LỜI MỞ ĐẦU
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO không chỉ mở ra cơ hội, mà cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chế biến. Hơn thế nữa, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam vẫn đang phát triển rất mạnh, người Việt Nam ngày càng khá giả và tinh tế hơn, vì vậy mà có những đòi hỏi cao hơn về cả chất lượng và mẫu mã.
Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được vấn đề này nên mở rộng đầu tư, cũng như tìm đối tác chiến lược. Một số doanh nghiệp tự tin hơn, xây dựng hướng đi cho riêng mình và dám đầu tư mạnh, trong đó có Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco. Là doanh nghiệp chế biến thực phẩm có bề dày truyền thống, Halong Canfoco đang thay da đổi thịt để cùng với các doanh nghiệp xuất sắc trong nước đưa Việt nam vững bước gia nhập WTO. Thực phẩm chế biến của Halong Canfoco trong suốt thời gian qua đã liên tục cải tiến chất lượng và nâng cao tính tiện lợi để từng bước chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước với sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngoại nhập. Halong Canfoco còn được coi là một trong số rất ít các công ty được phép xuất khẩu trực tiếp thực phẩm chế biến sang thị trường EU và có quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tác trong khu vực và trên thế giới như: Hongkong, Singapore, Nhật Bản và Tây Âu, do đó nó phải được tiếp tục phát triển vững chắc trong thiên niên kỷ mới. Năm 2008 sẽ hứa hẹn là một năm phát triển mạnh mẽ nữa của Hạ Long Canfoco.
Chúng tôi hy vọng rằng phân tích tài chính công ty Hạ Long Canfoco trong 3 năm 2005, 2006, 2007 sẽ phần nào giúp mọi người thấy được sự phát triển của Hạ Long Canfoco trong những năm qua cũng như tiềm năng của công ty để có những quyết định đúng đắn, đặc biệt là khi thực phẩm của Halong Canfoco ngày càng được tin dùng và có mặt ở khắp các miền trên toàn quốc.
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long 2
Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: 4
1.3. Thị trường và cạnh tranh: 4
1.4. Đối thủ cạnh tranh: 6
1.4.1. Công ty TNHH một thành viên Vissan: 6
1.4.2. Công ty TNHH thực phẩm Ngôi Sao (Starfood) 7
II. Phân tích tình hình tài chính công ty CANFOCO 8
2.1. Phân tích khái quát BCĐKT và BCKQKD: 13
2.1.1. Phân tích doanh thu và chi phí: 13
2.1.2. Phân tích lợi nhuận: 17
2.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu chính: 19
2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động: 22
2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng: 22
2.2.2.4. Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) 22
2.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TS: 24
2.2.3.1. Số vòng quay tài sản 24
2.2.3.3. Số vòng quay vốn lưu động ròng 26
2.2.3.5. Số vòng quay khoản phải thu 27
2.2.4. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán của DN: 29
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long. 30
31 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long Canfoco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây Âu.
Công ty đồ hộp Hạ Long hiện có 5 xưởng, 4 ngành sản xuất, 8 phòng ban nghiệp vụ, có 4 chi nhánh ở các trung tâm văn hóa, thương mại lớn nhất nước gồm Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hạ Long và hàng trăm đại lí buôn bán lẻ. Hàng năm công ty sản xuất từ 5.000 đến 6.000 tấn thực phẩm, giá trị sản lượng hơn 100 tỷ đồng, chi phí đầu tư cơ bản, đổi mới trang thiết bị đạt 4 tỷ đồng/ năm. Công ty có trên 1.000 cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định, trong đó có 70% có tay nghề vững vàng.
Một số thông tin sơ lược về tài chính của công ty:
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000đ (Năm mươi tỷ đồng Việt Nam).
- Thị trường niêm yết: Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Số cổ đông hiện hữu: 1000 cổ đông.
- Trong đó:
+ Vốn của cổ đông trong nước: 70,83% gồm Vốn nhà nước ( Tổng công ty Thủy sản Việt Nam): 27,75%; tổ chức trong nước : 5,01%; CBCNV Công ty : 4,02% ; Cá nhân ngoài : 34,05 %
+ Vốn nước ngoài: 29,17% gồm tổ chức nước ngoài : 26,09%; cá nhân nước ngoài: 3,08%.
Một số thành tích đáng chú ý:
+ Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2005
+ 9 năm liền được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
+ Sản phẩm “Tin và Dùng” Việt Nam năm 2006
+ Thương hiệu “Hạ Long- Canfoco” đứng trong tốp 100 thương hiệu mạnh của cả nước. Hiện nay, Canfoco là một trong số ít các doanh nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp thực phẩm đóng hộp sang thị trường EU và có quan hệ chặt chẽ với nhiều đối tác khác trong khu vực và trên thế giới như Hồng Kông, Trung Đông, Nhật Bản…
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính:
- Sản xuất chế biến các mặt hàng thuỷ sản và các sản phẩm thực phẩm khác;
- Đóng hộp, chế biến tổng hợp các mặt hàng thuỷ sản, đặc sản, bột cá và thức ăn chăn nuôi;
- Xuất khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản, súc sản đông lạnh;
- Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ cho sản xuất các mặt hàng của Công ty;
- Sản xuất dầu gan cá và các chế phẩm nang mềm. Sản xuất các chế phẩm từ rong biển: Agar-Alginat;
- Kinh doanh xăng dầu gas và khí hoá lỏng.
1.3. Thị trường và cạnh tranh:
Về thị trường :
Trong nước: Halong Canfoco có độ bao phủ thị trường trong cả nước; tuy nhiên các sản phẩm chủ lực tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
Nước ngoài : Công ty có các thị trường truyền thống như Hồng Kông, Áo, Đức, đồng thời đang hướng tới các thị trường tiềm năng như Mỹ, Đông Âu, Trung đông… Công ty có hai code xuất khẩu cá đóng hộp vào thị trường EU (DH40 và DH203).
Các dòng sản phẩm chính của Công ty:
Với sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô, ngay từ ngày đầu những năm 1958, 1959 khi còn là Nhà máy cá hộp Hạ Long, công ty đã đóng hộp cho ra đời các loại sản phẩm như cá tẩm bột rán sốt cà chua, cá hồng sấy khói ngâm dầu, lươn sấy khói ngâm dầu... rồi đến sản xuất cá kho sốt tương, sốt mắm. Ngoài ra còn sản xuất thêm các loại chả cá rán từ cá dưa, cá mối, cá nhám pha với mực tạo hình bằng khuôn gỗ tròn bằng phương pháp nặn thủ công...
Nhiều sản phẩm đồ hộp như thịt, cá, rau, hoa quả, các loại sản phẩm thủy sản đông lạnh, các chế phẩm từ rong biển như Agar, algenat natri... nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và chen chân ra thị trường nước ngoài. Trong đó có không ít các sản phẩm được huy chương vàng như pate gan lợn, cá thu Philê sốt cà chua, thịt gà hầm nguyên xương, cá ngừ ngâm dầu thực vật, Agar, bột cá chăn nuôi hạng 1, thịt lợn hấp...
Về hệ thống phân phối : Công ty có các Chi nhánh tại các thành phố Hà Nội, Đà nẵng, T.p Hồ Chí Minh để tổ chức phân phối hàng của Công ty sản xuất đến các đại lý và người tiêu dùng.
Về sức cạnh tranh : Trong những năm vừa qua, số lượng các cơ sở kinh doanh thực phẩm chế biến tăng mạnh, làm tăng thêm tính cạnh tranh của các nhà cung cấp thực phẩm chế biến trên thị trường. CANFOCO xác định mở rộng thêm thị trường để tăng thị phần, đầu tư mạnh về công nghệ và R&D để đa dạng mặt hàng, gia tăng doanh số, cùng tham gia cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, đảm bảo sự phát triển bền vững cho Công ty.
1.4. Đối thủ cạnh tranh:
1.4.1. Công ty TNHH một thành viên Vissan:
a. Công ty VISSAN là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn, được xây dựng vào ngày 20/11/1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 18/5/1974. Đến năm 2006, Công ty VISSAN được chuyển đổi thành Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản.
Hoạt động của công ty chuyên về sản xuất kinh doanh thịt gia súc tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt. Vào tháng 9/2005, Công ty Rau Quả Thành Phố được sáp nhập vào Công ty VISSAN tạo thêm ngành hàng mới: ngành rau-củ-quả.
Sản phẩm của VISSAN hiện nay đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với doanh thu và thị phần chiếm lĩnh. VISSAN được xem như một doanh nghiệp SX-KD ngành súc sản và rau củ quả đứng đầu cả nước.
Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, Công ty VISSAN sẵn sàng hợp tác liên doanh, liên kết với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để Sản xuất – Kinh doanh – Xuất khẩu thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt và rau củ quả.
b. Sản phẩm:
- Sản xuất và kinh doanh tại thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thịt với công suất 30.000 tấn/năm gồm thịt đông lạnh và các sản phẩm chế biến, sản phẩm đóng hộp từ thịt heo, trâu, bò gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản và rau củ quả.- Sản xuất heo giống, heo hậu bị, heo thương phẩm, heo thịt và thức ăn gia súc.
c. Năng lực sản xuất:
Với quy mô trang thiết bị hiện đại, công nghệ khép kín bao gồm: - Một khu tồn trữ với sức chứa 10.000 con heo và 4.000 con bò- Ba dây chuyền giết mổ heo với công suất 2.400 con/ca (6giờ)- Hai dây chuyền giết mổ bò với công suất 300 con/ca (6giờ)- Hệ thống kho lạnh với cấp độ nhiệt khác nhau, sức chứa trên 2.000 tấn, đáp ứng thỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh.- Hệ thống dây chuyền sản xuất xúc xích tiệt trùng theo thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Nhật Bản với công suất 8.000 tấn/năm.- Hệ thống dây chuyền sản xuất – chế biến đồ hộp với công suất 5.000 tấn/năm theo thiết bị và công nghệ của Châu Âu.- Nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh có công suất 3.000 tấn/năm tại Thành phố Hồ Chí Minh.- Nhà máy chế biến thực phẩm Chi nhánh Hà Nội với công suất 3.000 tấn/năm tại Khu Công Nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh.- Xí nghiệp Chăn Nuôi Gò Sao.
d. Mục tiêu:
Mục tiêu đến năm 2012 của Vissan là xây dựng hoàn chỉnh cơ sở sản xuất, giết mổ gia súc, chế biến thực phẩm, vùng cung cấp nguyên liệu, hệ thống phân phối để Vissan đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết về thuế, mở cửa thị trường theo lộ trình gia nhập WTO. Các chi tiêu chính như doanh thu, sản lượng hàng hóa, lợi nhuận phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.Nhằm đạt được chỉ tiêu trên, Vissan đang nỗ lực tiến hành cổ phần hóa; đồng thời tập trung khai thác thế mạnh của mô hình cổ phần hóa, ổn định và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phù hợp với mô hình quản lý mới. Công ty sẽ tranh thủ cơ hội cổ phần hóa công ty để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và các nhà đầu tư chiến lược nhằm khai triển nhanh chóng hệ thống phân phối, đầu tư năng cấp hệ thống bán lẻ, xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng thực phẩm tươi sống tại các chợ và đa dạng hóa ngành hàng nhằm mục tiêu gia tăng thị phần trong lãnh vực thực phẩm. Song song đó, công ty tiếp tục xúc tiến các dực án di dời, kết hợp với đổi mới công nghệ cho cơ sở giết mổ gia súc, chế biến thực phẩm và cơ sở chăn nuôi; thực hiện liên kết, hợp tác với các nhà chăn nuôi lớn để ổn định nguồn nguyên liệu, làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá thực phẩm trên thị trường.
1.4.2. Công ty TNHH thực phẩm Ngôi Sao (Starfood)
a. Công ty công nghệ thực phẩm Ngôi Sao (Starfood) ra đời với số vốn đầu tư giai đoạn đầu là 20 tỷ, trên mặt bằng diện tích 16.000 m2. Là một trong hai công ty lớn nhất trên toàn miền Bắc về sản xuất thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn, dây chuyền sản xuất của Starfood đã được bình chọn là dây chuyền sản xuất chuẩn cho toàn bộ ngành thực phẩm đóng hộp nói chung.
Starfood được thành lập năm 2003, những người sáng lập là các thành viên đã từng nghiên cứu và công tác nhiều năm trong ngành nghề chế biên, kinh doanh thực phẩm như: Trần Thế Tôn (Chủ tịch Hội đồng Quản trị), Lê Tuấn Khanh (Tổng Giám đốc), Lê Đình Liên (Cố vấn cao cấp)…
b. Sản phẩm:
STARFOOD đã và đang làm hài lòng người tiêu dùng với hàng loạt sản phẩm chất lượng cao, trong số đó phải kể đến là nhóm sản phẩm mang nhãn hiệu MẸ và CON như Xúc xích Thank U, Xúc xích MANA và một số loại đồ hộp như Thịt lợn xay, Cá thu ngừ, Thịt bò sốt Cà chua, Patê Gan, Thịt lợn hấp, Cá thu ngừ sốt cà chua …
c. Năng lực sản xuất:
Để có được chất lượng sản phẩm tốt nhất đáp ứng cho người tiêu dùng, một nhà máy với quy mô đầu tư đã được công ty xây dựng và đưa vào hoạt động từ đầu năm 2005, Với một đội ngũ trẻ năng động sáng tạo cùng năng lực chuyên môn cao về công nghệ chế biến thực phẩm, dựa vào những kinh nghiệm và qua đào tạo cơ bản đã lãnh đạo thành công đội ngũ nhân lực hơn 300 công nhân và 4 dây chuyền máy móc hiện đại.
Việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất cũng như việc áp dụng Hệ thống ERP vào quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro và giảm giá thành sản phẩm nên công suất sản xuất tối đa nhà máy đạt được là 200.000 sản phẩm/ ngày, gấp hai lần so với các công ty thực phẩm khác.
d. Mục tiêu:
Năm 2007, công ty đạt tổng doanh thu trên 27 tỷ đồng tăng so với năm trước 20 tỷ đồng, bình quân trả lương cho công nhân trên 1 triệu đồng/người/tháng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ đồ hộp nhãn hiệu “Ngôi Sao” trong năm 2008 này, công ty tiếp tục triển khai giai đoạn 2 xây dựng nhà xưởng và đầu tư dây chuyền mới hiện đại, thu hút thêm nhiều công nhân vào làm việc... phấn đấu tổng doanh thu năm 2008 đạt trên 40 tỷ đồng.
II. Phân tích tình hình tài chính công ty CANFOCO
* Giới thiệu về hệ thống BCTC và tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính:
Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính (BCTC) là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng của phân tích hoạt động kinh doanh cũng là hiệu quả tài chính và thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính. Hoạt động của doanh nghiệp được cụ thể hóa qua các chỉ tiêu (thông tin) về tình hình tài chính và chúng được thể hiện trên các báo cáo của kế toán vào cuối mỗi kì kinh doanh, thường là một niên độ. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và với chỉ tiêu bình quân ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Hệ thống BCTC gồm những văn bản đặc biệt riêng có cảu hệ thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực. Mỗi BCTC riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau nhưng sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu không có sự kết hợp giữa các BCTC. Nội dung mà các BCTC phản ánh là tình hình tổng quát về tài sản, sự hình thành tài sản, sự vận động và thay đổi của chúng qua mỗi kì kinh doanh của doanh nghiệp.
Hệ thống BCTC gồm có :
Báo cáo kết quả kinh doanh: còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức, là BCTC tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh; phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kì kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của báo cáo là chi tiết hóa cá chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh: doanh thu-chi phí=lợi nhuận.
Bảng cân đối kế toán: còn gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kì kinh doanh. Cơ cấu gồm 2 phần luôn bằng nhau: tài sản và nguồn vốn tức nguồn hình thành nên tài sản, gồm nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu.
Báo cáo ngân lưu: còn gọi là bảng lưu chuyển tiền tệ, là BCTC cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo ngân lưu thể hiện lưu lượng tiền vào, tiền ra doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác, báo cáo ngân lưu chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền; khả năng thanh toán; lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Báo cáo ngân lưu, kết hợp báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế tóan còn chỉ ra một điều cực kì quan trọng: chất lượng cảu lợi nhuận thông qua dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh tạo ra. Báo cáo ngân lưu không những giúp cá nhà phân tích giải thích được nguyên nhân thay đổi về tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh tóan của doanh nghiệp àm còn là công cụ quan trọng để hoạch định ngân sách – kế hoạch tiền mặt trong tương lai.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ về hệ thống BCTC và tầm quan trọng của nó, qua đó nói lên sự cần thiết trong việc phân tích BCTC.
*Phân tích tình hình tài chính của công ty CP đồ hộp Hạ Long qua các năm 2005, 2006, 2007:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
STT
CHỈ TIÊU
2007
2006
2005
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
309 680 377909
204 611 921239
191 543 529167
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
594 227 494
406 166 406
289 007 062
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
309 086 150415
204 205 754 833
191 254 522 105
4
Giá vốn hàng bán
257 786 003826
161 416 095210
154 266 739805
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
51 300 146 589
42 789 659 623
36 987 782 300
6
Doanh thu hoạt động tài chính
1 723 512 214
230 782 625
963 369 051
7
Chi phí tài chính
2 334 652 796
1 803 707 963
1 462 616 869
8
Chi phí bán hàng
24 128 390 494
20 540 628 012
17 534 184 468
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
14 098 202 554
10 959 635 109
8 806 102 312
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
12 462 412 959
9 716 471 164
10 148 247 702
11
Thu nhập khác
1 916 341 614
4 408 109 204
1 969 351 607
12
Chi phí khác
1 996 830 421
3 828 355 805
2 324 065 038
13
Lợi nhuận khác
-80 488 807
579 753 399
(354 713 431)
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
12 381 924 152
10 296 224 563
9 793 534 271
15
Thuế thu nhập doanh nghiệp
2 364 067 493
1 965 338 566
2 448 383 568
16
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
10 017 856 659
8 330 885 997
7 345 150 703
17
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
2 003
2 380
2 099
18
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
1 300
1 250
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN
TÀI SẢN
2007
2006
2005
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
93 704 078 344
65 227 044 789
61 563 339 784
I - Tiềnvà các khoản tương đương tiền
7 984 905 151
9 245 986 567
12 861 374 139
II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
10 962 270 000
-
-
III – Các khoản phải thu
25 642 572 985
17 533 634 648
14 954 902 356
IV - Hàng tồn kho
48 388 704 764
37 600 255 321
32 956 624 089
V – Tài sản ngắn hạn khác
725 625 444
847 168 253
790 439 200
B – TÀI SẢN DÀI HẠN
30 531 624 873
20 366 776 959
20 498 827 755
I - Tài sản cố định
30 441 924 873
17 296 488 113
17 069 705 454
1- TSCĐ hữu hình
21 665 222 655
14 070 071 548
16 865 242 462
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình
60 548 238 890
62 039 579 249
- Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ Hữu hình
46 478 167 342
45 174 336 787
2- TSCĐ vô hình
1 273 500 000
1 273 500 000
-
- Nguyên giá
1 273 500 000
-
- Gía trị hao mòn luỹ kế
-
-
3- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
7 503 202 218
1 952 916 565
205 462 992
II - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
498 064 923
III - Tài sản dài hạn khác
89 700 000
3 070 288 846
2 931 057 378
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
124 235 703 217
85 593 821 748
82 062 167 539
NGUỒN VỐN
A - NỢ PHẢI TRẢ
42 748 233 651
33 495 179 318
32 851 409 267
I - Nợ ngắn hạn
31 146 566 577
23 007 746 426
23 163 843 859
II - Nợ dài hạn
11 601 667 074
10 487 432 892
9 687 565 408
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
81 487 469 566
52 098 642 430
49 210 758 272
I - Vốn chủ sở hữu
81 468 480 517
52 033 837 371
49 473 928 975
1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
50 000 000 000
35 000 000 000
35 000 000 000
- Trong đó cổ phiếu ngân quỹ
1 200 000
1 200 000
2- Thặng dư vốn cổ phần
15 753 387 350
5 853 387 350
5 853 387 350
3- Vốn khác của chủ sở hữu
2 154 881 295
4 - Cổ phiếu quỹ
-1 200 000
5- Chênh lệch tỷ giá
-717 535 235
(1 039 812 820)
(1 029 195 070)
6- Các quỹ
4 461 090 448
3 959 326 844
- Quỹ đầu tư phát triển
1 749 876 390
1 085 536 743
- Quỹ dự phòng tài chính
2 209 450 454
1 285 400 052
7 - Lãi chưa phân phối
9 817 856 659
7 830 885 997
7 279 999 900
II- Nguồn kinh phí và quỹ khác
18 989 049
64 805 059
(263 170 703)
1 - Quỹ khen thưởng, phuc lợi
18 989 049
64 805 059
(263 170 703)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
85 593 821 748
82 062 167 539
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG
Địa chỉ: 43 Lê Lai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm 2006
STT
KHOẢN MỤC
Mã số
2006
2005
I.
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (HĐKD)
1.
Lợi nhuận trước thuế
01
10,296,224,563
9,793,534,271
2.
Điều chỉnh cho các khoản
- Khấu hao tài sản cố định
02
5,531,968,920
6,293,600,887
- Các khoản dự phòng
03
(308,197,841)
740,934,858
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
04
(10,617,750)
965,062,589
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
05
- Chi phí lãi vay
06
929,139,868
497,554,280
3.
Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động
08
16,438,517,760
18,290,686,885
- Tăng, giảm các khoản phải thu
09
(2,578,732,292)
287,002,137
- Tăng, giảm hàng tồn kho
10
(4,643,631,232)
(6,656,556,301)
- Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp)
11
(1,832,900,222)
5,731,742,724
- Tăng, giảm chi phí trả trước
12
(157,890,965)
13,246,278
- Tiền lãi vay đã trả
13
(882,010,561)
(351,471,736)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
14
(3,338,365,300)
(312,500,000)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
15
5,655,734,021
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
16
(4,380,749,514)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
(1,375,762,326)
22,657,884,008
II.
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác
21
(3,509,690,570)
(2,551,653,958)
7.
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
65,238,097
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
(3,444,452,473)
(2,551,653,958)
III.
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
3.
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
23,620,662,878
20,034,172,170
4.
Tiền chi trả nợ gốc vay
34
(16,820,975,151)
(30,337,458,609)
5.
Tiền chi trả nợ thuê tài chính
35
6.
Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
36
(5,594,860,500)
(1,574,946,000)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
1,204,827,227
(11,878,232,439)
LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ
50
(3,615,387,572)
8,227,997,611
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
12,861,374,139
4,633,376,528
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
70
9,245,986,567
12,861,374,139
Lập ngày 19 tháng 03 năm 2007
KẾ TOÁN TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC
Trần Thị Thu Hương
Trần Xuân Mỹ
2.1. Phân tích khái quát BCĐKT và BCKQKD:
2.1.1. Phân tích doanh thu và chi phí:
BẢNG DOANH THU & CHI PHÍ
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
A. Tổng chi phí kinh doanh
182069643454
194720066 294
298347249 670
1. Giá vốn hàng bán
154266739805
161416095210
257786003826
2. Chi phí bán hàng
17534184468
20540628012
24128390494
3. Chi phí tài chính
1462616869
1803707963
2334652796
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
8806102312
10 959635109
14098202554
B. Doanh thu
194187242763
208844646662
312726004243
1. Doanh thu bán hàng
191254522105
204205754833
309086150415
2. Doanh thu hđ tài chính
963369051
230782625
1723512214
3. Thu nhập khác
1969351607
4 408109204
1 916341614
Bảng tốc độ tăng doanh thu và chi phí kinh doanh
Biến động
2006 so với 2005
2007 so với 2006
1. Chi phí kinh doanh
-Tuyệt đối
12 650 422 840
103 627 183 376
-Tương đối (%)
6,95
53,22
2. Doanh thu
-Tuyệt đối
14 657 403 899
103 881 357 581
-Tương đối(%)
7,55
49,74
Nhận xét:
Không như mức tăng khiêm tốn năm 2006 so với 2005, năm 2007 cả doanh thu và chi phí của DN đều tăng vượt trội, trong đó:
- Chi phí kinh doanh tăng với mức tuyệt đối 103 627 183 376, tương ứng tăng tương đối 53,22%, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng chủ yếu (86,4%), tương ứng tỉ trọng tăng 4,22%.
- Doanh thu tăng mức tuỵệt đối 103 881 357 581, tương ứng tăng tương đối 49,74%
Như vậy là quy mô kinh doanh của DN năm 2007 đã được mở rộng đáng kể, có được bước phát triển vượt bậc này là do doanh nghiệp đã phát triển mạnh việc sản xuất kinh doanh, cụ thể là:
Huy động vốn chủ sở hữu thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu, do đó giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong 2007 đã giảm từ 2380 xuống còn 2003. Lượng vốn huy động được là 15 000 000, tương ứng tăng 42,86%.
Mở rộng nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất qua việc đầu tư vào tài sản cố định hữu hình 7 595 151 107, tương ứng tăng 53.98%.
Ta xét đến chỉ tiêu tỉ suất phí của DN qua các năm, thông qua bảng sau:
BẢNG BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ KINH DOANH
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
TT %
Tsf %
TT %
Tsf %
TT %
Tsf %
TL
TT %
Tsf %
TL
TT %
Tsf %
1.Tổng CPKD
93,76
93,24
95,4
1,07
99,44
1,53
102,32
a. GVHB
84,73
79,44
82,9
77,29
86,4
82,43
1,46
97,84
97,3
1,6
104,22
106,65
b. CPTC
0,8
0,75
0,93
0,86
0,78
0,75
1,23
116,25
114,67
1,29
83,87
87.2
c. CPBH
9,63
9,03
10,55
9,84
8,09
7,72
1,17
109,55
108,97
1,17
76,68
78,45
d. CP QLDN
4,84
4,53
5,63
5,25
4,73
4,5
1,24
116,32
115,89
1,29
84,01
85,71
2. Chênh lệch Tsf (%)
-0,52
2,16
3. TL biến động Tsf (%)
-0,55
2,32
4.Mức tiết kiệm/ bội chi
-1085992162.64
6754881691.65
Nhận xét:
- Mức tỷ suất phí của DN qua các năm có biến động không đều. Cụ thể là tỉ suất phí 2006 có giảm so với 2005, ở mức 93,76% xuống còn 93,24% ( giảm 0,52). Nguyên nhân của vấn đề này nằm được giải thích ở bảng tốc độ tăng doanh thu và chi phí kinh doanh. Mặc dù cả doanh thu và chi phí kinh doanh của 2006 đều tăng, nhưng mức tăng tương đối của doanh thu lại cao hơn chi phí. Do đó, tỷ suất phí cũng giảm theo. Điều này cho thấy năm 2006 công việc kinh doanh của DN là có hiệu quả.
- Tuy nhiên, đến 2007 tỉ suât phí tăng lên mức 95,54% (tăng 2,16). Cả chi phí và doanh thu đều biến động theo hướng tăng mạnh mẽ, nhưng tốc độ tăng của doanh thu (49,74%) lại thấp hơn tốc độ tăng của chi phí kinh doanh (53,22%). Lí giải cho vấn đề này nằm ở bảng biến động chi phí kinh doanh. Tỉ trọng của chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm so với 2006 ( Tỉ trọng CPTC giảm từ 0,93% xuống còn 0,78%, tỉ trọng CPBH giảm từ 10,55% xuống còn 8,09%, tỉ trọng CPQLDN giảm từ 5,63% xuống còn 4,73%. Chỉ có giá vốn hàng bán là tăng về tỉ trọng trong 2007, yếu tố này lại chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh, nên kéo theo tỉ suất phí của doanh nghiệp tăng . Điều này cho thấy DN năm nay kiểm soát chi phí cho các bộ phận nhân lực, bán hàng và kiểm soát các khoản chi tài chính của mình tốt hơn 2006, đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp tăng đáng kể. Đây là tín hiệu rất đáng khả quan của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp càng có khả năng kiểm sóat và giảm thiểu chi phí của mình trong khi doanh thu/ lợi nhuận qua các năm không hề giảm.
- Mức tỉ suất phí tăng được cho là nằm ở nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng, tăng 2,16%, khiến bội chi của doanh nghiệp tăng 6754881691.65.
Kết luận:
Việc mở rộng quy mô kinh doanh qua tăng vốn chủ sở hữu và đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp là một bước đi đúng hướng, đem lại sự phát triển vượt bậc của DN. Hơn nữa doanh nghiệp cũng đã giảm thiểu tỉ trọng chi phí các khâu, chứng tỏ hiệu suất sử dụng chi phí của DN đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, DN cũng cần cân đối lại các khoản phải thu và hàng tồn, cụ thể là cần xem xét chính sách kinh doanh của mình. Về mặt kiểm soát khoản phải thu, DN không nên cạnh tranh bằng việc bán hàng trả chậm hay bán chịu quá nhiều. Tuy chiến lược này có thể mang lại tính cạnh tranh cho DN nhưng không thể đem lại lợi ích về lâu dài, và rất rủi ro khi DN có bất kỳ tổn hại nào về tài chính. Về hàng tồn, có thể cải thiện bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường chính sách quảng cáo, pr… để gây sự chú ý và quan tâm của khách hàng.Với đà tăng trưởng như hiện nay, tương lai doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh là điều tất yếu.
2.1.2. Phân tích lợi nhuận:
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Biến động 2006/2005
Biến động 2007/2006
ST
TL
ST
TL
DTT BH và cung cấp dịch vụ
191,254,522,105
204,205,754,833
309,086,150,415
12,951,232,728
6.77%
104,880,395,582
51.36%
GVHB
154,266,739,805
161,416,095,210
257,786,003,826
7,149,355,405
4.63%
96,369,908,616
59.70%
LNG BH và cung cấp dịch vụ
36,987,782,300
42,789,659,623
51,300,146,589
5,801,877,323
15.69%
8,510,486,966
19.89%
Tỷ lệ LNG/DTT
0.1934
0.2095
0.1660
CPBH
17,534,184,468
20,540,628,012
24,128,390,494
3,006,443,544
17.15%
3,587,762,482
17.47%
CPQL
8,806,102,312
10,959,635,109
14,098,202,554
2,153,532,797
24.46%
3,138,567,445
28.64%
Tỷ suất phí CPBH
0.0917
0.1006
0.0781
Tỷ suất phí CPQL
0.0460
0.0537
0.0456
LNT BH và cung cấp dịch vụ
10,148,247,702
9,716,471,164
12,462,412,959
(431,776,538)
-4.25%
2,745,941,795
28.26%
Tỷ lệ LNT/DTT
0.0531
0.0476
0.0403
Tỷ lệ LNT/GVĐĐ
0.0658
0.0602
0.0483
Thuế suất thuế TNDN
28%
28%
28%
Thuế TNDN phải nộp
2,448,383,568
1,965,338,566
2,364,067,493
(483,045,002)
-19.73%
398,728,927
20.29%
LN sau thuế
7,345,150,703
8,330,885,997
10,017,856,659
985,735,294
13.42%
1,686,970,662
20.25%
Nhận xét:
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có mức tăng đáng kể 15,96% và tương ứng với 5,801,877,323 giá trị tuyệt đối trong giai đoạn 2006- 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2006 DN có tốc độ tăng mạnh về cả doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như về giá vốn hàng bán, tuy nhiên doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng vượt trội là 12,951,232,728 về mặt số giá trị tưyệt đối tương ứng với mức tăng 6.77%, hơn rất nhiều so với mức tăng 4.63% của giá vốn hàng với khoản tương đương tiền 7,149,355,405. Điều này dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần cũng tăng từ 0.1934 lên 0.2095. Sang năm 2007 Dn mở rộng quy mô kinh doanh, thay đổi tư duy kinh doanh lấy thị trường làm trung tâm, xác định lại chiến lược, định vị lại sản phẩm trên cơ sở phân tích lợi thế cạnh tranh của Công ty, tập trung vào các dòng sản phẩm thế mạnh, có hiệu quả cao, cùng với nó là các chính sách nhằm nâng cao doanh số bán hàng bắt đầu từ khâu nghiên cứu thị trường đến khâu đa dạng hoá loại hình sản phẩm đế sản xuất cho đến lúc tung sản phẩm ra thị trường với các chiến dịch quảng cáo, marketing giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng…. điều này giúp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có mức tăng mạnh hơn năm trước 8,510,486,966 ứng với mức tăng 19.89%. Tuy nhiên trong cũng trong năm đó tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần lại giảm đáng kể so với 2 năm trước phần lớn là do doanh thu bán hàng tăng lớn nhưng lợi nhuận gộp lại tăng nhẹ do giá vốn hàng bán chiếm phần lớn trong khoản doanh thu cua DN.
- Năm 2006 chi phí tài chính và bán hàng của DN đều tăng so với năm 2005 lần lượt là 3,006,443,544 và 2,153,532,797 về mặt giá trị tuyệt đối bằng với mức tăng 17.15% và 24.46%. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn này DN đã chú trọng hơn vào các hoạt động bán hàng, hoạt động quản lí DN. Trong thời gian này DN đã thiết kế mẫu mã sản phẩm mới sắc sảo hơn, thay đổi trên nhãn hiệu, lô-gô, cải tiến chất lượng và nâng cao cạnh tranh đồng thời thực hiện cải cách về tổ chức, quản lý: xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp tiên tiến; duy trì tiêu chuẩn chất lượng HACCP, triển khai áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO, đào tạo lại nguồn nhân lực; đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ; xây dựng quy chế làm việc của doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu các chi phí không hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…. Điều này có thể coi là một chính sách đúng đắn trong việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Sang năm 2007 vấn đề này vẫn luôn được quan tâm, phần chi phí DN đầu tư vào các hoạt động này tiếp tục tăng tương ứng là 17.47% và 28.64%. Có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động quản lí trong DN tăng mạnh hơn với hoạt động mở rộng bán hàng, điều này cũng dể hiểu đối với bất kì một DN nào vì thực tế DN muốn phát triển thì về cơ bản DN phải có hệ thống quản lí hoạt động có hiệu quả.
Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 giảm nhẹ so với năm 2005 là 431,776,538 nguyên nhân chính là do trong khi doanh thu tăng một lượng nhỏ thì kèm theo nó là chi phí lại tăng đáng kể. Năm 2007 lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN có xu hướng ổn định và tăng trở lại với mức tăng 28.26% tương ứng là 2,745,941,795. Như vậy kế hoạch phát triển DN áp dụng trong năm 2007 có thể coi là bước đầu phát huy hiệu quả.
- Với những phân tích trên kéo theo nó là tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần cũng như tỷ lệ lợi nhuận thuần trên giá vốn hàng bán của năm 2006 nhỏ 2005 là điều dễ hiểu. Tuy nhiên tỷ lệ này của năm 2007 lần lượt là 0.0403 và 0.0483 thấp hơn mức 0.0476 và 0.0602 của năm 2006 là do tốc độ tăng về lợi nhuận nhỏ hơn so với tốc độ tăng về doanh thu và giá vốn hàng bán.
2.2. Phân tích các nhóm chỉ tiêu chính:
4 nhóm chỉ tiêu phân tích chính:
- Cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản.
- Khả năng sinh lời cảu doanh nghiệp.
- Hiệu quả sử dụng tài sản.
- Khả năng thanh toán.
2.2.1. Phân tích chỉ tiêu cơ cấu vốn, cơ cấu TS của DN:
Từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, ta có bảng chỉ tiêu cơ cấu tài sản nguồn vốn qua các năm:
STT
CHỈ TIÊU
ĐV TÍNH
2005
2006
2007
1
Cơ cấu tài sản:
a.Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
- Tiền mặt/ Tổng tài sản
b.Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
- TSCĐ/ Tổng tài sản
%
75,02
15,67
24,98
20,8
76,26
10,8
23,74
20,21
75,42
6,43
24,58
24,5
2
Cơ cấu nguồn vốn:
a.Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
- Nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn
b.Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
%
40,03
28,23
59,97
39,13
26,88
60,87
34,41
25,7
65,59
Nhận xét :
Doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản ổn định qua các năm, cụ thể TSNH 2005 là 61 653 339 784 (75,02%) , 2006 là 65 227 044 789 (76,26%) , 2007 là 93704 078 344 (75,42%) .
Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền giảm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối : 2005 là 12 861 374 139 (15,67%), 2006 là 9 245 986 567 (10,8%) , 2007 là 984 905 151 ( 6,43%). Riêng 2007 DN bắt đầu đầu tư tài chính ngắn hạn với giá trị tài sản lên đến 10 962 270 000 (chiếm 8,82% giá trị tổng tài sản), cao hơn hẳn lượng tiền mặt hiện có của DN. Như vậy việc đầu tư ngắn hạn này là có hiệu quả và mang lại lợi nhuận, giúp nâng cao khả năng thanh toán của DN.
Bảng biến động tài sản ngắn hạn qua các năm:
2005
2006
2007
2006 so với 2005
2007 so với 2006
Tuyệt đối
61653339784
65227044789
93704078344
3573705005
28477033555
Tương đối
105,8%
143,66%
Nhận xét:
Giai đoạn 2005 – 2006 DN tài sản ngắn hạn của DN tăng từ 61 653 339 784 lên 65 227 044 789, tương ứng mức tăng tuyệt đối là 3 573 705 005, mức tương đối 5,8%. Tuy nhiên năm 2007 lại đánh dấu sự tăng trưởng rõ rệt ở con số 93 704 078 344, tương ứng tăng so với 2006 ở mức tuyệt đối 28 477 033 555, mức tương đối 43,66%. Lý giải cho sự tăng đột biến này nằm ở 3 chỉ tiêu sau:
- DN bắt đầu đầu tư tài chính ngắn hạn và đã thu về lượng tiền là 10962270000, chiếm 8,82% tổng tài sản.
Giá trị các khỏan phải thu tăng mạnh, từ 17533634648 lên đến 25642572985, mức tăng tuyệt đối 8108938337, mức tương đối 46,25%.
Hàng tồn kho tăng cao, từ 37 600 255 321 lên đến , 48 388 704 764, mức tăng tuyệt đối 10788449443, mức tương đối 28.69%.
Như vậy, ngoại trừ chỉ tiêu đầu (đầu tư tài chính ngắn hạn), hai chỉ tiêu còn lại tăng đột biến cho thấy một tín hiệu không tích cực về tình hình kinh doanh của DN. Khoản phải thu tăng cao thể hiện DN chấp nhận bán chịu quá nhiều / phần vốn bị chiếm dụng của DN quá nhiều và do đó không có khả năng sinh lời cho DN. Mặt khác mức tăng tương đối của hàng tồn kho 2007 quá cao (28,69%), gấp đôi so với 2006 (14,9%), có nghĩa là lượng hàng của DN đang tiêu thụ rất chậm. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần quan tâm xem chất lượng hàng hóa của mình đã tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng chưa, hoặc tiến hành khảo sát lại khả năng tiếp thị sản phẩm của DN tới khách hàng, từ đó thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản phẩm.Hàng tồn quá nhiều đồng nghĩa với lượng vốn bị ứ đọng của DN cao và không có khả năng sinh lời cho DN, gây trì trệ và làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biến động tài sản dài hạn qua các năm:
2005
2006
2007
2006 so với 2005
2007 so với 2006
Tuyệt đối
20498827755
20366776959
30531624873
-132050796
10164847914
Tương đối
99,36%
149,91%
Nhận xét:
Tài sản dài hạn của DN giảm nhẹ trong năm 2006, từ 20498827755 còn 20366776959, tương ứng mức giảm tuỵệt đối -132050796 , mức tương đối 0,64%. Tuy nhiên năm 2007 lại tăng mạnh lên mức 30531624873, tăng tuyệt đối 10164847914, tương đối 49,91%. Nguyên nhân chính là DN gia tăng đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, khiến tổng giá trị tài sản cố định tăng từ 17 296 488 113 lên 30 441 924 873, với tỷ trọng chiếm ưu thế tuyệt đối ( 99,7% giá trị tài sản dài hạn)
2.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của DN:
2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Tỉ suất lợi nhuận gộp = LNG/Doanh thu
Năm
2005
2006
2007
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)
19,34
20,96
16,6
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2007 của công ty là 16,6% cho biết trong mỗi 1 VNĐ doanh thu thuần có 0,166 VNĐ lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này tăng lên từ năm 2005 tới năm 2006, cho thấy khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến để đạt lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Năm 2007, tỉ lệ này giảm do LNG và doanh thu đều tăng nhưng mức tăng của doanh thu lại lớn hơn mức tăng của LNG do giá vốn hàng bán tăng lên đáng kể.
2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động:
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động = lợi nhuận thuần từ HĐSXKD/Doanh thu
Năm
2005
2006
2007
TB ngành
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (%)
5,3
4,76
4,032
16
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động năm 2007 của doanh nghiệp là 4,032% nghĩa là trong mỗi 1 VNĐ doanh thu có 0,0432 VNĐ là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. So sánh với mức trung bình ngành thì đây là tỷ lệ thấp. Mức lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phát triển thị trường, khả năng tiết kiệm chi phí và sức mạnh cạnh tranh của công ty. Nhìn chung thì một công ty tốt thường làm ăn có lãi nhiều hơn các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ngoại lệ, một số doanh nghiệp phải hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn để nhắm tới nguồn lợi nhuận lâu dài. Đó là trường hợp của Canfoco. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động giảm qua các năm cho thấy lợi nhuận thuần có tăng nhưng vẫn không tăng bằng mức tăng của doanh thu (doanh thu năm 2007 tăng vọt đáng kể so với 2 năm trước đó).
2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = LNR/Doanh thu
Năm
2005
2006
2007
Tỷ suất lợi nhuận ròng (%)
3,84
4,08
3,24
Năm 2007 tỷ suất này là thấp nhất qua các năm (1 đồng doanh thu năm 2007 tạo ra được 0,0324 đồng LNR). Sở dĩ tỷ suất này trong năm 2005 và 2007 thấp hơn so với 2006 vì doanh nghiệp trong 2 năm đó không thu thêm được từ lợi nhuận khác mà lại bị mất đi, do đó khoản LNR giảm đi tương đối.
2.2.2.4. Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA)
ROA = LNR/tổng TS
ROA(2005) = 7.345.150.703/82.062.167.539 = 8,95%
ROA(2006) = 8.330.885.997/85.593.821.748 = 9,733%
ROA(2007) = 10.017.856.659/124.235.703.217 = 8,064%
Năm
2005
2006
2007
TB ngành
ROA
8,95%
9,73%
8,064%
7%
ROA mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, phản ánh hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp vào hoạt động SXKD. ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
ROA tăng từ 8,95% năm 2005 lên 9,73% năm 2006, điều này chứng tỏ năm 2006 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn năm 2005. So với trung bình ngành là 7%, ta thấy qua 3 năm ROA của công ty đều cao hơn, điều này chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên ROA năm 2007 là 8,064% lại xuống thấp hơn cả năm 2005, nguyên nhân có thể do hiệu quả sử dụng tài sản giảm. Để xác định nguyên nhân cụ thể, chúng ta sẽ xét đến những nhân tố ảnh hưởng tới ROA.
ROA = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay TS
ROA = (Lãi ròng/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng TS)
Năm
2005
2006
2007
Hệ số lãi ròng
0,0382
0,04
0,032
Số vòng quay tài sản
2,342
2,432
2,52
Số vòng quay tài sản qua các năm tăng lên lần lượt là: 2,342; 2,432 và 2,52 cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tăng. Như vậy nguyên nhân khiến ROA trong năm 2007 giảm không phải là do hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giảm mà do chi phí sản xuất kinh doanh tăng làm cho hệ số lãi ròng giảm.
Ta sẽ phân tích tiếp chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp để thấy rõ hơn.
2.2.2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lãi ròng/VCSH
ROE thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. ROE vì vậy sẽ lệ thuộc vào ROA. Ta sử dụng phương trình Dupont để phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA. Cụ thể:
ROE = ROA x đòn bẩy tài chính (FL)
Trong đó: FL = Tổng TS/VCSH
Năm
2005
2006
2007
TB ngành
FL
1,67
1,643
1,525
ROA
8,95%
9,73%
8,064%
7%
ROE
14,93%
15,99%
12,29%
2%
Ta thấy rằng FL năm 2005 là cao nhất (1,67) và giảm dần qua 2 năm tiếp theo. Nguyên nhân là do VCSH của năm 2005 là thấp nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy tỉ trọng nợ tăng lên do doanh nghiệp phải đi vay vốn từ bên ngoài nhiều. Năm 2005, Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long đã có những thay đổi lớn : từ tháng 6-2005, Ban điều hành Công ty được đổi mới và kiện toàn; Công ty đã tiến hành một chương trình cải tổ, tái cấu trúc toàn diện bằng việc thực hiện hàng loạt các biện pháp từ điều chỉnh các quy chế quản lý, sắp xếp lại tổ chức, nhân sự; nâng cấp và đầu tư mới trong sản xuất; cải tiến công nghệ; thay đổi phương thức bán hàng.v.v. Tuy nhiên quá trình cải tổ cũng gặp một số cản trở bởi tư duy và cách làm cũ cũng như do các vấn đề lịch sử để lại. Thêm vào đó, phía bên ngoài Công ty bị cạnh tranh chiếm thị phần bởi Công ty TNHH thực phẩm Starfood do các thành viên cũ của Đồ hộp hạ Long làm chủ và điều hành tập trung sản xuất một số mặt hàng đang bán chạy nhất của Công ty. Do đó, tỉ trọng nợ của công ty trong năm 2005 là cao nhất trong 3 năm và doanh thu cũng là thấp nhất.
Thêm vào đó, trong năm 2005, công tác quảng bá tiếp thị sản phẩm còn hạn chế, chưa thực sự tạo được sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường. Sản lượng xuất khẩu giảm mạnh do không thể cạnh tranh về giá cả đối với một số nước xuất khẩu được ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Thông thường thì một công ty tốt thì cần phải có ROE cao hơn mức trung bình của các công ty cùng ngành vì điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra đầu tư. So sánh với mức trung bình ngành về ROE là 2%, ROE của công ty qua các năm đều cao hơn, điều này cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả.
ROE năm 2007 là thấp nhất trong 3 năm do VCSH năm 2007 tăng cao, hơn thế nữa, năm 2007, công ty lại phát hành thêm 1,5 triệu cổ phiếu. Halong Canfoco cho biết, việc phát hành thêm cổ phiếu đợt này nhằm huy động vốn để triển khai hai nhà máy lớn của công ty tại Hải Phòng và miền Trung trong năm 2007. Nhà máy tại Hải Phòng sẽ được đầu tư về công nghệ, máy móc, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn nhà máy chế biến đồ hộp tại miền Trung sẽ được đầu tư để sản xuất các sản phẩm cá ngừ và hải sản đóng hộp nhằm xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
2.2.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TS:
2.2.3.1. Số vòng quay tài sản
Số vòng quay tài sản=doanh thu/ tổng tài sản
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số vòng quay tài sản
2,3
3,1
2,5
Đây là 1 trong những thước đo phổ biến nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động (thông thường tỷ số nay xấp xỉ 1 là tốt ).Số vòng quay tài sản của đồ hộp Hạ Long năm 2007 là 2,5 cho biết cứ 1 VNĐ tài sản tạo ra 2,5 VNĐ doanh thu. Chỉ tiêu này tăng cao vào năm 2006 (tăng khoảng 35 % so với 2005 ) và đến năm 2007 giảm xuống còn 2,5 lần.
2.2.3.2. Số vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay TSCĐ = doanh thu/ TSCĐ
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số vòng quay tài sản cố định
11,2
15,3
14,3
Số vòng quay tài sản cố định của đồ hộp Hạ Long năm 2007 bằng 14,3, tức là cứ mỗi 1 VNĐ tài sản cố định tạo ra 14,3 VNĐ doanh thu thuần. Số vòng quay tài sản cố định của đồ hộp Hạ Long là quá cao cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hết công suất tài sản cố định . Chỉ số này của công ty tăng mạnh vào năm 2006 (tăng 36,6 % so với năm 2005) và giảm xuống còn 14,3 lần vào năm 2007.
2.2.3.3. Số vòng quay vốn lưu động ròng
Số vòng quay VLDR = doanh thu/ (Tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số vòng quay VLĐR
4,96
6,3
6,1
Số ngày quay vòng VLĐR
72,6
57,2
59
Số vòng quay vốn lưu động ròng năm 2007 của đồ hộp Hạ Long là 6.1 nghĩa là cứ mỗi 1 VNĐ vốn lưu động ròng tạo ra 6,1 VNĐ doanh thu, cứ 59 ngày thì có một vòng quay vốn lưu động ròng. Chỉ số vòng quay vốn lưu động ròng tăng cao vào năm 2006 ( từ 4,96 đến 6,3 ) và giảm vào năm 2007 (6,1)
2.2.3.4. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay HTK = giá vốn hàng bán / HTK
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số vòng quay HTK
4,7
4,3
5,3
Số ngày tồn kho
76,6
83,7
67,9
Số vòng quay hàng tồn kho của đồ hộp Hạ Long năm 2007 là 5,3 nghĩa là cứ 1VNĐ hàng tồn kho thì tạo ra 5,3 VNĐ giá vốn hàng bán, trung bình cứ 67,9 ngày là hàng tồn kho lại bán được. Tuy chỉ số này bị giảm vào năm 2006 ( từ 4,7 xuống 4,3 lần ) nhưng tăng mạnh vào năm 2007 ( 5,3 lần ). Điều này cho thấy doanh nghiệp đã kịp thời điều chỉnh mức tồn kho, quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn.
2.2.3.5. Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay KPT = doanh thu bán chịu / KPT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số vòng quay KPThu
12,8
15,1
12,1
Số ngày thu tiền
28,2
23,8
29,8
Số vòng quay khoản phải thu của đồ hộp Hạ Long năm 2007 giảm so với 2005, số ngày thu hồi nợ khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, đây là con số có thể chấp nhận được.
Đánh giá chung:
Năm 2005 -2006 :
- hiệu quả sử dụng TS tăng cao (2,3 đến 3,1 )
- số vòng quay vón lưu động ròng tăng cao (4,96 đến 6,3)
- số vòng quay hàng tồn kho giảm ( 4,7 đến 4,3 )
- số vòng quay khoản phải thu tăng cao (12,8 đến 15,1 )
Tuy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là rất tốt, song vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, vòng quay hàng tồn kho thấp, số ngày lưu kho tăng so với năm 2005. Nhưng số ngày thu hồi nợ lại rút ngắn đáng kể so với 2005 ( 28 ngày xuống 24 ngày ).Hơn nữa, trong năm 2006, công ty không ngừng mở rộng sản xuất. Năng lực công nghệ và kinh nghiệm sản xuất của Công ty tương đối tốt. Để nâng cao năng lực sản xuất, công ty từng bước trang bị thêm máy móc, thiết bị công nghệ mới, nâng cấp xưởng sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn VSATTP và HACCP. Ngoài ra, Công ty đã kiện toàn và thành lập thêm một số đơn vị thành viên mới như:
+ Thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D) trên cơ sở Phòng Công nghệ cũ.
+ Thành lập phòng công nghệ thông tin để triển khai dự án quản trị nguồn lực (ERP).
+ Thành lập xưởng Natura trên cơ sở hợp tác với đối tác nước ngoài.
+ Chuyển hướng hoạt động của xưởng dầu gan cá thành xưởng thực phẩm chức năng.
+ Giải thể XN chế biến thức ăn công nghiệp do làm ăn không hiệu quả.
+ Thành lập hai đơn vị mới (Công ty con): Công ty TNHH MTV thực phẩm đồ hộp Hạ Long tại T.p Hồ Chí Minh và Công ty TNHH MTV thương mại Đồ hộp Hạ Long tại Hải Phòng (khu B của Công ty).
- Bên cạnh đó, còn 1 số vấn đề do lịch sử để lại như vốn vay ODA..không giải quyết được do các cơ quan chức năng của nhà nước chưa chấp thuận, có ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp.
Nhìn chung,có thể đánh giá năm 2006, doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả, tuy số vòng quay hàng tốn kho giảm nhưng doanh số bán hàng tăng, sử dụng tài sản với hiệu suất cao. Năm 2006 đánh dấu thương hiệu “ Hạ Long – Canfoco “đứng trong top 100 thương hiệu mạnh của cả nước.
Năm 2006-2007:
- số vòng quay tài sản giảm khá lớn ( 3.1 xuống 2.5 )
- số vòng quay vốn lưu đọng ròng giảm ( 6.3 xuống 6.1)
- số vòng quay hàng tồn kho tăng tương đối cao (4.3 lên 5.3 )
- số vòng quay khoản phải thu giảm mạnh ( 15.1 xuống 12.1 )
Tuy các chỉ số trên đều có xu hướng giảm, song doanh thu năm 2007 của doanh nghiệp tăng rất cao ( tăng 16,8 % ) cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng quy mô. Trong khi đó, số ngày lưu kho giảm (84 ngày xuống 68 ngày ) mức độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp khá tốt. Có được điều này, doanh nghiệp đã không nghừng đề ra các chiến dịch quảng cáo, tiếp cận thị trường như tham gia các hội chợ xuân trong nước, hội chợ quốc tế Hồng Kong, CH Séc..Mặt khác,2007 là năm đánh dấu nhiều sự kiện,ngày 11/1/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO; cũng trong năm này, hàng loạt các vụ việc xảy ra liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; sự leo thang của giá nguyên liệu đầu vào, dẫn đến hàng loạt những khó khăn cho doanh nghiệp.Song, có thể nói hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2007 nhìn chung là tốt.Đồ hộp Hạ Long vẫn đang tiếp tục trên hành trình nâng cao, khẳng định thương hiệu đồ hộp hàng đầu Việt Nam..
2.2.4. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán của DN:
Hệ số thanh toán toàn bộ = Tổng NV/ Tổng nợ
Hệ số nợ = 1/ Hệ số thanh tóan toàn bộ = Tổng nợ/ Tổng NV
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ/Nợ NH
Hệ số thanh toán nhanh = (TSLĐ – HTK)/Nợ NH
Năm
2005
2006
2007
HSTT toàn bộ
2,5
2,56
2,9
HS Nợ
0,4
0,39
0,344
HSTT Nợ NH
2,66
2,83
3
HSTT nhanh
0,55
0,4
1,46
ROE
14,93%
15,99%
12,29%
HSTT chịu ảnh hưởng của chất lượng TS, lĩnh vực kinh doanh, VQHTK, VQKPT, cơ cấu TS của doanh nghiệp. Có thể thấy rằng HSTT toàn bộ tăng dần qua 3 năm, tương ứng với HS Nợ giảm dần. Trong điều kiện DN kinh doanh ổn định, HS nợ càng cao thì ROE càng cao, điều này thể hiện rõ trong tình hình DN. HS nợ giúp chúng ta thấy được khả năng chiếm dụng vốn của công ty. So sánh với trung bình toàn thị trường là 1,76 thì HS nợ của công ty là thấp, nhưng tương đối đều trong 3 năm.
Trong các HS thanh toán thì HSTT nợ NH và HSTT nhanh là 2 HS quan trọng nhất. HSTT Nợ NH biểu thị sự cân bằng giữa các TSLĐ và các khỏan nợ NH hay nói cách khác là hiện trạng TSLĐ trong kì kinh doanh hiện tại – thường là một niên độ; ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của TSLĐ đối với nợ NH mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Do đó nó đo lường khả năng trả nợ của DN. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của DN. Năm 2007, HS này có nghĩa là cứ mỗi 1 VNĐ nợ NH được bảo đảm bằng 3 VNĐ giá trị TSLĐ. HSTT nợ NH tăng qua 3 năm, điều này cho thấy khả năng trả nợ của DN tăng đồng nghĩa với việc DN kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên, HSTT nợ NH không phản ánh chính xác khả năng thanh khoản, bởi nó còn phụ thuộc vào HTK của DN. Bởi vậy, cần quan tâm tới HSTT nhanh. HSTT nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của DN và được tính toán dựa trên các TSLĐ có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh tóan cần thiết. Năm 2007, HSTT nhanh là 1,46. Điều này cho thấy mặc dù cứ 1VNĐ nợ NH được bảo đảm bằng 3 VNĐ TSLĐ nhưng HSTT nhanh lại chỉ ra rằng vẫn còn gần 1nửa TSLĐ nằm dưới dạng hàng hóa tồn kho các loại.
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long.
- Tiếp tục giữ vững thị trường truyền thống, không ngừng mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng và đổi mới nhãn mác, xây dựng lại hệ thống phân phối, bán hàng; tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý; tăng cường tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao; tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, chú trọng phát triển các mặt hàng mới, hàng chiến lược có giá trị kinh tế cao, có khả năng tiêu thụ tốt; nghiên cứu phát triển các mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng…
- Tiềm lực nghiên cứu phát triển (R&D) và năng lực công nghệ (know-how) thật sự trở thành vấn đề khó khăn của DN khi chúng còn quá khiêm tốn so với các tập đoàn đa quốc gia, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt nguy cơ các cuộc chiến về giá để nâng thị phần trong ngắn hạn của các đối thủ nước ngoài ;chính vì vậy DN phải chú trọng tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo nhà xưởng, lắp đặt các thiết bị, dây chuyền sản xuất mới, mở rộng áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.
- Xây dựng lại các quy chế làm việc của công ty, bao gồm quy chế làm việc giữa các phòng ban, phân xưởng; quy chế làm việc đối với từng cá nhân, quy chế khen thưởng và kỷ luật; định mức kinh tế- kỹ thuật…nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, tạo ra hiệu quả lao động cao nhất.
- Qui hoạch vùng SX theo lợi thế kinh doanh của từng nhóm hàng ( Miền bắc, Miền trung, Miền nam )
- Thực hiện các chính sách bán hàng hiệu quả một mặt giữ vững những khách hàng hiện tại mặt khác phát huy thế mạnh mở rộng quan hệ, thu hút thêm những nhóm khách hàng tiềm năng
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Phân tích hoạt động doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình – NXB Thống kê – 06/2005)
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê)
12.
0wJ:www.niemyetvn.com/tailieu/tailieu/Thongtin_nam2007
2007
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan tich tai chinh cty do hop Ha Long Canfoco.doc