Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Công ty TNHH Việt An

PHẦN MỞ ĐẦU *********** 1.1. Lý do chọn đề tài Trong cơ chế kinh tế thị trường khá sôi động như hiện nay, việc hoạt động đạt hay kém hiệu quả của một doanh nghiệp luôn đi liền với một mức rủi ro nhất định. Đó là yếu tố vốn có trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, gắn với một rủi ro cao hơn thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ lớn hơn. Ta có thể đánh giá được mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải thông qua tác động của các chỉ số đòn bẩy. Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào phân tích đòn bẩy để điều chỉnh các yếu tố liên quan sao cho phù hợp với suất sinh lợi và thái độ chấp nhận rủi ro của mình. Là một doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản non trẻ chỉ mới thâm nhập vào thị trường được hơn 2 năm, Việt An cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro. Với bước khởi đầu tương đối kém hiệu quả trong kết quả hoạt động sản xuất của năm 2005 đã đặt ra một nghi vấn lớn “Liệu việc thua lỗ trong kinh doanh có phải là do công ty đã mắc phải rủi ro?”. Câu trả lời sẽ được nêu ra nếu ta có thể phân tích các tỷ số đòn bẩy một cách chính xác. Bởi vì bằng các kết quả thu được qua việc tính toán các tỷ số này, ta có thể phản ánh một cách đầy đủ mức độ rủi ro mà công ty phải đối mặt tương ứng với mỗi mức tỷ suất sinh lợi mang về cho công ty. Từ đó, ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của rủi ro và tác động của đòn bẩy trong vai trò làm gia tăng sự ảnh hưởng đó đến suất sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề rất cần thiết để cho công ty có một cái nhìn chi tiết hơn trong việc đầu tư và phân bổ các nguồn lực. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa vào năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặc mới trên con đường hoạt động của công ty. Nó đòi hỏi công ty cần phải có những mục tiêu và kế hoạch thực hiện rõ ràng nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Từ đây, công tác nghiên cứu và phân tích tác động đòn bẩy trở nên rất cần thiết. Nó sẽ cho thấy những vấn đề trong việc sử dụng tài sản và nguồn vốn tại công ty. Trên cơ sở những nhận định về rủi ro và suất sinh lợi, sẽ giúp cho nhà quản trị và nhà đầu tư định hướng tốt hơn cho việc hoạt động ở các năm sau, và đưa ra quyết định sau cùng. Qua bài viết này ta sẽ có cái nhìn tương đối rõ hơn và chi tiết hơn những vấn đề liên quan đến đòn bẩy ảnh hưởng lên rủi ro và suất sinh lợi của công ty. Để từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc phải các rủi ro của công ty, các nhân tố cấu thành rủi ro đó và đo lường những nhân tố ấy để tìm cách hạn chế, khắc phục nó. Đây là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến trong định hướng phát triển của mình, làm sao tối thiểu hóa mức độ rủi ro mà vẫn duy trì suất sinh lợi cao để mang lại hiệu quả bền vững cho công ty mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ã Nhận diện rủi ro xảy ra trong giá bán và biến phí của công ty. ã Xem xét mức độ tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi. ã Đề ra các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi và hạn chế rủi ro ở công ty. 1.3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu: ã Tiến hành thu thập số liệu chủ yếu từ phòng kế toán thông qua các bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng xác định kết quả kinh doanh. ã Tìm hiểu vấn đề thông qua việc hỏi trực tiếp cán bộ chuyên môn trong công ty.  Phương pháp phân tích: ã So sánh giữa các kỳ phân tích để thấy được sự biến động trong hoạt động của công ty qua các năm. ã Đánh giá rủi ro của công ty qua việc tính toán các tỷ số tài chính. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện tại Công Ty TNHH Việt An và không đề cập sang các đối tượng khác như các đối thủ cùng ngành hoặc khách hàng của công ty . Luận văn chia làm 3 chương, dài 44 trang

doc44 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Công ty TNHH Việt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng chính sách lương tối thiểu cho công nhân là 510.000đồng/người/tháng trong năm 2005 và 580.000đồng/người/tháng trong năm 2006. Do đó ta có thể coi đây là khoản chi phí cố định trong CPNCTT của công ty. + Biến phí: là khoản lương biến động trên mỗi đơn vị sản phẩm làm ra hoặc đôi khi theo giờ công lao động của người công nhân. Khoản lương này sẽ biến động tăng khi công nhân làm việc vượt định mức số sản phẩm qui định hoặc định mức giờ công lao động vì ứng với mỗi định mức là một hệ số lương cao hơn. Ví dụ: tương ứng với 10 sản phẩm/ngày thì hệ số lương bằng 1; nếu số lượng vượt 10 sản phẩm/ngày (11 hoặc 12 sản phẩm chẳng hạn) thì ứng với hệ số lương là 1,2. - Về CP SXC: là chi phí hỗn hợp, bao gồm nhiều khoản như: CP nhân viên phân xưởng, CP vật liệu dùng trong sản xuất, CP dụng cụ sản xuất, CP khấu hao, CP dịch vụ mua ngoài, CP bằng tiền khác. + Trong đó, nếu phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu thì gồm có phần định phí là: CP nhân viên phân xưởng: cách tính lương tương tự như chi phí nhân công trực tiếp nhưng ở đây chính sách lương tối thiểu cho mỗi người công nhân là 480.000 đồng/tháng trong năm 2005 và 540.000 đồng/tháng trong năm 2006. CP khấu hao: khoản trích khấu hao các loại máy móc, tài sản cố định dùng trong phân xưởng. CP dụng cụ sản xuất: là khoản chi mua sắm các loại vật dụng, thiết bị có giá trị nhỏ như dao, rổ, cân... + Biến phí gồm: lương công nhân phân xưởng tính theo giờ công, CP vật liệu dùng trong sản xuất, CP dịch vụ mua ngoài, CP khác bằng tiền... - Về CP bán hàng: đây cũng là khoản chi phí hỗn hợp + Với biến phí là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền phục vụ cho việc bán và xuất khẩu hàng hóa: vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan, các loại chứng từ, giấy tờ liên quan đến việc bán hàng. + Định phí bao gồm chi phí mua dụng cụ đồ dùng cho việc bán hàng và chi phí cho việc quảng cáo. CP quảng cáo ở đây được coi là một khoản chi phí cố định bởi nó được chi theo từng thời kỳ quảng cáo. Thông thường việc quảng cáo ở công ty được thực hiện một năm 2 lần. - Về CP quản lý doanh nghiệp: nhìn chung đây là những khoản chi phí cố định. Không hoặc ít thay đổi theo nhu cầu sản xuất hoặc doanh thu. Bao gồm lương cho người nhân viên quản lý tính theo tháng, CP vật liệu quản lý, CP đồ dùng văn phòng, CP khấu hao TSCĐ, thuế và các phí,... Các khoản chi phí tăng chủ yếu là do nhu cầu cần thiết cho việc tự trang bị khi quy mô công ty được mở rộng. Về cách phân loại chi phí này, nhìn chung chỉ ở mức tương đối, bởi vì thực tế có nhiều loại chi phí phát sinh rất phức tạp nên khó mà phân biệt được định phí và biến phí một cách rõ ràng. 4.1.2. Xác định điểm hòa vốn Qua các số liệu thu thập được từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể tiến hành phân tích hòa vốn thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Bảng 4.2: Bảng phân tích hòa vốn Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Tuyệt đối Tương đối Định phí 6.700 15.579 8.880 133% Giá bán (đ.vị) 0,048466 0,048921 0,000455 0,9% Biến Phí (đ.vị) 0,041 0,044 0,003 6,7% Sản lượng (đ.vị) 2.889.482 7.663.682 4.774.200 165% Doanh thu 140.042 374.915 234.873 168% Chi phí 126.289 353.915 227.626 180% Lợi nhuận 13.752 21.000 7.247 53% Sản lượng h.vốn 946.395 3.263.930 2.317.535 245% Doanh thu h.vốn 45.868 159.675 113.807 248% Thời gian h.vốn 6 tháng & 19 ngày 5 tháng & 18 ngày Biểu đồ 4.1: Đồ thị hòa vốn năm 2005 Doanh thu Tổng CP Biến phí Định phí Điểm hòa vốn Sản lượng Giá trị Điểm tiêu thụ thực tế Biểu đồ 4.2: Đồ thị hòa vốn năm 2006 Tổng CP Doanh thu Biến phí Định phí Điểm hòa vốn Sản lượng Giá trị Điểm tiêu thụ thực tế Căn cứ vào bảng tính toán các chỉ tiêu hòa vốn trên ta có thể đánh giá được hoạt động của công ty trong 2 năm 2005 và 2006 như sau: - Năm 2005, sản lượng hòa vốn của công ty là 946.395 đơn vị sản phẩm và doanh thu hòa vốn là 45.868 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là để công ty đạt lợi nhuận trong năm 2005 thì sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt được phải vượt qua điểm hoà vốn về sản lượng và doanh thu. - Tương tự, trong năm 2006, công ty phải tiêu thụ hơn 3.263.930 đơn vị sản phẩm và đạt doanh thu trên 159.675 triệu đồng thì mới có lãi. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm này có diễn biến khá tốt, số lượng sản phẩm bán ra vượt hơn năm 2005 đến 308% (từ 1.713.468 sản phẩm lên 6.996.208 sản phẩm trong năm 2006) và doanh thu cũng vượt hơn 312%. Ở đây ta thấy có sự khác biệt giữa sản lượng hòa vốn của năm 2005 và 2006. Đó là hệ quả của việc công ty mở rộng quy mô hoạt động, các khoản chi phí tăng lên đòi hỏi công ty phải sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn thì mới có lãi. Bên cạnh đó còn có sự tác động khách quan của các yếu tố bên ngoài như cung cầu của thị trường về cá nguyên liệu và cá thành phẩm làm cho giá cả luôn biến động. Từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, doanh thu bán hàng và gây tác động làm dịch chuyển điểm hòa vốn của công ty từ 946.395 sản phẩm lên 3.263.930 sản phẩm. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty trong những năm qua. - Về chi phí: ta dễ dàng thấy được sự tăng nhanh chóng của chi phí qua 2 năm. + Trước tiên là định phí có sự biến động lớn (tăng 133%). Đó là do công ty đã đầu tư thêm 1 số trang thiết bị mới và hoàn thiện hệ thống sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại (như máy lạng da, sử dụng hệ thống băng chuyền vận chuyển cá từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, hệ thống đông lạnh,...) cùng với việc xây dựng thêm một kho tổng dùng để dự trữ sản phẩm. Đồng thời, đội ngũ công nhân viên sản xuất lẫn quản lý của công ty đều có sự gia tăng cả về số lượng lẫn giá cả (đã phân tích ở trên). Bên cạnh đó là sự đẩy mạnh công tác bán hàng và quản lý cũng đã đòi hỏi sự đầu tư của công ty về máy móc, trang thiết bị cho các khâu này... Từ đó đẩy chi phí cố định tăng lên. + Về biến phí, chủ yếu là sự tăng mạnh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cụ thể là do sự tăng sản lượng thu mua và giá cả các loại cá nguyên liệu đầu vào. Những năm qua, tình hình về thị trường cung và cầu sản phẩm cá da trơn nhộn nhịp hẳn lên làm cho giá cá thành phẩm tăng lên nhiều. Các công ty chế biến thủy sản nói chung bắt đầu có xu hướng tăng khối lượng sản xuất. Từ đó, kéo theo việc khan hiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, dẫn đến giá cá nguyên liệu cũng tăng vọt. Ta có thể thấy điều đó qua biến động của giá cá nguyên liệu trong 2 năm gần đây. Mức tăng trung bình của năm 2006 so với năm 2005 là 1.750 đồng/kg. Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng nhiều nhất đến sự gia tăng đột biến của chi phí biến đổi. + Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự gia tăng chi phí biến đổi này, bao gồm chi phí bán hàng, chi phí nhân công, chi phí sản xuất... Nhưng ta sẽ đề cập rõ hơn trong phần nghiên cứu sau. - Về giá bán: ta thấy mặc dù biến phí trong năm 2006 tăng lên rất nhiều (gần 3.000đồng/kg) nhưng giá bán chỉ nhỉnh hơn 500đồng/kg. Vậy tại sao công ty không tăng giá bán tương ứng với khoản chi phí tăng thêm? Đó là vì ở mức giá bán này, vẫn mang lại lợi nhuận cho công ty. Mặt khác, do tình hình mua bán khá gay gắt như hiện nay, công ty cố gắng duy trì giá cả ở mức thấp để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong nước. Vả lại, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì đồng tiền mang về cho công ty được quy đổi thành đồng USD, nên với mức chênh lệch này được xem như không đáng kể. 4.1.3. Biến động của chi phí trong những năm trước Đầu tiên, ta sẽ xét sự biến động chi phí của công ty trong 2 năm qua: Bảng 4.3: Bảng biến động các khoản chi phí qua các năm Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC 2005 2006 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) CP NVL t.tiếp 98.564 276.873 178.309 181 CP nhân công t.tiếp 6.059 16.545 10.486 173 CP SX chung 11.603 31.185 19.582 169 CP bán hàng 7.916 26.192 18.276 231 CP quản lý DN 2.147 3.156 1.009 47 Tổng CP 126.289 353.951 227.662 180 Qua bảng trên ta có thể thấy được biến động về chi phí của năm 2006 là rất lớn so với năm 2005: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tăng nhanh chóng, vượt hơn 181% so với năm 2005, từ 98.564 triệu đồng lên 276.873 triệu đồng. Một mặt chi phí này tăng do việc mở rộng sản xuất, cần nhiều nguyên liệu đầu vào. Mặt khác, ta có thể hiểu về việc này qua quy luật cung cầu cá thành phẩm trong 2 năm qua. Cầu trên thị trường các mặt hàng thủy sản đông lạnh đã tăng liên tiếp tạo sức ép đẩy giá cá nguyên liệu lên cao. Do đó làm cho giá cả nguyên liệu đầu vào của công ty bị ảnh hưởng theo. Chi phí nhân công trực tiếp: tăng 173%. Nguyên nhân cũng do việc mở rộng quy mô thị trường của công ty nên áp lực công việc nhiều, cần nhiều nhân công, đòi hỏi công nhân phải làm việc nhiều hơn để hoàn thành các đơn đặt hàng cho khách hàng. Mặt khác, năm 2006 chính phủ đã áp dụng chính sách lương mới, từ đó làm cho giá nhân công và các khoản trợ cấp nhìn chung ở các công ty cũng tăng lên theo. Chi phí sản xuất chung: tăng gần 170%. Phát sinh do công ty nâng cao mức sản xuất, cần nhiều chi phí cho phân xưởng, dụng cụ sản xuất và các dịch vụ mua ngoài. Chi phí bán hàng: đây là khoản phí có tốc độ tăng mạnh nhất, tăng 231%, từ 7.916 triệu đồng lên 26.192 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty đã tốn nhiều chi phí cho việc bán hàng mà trong đó chủ yếu là xuất khẩu. Vì phạm vi xuất khẩu của công ty đang được mở rộng, do đó, các khoản vận chuyển hàng đi bán, chứng từ mua bán, các thủ tục hải quan, các phí và lệ phí xuất khẩu, kiểm định chất lượng hàng hóa... làm cho chi phí bán hàng của năm 2006 tăng nhiều so với năm 2005. Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng khoảng 50%, ít hơn các khoản mục chi phí khác. Có thể lý giải khoản này ít biến động do phần lớn là chi phí cố định, không tăng theo nhu cầu sản xuất, phần lớn do nhu cầu của công việc quản lý trong công ty. Tổng chi phí: nhìn chung do mặt bằng các loại chi phí trong đó tăng cao nên đẩy tỷ lệ tổng chi phí lên theo. Xét về nguyên nhân chính thì ta thấy chủ yếu là do sự phát triển về mặt quy mô của công ty. Một khi công ty mở rộng sản xuất thì bước đầu tất yếu phải tốn nhiều chi phí. Triệu đồng Biểu đồ 4.3: Biểu đồ biến động các khoản mục chi phí qua 2 năm 2005 và 2006 Chi phí Bảng 4.4: Bảng biến động của doanh thu và chi phí hoạt động qua 2 năm Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC 2005 2006 Chênh lệch 2006/2005 Tuyệt đối Tương đối (%) CP NVL t.tiếp 98.564 276.873 178.309 181 CP nhân công t.tiếp 6.059 16.545 10.486 173 CP SX chung 11.603 31.185 19.582 169 Tổng CP hoạt động 116.226 324.603 208.377 179 DT BH & CCDV 83.026 342.261 259.235 312 Bù lại với sự tăng cao của tổng chi phí trong 2 năm 2005 - 2006 thì doanh thu mang lại cho công ty rất khả quan. Tăng hơn 300% so với năm trước đó. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng của chi phí cho thấy bước đầu mức độ hoạt động của công ty dần dần đi vào ổn định và đạt hiệu quả cao. Biểu đồ 4.4: Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng của doanh thu và chi phí hoạt động qua các năm Trong nguồn doanh thu mang về, ta thấy doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn. Qua đó cho thấy hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ lực của công ty hiện nay. Nguyên nhân là do thị trường trong nước có khá nhiều sản phẩm thay thế, giá rẻ, tiện dụng... Trong khi mặt hàng chủ yếu của công ty Việt An là cá fillet sơ chế nên rất khó cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với thị trường nước ngoài thì hoàn toàn có thể. Do khẩu vị ở từng quốc gia khác nhau nên mặt hàng này tương đối dễ tiêu thụ vì người tiêu dùng dễ dàng chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Bảng 4.5: Cơ cấu doanh thu của công ty trong 2 năm Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2005 Tỷ trọng Năm 2006 Tỷ trọng D.thu BH & CCDV 83.045 100 % 342.261 100 % D.thu xuất khẩu 65.001 78 % 252.954 74 % Sau đây ta sẽ phân tích những yếu tố bên trong gây nên biến động của tổng chi phí qua 2 năm hoạt động của công ty: Bảng 4.6: Bảng kết cấu tổng chi phí Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC 2005 Tỷ lệ % 2006 Tỷ lệ % Tổng chi phí 126.289 100 353.914 100 Tổng định phí 6.700 5,3 15.579 4,4 Tổng biến phí 119.589 94,7 338.335 95,6 Biểu đồ 4.5: Biểu đồ kết cấu tổng chi phí trong 2 năm 2005 và 2006 Năm 2005 94,7% Năm 2006 95,6% Tổng biến phí Tổng định phí 5,3% Tổng định phí 4,4% Qua biến động của các khoản mục chi phí đến tổng chi phí hoạt động của công ty, ta có thể nói rằng biến động này chủ yếu là do các khoản chi phí khả biến mà chi tiết hơn có lẽ là sự thay đổi của chi phí nguyên vật liệu và chi phí bán hàng. Vì qua phân tích dưới đây sẽ cho ta thấy sự biến đổi của chi phí khả biến phần lớn là do sự thay đổi tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu và chi phí bán hàng. Còn các khoản định phí mặc dù có sự gia tăng nhanh nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí và do đặc tính của nó nên không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng chi phí qua các năm. Tiếp theo, ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của các khoản chi phí trong tổng biến phí qua 2 năm: Bảng 4.7: Biến động các khoản mục chi phí biến đổi qua các năm Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2005 Tỷ lệ% Năm 2006 Tỷ lệ % 1. Biến phí NVL TT 98.564 82,42 276.873 81,83 2. Biến phí NC TT 4.223 3,53 11.673 3,45 3. Biến phí SXC 9.149 7,65 24.467 7,23 4. Biến phí bán hàng 7.654 6,40 25.322 7,48 TỔNG BIẾN PHÍ 119.589 100 338.335 100 Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tỷ trọng các khoản chi phí biến đổi qua các năm Về biến phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm cả biến động tăng về sản lượng thu mua và giá cả. Trong đó, tăng sản lượng thu mua là yếu tố chủ quan và giá cá tăng là yếu tố khách quan. - Do hệ quả của việc mở rộng sản xuất và giá cả nguyên liệu đầu vào nên các công ty không riêng gì Việt An, đều chịu ảnh hưởng biến động giá. Trong năm 2005, giá cá trung bình dao động từ 11.000 – 12.500 đồng/kg, nhưng sang năm 2006 thì mức dao động trung bình này lên đến 12.500 – 14.000 đồng/kg, và đến cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì thậm chí giá đã tăng đến mức kỷ lục 17.500 đồng/kg. - Về sản lượng cá thu mua, có sự gia tăng nhanh chóng về mức thu mua trong 2 năm qua, đây là điều tất yếu khi công ty mở rộng sản xuất. Bảng 4.8: Bảng biến động tình hình thu mua qua các năm Đơn vị: ngàn đồng KHOẢN MỤC 2005 2006 Tổng sản lượng thu mua (kg) 8.589.237 20.088.668 Tổng giá trị thu mua 101.304.000 272.140.000 Giá bình quân/kg 11,794 13,547 Nhìn vào biểu đồ, ta thấy mặc dù biến phí NVL có tăng lên, song tỷ lệ biến phí NVL trong tổng biến phí lại giảm. Điều này là do: + Giá bình quân của nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn giá định mức thu mua trong kế hoạch của công ty. Có được điều này là do chính sách thu mua của công ty. Nắm bắt được tâm lý lo sợ giá cá sụt giảm khi thu hoạch của người dân nên công ty sử dụng chính sách thu mua theo giá cả thỏa thuận trước trên hợp đồng. Một mặt kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất, mặt khác cũng đề phòng việc biến động của giá cá có thể tăng cao đến lúc thu mua. Tùy theo từng trường hợp mà việc ký kết hợp đồng có thể diễn ra sớm hay muộn trước khi cá được thu hoạch. + Một mặt những năm sau này công ty phần nào bớt đi khoản chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào nhờ có được nguồn nguyên liệu tự cấp, từ đó chủ động và ổn định về sản lượng và chất lượng cho nhà máy chế biến. Đây cũng là xu hướng chung của đa số công ty chế biến thủy sản hiện nay. + Mặt khác, với sự trợ giúp của các loại máy móc làm cho tỷ lệ hao hụt do sản phẩm hư giảm so với kế hoạch, cộng với tay nghề ngày càng nâng cao của người công nhân từ đó, ít tốn nguyên vật liệu hơn mà sản phẩm làm ra nhiều hơn. Về biến phí nhân công trực tiếp: mặc dù tăng 176%, nhưng có xu hướng giảm trong cơ cấu tổng biến phí năm 2006. Có sự gia tăng này là do hệ quả của việc mở rộng sản xuất nên có nhu cầu về số lượng công nhân và chính sách tăng tiền lương công nhân. Tuy nhiên, khoản chi phí này không tạo ra biến động lớn ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng biến phí hoạt động. Ta có thể thấy điều đó qua tỷ trọng của nó trong tổng biến phí của năm 2007. Vả lại trong 2 năm hoạt động, biến động của loại chi phí này tính ra cũng không đáng kể so với các khoản khác. Về biến phí sản xuất chung: cũng có sự gia tăng qua 2 năm, song tỷ lệ của nó trong tổng biến phí cũng giảm hơn so với năm 2005. Do tỷ trọng của nó thay đổi không lớn lắm nên cũng ảnh hưởng không lớn đến sự biến động chung của chi phí khả biến. Về biến phí bán hàng: gia tăng nhanh chóng qua 2 năm hoạt động, năm 2006 tăng gấp 230% so với năm 2005, và tỷ trọng của nó trong tổng chi phí khả biến cũng có sự chênh lệch lớn (tăng 1,08%), nếu so với mặt bằng chung các loại chi phí khác thì khoản chi phí này biến động mạnh hơn. Vì hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu nên khi mở rộng quy mô sản xuất thì việc gia tăng chi phí bán hàng cũng là điều dễ hiểu. Do công ty phải chi trả nhiều hơn cho việc vận chuyển, thủ tục chứng từ, bên cạnh đó là công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường được đẩy mạnh, vì thế làm cho chi phí tăng cao. 4.1.4. Độ bẩy hoạt động Như ta đã biết, độ lớn của đòn bẩy DOL là thước đo sự thay đổi của lợi nhuận thuần so với sự thay đổi của doanh số. Ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh là rất quan trọng. Nếu công ty có độ nghiêng đòn bẩy DOL càng lớn thì lợi nhuận đạt được sẽ càng nhạy cảm với những biến động của doanh thu. Thế nhưng độ nghiêng đòn bẩy DOL càng lớn thì rủi ro kinh doanh của công ty càng cao Sau khi xem xét điểm hòa vốn, từ đây ta có thể phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh lên doanh lợi của công ty. Bảng 4.9: Bảng phân tích độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2005 Năm 2006 Dthu thuần 83.026 342.261 Tổng CP 77.617 324.448 CP cố định 6.700 15.579 CP biến đổi 70.917 308.869 EBIT 5.409 17.813 DOL 2,24 1,87 Độ nghiêng đòn cân định phí DOL trong năm 2005 bằng 2,24 có nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 2,24%. Tương tự, độ lớn DOL trong năm 2006 bằng 1,87 cũng có nghĩa là khi doanh thu tăng lên hay giảm xuống 1% thì EBIT cũng sẽ tăng lên hay giảm xuống 1,87%. Qua bảng phân tích DOL trong 2 năm, thì độ nghiêng DOL trong năm 2006 thấp hơn năm DOL của năm 2005. Điều này cho thấy mức độ rủi ro kinh doanh của công ty trong năm 2006 đã giảm hẳn so với năm trước đó. Đó là do tỷ trọng chi phí cố định đã có xu hướng giảm xuống (chiếm 8,3% tổng chi phí trong năm 2005 giảm còn 4,6% trong năm 2006). Nguyên nhân là trong những năm đầu đi vào hoạt động, tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, đổi mới trang thiết bị nhiều nên công ty phải chi tiêu cho những khoản này khá lớn. Từ đó làm cho chi phí cố định cao. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo nền cho việc giảm thấp chi phí cố định ở những năm sau. Do đó, có thể DOL ở những năm sau sẽ có xu hướng giảm thấp xuống. Việc giảm chỉ số DOL xuống thấp đồng nghĩa với việc hạ thấp mức rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp phải gánh chịu nhưng nó cũng cho ta thấy rằng nếu vượt qua điểm hòa vốn thì mỗi phần trăm doanh thu tạo ra sẽ cho suất sinh lợi nhỏ hơn suất sinh lợi trong năm 2005. 4.2. Đòn bẩy tài chính 4.2.1. Mối quan hệ giữa EBIT và ROE Tiếp theo đây ta sẽ xét đến mối quan hệ giữa EBIT và ROE sau 2 năm ở công ty TNHH Việt An để xem qua 2 năm hoạt động, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty đã thay đổi như thế nào. Bảng 4.10: Bảng phân tích tác động của EBIT đến ROE Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC 2005 2006 EBIT 3.688 16.584 Doanh thu tài chính 108 266 Chi phí tài chính 4.663 13.653 Thuế - - Lợi nhuận ròng (867) 3.197 Vốn CSH 9.133 51.565 ROE -9,5 6,2 Theo như tính toán ở bảng trên, năm 2005 do công ty làm ăn thua lỗ, lợi nhuận ròng bị âm nên ROE bị âm và thâm hụt vào nguồn vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ sở hữu. Hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu ở cuối năm 2005 chỉ còn lại 90,5% so với đầu năm 2005. Riêng năm 2006, tình hình hoạt động của công ty có bước phát triển đáng kể làm cho ROE tăng lên rất nhiều. Chỉ số ROE = 6,2 có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,062 đồng lợi nhuận. Để có được điều này, ta thấy EBIT có sự ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số ROE. Vì thế, để cho chỉ số ROE của công ty được cao trong điều kiện nợ vay của công ty qua lớn thì công ty cần phải gia tăng EBIT. EBIT cao thì lợi nhuận ròng sẽ cao và ROE sẽ lớn. Qua việc phân tích ROE ta cũng đã thấy tầm quan trọng trong việc bố trí cơ cấu nguồn vốn của công ty. Chỉ số ROE cho thấy mức độ sinh lời (hoặc lỗ) của vốn chủ sở hữu. Nếu vốn chủ sở hữu thấp mà công ty làm ăn có lãi thì ROE sẽ khuếch đại mức lời trên vốn chủ sở hữu của công ty. Ngược lại, nó sẽ thể hiện sự thâm hụt vào vốn chủ sở hữu nếu công ty kinh doanh kém hiệu quả. Từ đó, việc gia tăng EBIT hoặc giảm thấp nợ vay đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời này. Nếu EBIT tăng hoặc nợ vay ít, thì lợi nhuận sẽ tăng và chỉ số ROE sẽ cao. 4.2.2. Độ bẩy tài chính Việc vay nợ làm phát sinh đòn cân nợ của công ty, nó làm thay đổi tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Mức vay nợ càng lớn thì đòn cân nợ càng lớn và rủi ro tài chính càng cao. Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến đòn cân nợ và sự tác động của đòn cân nợ đến ROE, sau đây ta sẽ phân tích độ nghiêng đòn bẩy tài chính của công ty qua 2 năm hoạt động. Bảng 4.11: Bảng phân tích độ nghiêng đòn bẩy tài chính DFL Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2005 Năm 2006 D.thu thuần về BH&CCDV 83.026 342.261 Giá vốn hàng bán 69.276 296.330 Chi phí Bán hàng 7.916 26.192 Chi phí QL DN 2.147 3.156 EBIT 3.687 16.583 Lãi vay 4.525 12.452 DFL (4,40) 4,01 Qua 2 năm hoạt động, tình hình công ty có những biến đổi lớn. - Mặc dù kết quả hoạt động thấy được là rất khả quan: EBIT tăng 350% từ năm 2005 sang năm 2006, nhưng qua đó ta thấy chi phí tài chính cũng tăng lên rất nhiều, riêng khoản chi trả lãi vay cũng đã tăng lên gần 200%. Song do tốc độ tăng trưởng của EBIT là khá cao so với tốc độ tăng của chi phí tài chính nên làm cho kết quả hoạt động của công ty có hiệu quả hơn. - Trong năm 2005, ta thấy độ nghiêng đòn cân nợ là -4,4. Chỉ số này vẫn có nghĩa là nếu EBIT tăng hoặc giảm 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm theo 4,4%. Do năm này hoạt động của công ty bị lỗ, khoản lãi vay quá cao mà EBIT tạo ra không đủ bù đắp nên đã làm cho DFL bị âm. Vì đòn cân nợ có tính chất như con dao 2 lưỡi nên trường hợp này việc sử dụng đòn bẩy thực sự có thể làm giảm lợi nhuận cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, ở đây, khi EBIT tăng 1% thì phần tỷ suất sinh lợi tạo ra (4,4%) sẽ được bù đắp cho khoản thiếu hụt trên và khi EBIT giảm 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm 4,4%. - Năm 2006, ta thấy: độ nghiêng đòn cân nợ DFL là 4,01, có nghĩa là cứ EBIT tăng lên 1% thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng lên 4%. Suất sinh lợi này có vẻ giảm so với năm 2005, đó là do trong cơ cấu chi phí tài chính của năm 2006, lãi vay chỉ chiếm 91,2%, giảm đi so với năm 2005 (lãi vay chiếm 97% trong tổng chi phí tài chính). Do đó, có thể nói mức độ sử dụng nợ của năm 2006 có xu hướng giảm so với năm 2005. Mặc dù suất sinh lợi có giảm, tuy nhiên, DFL giảm thì mức độ rủi ro của công ty sẽ giảm hơn so với năm 2005. Qua đây, ta thấy rằng tỷ lệ nợ vay trong tổng nguồn vốn khá lớn. Xuất phát từ nguyên nhân trong những năm đầu hoạt động, công ty cần đầu tư nhiều trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đòi hỏi công ty phải huy động thêm để đầu tư và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Vì thế làm cho những khoản chiếm dụng vốn và những khoản nợ vay của công ty tăng lên. Song, đến năm 2006 thì tỷ lệ các khoản chiếm dụng vốn có chiều hướng giảm xuống và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Là do chính sách xây dựng cấu trúc vốn của công ty có sự thay đổi nhằm giảm bớt rủi ro cho công ty và nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Bảng 4.12: Bảng phân chia nguồn vốn theo kết cấu Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn theo kết cấu Năm 2005 Năm 2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nguồn vốn KD 10.000 8,1 50.000 23,5 LN chưa PP (867) - 1.565 0,7 Các khoản phải nộp NN 56 0,05 - 0 Phải trả NB 31.024 27,5 17.984 8,5 Phải trả người LĐ 1.206 1,1 1.561 0,7 Các khoản phải trả 365 0,3 949 0,4 Vay ngắn hạn 47.670 42,3 99.038 46,6 Vay dài hạn 23.167 20,6 41.512 19,5 TỔNG 112.621 100 212.609 100 Biểu đồ 4.7: Biểu đồ kết cấu nguồn vốn qua 2 năm 2005 và 2006 46,6% 19,5% 23,5% 20,6% 42,3% 27,5% Năm 2005 Năm 2006 Vì chỉ có vốn vay mới ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của công ty nên ta sẽ chỉ chú trọng phần nợ vay mà công ty đang nắm giữ. Hầu hết các công ty khi đi vào hoạt động thì đều nắm giữ các khoản nợ vay trong cơ cấu vốn của mình. Nó bao gồm vay ngắn hạn và dài hạn. - Nợ dài hạn: đây là khoản vay với mục đích chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định. Vì thời hạn cho vay ta có thể xác định được nên chi phí của nó tương đối cao hơn nguồn tài trợ ngắn hạn. Trung bình chi phí sử dụng nguồn này tại công ty là khoản 0,915%/tháng trong năm 2006 và 0,905%/tháng trong năm 2005. Tuy nhiên, nếu xét trong cơ cấu nguồn vốn năm 2006 thì ta thấy tỷ trong nguồn tài trợ này có xu hướng giảm. Và nguyên nhân của nó ta đã đề cập trong phần đòn bẩy kinh doanh. Đó là sự giảm dần của định phí do công ty không còn đầu tư nhiều vào tài sản cố định như những năm trước. - Vay ngắn hạn: đây là khoản tài trợ nợ quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Ở thời điểm năm 2006,nhu cầu cần vốn sản xuất của công ty tăng lên khá nhiều nên khoản tài trợ này của công ty cũng tăng lên 108%, từ đó đã làm cho tỷ trọng của nguồn này tăng từ 42,3% lên 46,6% trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này cho thấy trong 2 năm qua, công ty đã sử dụng đa số nguồn này để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy, độ nghiêng của DFL khá lớn. Tuy nhiên, nếu hoạt động của công ty lệ thuộc nhiều vào khoản vay này thì công ty sẽ gặp nhiều rủi ro tài chính, rủi ro trong thanh toán và rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường. Sử dụng nợ ngắn hạn có thời gian trả lãi và thời gian đáo hạn ngắn nên tạo ra áp lực rất lớn cho công ty trong việc trả nợ cũng như các khoản chi phí tài chính. Mặc dù vậy, việc vay nợ ngắn hạn có chi phí sử dụng nợ thấp hơn so với các nguồn vay khác, hơn nữa khi sử dụng các nguồn tài trợ bằng vay ngắn hạn chỉ gánh chịu những chi phí khi thật sự cần thiết tương ứng với nhu cầu tài trợ thay đổi. Do công ty hiện đang sử dụng nguồn tài trợ này ở nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính khác nên chi phí sử dụng có sự thay đổi ở từng ngân hàng và còn tùy thuộc vào khoản vay mà công ty muốn vay ở ngân hàng đó. Trung bình chi phí sử dụng nợ ngắn hạn của công ty sử dụng trong năm 2006 là 0,845%/tháng và năm 2005 là 0,825%/tháng. Việc công ty sử dụng nguồn tài trợ quá lớn trong kết cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh toán của công ty, sau đây ta sẽ xem qua tính thanh khoản của công ty trong 2 năm qua. Bảng 4.13: Biến động tính thanh khoản của công ty qua các năm Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC MS 2005 2006 Tài sản lưu động (01) 71.958.585 117.431.848 Hàng tồn kho (02) 52.753.114 48.589.073 Nợ ngắn hạn (03) 80.320.740 119.531.044 Tỷ số thanh toán hiện hành Rc (01)/(03) 0,90 0,98 Tỷ số thanh toán nhanh Rq ((01-02)/03) 0,24 0,58 Nhìn vào bảng trên, ta thấy: - Rc của năm 2005 là 0,9 cho ta thấy công ty chỉ có 0,9 đồng tài sản lưu động đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả. Đây là dấu hiệu báo trước cho những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra cho công ty vì số tài sản đảm bảo không đủ trả nợ nên công ty có nguy cơ không trả được nợ. Và Rq = 0,24 nói lên công ty có 24% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn. - Tương tự, năm 2006 cũng vậy, mặc dù các tỷ số thanh toán có tăng lên những vẫn chưa đủ để chi trả cho khoản nợ ngắn hạn. Các chỉ số này quá thấp, nên rủi ro “không có khả năng chi trả” của công ty là khá cao. Từ đó cho thấy, để nâng cao uy tín của công ty thì cần phải cải thiện tình trạng nợ của công ty. Như vậy, một khi công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì việc chiếm dụng vốn và sử dụng nợ ngắn hạn là điều hiển nhiên. Nhưng khi sử dụng nguồn nợ này thì công ty phải hoạt động thực sự có hiệu quả, khi đó mới phát huy hết tác dụng của đòn cân nợ. Còn khi công ty đang thua lỗ mà gia tăng cán cân nợ trong kết cấu vốn thì sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, thậm chí nó cũng có thể khuếch đại mức lỗ của công ty lên rất nhiều lần. 4.3. Tác động đòn bẩy tổng hợp đến doanh lợi Nếu đòn cân định phí làm khuếch đại sự thay đổi của EBIT mỗi khi doanh thu thay đổi. Thì đòn cân nợ sẽ ảnh hưởng đến mức lời hoặc lỗ của chủ sở hữu mỗi khi EBIT thay đổi. Sự tác động phối hợp của 2 chỉ số đòn bẩy này đã tạo nên đòn bẩy tổng hợp. Trước tiên đòn cân định phí sẽ tác động lên EBIT. Sau đó đòn cân nợ sẽ tiếp tục tác động lên doanh lợi vốn chủ sở hữu. Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp là tác động số nhân của đòn bẩy kinh doanh DOL và đòn bẩy tài chính DFL. Do đó ta có thể nói độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp là chỉ tiêu đánh giá độ nhạy cảm của doanh lợi trên vốn chủ sở hữu đối với sự thay đổi của doanh thu doanh số bán ra. Nó tiêu biểu cho độ phóng đại của gia tăng (hay sụt giảm) doanh thu thành gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong thu nhập trên vốn chủ sở hữu Từ đó ta có thể thấy việc sử dụng 1 nguồn tài trợ nào đó đầu tư vào 1 tài sản cố định nào đó đều cho phép ta xác định 1 cách chính xác sự biến động của doanh thu ảnh hưởng như thế nào đến doanh lợi vốn chủ sở hữu. Bảng 4.14: Bảng tính độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp KHOẢN MỤC 2005 2006 DOL 2,24 1,87 DFL (4,40) 4,01 DTL (9,85) 7,52 Theo như bảng tính trên, khi doanh thu thay đổi tăng hoặc giảm 1% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm 9,85% trong năm 2005 và 7,52% trong năm 2006. Việc DTL2006 thấp hơn DTL2005, đó là do xu hướng giảm xuống của 2 đòn bẩy DOL và DFL như ta đã nói ở phần phân tích trên. Điều này chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong việc sử dụng kết cấu chi phí và các nguồn tài trợ, tiến tới xây dựng một cơ chế sử dụng chi phí và cấu trúc vốn tối ưu hơn. Mức bẩy tổng hợp trên đã cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của DOL và DFL đến DTL. Nếu ta không có một cơ chế điều chỉnh các nhân tố trong DOL và DFL thì hệ quả là công ty phải đối mặt với một tỷ lệ rủi ro cao hơn rất nhiều. Thông thường, các công ty muốn đạt được một DTL nào đó thì họ có thể thay đổi DOL và DFL sao cho phù hợp với tình hình của mình. Chẳng hạn, khi công ty có DFL khá cao thì họ sẽ điều chỉnh DTL theo mong muốn bằng cách bù trừ sang cho một DOL thấp hơn, tức là cắt giảm bớt các chi phí hoạt động cố định. Hoặc DOL cao thì sẽ điều chỉnh DFL thấp lại bằng cách cắt giảm tỷ lệ nợ... Cách bù trừ như thế này sẽ mang đến cho công ty một mức sinh lời phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của công ty. 4.4. Phân tích rủi ro Thông qua các chỉ số DOL, DFL và DTL ta thấy rủi ro của công ty trong 2 năm 2005 và 2006 còn rất lớn. Mặc dù vậy, các chỉ số này đang có chiều hướng giảm xuống, chứng tỏ công ty đang đi vào giai đoạn ổn định nên dần dần điều chỉnh lại các chỉ tiêu hoạt động cho phù hợp. - Năm 2005, DOL = (- 2,24), rủi ro mà công ty có thể gặp phải là kinh doanh kém hiệu quả, EBIT tạo ra thấp trong khi chi phí cố định lớn, làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm. Như đã nói ở các phần trên, do trong năm đầu đi vào hoạt động, công ty cần phải đầu tư lớn vào tài sản cố định. Ở đây, sự đầu tư mạnh vào công nghệ, mua sắm trang thiết bị đã làm gia tăng các khoản chi phí cố định, từ đó dẫn đến rủi ro kinh doanh cho công ty. Sang năm 2006, DOL có dấu hiệu thấp hơn. Bởi vì bấy giờ tình hình hoạt động của công ty đã bình ổn lại, sản xuất đạt hiệu quả cao. Lúc này, sự gia tăng của chi phí cố định thấp hơn EBIT tạo ra nên làm cho DOL06 thấp hơn DOL05. - Về đòn cân nợ DFL, ta thấy nó cũng biến động tương tự đòn cân định phí. Mặc dù DFL05 = 4,4 chứng tỏ công ty phải đối mặt với rủi ro trong việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính như nợ vay. Nhưng do nhu cầu về vốn trong năm đầu nên công ty chấp nhận rủi ro, sử dụng nhiều nợ vay, từ đó đẩy độ nghiêng DFL lên cao. - Còn sự giảm xuống của đòn bẩy tổng hợp, nguyên nhân là do cơ chế bù trừ giữa DOL và DFL mà công ty đã thực hiện. Vì thế rủi ro tổng hợp của công ty nhìn chung giảm đi nhưng vẫn còn ở mức độ khá cao. Do đó, cần phải có biện để khắc phục tình trạng này, giúp cho công ty hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, việc công ty mắc phải nhiều rủi ro trong năm 2005 không phải hoàn toàn bất lợi bởi vì từ những khó khăn ban đầu đó sẽ tạo nền móng vững chắc cho hoạt động sản xuất của công ty trong những năm về sau. - Thật vậy, trong năm 2005 tình hình hoạt động của công ty không đạt lợi nhuận, nhưng điều đó đã được cải thiện trong năm 2006. Do đã được chuẩn bị ngay từ đầu nên sản lượng tiêu thụ của năm này tăng rất nhiều (6.996.208 sản phẩm so với sản lượng hòa vốn là 3.263.930 sản phẩm), kéo theo lợi nhuận tăng lên nhanh chóng. Chính các yếu tố đó đã làm cho đòn cân DOL06 giảm dần mà công ty không cần phải cắt giảm các khoản chi phí cố định. Từ đó, có sự thay đổi trong cơ cấu vốn bằng cách gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại nên công ty đã hạn chế tỷ lệ sử dụng nợ vay, làm cho DFL06 thấp hơn DFL05, hạ thấp các nguy cơ rủi ro cho công ty, để thấy được rằng công ty đang dần dần đưa các hoạt động của mình vào tầm kiểm soát chặt chẽ để có thể hoạch định phương hướng phát triển cũng như chấn chỉnh kịp thời những biến động có thể xảy ra. - Về độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp DTL, tuy là có sự suy giảm về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Thế nhưng DTL càng cao thì mức độ rủi ro mà công ty phải đối phó càng lớn. Vì thế việc giảm độ lớn DTL đồng nghĩa với việc công ty giảm thấp rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh khi có biến động về doanh thu. Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty chủ yếu là xuất khẩu ra nước ngoài nên giá bán của công ty còn tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái. Ở đây, có một rủi ro mà công ty cần quan tâm đến đó là rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ giá VND/USD có chiều hướng gia tăng, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, do vậy cũng khuyến khích hoạt động xuất khẩu của Việt An nói riêng nên vấn đề về rủi ro tỷ giá hiện nay đối với công ty là không đáng lo ngại. Chương 5 GIẢI PHÁP *********** 5.1. Dự kiến của công ty trong năm 2007 Sau khi đi vào hoạt động cả 2 xí nghiệp chế biến, hiện nay, chủ trương của công ty là đẩy mạnh sản xuất để đạt sản lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của công ty. Do đó, có thể nói năm nay là năm khởi đầu cho một chiến lược sản xuất ổn định và bền vững của công ty. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng là một điều kiện để công ty phấn đấu phát triển hơn nữa nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tiến một bước cao hơn trên con đường hội nhập. Và để xem công ty chủ trương như thế nào thì ta sẽ xem qua bảng kế hoạch trong năm 2007 mà công ty đề ra trong việc thực hiện mở rộng sản xuất, tăng sản lượng. Bảng 5.1: Dự kiến các chỉ tiêu năm kế hoạch 2007 Đơn vị: triệu đồng KHOẢN MỤC Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng CP hoạt động 116.226 324.603 525.013 DT BH & CCDV 83.026 342.261 623.465 Doanh số 1.713.468 6.996.208 12.463.346 EBIT 3.687 16.583 45.741 EBIT/Doanh thu 4,44 4,85 7,34 ROE -9,5 6,2 11,7 Nguồn: Phòng kế hoạch 5.2. Khả năng và xu hướng thực hiện kế hoạch của công ty Với chỉ tiêu đặt ra như vậy công ty có đạt được hay không? Nhìn chung, nếu công ty thực hiện được kế hoạch đề ra thì đó là một dấu hiệu tốt. Song, trong năm đầu đổi mới và đẩy mạnh sản xuất như công ty thì việc thực hiện cũng sẽ gặp không ít khó khăn. Bởi chỉ tiêu về doanh thu và doanh số đặt ra là khá cao so với khả năng tiêu thụ của năm 2006. Có thể việc mở rộng sản xuất sẽ làm cho sản lượng đạt được cao hơn, nhưng không phải vì thế mà doanh số tăng lên nhiều. Tuy nhiên, trong năm 2007 này, do nền móng được tạo dựng sẵn từ những năm trước và xu hướng của thị trường đã có phần tạo thuận lợi cho hoạt động của công ty. Một trong số đó là nhu cầu chi tiêu của công ty có thể sẽ thấp hơn so với định mức. Chẳng hạn: + Dự kiến công ty sẽ tăng khoản chi phí cố định lên 20.105 triệu đồng trong năm 2007 (so với năm 2006 là 15.579 triệu đồng). Con số này là tương đối lớn, bởi vì ngay từ đầu năm công ty không có dự kiến gì cho việc đầu tư hoặc mua sắm lớn trang thiết bị máy móc. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương của nhà nước trong năm này cũng không có gì thay đổi nên chi phí thực tế có thể thấp hơn mức định mức mà công ty đã đưa ra trong kế hoạch. Cùng với tốc độ tăng nhanh của EBIT, điều này sẽ góp phần làm cho độ bẩy kinh doanh của công ty trong năm giảm xuống, tác động tới việc giảm rủi ro chung cho công ty. + Về chi phí biến đổi, tác động của việc tăng sản lượng sản xuất sẽ làm cho tốc độ tăng của biến phí không còn cao như biến động trong năm 2005-2006 (tăng gần 3000đồng/SP), đôi khi biến phí đơn vị của năm 2007 có thể giảm đi so với năm 2006. Điều này hoàn toàn thuận lợi cho công ty. Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm 2007, việc giá cá nguyên liệu tăng cao đã bắt đầu gây ra hiện tượng tiêu cực. Hoạt động đổ xô nuôi cá của người dân đã làm cho giá cá bắt đầu giảm xuống. Do đó, hiện tại trong năm có thể giá cá sẽ dao động không cao. Đây sẽ là một trong các yếu tố làm cho biến phí đơn vị giảm xuống vì giá mua thực tế có thể sẽ nhỏ hơn giá mua định mức theo kế hoạch của công ty. Đồng thời, việc mở rộng vùng cá nguyên liệu sạch của công ty cũng sẽ góp phần vào việc hạn chế sự biến động về giá cả và sản lượng thu mua đầu vào. Cho nên, việc giá bán của công ty có tăng lên hay không đổi so với trước đó đều sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. - Với chỉ số ROE, kỳ vọng của công ty sẽ tăng lên từ mức 6,2% trong năm 2006 lên 11,7% ở năm 2007. Bởi trong năm 2007, công ty dự định nâng nguồn vốn chủ sở hữu lên mức 164.235 triệu đồng (so với năm 2006 là 51.565 triệu đồng), song, do kỳ vọng tốc độ tăng của lợi nhuận ròng khá lớn (ước tính là 19.201 triệu đồng) nên làm cho ROE tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc gia tăng suất sinh lợi này cũng còn tùy thuộc vào doanh số bán ra của công ty. Nếu công ty không đạt được chỉ tiêu doanh số đề ra thì ROE cũng sẽ bị ảnh hưởng và không như kỳ vọng đưa ra. 5.3. Giải pháp thực hiện kế hoạch cho công ty Dựa vào tỷ số EBIT/doanh thu người ta có thể đo lường kết quả hoạt động của công ty, nếu tỷ số này lớn thì công ty hoạt động có hiệu quả. Chẳng hạn, EBIT/doanh thu của năm 2006 là 4,85% nghĩa là 1 đồng doanh thu mang lại có trong đó 0,0485 đồng lợi nhuận. Và dự kiến tỷ số này trong năm 2007 là 7,34% cao hơn nhiều so với năm 2006, cũng có nghĩa là mong muốn lợi nhuận trong năm 2007 tăng lên 0,0734 đồng khi doanh thu tăng lên 1 đồng. Tỷ số này cao thì suất sinh lời trên doanh thu sẽ lớn và hoạt động của công ty là khá tốt. Nhìn vào bảng dự kiến của công ty, ta thấy để đạt được kế hoạch đề ra, trước tiên ta cần phải đảm bảo về các chỉ tiêu doanh thu và doanh số. Vì như đã thấy ở trên, chi phí của năm 2007 có thể sẽ thấp hơn định mức trong kế hoạch nên có thể công ty không cần bận tâm đến các yếu tố chi phí đầu vào. Do đó, vấn đề cần thiết bây giờ là làm sao đạt được doanh thu như kỳ vọng. Căn cứ vào đồ thị hòa vốn, để doanh thu đạt được cao, ta có thể sử dụng 1 trong 2 chính sách sau: - Thứ nhất, phải đảm bảo doanh số bán ra trong trường hợp công ty không có ý định thay đổi mức giá bán trong kế hoạch. Thế nhưng không hẳn công ty gia tăng mức sản lượng là có thể tăng doanh số bán ra. Do đó, vấn đề ở đây sẽ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa. Điều này, đòi hỏi công ty phải tìm kiếm thị trường, tập trung vào các thị trường mới như: Châu Phi, các nước Trung Đông, chú trọng hơn thị trường khu vực Châu Á ... - Thứ hai, công ty có thể tăng giá bán ra trên mỗi đơn vị sản phẩm. Điều này cũng có thể thực hiện được. Bởi trong năm 2007, tình hình giá cả các mặt hàng nhìn chung đều gia tăng, không chỉ riêng Việt An mà các công ty khác đều phải chịu ảnh hưởng tương tự. Chẳng hạn như giá xăng dầu, giá các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác,... Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến chính sách thay đổi giá bán của các công ty. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh như hiện nay, việc tăng giá bán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ của công ty. Bởi vì xung quanh công ty có khá nhiều đối thủ. Do đó điều này có thể làm giảm doanh số bán ra. Việc sử dụng giải pháp nào trong hai giải pháp trên cũng đều nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, công ty có thể căn cứ vào thị trường sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mức độ mạo hiểm,... để lựa chọn giải pháp phù hợp. Đối với việc giải pháp thứ nhất đòi hỏi công ty tăng cường thêm cho các khâu quảng cáo và bán hàng, tìm thị trường tiêu thụ... Còn đối với giải pháp thứ hai, đòi hỏi công ty phải chấp nhận mạo hiểm vì doanh số có thể không đạt như mong muốn, chi phí cho việc quản lý hàng tồn kho sẽ tăng lên do không thể lường trước số lượng sản phẩm bán ra là bao nhiêu. Nhưng bù lại, chênh lệch giữa giá bán và giá vốn sẽ cao hơn sẽ mang lại một lợi nhuận lớn hơn so với giải pháp thứ nhất. Bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận, đòi hỏi công ty còn phải quan tâm đến mức độ rủi ro mà công ty có thể gặp phải. Ta thấy rủi ro trong 2 năm hoạt động vừa qua của công ty là khá lớn thông qua các tỷ số thanh toán của công ty. Do đó, đòi hỏi bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất cần phải quan tâm đến việc giảm thiểu rủi ro cho công ty. Tuy nhiên, việc giảm rủi ro đồng nghĩa với việc giảm bớt suất sinh lời của công ty. DTL thể hiện mức độ rủi ro tổng hợp trong việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Cho nên việc hạ thấp chỉ số này ta cần phải chú trọng đến chính sách bù trừ giữa hai đòn bẩy này. - DTL2006 ở mức 7,53 là chủ yếu là do tác động của DFL2006, trong khi DOL2006 chỉ bằng 1,87. Do vậy, để hạn chế mức độ rủi ro tổng hợp thì trước tiên công ty cần phải giảm độ nghiêng đòn cân nợ. Vì thế, công ty cần xem lại cơ cấu nợ của mình và có một chính sách điều chỉnh hợp lý. Chẳng hạn, công ty có thể gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng nợ vay trong nguồn vốn. Nếu EBIT dự kiến tăng 175% so với năm 2006 mà công ty chỉ phải trả cho chi phí tài chính với mức tăng 100% thì DFL của năm 2007 sẽ giảm còn 2,20. - Về độ nghiêng đòn cân định phí, với xu hướng gia tăng chi phí không đáng kể như đã nêu ở phần trên, điều này sẽ góp phần làm cho DOL2007 sẽ giảm hơn nữa. Do đó, mức ảnh hưởng của DOL đến độ bẩy tổng hợp của công ty trong năm này sẽ không đáng kể. Chương 6 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ************* KẾT LUẬN Sau 2 năm đi vào hoạt động, trải qua bao khó khăn, thử thách, cuối cùng thì Việt An cũng đã có vị trí trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Mặc dù qua bài phân tích, ta cũng đã thấy được những hạn chế, những nguy cơ mà công ty có thể mắc phải. Song, với tốc độ phát triển như hiện nay, có lẽ vượt qua những hạn chế đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số ROE, DOL, DFL, DTL, ta cũng đã thấy được xu hướng giảm thiểu rủi ro của công ty, đó là sự nổ lực điều chỉnh các nhân tố có liên quan để sao cho mức rủi ro mà công ty phải đối mặt là có thể chấp nhận được và gia tăng dần lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài cũng còn vấp phải một số hạn chế. Đó là những hạn chế vốn có trong kỹ thuật phân tích. Do đó, chỉ mang lại tính chính xác tương đối cho bài viết. Và những hạn chế đó bắt nguồn từ các giả định của việc xây dựng mô hình và triển khai các dữ kiện có liên quan. Do đó, nó chỉ có giá trị khi các giả định này có giá trị. - Một trong các giả định đó chẳng hạn như là ta không thể phân chia một cách chính xác định phí và biến phí. Vì chi phí trong thực tế phát sinh rất phức tạp và đôi khi tùy theo mỗi công ty có cách phân chia khác nhau. - Một giả định khác là giá bán và biến phí mỗi đơn vị không đổi, điều này là không chính xác, vì tùy theo mỗi thời kỳ, mỗi mức sản xuất và do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan bên ngoài khác nên giá bán và biến phí đơn vị đôi khi thường hay thay đổi. Bên cạnh đó, công ty là một đơn vị sản xuất khá nhiều sản phẩm, nhưng trong phần phân tích chỉ tính giá bán trung bình trên một loại sản phẩm, nên việc tính toán, phân bổ chi phí không được chính xác. Từ đó, làm cho các giá trị có được chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Tóm lại, suy cho cùng thì mục đích sau cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là lợi nhuận, do đó bất cứ một yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty đều được các nhà đầu tư quan tâm. Vì thế khi đánh giá 1 dự án hay 1 doanh nghiệp, các nhà đầu tư luôn xem xét nhiều vấn đề, trong đó có phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Việc phân tích rủi ro nhằm giúp cho doanh nghiệp đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời đồng thời lên kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp, từ đó giảm nguy cơ tổn thất cho doanh nghiệp. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN THỰC TẬP Sau 2 tháng thực tập và nghiên cứu đề tài này tại công ty, em xin có một vài ý kiến quanh những vấn đề liên quan đến đề tài này. Những kiến nghị này tuy mang tính lý thuyết và khó tránh khỏi những thiếu sót nhưng mong rằng nó sẽ có phần nào ý nghĩa đối với công ty. - Thứ nhất, nếu đầu tư nhiều vào tài sản cố định thì công ty nên dựa vào những đầu tư ban đầu đã bỏ ra mà phát huy tối đa công suất hoạt động. Gắn kết việc đầu tư mở rộng sản xuất với gia tăng doanh số bán hàng để thu về lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho công ty. + Mặc dù việc gia tăng doanh số bán phải có sự liên kết trong nhiều khâu. Song để có một mức độ rủi ro thấp và một suất sinh lời cao thì đó là một việc phải được đề ra và phấn đấu thực hiện trong tương lai. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng, để từ đó đề ra hướng quản lý, kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như chất lượng của sản phẩm đầu ra. Từ đó mới có thể cạnh tranh với các đối thủ cả về chất lượng lẫn giá bán. + Tăng cường công tác bán và xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời cố gắng cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết để hạn chế mức gia tăng của chi phí so với doanh thu. - Thứ hai, nếu công ty sử dụng nhiều tài sản cố định trong thời gian dài trong khi thị trường tiêu thụ chưa ổn định thì phải thận trọng trong việc sử dụng nợ. + Đồng thời cố gắng tranh thủ các khoản chiếm dụng vốn của khách hàng và đơn vị cung ứng. Vì đây là những khoản nợ vay ngắn hạn nhưng công ty không phải tốn chi phí, do đó khi những khoản chiếm dụng này được xem là hợp lý thì có nghĩa là công ty đã chiếm dụng được một khoản chi phí sử dụng khá lớn. Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn này công ty cần phải dự phòng khi phải trả nợ đột ngột, nếu không sẽ mất uy tín với khách hàng và đơn vị cung ứng. Vì thế, để làm được điều này, trước tiên công ty phải tạo niềm tin và uy tín cho mình. Và việc đó đôi khi thể hiện nghệ thuật kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. + Cố gắng gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu để giảm bớt rủi ro tài chính. Vì thông qua phân tích tính thanh khoản của công ty, ta thấy tài sản lưu động của công ty chưa đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù tính thanh khoản không ảnh trực tiếp đến rủi ro tài chính, nhưng để thấy được mức độ rủi ro tài chính ở công ty thì thông qua tính thanh khoản ta có thể biết được tình trạng của công ty như thế nào. Vì vậy, công ty cần phải có chính sách quản lý nợ, chú trọng các khoản nợ gần đến hạn để có kế hoạch chi trả, giữ uy tín với đối tác, và cần phải dự tính đến mức xấu nhất có thể xảy ra để còn dự trù đủ vốn cho hoạt động sản xuất không bị ảnh hưởng xấu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Hải Sản. 2000. Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê. TS. Bùi Hữu Phước. 2004. Tài Chính Doanh Nghiệp. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. TS. Trần Ngọc Thơ. 2003. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. Josette Peyrard. 1999. Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp. NXB Thống Kê. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2005 – 2006. Bảng cân đối kế toán 2005 – 2006. PHỤ LỤC 1 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2005 Đơn vị: ngàn đồng CHỈ TIÊU MS Năm 2005 1.Doanh thu BH&CCDV 01 83.044.939 Trong đó DT xuất khẩu 65.000.671 2. Các khoản giảm trừ DT 02 19.091 3. DT thuần về BH&CCDV (10=01-02) 10 83.025.848 4. Giá vốn hàng bán 11 69.275.8808 5. LN gộp về BH&CCDV (20=10-11) 20 13.749.9678 6. DT hoạt động tài chính 21 108.4328 7. CP tài chính 22 4.663.4388 Trong đó lãi vay 4.525.451 8. CP bán hàng 24 7.915.835 Trong đó chi phí vận chuyển xuất khẩu 6.851.241 9. CP quản lý doanh nghiệp 25 2.146.5891 10. LN từ HĐKD (30 = 20+(21-22)-(24+25)) 30 (867.464) 11. Thu nhập khác 31 6.050.420 12. CP khác 32 6.050.420 13. LN khác (40 = 31-32) 40 - 14. Tổng LN kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 (867.464) 15. CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 - 16. CP thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hoàn lại 52 - 17. LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 =50-51-52) 60 (867.464) 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 70 - Nguồn: P. Kế toán PHỤ LỤC 2 BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 Đơn vị: ngàn đồng CHỈ TIÊU MS Năm 2006 1.Doanh thu BH&CCDV 01 342.261.484 Trong đó DT xuất khẩu 252.953.777 2. Các khoản giảm trừ DT 02 - 3. DT thuần về BH&CCDV (10=01-02) 10 342.261.484 4. Giá vốn hàng bán 11 296.330.107 5. LN gộp về BH&CCDV (20=10-11) 20 45.931.377 6. DT hoạt động tài chính 21 265.755 7. CP tài chính 22 13.652.632 Trong đó lãi vay 12.452.216 8. CP bán hàng 24 26.191.803 Trong đó CP vận chuyển xuất khẩu 24.150.762 9. CP quản lý doanh nghiệp 25 3.155.511 10. LN từ HĐKD (30 = 20+(21-22)-(24+25)) 30 3.197.186 11. Thu nhập khác 31 - 12. CP khác 32 - 13. LN khác (40 = 31-32) 40 - 14. Tổng LN kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 3.197.186 15. CP thuế TNDN hiện hành 51 - 16. CP thuế TNDN hiện hành hoàn lại 52 - 17. LN sau thuế TNDN (60 =50-51-52) 60 3.197.186 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 70 - Nguồn: P. Kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT25.doc
Tài liệu liên quan