MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN AJINOMOTO: 4
1. Tầm nhìn và chiến lược 4
2. Vài nét về Ajinomoto Việt Nam 4
PHẦN B: SO SÁNH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH GIỮA AJINOMOTO NHẬT BẢN VÀ AJINOMOTO VIỆT NAM: 5
1. Môi trường bên ngoài: 5
1.1 Môi trường vĩ mô: 5
* CÔNG TY AJINOMOTO NHẬT BẢN 5
* CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM 7
* ĐÁNH GIÁ : 9
1.2. Môi trường vi mô: 9
1.2.1. Khía cạnh khách hàng: 9
1.2.2. Đối thủ cạnh tranh: 10
1.2.3. Sự xuất hiện cuả các đối thủ mới: 11
1.2.4. Sản phẩm thay thế: 11
1.2.5. Áp lực từ nhà cung cấp: 12
1.2.6. Đánh giá: 13
2. Môi trường bên trong: 13
PHẦN C: KẾT LUẬN 13
PHỤ LỤC 15
Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn Ajinomoto 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu hướng chung của nền kinh tế hiện đại, khi thế giới trở nên phẳng hơn nhờ vào những hỗ trợ đắc lực của sự phát triển khoa học, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng. Nhờ vào quá trình này, các công ty lớn đã vươn mình trở thành những tập đoàn đa quốc gia (MNC), tận dụng những lợi thế về con người cũng như vật chất để phát triển hiệu quả và vững mạnh hơn. Tuy nhiên, việc hiện diện tại nhiều quốc gia cũng mang lại không ít thách thức cho các tập đoàn đa quốc gia này, trong điều kiện kinh tế, chính trị lẫn xã hội tại các nước rất khác nhau và có những biến động khôn lường. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh của các MNC ở mỗi nơi nó hiện diện đều có những đặc trưng riêng để phù hợp với môi trường nước sở tại. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích về môi trường kinh doanh của tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản cũng như công ty con Ajinomoto tại Việt Nam, bài báo cáo này mong muốn làm rõ sự tương đồng lẫn riêng biệt trong hoạt động kinh doanh của Ajinomoto tại hai môi trường khác nhau.
18 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 4723 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích, so sánh đặc thù kinh doanh tập đoàn ajinomoto và công ty ajinomoto Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM
Khoa Ngân Hàng Quốc Tế
Môn Tài trợ ngoại thương và Tín dụng quốc tế
rr
Đề tài:
PHÂN TÍCH, SO SÁNH ĐẶC THÙ KINH DOANH TẬP ĐOÀN AJINOMOTO VÀ CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM
GVHD: ThS. Hồ Trung Bửu
Lớp: NHQT – T03 – Nhóm 1
1. Nguyễn Thị Hà – MSSV: 030124080211
2. Nguyễn Trung Kiên – MSSV: 030124080422
3. Thái Phương Linh – MSSV: 030124081365
4. Lại Quỳnh Như – MSSV: 030124080612
5. Nguyễn Hồng Nhung – MSSV: 030124080623
6. Thái Minh Nhung – MSSV: 030124080631
7. Lê Hoàng Oanh – MSSV: 030124080646
8. Nguyễn Quốc Thắng – MSSV: 030124080806
9. Nguyễn Thị Phương Thảo – MSSV: 030124080850
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu hướng chung của nền kinh tế hiện đại, khi thế giới trở nên phẳng hơn nhờ vào những hỗ trợ đắc lực của sự phát triển khoa học, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng. Nhờ vào quá trình này, các công ty lớn đã vươn mình trở thành những tập đoàn đa quốc gia (MNC), tận dụng những lợi thế về con người cũng như vật chất để phát triển hiệu quả và vững mạnh hơn. Tuy nhiên, việc hiện diện tại nhiều quốc gia cũng mang lại không ít thách thức cho các tập đoàn đa quốc gia này, trong điều kiện kinh tế, chính trị lẫn xã hội tại các nước rất khác nhau và có những biến động khôn lường. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh của các MNC ở mỗi nơi nó hiện diện đều có những đặc trưng riêng để phù hợp với môi trường nước sở tại. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích về môi trường kinh doanh của tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản cũng như công ty con Ajinomoto tại Việt Nam, bài báo cáo này mong muốn làm rõ sự tương đồng lẫn riêng biệt trong hoạt động kinh doanh của Ajinomoto tại hai môi trường khác nhau.
µ
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN AJINOMOTO:
Tập đoàn Ajinomoto hiện có 136 công ty con, 20 công ty thành viên và 110 nhà máy sản xuất ở 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, hoạt động trong ba lĩnh vực chính là thực phẩm, axit amin, dược phẩm và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe với hơn 1.700 sản phẩm các loại. Hiện tại tập đoàn đang mở rộng và áp dụng các công nghệ liên quan đến axit amin trong lĩnh vực lên men, tinh chế, tổng hợp và ứng dụng.
Trụ sở chính với tên gọi quốc tế Ajinomoto Co.,Inc. hiện đặt tại 15-1, Kyobashi 1-chome, Chuo-ku, Tokyo 104-8315, Nhật Bản. Ông Masatodhi Ito đương nhiệm chức danh chủ tịch kiêm giám đốc điều hành.
1. Tầm nhìn và chiến lược
Trở thành tập đoàn toàn cầu chuyên về lĩnh vực thực phẩm gia vị và công nghệ axit amin, đóng góp vì sức khỏe con người, liên tục mang lại lợi ích cho khách hàng bằng tạo ra giá trị cho sản phẩm bằng sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ.
Thể hiện tinh thần tiên phong, thích ứng với các nền văn hóa trên thế giới và các điều kiện kinh doanh để tạo ra thị trường mới.
Tối đa hóa các giá trị xã hội thông qua hoạt động kinh doanh bằng cách giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện môi trường toàn cầu.
Nâng cao giá trị con người, là một tổ chức trong đó các cá thể được phát huy tối đa năng lực.
2. Vài nét về Ajinomoto Việt Nam
Tên gọi: Công ty Ajinomoto Việt Nam.
Giấy chứng nhận đầu tư số: 472043000321 ngày 22/02/1991, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 23/11/2007 và chứng nhận thay đổi lần thứ sáu ngày 08/9/2009 do Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp.
Văn phòng liên hệ: Tầng 21-22, Tòa nhà Centec Tower, 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính: Công ty Ajinomoto Việt Nam, khu Công nghiệp Biên Hòa I, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại : 061-3831289/384.
Website:
Nhà máy: Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 và nhà máy Ajinomoto Long Thành được đưa vào vận hành từ tháng 9 năm 2008.
Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 65 triệu đô la Mỹ.
Năm 2011, Ajinomoto Việt Nam kỷ niệm 20 năm thành lập công ty.
Các dòng sản phẩm chính của Ajinomoto Việt Nam:
- Gia vị Umami: bột ngọt Ajinomoto, hỗn hợp tăng vị bột ngọt Ajinomoto Plus.
- Gia vị dạng hạt: hạt nêm nước hầm xương Aji-ngon, bột nước dùng Aji-ngon, bột tẩm khô chiên giòn Aji Quick, bột cà ri tiện dụng Aji Quick.
- Gia vị dạng lỏng: giấm gạo Lisa, xốt trứng gà tươi Mayonaise Aji-Mayo, nước tương đậu nành LISA, xốt tương LISA.
- Sản phẩm nhập khẩu: cà phê lon Birdy, bột giải khát Fres-C, đường ăn kiêng Pal Sweet.
PHẦN B: SO SÁNH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH GIỮA AJINOMOTO NHẬT BẢN VÀ AJINOMOTO VIỆT NAM:
1. Môi trường bên ngoài:
1.1 Môi trường vĩ mô:
* CÔNG TY AJINOMOTO NHẬT BẢN
a. Yếu tố kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế của Nhật không mấy khả quan từ năm 2007 đến nay. Trong quý II năm 2007, GDP là -1.2%, sau đó đã có dấu hiệu phục hồi, cụ thể GDP trong quý IV là 2.5%. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong hai năm 2008 và 2009, giảm phát kỷ lục vào năm 2009, Nhật vẫn giữ vị trí là nền kinh tế đứng thứ II trên thể giới. Tuy nhiên, việc giảm sút đáng kể về kinh tế đã tạo cơ hội cho Trung Quốc qua mặt và trở thành nền kình tế thứ II thế giới từ quý II năm 2010.
Năm 2011, lại là một năm đầy khó khăn của Nhật Bản. Ông Yoshihiko Noda trở thành thủ tướng tạm thời và đảm nhiệm cho đến khi hết nhiệm kỳ ông Naoto Kan đúng vào lúc đồng Yên của Nhật đang cao giá so với đồng USD và Euro, gây bất lợi cho khu vực xuất khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản còn phải đối mặt với những thách thức từ việc tái xây dựng đất nước bị tàn phá bởi thảm họa sóng thần vào tháng 3, kéo theo đó là khủng hoảng hạt nhân sau tai nạn nhà máy điện Fukushima tới việc kiểm soát nợ công. Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, tiêu dùng cá nhân chiếm khoảng 60%. Sức mua của người tiêu dùng giảm 0.6% sẽ ảnh hưởng đến thương mại nội địa ở nước này. Thảm họa kép vừa qua đã tác động rất lớn đến tâm lý tiêu dùng của người dân Nhật Bản. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng cũng giảm mạnh trong tháng tư . Kinh tế Nhật rơi vào tình trạng suy thoái với mức tăng trưởng của năm tại khóa ở mức -3.7%. Đến tháng 8, sau khi loại bỏ những thay đổi giá, GDP quý II giảm 0.3% so với quý I và giảm 1.3% so với cùng kì (trong khi trước đó các nhả phân tích dự đoán mức giảm này là 0.9% và 2.6%). Cũng trong tháng 8, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa hạ mức xếp hạng nợ công của Nhật Bản từ Aa2 xuống Aa3 với lý do việc nước này liên tục thay đổi nhà lãnh đạo đã làm ảnh hưởng tới các chiến lược kinh tế hiệu quả để giải quyết vấn đề nợ công. Do đó, theo các nguồn tin ban đầu, ông Yoshichiko Noda sẽ rất nghiêm khắc trong chính sách tài khóa, tăng thuế và giảm chi ngân sách. Điều chỉnh chính sách về thuế, nếu xảy ra, sẽ tác động rất lớn tới các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và tập đoàn Ajinomoto nói riêng.
Tuy nhiên, theo phát biểu gần đây của Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Ajinomoto Masatoshi Ito, hoạt động bán hàng của công ty trong tháng tư và tháng năm vừa qua vẫn ổn định và tin rằng kinh tế Nhật Bản sẽ khởi sắc trong khoảng thời gian sắp tới.
b. Yếu tố văn hóa
Người tiêu dùng Nhật Bản là những khách hàng khó tính. Họ có yêu cầu cao về chất lượng của sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Năm 2007, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 85,99 và nam giới là 79,19 (số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản 2007). Thói quen ăn uống điều độ truyền thống của người Nhật như ăn nhiều cá và rau, cùng việc lựa chọn các thực phẩm, đồ uống không gây hại và bảo vệ sức khỏe ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất polyphenol, nhiều chất xơ có thể là một trong những bí quyết. Ngoài ra, họ cũng khá quan tâm về vấn đề môi trường sống. Chính vì vậy, một doanh nghiệp muốn thu hút được khách hàng người Nhật, không những cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn phải quan tâm đến vấn đề thân thiệt với môi trường, hệ thống xử lý chất thải. Điều này cũng lý giải tại sao câu slogan mà công ty Ajinomoto gửi đến người tiêu dùng là “Eat well. Live well”.
Rất hiếm doanh nghiệp Nhật Bản không có triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhật Bản có vai trò như sứ mệnh kinh doanh; là hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội; là mục tiêu định hướng cho một thời kỳ phát triển dài. Mặt khác, các doanh nghiệp Nhật Bản coi triết lý kinh doanh như một yếu tố cấu thành thương hiệu khi mà họ sớm ý thức được rằng, kinh doanh sẽ được xã hội hoá với mức độ ngày càng gia tăng.
c. Yếu tố chính trị - Pháp luật
Sau sự lãnh đạo trong khoảng thời gian dài của cựu thủ tướng Junichiro Koizumi từ năm 2001 đến năm 2006, Nhật Bản đã có sáu thủ tướng trong vòng năm năm trở lại đây, gồm các lãnh đạo Shinzo Abe, Yasuo Fukuda, Taro Aso, Yukio Hatoyama, Naoto Kan và thủ tướng đương nhiệm Yoshihiko Noda. Điều này cho thấy sự không ổn định về mặt chính trị và lẫn hoạch định chính sách tại Nhật Bản những năm gần đây. Và chính những bất ổn đó đã tạo ra môi trường kinh doanh khó khăn cho các doanh nghiệp. Để thúc đẩy sản xuất, năm 2010, Nội các Nhật Bản thông qua kế hoạch cắt giảm 5% thuế doanh nghiệp xuống còn 35%. Năm 2011, Nhật Bản tiếp tục theo đuổi vòng đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo đó, sẽ cắt giảm thuế đối với mọi mặt hàng, bãi bỏ các điều kiện đối với đầu tư dịch vụ, góp phần giúp các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi thị trường các nước khác.
d. Yếu tố công nghệ
Người tiêu dùng hầu như đều quen thuộc với các sản phẩm công nghệ đến từ Nhật Bản. Nhật Bản sở hữu hệ thống dây chuyền sản xuất kỹ thuật hiện đại, cùng với các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Ngoài ra, khi nhắc đến công nghệ vi sinh, lĩnh vực mà công ty Ajinomoto theo đuổi, công ty hoàn toàn có lợi thế khi là người đứng đầu về việc phát triển công nghệ này. Đồng thời, tính hiệu lực của Hiệp định Kyoto thúc đẩy doanh nghiệp hạn chế tối đa mức CO2, góp phần tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường.
* CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM
a. Yếu tố kinh tế- xã hội:
Nền kinh tế Việt Nam nhìn chung có nhiều biến động từ năm 2007 đến 2011. Đơn cử là các chỉ số lạm phát năm 2007 là 12.6%, năm 2008 khoảng 22%, năm 2009 tăng 6.88%, năm 2010 là 11.75% và tính đến tháng 4/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam đã tăng tới 9,64%. Theo tình hình đó, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến giá cả sản phẩm tăng. Do công ty Ajinomoto Việt Nam chỉ kinh doanh nhu yếu phẩm là bột ngọt, gia vị dạng hạt, dạng lỏng nên các sản phẩm này đều có thể tăng giá theo lạm phát. Đặc biệt, giá cả tăng nhưng doanh số mua hàng vẫn tăng bởi vì nhu cầu tăng, nhất là trong dịp Tết nguyên đán. Đồng thời việc chạy đua lãi suất kéo dài từ năm 2007 đến nay đã khiến cho lãi suất lên cao (lãi suất cho vay tính đến tháng 4-2011 đã lên đến 22%/năm ) gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nói chung và Công ty Ajinomoto Việt Nam nói riêng.
Mặt khác, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2007, điều này hứa hẹn cho một tương lai kinh tế Việt Nam sẽ trỗi dậy, từ đó hỗ trợ cho sự phát triển của công ty. Nhưng kinh tế đi lên đồng nghĩa với việc đời sống của người dân nâng cao, do đó đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã phải tốt nếu không sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh đánh gục. Thêm vào đó, chính trị Việt Nam ổn định, dân số đông, lực lượng lao động trẻ và rẻ dồi dào,… đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho tập đoàn Ajinomoto mở công ty con tại Việt Nam.
b. Yếu tố văn hóa:
Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản xâm nhập thị trường Việt Nam ở mặt hàng thực phẩm nên việc nghiên cứu về văn hóa ẩm thực và cách chế biến thức ăn của người Việt là hết sức quan trọng. Việt Nam và Nhật Bản có nền văn hóa gần gũi vì cùng là nước Á Đông, tuy nhiên cũng có vài điểm khác biệt.
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú và nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra còn có các loại nước tương, tương đen (từ đậu nành). Khác với đồ ăn của Việt Nam trong đó khá đa dạng về nước chấm thì dường như các món ăn Nhật lấy xì dầu (soya sauce) là nước chấm chính. So với đồ ăn của Việt Nam thì đồ ăn của Nhật có phần nào nhạt hơn và người Nhật không ăn ớt nhiều như người Việt. Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo.
Dựa trên những đặc điểm trên, công ty Ajinomoto Việt Nam đã cung cấp những sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt nhưng với công nghệ Nhật Bản như bột ngọt, Hạt nêm Aji-ngon, Giấm gạo LISA, Xốt Mayonaise LISA, Nước tương LISA, Xốt tương LISA.
Mặt khác, công ty còn cho ra đời dòng sản phẩm giúp đỡ các chị em nội trợ Việt tiết kiệm thời gian trong cuộc sống với bộn bề công việc: Bột nước dùng Aji-ngon, bột tẩm khô chiên giòn Aji Quick, Bột cà ri tiện dụng Aji Quick.
c. Yếu tố pháp luật:
Công ty Ajinomoto Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005 về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty. Ngoài ra, công ty còn bị điều chỉnh bởi Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và Luật đầu tư Việt Nam 2005 về thương mại và đầu tư.
Vì công ty kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nên công ty phải tuân theo những qui định trong Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003. Tuy nhiên Pháp lệnh này đã hết hiệu lực từ ngày 1/7/2011 và được thay thế bởi Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội khóa 12 thông qua ngày 17/06/2010 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Có một điểm nổi bật là nếu như trước đây Pháp lệnh quy định Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm là vô thời hạn thì Luật quy định giấy này chỉ có giá trị trong 3 năm.
Về môi trường, công ty chịu sự điều chỉnh của Luật bảo vệ môi trường 2005, Luật xử lý chất thải 1970, Luật an toàn thực phẩm 1947... Công ty cần tuân thủ vì nếu vi phạm thương hiệu Ajinomoto sẽ bị ảnh hưởng, nghiêm trọng thì tất cả những sản phẩm của công ty sẽ bị tẩy chay trên đất Việt Nam. Và công ty cũng cần quan tâm đến Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 vì khách hàng chính là những người sử dụng sản phẩm của mình.
d. Yếu tố công nghệ:
Ở Việt Nam, công nghệ chưa phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng công nghệ được chuyển giao và máy móc nhập từ nước ngoài. Cụ thể đối với công ty Ajinomoto Việt Nam là sử dụng công nghệ Nhật Bản của công ty mẹ.
* ĐÁNH GIÁ :
Tuy là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản đã là một cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới. Gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều thiên tai xảy ra như động đất, sóng thần và việc nhà máy hạt nhân bị nổ, Nhật Bản đã tụt xuống hạng thứ ba thế giới. Việc đầu tư vào công ty con ở các quốc gia là điều tất yếu của một tập đoàn nhằm mở rộng thị phần, quy mô, cũng như quảng bá thương hiệu; mặt khác giảm được rủi ro về tài chính khi công ty mẹ gặp biến cố ở chính quốc. Như khi tình hình, công ty mẹ bị lỗ thì tình hình công ty Việt Nam vẫn khả quan. Ví dụ như vào năm 2009 doanh thu của công ty ở Nhật Bản giảm 3.7% thì doanh thu từ nước ngoài vẫn tăng 3.3% (doanh thu ở châu Á tăng 5.8% và ở châu Âu tăng 4.2%, ở Mỹ giảm 1%) do doanh số tăng, mặc cho tác động tiêu cực từ việc đồng Yên tăng giá. Môi trường hoạt động của công ty Việt Nam rất thuận lợi. Nhật đang đối mặt với tình trạng dân số già, lực lượng lao động trẻ ít, đời sống cao, tiền lương cao, chi phí hoạt động cao. Trong khi đó, tại Việt Nam lực lượng trẻ dồi dào và rẻ nên chi phí hoạt động thấp mà nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty cao. Hai công ty nắm thị phần ở Việt Nam lớn là Ajinomoto và Vedan nhưng sau vụ việc xả nước thải ra sông Thị Vải thì sản phẩm Vedan dường như đã bị tẩy chay, như vậy Ajinomoto càng dễ dàng chiếm lĩnh thị trường cũng như khẳng định thương hiệu rằng ngoài chất lượng sản phẩm công ty còn rất quan tâm đến vấn đề thân thiện với môi trường.
Với đặc thù công ty tại chính quốc sản xuất chủ yếu để xuất khẩu vì nhu cầu tiêu thụ trong nước ít cho nên xu hướng của công ty mẹ là chuyển hoạt động sản xuất các mặt hàng ít tiêu thụ trong nước sang các quốc gia có nhu cầu nhiều, cụ thể ở đây là công ty con Việt Nam. Công ty con sản xuất số lượng nhiều và dễ dàng tiêu thụ tại chỗ nên tiết kiệm được nhiều chi phí từ việc vận chuyển, thuế suất. Tuy nhiên, một vấn đề tập đoàn gặp phải đó là rủi ro tỷ giá khi kết chuyển doanh thu từ các công ty con về. Điển hình là năm 2008, doanh thu của công ty giảm 2.2% tương ứng 26.2 tỷ Yên mà doanh thu ở Nhật Bản tăng 1.3% trong khi doanh thu ở nước ngoài giảm 9.7% (doanh thu ở châu Á giảm 5.1%, ở Mỹ là 3.1% và ở châu Âu là 22.3%) và nguyên nhân chủ yếu là do đồng Yên tăng giá.
1.2. Môi trường vi mô:
( Ứng dụng mô hình năm động lực của Michael E. Porter )
1.2.1. Khía cạnh khách hàng:
* Tại Nhật Bản:
Để tạo dựng hình tượng một sản phẩm danh tiếng thế giới và tranh thủ niềm tin cũng như lòng trung thành của khách hàng, Ajinomoto đã tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và tích cực hơn trong sử dụng đổi mới, tạo ra những hạt giống sản phẩm mới, tăng thêm lựa chọn cho khách hàng. Có thể thấy nền tảng tài lực và kỹ thuật của Ajinomoto mạnh mẽ, khả năng kiểm soát thị trường cao. Cách nhìn của khách hàng về một công ty sản xuất sạch, thân thiện với môi trường (trong báo cáo của tập đoàn Ajinomoto về môi trường năm 2004) chính là mục tiêu mà Ajinomoto cố gắng gìn giữ.
Tuy nhiên, lượng tiêu thụ sản phẩm tại chính quốc gia Nhật Bản chỉ chiếm 1,5% số lượng sản xuất. Chủ yếu Ajinomoto Nhật Bản được sản xuất cho xuất khẩu. Do đó, có thể cho rằng, khách hàng tiêu thụ của Ajinomoto Nhật Bản chính là người dân của các quốc gia Đông Nam Á.
* Tại Việt Nam:
Công ty Ajinomoto Việt Nam đã dựa trên các nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Việt, nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao và phức tạp của khách hàng. Gặp phải sự cạnh tranh với những đối thủ như Vedan, Masan, Unilever Bestfoods & Elida P/S,… công ty Ajinomoto Việt Nam lấy chất lượng sản phẩm là vấn đề then chốt, không ngừng đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại và tiên tiến của Nhật Bản, áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2004. Thêm vào đó, công ty còn xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP), đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng mà tập đoàn Ajinomoto đã đề ra. Qua đó những sản phẩm cung cấp trên thị trường luôn đảm bảo về chất lượng ở mức cao nhất, khẳng định một lần nữa vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng.
Khách hàng dễ dàng tìm đến với Ajinomoto do nhân viên tiếp thị của Ajinomoto rất lịch sự và biết cách làm vừa lòng khách hàng, cộng thêm sự nhiệt tình và hết lòng phục vụ người tiêu dùng.
1.2.2. Đối thủ cạnh tranh:
* Tại Nhật Bản:
Ajinomoto là công ty chuyên về sản xuất thực phẩm và hóa mỹ phẩm với những sản phẩm như thực phẩm chế biến, gia vị, dầu ăn, đồ uống, sản phẩm đông lạnh, dược phẩm, thực phẩm y tế, đóng gói, logistic và những dịch vụ khác. Công ty gặp phải sự cạnh tranh từ những công ty cùng ngành trên thị trường như Maggi, Nestle…
So với thị trường gia vị hộ gia đình trong nước, Ajinomoto luôn dẫn đầu thị trường, ví dụ như vào năm 2010 với sản phẩm bột ngọt với nhãn hiệu Ajinomoto, Hi-Me chiếm 89% thị trường, gia vị cho các món ăn Trung Quốc với nhãn hiệu Cook Do thì chiếm 37% với quy mô thị trường 45 tỷ Yên. Nhận xét thì có thể thấy sự chiếm lĩnh ở vị trí dẫn đầu của Ajinomoto là khá vững chắc.
Doanh số sản phẩm thực phẩm y tế đạt được khá lớn, tăng trưởng khá nhanh qua các năm, luôn trên 80%. Theo số liệu ước lượng, vào năm 2010, sản phẩm LIVACT ( giúp điều trị bệnh xơ gan) đạt doanh số 15.8 tỷ Yên tăng 98%, sản phẩm PNTWIN đạt doanh số 2.2 tỷ Yên, tăng 81% và các sản phẩm khác.
Như vậy, Ajinomoto Nhật vẫn có khả năng nắm bắt thị trường một cách nhanh nhẹn, dựa vào năng lực cốt lõi của mình để tạo ra mức doanh thu tăng trưởng tốt.
* Tại Việt Nam:
Trên thị trường Việt Nam, đối thủ cạnh tranh chính của bột ngọt Ajinomoto là bột ngọt Vedan. Mặc dù xâm nhập thị trường Việt Nam sau Ajinomoto nhưng Vedan lại chiếm thị phần cao hơn thị phần của Ajinomoto và đã từng dẫn đầu thị trường bột ngọt Việt Nam. Và chính sách của Ajinomoto nhằm tạo ưu thế so với đối thủ là đầu tư 5 triệu USD vào chất thải để phân loại tái chế. Đồng hành với môi trường sẽ gánh thêm chi phí cao, làm mất đi tính cạnh tranh và lợi nhuận (thực tế trong hơn 10 năm qua báo cáo tài chính hằng năm của công ty Vedan luôn tăng trưởng rất cao, 8 tháng đầu năm 2008 là 17%), nhưng nhờ thế mà Ajinomoto đã ngoạn mục đánh gục Vedan, vươn lên vị trí đứng đầu ngành.
1.2.3. Sự xuất hiện cuả các đối thủ mới:
* Tại Nhật Bản:
Người dân Nhật rất hạn chế hoặc không sử dụng bột ngọt trong nấu ăn. Họ chỉ chế biến các nguyên liệu tươi từ tự nhiên. Sản xuất nội địa chủ yếu dành cho xuất khẩu. Vì vậy, các đối thủ cạnh tranh mới không có cơ hội bước vào thị trường Nhật, vốn là quê hương của các sản phẩm thực phẩm và gia vị.
* Tại Việt Nam:
Do thị trường còn quá lớn, sự canh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh chưa đi vào cao trào, lại chọn người tiêu dùng làm đích đến, khiến các hãng đua chen giành thị phần. Hai yếu tố chính được các công ty lớn tập trung xây dựng thương hiệu và giành thị phần là nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp thị, kinh doanh có bài bản. Ngay cả tiêu chí xác định đâu là sản phẩm cao cấp, đâu là sản phẩm trung bình cũng chưa rõ ràng, chủ yếu phụ thuộc cách nhà kinh doanh quảng cáo tạo nên tâm lý ở khách hàng. Khác biệt thấy được chỉ là mức giá chênh lệch nhau, còn ngon hơn mức độ nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị cá nhân. Ðiểm lại có sự ra mắt của hạt nêm Knorr, Maggi và mới đây nhất là Chinsu. Đây là điều đáng để Ajinomoto Việt Nam lưu tâm.
1.2.4. Sản phẩm thay thế:
* Tại Nhật Bản:
Cũng như sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế cũng không có vị trí nhất định nào trong thị trường Nhật. Nhu cầu của người dân ở đây về các sản phẩm gia vị là rất thấp.
* Tại Việt Nam:
Cho đến nay, bột ngọt được xem là một gia vị chủ yếu không thể thiếu trong các món ăn thường ngày. Việc sử dụng bột ngọt đã trở thành thói quen và thông lệ trong nấu ăn, kể cả ở những tiệm ăn, nhà hàng. Các sản phẩm thay thế đáng kể chính là siêu bột ngọt, tạo vị ngọt dễ chịu và ít độc hại, còn tác động lên trung ương thần kinh vùng cảm nhận thèm ăn, kích thích thèm ăn... Nhưng do siêu bột ngọt có công dụng như bột ngọt, đều là chất gia vị, cộng thêm vào đó sự nhận biết về sự khác biệt giữa bột ngọt và siêu bột ngọt của người dân hầu như chưa có, nên dù tạo vị mạnh hơn nhiều so với bột ngọt, siêu bột ngọt vẫn không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận mà bột ngọt đem lại.
1.2.5. Áp lực từ nhà cung cấp:
* Tại Nhật Bản:
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của các sản phẩm Ajinomoto có thể đươc thu mua dễ dàng. Giá cả đầu vào rất rẻ và khối lượng dồi dào. Một lượng rất lớn nhà cung cấp như thế đã giảm đáng kể lợi thế của họ. Bên cạnh việc thu mua nguyên liệu từ địa phương của mỗi quốc gia, tập đoàn cũng thúc đẩy việc trồng trọt của địa phương, như thực hiện dự án trồng trọt cao năng suất sắn của Indonesia ở tỉnh Lampung từ năm tài chính 2005, bắt đầu cho thử nghiệm sử dụng phân compost từ vật liệu phế thải nông nghiệp, nhằm giảm chi phí hơn so với sử dụng phân bón hóa học. Bằng sự hỗ trợ của Ajinomoto, các hộ nông dân nằm trong chương trình hỗ trợ cũng được tiếp cận với kỹ thuật canh tác, cách quản lý và thông tin tiếp thị.
* Tại Việt Nam:
Hàng năm, Công ty Ajinomoto Việt Nam sử dụng một lượng lớn nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp như khoai mì và mía đường phục vụ cho hoạt động sản xuất mà những nguồn nguyên liệu này chủ yếu là được cung cấp bởi các trang trại và nông dân ở trong nước. Xuất phát từ việc phát triển bền vững, Công ty đã áp dụng phương án vừa kết hợp hỗ trợ cho nông dân, vừa muốn cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào sử dụng cho cây công nghiệp, rau và nhiều loại cây trồng khác… để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng thời phát triển cho sản phẩm mới ở Việt Nam bằng việc cho nông dân sử dụng thử nghiệm phân bón ami-ami dạng lỏng được sản xuất từ phế phẩm sinh ra từ quá trình sản xuất bột ngọt và cho tới nay loại phân bón này đã được các hộ nông dân ưa dùng.
Với chính sách khôn khéo như thế, Ajinomoto hoàn toàn tạo được lợi thế so với nhà cung cấp, cắt giảm sự phụ thuộc của mình, tạo được mối quan hệ tốt người nông dân, đồng thời cũng tranh thủ được lòng tin của họ và tạo nguồn khách tiêu thụ cho chính sản phẩm phân bón từ phế liệu của mình.
1.2.6. Đánh giá:
Từ phân tích môi trường vi mô, tuy ta có thể đánh giá mặt ngoài tình hình kinh doanh của Ajinomoto, nhưng thực chất nó không thể nói lên hết tất cả, đặc biệt là không áp dụng nếu có trường hợp đặc biệt hay biến cố mạnh xảy ra. Tuy nhiên, qua đó, ta thấy được môi trường kinh doanh cùng một ngành hàng ở Nhật Bản và Việt Nam có những khác biệt rõ rệt. Từ đây, các nhà lãnh đạo của 2 quốc gia có những đánh giá định tính khác nhau về vị trí chiến lược của công ty, đưa ra những chính sách phù hợp từ công ty mẹ và chính sách áp dụng phù hợp ở các công ty con.
2. Môi trường bên trong:
* Văn hóa công ty:
Văn hóa kinh doanh truyền thống của Nhật Bản đánh giá cao lòng trung thành của nhân viên và xem làm việc trọn đời là một phương thức hiệu quả để nâng cao năng suất cũng như lòng nhiệt tâm đóng góp của nhân viên cho công ty. Tập đoàn Ajinomoto cũng đã tận dụng lợi thế này, kết hợp với các chính sách ưu đãi cũng như tạo sự an tâm cho nhân viên khi làm việc. Bên cạnh đó, công ty ủng hộ sự tương tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách thiết kế cấu trúc tổ chức có sự phân quyền rõ ràng để xác định trách nhiệm cũng như quyền hạn một cách cụ thể. Công ty cũng hiểu rõ điều kiện cần thiết để thành công là tập trung đầu tư và quản lý con người, chú trọng vào bốn quy trình: đồng cảm với nhân viên; chia sẻ tình hình hiện tại của công ty với nhân viên, làm rõ mục tiêu, phân công vai trò; khuyến khích những nhân viên có ý thức tự lập cao; đánh giá đúng những nhân viên có ý thức cao.
Là một tập đoàn đa quốc gia, Ajinomoto luôn tìm cách duy trì những giá trị tích cực trong văn hóa công ty cũng như tìm cách thích ứng với từng môi trường ở các quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, người đứng đầu cao nhất là ông Toshiyuki Nakane, quốc tịch Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty Ajinomoto Việt Nam cũng đã tuyển dụng các nhân sự cấp cao cũng như đội ngũ nhân viên là người bản địa, vốn am hiểu về môi trường kinh doanh và văn hóa nước sở tại để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, có thể nói, chính sách đối với nhân viên của Ajinomoto rất linh hoạt với những môi trường khác nhau nhưng rất nhất quán trong việc theo đuổi cốt lõi là nâng cao giá trị con người.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Sự thành công của Ajinomoto là một ví dụ điển hình của những công ty đa quốc gia biết cách sử dụng có hiệu quả lợi thế của công ty mẹ và các nguồn lực của các quốc gia khác nơi đặt công ty con. Tại các quốc gia nơi công ty đầu tư, trong đó có Việt Nam, tận dụng tốt nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn nhân công trẻ, rẻ và thị trường rộng lớn, Ajinomoto có thể xây dựng một hệ thống khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu đến sản xuất và tiêu thụ, điều mà không thể làm tại Nhật Bản, nơi không có nhiều tài nguyên, lao động phổ thông rẻ cũng như thị trường lớn. Bên cạnh đó, các nước được Ajinomo chọn đầu tư còn có nền chính trị ổn định, kinh tế có xu hướng phát triển mạnh, luật pháp cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của chính phủ đối với những nhà đầu tư nước ngoài là những điều kiện tốt cho việc xây dựng và vận hành ổn định của nhà máy. Hiệu quả của việc đầu tư này được thể hiện rõ trong giai đoạn gần đây, khi mà nền kinh tế, chính trị Nhật có những thay đổi bất lợi cộng với ảnh hưởng nặng nề của thiên tai sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng những rủi ro đó đã được Ajinomoto giảm bớt bằng nguồn lợi nhuận từ các công ty con mang lại. Tóm lại, sự thành công của Ajinomoto chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình quản lý tiên tiến và công nghệ cao của công ty mẹ với điều kiện sản xuất tiêu thụ thuận lợi của các công ty con, mang lại lợi ích cho cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam.
PHỤ LỤC
Lịch sử hình thành và phát triển tập đoàn Ajinomoto
1907
Tháng 9
Tiến sĩ, nhà hóa học Kikunae Ikeda bắt đầu phát triển vị umami từ tảo biển khô. Vị này không giống với bốn vị cơ bản đã được biết đến là mặn, chua, ngọt và đắng. Umami được mô tả là vị ngọt thịt và được tạo ra bởi glutamate.
1908
Tháng 7
Kikunae Ikeda đạt được bằng sáng chế về sản xuất bột ngọt.
Tháng 9
Ông Saburosuke Suzuki sở hữu bằng sáng chế nói trên cùng với tiến sĩ Ikeda.
Tháng 11
Thương hiệu được đăng ký - Lady & AJI-NO-MOTO®.
Tháng 12
Bắt đầu sản xuất bột ngọt AJI-NO-MOTO® tại nhà máy Zushi.
1909
Tháng 5
Bán sản phẩm AJI-NO-MOTO® tại Nhật Bản vào ngày 20 tháng 5 năm 1909.
1910
Tháng 5
Chọn đại lý độc quyền tại Đài Loan và bán sản phẩm AJI-NO-MOTO®
Tháng 8
Chọn đại lý độc quyền tại Hàn Quốc và bán sản phẩm AJI-NO-MOTO®
1917
Tháng 8
Khai trương văn phòng mua hàng và kinh doanh tại New York.
1918
Tháng 2
Mở văn phòng kinh doanh tại Thượng Hải.
1927
Tháng 6
Mở văn phòng bán sản phẩm tại Singapore.
1946
Tháng 2
Đổi tên công ty thành Tập đoàn Ajinomoto.
1949
Tháng 5
Cổ phiếu của Tập đoàn được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo.
1958
Tháng 5
Thành lập of Union Chemicals, Inc. tại Philippines. (Nay là Ajinomoto Philippines Corporation)
1960
Tháng 3
Thành lập Công ty Ajinomoto Thái Lan.
1961
Tháng 7
Thành lập Công ty Ajinomoto Malaya.
1968
Tháng 2
Thành lập Ajinomoto del Peru S.A.
1969
Tháng 7
Thành lập PT Ajinomoto Indonesia.
1984
Tháng 10
Thành lập Heatland Lysine, Inc. (Nay là Ajinomoto Heartland LLC tại Mỹ)
1991
Tháng 2
Thành lập Công ty B&W Việt Nam (Nay là Công ty Ajinomoto Việt Nam)
1996
Tháng 12
Thành lập Công ty Ajinomoto Trung Quốc
2003
Tháng 10
Thành lập AJINOMOTO FOODS EUROPE S.A.S. tại Pháp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Website chính thức của tập đoàn Ajinomoto:
[2] Website chính thức của tập đoàn Ajinomoto Việt Nam:
[3] Võ Lâm – Ajinomoto Việt Nam sản phẩm của mọi nhà – Tạp chí Thương Hiệu Việt – Đăng ngày 27/06/2008
[4] Luật Bảo vệ môi trường – số 52/2005/QH11 – Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005
[5] Giới thiệu tập đoàn Ajinomoto – tạp chí Sieuthichatluongcao
[6] Ẩm thực Việt Nam – Wikipedia
[7] Hương Giang – Năm 2010: Năm đáng quên đối với kinh tế Nhật Bản – Báo điện tử baomoi.com – Đăng ngày 29/12/2101
[8] Nguyễn Tất Thịnh, giảng viên học viện hành chính quốc gia – Văn hóa kinh doanh Nhật Bản – website www.nhatban.net
[9] Thanh Bình – Kinh tế Nhật tăng trưởng âm nữa đầu 2011 – báo điện tử vnexpress.net – Đăng ngày 24/4/2011
[10] Phúc Minh – Kinh tế Nhật Bản phục hồi – thời báo Kinh tế Sài Gòn online – đăng ngày
18-09-2011
[11] Nguyễn Tiến Hùng – Kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái – website www.hanoijsg.org – đăng ngày 20/05/2011
[12] Nguyễn Thị Thu Trang – Được mất từ Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương – tạp chí Thương Mại Thủy Sản, số 132 tháng 10 năm 2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ajinomoto_co_inc_3726.doc