Phân tích tài chính công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình năm 2007 và 2008

LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài : Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính. Các báo cáo này cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nhà quản lý,chủ sở hữu, các nhà tài trợ từ bên ngoài, các nhà đầu tư tương lai,cơ quan chức năng. Các đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những gốc độ khác nhau. Song, nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa, Như vậy, để đưa ra những quyết định đúng đắn, nhà quản lý, chủ sở hữu, các nhà tài trợ từ bên ngoài, các nhà đầu tư tương lai, các cơ quan chức năng phải nắm rỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là một công cụ đắc lực giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp và các bên có liên quan đến doanh nghiệp thấy rỏ được thực trạng hoạt động tài chính, khả năng sinh lời , khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với người quản lý doanh nghiệp, việc phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp họ nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, từ đó hoạch định chính sách phù hợp cho tương lai và đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và cải thiện tình hình tài chính, giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài:” Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình năm 2007 và năm 2008 ” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận còn gồm có các phần sau: Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính. Phần 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình năm 2007 và năm 2008. Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về mặt tài chính tại Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình. 2 / Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty để thấy rõ thực trạng tài chính, tốc độ tăng trưởng và xu hướng phát triển, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao tình hình tài chính của công ty. 3 /Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được vận dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp phân tích so sánh. Số liệu được tổng hợp từ số liệu thực tế trong quá trình thực tập tại công ty, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên phòng Kế toán – Tài chính để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra những nhận xét. 4 / Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi của đề tài nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của công ty qua hệ thống báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008, gồm các bảng sau : + Bảng cân đối kế toán + Bảng xác định kết quả kinh doanh + Bảng lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính

doc91 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần dầu thực vật Tân Bình năm 2007 và 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 đồng, tỷ lệ tăng 1291.01%; năm 2008 với mức tăng 894,735,171 đồng, tỷ lệ tăng 106.97 % và tăng cả về tỷ trọng từ 0.04% (năm 2006), 0.61 % (năm 2007) lên 1.26 % (năm 2008). Khoản mục này tăng chủ yếu là do tăng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, chứng tỏ doanh thu của công ty tăng. Từ bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008 ta có bảng phân tích dưới đây: Bảng 2.10: Phân tích kết cấu của khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) 2007 2008 Thuế giá trị gia tăng 324,209,207 0 18.73 Thuế thu nhập doanh nghiệp 807,720,625 1,302,091,607 96.57 75.22 Thuế thu nhập cá nhân 82,112,904 0 4.74 Các loại thuế khác 28,701,402 22,743,480 3.43 1.31 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 836,422,027 1,731,157,198 100 100 Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008 Phải trả công nhân viên tăng vào năm 2007, mức tăng 3,770,561,350 đồng, tỷ lệ tăng 105.14%, kết cấu tăng từ 2.42% (năm 2006) tăng lên 5.35% (năm 2007), do công ty sử dụng thêm nhiều lao động. Năm 2008, phải trả công nhân viên giảm với mức giảm 1,002,668,465 đồng, tỷ lệ giảm 3.63 % và giảm cả về tỷ trọng từ 5.35% (năm 2007) xuống 4.63% (năm 2008), do bị ảnh hưởng từ tình hình kinh tế khó khăn Các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 56,706,987 đồng, tỷ lệ giảm 10.96% vào năm 2007 và tăng đột biến vào năm 2008 với mức tăng 6,178,286,115 đồng, tỷ lệ tăng 1341.65 %. Đây là biểu hiện không tốt, công ty cần xem xét để có biện pháp cắt, giảm cho hợp lý. 2.2.1.2.Phân tích nợ dài hạn: Bảng 2.11: Phân tích biến động theo thời gian của nợ dài hạn Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Nợ dài hạn 18,080,062,019 13,938,068,924 13,863,884,014 -4,141,993,095 -74,184,910 -22.91 -0.53 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Bảng 2.12: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ dài hạn Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2006 2007 2008 2007 2008 Nợ dài hạn 18,080,062,019 13,938,068,924 13,863,884,014 10.87 9.20 9.18 -1.67 -0.02 Nợ phải trả 166,274,281,157 151,478,915,321 151,040,198,092 100 100 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Căn cứ biếu đồ 7, ta thấy nợ dài hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ phải trả. Cụ thể, năm 2007 nợ dài hạn giảm 4,141,993,095 đồng, tỷ lệ giảm 22.91% và năm 2008 giảm nhưng không đáng kể với mức giảm 74,184,910 đồng, tỷ lệ giảm 0.53%. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 10.87% năm 2006, 9.2% năm 2007 (giảm 1.67%), 9.18% năm 2008 (giảm 0.02%). Bảng 2.13: Phân tích biến động theo thời gian các khoản mục của nợ dài hạn Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Vay và nợ dài hạn 17,848,870,405 13,648,870,405 13,480,462,159 -4,200,000,000 -168,408,246 -23.53 -1.23 Dự phòng trợ cấp mất việc 231,191,614 289,198,519 383,421,855 58,006,905 94,223,336 25.09 32.58 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Bảng 2.14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục của nợ dài hạn Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2006 2007 2008 2007 2008 Vay và nợ dài hạn 17,848,870,405 13,648,870,405 13,480,462,159 98.72 97.93 97.23 -0.80 -0.69 Dự phòng trợ cấp mất việc 231,191,614 289,198,519 383,421,855 1.28 2.07 2.77 0.80 0.69 Nợ dài hạn 18,080,062,019 13,938,068,924 13,863,884,014 100 100 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Nợ dài hạn giảm là do khoản vay và nợ vay dài hạn giảm, năm 2007 giảm 4,200,000,000 đồng, tỷ lệ giảm 23.53%, năm 2008 giảm 168,408,246 đồng, tỷ lệ giảm 1.23%. Vay và nợ vay dài hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong nợ dài hạn, tỷ trọng có xu hướng giảm, năm 2006 chiếm tỷ trọng 98.72%, 97.93% năm 2007 (giảm 0.8%), 97.23% năm 2009 (giảm 0.69%). Dự phòng trợ cấp mất việc tăng mạnh nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nợ dài hạn. 2.2.2. Phân tích vốn chủ sở hữu: Bảng 2.15: Phân tích biến động theo thời gian của tổng vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Tổng vốn chủ sở hữu 65,372,744,938 71,348,211,682 76,614,497,245 5,975,466,744 5,266,285,563 9.14 7.38 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Bảng 2.16: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tổng vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2006 2007 2008 2007 2008 Tổng vốn chủ sở hữu 65,372,744,938 71,348,211,682 76,614,497,245 28.22 32.02 33.65 3.80 1.63 Nguồn vốn 231,647,026,095 222,827,127,003 227,654,695,337 100 100 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Tổng vốn chủ sở hữu đang tăng dần qua các năm: năm 2007 tăng 5,975,466,744 đồng, tỷ lệ tăng 9.14%, năm 2008 với mức tăng 5,266,285,563 đồng, tỷ lệ tăng 7.38 % và tăng cả về tỷ trọng: chiếm 28.22% năm 2006, 32.02 năm 2007 (tăng 3.8%), 33.65% năm 2008 (tăng 1.63%). Mặc dù tỷ trọng tăng nhưng tổng vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng cộng nguồn vốn của công ty. Từ bảng cân đối kế toán ta có chi tiết kết cấu các khoản mục trong tổng vốn chủ sở hữu như sau: Bảng 2.17: Phân tích biến động theo thời gian các khoản mục tổng vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Vốn chủ sở hữu 60,807,412,319 69,328,418,459 75,162,070,943 8,521,006,140 5,833,652,484 14.01 8.41 Nguồn kinh phí và quỹ khác 4,565,332,619 2,019,793,223 1,452,426,302 -2,545,539,396 -567,366,921 -55.76 -28.09 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Bảng2.18:Phân tích kết cấu,biến động kết cấu các khoản mục tổng vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2006 2007 2008 2007 2008 Vốn chủ sở hữu 60,807,412,319 69,328,418,459 75,162,070,943 93.02 97.17 98.10 4.15 0.94 Nguồn kinh phí và quỹ khác 4,565,332,619 2,019,793,223 1,452,426,302 6.98 2.83 1.90 -4.15 -0.94 Tổng vốn chủ sở hữu 65,372,744,938 71,348,211,682 76,614,497,245 100 100 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Vốn chủ sở hữu tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, việc tăng này dẫn đến làm tăng tổng vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác giảm mạnh nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu chiếm gần như toàn bộ trong tổng vốn chủ sở hữu: chiếm 93.02% năm 2006, 97.17% năm 2007, 98.10% năm 2008. Vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều này chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2007 và năm 2008 có hiệu quả nên đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ta có các bảng kết quả phân tích như sau: Bảng 2.19: Phân tích biến động theo thời gian các khoản mục của vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 43,100,000,000 43,100,000,000 43,100,000,000 0 0 0 0 Quỹ đầu tư phát triển 9,148,572,975 13,083,926,410 13,083,926,410 3,935,353,435 0 43.02 0 Quỹ dự phòng tài chính 886,370,534 1,550,405,578 1,550,405,578 664,035,044 0 74.92 0.00 Lợi nhuận chưa phân phối 7,672,468,810 11,594,086,471 17,427,738,955 3,921,617,661 5,833,652,484 51.11 50.32 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Bảng 2.20: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2006 2007 2008 2007 2008 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 43,100,000,000 43,100,000,000 43,100,000,000 70.88 62.17 57.34 -8.71 -4.83 Quỹ đầu tư phát triển 9,148,572,975 13,083,926,410 13,083,926,410 15.05 18.87 17.41 3.83 -1.46 Quỹ dự phòng tài chính 886,370,534 1,550,405,578 1,550,405,578 1.46 2.24 2.06 0.78 -0.17 Lợi nhuận chưa phân phối 7,672,468,810 11,594,086,471 17,427,738,955 12.62 16.72 23.19 4.11 6.46 Vốn chủ sở hữu 60,807,412,319 69,328,418,459 75,162,070,943 100 100 100 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn chủ sở hữu. Mặc dù, trong năm 2007 và năm 2008 vốn đầu tư không đổi về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm nhẹ, cho thấy doanh nghiệp không có tăng vốn đầu tư chủ sở hữu. Năm 2007, công ty đã mở rộng việc đầu tư, nên tăng 3,935,353,435 đồng vào quỹ đầu tư phát triển, tỷ lệ tăng 43.02%, đồng thời để giảm bớt rủi ro trong việc đầu tư, quỹ dự phòng tài chính cũng tăng 664,035,044 đồng, tỷ lệ tăng 74.92%. Năm 2008 quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính cũng được giử cố định về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng trong vốn chủ sở hữu. II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Do bảng cân đối kế toán chỉ cho chúng ta thấy được tại thời điểm lập bảng công ty đang sở hữu các loại tài sản nào, các nguồn vốn nào đã hình thành nên tài sản đó và quy mô hoạt động của công ty đến đâân . Nhưng bảng cân đối kế toán không chỉ ra cho chúng ta thấy được kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán thu được bao nhiêu doanh thu bán hàng, các chi phí đã chi ra liên quan để có được doanh thu đó cũng như nghĩa vụ nộp thuế và mức lãi ( lỗ) của công ty trong kỳ ra sao. Chính vì lý do này mà chúng ta cần nghiên cứu bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 697,388,113,321 925,588,426,025 1,107,324,398,908 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 42,072,954 226,356,831 592,565,339 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 4. Gía vốn hàng bán 638,952,177,464 854,688,830,856 1,012,678,098,975 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 58,393,862,903 70,673,238,338 94,053,734,594 6.Doanh thu hoạt động tài chính 758,699,540 641,163,405 823,170,496 7.Chi phí tài chính 1,128,870,120 881,407,905 851,616,836 Trong đó: Chi phí lãi vay 1,128,870,120 881,407,905 851,616,836 8.Chi phí bán hàng 28,641,766,720 27,412,195,245 40,617,663,295 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 17,577,169,172 28,619,388,106 32,863,832,537 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11,804,756,431 14,401,410,487 20,543,792,422 11. Thu nhập khác 279,199,998 4,456,985,448 1,799,421,887 12.Chi phí khác 43,794,356 363,128,360 57,725,594 13. Lợi nhuận khác 235,405,642 4,093,857,088 1,741,696,293 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12,040,162,073 18,495,267,575 22,285,488,715 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 2,607,283,347 3,161,836,231 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 13,980 24,848 37,034 Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán Phân tích doanh thu: Bảng 3.1: Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 697,388,113,321 925,588,426,025 1,107,324,398,908 228,200,312,704 181,735,972,883 32.72 19.63 Các khoản giảm trừ DT 42,072,954 226,356,831 592,565,339 184,283,877 366,208,508 438.01 161.78 DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 228,016,028,827 181,369,764,375 32.70 19.60 DT hoạt động tài chính 758,699,540 641,163,405 823,170,496 -117,536,135 182,007,091 -15.49 28.39 Thu nhập khác 279,199,998 4,456,985,448 1,799,421,887 4,177,785,450 -2,657,563,561 1496.34 -59.63 Tổng DT 698,383,939,905 930,460,218,047 1,109,354,425,952 232,076,278,142 178,894,207,905 33.23 19.23 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Qua phân tích biến động theo thời gian cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng 32.72%, mức tăng 228,200,312,704 đồng, năm 2008 tăng 19.63 %, tức tăng 181,735,972,883 đồng nhưng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng có 32.70%, mức tăng 228,016,028,827 đồng vào năm 2007 và tăng 19.6 % tức tăng 181,369,764,375 đồng vào năm 2008. Điều này do tốc độ tăng quá cao của các khoản giảm trừ doanh thu ( cụ thể là hàng bán bị trả lại), đến 438.01% năm 2007 (gấp hơn 13 lần tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ), năm 2008 là 161.78 % (gấp hơn 8 lần tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Hàng bán bị trả lại là hàng không đạt yêu cầu của khách hàng nên không được khách hàng chấp nhận, do vậy việc chỉ tiêu này tăng lên quá cao là một vấn đề công ty cần quan tâm xác định nguyên nhân. Năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính (thu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay) giảm 117,536,135 đồng, giảm 15.49% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008, tình hình hoạt động tài chính của công ty đã được cải thiện, bằng chứng là tăng với mức tăng 182,007,091 đồng, tỷ lệ tăng 28.39 % so với năm 2007 và giá trị tuyệt đối tăng hơn năm 2006. Trong khi đó, thu nhập khác năm 2007 tăng 4,177,785,450 đồng, tỷ lệ tăng rất cao đến 1496.34% so với năm 2006, năm 2008 giảm mạnh, mức giảm 2,657,563,561 đồng, tỷ lệ giảm 59.63 %. Bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế năm 2008, nhưng tình hình doanh thu của công ty vẫn chuyển biến theo hướng tích cực, tổng doanh thu tăng cao 19.23 % tức tăng 178,894,207,905 đồng. Phân tích chi phí : Bảng 3.2: Phân tích biến động theo thời gian của chi phí Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Giá vốn hàng bán 638,952,177,464 854,688,830,856 1,012,678,098,975 215,736,653,392 157,989,268,119 33.76 18.49 Chi phí tài chính 1,128,870,120 881,407,905 851,616,836 -247,462,215 -29,791,069 -21.92 -3.38 Chi phí bán hàng 28,641,766,720 27,412,195,245 40,617,663,295 -1,229,571,475 13,205,468,050 -4.29 48.17 Chi phí quản lý doanh nghiệp 17,577,169,172 28,619,388,106 32,863,832,537 11,042,218,934 4,244,444,431 62.82 14.83 Chi phí khác 43,794,356 363,128,360 57,725,594 319,334,004 -305,402,766 729.17 -84.10 Tổng chi phí 686,343,777,832 911,964,950,472 1,087,068,937,237 225,621,172,640 175,103,986,765 32.87 19.20 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Năm 2007 giá vốn hàng bán tăng 33.76% với tốc độ cao hơn doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (32.7%), đây là một hiện tượng không tốt cần xác định nguyên nhân. Năm 2008, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 157,989,268,119 đồng, tỷ lệ tăng 18.49%, nhưng đã thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (19.60%), điều này góp phần làm tăng lợi nhuận gộp năm 2008 cho công ty. Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) có xu hướng giảm dần qua các năm: 2007 và 2008, chứng tỏ khoản nợ vay của công ty đang giảm dần theo thời gian. Chi phí bán hàng giảm nhẹ vào năm 2007, mức giảm 1,229,571,475 đồng, tỷ lệ giảm 4.29%. Nhưng năm 2008 tăng mạnh, tăng 13,205,468,050 đồng, tỷ lệ tăng 48.17%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đang tăng dần, nên sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận thuần của công ty, công ty cần tìm hiểu nguyên nhân, để có biện pháp quản lý tốt các khoản chi phí này. Chi phí khác, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí, nhưng lại có nhiều biến động nhất. Năm 2007, tăng 319,334,004 đồng, tỷ lệ tăng 729.17%, đến năm 2008 giảm 305,402,766 đồng, tỷ lệ giảm 84.10%. Căn cứ bảng 3.2, tổng chi phí tăng phần lớn là do tăng giá vốn hàng bán. Vì vậy, để giảm tổng chi phí thì điều quan trọng nhất là giá vốn hàng bán luôn được kiểm soát ở mức tối thiểu. Bảng 3.3: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu chi phí ĐVT: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2006 2007 2008 2007 2008 Giá vốn hàng bán 638,952,177,464 854,688,830,856 1,012,678,098,975 91.63 92.36 91.50 0.74 -0.86 Chi phí tài chính 1,128,870,120 881,407,905 851,616,836 0.16 0.10 0.08 -0.07 -0.02 Chi phí bán hàng 28,641,766,720 27,412,195,245 40,617,663,295 4.11 2.96 3.67 -1.14 0.71 Chi phí quản lý doanh nghiệp 17,577,169,172 28,619,388,106 32,863,832,537 2.52 3.09 2.97 0.57 -0.12 Chi phí khác 43,794,356 363,128,360 57,725,594 0.01 0.04 0.01 0.03 -0.03 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 100 100 100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Qua phân tích kết cấu, ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2006 có 91.63 đồng giá vốn hàng bán, năm 2007 thì trong 100 đồng doanh thu thuần có 92.36 đồng giá vốn hàng bán (tăng 0.74 đồng), năm 2008 có 91.5 đồng giá vốn hàng bán (giảm 0.86 đồng). Như vậy, khi so sánh về mặt kết cấu cho thấy với cùng 100 đồng doanh thu thuần, giá vốn hàng bán năm 2008 thấp hơn năm 2007, dẫn đến lợi nhuận gộp năm 2008 tăng so với năm 2007, đây là biến động tốt (mặc dù số tuyệt đối giá vốn hàng bán tăng vào năm 2008) Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty có chuyển biến tích cực, cho thấy công ty có đường lối kinh doanh hợp lý, tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết, quản lý tốt hoạt động kinh doanh và góp phần làm tăng lợi nhuận. Phân tích lợi nhuận : Bảng 3.4: Phân tích biến động theo thời gian của lợi nhuận Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2007 2008 2007 2008 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 58,393,862,903 70,673,238,338 94,053,734,594 12,279,375,435 23,380,496,256 21.03 33.08 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11,804,756,431 14,401,410,487 20,543,792,422 2,596,654,056 6,142,381,935 22 42.65 Lợi nhuận khác 235,405,642 4,093,857,088 1,741,696,293 3,858,451,446 -2,352,160,795 1639.06 -57.46 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12,040,162,073 18,495,267,575 22,285,488,715 6,455,105,502 3,790,221,140 53.61 20.49 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 3,847,822,155 3,235,668,256 31.96 20.37 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2007 công ty kinh doanh rất hiệu quả nên tất các khoản lợi nhuận có tỷ lệ tăng cao hơn so với năm 2006. Năm 2008 chỉ có khoản lợi nhuận khác giảm, trong khi các khoản mục: lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng mạnh so với năm 2007. Bên cạnh việc phân tích xem lợi nhuận qua các năm tăng giảm như thế nào, ta cũng cần quan tâm đến các tỷ số sau: Bảng 3.5: Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 8.37 7.64 8.50 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần 1.69 1.56 1.86 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu 1.72 1.71 1.72 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Năm 2007, mặc dù các khoản lợi nhuận đều tăng so với năm 2006 nhưng cả 3 tỷ suất trên điều giảm. Đến năm 2008, sự gia tăng lợi nhuận của công ty đã làm cả 3 tỷ suất trên tăng (nhưng tăng không nhiều) và vẫn đang ở một tỷ lệ rất thấp. Điều này cho thấy việc quản lý của công ty chưa thật sự tốt và cần được quan tâm nhiều hơn. III. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm giải thích quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán thay đổi do những nguyên nhân gì. Bởi vì, ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh cộng ngân lưu ròng hoạt động đầu tư và cộng ngân lưu ròng hoạt động tài chính đúng bẳng chênh lệch quỹ tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán. Giải thích được chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển nào, doanh nghiệp quan tâm đến chính sách đầu tư, chính sách tài trợ đến mức nào. Quan trọng hơn là chỉ ra được tại sao có đôi khi công ty “ hoạt động có lãi nhưng vẫn thiếu hụt tiền” hoặc “ hoạt động bị lỗ mà tiền vẫn dư thừa.”. Chính vì tầm quan trọng như trên ta tiến hành phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 và năm 2008. Bảng lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm: 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 750,617,043,254 979,682,344,983 1,180,867,771,598 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ -681,227,461,526 -919,943,750,906 -1,106,773,947,213 3.Tiền chi trả cho người lao động -23,610,464,918 -919,943,750,956 -29,899,698,233 4.Tiền chi trả lãi vay -70,680,556,477 -8,031,234,899 -851,616,836 5.Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -7,406,110,889 -10,637,321,570 -2,667,465,249 6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 53,493,231,567 360,576,026 1,123,925 7.Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -12,111,560,181 -19,476,336,574 -19,205,429,642 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9,034,120,830 -558,956,762 21,470,738,350 II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng,TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -398,486,400 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 839,540,685 641,163,405 839,120,371 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 839,540,685 641,163,405 440,633,971 III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 3.Tiền vay ngắn hạn,dài hạn nhận được 398,486,400 4.Tiền chi trả nợ gốc vay -4,200,000,000 -4,200,000,000 -4,333,456,994 5.Tiền chi trả nợ vay tài chính 6. Cổ tức,lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu -10,679,982,000 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -4,200,000,000 -4,200,000,000 -14,614,952,594 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 5,673,625,515 -4,117,793,357 7,296,419,727 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 7,788,045,056 13,461,671,071 9,343,877,714 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đóai quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 13,461,671,071 9,343,877,714 1,660,297,441 Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế Toán 1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: Bảng 4.1:Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: đồng I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 2006 2007 2008 1.Tiền thu từ bán hàng,cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 750,617,043,254 979,682,344,983 1,180,867,771,598 2.Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ -681,227,461,526 -919,943,750,906 -1,106,773,947,213 3.Tiền chi trả cho người lao động -23,650,464,918 -22,513,233,822 -29,899,698,233 4.Tiền chi trả lãi vay -70,680,556,477 -8,031,234,899 -851,616,836 5.Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -7,406,110,889 -10,637,321,570 -2,667,465,249 6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 53,493,231,567 360,576,026 1,123,925 7.Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh -12,111,560,181 -19,476,336,574 -19,205,429,642 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9,034,120,830 -558,956,762 21,470,738,350 Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 và năm 2008 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm vào năm 2007 và tăng trở lại vào năm 2008. Năm 2007, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mang “dấu âm”, cho thấy “dòng tiền vào” từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp cho “dòng tiền ra” từ hoạt động đầu tư. Năm 2008, việc kinh doanh của công ty khá thuận lợi, khoản chênh lệch giữa tiền thu bán hàng và tiền chi trả cho người cho người cung cấp tăng, các khoản tiền chi giảm, làm dòng tiền thuần của công ty tăng vọt, tăng khả năng trả nợ cũng như chi trả cổ tức. 2. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Bảng 4.2: Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Đơn vị tính: đồng II.Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư 2006 2007 2008 1.Tiền chi để mua sắm,xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -398,486,400 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 839,504,685 641,163,405 839,120,371 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 839,504,685 641,163,405 440,633,971 Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 và năm 2008 Qua 3 năm: 2006, 2007, 2008 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đều dương và có xu hướng giảm dần. Năm 2006 và năm 2007 công ty ít quan tâm đến chính sách đầu tư và có sự thay đổi vào năm 2008, công ty đã chi tiền để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính: Bảng 4.3: Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Đơn vị tính: đồng III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 2006 2007 2008 3. Tiền vay ngắn hạn,dài hạn được nhận 0 0 398,486,400 4. Tiền chi trả nợ gốc vay -4,200,000,000 -4,200,000,000 -4,333,456,994 6.Cổ tức,lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 0 0 -10,679,982,000 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -4,200,000,000 -4,200,000,000 -14,614,952,594 Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2007 và năm 2008 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2006 bằng năm 2007 và bằng “dòng tiền ra” năm 2006 và năm 2007 là chi trả nợ gốc vay. Năm 2008 để tài trợ cho việc đầu tư vào mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác, công ty đã vay tiền để đáp ứng nhu cầu này. Dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh vào năm 2008 là do chi trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức. Dòng tiền và tương đương tiền cuối kỳ giảm từ 13,461,671,071 đồng (năm 2006) xuống 9,343,877,714 đồng (năm 2007) và tăng trở lại 16,640,297,441 đồng (năm 2008), cho thấy khả năng thanh toán của công ty có chuyển biến tích cực. IV. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH: Tỷ số khả năng thanh toán : 1.1.Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Bảng 5.1: Bảng tính tỷ số khả năng thanh toán hiện thời Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Tài sản ngắn hạn 174,230,921,816 173,353,327,557 180,268,540,429 Nợ ngắn hạn 148,194,219,138 137,540,846,397 137,176,314,078 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời 1.18 1.26 1.31 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời năm sau cao hơn năm trước và có xu hướng tăng dần. Năm 2006 với tỷ số khả năng thanh toán hiện 1.18 lần có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn lớn hơn gấp 1.18 lần so với nợ ngắn hạn và công ty cần đến 85.06% giá trị tài sản ngắn hạn để đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn. Lặp luận tương tự trên, năm 2007 cần 79.34% (giảm 5.71% so với năm 2006) và năm 2008 cần 76.10% (giảm 3.25% so với năm 2007) giá trị tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cho thấy, tỷ số này tương đối tốt và đang chuyển biến tích cực. Để có thể đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn trả, ta tính thêm tỷ số khả năng thanh toán nhanh. 1.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn Bảng 5.2: Bảng tính tỷ số khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Tài sản ngắn hạn 174,230,921,816 173,353,327,557 180,268,540,429 Hàng tồn kho 121,343,532,886 128,277,510,832 130,767,493,730 Nợ ngắn hạn 148,194,219,138 137,540,846,397 137,176,314,078 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 0.36 0.33 0.36 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006, 2007, 2008 đều quá nhỏ (nhỏ hơn 0.5). Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ ngắn hạn của công ty đến hạn là rất thấp, điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán nếu hàng hóa không được tiêu thụ tốt, công ty có thể gặp nguy cơ phải bán gấp tài sản để có đủ tiền thanh toán. 1.3. Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền: Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền / Nợ ngắn hạn Bảng 5.3: Bảng tính tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Tiền 13461671071 9,343,877,714 16,640,297,441 Nợ ngắn hạn 148,194,219,138 137,540,846,397 137,176,314,078 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 0.09 0.07 0.12 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền giảm vào năm 2007 và tăng vào năm 2008, nhưng tỷ số này qua 3 năm quá thấp. Công ty đã duy trì một lượng tiền mặt thấp như vậy là sẽ không an toàn. Tỷ số cơ cấu tài chính: 2.1. Tỷ số nợ : Tỷ số nợ = (Tổng nợ/ Tổng tài sản) x 100 Bảng 5.4: Bảng tính tỷ số nợ Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 Tổng nợ 166,274,281,157 151,478,915,321 151,040,198,092 Tổng tài sản 231,647,026,095 222,827,127,003 227,654,695,337 Tỷ số nợ 71.78 67.98 66.35 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Tỷ số nợ của công ty đang giảm dần năm 2006 (71.78%), năm 2007(67.98%), năm 2008 (66.35%), nhưng tỷ số nợ vẫn còn rất cao. Tổng nợ đang giảm dần so với tổng tài sản, cũng như tổng nguồn vốn. Cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty đang tăng, giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn bên ngoài. Và mức gánh chịu rủi ro trong kinh doanh dịch chuyển dần sang cho công ty, tăng mức an toàn cho các chủ nợ, đồng thời uy tín của công ty cũng được nâng cao đối với các chủ nợ. 2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay: Tỷ số thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) / Lãi vay Bảng 5.5: Bảng tính tỷ số thanh toán lãi vay Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 13,169,032,193 19,376,675,480 23,137,105,551 Lãi vay 1,128,870,120 881,407,905 851,616,836 Tỷ số thanh toán lãi vay 11.67 21.98 27.17 Nguồn: Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Tỷ số thanh toán lãi vay qua 3 năm: 2006, 2007, 2008 đều tăng và tỷ số này rất cao trong hai năm: năm 2007 và năm 2008. Đây là chuyển biến tích cực, chứng tỏ nguồn vốn vay đã được công ty sử dụng hiệu quả trong 3 năm qua và năm sau lại tốt hơn năm trước. Tỷ số hoạt động: 3.1. Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu x 360)/ Doanh thu thuần Bảng 5.6: Bảng tính kỳ thu tiền bình quân Đơn vị tính: ngày 2006 2007 2008 Các khoản phải thu 37,965,772,859 33,350,636,294 32,104,317,862 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Kỳ thu tiền bình quân 19.60 12.97 10.44 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Kỳ thu tiền bình quân năm 2006 là 19.6 ngày, năm 2007 là 12.97 ngày (giảm 6.63 ngày), năm 2008 là 10.44 ngày (giảm 2.53 ngày) cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu của công ty khá nhanh, giảm rủi ro tín dụng, giảm nguy cơ mất vốn, nhưng cũng giảm khả năng thu hút việc mua hàng của khách hàng. Tùy từng đối tượng khách hàng lớn hay nhỏ và việc thanh toán của khách hàng tốt hay xấu mà công ty có chính sách bán hàng phù hợp. 3.2. Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho Bảng 5.7: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Hàng tồn kho 121,343,532,886 128,277,510,832 130,767,493,730 Vòng quay hàng tồn kho 5.75 7.21 8.46 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Vòng quay hàng tồn kho năm 2007 tăng so với năm 2006 và năm 2008 tăng so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty sử dụng hàng tồn kho khá tốt, đó là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp cần phát huy. 3.3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần Bảng 5.8: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Tài sản cố định thuần 56,301,843,370 48,344,495,671 41,824,400,069 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 12.39 19.14 26.46 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty tốt. Công ty đã có biện pháp tích cực để nâng cao năng suất của tài sản cố định. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2007 và năm 2008 doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định không nhiều, doanh thu tăng làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng. 3.4. Vòng quay tài sản: Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản Bảng 5.9: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị tính: lần 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 Tổng tài sản 231,647,026,095 222,827,127,003 227,654,695,337 Vòng quay tài sản 3.01 4.15 4.86 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Qua bảng phân tích trên cho thấy, năm 2006 cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 3.01 đồng doanh thu thuần, năm 2007 cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 4.15 đồng doanh thu thuần (tăng 1.14 đồng) và đã tăng nhẹ (tăng 0.71 đồng) vào năm 2008, cứ 1 đồng tổng tài sản bỏ ra mang lại 4.86 đồng doanh thu thuần, đây là chuyển biến tích cực. Kết hợp với các tỷ số tài chính ở trên có thể cho ta kết luận là: nguyên nhân chủ yếu làm cho vòng quay tài sản tăng cao, là do hiệu suất sử dụng tài sản cố định cao và vòng quay hàng tồn kho tăng. Tỷ số doanh lợi: 4.1.Doanh lợi tiêu thụ (ROS): ROS =( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100 Bảng 5.10: Bảng tính doanh lợi tiêu thụ Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 Doanh thu thuần 697,346,040,367 925,362,069,194 1,106,731,833,569 ROS 1.73 1.72 1.73 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008 Mức doanh lợi tiêu thụ giảm nhẹ vào năm 2007, năm 2008 tăng bằng mức doanh lợi tiêu thụ năm 2006, lợi nhuận sau thuế tăng là do doanh nghiệp tăng mức doanh thu tiêu thụ, trong khi đó chi phí của công ty cũng tăng. Vì vậy, công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn nữa các loại chi phí nhằm giảm thấp chi phí để gia tăng mức sinh lời. 4.2. Doanh lợi tài sản (ROA): ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100 Bảng 5.11: Bảng tính doanh lợi tài sản Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 Tổng tài sản 231,647,026,095 222,827,127,003 227,654,695,337 ROA 5.20 7.13 8.40 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008. Doanh lợi tài sản của công ty tăng cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty tốt hơn, đây là chuyển biến tốt. Điều này có thể được chứng minh rỏ hơn qua hai tỷ số doanh lợi tiêu thụ và vòng quay tài sản tăng nghĩa là khả năng sinh lời của công ty tăng và việc tổ chức sử dụng tài sản của công ty khá tốt. 4.3. Doanh lợi vốn tự có (ROE): ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100 Bảng 5.12: Bảng tính doanh lợi vốn tự có Đơn vị tính: % 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 Vốn chủ sở hữu 65,372,744,938 71,348,211,682 76,614,497,245 ROE 18.42 22.27 24.96 Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008. Doanh lợi vốn tự có của công ty năm 2007 tăng 3.85% so với năm 2006, năm 2008 tăng 2.69% so với năm 2007, nếu so sánh với doanh lợi tài sản thì doanh lợi vốn tự có cách xa, điều đó làm cho khoảng cách của doanh lợi vốn tự có được mở rộng. Đây là một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhiều khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Doanh lợi vốn tự có tăng cho thấy tình hình kinh doanh của công ty phát triển tốt. Các tỷ số đối với công ty cổ phần: 5.1. Thu nhập mỗi cổ phiếu (Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu):EPS Bảng 5.13: Thu nhập mỗi cổ phiếu qua các năm Đơn vị tính: đồng 2006 2007 2008 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) 13,980 24,848 37,034 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008. Ta thấy lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu tăng mạnh, là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng, trong năm 2006, 2007, 2008 số lượng cổ phiếu lưu hành vẫn không đổi. EPS tăng chứng tỏ tình hình kinh doanh tiến triển tốt và giúp công ty thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Vì các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều có mong muốn thu được lợi nhuận trong tương lai từ vốn đầu tư vào cổ phiếu đó. 5.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức : ict = Ict / EPS Ict : Cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thường Ict = Số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân Lợi nhuận sau thuế chia cổ phiếu thường Bảng 5.14: Bảng tính tỷ lệ chi trả cổ tức Đơn vị tính: đồng 2006 2007 2008 Lợi nhuận sau thuế 12,040,162,073 15,887,984,228 19,123,652,484 Số lượng cổ phiếu thường lưu hành bình quân 431,000 431,000 431,000 Cổ tức chi trả cho một cổ phiếu thường 27,935 36,863 44,370 EPS 13,980 24,848 37,034 Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần 2.00 1.48 1.20 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh năm 2007 và năm 2008. Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần giảm, do tốc độ tăng của cổ tức chi trả cho một cổ phiếu thường thấp hơn tốc độ tăng của EPS qua năm 2007 và 2008, nhưng vẫn được xem là chuyển biến tích cực, cho thấy tình hình hoạt động của công ty tốt. Phân tích tài chính Dupont: ROE = x x ROS = ROA Vòng quay tài sản x 1 – Tỷ số nợ 1 1 1- Tỷ số nợ Tình hình tài chính doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể. Vậy nên giữa các tỷ số tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Trong đó, tỷ số doanh lợi vốn tự có là nhân tố được các nhà đầu tư rất quan tâm khi đầu tư vào công ty. Dùng phương pháp phân tích Dupont để thấy được các nhân tố tác động đến doanh lợi vốn tự có của công ty năm 2007, 2008. Bảng 5.15: Bảng phân tích các nhân tố tác động đến doanh lợi vốn tự có Chỉ tiêu 2006 2007 2008 ROS (%) 1.73% 1.72% 1.73% Vòng quay tài sản (lần) 3.01 4.15 4.86 ROA (%) 5.20% 7.13% 8.40% Tỷ số nợ (%) 71.78% 67.98% 66.35% ROE (%) 18.42% 22.27% 24.96% Dựa vào bảng phân tích trên, dễ nhận thấy ROE năm 2007 tăng lên đáng kể so với năm 2006 là do ROA tăng, trong đó, ROA tăng là do tăng vòng quay tài sản và giảm ROS . Năm 2008, ROE tiếp tục tăng, do ROA lại tiếp tục tăng (còn tỷ số nợ thì giảm liên tục qua 3 năm), trong đó, ROA tăng là do ROS và vòng quay tài sản giảm. Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ROE của công ty là ROS, vòng quay tài sản và tỷ số nợ. Do đó, để nâng cao hiệu quả tài chính công ty cần có chính sách cụ thể đối với các yếu tố cấu thành lên các tỷ số trên. PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TÂN BÌNH I.NHẬN XÉT: Qua phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình ta thấy được thực trạng tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 như sau: Ưu điểm: 1.Về công tác kế toán tại công ty: Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, gọn nhẹ, có sự phân công rỏ ràng , hợp lý, các nhân viên kế toán của công ty có sự phối hợp tốt nên đảm bảo cho việc quản lý đầy đủ và chính xác. Công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính nên việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là rất phù hợp. Do thực hiện trên máy nên công tác kế toán được giảm nhẹ khi cần truy xuất số liệu hay kiểm tra đối chiếu số liệu, công việc xử lý, tính toán, lập báo cáo được thực hiện chính xác và nhanh chóng. Thực tế chế độ mẫu báo cáo, chứng từ theo quy định của ngành, phù hợp với đặc điểm sản xuất của đơn vị vì công ty sản xuất sản phẩm thông thường chứ không phải loại sản phẩm đặc biệt nên không dùng mẫu báo cáo chứng từ riêng. 2.Về tình hình tài chính tại công ty: Về tài sản: Tổng tài sản của công ty năm 2007 giảm so với năm 2006, nhưng năm 2008 tăng so với năm 2007, có sự gia tăng này là do có sự gia tăng của tài sản ngắn hạn, đây là một biểu hiện tốt, vì có khả năng đáp ứng khả năng thanh toán hiện thời. Các khoản phải thu đang giảm dần cả số tuyệt đối và tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008, cho thấy công ty có chính sách quản lý và thu hồi nợ tốt, cần phát huy. Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau trong kinh doanh là việc không thể tránh khỏi, các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn là khá tốt,chiếm 21.79 % (năm 2006), 19.24% (năm 2007), 17.81% (năm 2008) vì công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn ở mức hợp lý. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty giảm vào năm 2007 và tăng vào năm 2008, nợ phải trả đang giảm dần, trong khi vốn chủ sở hữu đang tăng dần trong 3 năm, đây là chuyển biến tích cực. Về cơ cấu khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán hiện thời của công ty đang tăng dần qua 3 năm và tỷ số này được đánh giá là khá tốt. Về cơ cấu tài chính: Tỷ số thanh toán lãi vay khá lớn và đang tăng dần, cho thấy công ty sử dụng hiệu quả nguồn vốn và mang lại lợi nhuận . Về tỷ số hoạt động: Kỳ thu tiền bình quân giảm, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng, cho thấy các tỷ số hoạt động của công ty đang chuyển biến theo chiều hướng tốt. Về tỷ số doanh lợi: Doanh lợi tiêu thụ tăng nhẹ vào năm 2008, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn tự có của công ty tăng cao trong 3 năm cho thấy công ty sử dụng khá hiệu quả tài sản và tình hình sản xuất kinh doanh đang phát triển tốt. Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhìn chung, trong 3 năm 2006, 2007, 2008: doanh thu, lợi nhuận và thu nhập trên mỗi cổ phiếu liên tục tăng, chứng tỏ kết quả hoạt động kinh doanh rất khả quan. Nhưng công ty cũng có một số nhược điểm cần khắc phục: Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong tài sản ngắn hạn (trên 60%) và đang có xu hướng tăng dần trong 3 năm qua, cộng với lượng tiền và các khoản tương đương tiền dù có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tài sản ngắn hạn (dưới 10 %), đây sẽ là khó khăn cho công ty trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Cơ cấu vốn của công ty trong 3 năm qua là bất hợp lý vì nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, chiếm 71.78% (năm 2006), 67.98% (năm 2007), 66.35% (năm 2008), vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 28.22% (năm 2006), 32.02% (năm 2007), 33.65% (năm 2008). Điều này cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn quá nhiều, và cũng đồng nghĩa với việc phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài, khả năng tự chủ tài chính thấp, công ty cần quan tâm để giảm nguồn nợ phải trả này trong những năm tới. Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nhanh bằng tiền có tỷ số quá thấp, đang ở mức báo động vì hàng tồn kho quá cao, tiền và các khoản tương đương tiền lại quá thấp trong tài sản ngắn hạn. Tỷ số nợ của công ty đang giảm dần, nhưng còn rất cao. Cơ cấu tài chính của công ty có nguồn vốn nhỏ hơn nhiều so với nợ phải trả, dẫn đến sẽ bị động trong kinh doanh vì phụ thuộc quá nhiều từ nguồn vốn bên ngoài. Doanh lợi tiêu thụ giảm nhẹ vào năm 2007, tăng trở lại vào năm 2008 và bằng năm 2006, doanh lợi tiêu thụ tăng không cao là do công ty chưa quản lý tốt các khoản chi phí, tăng đáng kể nhất là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là vấn đề công ty cần quan tâm. III.MỘT SỐ GỈAI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY : Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những hướng giải quyết nhất định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng một cách linh hoạt sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao. Với mỗi doanh nghiệp thì khả năng tài chính nội tại là rất nhiều vấn đề đặt ra như đi sâu vào khả năng tài chính nào có tác dụng cụ thể trong quá trình kinh doanh. Từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp. Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay để tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên em đã phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình năm 2007 và năm 2008 để thấy được tình hình tài chính của công ty trong 3 năm qua, từ đó có một số đề xuất với công ty để khắc phục những hạn chế trên: 1. Xác định mức dự trữ tiền hợp lý: Công ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tân Bình là một doanh nghiệp sản xuất, một số lớn hoạt động cần đến nhu cầu tiền mặt hay những khoản tương đương tiền. Những hoạt động đó như là: mua nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và thanh toán các chi phí cần thiết (thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, các khoản phải trả phải nộp khác,…) cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Do đó, việc tăng mức dự trữ tiền ở mức hợp lý sẽ giúp công ty giải quyết tốt những hoạt động trên, cũng như tăng mức đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Ngoài ra, việc công ty tăng và duy trì một mức dự trữ tiền mặt hợp lý (sao cho tiền mặt có thể sinh ra lời ) sẽ đem lại những lợi ích sau: Thứ nhất: Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản tiền từ chiết khấu trên hàng mua trả trước hạn kỳ. Ví dụ như công ty được hưởng 2% chiết khấu trên giá mua hàng nếu hóa đơn được thanh toán trong vòng 10 ngày và thời hạn mua chịu tối đa là 30 ngày ( với điều kiện là 2/10 – net 30). Việc không nhận chiết khấu có nghĩa như là công ty phải chi thêm 2% cho việc mua hàng, vì muốn sử dụng số tiền mua hàng đó thêm 20 ngày. Nếu phải chi trả 2% cho một thời kỳ 20 ngày, mỗi năm sẽ phải có 18 thời kỳ, như vậy lãi suất tương ứng sẽ là 36%/năm. Đa số doanh nghiệp đều có thể vay tiền với lãi suất thấp hơn 36%/năm rất nhiều. Thứ hai: vì các tỷ số về khả năng thanh toán là tỷ số căn bản trong lĩnh vực tín dụng, công ty phải có các tỷ số trên gần với tiêu chuẩn trung bình của các công ty cùng ngành, có uy tín cao công ty có thể mua hàng với thời hạn thiếu chịu khá lâu và vay mượn dễ dàng ở các ngân hàng hay cơ quan tín dụng. Thứ ba: có tiền mặt rộng rãi, công ty có thể lợi dụng ngay các cơ hội tốt về kinh doanh, cạnh tranh về quảng cáo với các công ty khác. 2. Giảm lượng hàng tồn kho: Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy lượng hàng tồn kho của công ty rất cao, chủ yếu là lượng nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho, công ty có thể dựa vào mô hình quản lý tồn kho hiệu quả - EOQ, để giảm lượng hàng tồn kho này, giảm chi phí tồn trữ hàng trong kho, chi phí đặt mua hàng nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của công ty. 3. Tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ hơn về mặt tài chính: Về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cần được bổ sung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tự chủ về tài chính mà không phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Có chính sách thu hút vốn hướng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận. Công ty có thể giảm tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông, nhằm tăng lợi nhuận để lại, để tái đầu tư (nếu cần thiết) vào hoạt động kinh doanh trong tương lai. 4. Giảm thiểu chi phí kinh doanh. Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó, muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Muốn vậy, lãnh đạo công ty cần phải phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh doanh tìm ra những bất hợp lý trong khâu sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Từ đó, phân loại chi phí trực tiếp và có kế hoạch thực hiện giảm chi phí phát sinh trong các khâu này. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lòng từ ban giám đốc đến toàn thể cán bộ công nhân viên phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất. Về giá vốn hàng bán: Để lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm, bên cạnh việc tăng doanh thu công ty cần phải áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát giá vốn hàng bán của công ty. Bắt đầu từ giảm chi phí từ khâu mua vào. Kế tiếp là việc đưa nguyên liệu, vật liệu vào quá trình sản xuất, phải thường xuyên giám sát tất cả các dây chuyền trong quá trình sản xuất sản phẩm, giảm lãng phí nguyên liệu, có chính sách lương phù hợp cho công nhân trực tiếp sản xuất, để động viên họ tăng năng suất làm việc, tăng sản phẩm có chất lượng, giảm những sản phẩm không đạt yêu cầu phải đưa vào sản xuất lại. Đồng thời, công ty cũng phải giảm chi phí sản xuất chung như giảm chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,… không cần thiết. Có như vậy, mới tạo sản phẩm với giá thành đơn vị thấp, dẫn đến sẽ làm giảm giá vốn hàng bán trong những năm kế tiếp. Về chi phí bán hàng: Từ những chuyển biến theo chiều hướng không tốt đối với lợi nhuận thuần, công ty cần phải hạn chế những khoản chi tiêu không cần thiết như chi phí dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác,…Chính điều này sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Về chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này liên tục tăng cao qua các năm qua. Vì vậy, công ty cần phải xem xét và xây dựng định mức các chi phí trong nội bộ. Hiện nay, còn tồn tại nhiều công việc cá nhân được đưa vào tận dụng trong công ty như gọi điện thoại đường dài liên tỉnh, điện thoại di động phục vụ cá nhân…Song song với việc kiểm tra xem xét, phạt các phòng ban sử dụng vào mục đích cá nhân, thì cần phải có biện pháp khen thưởng các phòng ban, phân xưởng sử dụng dưới mức chi phí, làm cho mỗi cá nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng một tập thể công ty vững mạnh. Trên đây là một số giải pháp để góp phần nâng cao khả năng tài chính của công ty. Hy vọng nó sẽ đóng góp phần nào cho sự phát triển của công ty trong tương lai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN- PHẦN PHÂN TÍCH.doc
  • docBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.doc
  • docKẾT LUẬN.doc
  • xlsLUAN VAN.xl.xls
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docLỜI MỞ ĐẦU LUẬN VĂN.doc
Tài liệu liên quan