MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Cơ sở hình thành .1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu .1
1.4. Phạm vi nghiên cứu .2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1. Khái niệm rủi ro 3
2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .3
2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Các đối tượng tham gia .3
2.2. Thư tín dụng 5
2.2.1. Khái niệm 5
2.2.2. Bản chất .5
2.2.4. Nội dung chủ yếu của L/C .5
2.2.5. Các loại thư tín dụng .6
2.3. Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 8
2.3.1. Quy trình .8
2.3.2. Các hình thức thanh toán L/C .9
Chương 3: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH) 10
3.1. Quá trình hình thành và phát triển .10
3.2. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của công ty .12
3.2.1. Chức năng .12
3.2.2. Nhiệm vụ .12
3.2.3. Định hướng phát triển .12
3.3. Cơ cấu tổ chức .13
3.3.1. Tổng công ty 13
3.3.2. Phòng Kế hoạch – Điều độ sản xuất và chi nhánh Thành Phố Hố Chí Minh .15
3.4. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành 16
3.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm .17
i 3.5.1. Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung trong 3 năm gần nhất 17
3.5.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại công ty Agifish qua các năm 19
Chương 4: TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY AGIFISH .22
4.1. Thực trạng tình hình thanh toán tại công ty trong 2 năm gần nhất .22
4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến việc thanh toán theo phương thức thanh toán L/C tại
công ty Agifish .27
4.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh toán 28
4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 28
4.3.2. Nguyên nhân khách quan 28
4.4.1. Rủi ro từ phía đối tác .29
4.4.2. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C 30
4.4.3. Rủi ro do không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng qui định L/C .30
4.4.4. Rủi ro do chính nhà xuất khẩu không có khả năng thực hiện đúng những qui
định trong L/C 34
Khả năng trễ hạn giao hàng so với quy định của L/C 34
Qui cách hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng phù hợp, không giống với qui
cách hàng được quy định trong L/C .35
Hạn hiệu lực L/C .36
Rủi ro về vấn đề giao hàng trong L/C qui định .36
4.4.5. Rủi ro do sự biến động về giá .36
Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO KHI ÁP DỤNG
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY AGIFISH 37
5.1. Rủi ro từ phía đối tác .37
5.2. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C 37
5.3. Do không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng qui định L/C .37
5.4. Rủi ro do chính nhà xuất khẩu không có khả năng thực hiện đúng những qui
định trong L/C 39
Khả năng trễ hạn giao hàng so với quy định của L/C 39
Quy cách hàng không phù hợp với qui định của L/C 39
Rủi ro khi giao hàng 40
Hạn hiệu lực của L/C 40
5.5. Một số giải pháp khác .40
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
6.1. Kết luận .42
6.2. Kiến nghị đối với công ty .42
64 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả ngay 22,2 25%
Trả chậm 49,6 56%
Chiết khấu 16,8 19%
Tổng 88,6 100%
Để công ty vượt qua những khó khăn đó thì đòi hỏi khâu quản lý thanh toán tại công
ty là phòng chứng từ chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và phòng Kế hoạch – Điều độ
sản xuất tại công ty phải hết sức nhạy bén về thông tin, lựa chọn phương thức thanh
toán phù hợp và đồng thời quản lý các rủi ro có thể xảy ra do các phương thức thanh
toán mang lại, đặc biệt là rủi ro trong thanh toán bằng L/C không phải là vấn đề mà
ngày nay mới được quan tâm, chúng luôn tìm đến bất ngờ. Đây là khâu rất khó và rất
phức tạp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, các nhân viên làm công
việc chứng từ thanh toán tại công ty đã làm tốt công tác quản lý, nhận biết và phòng
ngừa rủi ro đến mức thấp nhất, và góp phần giải quyết khó khăn về vấn đề chậm thanh
toán của khách hàng tại công ty.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 25
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 26
Quy trình tiến hành thanh toán theo phương thức thanh toán L/C tại công ty
Agifish
Hình 4.1. Quy trình thanh toán theo phương thức L/C tại công ty Agifish.
Diễn giải quy trình:
- Sau khi ký hợp đồng ngoại thương với nhà nhập khẩu, công ty thúc giục nhà nhập
khẩu mở L/C tại ngân hàng phát hành L/C và gửi về ngân hàng thông báo do công
ty chỉ định (Ngân hàng Vietcombank, HSBC bank, ANZ bank…).
- Nhận được L/C, phòng chứng từ tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến
hành kiểm tra L/C bởi vì khi mở L/C đối phương có thể thêm, bớt hoặc sửa đổi nội
dung làm cho các điều kiện quy định trong L/C không phù hợp với những điều
kiện quy định trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Nếu không phù hợp, hay sai
sót thì công ty yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh L/C thông qua hệ thống ngân hàng.
- Trong thời gian kiểm tra, L/C cũng được gửi cho phòng Kế hoạch – Điều độ sản
xuất để triển khai, xem xét khả năng thực hiện L/C cũng như hợp đồng. Nếu một
Ký HĐ với
nhà nhập khẩu
Nhận L/C từ
NH thông báo
Kiểm tra L/C
Giao hàng
Lập chứng từ
Tu chỉnh L/C
Triển khai
HĐ, L/C
Lưu hồ sơ
Gửi bộ chứng
từ
Nhận thanh
toán
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
trong các điều kiện L/C qui định mà công ty không thực hiện được như thời hạn
giao hàng không đáp ứng kịp thì sẽ yêu cầu tu chỉnh L/C lại lần nữa.
- Các điều kiện trong L/C đều được thỏa mãn thì Phòng kế hoạch – Điều độ sản
xuất sẽ cho tiến hành làm hàng và làm thủ tục xuất khẩu.
- Khi hàng đã hoàn tất, sẵn sàng lên tàu, công ty sẽ tiến hành giao hàng theo phương
thức giao hàng trong L/C hoặc hợp đồng qui định. Đồng thời lập đầy đủ bộ chứng
từ.
- Chứng từ được gửi đến ngân hàng thông báo do công ty chỉ định khi đã đầy đủ và
hoàn tất như trong điều kiện L/C quy định. Nếu không phù hợp sẽ phải làm lại
chứng từ sao cho phù hợp thì mới được ngân hàng thanh toán.
- Nhận được thanh toán tức là thương vụ xem như đã hoàn tất và tiến hành lưu hồ
sơ theo dõi.
4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến việc thanh toán theo phương thức thanh toán L/C tại
công ty Agifish
Như chúng ta đã biết để thanh toán được diễn ra thì điều duy nhất cần phải có sự
giao thương giữa hai quốc gia khác nhau. Hai quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt rất
lớn về ngôn ngữ, văn hóa, chính trị… Chính những khác biệt đó dễ gây sự nhằm lẫn và
có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thanh toán.
- Ngôn ngữ: Đây là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương.
Do công ty hợp tác giao thương với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, nên
gặp không ít khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Trong khi giao tiếp với đối tác, thực
hiện các giao dịch ngoại thương, nếu không hiểu chính xác ngôn ngữ của đối tác
thì sẽ không hiểu rõ được vấn đề hoặc có thể hiểu sai vấn đề trong hợp đồng cũng
như trong L/C. Do đó công ty cần phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản trong
hợp đồng và L/C, nhân viên tham gia nghiệp vụ ngoại thương phải có trình độ
ngoại ngữ thích hợp để không gây ra sự nhằm lẫn do bất đồng về ngôn ngữ.
- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của từng quốc gia cũng tác động mạnh mẽ đến phương
thức thanh toán bằng L/C. Bởi vì, Công ty sẽ dựa vào vị trí địa lý của đối tác mà
yêu cầu kiểm tra nội dung thư tín dụng của họ như: ngày mở L/C, thời gian hiệu
lực của L/C, điều kiện cơ sở giao hàng… để từ đó công ty có thể tính toán giá cả
và thời gian phù hợp để giao hàng theo yêu cầu của đối tác, thời gian lập và
chuyển bộ chứng từ đảm bảo nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và có thể kịp
thời điều chỉnh nếu không phù hợp. Bên cạnh đó, nếu công ty xác định rõ vị trí địa
lý của đối tác thì công ty sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương thức giao hàng
phù hợp và hãng tàu có thể tính toán được đường đi an toàn để người nhập khẩu
có thể nhận hàng trong thời gian sớm nhất. Nếu công ty tính toán không chính xác
và giao hàng không đúng thời hạn trong L/C qui dịnh thì công ty sẽ phải bồi
thường thiệt hại cho đối tác.
- Hệ thống pháp lý và phong tục tập quán: Đây là nhân tố chi phối rất nhiều trong
việc kinh doanh xuất khẩu của công ty bởi mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những
phong tục tập quán và hệ thống pháp lý khác nhau. Trong giao dịch mua bán quốc
tế, giao thương với đối tác nước ngoài, nếu công ty có hiểu biết về phong tục tập
quán, thói quen của họ thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc kí kết hợp đồng, thực
hiện thanh toán cũng như xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đồng thời, việc
ban hành thay đổi chính sách pháp luật, qui định mới của chính phủ nước sở tại
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 27
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán của công ty, chính phủ điều tiết toàn bộ mọi
hoạt động như chính phủ đưa ra chính sách thuế đối với từng mặt hàng khi xuất
khẩu, xây dựng nên hệ thống qui phạm pháp luật cho hoạt động thanh toán quốc
tế… bắt buộc các doanh nghiệp và các ngân hàng phải tuân theo qui định pháp
luật. Vì thế, để việc thanh toán diễn ra dễ dàng và không mắc phải những sai lầm
đáng tiếc thì trước hết công ty cần phải nắm rõ về các chế độ chính sách pháp luật,
chính sách dân sự, kinh tế ngoại thương… của nước sở tại và thực hiện đúng, phù
hợp.
- Hệ thống các ngân hàng: Trong mua bán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò rất quan
trọng, là trung gian, là phương tiện giúp cho các doanh nghiệp giao dịch với nhau
dễ dàng hơn. Nhất là trong thanh toán bằng phương thức L/C, ngân hàng có nhiều
tên gọi và chức năng khác nhau như: ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông
báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu… Đặc biệt, trong thư tín dụng rủi
ro về thanh toán sẽ chuyển từ người mua sang các ngân hàng, nhất là ngân hàng
mở thư tín dụng. Vì thế, việc thanh toán của công ty phụ thuộc rất nhiều vào ngân
hàng. Nếu công ty lựa chọn ngân hàng có uy tín, có khả năng thanh toán tốt, có
năng lực làm việc tốt, xử lý các chứng từ nhanh, gọn thì sẽ tạo cho công ty sự dễ
dàng trong việc thanh toán, nếu ngược lại thì đó sẽ là điều bất lợi cho công ty.
4.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh toán
Mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế đều chứa đựng rất nhiều rủi ro. Các doanh
nghiệp chấp nhận tham gia vào hoạt động kinh tế tức là chấp nhận sự rủi ro. Chấp nhận
sự rủi ro có thể là cơ hội phát triển cho doanh nghiệp và cũng có thể sẽ gây nhiều thiệt
hại đáng tiếc cho doanh nghiệp. Vì thế rủi ro còn tùy thuộc vào bản thân doanh nghiệp
có thể vượt qua, biến những rủi ro đó thành năng lực cạnh tranh của mình để đem lại
hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp hay không. Trong quá trình thanh toán quốc tế,
đặc biệt thanh toán bằng phương thức L/C được xem là phương thức an toàn nhưng
cũng không tránh khỏi rủi ro. Rủi ro đó có thể là do nguyên nhân chủ quan hay nguyên
nhân khách quan phát sinh nên.
4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro phát sinh do chính từ phía bản thân công ty, có thể do tin tưởng vào đối tác
nên công ty đã không tìm hiểu rõ về đối tác cũng như không tìm hiểu các ngân hàng liên
quan. Bên cạnh đó, do một vài yếu tố khác như vội vàng và không kiểm tra chặt chẽ các
điều khoản trong hợp đồng cũng như thiếu sót trong quá trình kiểm tra L/C đến quá
trình lập bộ chứng từ thanh toán mà đôi khi công ty đã mắc phải một số sai lầm làm
phát sinh nhiều rủi ro.
4.3.2. Nguyên nhân khách quan
Các yếu tố bên ngoài cũng tác động mạnh mẽ đến việc thanh toán và làm phát sinh
những rủi ro đáng tiếc như các yếu tố về: chính trị, kinh tế - xã hội, yếu tố tự nhiên…
Bên cạnh đó, những rủi ro có thể xảy ra do bên đối tác cố ý gian lận, không thành thật
hay do sự thay đổi chính sách, luật pháp ở nước sở tại… Vì thế trong hợp đồng ngoại
thương hay trong vấn đề thanh toán bằng phương thức L/C ta không lường trước được
rủi ro gì sẽ đến và để giảm thiểu rủi ro đó thì ngay từ đầu, công ty cần phải tìm hiểu
nguyên nhân khách quan để phòng tránh rủi ro sẽ xảy ra vì rủi ro xảy ra thì ít nhiều công
ty vẫn phải bị thiệt hại.
- Yếu tố kinh tế - xã hội: Trong bối cảnh phức tạp của thị trường tài chính như hiện
nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã lâm vào cuộc khủng hoảng và các công ty
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 28
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
nhập khẩu cũng phải điêu đứng luôn gặp khó khăn về vốn và thị trường ngày càng
xuất hiện nhiều bạn hàng ảo, không trung thực. Đó là một vấn đề khó khăn cho
công ty trong việc thanh toán vì sẽ gặp nhiều rủi ro về phía đối tác và về phía ngân
hàng. Bên cạnh đó, sự biến động tỷ giá hối đoái cùng với tình hình lạm phát như
hiện nay cũng đã góp phần vào sự bất ổn về giá cả, tiền tệ mất cân đối, gây nhiều
khó khăn cho công ty trong việc thực hiện hợp đồng và L/C.
- Yếu tố chính trị: Việt Nam được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định trên
thế giới. Nhờ đó các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Agifish nói
riêng gặp rất nhiều thuận lợi trong việc ổn định sản xuất, có điều kiện giao lưu
kinh tế, văn hóa với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế
giới luôn bất ổn về chính trị thường xuyên xảy ra chiến tranh hay đảo chính, gây
khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu và các
ngân hàng tại quốc gia đó, có thể sẽ mất khả năng thanh toán hay có thể giải thể
bất cứ lúc nào. Đó sẽ là rủi ro cho công ty khi hợp tác với các nhà nhập khẩu và
ngân hàng thuộc các quốc gia đó.
- Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên liệu
chính của công ty vì nguồn nguyên liệu chủ yếu được nuôi ở ao, hầm, phụ thuộc
vào nguồn nước. Khi thời tiết thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng qui
cách sản phẩm không phù hợp trong L/C qui định, không thu gom được đủ hàng
và có thể làm phát sinh rủi ro khả năng trễ hạn giao hàng so với L/C. Đồng thời,
việc giao hàng cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, hàng đang đi trên đường có
thể gặp nhiều sự cố về tự nhiên như thiên tai, lũ lụt, sóng thần, cướp biển… Đó là
những rủi ro không thể lường trước được và gây ra nhiều thiệt hại cho công ty lẫn
đối tác.
4.4. Những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán L/C tại công ty Agifish
Tuy bản thân L/C có nhiều ưu điểm đảm bảo quyền lợi cho các bên nhưng nó không
phải là công cụ thanh toán an toàn tuyệt đối cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nó chỉ là
một công cụ để sử dụng trong thị trường quốc tế chứ không phải là cam kết trả tiền của
hợp đồng mua bán. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, xuất phát từ sự nhằm lẫn
trong nhận thức cũng như trong hành động mà các doanh nghiệp thường gặp phải một
số rủi ro dẫn đến nhiều tổn thất và thiệt hại trong đó có công ty Agifish.
4.4.1. Rủi ro từ phía đối tác
Với chiến lược mở rộng thị trường, quan tâm đến các thị trường mới tìm năng như ở
Trung Đông, Nam Phi và các nước Bắc Phi… công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng
ngoại thương và có nhiều khách hàng mới từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều đó đã làm
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Tuy nhiên, chính vì điều đó mà công ty đã gặp không ít rủi ro do không hiểu rõ về đối
tác. Nếu đối tác là khách hàng khó tính, cố tình gây khó khăn cho công ty trong việc
thực hiện hợp đồng cũng như thực hiện theo đúng điều kiện L/C thì công ty sẽ dễ mắc
phải sai lầm và không thể nào giao hàng đúng qui định của L/C khi không cẩn thận.
Một ví dụ về điều khoản tên hàng và qui cách hàng hóa, đối tác sẽ qui định rất chi
tiết về tên hàng, qui cách hàng làm cho công ty khó thực hiện được, dễ dẫn đến vi phạm
hợp đồng, không thực hiện đúng các điều khoản trong L/C và sẽ gặp rủi ro về thanh
toán tiền hàng, hoặc chứng từ mắc phải sai sót nhỏ không đáng kể nhưng nếu đối tác cố
tình không chấp nhận thì công ty vẫn không được thanh toán. Ví dụ, thư tín dụng yêu
cầu xuất trình “ Chứng nhận chất lượng và số lượng” nhưng công ty xuất trình “ Chứng
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 29
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
nhận chất lượng” và “ Chứng nhận số lượng” hai loại riêng lẻ và người mua cho rằng
như vậy là chứng từ không hợp lệ và không chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp
này, chất lượng và số lượng của hàng hóa được ghi trong cùng một chứng từ hoặc tách
ra làm hai thực ra không ảnh hưởng gì đến tính chất cũng như việc sử dụng hàng hóa
của người mua. Vì thế, người mua kết luận rằng chứng từ không hợp lệ chỉ là cái cớ mà
thôi.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu đối tác và chọn đối tác để kinh doanh là điều rất quan
trọng đối với công ty. Nếu công ty hiểu rõ về đối tác và lựa chọn đối tác có thiện chí thì
công ty có thể sẽ giảm thiểu được rủi ro trong việc thanh toán bằng L/C.
4.4.2. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C
Một trong những ưu điểm của phương thức thanh toán bằng L/C là người xuất khẩu
được ngân hàng phát hành cam kết thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo.
Chính vì thế mà rủi ro thanh toán được chuyển từ người mua sang ngân hàng phát hành.
Nếu ngân hàng phát hành vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ
xuất trình có hoàn hảo thì công ty vẫn không được thanh toán. Điều này xuất phát từ
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do công ty không tìm hiểu kỹ, lựa chọn
ngân hàng có uy tín hoặc phó thác cho người mua trong việc lựa chọn ngân hàng phát
hành. Mặt khác, do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động như: chính sách nhà nước
thay đổi, rủi ro chính trị xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng
phát hành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể làm cho ngân
hàng không có khả năng thanh toán hoặc do chính sách pháp luật mà ngân hàng không
được phép thanh toán. Điển hình, các ngân hàng ở nước CuBa, do chính sách của Mỹ
cấm vận CuBa mấy chục năm qua, đã gây nhiều trở ngại khó khăn cho các công ty khi
giao dịch với các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng ở CuBa, các ngân hàng đó
không được phép thanh toán cho bất kỳ giao dịch nào của khách hàng Mỹ, vì thế sẽ gặp
nhiều rủi ro khi chọn ngân hàng phát hành, chỉ định hay xác nhận tại CuBa.
4.4.3. Rủi ro do không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng qui định L/C
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán an toàn nhưng khá phức tạp đòi hỏi
các bên tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn mới có thể thực hiện tốt được.
Đối với nhà xuất khẩu, rủi ro lớn nhất là quá trình lập bộ chứng từ, bộ chứng từ là điều
kiện ràng buộc đối với nhà xuất khẩu để được thanh toán theo L/C và phải được lập
đúng theo những qui định về chứng từ xuất trình đã nêu trong L/C. Nếu người xuất khẩu
không thực hiện theo đúng những qui định này, sẽ không được ngân hàng thanh toán.
Chính vì thế việc đòi tiền theo L/C cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro mà nhiều doanh
nghiệp cần phải khắc phục. Các rủi ro này xuất phát từ bản chất cam kết thanh toán có
điều kiện của L/C là người nhập khẩu khi nhận hàng phải trả tiền và người xuất khẩu
muốn nhận tiền thì phải xuất trình bộ chứng từ theo đúng qui định. Trên thực tế thời
gian qua tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp do không để ý nên thường mắc phải
những sai sót trong việc đáp ứng các điều kiện này, trong đó có công ty Agifish, những
sai sót đó đã gây thiệt hại cho công ty cả thời gian lẫn tiền bạc cho mỗi lần làm lại
chứng từ.
Thông thường công ty xuất trình bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng Vietcombank
, AZN bank, HSBC bank… gồm 2 loại chứng từ: chứng từ tài chính và chứng từ thương
mại (xem phần phụ lục)
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 30
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
Chứng từ tài chính: chính là hối phiếu do công ty lập ra, hối phiếu phải theo mẫu
hối phiếu trong phương thức tín dụng chứng từ, nghĩa là nội dung phải nêu rõ
ngân hàng mở L/C, số hiệu và ngày tháng của L/C tham chiếu.
Chứng từ thương mại bao gồm:
- Hóa đơn thương mại đã ký (Commercial Invoice)
- Danh sách đóng hàng (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
- Vận tải đơn (Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Police)
- Giấy chứng nhận số lượng/chất lượng (Certificate of Quantity/Quality)
- Lệnh giao hàng ( Delivery Order)
Nhà xuất khẩu nói chung và công ty Agifish nói riêng muốn đòi được tiền của khách
hàng thì phải có bộ chứng từ thanh toán hoàn hảo gửi cho ngân hàng đúng thời hạn quy
định trong L/C. Mà việc lập chứng từ này nếu không có kinh nghiệm thì sẽ rất dễ bị sai
và chứng từ sẽ có lỗi. Khi chứng từ có lỗi thì :
- Một là không nhận được tiền (nếu khách hàng không thiện chí và không nhận
hàng) và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu
giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà
xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo
hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ
chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót hay không. Như vậy rủi ro cho công
ty xuất khẩu là rất lớn.
Ví dụ:
Công ty xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, khi hàng đến nơi thì mới phát hiện
có một vài sai sót nhỏ về chứng từ và ngân hàng không đồng ý thanh toán, người
nhập khẩu cũng không nhận hàng và chấp nhận thanh toán, và yêu cầu công ty
phải sửa đổi chứng từ cho phù hợp. Trong thời gian đó, công ty phải lưu kho hàng
hóa để chờ làm chứng từ mà hàng hóa của công ty là hàng thực phẩm nên trong
thời gian lưu kho có thể làm giảm chất lượng và hạn sử dụng của hàng hóa có thể
rút ngắn có thể sẽ làm giảm uy tín của công ty. Vì thế, đó quả là một rủi ro gây
tổn thất to lớn đối với công ty.
- Hai là tiền nhận được sẽ rất chậm và nếu trong chứng từ qui định là 1/3 set of
original B/L mà gửi cho khách hàng rồi thì khách hàng sẽ nhận hàng trước và nếu
họ không thiện chí thì có thể nhà xuất khẩu sẽ không nhận được tiền nếu bộ chứng
từ thanh toán là có lỗi.
Ví dụ tình huống cụ thể:
Ngân hàng P phát hành thư tín dụng trị giá USD 300.000, hàng hóa: cà phê.
Hàng giao từ cảng TP.HCM đến Trung Quốc. Sau khi giao hàng lên tàu thì Công
ty X (người hưởng lợi) tại ngân hàng của mình (Ngân hàng C) để chiết khấu.
Ngân hàng C gởi chứng từ cho ngân hàng P. Sau khi nhận và kiểm tra, ngân hàng
P đã phát hiện chứng từ bất hợp lệ: “ Thư tín dụng yêu cầu 4 bản Chứng nhận
xuất xứ nhưng công ty X chỉ xuất trình 1 bản gốc và 2 bản phụ” và không chấp
nhận thanh toán.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 31
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
Trong thời gian làm lại chứng từ thì số hàng trên đã cập cảng đến và được một
khách hàng của Trung Quốc nhận trên cơ sở bảo lãnh của Ngân hàng địa phương.
Bởi vì người mở thư tín dụng Công ty Y thực chất là người trung gian hưởng
phần chênh lệch giữa người mua tại Trung Quốc và người bán là Công Ty X. Sau
khi ký hợp đồng thứ nhất với khách hàng Trung Quốc, Công ty Y thương lượng
với Công ty X bằng hợp đồng thứ hai cùng với điều kiện về mặt hàng, số lượng
chất lượng, giá cả, giao hàng… phù hợp và có phần chênh lệch so với hợp đồng
thứ nhất. Ngân hàng Trung Quốc đã phát hành L/C cho người hưởng lợi là Công
ty Y thông qua yêu cầu của người mua Trung Quốc và Ngân hàng P phát hành
L/C cho người hưởng lợi là Công ty X qua yêu cầu của Công ty Y. Chính vì thế
việc đòi tiền của hai L/C hoàn toàn độc lập với nhau, Công ty X không thể đòi
tiền người mua Trung Quốc và người mua Trung Quốc cũng không có nghĩa vụ
trả tiền khi Công ty Y không đòi tiền. Do đó, Công ty X sẽ mất tiền nếu Công ty
Y không thiện chí.
- Ba là nếu mà nhà nhập khẩu có trình độ về thanh toán L/C giỏi thì ngay từ lúc mở
L/C thì họ đã cài trong L/C để các doanh nghiệp xuất khẩu mắc bẫy và sẽ không
bao giờ có được bộ chứng từ hoàn hảo và khi đó việc thanh toán cũng sẽ tùy thuộc
vào thiện chí của họ mặc dù có thể họ nhận hàng của nhà xuất khẩu. Nếu doanh
nghiệp xuất khẩu đi kiện tụng thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí
nhưng chưa chắc gì sẽ thắng và lấy tiền được của khách hàng.
Phương thức thanh toán bằng tín dụng thư chỉ là giao dịch trên giấy tờ, vì vậy có thể
vấp phải những sai sót nhỏ trong quá trình lập bộ chứng từ thanh toán do các yếu tố
khách quan và chủ quan gây ra làm ảnh hưởng bất lợi đến tình hình thực hiện hợp đồng
và công việc thanh toán.
Một vài sai sót thường gặp trong chứng từ:
Thời gian phát hành các chứng từ không phù hợp, trùng khớp với nhau.
Ví dụ cụ thể: Bộ chứng từ được xuất trình với nội dung
Invoice phát hành ngày 31 Aug. 2007, với số tiền 100.000 USD
Packing list ký phát ngày 26 sep.2007
B/L phát hành ngày 1 sep. 2007, cảng bốc Hải Phòng, cảng dỡ KOBE ,tàu S1, chuyến
100
Insurance policy với số tiền 100.000 USD, được phát hành 1 sep.2007
L/C quy định:
* Ngày phát hành L/C: 15 Aug .2007, trị giá : 100.000 USD
* Ngày hết hạn hiệu lực của L/C : 30 SEP. 2007
* Thời hạn giao hang cuối cùng : 15 sep.2007
* Mua hàng theo điều kiện CIF
* Dẫn chiếu UCP 600
* Không cho phép giao hàng từng phần
* Ngày xuất trình chứng từ là ngày: 25 sep. 2007
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 32
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
Nhận xét:
Thời gian phát hành các chứng từ đều phù hợp với nhau nhưng chỉ ngày ký phát
Packing list ngày 26 sep.2007 là không phù hợp sai qui định với L/C bởi vì vì tất cả các
chứng từ giao hàng phải bằng hoặc trước ngày phát hành B/L trong khi ngày phát hành
B/L là ngày 1 sep. 2007. Như vậy, người mua và ngân hàng phát hành L/C có quyền từ
chối thanh toán bộ chứng từ.
Mặt khác, ngày xuất trình chứng từ là ngày 25 sep. 2007 (Nếu ngày giao hàng là
1/9, và L/C không qui định thời hạn xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21
ngày kể từ ngày giao hàng cuối cùng (ngày ship on board) thì thời hạn xuất trình như
vậy là chậm, có thể dẫn tới rủi ro từ chối thanh toán.
Ngoài ra còn có các sai sót trong từng chứng từ mà thường gây ra bất hợp lệ
¾ Hối phiếu
- Ngày ký phát hối phiếu đã quá hạn hiệu lực của L/C.
- Sai tên và địa chỉ các bên liên hệ do lỗi chính tả khi đánh máy.
- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng chữ và bằng số không giống nhau hoặc khác với
trị giá L/C do lỗi chính tả hoặc sơ sót khi lập bộ chứng từ.
¾ Invocie
- Tên, địa chỉ người mua hoặc người bán khác với L/C hoặc các chứng từ khác.
- Số bản Invocie phát hành không đầy đủ so với yêu cầu của L/C.
- Số lượng, đơn giá, mô tả hàng hóa và tổng giá trị hàng hóa trên Invocie không
đầy đủ hoặc không phù hợp với nội dung quy định trên L/C.
- Trị giá hóa đơn không kèm theo điều kiện giao hàng như FOB, C&F hay CIF.
¾ Packing list
- Công ty không xuất trình đầy đủ các bản Packing list như L/C qui định.
- Phần mô tả hàng hóa trên Packing list không ghi đầy đủ như phần mô tả hàng
hóa, bao bì và ký mã hiệu cần có được nêu trong L/C hoặc không trình bày đầy
đủ cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì của hàng hóa.
- Trên Packing list ghi sai tên người gởi và người nhận.
¾ Bill of Lading
- Tên, địa chỉ của người gởi hàng, người nhậ hàng, người thông báo không trùng
với qui định L/C, nhât là ở mục Consignee.
- Cảng xếp hàng và cảng dở hàng trên B/L không khớp với qui định L/C.
- Công ty xuất trình loại B/L mà Ngân hàng không chấp nhận thanh toán như:
B/L theo hợp đồng thuê tàu, B/L của tàu chạy bằng buồm, B/L do người giao
nhận lập.
¾ Insurance Police
- Lỗi do sơ suất hoặc sai lỗi chính tả khi đánh máy tên hoặc địa chỉ của các bên
liên quan đến chứng từ bảo hiểm.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 33
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
- Trên chứng từ bảo hiểm, người bán quên không ký hậu để chuyển quyền sở hữu
cho người mua.
- Những mô tả hàng hóa và số tiền khác trên chứng từ bảo hiểm sai hoặc không
khớp với L/C.
4.4.4. Rủi ro do chính nhà xuất khẩu không có khả năng thực hiện đúng những
qui định trong L/C
Các điều khoản trong thư tín dụng được qui định rất chặt chẽ, đòi hỏi các bên tham
gia phải thực hiện đúng như L/C đã qui định. Khó khăn đặt ra cho nhà xuất khẩu là
không có khả năng thực hiện đúng những qui định của L/C như khả năng trễ hạn giao
hàng, qui cách hàng không phù hợp, giao hàng không đúng qui định... dẫn đến rủi ro sẽ
không được thanh toán.
Khả năng trễ hạn giao hàng so với quy định của L/C
Đây là khả năng thường xảy ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam
nói chung và công ty Agifish nói riêng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan do không thu gom và chuẩn bị kịp với thời gian giao hàng và cũng có
thể gây cản trở cho việc thanh toán.
Ngay nay cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, giá cả nguyên vật liệu leo thang
trong khi giá cá giảm liên tục, nhiều bè nuôi cá lâm vào trình trạng thua lỗ nên đã bỏ
dần việc kinh doanh ngành nghề này. Bên cạnh đó, các công ty thủy sản trong nước, đặc
biệt ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long được thành lập ngày càng nhiều. Nguồn cung
nguyên liệu giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao và đã làm biến động thị
trường đầu vào của các công ty thủy sản trong đó có Công ty Agifish, nhưng nhờ vào uy
tín của công ty trong nhiều năm qua, xây dựng mối quan hệ với các bè nuôi cá trong
tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ… và cùng với việc thành
lập liên hợp sản xuất cá sạch (APPU) ở tỉnh An Giang mà công ty đã không gặp khó
khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, vẫn đảm bảo đủ số lượng nguồn nguyên liệu để sản
xuất.
Năm 2007, các bè nuôi cá trong tỉnh An Giang đã cung cấp cho công ty 36500 tấn
nguyên liệu, đến năm 2008 sản lượng đã tăng 68% so với năm 2007, gần 54000 tấn
nguyên liệu, chiếm khoảng 80% trong tổng sản lượng thu mua, chỉ còn 20% là công ty
thu mua từ các tỉnh như Cần Thơ, Đồng Tháp. Điều đó cho thấy, nguồn cung chủ yếu
của công ty là các bè nuôi trong tỉnh An Giang, sản lượng và chất lượng nguồn nguyên
liệu của công ty phụ thuộc vào các bè nuôi trong tỉnh và phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên ở tỉnh An Giang.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 34
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 35
Biểu đồ 4.3. Sản lượng thu mua nguyên liệu 2007 - 2008
10000
36500
60003000
8500
53500
7000
4000
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
2007 2008
Cần Thơ
An Giang
Đồng Tháp
Khác
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Điều độ sản xuất. Công ty Agifish)
Khả năng trễ hạn giao hàng của công ty xảy ra khi công ty không thu gom và chuẩn
bị kịp hàng do tình trạng thiếu nhân công trong khi thời gian giao hàng quá ngắn. Vì thế
đòi hỏi công ty cần phải chủ động hơn trong việc thu gom hàng và quản lý công nhân.
Qui cách hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng phù hợp, không giống với qui
cách hàng được quy định trong L/C
Đối với mặt hàng thủy sản L/C quy định cơ cấu mặt hàng rất chi tiết từ việc qui định
số lượng hàng, mô tả chi tiết hàng hóa, quy cách hàng đến tiêu chuẩn quốc tế phải đạt,
công ty phải đáp ứng đúng và đủ cơ cấu mặt hàng qui định trong L/C. Do không chủ
động được cơ cấu nguồn nguyên liệu đầu vào nên công ty thường gặp nhiều rủi ro do
không phù hợp với cơ cấu mặt hàng của người mua.
Ngày nay, phần lớn sản phẩm cá tra, cá basa được nuôi trong ao, hầm nên chất
lượng hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên và cách thức nuôi của chủ bè nên công ty hoàn
toàn không chủ động được chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nguồn cung cấp nguyên liệu
cho các xí nghiệp chế biến của công ty chủ yếu là các bè ở đầu nguồn sông Tiền và sông
Hậu và cùng với sự phát triển một cách nhanh chóng các vùng nuôi cá ao hầm, tập trung
phần lớn nơi các bãi bồi ven sông Tiền và sông Hậu đã phần nào ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên, làm tăng khả năng xuất hiện dịch bệnh ở cá, gây khó khăn cho công ty
về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu luôn đặt ra nhiều tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm như tiêu chuẩn quốc tế vi sinh và kháng sinh, bảo đảm hàng không nhiễm hóa
chất… và trong L/C qui định về chất lượng hàng hóa rất chi tiết phải đảm bảo các tiêu
chuẩn trên, yêu cầu bộ chứng từ xuất trình phải có giấy chứng nhận sức khỏe hàng hóa
Sả
n
lư
ợn
g
tấ
n
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
bao gồm giấy chứng nhận hàng đạt tiêu chuẩn trên nên vấn đề đặt ra cho công ty là làm
sao đáp ứng đúng số lượng và chất lượng như qui định. Đó là một vấn đề khó, đòi hỏi
công phải hết sức linh hoạt trong việc quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào.
Hạn hiệu lực L/C
Tại công ty Agifish, công việc làm chứng từ đều do bộ phận chứng từ tại chi nhánh
thành phố đảm trách. Do thực hiện nhiều hợp đồng cùng một lúc nên nhân viên bộ phận
chứng từ thường đảm nhiệm rất nhiều công việc. Vì thế việc chuẩn bị bộ chứng từ xuất
khẩu thường kéo dài rất lâu và có thể có một vài sai sót. Thông thường L/C chỉ cho
phép khoảng 2 - 3 tuần để hoàn chỉnh bộ chứng từ đòi tiền và xuất trình cho ngân hàng.
Đó là vấn đề khiến cho công ty không được chủ động trong việc thanh toán, có thể làm
chứng từ không kịp so với hạn hiệu lực L/C (trường hợp ví dụ đã nêu ở trên).
Rủi ro về vấn đề giao hàng trong L/C qui định
* Giao hàng từng phần: nếu trong L/C qui định không được phép giao hàng từng
phần thì công ty phải tập trung cho đủ số lượng và trị giá hàng hóa xuất khẩu thì mới
giao được, trong khi điều này có thể dẫn đến ứ đọng vốn của công ty và công ty có thể
sẽ phải đi vay chịu lãi suất để kinh doanh, đối với hàng thủy sản của công ty có thể làm
giảm chất lượng.
* Chuyển tải: nếu không tìm hiểu kỹ về vấn đề chuyển tải như tuyến vận tải, thời
gian chuyển tải đến cảng bốc cũng như tên tàu… sẽ dẫn đến rủi ro có thể trễ hạn giao
hàng hoặc bị mất hàng.
4.4.5. Rủi ro do sự biến động về giá
Trong thời gian qua, do sự biến động của thị trường mà các doanh nghiệp trong
nước nói chung và công ty Agifish nói riêng đã gặp không ít khó khăn về vấn đề giá cả,
giá nguyên vật liệu tăng làm gia tăng chi phí phát sinh, giá cá tra, basa trên thị trường
cũng tăng giảm liên tục gây khó khăn cho công ty trong việc đàm phán về giá.
Một trường hợp đã làm phát sinh rủi ro khi công ty ký hợp đồng bán hàng với đối
tác nước ngoài, công ty đàm phán với mức giá hiện tại và trong L/C qui định với mức
giá đó, hai bên đều chấp nhận các điều khoản trong hợp động cũng như công ty chấp
nhận hoàn toàn điều kiện trong L/C của khách hàng gửi và tiến hành triển khai hợp
đồng làm hàng để xuất khẩu khi công ty nhận thấy điều kiện cũng như thời gian qui
định trong L/C là hoàn toàn phù hợp. L/C qui định thời gian kể từ ngày mở L/C đến thời
hạn giao hàng là 25 ngày làm việc và thời hạn thanh toán tiền là 30 ngày sau đó. Tuy
nhiên, trong quá trình làm hàng, do thị trường biến động nên giá cá và giá nguyên vật
liệu đều tăng cao và giá thành sản phẩm lúc bấy giờ đã cao hơn rất nhiều so với giá khi
đàm phán. Bắt buộc công ty phải tiến hành đàm phán lại giá và yêu cầu tu chỉnh L/C..
trong thời gian tu chỉnh, đợi khách hàng trả lời và làm lại L/C thì công ty đã chuẩn bị
xong hàng chỉ cần L/C hợp lệ là có thể giao hàng. Trong thời gian đó công ty phải lưu
kho hàng để chờ tu chỉnh L/C và có thể sẽ gặp rủi ro về chất lượng hàng cũng như chất
lượng bao bì mà chưa chắc gì khách hàng đã chấp nhận và thanh toán với mức giá đó.
Như vậy, công ty sẽ người chịu thiệt và chịu mọi tổn thất.
Bên cạnh đó sự biến động tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán L/C,
lãi suất và khoản lợi nhuận của công ty xuất khẩu Việt Nam. Trong L/C qui định đồng
tiền thanh toán là đồng USD. Trong trường hợp tỉ giá đồng nội tệ lên giá với đồng USD,
công ty sẽ nhận được một khoản tiền ít hơn so với dự đoán khi ký hợp đồng. Tóm lại, sự
sụt giá của đồng USD càng lớn thì thiệt hại của công ty càng lớn.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 36
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
Chương 5
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO KHI ÁP
DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY
AGIFISH
Những rủi ro luôn luôn là đáng tiếc, gây cho công ty nhiều thiệt hại và tổn thất, vì
vậy công ty cần có những hành động, giải pháp cụ thể để hạn chế và phòng tránh những
rủi ro.
5.1. Rủi ro từ phía đối tác
Để tránh và giảm thiểu được những rủi ro từ phía đối tác thì đòi hỏi công ty nhất là
phòng bán hàng, thực hiện hợp đồng cần dành nhiều thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng các đối
tác về năng lực tài chính, quá trình hoạt động. Có thể qua internet, qua một thời gian
tiếp xúc trước khi đi đến hợp đồng với họ hay là qua chính ngân hàng tiếp nhận L/C của
doanh nghiệp. Khi ký hợp đồng cần phải chặt chẽ và tuân thủ các qui định của tiêu
chuẩn quốc tế. Khi có dấu hiệu khả nghi, địa chỉ đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu
cam kết cụ thể… Công ty cần phối hợp chặt chẽ với ngân hàng và các tổ chức liên quan
để xác minh kịp thời, hợp tác với đối tác có thiện chí tránh những rủi ro từ phía đối tác.
5.2. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C
Để an toàn hơn và tránh được rủi ro từ phía ngân hàng thì điều cần lưu ý đối với
doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và công ty Agifish nói riêng là khi thanh toán quốc tế
phải lựa chọn ngân hàng đại diện cho hai bên thật uy tín ngay từ khi ký kết hợp đồng và
ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng vào hợp đồng, cần chủ động trong việc yêu cầu
mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi. Mặc khác, công ty cần phải tham khảo ý
kiến tư vấn từ các ngân hàng trong nước để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng thanh toán mà
đối tác đưa ra.
Trong trường hợp xuất khẩu vào những thị trường rủi ro thì ngoài 2 ngân hàng
trọng tâm là Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thông báo thì cần phải có sự hiện diện
của một Ngân hàng trung gian thứ ba với vai trò Ngân hàng xác nhận. Ngân hàng xác
nhận phải được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành L/C tại
nước xuất khẩu. Ngân hàng xác nhận được coi gần như một công cụ bảo hiểm, có uy tín
đối với ngân hàng của bên xuất khẩu và ngân hàng bên nhập khẩu, là sự cam kết thanh
toán cho nhà xuất khẩu nên công ty có thể hoàn toàn yên tâm về tiền hàng của mình.
5.3. Do không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng qui định L/C
Quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trọng nhất để công ty gia tăng tính hiệu
quả và tiết kiệm chi phí. Vì thế để có một bộ chứng từ hoàn hảo không có sai sót để
được thanh toán nhanh chóng thì trước hết công ty, nhất là nhân viên phòng chứng cần
phải:
- Chuẩn bị cho mình những kiến thức chuyên môn về công tác xuất nhập khẩu nhất
là L/C và trình độ ngoại ngữ, cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán
ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ
ngoại thương.
- Đọc, nghiên cứu kỹ qui định của L/C đối với bộ chứng từ
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 37
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ, hiểu rõ các qui định
trong chứng từ để bảo vệ quyền lợi của mình và có được bộ chứng từ hoàn hảo.
Nhận thấy được tầm quan trọng về việc bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn
lập bộ chứng từ mà công ty đã không ngừng tạo điều kiện để nâng cao trình độ
lập chứng từ của nhân viên. Tuy nhiên, nhân viên phòng chứng từ vẫn còn ít so
với lượng công việc lập bộ chứng từ.
- Các nhân viên làm chứng từ nên lấy toàn bộ bộ chứng từ như vận đơn, giấy
chứng nhận chất lượn, tiêu chuẩn, phiếu đóng gói… để đánh máy những thông
số vào cùng một lúc nhằm đạt sự nhất quán trong chứng từ rồi đem đến các cấp
có thẩm quyền xác nhận và phải tuyệt đối bám chặt nội dung của L/C và những
thông lệ quốc tế.
- Thỏa thận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký
hợp đồng ngoại thuơng.
- Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng loại chứng từ (đã đề
cập ở trên trong mục 4.4.3)
- Thực hiện tu chỉnh L/C ngay nếu thấy bất hợp lệ.
- Điều cuối cùng là làm ăn với đối tác có thiện chí để công ty có thể dễ dàng sửa
đổi chứng từ hay tu chỉnh L/C.
Khi đã mắc phải những sai sót trong bộ chứng từ mà để giảm thiểu đối đa thiệt hại
mà sai sót đó gây ra thì công ty có thể áp dụng một trong các cách giải quyết như
sau:
1. Viết thư cam kết bồi thường
Theo tập quán thương mại quốc tế, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng chiết
khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có sai sót trong chứng từ
để được thanh toán. Tuy nhiên, nếu người mua không nhận bộ chứng từ thì ngân hàng
chiết khấu có thể yêu cầu công ty hoàn trả số tiền.
2. Liên hệ ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán
Nếu thư bồi thường của công ty không được ngân hàng chiết khấu chấp nhận hoặc
L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, công ty có thể yêu cầu ngân hàng của mình liên
hệ với ngân hàng mở L/C xin được phép thanh toán bằng điện tín nếu công ty là khách
hàng tín nhiệm của ngân hàng
3. Công ty có thể chuyển sang phương thức nhờ thu
Nếu không thể sử dụng được một trong những cách trên thì điều duy nhất để khắc
phục sai sót là công ty có thể yêu cầu ngân hàng giao dịch của mình gửi bộ chứng từ với
trách nhiệm của mình về mọi rủi ro đến ngân hàng mở để nhờ thu tiền. Với cách này,
công ty phải chờ một thời gian mới được thanh toán. Ngân hàng mở sẽ hành động như
một ngân hàng nhờ thu, sẽ chuyển số tiền thu được cho công ty thông qua ngân hàng.
Nếu trị của hối phiếu là một số tiền lớn, công ty nên yêu cầu ngân hàng thanh toán được
ngân hàng mở chỉ định thanh toán chuyển số tiền thu được bằng điện chuyển tiền để thu
được tiền nhanh hơn. Tuy nhiên, cách giải quyết này thường gặp nhiều rủi ro và chỉ sử
dụng khi không còn cách giải quyết khác.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 38
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
5.4. Rủi ro do chính nhà xuất khẩu không có khả năng thực hiện đúng những qui
định trong L/C
Khả năng trễ hạn giao hàng so với quy định của L/C
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quản. Do vậy, khi nhận
được thông báo L/C từ ngân hàng, công ty cần cân nhắc, xem kỹ thời hạn giao hàng có
kịp để công ty có thể thu gom nguyên liệu và sản xuất hàng hoá hay không, nếu không
kịp, công ty yêu cầu người mua tu chỉnh L/C ngay lùi hạn giao hàng để kịp chuẩn bị
hàng xuất khẩu. Nếu hàng hoá đang sản xuất dở dang mới xin tu chỉnh thì sẽ rất bị
động. Vì thế công ty cần phải:
• Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng
• Thời gian đưa hàng lên tàu
• Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được
Hành động cụ thể
Công ty cần phải xem xét tình hình thu mua, nắm bắt tình hình thực tế về giá cả
hàng hóa trong từng thời kỳ tại các mạng lưới thu mua. Nắm tình hình chắc chắn của
mùa vụ vì hiện nay việc xuất khẩu hàng thủy sản phụ thuộc rất nhiều đến mùa vụ. Đây
là mắc xích rất quan trọng vì nó thường xuyên thay đổi so với dự tính bởi vì nó còn phụ
thuộc rất nhiều vào yếu tố giá cả trên thị trường trong nước, điều kiện tự nhiên...
Bên cạnh đó cần phải lập bảng chiết tính thời gian: cần lập hai bảng
+ Bảng tính thời gian thu mua và chuẩn bị hàng hoá
+ Bảng tính thời gian đưa hàng ra cảng xuống tàu
Việc lập 2 bảng thời gian này là hết sức cần thiết bởi vì nó giúp cho công ty xem
xét lại toàn bộ thời gian từ chuẩn bị hàng hoá đến thời gian cung cấp hàng hóa cụ thể.
Để từ đó có thể tính được thời gian giao hàng đã được ghi trong L/C nếu không thấy
thỏa mãn với thời gian nêu trong L/C thì công ty có thể tiến hàng tu chỉnh L/C ngay cho
phù hợp.
Quy cách hàng không phù hợp với qui định của L/C
Để giảm thiểu rủi ro về cơ cấu hàng hóa không phù hợp với qui định L/C, trước hết
công ty cần phải đọc kỹ những qui định của L/C về hàng hóa để chuẩn bị hàng hóa cho
phù hợp với qui định.
Đồng thời, công ty cần có những hành động thiết thực như:
- Chủ động hơn trong việc thu mua nguyên liệu, kiểm tra về chất lượng nguyên liệu
khi thu mua.
- Nâng cao về mặt chất lượng hàng hóa cũng như về mẫu mã bao bì, bao gói đúng
theo qui định hàng xuất khẩu, theo tiêu chuẩn quốc tế, đạt vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Giao hàng đúng phẩm chất, đúng với cơ cấu từng mặt hàng để thỏa thuận về thông
số kỹ thuật, dung sai cho phép của toàn bộ lô hàng theo đúng tập quán quốc tế.
- Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 39
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
Bên cạnh đó, để tránh rủi ro giao thiếu hàng và rủi ro công ty nên yêu cầu người
mua quy định sự linh hoạt về mặt khối lượng (+/-) 5% hoặc 10% để dễ xoay xở và trị
giá L/C không nên quy định một số tiền chính xác: phải có sự chênh lệch (+/-) 5% hoặc
10% về trị giá, nếu L/C quy định số tiền chính xác thì việc chuẩn bị một lô hàng xuất
khẩu đúng như trị giá L/C sẽ rất khó khăn và sẽ dẫn đến sự không phù hợp.
Rủi ro khi giao hàng
Đối với rủi ro này, công ty nên làm một số việc sau:
- Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng
- Nếu thời gian chuyển tải đến cảng bốc hàng không kịp, phải dự trù hay tu chỉnh
L/C ngay mới giao hàng.
- Thuê tàu chuyến nếu tàu lớn
- Phải tìm hiểu chính xác thông tin của tàu và cũng phải chú ý đến việc tổ chức
hàng hóa giao của mình trên cơ sở kế hoạch sảnh xuất thu mua.
Trường hợp giao hàng từng phần :
- Đọc kỹ để nắm vững yêu cầu của L/C
- Cho phép giao hàng làm mấy lần
- Thời gian giao hàng mấy lần
- Khối luợng hàng giao mấy lần
- Sử dụng điều kiện hơn kém % khi thực hiện phương thức L/C. Vì như vậy đối
với mức % hơn kém sẽ cho phép công ty giao hàng trong khoảng dao động.
Hạn hiệu lực của L/C
Trước hết, công ty cần phải xem xét thời gian hiệu lực của L/C có phù hợp và đủ cho
thời gian lập chứng từ hay không, nếu không công ty phải thực hiện tu chỉnh. Đồng thời,
đòi hỏi các nhân viên chứng từ cần phải cẩn thận, sâu sát trong việc lập bộ chứng từ
đảm bảo nhanh chóng và chính xác.
5.5. Một số giải pháp khác
Các nguyên nhân khách quan làm phá sinh những rủi ro khó lường trước được, để tránh
được những rủi ro xảy ra công ty cần có những biện pháp cụ thể:
- Nếu công ty lo ngại rủi ro về chính trị thì để đảm bảo an toàn công ty nên mua
bảo hiểm về tín dụng cũng như phải mua hiểm cho hàng hóa nếu có sự cố xảy ra.
- Hoặc công ty lo ngại rủi ro xảy ra do chính sách ngoại thương thay đổi về các
chế định kinh tế về xuất nhập khẩu thì công ty cần phải coi trọng công tác cập
nhật hóa thông tin về các định hướng chiến lược chính sách, đường lối chủ
trương của nhà nước ở tầm vĩ mô, tiếp cận thông tin nắm bắt kịp thời để tránh
tuyệt đối sự chậm trễ lạc hậu trong việc tiếp nhận các thông tin đó.
- Để không gặp rủi ro do tỉ giá hối đoái gây ra thì công ty cần phải thực hiện một
số biện pháp:
• Lựa chọn đồng tiền thanh toán có tỉ giá ổn định theo thời gian, ít biến động cụ
thể hơn trong xuất khẩu, có thể chọn đồng tiền đang lên giá để thanh toán như
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 40
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
đồng USD làm như vậy nhà xuất khẩu có thể thu về một khoản chênh lệch nhờ
tỉ giá.
• Qui định mức lãi suất trả chậm (nếu có) và cộng thêm vào đó một khoản %
tăng giảm của phí rủi ro biến động của tỉ giá.
• Sử dụng các công cụ tài chánh khác để hỗ trợ cho việc thanh toán.
• Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn đối với ngân hàng
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 41
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Hoàn thiện và nâng cao trình độ trong kinh doanh là một vấn đề mà các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu đều quan tâm. Điều mong muốn của các doanh nghiệp là làm thế
nào cho thương vụ mua bán diễn ra suôn sẻ và êm đẹp. Nếu cả hai bên đều thực hiện
hợp đồng mua bán thì mọi việc đều suôn sẻ, nhưng trong kinh doanh rất phức tạp, hoạt
động mua bán ngoại thương có thể xem như là một thương trường mà ở đó người ta có
thể tận dụng những điểm yếu và kẻ hở của đối phương để tận dụng những gì họ có thể.
Mặc dù hiện nay phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được xem là an toàn
và ít gặp rủi ro do L/C luôn có sự kiểm tra tu chỉnh chặt chẽ trước khi chuẩn bị giao
hàng nhưng nó không bảo đảm tránh được rủi ro tuyệt đối cho các bên tham gia và sẽ là
sai lầm nếu ai nói rằng tín dụng thư là một phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối cho
việc xuất khẩu. Đây chính là vấn đề cho nên thư tín dụng không hoàn toàn tạo ra một
khả năng bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của người sử dụng. Mà thư tín dụng chỉ làm hoặc
tránh được rủi ro do những khả năng bất khả kháng về ý muốn, hoặc những nguyên
nhân không lừa đảo từ phía đối tác.
Nhìn chung, trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với muôn vàng khó khăn
nhưng công ty Agifish vẫn cố gắng vượt qua để duy trì và phát triển bền vững việc sản
xuất kinh doanh của mình bằng cách mở rộng thị trường, đầu tư thêm dây chuyền sản
xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty Agifish đã
thực hiện tốt khâu quản lý thanh toán và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán, nhất là rủi
ro trong phương thức thanh toán L/C và đã mang lại hiệu quả cao. Bằng chính sự nổ
lực của các nhân viên của công ty, đặt biệt là các cán bộ quản lý thanh toán đã đưa ra
nhiều giải pháp, hành động cụ thể để giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro mà phương
thức thanh toán L/C mang lại như: chủ động được nguồn nguyên liệu bằng cách thành
lập và ngày càng mởi rộng liên hợp cá sạch APPU, kiểm tra chặt chẽ L/C, làm tốt các
chứng từ xuất khẩu cũng như đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm để ngày càng đáp ứng yêu cầu ngày cao của khách hàng.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan công ty cũng gặp không ít khó khăn và thiệt
hại từ phương thức thanh toán này đã phát sinh ra những rủi ro không thể lường trước
được. Vì thế công ty phải không ngừng bảo vệ mình trước những rủi ro do những
nguyên nhân ngoài ý muốn hoặc những nguyên nhân do đối tác và do chính bản thân
mình. Để tự bảo vệ chính mình, đòi hỏi công ty cũng phải tham gia vào nghiệp vụ thanh
toán cùng với ngân hàng, luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ, thực hiện đúng theo tinh
thần của bản điều lệ cũng như các thông lệ quốc tế, không nên tin tưởng tuyệt đối vào
ngân hàng, cũng như về phương thức thanh toán này, bởi vì khi có rủi ro dù ít hay
nhiều, muốn hay không muốn, công ty vẫn là người gánh chịu rủi ro và tốn kém.
6.2. Kiến nghị đối với công ty
Sau khi tìm hiểu và phân tích những rủi ro mà công ty thường gặp khi áp dụng phương
thức thanh toán bằng L/C, bên cạnh những giải pháp đưa ra để giải quyết và phòng ngừa
những rủi ro đó thì tác giả cũng có một vài kiến nghị đối với công ty.
- Kế hoạch công việc của nhân viên chứng từ, tránh một người làm quá nhiều công
việc có thể sẽ gây ra chậm trễ, không hiệu quả.
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 42
Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish)
SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 43
- Đẩy mạnh công tác quản lý nguồn nguyên liệu, đảm bảo đủ nguyên liệu cho việc
sản xuất, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp của
công ty.
- Đầu tư thêm trang thiết bị trong việc kiểm tra hàng hóa tại công ty đáp ứng theo
yêu cầu khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Cuối cùng là công ty phải luôn quan tâm công nhân, có chế độ đãi ngộ cho công
nhân và nhân viên như tăng lương cơ bản, tăng tiền trợ cấp, tiền thưởng trong
các dịp lễ tết, bảo hộ sức khỏe cho công nhân trực tiếp sản xuât, có chế độ cho
công nhân hưu trí, liên kết với bệnh viện thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho
công nhân tích cực khen thưởng cho họ để thúc đẩy tinh thần làm việc của họ và
thu hút công nhân đảm bảo trong việc sản xuất.
PHỤ LỤC 1: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
PHỤ LỤC 2: L/C
PHỤ LỤC 2: L/C
PHỤ LỤC 3: BỘ CHỨNG TỪ NỘP CHO NGÂN HÀNG
PHỤ LỤC 4: L/C TU CHỈNH
PHỤ LỤC 4 : L/C ĐƯỢC TU CHỈNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[\
1. PGS – Đinh Xuân Trình. 2006. Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại
thương. TPHCM. Nhà Xuất Bản Lao động – Xã hội
2. Trần Hoàng Ngân. 2001. Thanh Toán Quốc Tế. Hà Nội. Nhà Xuất Bản Thống
Kê
3. Nguyễn Ninh Kiều. 2006. Thanh Toán Quốc Tế. . Hà Nội. Nhà Xuất Bản Thống
Kê
4. Trầm Thị Xuân Hương. 2006. Thanh Toán Quốc Tế. TPHCM. Nhà Xuất Bản
Lao Động – Xã Hội.
5. Dương Hữu Hạnh. 1999. Thanh Toán Quốc Tế. Hà Nội. Nhà Xuất Bản Thống
Kê
6. Võ Thanh Thu. 2007. Hướng Dẫn và Thực Hành UCP 600. TPHCM. Nhà Xuất
Bản Thống Kê
7. Nguyễn Trọng Thùy. Phân tích các tình huống trong giao dịch Tín Dụng Chứng
Từ. TPHCM. Nhà Xuất Bản Thống Kê.
8. Võ Thanh Thu. 2006. Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu. TPHCM. Nhà
xuất bản thống kê.
9. Ths. Đặng Hùng Vũ. 2007. Bài giảng Thanh Toán Quốc Tế. Trường ĐH An
Giang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 1.pdf