Phân tích SWOT của công ty Honda

A – Khái niệm, vai trò, ảnh hưởng của S, W, O, T Trong thị trường kinh tế hiện nay, một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân - đong – đo - đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập thị trường quốc trước khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Vì mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình phân SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Mô hình SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ . SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. Cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với Pest để tạo nên mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua các yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. SWOT là vết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Strengths: là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chí phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Strengths: thường trả lời cho câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường. Weaknesses: là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. Weaknesses thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. Strengths và Weaknesses của một doanh nghiệp được coi là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mỗi yếu tô bên trong của doanh nghiệp vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh. Opportunities là thời cơ của doanh nghiệp, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hay nói cách khác nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng đinh ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường.

doc14 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3140 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích SWOT của công ty Honda, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – Khái niệm, vai trò, ảnh hưởng của S, W, O, T Trong thị trường kinh tế hiện nay, một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến. Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa, giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước là điều không thể tránh khỏi và rủi ro trên thương trường đối với các doanh nghiệp cũng không nhỏ. Vì vậy phân tích SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân - đong – đo - đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập thị trường quốc trước khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Vì mô hình phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Quá trình phân SWOT sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năng của công ty với môi trường cạnh tranh mà công ty đó hoạt động. Mô hình SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ... SWOT được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ. Cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của công ty. SWOT thường được kết hợp với Pest để tạo nên mô hình phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua các yếu tố bên ngoài trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. SWOT là vết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Strengths: là thế mạnh của doanh nghiệp. Là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thế mạnh của doanh nghiệp thường thể hiện ở lợi thế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chí phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín doanh nghiệp trên thị trường. Strengths: thường trả lời cho câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường. Weaknesses: là những điểm yếu của doanh nghiệp, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và dành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. Weaknesses thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. Strengths và Weaknesses của một doanh nghiệp được coi là yếu tố bên trong doanh nghiệp. Mỗi yếu tô bên trong của doanh nghiệp vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là doanh nghiệp đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh. Opportunities là thời cơ của doanh nghiệp, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hay nói cách khác nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng đinh ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường. Opportunities thường trả lời cho các câu hỏi: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. Threats là nguy cơ của doanh nghiệp, là những đe doạ nguy hiểm, bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại , tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thiệt hại về hàng hoá, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu. Threats thường trả lời cho các câu hỏi: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng. Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của mình nhưng cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức độ và phạm vi, chỉ doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt thì tồn tại, doanh nghiệp cạnh tranh kém thì dẫn đến thua lỗ, phá sản. Ý nghĩa của SWOT: Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. B. THỰC TRẠNG. Phân tích SWOT của công ty Honda Trong thị trường kinh tế hiện nay có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT để hoạch định ra chiến lược kinh doanh như công ty sữa vinamilk, công ty honda, công ty toyota.......... Để hiểu rõ thêm về SWOT thì chúng ta sẽ tìm hiểu việc phân tích SWOT trong công ty honda. Công ty Honda là một tập đoàn sản xuất ôtô lớn thứ 2 tại Nhật Bản, do ông Soichiro Honda lập ra vào ngày 24/9/1948. L úc đầu thì là sản xuất xe gắn máy,sau mới phát triển rộng ra và nay sản xuất cả otô và xe máy. Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm.Tuy nhiên, có thể rằng nền tảng của sự thành công của Honda là phần làm xe máy. Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga từ năm 1958. Đến cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này. Năm 1976, xe Accord ngay lập tức được mọi người biết đến với đặc điểm tốn ít năng lượng và dễ lái; Honda đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ. Năm 1982, Honda là nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ, bắt đầu với nhà máy sản xuất xe Accord ở Marysville Honda là nhà sản xuất tự động đầu tiên của Nhật giới thiệu nhiều dòng xe sang trọng riêng biệt. Dòng xe Accura ra đời vào năm 1986 đã tạo nên nhiều kiểu xe Honda mạnh hơn và mang tính thể thao hơn so với những loại xe Honda khác. Cho kiểu xe năm 2007, Honda dự định tăng độ an toàn của xe bằng cách thêm vào các bộ phận tiêu chuẩn đối với tất cả các loại xe Honda ở Bắc Mỹ (ngoại trừ loại xe Insight và S2000 sẽ không có side-curtain airbad) như túi khí ở các ghế trước, side-curtain airbag, và bộ chống khóa cho thắng. Phân tích: Thế mạnh của Honda : Honda là một trong những thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong những năm qua Honda đã được người dùng công nhận là một trong những công ty có sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất, có độ an toàn cao... Điều này được thể hiện thông qua doanh số bán hàng của công ty tại các đại lý phân phối trên thị trường tiêu dùng. Từ cuối thập kỷ 60 đến đầu thập kỷ 70 thì Honda đã chiếm lĩnh thị trường thế giới và trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới, và từ đó đến nay thì công ty chưa bao giờ bị mất danh hiệu này. Thị trường tiêu thụ của Honda rất rộng lớn, hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo và có niêm yết giá trên thị trường chứng khoán Tokyo, Thành phố New York, Luân Đôn, Pari, California, Canada.... Lợi nhuận tăng cao. Tại các công ty liên doanh Honda tại Trung Quốc sẽ giúp công ty tăng thu nhập ròng hàng năm lên 10 tỉ yen (92,5 triệu USD), cao hơn dự đoán ban đầu của công ty, giám đốc tài chính Yoichi Hojo phát biểu với hãng tin Bloomberg. Điều này cho phép Honda tiếp tục giữ vững mục tiêu thu nhập ròng ngay cả sau khi đã hạ thấp dự báo lợi nhuận kinh doanh xuống 3,1%. Sự phát triển của thị trường Trung Quốc và Nga đang làm giảm bớt sự phụ thuộc của Honda và thị trường Bắc Mỹ, chiếm tới 70% lợi nhuận kinh doanh của hãng.Doanh số bán hàng của Honda tại Trung Quốc đã tăng 15%, và gấp đôi tại Nga trong quý đầu thuộc năm tài khóa, tăng nhanh hơn 8% tại Mỹ Honda luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Ở Honda, dịch vụ khách hàng không chỉ là chăm sóc thật tốt chiếc xe của bạn. Đối với chúng tôi, dịch vụ khách hàng là cung cấp dịch vụ tuyệt hảo, xuyên suốt và những quyền lợi đặc biệt chỉ dành cho quý khách hàng - những chủ nhân xe hơi Honda. Mẫu mã sản phẩm. Honda luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã của xe với thiết kế vượt trội, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an toàn. Năm 1976, xe Accord ngay lập tức được mọi người biết đến với đặc điểm tốn ít năng lượng và dễ lái, giúp cho Honda tìm được chỗ đứng ở Mỹ. Dòng xe Accura ra đời vào năm 1986 đã tạo nên nhiều kiểu xe Honda mạnh hơn và mang tính thể thao hơn so với những loại xe Honda khác. Kể từ khi ra mắt thị trường tháng 8 năm 2006, Honda Civic đã được khách hàng Việt Nam tín nhiệm. Luôn giành được chỗ đứng trong làng giải trí. Với thiết kế vượt trội, công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, an toàn, Honda Civic là một trong những lựa chọn tốt nhất cho khách hàng trong phân khúc xe sedan hạng trung. Ngay khi chiếc Civic ra đời nó đã được rất nhiều người ưa chuộng. Và chỉ sau 2 năm và 9 tháng số lượng bán hàng thực tế đã đạt 12.000 xe. Honda đã áp dụng rất nhiều những thành tựu khoa học để có thể cải biến chất lượng và mẫu mã cho những chiếc xe của mình như việc đầu tư một lượng tiền khổng lồ vào việc phát triển các mẫu xe chạy bằng pin nhiên liệu như thế này, Honda thực sự đang rất nỗ lực chứng minh cho sức sống của một thế hệ công nghệ tương lai. Luôn có những thiết kế mới. Mọi người đều mang trong mình một ước mơ. Ước mơ ấy không chỉ chắp cánh cho ta sức mạnh để vượt qua mọi thử thách mà còn khơi dậy trong ta niểm hứng khởi để chia sẻ, một động lực để sáng tạo và phát huy những ý tưởng tiến bộ, sự phát triển của  Honda cơ bản dựa trên ý tưởng ấy vì Honda vốn được xây dựng từ những ước mơ. Sức mạnh của ước mơ không ngừng đưa Honda vươn đến những bước đột phá trong công nghệ, không chỉ ở lĩnh vực xe máy mà cả xe hơi và máy động lực. Vì thế, sự ra đời của Civic là thành quả tuyệt vời từ việc theo đuổi và thực hiện ước mơ. Những nét thiết kế tinh xảo mới của Honda Civic phiên bản mới được lấy cảm hứng từ dáng vẻ thể thao đặc sắc của Civic Tyre R - một mẫu xe thể thao danh tiếng đã mở ra thế giới thú vị cho nhiều người sử dụng trên toàn cầu. Thiết kế mới sẽ mang đến sự độc đáo, cá tính, thời trang cùng những giây phút thú vị sau tay lái dành cho khách hàng. Điểm yếu Do thương hiệu nổi tiếng nên có rất nhiều sản phẩm khác tuy không sản xuất hay có bất kỳ mối quan hệ nào với công ty Honda đã nhái thương hiệu của Honda làm ảnh hưởng đến danh hiệu cảu công ty. Trong thời suy thoái toàn cầu hiện nay thì Honda đã phải đóng cửa một số công ty con ở Anh, sản lượng ô tô ở Anh đã giảm 47,5% hồi tháng 12/08 so với cùng kỳ năm 2007. Số lượng đăng ký ô tô mới trong năm 2008 cũng giảm 11%, xuống 2,1 triệu chiếc. Ngày 30/1, Honda cho biết lợi nhuận trong 3 tháng cuối cùng của năm 2008 giảm 90% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, Honda hiên đang không ngừng áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí, trong đó bao gồm cả việc tạm thời đóng cửa cơ sở chính của hãng tại Anh trong bốn tháng kể từ tháng hai Doanh thu của Honda Motor sẽ giảm 94,7% Nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai Nhật Bản - Honda Motor, hôm thứ ba (28/4) ước tính doanh thu của tập đoàn trong năm tài khóa 2009 bắt đầu từ tháng 4 sẽ giảm 94,7%, so với năm tài khóa 2008, xuống còn 10 tỷ yên (104 triệu USD). 3. Cơ hội Sự kiện SEMA 2008. Nhân sự kiện SEMA 2008, Honda công bố hoàn tất phiên bản mới mẫu xe đang rất được ưa chuộng Honda Fit 2009 cùng với phụ tùng của model Mugen mới và sẽ tung ra thị trường vào nửa đầu năm tới. Các phụ tùng bao gồm: vành đúc 16 inch, nắp bơm bình dầu bằng nhôm, lưới tản nhiệt thể thao, hệ thống giảm thanh mới, hình kí hiệu phía sau, tay gạt linh hoạt, pedal thể thao, thảm lót sàn xe… Chế tạo thêm nhiều sản phẩm mới. Từ năm 2004 hãng bắt đầu chế tạo mô tơ chạy diesel vừa êm vừa không cần bộ lọc nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm. Tuy nhiên, có thể tranh cãi rằng nền của sự thành công của công ty này là phần làm xe máy Liên tục mở rộng thị trường tiêu thụ. Honda đang thể hiện quyết tâm tăng thị phần tại Trung Quốc, với kế hoạch tạo một thương hiệu riêng cho thị trường Trung Quốc. Honda đã chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ tại Canda. Canada là một vùng đất rộng lớn kéo dài đến tận chân trời và trải rộng ra khắp bốn phương, với những hồ nước nằm rải rác, và những thành phố chỉ là những chấm nhỏ nối liền bằng các tuyến giao thông. Đây là cơ hội để Honda phát triển dòng sản phẩm của mình. Honda được xếp vị trí thứ 19 trong top 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2006. Nguy cơ Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Đối thủ mạnh nhất của Honda đó là Toyot. Toyota dự định tung ra dòng xe hybrid xăng-điện mới có giá khoảng 20.150 USD vào 2011 nhằm cạnh tranh với chiếc Insight của Honda, có giá dưới 20.000 USD ở thị trường Mỹ. Toyota sẽ cắt giảm chi phí sản xuất Prius để cho ra đời một sản phẩm rẻ như sử dụng động cơ xăng có dung tích nhỏ hơn 1,5 lít hiện tại Honda đang bị rất nhiều sản phẩm nhái nhãn hiệu của công ty. Điều này đã ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty. Nhiều sản phẩm mới của Honda đã bị các cửa hàng phân phối trên thị trường tự động tăng giá khi thấy mặt hàng bán chạy, khiến cho khách hàng không còn niềm tin đối với công ty. Điều này rất ảnh hưởng đến uy tín cũng như danh tiếng của Honda. C. Giải pháp Honda là nhà sản xuất tự động đầu tiên của Nhật giới thiệu nhiều dòng xe sang trọng riêng biệt. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường nhưng Honda vẫn tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng và liên tục đưa ra những sản phẩm mới có mẫu mã, phong cách, kiểu dáng riêng biệt. Để nâng cao được năng lực cạnh tranh của công ty Honda trên thị trường thì sau đây sẽ là một số giải pháp cho công ty trong những năm tiếp theo. Tăng cường hoạt động Marketing. È Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là một công việc cần thiết đối với bất cứ công ty nào trong quá trình kinh doanh. Một công ty không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thỏa mãn tất được nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, Công ty sẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa và dịch vụ mà công ty đang kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể để thực hiện được mục tiêu mà công ty đề ra. Sản phẩm Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng và phong phú. Xây dựng và phát triển thương hiệu Xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì công ty phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai hết và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động. Đi đôi với việc xây dựng thương hiệu, công ty cần phải thúc đẩy quá trình phát triển thương hiệu của mình. Chiến lược. Nên xây dựng chiến lược dựa trên hiểu biết sâu sắc về các khách hàng mục tiêu cũng như khả năng của công ty. Giới thiệu rõ ràng và nhất quán chiến lược đó tới các nhân viên, khách hàng và các cổ đông. Chỉ điều chỉnh chiến lược của mình khi cần đáp ứng những thay đổi trên thị trường - ví dụ như khi có công nghệ mới xuất hiện hoặc có các quy định mới của chính phủ. Thực hiện. Hợp lý hóa các quy trình sản xuất cơ bản để liên tục đáp ứng – nhưng không vượt quá – các kỳ vọng và yêu cầu của khách hàng. Loại bỏ lãng phí để tăng năng suất hàng năm từ 6% đến 7%. Văn hóa. Luôn nhắc nhở và giữ cho những nhà quản lý, người lao động, mỗi cá nhân và tập thể không ngừng đáp ứng được các kỳ vọng về kết quả kinh doanh. Luôn gắn liền chế độ lương thưởng với những mục tiêu cụ thể và tăng mức lương tiêu chuẩn hàng nằm. Nên giữ lại các phần thưởng trong trường hợp mục tiêu không được thực hiện. Phải luôn tuyên bố rõ ràng về các giá trị của công ty. Cơ cấu tổ chức. Xây dựng một cơ cấu tổ chức nhanh gọn, linh hoạt và đơn giản, giúp làm giảm thái độ quan liêu và đồng thời, đơn giản hoá hoạt động. Xoá bỏ các rào cản hành chính làm hạn chế việc trao đổi thông tin và hợp tác. Luôn tìm kiếm sự tận tâm và khả năng sáng tạo của các nhà quản lý tầm trung và của các nhân viên - chứ không phải tài năng của các giám đốc điều hành - cho tương lai của công ty. Tài năng. Luôn phát huy và đạt được những sức mạnh lâu dài bằng cách tìm kiếm người tài ngay trong nội bộ công ty. Việc phát triển nhân tài ngay trong công ty sẽ tiết kiệm và đáng tin cậy hơn là đi mua lại các nhân tài từ nơi khác tới. Nên xây dựng các chương trình đào tạo riêng dành cho các nhân viên giỏi nhất để giữ lại những nhà quản lý có tài. Giao cho họ những công việc thú vị và nhiều thách thức. Lãnh đạo Lãnh đạo của các công ty thành công thường rất tận tâm với công việc. Họ luôn đứng mũi chịu sào, gây dựng các mối quan hệ giữa mọi người ở tất cả các cấp. Họ nhận biết và tận dụng được những cơ hội kinh doanh trước khi các đối thủ cạnh tranh nhận ra và sớm giải quyết các vấn đề phát sinh. Các thành viên như vậy trong ban giám đốc công ty cũng sẽ có một phần lợi nhuận tài chính trong thành công của công ty thành công và họ thưởng hiểu rất rõ về ngành và lĩnh vực kinh doanh của mình. Sự sáng tạo. Luôn khuyến khích, động viên kịp thời những ý tưởng sáng tạo, mang tính đột phá ngay cả khi điều đó có nghĩa là loại bỏ những sản phẩm hiện có. Nên sử dụng công nghệ mới để tăng cường toàn bộ hoạt động, chứ không phải chỉ tăng cường các quá trình phát triển sản phẩm. Sáp nhập và liên kết. Nên tham gia vào hoạt động kinh doanh mới nào giúp thúc đẩy các quan hệ sẵn có với khách hàng và tăng cường sức mạnh chủ lực của công ty. Xây dựng quan hệ đối tác để tận dụng có hiệu quả nhất những tài năng của cả hai công ty. Và nên xây dựng một phương pháp có hệ thống nhằm xác định, lựa chọn và kết thúc những thoả thuận kinh doanh như vậy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan tich swot trong cong ty honda.doc
Tài liệu liên quan