Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

KẾT LUẬN Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong thời gian qua, phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt, diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả tăng, còn diện tích cây lương thực (chủ yếu là diện tích lúa) giảm. ðối với ngành chăn nuôi, đàn bò thịt, bò sữa, đàn lợn. tăng cả về số lượng và chất lượng, còn đàn trâu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm. Trong nhiều năm, cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích gieo trồng, còn các loại cây có giá trị cao như cây công nghiệp, cây ăn quả. chiếm tỷ trọng thấp. Ngành chăn nuôi phát triển còn chậm. Qua nhiều năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chỉ ở mức 22 - 23%. Muốn cho nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đi vào chiều sâu.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 183 PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN ðẠI HÓA VŨ THỊ MAI HƯƠNG Khoa ðịa lý, Trường ðHSP Hà Nội I. ðẶT VẤN ðỀ Việt Nam là một nước có ña số dân sống bằng nông nghiệp, vì vậy, vấn ñề công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn ñược ñặt lên hàng ñầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ñược xem là nhiệm vụ trọng tâm của tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian qua, cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam ñã chuyển dịch theo hướng tích cực và ñạt ñược những thành tựu nhất ñịnh. Tuy nhiên, tốc ñộ chuyển dịch còn chậm và chưa hợp lý. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ thêm những tiến bộ và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay (theo nghĩa hẹp). II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân a. Một số thành tựu quan trọng của ngành nông nghiệp Những năm gần ñây, thế giới biết ñến Việt Nam như là một ñất nước ñang tiến hành thành công công cuộc ñổi mới, trong ñó có sự ñóng góp ñáng kể của ngành nông nghiệp. - Thành tựu nổi bật và to lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam là ñã chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Sản xuất lương thực phát triển nhanh và liên tục. Năm 1986, sản lượng lương thực mới ñạt 18,3 triệu tấn, ñến năm 2005 ñã ñạt 39,5 triệu tấn. Nước ta ñã giải quyết vững chắc vấn ñề lương thực, ñảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ñưa Việt Nam từ nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới liên tục từ năm 1989 ñến nay. - Xuất khẩu nông sản ñã tạo ra xung lực mạnh mẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng và ñẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa. Xuất khẩu nông sản tăng liên tục và ñã ñóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1985 chỉ ñạt 400 triệu USD thì ñến năm 2005 ñã ñạt 5,8 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhiều loại nông sản của Việt Nam ñã vươn ra chiếm lĩnh và có vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế (gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, ñiều...). Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 184 b. Nông nghiệp trong cơ cấu GDP Trong thời gian qua, cơ cấu các ngành kinh tế ở nước ta ñã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hóa, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Tỷ trọng của nhóm ngành nông - lâm - thủy sản (khu vực 1) ñã giảm từ 23,24% năm 2001 xuống còn 20,89% năm 2005. Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng (khu vực 2) ñã tăng mạnh từ 38,13% năm 2001 lên 41,04% năm 2005. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ (khu vực 3) năm 2005 ñã ñạt 38,07%, cao hơn tỷ trọng 37,98% năm 2004, ñã chặn lại ñược sự sút giảm liên tục tỷ trọng của nhóm ngành này trong 9 năm trước ñây. Tuy nhiên, so với một số nước ở khu vực châu Á, tỷ trọng của ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) trong cơ cấu GDP của Việt Nam vẫn còn cao. Chẳng hạn, cơ cấu kinh tế của Trung Quốc theo ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ năm 2005 là: 14,4%, 53,1% và 32,5%; tương tự cơ cấu kinh tế của Thái Lan là 9,3%, 45,1% và 45,6%; của Inñônêxia là 14,7%, 30,7% và 54,6%; Malayxia là 7,2%, 33,3% và 59,5%. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần, ñiều ñó không có nghĩa là vai trò của ngành nông nghiệp suy giảm, mà nó là xu thế chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng trưởng liên tục từ 20.666,5 tỷ ñồng năm 1990 lên 185.218,8 tỷ ñồng năm 2005, tăng trung bình 5,5%/năm. 2. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai ñoạn 2001 - 2005 a. Chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - thủy sản Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực 1 trong những năm qua là chuyển dần từ nền sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc, thuần nông, năng suất và hiệu quả thấp sang nền sản xuất hàng hóa ña ngành, ña canh, ña sản phẩm có năng suất và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy lợi thế về ñất ñai, nguồn nước, kinh nghiệm sản xuất của từng vùng, từng ñịa phương. ðó là xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất. Nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản trong những năm qua thực chất là chuyển nền sản xuất nông nghiệp theo nghĩa rộng từ phương thức ñộc canh cây lúa, tự cấp tự túc lương thực, phân tán quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp sang nền nông nghiệp ña canh, hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội cao, môi trường sinh thái bền vững, trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ñịa phương. Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ñã có bước chuyển từ nông nghiệp sang thủy sản với tốc ñộ chậm nhưng khá rõ nét. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất từ 76,41% năm 2001 giảm xuống còn 72,11% năm 2005, nhưng giá trị tuyệt ñối vẫn tăng bình quân 4,12%/năm. Tỷ trọng lâm nghiệp vừa nhỏ bé lại có xu hướng giảm dần từ 4,70% Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 185 năm 2001 chỉ còn 3,69% năm 2005 nhưng giá trị tuyệt ñối vẫn tăng nhẹ, ñạt 1,38%/năm. Tốc ñộ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh nhất là ngành thủy sản. Tỷ trọng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất từ 18,90% năm 2001 tăng lên 24,20% năm 2005 và tốc ñộ tăng trưởng ñạt bình quân 12,1%/năm. ðó là nét nổi bật ñáng ghi nhận trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực 1. b. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch ñúng hướng. Tỷ trọng của ngành trồng trọt ñã giảm từ 77,9% năm 2001 xuống còn 74,5% năm 2005, trong khi ñó tỷ trọng ngành chăn nuôi ñã tăng từ 19,6% năm 2001 lên 23,4% năm 2005. Bảng 1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai ñoạn 2001 - 2005 (%) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2001 77,9 19,6 2,5 2002 76,7 21,1 2,2 2003 75,4 22,4 2,2 2004 76,3 21,6 2,1 2005 74,5 23,4 2,1 Nguồn [5] Với chủ trương phát triển chăn nuôi, ñưa chăn nuôi trở thành ngành chính, có sản lượng và chất lượng cao, ngành chăn nuôi ñã ñược chú trọng phát triển. Tuy nhiên, những năm gần ñây, chăn nuôi vẫn duy trì theo quy mô hộ gia ñình, phân tán nhỏ lẻ và sản phẩm chăn nuôi chưa trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Mặc dù ngành này có tốc ñộ tăng trưởng khá cao, nhưng vẫn chưa có bước ñột phá ñể vươn lên chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của cả nước. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng diễn ra chậm và chưa hợp lý: ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. - Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Ngành trồng trọt cũng ñã chuyển dịch theo hướng ña canh, ña dạng hóa sản phẩm, từng bước gắn với thị trường. Minh chứng là cơ cấu cây trồng ñã thay ñổi theo hướng tăng tỷ trọng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và giảm tỷ trọng diện tích cây lương thực. Cây lương thực không giảm diện tích nhưng tỷ trọng trong cơ cấu diện tích cây trồng ñã giảm từ 74,1% (2001) xuống còn 72,2% (2005). Có thể nói, kết quả lớn nhất trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có năng suất và giá trị kinh tế cao hơn. Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa giảm ñể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả gắn với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cụ thể, trong 5 năm qua, diện tích lúa trên cả nước ñã giảm từ 7492,7 nghìn ha xuống còn 7326,4 nghìn ha. Số diện tích Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 186 này ñược chuyển sang ñể nuôi trồng thủy sản và trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, cũng như có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn và dễ tính hơn. Bảng 2. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng giai ñoạn 2001 - 2005 Tổng diện tích gieo trồng Cây lương thực Cây công nghiệp Cây ăn quả Năm Diện tích (1000 ha) % Diện tích (1000 ha) % Diện tích (1000 ha) % Diện tích (1000 ha) % 2001 11096,1 100,0 8224,7 74,1 2261,8 20,4 609,6 5,5 2002 11337,3 100,0 8322,5 73,4 2337,3 20,6 677,5 6,0 2003 11437,0 100,0 8366,7 73,2 2345,8 20,5 724,5 6,3 2004 11596,0 100,0 8437,8 72,8 2411,4 20,8 746,8 6,4 2005 11591,6 100,0 8371,3 72,2 2453,4 21,2 766,9 6,6 Mặc dù diện tích trồng lúa giảm nhưng các ñịa phương ñã chú trọng ñến việc thâm canh, tăng năng suất nên sản lượng lương thực vẫn tăng, an ninh lương thực luôn ñược ñảm bảo. Sản lượng lương thực tăng từ 34,3 triệu tấn (năm 2001) lên 39,5 triệu tấn (năm 2005), trong ñó, sản lượng lúa tăng từ 32,1 triệu tấn lên 35,8 triệu tấn. Lương thực bình quân ñầu người tăng từ 436 kg (năm 2001) lên 476 kg (năm 2005). Hàng năm nước ta xuất khẩu khoảng 3,5 ñến 4 triệu tấn gạo. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo ñứng thứ hai trên thế giới và xuất khẩu gạo là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp của Việt Nam. Lần ñầu tiên sau 17 năm tham gia xuất khẩu gạo, năm 2005 Việt Nam ñã xuất khẩu ñược 5,2 triệu tấn thu về 1,4 triệu USD. Cây công nghiệp ngày càng ñược ưu tiên phát triển vì thị trường tiêu thụ khá ổn ñịnh. Ngành có ñiều kiện ñể ñầu tư và phát triển sản xuất theo chiều sâu, thâm canh, có ñiều kiện thuận lợi ñể áp dụng quy trình công nghệ trong việc chọn giống, chăm sóc, thu hái và chế biến. Do ñó, diện tích cây công nghiệp ñược mở rộng, sản lượng tăng nhanh và chất lượng ñược nâng cao, ñặc biệt là các cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu. Năm 2005 so với năm 2001, diện tích cây công nghiệp tăng 191,6 nghìn ha: trong ñó ñậu tương diện tích tăng 63,3 nghìn ha, sản lượng tăng 117,8 nghìn tấn; lạc diện tích tăng 25,3 nghìn ha, sản lượng tăng 122,4 nghìn ha; ñiều diện tích tăng 128,8 nghìn ha, sản lượng tăng 158,9 nghìn tấn; cao su diện tích tăng 64,4 nghìn ha, sản lượng tăng 156 nghìn tấn. Trong số những cây công nghiệp lâu năm, chỉ có cây cà phê ñã gặp nhiều khó khăn hơn vì thị trường tiêu thụ không ổn ñịnh trong thời gian qua. Vì thế, người dân ñã chủ ñộng giảm dịên tích trồng cây cà phê xuống còn 491,4 nghìn ha vào năm 2005. Sản xuất cây công nghiệp có sự ñiều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường ñể xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu và ñã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. ðó là các vùng trồng cà phê ở Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 187 Tây Nguyên, vùng trồng cao su ở ðông Nam Bộ, chè ở Miền núi và Trung du phía Bắc, bông vải ở Duyên hải Nam Trung Bộ... Có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là sản phẩm cây công nghiệp. Hiện nay Việt Nam ñang ñứng ñầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu; thứ hai về xuất khẩu cà phê, hạt ñiều; thứ tư về xuất khẩu cao su và thứ bảy về xuất khẩu chè. Cây ăn quả tiếp tục ñược mở rộng diện tích. Tổng diện tích cây ăn quả ñạt 766,9 nghìn ha (năm 2005), tăng 157,3 nghìn ha so với năm 2001. Diện tích tăng chủ yếu do cải tạo vườn tạp và tăng diện tích trồng cây ñặc sản có giá trị hàng hóa cao. Sản xuất cây ăn quả tập trung nhiều nhất tại vùng ñồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 231 nghìn ha, chiếm khoảng 30% cả nước. Ngoài ra, các vùng cây ăn quả có diện tích lớn tiếp theo là vùng ðông Bắc chiếm tỷ trọng 19%, ðông Nam Bộ 17%... Cây ăn quả không chỉ tăng về diện tích mà chất lượng của sản phẩm ñã ít nhiều có ñược những thương hiệu riêng. Những vùng trồng cây ñặc sản của từng ñịa phương ñã ñược hình thành và trở nên nổi tiếng với thị trường trong và ngoài nước: nhãn lồng (Hưng Yên), vải thiều (Thanh Hà, Lục Ngạn), cam quýt (Canh, Cần Thơ), bưởi (Phúc Trạch, ðoan Hùng, Năm Roi), xoài cát (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang), quýt hồng (ðồng Tháp)... - Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Tốc ñộ tăng trưởng của ngành chăn nuôi giai ñoạn 2001 - 2005 là khá cao (7,22%/năm). Ngành chăn nuôi ñang từng bước chuyển dịch ñể trở thành ngành sản xuất chính. Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và ña dạng hóa vật nuôi. Ngoài các sản phẩm truyền thống vẫn ñược phát triển theo hướng lấy thịt và sữa thay cho lấy sức kéo như trước ñây, ngành ñã tập trung nuôi một số loài mới nhằm ñáp ứng nhu cầu thị trường như hươu, ñà ñiểu, cá sấu, cừu, ong, ngan Pháp... Phương thức chăn nuôi cũng ñang chuyển dần từ hình thức chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại với quy mô ngày càng lớn. Bảng 3. Cơ cấu ñàn gia súc giai ñoạn 2001 - 2005 (tính từ [5]) Trâu Bò Lợn Năm Tổng số (Nghìn con) Nghìn con % Nghìn con % Nghìn con % 2001 28507,7 2807,9 9,8 3899.7 13,7 21800,1 76,5 2002 30046,9 2814,5 9,4 4062.9 13,5 23169,5 77,1 2003 32113,9 2834,9 8,8 4394.4 13,7 24884,6 77,5 2004 33921,2 2869,8 8,5 4907.7 14,5 26143,7 77,1 2005 35897,9 2922,2 8,1 5540.7 15,4 27435,0 76,4 Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển 188 Chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ñàn gia súc và có xu hướng tăng lên rõ rệt trong thời gian qua. Tổng ñàn lợn ñạt 27,43 triệu con (năm 2005), tăng 25,8% so với năm 2001, trong ñó ñàn lợn nái 3,88 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ñạt 2,29 triệu tấn, ñạt mức cao nhất trong giai ñoạn 2001 - 2005. Phương thức chăn nuôi trang trại và sản xuất hàng hóa ñang phát triển mạnh ở các tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam ðịnh, Hải Phòng, Thanh Hoá... Một số mô hình hợp tác xã chăn nuôi lợn hướng nạc ñã xuất hiện như ở Nam Sách (Hải Dương), ðan Phượng (Hà Tây), Yên ðịnh (Thanh Hoá), Văn Giang (Hưng Yên)... Chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, tính ñến năm 2005 tổng ñàn bò cả nước ñạt 5,54 triệu con (tăng 42% so với năm 2001). Sản lượng thịt xuất chuồng 153.166 tấn, tăng 58,7% so với năm 2001. Chăn nuôi bò sữa ñang ñược Việt Nam ñặc biệt quan tâm phát triển. Ngành này cũng có mức tăng trưởng mạnh. Nếu như năm 2001, ñàn bò sữa cả nước có 41,1 nghìn con thì ñến năm 2005 ñạt 104,1 nghìn con. Sản lượng sữa ñạt 197.679 tấn, ñáp ứng 22% nhu cầu sữa tươi trong nước. Số lượng bò sữa tập trung chủ yếu ở vùng ðông Nam Bộ (61,4%) và ñồng bằng sông Hồng (11,5%). Có 12 tỉnh, thành phố có ñàn bò sữa trên 2.000 con, nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 54.000 con. Chăn nuôi trâu có xu hướng giảm xuống khi tốc ñộ cơ khí hóa nông nghiệp tăng lên. ðàn trâu ñạt 2,92 triệu con (năm 2005), song tỷ trọng trong cơ cấu ñàn gia súc ñã giảm rõ rệt (chỉ còn chiếm 8,1%). Vai trò trâu làm sức kéo giảm xuống trong khi nhu cầu phát triển trâu lấy thịt chưa phát triển. Chính vì thế hiện nay, chỉ có một số tỉnh miền núi, chăn nuôi trâu còn khá ổn ñịnh còn ở hầu hết các vùng ñồng bằng chăn nuôi trâu giảm hẳn. Chăn nuôi gia cầm ñang phải ñối mặt với những khó khăn do ñại dịch cúm gia cầm bùng phát (từ tháng 10/2003). Cả số lượng gia cầm, sản lượng thịt và sản lượng trứng ñã giảm mạnh vào năm 2004 và 2005. Nếu năm 2001 Việt Nam có 218,1 triệu gia cầm, năm 2003 có 254,6 triệu gia cầm thì ñến năm 2005 giảm xuống chỉ còn 219,9 triệu gia cầm. Năm 2005, sản lượng thịt giảm 50,8 nghìn tấn, sản lượng trứng giảm 903,8 triệu quả so với năm 2003. Nhìn chung, ngành chăn nuôi cũng có bước chuyển biến tích cực. Số ñầu gia súc tăng cao, nhất là ñàn bò thịt, ñàn bò sữa tăng khá, ñàn lợn tiếp tục phát triển ổn ñịnh. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở nước ta về cơ bản vẫn còn ở quy mô nhỏ, vẫn phân tán và tận dụng; giá thành chăn nuôi vẫn cao; tính bền vững chưa cao; chăn nuôi trang trại mặc dù ñang phát triển nhưng vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và việc quản lý, kiểm soát chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý 189 III. KẾT LUẬN Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, trong thời gian qua, phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam ñã thu ñược nhiều thành tựu ñáng khích lệ. Cơ cấu nông nghiệp ñã chuyển dịch ñúng hướng: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt, diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả tăng, còn diện tích cây lương thực (chủ yếu là diện tích lúa) giảm. ðối với ngành chăn nuôi, ñàn bò thịt, bò sữa, ñàn lợn... tăng cả về số lượng và chất lượng, còn ñàn trâu có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tốc ñộ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm. Trong nhiều năm, cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao trong diện tích gieo trồng, còn các loại cây có giá trị cao như cây công nghiệp, cây ăn quả... chiếm tỷ trọng thấp. Ngành chăn nuôi phát triển còn chậm. Qua nhiều năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chỉ ở mức 22 - 23%. Muốn cho nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng ñi vào chiều sâu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Kế hoạch và ðầu tư. Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 5 năm 2001 - 2005. Website: [2]. ðinh Văn Ân. Kinh tế Việt Nam năm 2001 - 2005 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010. Website: [3]. Nguyễn Sinh Cúc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện ñại hóa: Mục tiêu và thành tựu cơ bản. Website: [4]. Thời báo kinh tế Việt Nam - Kinh tế 2005 - 2006 Việt Nam, thế giới. [5]. Tổng cục Thống kê - Niên giám thống kê 2005. Hà Nội, 2006. [6]. Vũ Năng Dũng - Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ ñổi mới và triển vọng ñến năm 2010. Website: SUMMARY VU THI MAI HUONG In the past time, agricultural economy system of Viet Nam restructured in the right direction and recorded great achievements. However, rate of restructuring was quite slow and unreasonable. Through this article, the author wants to analyse advances and constraints in the restructure process of agricultural economy system in Viet Nam during the 2001 - 2005 period.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_su_chuyen_dich_co_cau_nong_nghiep_o_viet_nam_trong.pdf
Tài liệu liên quan