đưa ra được nhiều lý thuyết như bây giờ, chưa ai biết thế nào là văn hóa công ty, là sức mạnh cốt lõi, thế nào là một bộ Gen... chỉ biết rằng mày vừa biết làm việc, vừa biết hát, vừa biết sáng tác là toàn diện rồi. Khi cá sự kiện này được lên sân khấu một cách rất tự nhiên thì bắt đầu nó được mang màu sắc lễ hoọi và số người hưởng ứng ngày càng đông. Đó là hội Xuân 1993 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Lúc này công ty bắt đầu phát triển mạnh. Các lễ sơ kết, tổng kết sau đó hát hò bắt đầu được đưa ra vào các sự kiện. Và chúng ta lại biết thêm, những người hay hát kia lại cũng rất mê thể thao, dù không phải ai cũng biết chơi. Đại lễ hội thể thao 1993 thời đó số môn thi còn ít nhưng nó là tiền thân của Đại hội Olympic 13/9 bây giờ. Có thể nói, năm 1993 là mốc ra đời của lễ hội của FPT. Từ đấy, các sự kiện đều được tổ chức bài bản, các diễn viên xưa kia chỉ hát lè nhè trong các cuộc nhậu nay đều phải tập luyện và được lên sân khấu đều hơn, thậm chí còn được lưu diễn từ Nam ra Bắc, được biểu diễn cùng các nghệ sĩ tên tuổi như Thanh Lam, Hồng Nhung, Thanh Ngoan... Năm 1996, các lễ hội FPT phát triển rầm rộ và mang hình thức mới mẻ, đó là sự thi thố tài năng của các bộ phận lúc này đã phát triển lên rất nhiều; đó là các lễ sơ kết, 13/9, tổng kết, hội làng... Ngoài ra còn có các giải bóng đá, đua xe đạp. Sự tăng trưởng về nhân sự đã mang lại cho FPT nền văn hóa phát triển rực rỡ. STC đã được cả nước biết đến và dư luận bên ngoài đã bắt đầu vào cuộc làm cho người FPT lại càng gắn bó hơn. Chắc nhiều người đã từng nghe những câu đại loại như “lại cái bọn FPT”. FPT đã có văn hóa bản sắc riêng. Các lễ hội FPT phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt nhiều khi đem lại nhiều kết quả ngoài mong đợi. Đêm hội Trí tuệ Việt Nam là một điển hình. Ngoài sự gây tắc đường, ca sĩ Mỹ Linh vượt rào chạy mà còn được báo chí gợi trí tò mò của độc giả suốt cả tuần. Cuộc duyệt binh lịch sử cho lễ đón thiên niên kỷ mới cũng được lên truyền hình với nhiều dư luận khác nhau. Các nhà tổ chức bắt đầu phải tính toán thêm cả vấn đề hậu lễ hội. Chắc không phải ai cũng thông cảm cho cảnh vào giờ cao điểm buổi sáng, từ trụ sở FPT túa ra hàng trăm người từ quan đến quân, phì phò chạy việt dã vòng hồ Thành Công, xuyên qua sứ quán Mỹ luồn lách qua từng dòng xe máy, ô tô, người đi bộ thử thách sức khỏe để phục vụ công ty. Đoàn FPT được thành lập đánh dấu việc các lễ hội công ty được tổ chức chuyên nghiệp. Các sự nghiệp được lập kế hoạch ngay từ đầu năm. Các chi đoàn thay nhau tổ chức. Lớp thanh niên đã kế tiếp các bậc đàn anh. Nội dung lễ hội thêm phần phong phú và tươi mát. Từ cuộc thi hát các bài ca cách mạng nhân ngày 30/4 đến chào mừng Wold Cup 2002. Từ tổ chức tết thiếu nhi 1/6 đến vũ hội Nôel. Tất cả đều mang tính tươi trẻ hồn nhiên và trong sáng. An toàn tuyệt đối. Viện hàn lâm nghệ thuật STC ra đời tôn vinh các nghệ sĩ đã đóng góp cho nền văn hóa công ty. Đặc biệt đêm nhạc Liveshow Khắc Thành có một không hai trong lịch sử STC. Văn hóa STC mà đỉnh cao là các lễ hội đã phát triển cùng với sự tăng trưởng của Công ty. Từ một nhóm người cách đây 15 năm say sưa hát những bài ca tự sáng tác, đến nay đã phát triển lên thành 1000 con người với doanh số khổng lồ với rất nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Chắc khó có công ty nào có thể phát triển toàn diện được như vậy. Văn hóa STC đã tạo ra một sân chơi chung cho người FPT. Văn hóa STC đã tạo nên người FPT và sức mạnh cốt lõi của FPT là con người. 3.5. Các nghệ sĩ STC tiêu biểu STC là sản phẩm của tất cả thần dân, nhưng không thể phủ nhận vai trò đặc biệt của những cá nhân ưu tú. Nguyễn Thành Nam: “Linh hồn của đám đông”, “Lãnh tụ tinh thần”... là những câu có thể nói về anh. Anh sáng tạo tới mức chính anh cũng không biết một phút sau mình sẽ nghĩ ra cái gì. Anh thay đổi nhanh đến mức, chính anh cũng không biết sẽ giữ cái chính kiến, mà anh đang hết lòng bảo vệ, trong bao lâu. Với khả năng a dua quần chúng cao, anh là ngưòi có khả năng tổ chức tốt nhất các hoạt động STC trên phạm vi toàn thế giới. Trương Gia Bình: Là người cổ súy và tạo quyền lực cho các hoạt động STC. Bản thân anh cũng là một giọng tenor tuyệt vời, có thể sánh ngang với Paravoti. Nhờ tài năng và tính tình sôi nổi, anh là một trong những người truyền bá xuất sắc nhất các bài hát STC. Anh được các thần dân STC yêu quý tặng cho bài “Gia Bình đánh Tây” mà ai ai trong chúng ta cũng thuộc. Nam Dũng: Cựu sinh viên khoa Toán Cơ MGU, tiến sĩ toán lý kiêm nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình..., tác giả của bài hịch nổi tiếng C20 đã được công diễn khắp trong Nam ngoài Bắc. Anh luôn là người tổ chức các hoạt động STC tại HCM, là một nửa các cuộc chơi, là đống lửa trại trên biển để mọi người quây quần và nướng khoai lang. Bạch Điệp: Diễn viên sáng giá nhất của đoàn văn nghệ FPT HCM trong nhiều năm. Khả năng nhập vai của chị cao đến mức, tất cả các anh đều muốn cùng chị đóng những trích đoạn có tình tiết mùi mẫm yêu đương. Hưng Đỉnh: Biệt danh là Y-Moan vì thân hình đen hôi như cột nhà cháy và giọng hát vang như tiếng chuông, khi cần có thể rít lên như gió sa mạc. Anh luôn là động lực cho các cuộc vui của FPT và là nghệ sỹ duy nhất của FPT đã đóng vai chính trong tất cả các vở Ba-lê được công diễn từ trước thời nay ở FPT. Nguyễn Khắc Thành: Anh được mệnh danh là nghệ sĩ nhân dân, người có thể hát hay, hát đúng tất cả các điều dân ca từ Cổ chí Kim, từ Bắc chí Nam. Anh là một con người duy mỹ, luôn cho rằng nỗi buồn mà không đẹp thì phí công buồn, chửi mà không hay thì thà không chửi còn hơn. Nhưng đấy là anh tự khắt khe với bản thân chứ với đàn em anh rất khoan dung: câu trách nặng nhất của anh cũng chỉ là “Chú mày đuội quá”. Lê Quang Tiến: Không ai có thể sánh với anh về tài bịa chuyện giống hơn cả chuyện thật. Nếu có loại hình tiếu lâm thính phòng thì chắc chắn anh là ngôi sao sáng nhất. Câu nói nổi tiếng của anh mà ai cũng nhớ là “... Tổng kết nào cũng khen thưởng”. Nguyễn Điệp Tùng: Dù chỉ một lần trong đời, cùng với Thanh Huyền, diễn trích đoạn chèo “Xã trưởng mẹ Đốp”, và không phải hát một câu chèo nào, nhưng anh đã đi vào lịch sử STC như một diễn viên hài xuất sắc nhất. Phan Quốc Việt: Bí danh là Việt Tròn, nghệ sĩ STC gốc “bọ”, nổi tiếng vì các bài dạy tiếng Anh và khả năng modify các chuyện tiếu lâm hay hơn bản gốc. Một lần trong lúc uống bia, anh đã sáng tác ra bài “Ai đã cho anh tè” và sau đó một mình anh sáng tác ra tất cả các khao dị khác mà chúng ta biết cho đến ngày hôm nay theo giai điệu này. 3.6. Đoàn FPT - Lực lượng nòng cốt thực tiễn của STC Trong sự phát triển của FPT nói chung cũng như STC nói riêng, vai trò của các đoàn thể như Hội phụ nữ, Công đoàn, các Liên đoàn... là rất quan trọng. Nhưng nổi bật vẫn là Đoàn thanh niên FPT. 3.6.1. Đoàn FPT là gì: Trên phương diện pháp lý, ĐOàn FPT là một tổ chức nằm trong hệ thống của Đoàn TNCS HCM. Nó có trách nhiệm và quyền lợi như điều lệ Đoàn TNCS HCM đã quy định. Nhưng khi triển khai hoạt động trong môi trường FPT, Đoàn có nhiều điểm mới. Thứ nhất, Đoàn FPT không giới hạn tuổi tác của các đoàn viên. Nam phụ, lão ấu... cứ ai thấy thích hoạt động Đoàn đều có thể tham gia. Thứ hai, Đoàn FPT mở toang cửa cho những cá nhân có nguyện vọng. Không cần người giới thiệu, không cần đơn xin và cũng chả có thủ tục kết nạp, cứ ai không có ý kiến phản đối thì nghiễm nhiên là đoàn viên Đoàn FPT. Thứ ba, nhiệm vụ của Đoàn FPT là làm tất cả những việc mà công ty không biết giao cho bộ phận nào. So với trách nhiệm có ghi trong điều lệ của Đoàn TNCS HCM thì phạm vi công việc của Đoàn FPT rộng hơn rất nhiều. Mặc dù đã từng lên thác xuống ghềnh, nhưng Đoàn FPT đã từng bước lớn mạnh, trở thành đội hậu bị quan trọng cho một FPT phát triển và trường tồn. Về mặt chính thức, Đoàn FPT được giao những nhiệm vụ sau: - Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của FPT, làm cho mọi đoàn viên chia sẻ viễn cảnh, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược của công ty. - Tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của các đoàn viên. - Giáo dục đoàn viên (đặc biệt là những đoàn viên mới) truyền thống văn hóa côngty. - Động viên, cổ vũ các đoàn viên tích cực lao động sáng tạo, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 3.6.2. Tổ chức Đoàn FPT Người mang đến cho Đoàn FPT quyền lực chính làTGĐ Trương Gia Bình, người đã nhìn thấy vai trò to lớn của Đoàn với sự nghiệp phát triển FPT trường tồn. Phó TGĐ Hoàng Minh Châu là người truyền sức mạnh cho Đoàn FPT ở phía Nam. Lãnh tụ STC Nguyễn Thành Nam cũng là người mang đến cho Đoàn sức sống với cương vị là cốvấn đặc biệt của BCH Đoà FPT. Cơ quan điều hành các hoạt động của Đoàn FPT là BCH Đoàn được tổ chư bình bầu hàng năm trong Đại hội Đoàn. Năm nay BCH gồm có Bí thư đoàn FPT, Thường trực đoàn FPT, Tổng biên tập Báo Chúng ta và các bí thư của 13 chi đoàn trong toàn FPT. Cơ cấu tỏo chức cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động của Đoàn FPT được Fractal xuống các Đoàn, Chi đoàn, từ đó Fractal tiếp xuống các phân đoàn, các BU. Tùy theo tình hình thực tiễn ở từng đơn vị, các chi đoàn, phân đoàn có những hoạt động phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và đa dạng, ổn định nhưng đầy sáng tạo. 3.6.3. Hoạt động của Đoàn FPT Phương châm hoạt động của Đoàn FPT là: “Nhiệm vụ - hoàn thành, Lãnh đạo - yên tâm, Nhân dân - sung sướng”. Trước hết nói về công tác cổ động viên, Đoàn FPT kiên quyết không phê bình ai. Trước sau chỉ có khen thưởng động viên. Tại Hà Nội, các tập thể và cá nhân tích cực đều được xét tặng danh hiệu “Chim vàng ưu tú”. Tại HCM, những tập thể và cá nhân ưu tú được gọi là sao, ví dụ “Sao tháng 5”, “Sao tháng 6”... Tiếp đến là công tác giáo dục truyền thống văn hóa FPT. Đoàn thường xuyên tổ chức các đợt thi FQ, tổ chức dạy hát, nói chuyện với nhân viên mới. Tại HCM, Đoàn còn tham gia đánh giá nhân sự: một nhân viên trước khi được ký hợp đồng chính thức nhất thiết phải có đánh giá của Đoàn về sự phù hợp với môi trường văn hóa tinh thần trong công ty FPT. Công tác tuyên truyền của Đoàn về viễn cảnh huy hoàng của FPT, về sứ mệnh của người đi đầu, về mục tiêu, chiến lược... được triển khai thường xuyên, tuy hiệu quả chưa được như mong muốn. Đây sẽ là công tác mà Đoàn FPT phải đặc biệt chú trọng trong thời gian tới, bởi vì chỉ khi niềm tin được toàn dân chia sẻ, chúng ta mới có được sức mạnh tổng hợp. Đoàn FPT luôn khuyến khích hỗ trợ hoạt động tập thể tại các công ty. Các bộ phận thành viên thông qua hoạt động đó tìm ra các tài năng trẻ và đào tạo các cán bộ trẻ có năng lực và tâm huyết với Công ty. Một loạt các CLB như Movie Club, CLB nòng nọc, CLB võ thuật... ra đời đã nhận được sự hỗ trợ tối đa của Đoàn Công ty. Những hoạt động văn hóa lớn hàng năm đều do Đoàn FPT đảm nhiệm tổ chức như Quốc té phụ nữ 8/3, Lễ hội Công ty 13-9, tổ chức cho toàn dân nghỉ mát, Tổng kết Công ty, Hội làng FPT.... Ngoài ra còn nhiều hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó tạo chất keo đoàn kết mọi thành phần và thành viên của FPT. Có thể điểm ra một số sự kiện lịch sử sau đây: - Năm 1998, khi kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, lãnh đạo FPT đưa ra chiến lược đương đầu với thử thách. Đoàn FPT khơi mào bằng cuộc đua xe đạp “Thử thách 98” với suy nghĩ đơn giản là phải luyện tập sức khỏe trước, không khỏe thì sao mà đương đầu với thử thách được. Cuộc đua xe máy rất thành công với khoảng 200 Cua rơ tham dự và anh Bình TG suýt về đầu. - Năm 1999, Chiến lược công ty là toàn cầu hóa mục tiêu 528, võ công mới được áp dụng là Chiến tranh nhân dân. Đoàn nổ phát pháo “luận Chiến tranh nhân dân” vô cùng sôi nổi trong toàn bộ FPT, nhưng phong trào Diệt chim sẻ do Mao Trách Đông thực hiện ở Trung Quốc năm 1966. Tuy nhiên qua chiến dịch này tên một số đồng chí cán bộ trung kiên như Tiến Béo, Việt TT được đưa lên mặt báo. - Tiếp theo với hi vọng cất cánh của FPT là cuộc đi bộ việt dã “Lấy đà 2000” lên đỉnh Ba Vì. 7 Ôtô to cùng 300 chiến binh FPT đội mưa dưới sự động viên đến lạc giọng của anh Bảo DC cùng anh Tiến HN. - Năm 2001 với FDT là năm “Ấn tượng”, các tiêu chí Ấn tượng trong hoạt động Đoàn là “Đông người tham gia, cực vui, anh em thỏa mãn”. Những hoạt động nổi bật trong năm này là: Đua xe đạp việt dã và cắm trại do FOX tổ chức; “Thời trang cười - 2001” thành công ngoài sức tưởng tượng được trình chiếu trên VTV3; Cuộc thi Art Gallery 2001 - lần đầu tiên trong lịch sử FPT, nghệ thuật hội họa được đưa vào các hoạt đông văn hóa của FPT. - Năm 2001, Đoàn FPT HCM tổ chức cuộc Chinh phục đỉnh Langbiang 2001. Cuộc chinh phục này đã thu hút được sự tham gia của 50 thành viên từ các Công ty tin học như ISP, VDC2, các cán bộ Đoàn trường Bách Khoa và Kinh tế, các phóng viên Báo Tuổi trẻ, Mực tím và Thể thao TP. HCM. Lần đầu tiên, bà con dân tộc tại Đà Lạt nghe tiếng hát Tiến Quân Ca vang lên trên đỉnh Langbiang. - Năm 2002, Đoàn FPT HCM đã tổ chức thăm viếng nghĩa trang Trường Sơn và Thành Cổ Quảng Trị. Đoàn đã quyên góp và tặng Ban quản lý Nghĩa Trang 2 bộ máy tính để quản lý các hồ sơ liệt sĩ, những người con đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc. - Năm 2002, Đoàn FPT HCM kết hợp với Đoàn trường Bách Khoa tổ chức một Đội tình nguyện giúp đỡ và hỗ trợ những nạn nhân của vụ hỏa hoạn tại Trung tâm thương mại Quốc tế ITC. Đội tình nguyện đã đến thăm hỏi, động viên, thắp hương hơn 40 gia đình nạn nhân và giúp đỡ những gia đình gặp nhiều khó khăn số tiền tổng cộng là hơn 50 triệu đồng. - Năm 2003, Đoàn FPT HCM đã tổ chức một đợt hiến máu nhân đạo, được rất đông cán bộ FPT hưởng ứng. Đặc biệt có những đoàn viene như Nguyễn Thị Hồng Hà đã hiến máu nhân đạo lần thứ 9. Nhiều thế hệ cán bộ đã trưởng thành qua phong trào Đoàn như: các anh chị: Trần Quốc Hoài, Chu Thanh Hà, Trần Thế Hiển, Nguyễn Thanh Bình, Trần Tuấn Việt, Nguyễn Quang Anh, Phan Phương Đạt, Hoàng Việt Anh... Họ và biết bao đoàn viên khác đóng góp to lớn cho sự thành công của FPT ngày hôm nay. Mơ ước của chúng ta về một FPT phát triển và trường tồn chỉ có thể trông chờ vào thế hệ trẻ FPT ngày nay - chủ nhân của FPT ngày mai. 3.7. Báo chúng ta Vào 22h tối 31/12/1995, trong khi người FPT đang quây quần quanh bữa tiệc liên hoan cuối năm, Tổng biên tập báo Chúng ta - Vũ Thanh Hải - cùng một số cộng tác viên ào vào như một cơn lốc, ôn trên tay những tờ báo đầu tiên của Nội san Chúng ta. Ngay lập tức, một loạt người đứng lên xung phong nhận làm “đại lý” phát hành. Chưa đầy nửa giờ, nhân viên bán lẻ cuối cùng - anh Nguyễn Khắc Thành - đã mang tiền về nộp. 40 tờ báo “bay vèo” tới tay độc giả với giá từ 50.000đ đến 25USD. Báo Chúng ta đã lập kỷ lục ngay từ lần phát hành đầu tiên. Tờ báo đắt nhà nhất trong lịch sử báo chí Thế giới. Sự ra đời của tờ Chúng ta đơn giản vì “FPT - chỉ còn thiếu thư tình” như lời Tổng Giám đocó FPT Trương Gia Bình đã viết trong số đầu tiên. Khi đó “Chú bé FPT” đã được hơn 7 tuổi, chú đã khẳng định được vị trí của mình trong “làng” và đang mong muốn để lại một dấu ấn riêng, độc đáo. Chú đã biết yêu và muốn thể hiện tình yêu của mình một cách công khai, rộng rãi, lãng mạn. Chú muốn được viết và được nhận những lá thư tình... Tình yêu có cả mưa rào và nắng hạ thì thư tình “Chúng ta” cũng có cả hoa cả lá. Khi thì nồng nàn yêu thương trong những lá thư chúc mừng của Tổng giám đốc, trong những bài viết về các đồng nghiệp; khi lại đập dồn dập, bồi hồi trong những bài phóng sự vào các dịp lễ hội. Có lúc nó chứa đầy nhớ nhung, thổn thứ trong các nhật ký xa nhà, các phóng sự xuyên đại dương, lúc lại đầy nghị lực trong các dịp triển khai dự án. Nó dịu dàng, lả lướt trong những vần thơ nhưng rất mạnh mẽ trong bình luận thể thao. Đôi khi nó cũng đầy giận hờn, khiển trách trong các diễn đàn và đanh đá chua ngoa trong những tin Vịt... Nhưng cảm xúc đó mới chỉ là một phần của “thư tình”, báo Chúng ta còn thực hiện được hầu hết các chức năng của báo chí. Báo cần mẫn ghi chép từng hoạt động, từng bước trưởng thành của các bộ phận trong Công ty. Báo là diễn đàn cho những góp ý chân thành, cho những tài năng văn học thể hiện. Đôi khi nó thực hiện cả những chức năng giám sát. Người FPT đã từng “sôi” lên khi Người Đương Thời dám công khai cảnh báo “Viện Hàn lâm Nghệ thuật STC, Ban giám đốc - mồ chôn những nghệ sĩ chân chính” kéo theo hàng loạt những ý kiến phản hồi, khiến độc giả hàng tuần mong ngóng. Các Trưởng bộ phận cũng đã có lúc phải nóng mặt nhìn lại khi nghe tiếng kêu “rất nhiều Chim vàng chưa được tăng lương”. Nhiều VIP ở FPT đã phải giật mình trong lúc các nhân viên cười hỉ hả khi đọc những dòng Tin vịt, dí dỏm, đầy tính chiến đấu. Không dựa vào thế “độc quyền”, báo Chúng ta luôn cố gắng phản ánh nhanh nhất những thông tin mới xảy ra trong công ty. Người FPT đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy 11h tối hôm trước Liveshow Khắc Thành mới kết thúc mà sáng hôm sau đã thấy Chúng ta có đăng bài tường thuật chi tiết, ảnh đêm diễn và cả những phỏng vấn bên lề. Để làm được như vậy, các phóng viên kiêm BTV đã phải dựng khung trang trước, sau đó mang laptop đến viết Online rồi thức gần như suốt đêm để biên tập, lên trang, sửa ảnh và mang tới nhà in cho kịp phát hành vào ngay sáng hôm sau đó. Bị chịu tới 4 tầng “áp bức” (luật báo chí; đạo đức nghề nghiệp, những quy định của Nhà nước, quy định của Công ty) trong khi báo Tay chỉ phải chịu có 2 tầng mỏng nhất, báo Chúng ta chỉ có thế mạnh duy nhất là tính Địa phương. Nhưng cũng chính vì tính địa phương này mà tòa soạn Chúng ta bị chịu sức ép lớn nhất. Nếu như báo ngoài, dù hay dù dở, dù có bị lỗi bao nhiêu, phòng viên cũng không bao giờ bị nghe nhắc tới. Còn với báo Chúng ta, chỉ cần vài lỗi chính tả, chỉ cần có số kém về nội dung là ngay lập tức bị nóng mặt khi dưới tầng vọng lên tiếng kêu “Báo số này chả có gì hay”. Có lần, phóng viên báo Chúng ta, khi đọc được tin “Virus có thể làm nổ máy tính” của báo Công an Nhân dân, đã ấm ức: “Bài thế này thì chẳng ai nói gì, còn mình một lỗi cũng bị kêu ca”. Trong khi đó, nếu báo có đăng bài viết nào hay thì mọi người cũng chỉ tấm tắc khen tác giả, chả cần biết đến người biên tập. Tuy nhiên, đó cũng là động lực để tòa soạn Chúng ta phải vươn lên. Đều đặn mỗi tuần một số (kể từ 24/12/1998, trướ đó là nguyệt san), báo đã hình thành nên thói quen đọc “Chúng ta” ở người FPT vào mỗi sáng thứ 7. Mỗi khi có bài viết đặc sắc, có tin “giật gân”, có “động chạm” tới các VIP... thì thông tin được truyền khẩu rất nhanh, mọi người lao đi giành bằng được ít nhất một tờ dù quota là “”2 người chung 1”. Phóng viên Chúng ta đã từng bị giật cả túi báo khi đang leo lên tầng đi phát vì “nghe nói bài của Tiến béo hay lắm!” hay “Có phỏng vấn anh Châu phải không?”... Mỗi khi báo chậm hoặc tạm ngừng phát hành, người FPT lại nháo nhác hỏi han. Để duy trì và phát triển Chúng ta, người có công lớn nhất là Tổng biên tập Vũ Thanh Hải. Nhưng để ra được những số báo đầu tiên, ngoài sự ủng hộ rất lớn của anh Bình, anh Nam - những người đề ra ý tưởng xây dựng tờ báo và đi “câu” chị Hải về - “Chúng ta” phải ghi nhận những đóng góp to lớn của anh Thang TD (Tổng biên tập VnExpress bây giờ) và anh Hùng Râu. Anh Thắng chính là người đặt tên “Chúng ta” cho báo, là người hướng dẫn và biên tập những số báo đầu tiên, cùng chị Hai xây dựng nên các chuyên mục cho tờ báo. Còn anh Hùng Râu nhiều hôm đã ở lại rất muộn để lên trang cho báo. Rồi anh Thắng bận với công việc ở báo Lao động, để lại một mình chị Hải, chị cần mẫn làm hết tất cả các công việc của một tòa soạn, kiêm từ Tổng biên tập, biên tập viên, phóng viên, nhiếp ảnh, lên trang, morace đến phát hành. Rất nhiều người đã vô cùng ngạc nhiên khi biết tòa soạn Chúng ta chỉ có duy nhất một người chính thức mà vẫn cover biết mọi hoạt động của FPT một cách kịp thời. Khi báo chưa có chế độ nhuận bút, chị Hải chỉ biết trông chờ vào những quan hệ cá nhân, vào sự giúp đỡ vô tư của người FPT. Sau đó, do công việc quá nặng, chị mới đề nghị chấm nhuận bút cho các cộng tác viên và xin bổ sung thêm người. BTV đầu tiên là Nguyễn Thanh Phong (vào năm 1999), đến tháng 11/2000 thì Phong từ giã FPT và thay vào đó là HueNT. Cho dù báo Chúng ta đã từng có những giai đoạn bị báo ngoài (Đầu tư, Nhà báo và Công Luận, Lao động) “vùi dập” dẫn đến phải đình bản trong gần 3 tháng đầu năm 2000 nhưng với sự chờ mong của người FPT, nó đã “đầu thai” thành “Bản tin nội bộ”, mang sức sống mới mãnh liệt hơn nhưng chín chắn hơn nhờ sự kiểm duyệt của chú Đào Vinh. Trong suốt gần 8 năm phát triển, báo Chúng ta đã nhận được những sự ủng hộ của rất nhiều độc giả kiêm cộng tác viên, từ lãnh đạo cho đến những nhân viên mới. Từ Hồ Chí Minh, anh Châu luôn gửi ra những bài viết “thổi hồn” của Chúng ta; các phóng viên Nam Dũng, Mai Thi, Bùi Đương... là những cộng tác đắc lực. Ở Hà Nội, báo nhận được hàng loạt sự ủng hộ cũng như sự cộng tác to lớn của rất nhiều độc giả. Đặc biệt, sự góp mặt của hai họa sĩ Tuan BA (Fsoft) và Hoàng Long (FOX) đã mang đến cho Chúng ta những hình minh họa hấp dẫn. Chính nhờ những sự đóng góp quý giá đó mà báo Chúng ta, tuy chỉ có một thành viên chính thức, nhưng đã đi cùng suốt chặng đường phát triển của FPT. 4. Nhu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa STC STC đã mang lại cho chúng ta những giá trị tinh thần không thể phủ nhận. Mặc dù thế, ngoài những giá trị chúng ta phải cố gắng bảo tồn, STC vẫn cần thay đổi để phù hợp với giai đoạn phát triển mới của FPT. Đối với bên ngoài doanh nghiệp, STC phải thể hiện rõ hơn các vai trò sau: - Tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác; - Tạo ra một môi trường hấp dẫn nhân tài. - Tạo sự tin tưởng của các đối tác. - Tạo được hình ảnh tốt về Công ty trước cộng đồng. - Góp phần tạo nên tên tuổi và thương hiệu. Đối với bên trong doanh nghiệp, STC phải tiếp tục khẳng định được 5 vai trò: Là Cơm tinh thần, là Keo đoàn kết, là Sân chơi, là Người cổ vũ và là Niềm tự hào của mọi thần dân FPT.  PHẦN C - KẾT LUẬN Ngày nay, FPT đã trở thành một đội ngũ trí thức hùng hậu. Nhìn lại 15 năm qua, FPT đã làm được nhiều điều kỳ vĩ. Điều kỳ vĩ nhất, tài sản quý giá nhất của chúng ta là bộ Gen FPT “sâu - hùng - tuyệt - thông - phong”, tức là: - Triết lý sâu sắc. - Lãnh đạo hùng mạnh. - Chất lượng tuyệt hảo. - Thông tin thông suốt. - STC phong phú. Vì vậy, việc gìn giữ và phát triển nhất quán bộ Gen này là mối quan tâm cốt từ hàng ngày của mỗi thành viên FPT. Trước mắt chúng ta là thách thức và vận hội - Tập đoàn hóa, Toàn cầu hóa. Và FPT sẽ luôn luôn còn nhiều thách thức mới, vận hội mới nữa. Song chúng ta tin tưởng sắt đá vào ngày mai tươi sáng hơn, thành công hơn. Bởi chúng ta đã có bộ Gen FPT - quyền năng thành công và trường tồn. Hãy tin tưởng, đoàn kết tiến lên vì một ngày mai tươi sáng hơn. BÀI THẢO LUẬN NHÓM 6 Câu hỏi: Phântích vai trò và tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp? Phân tích cách xây dựng Văn hóa ứng xử của một doanh nghiệp? Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có phát triển bền vững. I- Vai trò, biểu hiện và tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp. 1- Vai trò của văn hóa ứng xử - Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn. Khi cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp chở thành một quy tắc, một chuẩn mực thì sẽ tạo dựng được những kết quả nhất định trong thành công của doanh nghiệp. Những người có cách ứng xử tốt thì sẽ là những người ở bên ta cả lúc thành công và những lúc gặp hoạn nạn - Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của công ty. Theo Letitia Basldrige : “ Phép ứng xử khéo léo là hiệu quả có giá trị, chúng làm tăng phẩm chất của đời sống, đóng góp cho đạo đức người lãnh đạo tốt nhất, làm đẹp thêm hình tượng của công ty, và do đó nó đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề phát sinh lợi nhuận. mặt khác, việc đối xử tốt, dốt nát, không cẩn thận thì làm đánh mất đi nhân cách của con người, cũng như sự thăng tiến và ngay cả việc làm”. Như vậy, cách cư xử của cấp trên với cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp cần phải được kết hợp một cách hài hòa vì lợi ích chung, mục tiêu chung của doanh nghiệp để tạo được sức mạnh nội lực trong doanh nghiệp, từ đó có thể nâng cao được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên. Mọi thành viên trong công ty cần phải dựa trên những giá trị chuẩn mực đã được thiết lập trong doanh nghiệp để có thể chủ động, sasng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành được tốt công việc mà mình đảm nhiệm. - Văn hóa ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi đã tham gia vào hoạt động của tổ chức thì đều có địa vị, trách nhiệm, quyền hạn nhất định. Một người có cách ứng xử tốt không những giúp họ hoàn thành được tốt công việc mà mình được giao mà còn giúp cho hình ảnh của họ đẹp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp. 2- Biểu hiện của văn hóa ứng xử Trong cuộc sống hằng ngày con người chúng ta luôn luôn phải giao tiếp, ứng xử với người xung quanh, ứng xử bên trong doanh nghiệp cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi cá nhân khi tham gia vào một tổ chức nào đó thì đều phải tạo cho mình khả năng thích nghi cao trong việc ứng xử. Đó là việc ứng xử thích nghi với cấp trên, ứng xử thích nghi với cấp dưới, ứng xử thích nghi với đồng nghiệp. a- Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới Mỗi nhà quản trị đều có năng lực, tính cách, tư duy khác nhau từ đó hình thành nên phong cách lãnh đạo khác nhau như: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo tự do, phong cách lãnh đạo dân chủ. Mỗi phong cách lãnh đạo đều có một cách cư xử, làm việc với cấp dưới là khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi ứng xử với cấp dưới của mình, các nhà quản trị cần phải: - Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ - Có chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công việc quản lý, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải itến hành công bằng. Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể - Thu phục được nhân viên dưới quyền: Những phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên. - Biết khen ngợi nhân viên khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao - Quan tâm tới thông tin phản hồi từ phía nhân viên: nhà lãnh đạo không nên chỉ làm theo ý kiến chủ quan của mình mà cần phải quan tâm tới những gì thông tin phản hồi lại. Dù đó là thong tin phản hồi tích cực hay tiêu cực thì đều phải quan tâm tới và có những điều chỉnh hco phù hợp. - Quan tâm tới đời sống riêng tư của nhân viên nhưng không quá tò mò: nhà lãnh đạo tốt là nhà lãnh đạo không chỉ biết quan tâm tới nhân viên trong công việc mà còn biết quan tâm tới cả đới sống riêng tư của nhân viên mình. Có thể chỉ là những câu hỏi thăm xã giao hay tổ chức sinh nhật cho nhân viên của mình…Những điều đó dù nhỏ nhưng cũng giúp nhân viên cảm thấy được quan tâm khi đó họ sẽ cố gắng làm việc hơn. - Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều thỏa mãn b- Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên Những nhà lãnh đạo thành công đều là những người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới quản lý được cấp trên, tạo sự thấu hiểu giữa hai bên. Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo - Cấp dưới cần phải biết cách thể hiện tối đa vai trò của mình trước cấp trên. - Tôn trọng và biết cách cư xử đúng mực với cấp trên: Cấp trên là người tuyển chọn, giao nhiệm vụ và trả lương cho nhân viên. Vì vậy, trong mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần phải xử sự một cách đúng mực, tránh việc cư xử xuồng xã với cấp trên của mình. - Làm tốt công việc được giao - Chia sẻ thành công cũng như khó khăn trong công việc với sếp. - Nhiệt tình trong công việc để hoàn thành tốt nhất công việc được giao. c- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp - Tạo sự lôi cuốn giữa các đồng nghiệp với nhau. - Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau. - Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp: Ngoài cuộc sống với xã hội, khi bạn đi làm thì các mối quan hệ của bạn chủ yếu gắn liền với công việc, những người đồng nghiệp là những người sẽ giúp đỡ bạn những khó khăn trong công việc. Vì vậy, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là việc nên làm. - Câu hỏi đặt ra cho cả lớp: Nhiều doanh nghiệp đang lấy khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế” làm tiêu chí phát triển hàng đầu, nhưng Chuyên gia về văn hoá doanh nghiệp Paul Spiegelman, một giám đốc điều hành tại Mỹ lại nghĩ khác: Đồng nghiệp mới là thượng đế .Các bạn nghĩ sao về câu nói này? d- Văn hóa ứng xử với công việc - Cẩn thận trong cách cư xử trong cách ăn mặc của bạn: Nếu công ty của bạn có đồng phục thì bạn phải mặc đồng phục của công ty theo đúng quy định. Nếu công ty bạn không có đồng phục của công ty thì bạn cần phải chú ý đến cách ăn mặc của mình sao cho phù hợp với công việc, môi trường làm việc của mình. - Tôn trọng lĩnh vực của người khác: Mỗi cá nhân vào một tổ chức thì đều có một sở trường riêng và một lĩnh vực riêng của mình, bạn cũng vậy. Nếu bạn muốn được chuyên môn của mình được tôn trọng thì trước hết bạn bạn phải tôn trọng chuyên môn của người khác. Đừng phê bình, chỉ trích hay dánh giá thiếu khách quan về lĩnh vực mà mình không am hiểu kỹ càng. - Mở rộng kiến thức của bạn: Môi trường kinh doanh luôn luôn biến động, nhiều yếu tố sẽ tác động trực tiếp đến công việc của bạn. Đừng tự hài lòng với những hiểu biết của bạn, có thể bây giờnhững hiểu biết đó là tôt nhất, tối ưu nhất, nhưng theo thời gian nó sẽ trở thành lạc hậu. Bạn luôn phải tự tìm cách cập nhật, làm mới kiến thức của mình, có như vậy thì bạn mới có thể hoàn thành được tốt công việc àm mình được giao. - Tôn trọng giờ giấc làm việc: Bạn cần phải tôn trong giờ giấc làm việc. Nhưng không phải đi đúng giờ và về đúng giờ, việc đi đúng giờ là điều bắt buộc còn giờ về phải tùy thuộc vào tiến độ làm việc của bạn trong ngày. - Thực hiện công việc đúng tiến độ: Khi công việc của bạn được giao bạn hãy cố gắng làm đúng thời hạn được giao mà thậm chí là sớm hơn như vậy sẽ không ảnh hưởng đến công việc của những người khác. - Biết cách lắng nghe: Hãy biết cách lắng nghe và tiếp thu những đóng góp, những ý kiến liên quan đến công việc của bạn. Dù là tích cực hay tiêu cực thì nó cũng sẽ giúp ích được một phần nào đó cho công việc của bạn. - Làm việc siêng năng, chăm chỉ: Hãy công hiến hết mình vì công việc, như vậy chứng tỏ bạn tôn trọng công việc mà bạn đang làm. Bạn làm việc chăm chỉ không chỉ tốt cho doanh nghiệp mà còn tôt cho chính bản thân bạn nữa. - Giải quyết tốt vấn đề riêng của bạn: Mỗi cá nhân đều có vấn đề riêng cả trong công việc cúng như trong cuộc sống. Nếu là trong công việc thì bạn nên cố gắng giải quyết vấn đề của mình không nên làm ảnh hưởng tới người khác. Nếu đó là việc riêng trong cuộc sống của bạn thì bạn không nên làm ảnh hưởng tới công việc của mình. Nếu việc của bạn bạn không tự giải quyết tốt thì hiệu quả công việc của bạn sẽ bị giảm sút. 3- Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp a- Xây dựng thái độ an tâm công tác Để xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh thì đòi hỏi người lãnh đạo phải tạo cho cấp dưới của mình cảm giác an toàn về tâm lí vì an toàn về tâm lý mới giúp cho người lao động có động cơ thúc đẩy để hoàn thành tốt công việc . Để có được thái độ an toàn về tâm lí phụ thuộc rất lớn vào các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải tìm cách tạo được một môi trường làm việc bình đẳng, công minh, không để cấp dưới bị ảnh hưởng bởi những ganh ghét, đó kị, gièm pha…làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp mà không tốt sẽ làm cho người lao động thấy chán nản, mệt mỏi mỗi khi đi làm như vậy hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút. b- Mang lại hiệu quả công việc cao Ngoài ra, trong suốt quá trình làm việc, nhà lãnh đạo phải không ngừng động viên nhân viên của mình để nhân viên có được động lực thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhất công việc được giao phó. Động cơ thúc đẩy là một phản ứng nối tiếp nhau: Khi nhu cầu biến thành mong muốn, nó sẽ là nguyên nhân tạo ra sự thôi thúc, từ đó sẽ dẫn tới hành động và cuối cùng sẽ đáp ứng được sự thỏa mãn.Nhà lãnh đạo cần phải biết sử dụng linh hoạt cuỗi động cơ thúc đẩy để tạo cho nhân viên của mình nỗ lực cao nhất nhằm hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. c- Tạo hứng khởi làm việc trong toàn dồng nghiệp Tinh thần làm việc của nhân viên là quyết định sự thành công của mỗi công ty. Người lao động đi làm trước tiên là muốn tìm cho mình một công việc có mức lương hợp lý và sau đó là có môi trường làm việc tốt. Khi nhu cầu về tiền lương đã được đáp ứng thì họ muốn được đáp ứng về mặt tinh thần. Vì vậy, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải luôn luôn hiểu nhân viên của mình đang mong muốn điều gì để có thể kịp thời động viên, khích lệ, biết kết hợp cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó tạo cho nhân viên cảm giác được tôn trọng và họ sẽ cố gắng nỗ lực hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. d- Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác Người đi với mình đến cuối con đường là người bạn đồng hành tốt nhất. Nhưng các nhà lãnh đạo không thể để đến cuối con đường rồi thì mới biết được ai là người đồng hành với mình tốt nhất. Nhà lãnh đạo phải là người làm cho những người đông hành không tốt nhất trở thành tốt nhất.Tức là, nhà lãnh đạo cần phải làm cho nhân viên có một thái độ thiện chí và có cùng phản ứng tích cực trước các vấn đề nảy sinh cần được giải quyết khi doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này không có nghĩa là các cá nhân trong doanh nghiệp cùng phải có quan điểm, thái độ như nhau trong cùng một tình huống phát sinh mà quan trong ở chỗ là các thành viên trong doanh nghiệp phải nắm tay nhau cùng đồng long nỗ lực đưa doanh nghiệp của mình hoàn thành tốt mục tiêu. e- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng. Mỗi cá nhân khi tham gia vào tổ chức thì đều phải dựa vào nhau để tồn tại.Cấp trên phải dựa vào cấp dưới thì mới hoàn thành được mục tiêu công việc.cấp dưới phải phụ thuộc vào cấp trên thì mới có đươc định hướng làm việc, đồng nghiệp phải dựa vào nhau để hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, văn hóa ứng xử trong nội bộ công ty tốt sẽ góp phần tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển tốt, giữ chân được người tài.Nếu doanh nghiệp trả lương cho công nhân thấp hơn một chút so với doanh nghiệp đối thủ nhưng lại tạo cho họ một môi trường làm việc tốt, thoải mái thì họ sẽ tự đông gắn bó với doanh nghiêp. I- Văn hóa ứng xử trong nội bộ Tập Đoàn EVN 1- Giới thiệu về tập đoàn EVN - EVN được thành lập từ năm 2006 theo quyết định số 48/2006/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thong công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính. - Giá trị cốt lõi:EVN đã mời PGS TS Nguyễn Mạnh Quân - Phó trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tư vấn thẩm định tài liệu Văn hóa EVN và xác định 5 giá trị cốt lõi: 1. Triết lý hành động: Quản lý bằng giá trị 2. Phương châm quan hệ với khách hàng, đối tác, cộng đồng, chính phủ: Quản lý bằng lời hứa 3. Phương châm quan hệ với người lao động, đồng nghiệp, chủ sở hữu: Quản lý bằng sự cam kết 4. Phương châm “tự quản lý”: Quản lý bằng sự tử tế 5. Phương châm điều hành tổ chức: Quản lý bằng nề nếp - Tầm nhìn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. - Sứ mệnh:Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn. - Khẩu hiệu: EVN thắp sáng niềm tin. - Ngành điện mặc dù bị coi là một ngành độc quyền nhưng với vị trí thiết yếu của đời sống xã hội, với vai trò là động lực phát triển kinh tế-xã hội đất nước, ngành điện cũng không quên xây dựng cho mình những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực đạo đức và những cam kết về Văn hóa mà Ngành điện mong muốn có được nhằm “thắp sáng niềm tin” của Đảng, của Nhân dân và toàn xã hội. 2- Văn hóa ứng xử trong nội bộ EVN Văn hoá ứng xử trong cơ quan nhà nước nói chung và trong ngành Điện nói riêng tuy là một bộ phận trong văn hoá ứng xử xã hội nhưng nó lại là một bộ phận rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia, ảnh hưởng đến niềm tin nhân dân với bộ máy nhà nước nói chung và ngành Điện nói riêng. Hiện nay, EVN đang tích cực xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp, trong đó có văn hoá ứng xử giữa CBCNV với nhân dân, giữa cấp trên với cấp dưới trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam; nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu, quy củ; hoạt động kinh doanh có hiệu quả, củng cố niềm tin trong nhân dân. Với khẩu hiệu: Gia đình EVN: Trên thuận, dưới hoà” a- Văn hóa giao tiếp - Trang phục gọn gàng, lịch sự và theo đúng quy định. - Luôn lịch thiệp và đúng mực trong giao tiếp (chào hỏi, bắt tay, nói chuyện…) phù hợp với thứ bậc, văn hóa từng vùng. - Luôn xử sự xuất phát từ nguyên tắc lấy con người làm gốc. - Luôn đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, sống có tình nghĩa; tôn trọng và không vi phạm các bí mật riêng tư không liên quan đến công việc; đoàn kết, hợp tác trên mọi phương diện. b- Văn hóa công việc - Mọi hành động, mọi lời nói và văn bản phải được thực hiện theo nguyên tắc trước tiên tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, của EVN và của đơn vị. - Đề cao trách nhiệm cá nhân, không trốn tránh, đối phó, đổ thừa, quanh co hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. - Toàn tâm toàn ý trong công việc, thực hiện hết trách nhiệm được giao, đảm bảo hoàn thành công việc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. - Luôn hợp tác, chia sẻ kiến thức, thông tin để giải quyết công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất, vì lợi ích chung của EVN và vì sự phát triển chung của đất nước. - Luôn có ý thức giữ gìn nơi làm việc xanh sạch đẹp, bảo vệ và sử dụng tài sản của cơ quan như của chính mình, có ý thức bảo vệ các lợi ích chung. - Cấp trên tạo điều kiện để cấp dưới trình bày ý tưởng của mình, tạo môi trường thoải mái, thuận lợi để tranh luận, tôn trọng các ý kiến cá nhân và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. - Cấp dưới có quyền tranh luận, thảo luận đưa ra các ý tưởng để thực hiện tốt công việc nhưng một khi quyết định đã được cấp trên đưa ra thì phải tuyệt đối tuân thủ. c- Cam kết với người lao động “Người lao động là tài sản quý giá nhất” - Luôn đảm bảo ổn định việc làm và đời sống của người lao động, đảm bảo rằng mọi người sẽ được quan tâm chăm sóc đầy đủ các quyền lợi về vật chất và tinh thần theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo xây dựng các chế độ đãi ngộ công bằng, minh bạch. - Luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng để phát triển. Khuyến khích, đề cao các ý tưởng sáng tạo và tạo điều kiện tối đa để các ý tưởng sáng tạo được áp dụng vào thực tiễn. - Mọi người phải được đánh giá đúng và được lắng nghe; thành tích phải được đánh giá đúng, kịp thời, công bằng và công khai d- Thực thi Văn hóa - Coi đội ngũ CBCNV là nguồn tài sản quý, là nguồn lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy tập đoàn phát triển, EVN đang tích cực xây dựng và triển khai văn hóa doanh nghiệp. Trong đó chú trọng văn hoá ứng xử giữa CBCNV với khách hàng, giữa cấp trên với cấp dưới ; nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu, quy củ; hoạt động kinh doanh có hiệu quả, củng cố niềm tin người tiêu dùng. - Trong tập đoàn, các hoạt động thi đua, khen thưởng với tiêu chí khen đúng mức, đúng đối tượng được đẩy mạnh giúp EVN nhân rộng được điển hình. Phong trào "Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất" đã thu được hàng ngàn sáng kiến được áp dụng vào sản xuất, làm lợi hàng chục tỷ đồng. - Các hoạt động văn hóa như hội thi Văn hóa Doanh nghiệp trong nữ CBCNVLĐ, “EVN vòng tay nhân ái” giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong tập đoàn... thường xuyên được tổ chức. - Các khoá tập huấn thường được tiến hành trong 2 ngày, kết hợp giữa nội dung về VHDN và thương hiệu. Đây là một điểm độc đáo của chương trình tập huấn của EVN. Nhiều đơn vị đã có những “sản phẩm” về VHDN ngay sau khi được tập huấn. Đó là những tài liệu về VHDN, quy tắc ứng xử về VHDN của đơn vị, ví dụ như Công ty Cổ phần Thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1… - Chuyên mục Văn hóa EVN trên trang thông tin điện tử của Tập đoàn đã trở thành một địa chỉ truy cập quen thuộc. Tạp chí Điện lực cũng dành những chương mục riêng với những bài viết đăng thường kỳ về VHDN, với nhiều nội dung phong phú, từ những bài viết mang tính lý luận, hướng dẫn thực hành, đến giới thiệu điển hình, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn - Mặc dù kết quả đạt được là rất đáng phấn khởi, nhưng các hoạt động triển khai VHDN ở Tập đoàn và các đơn vị dường như vẫn chưa thực sự căn bản. Việc thiếu vắng một kế hoạch dài hạn, hình thức còn đơn điệu (mới dừng lại ở các hoạt động tập huấn, biên soạn tài liệu về VHDN…). Tổ công tác về VHDN ở nhiều đơn vị đã được thành lập, nhưng chưa phát huy vai trò thực sự. Một trong những lý do quan trọng là các đơn vị còn khá lúng túng khi tiếp cận với một chủ đề rất mới là VHDN ð Văn hóa EVN vừa là sức mạnh tinh thần thúc đẩy người lao động tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững, vừa là công cụ điều chỉnh hành vi ứng xử của mỗi cá nhân…". - Mặc dù, trong thời gian qua ngành Điện đã có nhiều đổi mới trên mọi lĩnh vực, nhưng một bộ phận dù là rất nhỏ CBCNV vẫn còn tư tưởng độc quyền, hách dịch, vòi vĩnh khách hàng, làm mất lòng tin của nhân dân, làm ảnh hưởng đến môi trường “Văn hoá doanh nghiệp EVN”. Một bộ phận CBCNV đối với cấp trên thì xun xoe bợ đỡ, đối với dưới thì hống hách, cửa quyền. Tin rằng, khi guồng máy văn hóa doanh nghiệp EVN trơn tru với những quy tắc chuẩn mực, thì những “con sâu làm rầu nồi canh” này sẽ bị bắn ra ngoài quỹ đạo. ð Tóm lại, Văn hoá ứng xử có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, đồng thời cũng cần được đặc biệt chú ý trong quá trình xây dựng Văn hóa doanh nghiệp EVN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilo22 .doc
Tài liệu liên quan