Phân tích tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TPHCM

In recent years, Vietnam's tax policy has changed considerably when it comes to personal income tax on income received from wages. The study was based on interviews with employees of enterprises and state agencies. The results show that the proportional effects on the consumption expenditure of individuals earning wage income in Ho Chi Minh City include the following factors: PIT, sex, age, marital status, education level, job position. Particularly the saving factor has a negative impact on expenditure

pdf9 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TPHCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh -2017) 298 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH GIẢM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐẾN TIÊU DÙNG TẠI TPHCM Bùi Nguyên Khá *, Lƣơng Quế Chi Trường Đại học ng nghiệp Th c ph m Thành phố h inh * Email: khabn@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 06/07/2017; Ngày chấp nhận đăng: 30/08/2017 TÓM TẮT Trong những năm gần đây, chính sách thuế của Việt Nam đã có bước thay đổi đáng kể khi đánh thuế thu nhập cá nhân lên thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phỏng vấn của các đối tượng lao động có thu nhập tiền lương, tiền công thuộc các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. Kết quả cho thấy rằng các tác động tỷ lệ thuận đến chi tiêu tiêu dùng của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM bao gồm các yếu tố: thuế TNCN, giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Riêng yếu tố tiết kiệm có tác động tỷ lệ nghịch trong chi tiêu. Từ khoá: Thuế thu nhập cá nhân, tiền lương tiền công, chi tiêu tiêu dùng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong trong những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 (Nghị quyết 02 năm 2013) của Quốc hội đề ra là chính sách giảm thuế. Trong đó chính sách thuế được người lao động quan tâm nhiều nhất đó chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) (triển khai thực hiện từ ngày 01/07/2013 áp dụng mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh với giảm trừ cho bản thân người nộp thuế 9.000.000 đồng/ tháng, giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc thuộc diện được giảm trừ là 3.600.000 đồng/tháng). Việc giảm thuế TNCN gần đây sẽ giúp cho người dân có thêm một nguồn thu nhập bổ sung và điều này nếu được đưa vào trong tiêu dùng sẽ giúp gia tăng thị phần, khả năng thanh toán trên thị trường. Theo tính toán của Bộ Tài chính, việc nâng ngưỡng nộp thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng cuối năm 2013 thì ngân sách giảm thu 5.200 tỷ đồng và trong năm 2014 thì giảm thu 13.350 tỷ đồng. Số lượng người phải nộp thuế hiện đang vào khoảng 3,87 triệu người sẽ giảm xuống còn khoảng 1 triệu người. Đó là tín hiệu đáng mừng cho hơn 2 triệu lao động không phải nộp thuế, có lẽ số thuế TNCN không phải nộp, sẽ đưa vào tiêu dùng nhiều hơn. Việc khuyến khích tiêu dùng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn hiện nay. 2. TỔNG QUAN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Theo thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN là khoản tiền tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách Nhà nước. Thuế TNCN là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Ngoài ra, Thuế TNCN là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Thuế TNCN luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia đều gắn chính sách thuế TNCN với một số chính sách xã hội khác (như phúc lợi công cộng, chăm sóc sức khỏe). hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM 299 Theo William (2014), thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, tất cả các cá nhân có thu nhập bao gồm: công dân nước sở tại và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên tại nước đó và hầu như tất cả số thu nhập có được của các cá nhân đều phải tính thuế không kể nguồn thu nhập phát sinh trong nước hay ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách của thuế TNCN rất cao. Việc đánh thuế TNCN thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần. Đặc điểm này xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế TNCN là điều tiết mạnh người có thu nhập cao, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Do vậy, việc sử dụng thuế suất lũy tiến từng phần sẽ đáp ứng được nhu cầu đó vì phần thu nhập tăng thêm càng cao thì sẽ phải tính thuế suất càng cao. 2.2. Các nghiên cứu về tác động chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng Theo Keynes (1924), khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương quan giữa thu nhập và chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập bao gồm thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tiêu dùng hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm. Theo Dương Tấn Diệp (2001), hàm tiêu dùng cho biết thu nhập khả dụng (Yd) tác động chi tiêu tiêu dùng (C), người có thu nhập từ tiền lương tiền công đủ điều kiện nộp thuế TNCN sẽ chịu thuế TNCN. Vì vậy, thu nhập khả dụng của của cá nhân sẽ là thu nhập cá nhân (Y) - Thuế TNCN (Td). Theo Gale và Samwick (2014) những tác động của thay đổi thuế thu nhập vào tăng trưởng kinh tế, tác giả cho rằng giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm các khoản thu nhập sau thuế được cải thiện, người lao động có khuynh hướng tăng làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, sau một thời gian khi thu nhập tăng lên thì người lao động có khuynh hướng giảm làm việc, tiết kiệm và đầu tư. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rằng cải cách thuế thu nhập sẽ tăng quy mô nền kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên điều mà ít được chú ý là: giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế bằng cách cắt giảm hoặc xóa bỏ hoạt động miễn, giảm thuế đối với những nhóm cá nhân hoặc hoạt động nhất định sẽ tăng mức thuế hữu hiệu, do vậy đi ngược với chính sách giảm thuế. Tuy nhiên, giảm mức thu nhập bắt đầu đánh thuế giúp phân bổ lại nguồn lực từ các khu vực được ưu tiên thuế đến những khu vực có lợi tức kinh tế (trước thuế) cao nhất. 2.3 Thực trạng thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hiện nay Theo Tổng cục Thuế (2014) ghi nhận, để hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngày 15/08/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC (sau đây xin gọi là Thông tư 111) hướng dẫn về luật thuế Thu nhập cá nhân. Thông tư 111 đã khắc phục những tồn tại trong quá trình thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Các nội dung sửa đổi, bổ sung theo hướng có lợi cho người nộp thuế thể hiện ở 03 nhóm vấn đề chính như sau: Một là, thống nhất các văn bản hướng dẫn thực hiện về chính sách thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân. Do Luật thuế TNCN lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam nên trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính (BTC), Tổng cục Thuế (TCT) đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh. Do có quá nhiều văn bản nên các nội dung hướng dẫn chồng chéo, không rõ ràng dẫn đến khó khăn cho người nộp thuế trong thực hiện. Thông tư số 111 đã thay thế Thông tư số 84/2008/TT-BTC và nhiều công văn hướng dẫn của BTC và TCT về thuế TNCN ban hành trước ngày 01/7/2013. Tại thông tư 111 đã thống nhất các nội dung hướng dẫn về chính sách thuế thu nhập cá nhân và một số nguyên tắc chung về quản lý thuế TNCN quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi tìm hiểu về chính sách thuế TNCN. Hai là, chính sách thuế TNCN sửa đổi, bổ sung nhằm giảm mức đóng góp đối với người nộp thuế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Nhà nước đối với người nộp thuế trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế như nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 4.000.000 đồng/tháng lên 9.000.000 đồng/tháng đối với người nộp thuế và từ 1.600.000 triệu đồng/tháng lên 3.600.000 đồng/tháng đối với người phụ thuộc; Bổ sung một số khoản lợi ích khác do người sử dụng lao động chi cho người lao động hoặc trả hộ cho người lao động không tính vào thu nhập chịu thuế như: Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động chi, trả hộ như: mua suất ăn, cấp phiếu ăn cũng ùi gu ên há ư ng uế hi 300 được chấp nhận; Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ cho người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần (trước 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam); Các khoản thanh toán mà người sử dụng lao động trả để phục vụ việc điều động, luân chuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại hợp đồng lao động, tuân thủ lịch lao động chuẩn theo thông lệ quốc tế của một số ngành như dầu khí, khai khoáng; Khoản tiền học phí cho con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ (trước ngày 01/7/2013 chỉ áp dụng đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có con học tại Việt Nam); Bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế như: Bổ sung trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng bất động sản là công trình xây dựng trong tương lai và nhà ở hình thành trong tương lai giữa một số thân nhân được miễn thuế (đối tượng thân nhân trong trường hơp này bao gồm: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau) Ba là, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế khi thực hiện khai và nộp thuế TNCN như: quy định thu hẹp đối tượng phải quyết toán thuế, hướng dẫn chi tiết cách xác định cư trú và bổ sung quy định về cấp mã số thuế cho người phụ thuộc. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Dựa vào nghiên cứu liên quan trước đây của Vũ Triều Minh (1997) để chọn ra các yếu tố đại diện biến phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng mô hình nghiên cứu theo chi tiêu của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM. Kết hợp với nghiên cứu dựa trên lý thuyết kinh tế học vĩ mô “Hộ gia đình có thu nhập và phân bổ thu nhập vào tiêu dùng, tiết kiệm và nộp thuế”. Như vậy, thu nhập cá nhân (Y) = Chi tiêu tiêu dùng (C) + Tiết kiệm (S) + Thuế TNCN (Td) Y= C +S + Td (1) Yd = Y – Td (2) Từ (1) và (2) : Yd = C+ S (3) C = Y – Td – S (4) Trong đó: Y: Thu nhập cá nhân, C: Tiêu dùng, S: Tiết kiệm, Td: Thuế TNCN. Dựa vào cơ sở lý thuyết và những phân tích trên, tác giả đề nghị mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 nhóm yếu tố (thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp) là các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc là mức chi tiêu tiêu dùng cá nhân với giả định rằng cá nhân được điều tra trong bảng khảo sát chi tiêu giới hạn trong phần thu nhập có được từ tiền lương tiền công. Qua nghiên cứu thực tế tại TP.HCM để đo lường, định lượng mức độ tác động của chính sách giảm thuế TNCN đến chi tiêu của người dân có thu nhập từ tiền lương tiền công, từ đó xây dựng được mô hình theo chi tiêu của cá nhân tại TP. HCM như sau: Mức chi tiêu = Hằng số + Thu nhập cá nhân + Tiết kiệm + Thuế TNCN + Giới tính + Độ tuổi + Tình trạng hôn nhân + Trình độ học vấn + Nghề nghiệp. Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến (biến độc lập hay biến giải thích) đến một số biến (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của các biến giải thích. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp (biến giải thích) đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân (biến kết quả). Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính sử dụng biến phụ thuộc dạng biến giá trị liên tục để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Sử dụng phương pháp định tính, suy diễn giải thích để đề ra các giải pháp phù hợp, từ đó để xuất kiến hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM 301 nghị chính sách thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công cho phù hợp. ình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ghiên cứu của tác giả) Trước khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát, qua trao đổi cá nhân được biết mỗi cá nhân khó có thể nắm được toàn tổng chi tiêu trung bình trong tháng, đa phần cá nhân có thể ước chừng các khoản chi tiêu cá nhân. Do vậy khi đưa ra bảng câu hỏi khảo sát, tác giả liệt kê các khoản chi tiêu: chi thuê nhà, chỗ ở; chi ăn uống; chi sức khỏe, y tế; chi học tập, nâng cao trình độ; chi vui chơi giải trí; chi vui mua sắm trang thiết bị; chi khác (đi lại, quan hệ xã hội, cho tặng, cấp dưỡng,). Từ (4) C = Y – Td – S, ta xây dựng phương trình hồi quy có dạng: C = β0 + β1.Y – β2.Td –β3.S + βK.XK + ε (5) (XK = 1,6) - Biến phụ thuộc C đo lường mức chi tiêu, tiêu dùng cá nhân bình quân trong tháng. C nhận giá trị 1 nếu chi tiêu cá nhân chịu tác động của chính sách thuế TNCN mới, C nhận giá trị 0 nếu chi tiêu cá nhân không chịu tác động của chính sách thuế TNCN mới. - Biến độc lập: Y: Thu nhập cá nhân, Td: Thuế TNCN, S: Tiết kiệm, X1: Giới tính, X2: Độ tuổi, X3: Tình trạng hôn nhân, X4: Trình độ học vấn, X5: Nghề nghiệp, β0 : hằng số, β1 – βk : hệ số hồi quy riêng phần (Partial regression coefficients), ε : sai số 3.2. Mô tả biến nghiên cứu 3.2.1. Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc (C) sử dụng trong mô hình là mức chi tiêu, tiêu dùng của cá nhân trung bình hàng tháng. Trong hầu hết các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng của cá nhân hay một công ty hay thậm chí một đất nước thì nhân tố được chọn làm đại diện cho biến phụ thuộc phổ biến nhất là số chi tiêu hàng tháng. Ngoài chỉ tiêu đại diện chi tiêu tiêu dùng trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng mà các công ty thực hiện khảo sát thị trường cũng hay dùng số sản phẩm tiêu thụ để làm chỉ tiêu đại diện cho biến phụ thuộc. Tuy nhiên trong bài tác giả thực hiện đã chọn chỉ tiêu số tiền chi tiêu hàng tháng làm đại diện vì nhận ra rằng đây là đại lượng phản ánh rõ nhất sự tiêu dùng hàng tháng của cá nhân. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lượng chi tiêu hàng tháng của đối tượng nghiên cứu chính là các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM. 3.2.2. Biến độc lập Với mục đích của nghiên cứu là định lượng các yếu tác động đến chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM, trong các yếu tố tác động đến chi tiêu thì yếu tố chính sách thuế TNCN được tác giả chọn làm mục tiêu để phân tích. Một số chỉ tiêu đại diện cho các nhân tố này sẽ được tác giả đưa vào mô hình, đây là các nhân tố quen thuộc gần gũi và mang tính chất đại diện phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Việc lựa chọn các nhân tố này dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Theo đó các nhân tố được lựa chọn là: Thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Trong đó: Thu nhập của cá nhân trung bình hàng tháng (Y) được đề cập trong nghiên cứu này là số tiền mà cá nhân thực nhận trung bình hàng tháng, được tính bằng đồng Việt Nam, trong các nghiên cứu của Bimal Signh (2004) và Richar Sutherland và Roland Cralgwell (2012) thì đây là chỉ tiêu đại diện cho sự giàu có. Thu nhập cá nhân Tiết kiệm Thuế TNCN Giới tính Độ tuổi Tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn Nghề nghiệp Chi tiêu, tiêu dùng ùi gu ên há ư ng uế hi 302 Thuế TNCN (Td) được đề cập trong nghiên cứu này là số tiền thuế TNCN phải đóng trung bình hàng tháng cho Nhà nước theo Luật Thuế TNCN tại thời điểm năm khảo sát là 2012 và 2016, được tính bằng đồng Việt Nam. Tiết kiệm (S) là số tiền trung bình hàng tháng còn lại không được sử dụng cho chi tiêu, tiêu dùng cá nhân (như thuê nhà, chỗ ở; ăn uống; sức khỏe, y tế; học tập, nâng cao trình độ; vui chơi, giải trí; mua sắm trang thiết bị và các chi tiêu khác (như đi lại, quan hệ xã hội, cho tặng, cấp dưỡng), được tính bằng đồng Việt Nam. Giới tính (X1), nhận giá trị 1 đại diện cho nam và giá trị 0 đại diện cho nữ. Chỉ tiêu này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu của Wiyada Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul (2007), Helen Lee và Andrew Tan (2006), Độ tuổi (X2), là yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng đến chi tiêu, tiêu dùng. Mỗi độ tuổi sẽ có sở thích chi tiêu và nhu cầu khác nhau kéo theo hành vi và cách nhìn nhận khác nhau về từng khía cạnh các vấn đề. Tình trạng hôn nhân (X3) đánh giá mức độ cũng như quyết định chi tiêu tiêu dùng của cá nhân khác nhau giữa các nhóm có tính trạng hôn nhân khác nhau. Trình độ học vấn (X4) quyết định khả năng chi tiêu tiêu dùng thông qua thông nhập có được, khi cá nhân có trình độ học vấn cao có thu nhập cao thì mức chi tiêu cũng sẽ nhiều hơn. Việc lựa chọn yếu tố này dựa vào lý thuyết của John Maynard Keynes thì quy luật tâm lý cơ bản là ở chỗ con người có thiên hướng tăng tiêu dùng cùng với tăng thu nhập, nhưng không tăng theo cùng một tốc độ của tăng thu nhập. Nhìn chung phần cá nhân có thu nhập cao sẽ chi tiêu, tiêu dùng nhiều hơn. Nghề nghiệp (X5), nghề nghiệp của một người cũng tác động đến tiêu dùng cá nhân bất kì. Mỗi cá nhân sẽ tùy vào tính chất nghề nghiệp, môi trường công việc và quan hệ với các cá nhân khác trong phạm vi công việc mà có những hành vi hay động cơ tiêu dùng khác nhau. Theo Bùi Minh Quỳnh (2014), cách thức tiêu dùng của con người còn chịu sự chi phối rất lớn bởi nghề nghiệp của họ. Một ca sĩ chuyên biểu diễn trên sân khấu luôn mua sắm quần áo hàng hiệu, độc đáo, người làm nghề giáo viên lại thường mua quần áo trang nhã, kín đáo 3.3. Mô tả dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu dùng cho việc nghiên cứu nhân tố thuế TNCN tác động đến chi tiêu, tiêu dùng hàng tháng của cá nhân người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM được thu thập thông qua việc khảo sát các các nhân tại TP.HCM. Việc chọn đối tượng khảo sát là hoàn toàn ngẫu nhiên thông qua khảo sát online kết hợp với điều tra trực tiếp trên phiếu trả lời. Trong phân tích hồi quy tuyến tính bội, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức: n ≥ 8m + 50, trong đó: n là kích cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình. Nghiên cứu này sử dụng 8 biến độc lập, nên số mẫu tối thiểu cần thiết là: n ≥ 8x8 + 50. Vậy kích thước cỡ mẫu n ≥ 114. Thông thường, các nghiên cứu trong thực tế thì nhà nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu bằng hoặc lớn hơn 200. Đề tài sử dụng số liệu của 395 của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công đang làm việc sinh sống tại TP.HCM năm 2012 và năm 2016. Đây được cho là giai đoạn trước và sau khi có sự thay đổi mức giảm trừ gia cảnh (bắt đầu từ ngày 01/07/2013). Sau khi lọc lấy những phiếu hợp lệ, số liệu còn lại thỏa mãn yêu cầu là 365 cá nhân. Mỗi cá nhân được quan sát qua 02 năm và biến được theo dõi tương ứng theo từng quan sát, tổng cộng 730 quan sát. Để nghiên cứu đề tài tác động của chính sách thuế TNCN đến chi tiêu tiêu dùng tại TP.HCM. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi có 31 câu hỏi bao gồm dữ liệu về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và dữ liệu cá nhân (giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tác dụng của Luật Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lƣơng tiền công Những năm qua, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta và cộng đồng hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM 303 doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Trước sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội thế giới, thông lệ quốc tế đã cam kết, Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung phù hợp. Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Khi nền kinh tế có sự suy thoái, Nhà nước muốn kích cầu nên Quốc hội đã có Nghị quyết miễn, giảm một số khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân. Để chính sách thuế ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, sau 4 năm thực hiện Luật, tại kỳ họp tháng 11/2012, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN (Luật số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012) có hiệu lực từ 01/7/2013. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, số liệu được Bộ Tài chính tổng kết: 4.1.1. Luật Thuế T đã góp phần thu hep khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Luật Thuế TNCN có quy định giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú. Từ 01/01/2009 đến 30/06/2013, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế 4.000.000 đồng/tháng; cho mỗi người phụ thuộc là 1.600.000 đồng/tháng. Từ 01/07/2014 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế 9.000.000 đồng/tháng; cho mỗi người phụ thuộc là 3.600.000 triệu đồng/tháng. Như vậy, người có thu nhập thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh thì chưa phải nộp thuế. Người có thu nhập cao hơn mức giảm trừ gia cảnh phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc (5%; 10%; 15%; 20%; 25%; 30%; 35%). Quy định nêu trên đã thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của người có thu nhập, cụ thể: Người có thu nhập thấp thì chưa phải nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau. Bảng 1. Tỷ trọng người nộp thuế TNCN có thu nhập từ tiền lương tiền công Năm Số lượng người chưa đến mức nộp thuế (người) Tỷ trọng người nộp thuế trong tổng số người nộp thuế (%) Tỷ trọng số thuế nộp trong tổng số thuế thu được từ tiền lương tiền công (%) Bậc 1 Bậc 2 trở lên Bậc 1 Bậc 2 trở lên 2009 3.293.000 76,6 23,4 7,0 93,0 2010 6.582.000 73,3 26,7 10,06 90,04 2011 8.777.000 73,3 26,7 10,0 90,0 2012 9.378.000 73,5 26,7 9.8 90,2 2013 11.376.000 76,9 23 10,4 89,8 gu n: Tổng hợp báo cáo tổng kết của ộ Tài ch nh năm 0 4) Qua đây ta thấy số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công nộp thuế ở bậc 1 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người phải nộp thuế nhưng số thuế nộp không lớn so với tổng số thuế thu từ tiền lương, tiền công, số người nộp thuế từ bậc 2 trở lên không lớn nhưng số thuế nộp chiếm tỷ trọng lớn. Việc điều tiết thuế TNCN như nêu trên đã góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. 4.1.2. Luật Thuế T đã góp phần th c hiện kiểm soát thu nhập của dân cư Tính đến hết năm 2011, ngành Thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân, trong đó có trên 12.647.286 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác. Tính đến hết năm 2013, ngành Thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 17.475.559 cá nhân, trong đó có 14.428.569 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác. Thông qua việc thực hiện khấu trừ, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của tổ chức chi trả thu nhập được cấp mã số thuế; việc kê khai, nộp thuế của cá nhân được cấp mã số thuế có thu nhập cơ quan Thuế ùi gu ên há ư ng uế hi 304 có thể quản lý, kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế, nắm được tương đối đầy đủ thông tin về thu nhập từ tiền lương, tiền công của cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế là doanh nghiệp trả cho người lao động trong biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn. 4.1.3. Thuế T đã góp phần bảo đảm hu động ngu n thu cho ngân sách hà nước Qua 5 năm thực hiện Luật Thuế TNCN từ năm 2009 đến 2013, số thu thuế TNCN có sự tăng trưởng khá, thể hiện qua số thu ngân sách qua các năm ình 2. Thu ngân sách thuế TNCN qua 5 năm gu n: Tổng hợp báo cáo tổng kết của ộ Tài h nh năm 0 4) Qua số liệu thống kê của Bộ Tài chính qua các năm từ 2009 đến 2013, nguồn thu ngân sách từ thuế TNCN không ngừng tăng. Cụ thể năm 2009 mới thu được trên 14.000 tỉ thì năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi, tới 26.200 tỉ và năm 2011 đạt gần 38.500 tỉ đồng. Đóng góp lớn nhất là thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Hơn nữa, thực chất người nộp thuế ở bậc 1 chiếm gần 75% số người nộp thuế nhưng góp trong tổng nguồn thu cao nhất cũng chỉ khoảng 10%. Số người nộp thuế từ bậc 2 trở lên ba năm 2009-2010- 2011 cũng ở khoảng 26%, đã nộp từ 90-93% tổng thu. Mặc khác, việc nâng mức giảm trừ bản thân lên 9.000.000đ/ tháng và người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng theo Bộ Tài chính đến thời điểm cuối năm 2011, sẽ có khoảng 70% số người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh sẽ không phải nộp thuế nữa, tức là có khoảng 2,6 triệu người trong 3,8 triệu người đang nộp thuế TNCN hiện nay tới đây sẽ không phải nộp thuế. Số thuế giảm so với chính sách hiện hành của năm 2013 khoảng 5.200 tỉ đồng và năm 2014 giảm khoảng 13.350 tỉ đồng. Vì vậy sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu. 4.2. Kết quả nghiên cứu Từ mô hình nghiên cứu với dữ liệu thu được, nhóm tác giả có kết quả phương trình hồi quy tuyến tính như sau: Chi tiêu tiêu dùng = -2,162 + 0,159 Thu nhập cá nhân – 0,074 Thuế TNCN - 0,14 Tiết kiệm + 0,24 Giới tính + 0,01 Độ tuổi + 0,058 Tình trạng hôn nhân + 0,879 Trình độ học vấn + 0,009 Nghề nghiệp. Kết quả của phương trình hồi quy trên cho thấy các tác động cùng chiều đến chi tiêu tiêu dùng của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM bao gồm các yếu tố: thu nhập, giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Riêng yếu tố tiết kiệm có tác động ngược đối với chi tiêu. Điều này cho thấy rằng, khi thu nhập của người dân tại TPHCM tăng lên thì mức sẵn lòng chi tiêu của họ cũng tăng lên để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, nữ giới tại TPHCM sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn nam giới, điều này phù hợp với các nghiên cứu về tâm lý phụ nữ thích mua sắm nhiều hơn năm giới. Ngoài ra, các cá nhân có độ tuổi trẻ thì sở thích chi tiêu nhiều hơn vì nhu cầu phục vụ cá nhân nhiểu hơn so với những người dân có tuổi cao hơn. Hơn nữa, người kết hôn có nhu cầu mua sắm nhiều hơn so với những người độc thân ở cùng lứa tuổi, điều này có thể giải thích vì những cá nhân đã kết hôn sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những thành viên khác trong gia đình mà không có thu nhập như con cái và bố mẹ của họ. Về trình độ học vấn, các cá nhân có trình độ cao hơn thì mức sẵn lòng chi tiêu sẽ nhiều hơn những người có trình độ thấp hơn vì khả năng chi tiêu nhiều hơn để các cá nhân có thể có thêm nhiều cơ hội tốt hơn như việc làm hay các dự án kinh doanh. Còn nghề nghiệp thì có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đối với chi tiêu của cá nhân tại TPHCM. hân t ch tác động ch nh sách giảm thuế thu nhập cá nhân đến tiêu dùng tại TP.HCM 305 Kết quả cũng cho thấy rằng, thuế thu nhập cá nhân có ảnh hưởng ngược chiều đến chi tiêu của chính họ. Điều này có thể giải thích vì thuế thu nhập cá nhân là một phần đóng góp ngân sách Nhà nước, các cá nhân sẽ trích một phần, hạn chế chi tiêu để thực hiện nghĩa vụ pháp luật. Vì vậy, các cá nhân sẽ giảm bớt phần chi tiêu của mình bằng một số tiền chính là khoản thuế nộp cho Nhà nước. Ngoài ra, các cá nhân còn phải tiết kiệm dự phòng cho bản thân nên hai yếu tố này làm giảm khả năng chi tiêu của cá nhân tại TPHCM. Với R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square thể hiện ở cột thứ 4 từ bên trái) từ R2 được sử dụng để phản ảnh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, thì R2 điều chỉnh của mô hình đạt 0,872 tức là 87,2% các biến có thể giải thích được sự tác động chính sách thuế thu nhập cá nhân có ảnh hưởng đến tiêu dùng tại TPHCM. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả còn thấy được sự khác biệt mức độ đánh giá giữa các nhóm thu nhập của người được khảo sát khác nhau khi sử dụng thu nhập này vào trong chi tiêu, tiêu dùng cá nhân là khác nhau. Thứ hai, sự khác biệt mức độ đánh giá giữa các nhóm có số lượng đăng ký người phụ thuộc của người được khảo sát khác nhau khi được giảm trừ thu nhập tính thuế TNCN là khác nhau. Thứ ba, sự khác biệt mức độ đánh giá giữa các nhóm khi có thu nhập tăng thêm hàng tháng khác nhau chịu sự tác động của chính sách giảm thuế TNCN khác nhau. Thứ tư, sự khác biệt mức độ đánh giá giữa các nhóm khi có ý kiến về chính sách thuế TNCN khác nhau chịu sự tác động của chính sách giảm thuế TNCN khác nhau. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm tám yếu tố ảnh hưởng, tác động đến chi tiêu tiêu dùng cá nhân thông qua thu nhập nhận được từ tiền lương tiền công tại TP.HCM gồm: thu nhập cá nhân, tiết kiệm, thuế TNCN, giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Qua đó thuế TNCN có tác động đến chi tiêu tiêu dùng, tuy nhiên tác động này ít khoảng 7,4%. Điều này có nghĩa là khi chính sách thuế TNCN giảm 1% thì chi tiêu tăng 7,4%. Hiện nay với tình hình kinh tế khó khăn, các nhà làm luật cần nghiên cứu chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế và chính sách giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế TNCN với mức phù hợp. Trong các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế của Nhà nước trong Luật Thuế TNCN đã được thông qua kể từ ngày 01/07/2013 với mức giảm trừ gia cảnh bản thân người nộp thuế từ 4.000.000 đồng/tháng điều chỉnh thành từ 9.000.000 đồng/tháng, giảm trừ người phụ thuộc từ 1.600.000 đồng/người/tháng điều chỉnh thành từ 3.600.000 đồng/người/tháng tới nay vẫn còn hiệu lực. Với chính sách thuế TNCN mới này một phần nào đó sẽ kích thích tiêu dùng thông qua việc giảm thuế TNCN, khi đó số tiền thuế này thay vì phải đóng như trước đây người tiêu dùng sẽ dùng cho chi tiêu tiêu dùng. Đây được xem là giải pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Trong nguồn thu ngân sách từ thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng là một công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho bộ máy nhà nước về an ninh, quốc phòng, khu vực hành chính công và đặc biệt là điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để tháo gỡ những khó khăn cho nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng nói chung và giảm bớt gánh nặng về thuế để người dân nói riêng, thực hiện cân đối chi cho ngân sách Nhà nước, đòi hỏi phải có một chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ, phù hợp với tốc độ lạm phát của đồng tiền và phù hợp với thu nhập bình quân của mọi người dân trong xã hội. Tuy nhiên không có bất kỳ chính sách nào là tối ưu, nếu giảm thuế TNCN sẽ kích thích tiêu dùng, trong chừng mực nào đó làm giảm nguồn thu trong ngân sách về Thuế. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê và báo cáo tình hình thu ngân sách thì thuế TNCN hàng năm đều tăng. Điều đó chứng tỏ việc thực thi chính sách thuế có liệu lực trong nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số ùi gu ên há ư ng uế hi 306 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN. 2. Đinh Văn Thông (2009) “Học thuyết Keynes và những vấn đề kích cầu”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25, trang 185-192. 3. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPS, NXB Hồng Đức. 4. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Bùi Văn Trịnh (2011) “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long”, Tạp chí khoa học, số 5, tr 30-36. 5. Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2011) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại TP. Cần Thơ, số 17b, tr113-119. 6. Vũ Minh Triều (1997) “Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong hộ gia đình”, Tạp chí xã hội học, số 1, tr 54-6. 7. William G. Gale (2014), Effects of Income Tax Changes on Economic Growth, The Brookings Institution and Tax Policy Center ABSTRACT AN ANALYSIS OF IMPACT TO INDIVIDUAL INCOME TAX POLICY FOR CONSUMPTION IN HO CHI MINH CITY Bui Nguyen Kha *, Lương Que Chi Ho Chi Minh City University of Food Industry * Email: khabn@vntp.edu.vn In recent years, Vietnam's tax policy has changed considerably when it comes to personal income tax on income received from wages. The study was based on interviews with employees of enterprises and state agencies. The results show that the proportional effects on the consumption expenditure of individuals earning wage income in Ho Chi Minh City include the following factors: PIT, sex, age, marital status, education level, job position. Particularly the saving factor has a negative impact on expenditure. Key words: Personal income tax; Wage; Consumer spending.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_tac_dong_chinh_sach_giam_thue_thu_nhap_ca_nhan_den.pdf
Tài liệu liên quan